Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/2022/QĐ-UBND | Bình Thuận, ngày 14 tháng 9 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP; Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 158/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính;
Căn cứ Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức;
Căn cứ Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2559/TTr-SNV ngày 29 tháng 11 năm 2021 và Công văn số 1712/SNV-TCCC ngày 03 tháng 8 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và công chức, viên chức thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 và thay thế Quyết định số 07/2016/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và công chức, viên chức thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, cơ quan ngang sở, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ VÀ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
(Kèm theo Quyết định số 27/2022/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Quy định này quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, các Hội đặc thù được Nhà nước giao biên chế, người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có phần vốn Nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân tỉnh).
1. Các sở, cơ quan ngang sở, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp (sau đây gọi chung là sở).
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
3. Chi cục và tổ chức tương đương chi cục thuộc sở (sau đây gọi chung là chi cục).
4. Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, gồm:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở.
c) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chi cục.
d) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
5. Cán bộ, công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức.
6. Viên chức theo quy định của Luật Viên chức.
7. Người làm việc trong biên chế nhà nước giao cho các Hội đặc thù.
8. Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có phần vốn Nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Nguyên tắc phân công, phân cấp
1. Thực hiện nghiêm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ và quản lý tổ chức, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý công tác tổ chức bộ máy và công chức, viên chức các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đồng thời, có phân công, phân cấp quản lý cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan Nhà nước cấp dưới.
3. Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các đơn vị, địa phương nhằm đảm bảo và kết hợp chặt chẽ nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng trong công tác tổ chức bộ máy, biên chế và quản lý cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước.
4. Thủ trưởng các sở, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp quản lý công tác tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về nội dung được phân cấp.
Điều 4. Nội dung phân công, phân cấp quản lý
1. Quản lý tổ chức bộ máy cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Quản lý tổ chức, hoạt động và quản lý Nhà nước đối với hội.
3. Quản lý biên chế, số lượng người làm việc.
4. Tuyển dụng công chức, viên chức.
5. Sử dụng và quản lý công chức, viên chức, gồm:
a) Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, chấp thuận từ chức, tiếp nhận, điều động, luân chuyển, biệt phái, nghỉ hưu, cho thôi việc.
b) Bổ nhiệm ngạch, nâng ngạch, chuyển ngạch công chức; Bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, thăng hạng, thay đổi chức danh nghề nghiệp viên chức.
c) Thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách khác.
d) Đào tạo, bồi dưỡng.
đ) Đánh giá, xếp loại.
e) Quản lý hồ sơ.
6. Quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, chấp thuận từ chức, miễn nhiệm, kỷ luật, nghỉ hưu đối với Chủ tịch, Kiểm soát viên các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
7. Quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, chấp thuận từ chức, miễn nhiệm, kỷ luật, nghỉ hưu đối với Tổng Giám đốc, Giám đốc công ty.
8. Cử, cử lại, cho thôi đại diện phần vốn Nhà nước đối với người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Điều 5. Danh mục các chức danh theo phân công, phân cấp quản lý
1. Ủy ban nhân dân tỉnh giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy quản lý các chức danh:
a) Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh (trừ Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an).
b) Người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các sở.
c) Người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trừ các chức danh Ban Thường vụ Tỉnh ủy ủy quyền cho Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp quyết định.
d) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh giúp Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp quản lý các chức danh
a) Chủ tịch, Phó Chủ tịch các Hội cấp tỉnh: Nhà báo, Văn học Nghệ thuật, Chữ thập đỏ, Đông y, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Liên minh Hợp tác xã.
b) Chủ tịch, Kiểm soát viên các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
c) Người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có phần vốn Nhà nước.
d) Giám đốc, Phó Giám đốc các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
đ) Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai, Trưởng Ban Tôn giáo.
3. Thủ trưởng các sở, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý các chức danh cán bộ, công chức, viên chức không thuộc danh mục tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Điều 6. Phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy
1. Thẩm quyền, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc thành lập, tổ chức lại hoặc giải thể các sở.
b) Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các sở, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Thẩm quyền, trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể chi cục.
b) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở.
c) Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của chi cục thuộc sở.
d) Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở.
đ) Quyết định xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở.
e) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức phối hợp liên ngành cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
3. Thẩm quyền, trách nhiệm của Giám đốc Sở Nội vụ
a) Có ý kiến thẩm định trước khi Giám đốc sở quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể phòng chuyên môn, nghiệp vụ, thanh tra, văn phòng của sở.
b) Có ý kiến thẩm định trước khi Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các phòng và tổ chức tương đương thuộc đơn vị.
c) Có ý kiến thẩm định trước khi Giám đốc sở quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chi cục thuộc sở.
d) Có ý kiến thẩm định trước khi Giám đốc sở quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chi cục thuộc sở.
đ) Có ý kiến thẩm định trước khi Giám đốc sở quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể phòng và tổ chức tương đương thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở trừ trường hợp việc thành lập, tổ chức lại, giải thể phòng và tổ chức tương đương thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở đã được quy định cụ thể tại Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh theo điểm b khoản 2 Điều này; có ý kiến thẩm định trước khi Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể phòng và tổ chức tương đương thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị trừ trường hợp việc thành lập, tổ chức lại, giải thể phòng và tổ chức tương đương này đã được quy định cụ thể tại Quyết định của cơ quan có thẩm quyền thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.
e) Có ý kiến thẩm định trước khi Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể trường học ở các bậc học: mầm non, tiểu học và trung học cơ sở thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của Luật Giáo dục.
g) Có ý kiến thẩm định trước khi Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
h) Quyết định xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chi cục.
i) Có ý kiến về việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ và đại hội bất thường của hội cấp tỉnh.
4. Thẩm quyền, trách nhiệm của Giám đốc sở
a) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể phòng chuyên môn, nghiệp vụ, thanh tra, văn phòng của sở sau khi có ý kiến thẩm định của Sở Nội vụ.
b) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, thanh tra và văn phòng thuộc sở phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở.
c) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể phòng và tổ chức tương đương thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở sau khi có ý kiến thẩm định của Sở Nội vụ trừ trường hợp việc thành lập, tổ chức lại, giải thể phòng và tổ chức tương đương thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở đã được quy định cụ thể tại Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh theo điểm b khoản 2 Điều này.
d) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chi cục thuộc sở sau khi có ý kiến thẩm định của Sở Nội vụ.
đ) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chi cục thuộc sở sau khi có ý kiến thẩm định của Sở Nội vụ.
e) Thỏa thuận để Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc lĩnh vực được giao quản lý.
5. Thẩm quyền, trách nhiệm của Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các phòng và tổ chức tương đương thuộc đơn vị sau khi có ý kiến thẩm định của Sở Nội vụ.
b) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức cấu thành thuộc đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị.
c) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các phòng và tổ chức tương đương thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị sau khi có ý kiến thẩm định của Sở Nội vụ.
6. Thẩm quyền, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
b) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Quyết định thành lập, chia tách, sáp nhập, giải thể các đơn vị trường học ở các bậc học: mầm non, tiểu học và trung học cơ sở thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Luật Giáo dục sau khi có văn bản thống nhất của Sở Nội vụ và Sở Giáo dục và Đào tạo.
d) Quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, sau khi có văn bản thống nhất của Sở Nội vụ và Sở quản lý ngành, lĩnh vực hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
đ) Quy định, điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
e) Quyết định xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
7. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong cấp huyện và cấp xã; có ý kiến về việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ và đại hội bất thường của hội cấp huyện.
b) Cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ; cho phép chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, đổi tên quỹ; đình chỉ có thời hạn hoạt động, cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị đình chỉ có thời hạn; mở rộng phạm vi hoạt động và kiện toàn, chuyển đổi quỹ; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập, thu hồi giấy phép thành lập đối với quỹ có phạm vi hoạt động trong cấp huyện và cấp xã.
Điều 7. Phân công, phân cấp quản lý biên chế, số lượng người làm việc
1. Thẩm quyền, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định biên chế công chức trong cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong tổng số biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao.
b) Trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt tổng số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thuộc phạm vi quản lý trong tổng số lượng người làm việc được Bộ Nội vụ thẩm định.
2. Thẩm quyền và trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Quyết định giao, điều chỉnh biên chế công chức trong các cơ quan hành chính, số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thuộc phạm vi quản lý trong tổng số lượng người làm việc được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt.
b) Quyết định giao, điều chỉnh số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên thuộc phạm vi quản lý.
c) Quyết định giao, điều chỉnh số lượng chỉ tiêu lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ cho các cơ quan, đơn vị.
3. Thẩm quyền và trách nhiệm của Giám đốc Sở Nội vụ
Thẩm định số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên.
4. Thẩm quyền, trách nhiệm của Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên
a) Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh: xây dựng kế hoạch số lượng người làm việc hàng năm của đơn vị, báo cáo Sở Nội vụ thẩm định; Quyết định số lượng người làm việc hàng năm của đơn vị sau khi có ý kiến thẩm định của Sở Nội vụ.
b) Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên thuộc sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện: xây dựng kế hoạch số lượng người làm việc hàng năm của đơn vị, báo cáo cơ quan chủ quản gửi Sở Nội vụ thẩm định; Quyết định số lượng người làm việc hàng năm của đơn vị sau khi có ý kiến thẩm định của Sở Nội vụ.
Điều 8. Phân công, phân cấp tuyển dụng công chức, viên chức
1. Thẩm quyền và trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Quyết định phê duyệt Kế hoạch tuyển dụng công chức và công nhận kết quả tuyển dụng công chức.
b) Quyết định tiếp nhận vào làm công chức đối với các vị trí, chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Thẩm quyền và trách nhiệm của Giám đốc Sở Nội vụ
a) Tổ chức thực hiện việc tuyển dụng công chức theo Kế hoạch tuyển dụng công chức được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; ban hành quyết định tuyển dụng công chức sau khi có kết quả phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Quyết định tiếp nhận vào làm công chức trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; thẩm định và có ý kiến tiếp nhận vào làm công chức để bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c) Hủy bỏ Quyết định tuyển dụng đối với công chức.
3. Thẩm quyền và trách nhiệm của Giám đốc sở
a) Quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức đối với người hoàn thành chế độ tập sự và đối tượng không thực hiện chế độ tập sự.
b) Thực hiện việc tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thuộc sở.
4. Thẩm quyền và trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức đối với người hoàn thành chế độ tập sự và đối tượng không thực hiện chế độ tập sự.
b) Thực hiện việc tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
5. Thẩm quyền, trách nhiệm của Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
Chủ trì thực hiện việc tuyển dụng viên chức tại đơn vị theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
6. Thẩm quyền, trách nhiệm của Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên
Chủ trì thực hiện việc tuyển dụng viên chức tại đơn vị theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 9. Phân công, phân cấp sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức
1. Thẩm quyền và trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, chấp thuận từ chức, điều động, luân chuyển, giải quyết chính sách đối với các chức danh được quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy định này sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy (việc bầu, từ chức, miễn nhiệm, điều động thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương).
b) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, chấp thuận từ chức, điều động, luân chuyển, giải quyết chính sách đối với các chức danh được quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy định này sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Có ý kiến để Chủ tịch công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, chấp thuận từ chức, miễn nhiệm, kỷ luật, nghỉ hưu đối với Tổng Giám đốc, Giám đốc công ty sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh.
d) Quyết định cử, cử lại, cho thôi đại diện phần vốn Nhà nước đối với người đại diện phần vốn Nhà nước sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh.
đ) Quyết định bổ nhiệm ngạch, chuyển ngạch, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, thay đổi chức danh nghề nghiệp, xếp lương, nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn; quyết định phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo quy định pháp luật đối với:
Cán bộ, công chức, viên chức tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quy định này.
Chủ tịch (chuyên trách), Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng ban chuyên trách và Phó Trưởng ban chuyên trách các ban thuộc Hội đồng nhân dân tỉnh.
Chủ tịch (chuyên trách), Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện.
e) Quyết định bổ nhiệm ngạch, chuyển ngạch và xếp lương ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương đối với công chức. Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, thay đổi chức danh nghề nghiệp và xếp lương chức danh nghề nghiệp hạng I (viên chức loại A3, nhóm A3.1, A3.2) đối với viên chức.
g) Quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương đối với công chức. Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương chức danh nghề nghiệp hạng II (viên chức loại A2, nhóm A2.1, A2.2) đối với viên chức.
h) Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các ngạch thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra.
i) Phê duyệt Đề án tổ chức thi nâng ngạch công chức, báo cáo Bộ Nội vụ thống nhất về nội dung và chỉ tiêu nâng ngạch; phê duyệt kết quả kỳ nâng ngạch công chức.
k) Phê duyệt Đề án tổ chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hạng II và thực hiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hạng II theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ và Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành.
l) Phê duyệt Đề án, chỉ tiêu thăng hạng và công nhận kết quả thăng hạng chức chức danh nghề nghiệp viên chức hạng III đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.
m) Quyết định xét nâng ngạch công chức lên ngạch chuyên viên chính và tương đương.
n) Quyết định cử viên chức tham dự các kỳ thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hạng II hoặc tương đương trở lên do Bộ quản lý chuyên ngành tổ chức.
o) Quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật đối với:
Cán bộ, công chức, viên chức tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quy định này.
Trưởng ban chuyên trách và Phó Trưởng ban chuyên trách các ban thuộc Hội đồng nhân dân tỉnh.
Chủ tịch (chuyên trách), Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện.
p) Phê duyệt kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước 05 năm và 10 năm của tỉnh.
q) Quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức đi học tập, công tác ở nước ngoài; cho phép cán bộ, công chức, viên chức tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quy định này đi nước ngoài vì việc riêng.
r) Quyết định tiếp nhận, điều động, chuyển công tác cán bộ, công chức; tiếp nhận, chuyển công tác viên chức quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quy định này từ huyện đến các sở và ngược lại; từ huyện này qua huyện khác; từ sở này qua sở khác; từ trong tỉnh ra ngoài tỉnh và ngược lại; từ khối Nhà nước sang khối Đảng và ngược lại.
2. Thẩm quyền và trách nhiệm của Giám đốc Sở Nội v
a) Có ý kiến hiệp y bằng văn bản nhân sự bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý các chức danh: Chi cục trưởng các chi cục và tổ chức tương đương chi cục trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Chi cục trưởng các chi cục thuộc sở, người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở.
b) Có ý kiến hiệp y để Chủ tịch công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, chấp thuận từ chức, miễn nhiệm, kỷ luật, nghỉ hưu đối với Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng công ty.
c) Tổ chức thực hiện việc nâng ngạch công chức từ ngạch chuyên viên hoặc tương đương lên ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương theo Đề án đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
d) Chủ trì thực hiện nâng ngạch công chức từ ngạch nhân viên hoặc tương đương lên ngạch cán sự hoặc tương đương lên ngạch chuyên viên hoặc tương đương.
đ) Quyết định xét nâng ngạch công chức lên ngạch chuyên viên và tương đương.
e) Chủ trì thực hiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hạng II đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.
g) Phê duyệt Đề án, chỉ tiêu thăng hạng và công nhận kết quả thăng hạng chức chức danh nghề nghiệp viên chức hạng III đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên thuộc sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
h) Phê duyệt Đề án thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hạng III và hạng IV đối với các đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư hoặc đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên thuộc sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
i) Quyết định nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn; quyết định phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định pháp luật đối với công chức giữ ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương, viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I (viên chức loại A3, nhóm A3.1, A3.2) trừ thẩm quyền quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 9 Quy định này.
k) Quyết định chuyển ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương đối với công chức; Quyết định thay đổi chức danh nghề nghiệp hạng II (viên chức loại A2, nhóm A2.1, A2.2) đối với viên chức trừ thẩm quyền quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 9 Quy định này.
l) Quyết định tiếp nhận, điều động, chuyển công tác cán bộ, công chức; tiếp nhận, chuyển công tác viên chức trừ những trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quy định này từ huyện đến sở và ngược lại; từ huyện này qua huyện khác; từ sở này qua sở khác; từ trong tỉnh ra ngoài tỉnh và ngược lại; từ khối Nhà nước sang khối Đảng và ngược lại.
m) Quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức trừ những trường hợp quy định tại điểm o khoản 1 Điều 9 Quy định này tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng do ngân sách tỉnh chi trả theo các quy định về đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh.
n) Hướng dẫn, tổng hợp kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm trong phạm vi toàn tỉnh báo cáo Bộ Nội vụ theo quy định.
o) Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
p) Phê duyệt kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức, viên chức hằng năm bằng ngân sách Nhà nước của các sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Thẩm quyền và trách nhiệm của Giám đốc sở
a) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý các chức danh: Chi cục trưởng các chi cục và tổ chức tương đương chi cục trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Chi cục trưởng các chi cục thuộc sở, người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Nội vụ.
Đối với việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở, các tổ chức hành chính thuộc sở đóng trên địa bàn cấp huyện thì phải có văn bản lấy ý kiến thỏa thuận của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đơn vị đặt trụ sở.
b) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, giải quyết chính sách đối với công chức, viên chức trong phạm vi các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ.
c) Quyết định nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn; quyết định hưởng, nâng phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định pháp luật đối với công chức giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương trở xuống, viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II trở xuống trừ thẩm quyền quy định tại điểm đ khoản 1 và điểm i khoản 2 Điều 9 Quy định này.
d) Quyết định bổ nhiệm ngạch, chuyển ngạch và xếp lương ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống; Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, thay đổi chức danh nghề nghiệp và xếp lương chức danh nghề nghiệp hạng III trở xuống trừ thẩm quyền quy định tại điểm đ khoản 1 và điểm k khoản 2 Điều 9 Quy định này.
đ) Chủ trì thực hiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hạng III và hạng IV đối với đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm một phần chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thuộc sở.
e) Cho phép công chức, viên chức nghỉ phép đi nước ngoài vì việc riêng trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quy định này.
g) Thực hiện và tổng hợp kết quả đánh giá công chức, viên chức hàng năm của cơ quan, đơn vị, ngành gửi Sở Nội vụ.
h) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm, 05 năm, 10 năm của cơ quan, đơn vị, ngành trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
i) Chủ trì, phối hợp với các cơ sở đào tạo có liên quan thực hiện việc phê duyệt chương trình, tài liệu bồi dưỡng cho các chức danh cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
k) Lập, quản lý và lưu trữ hồ sơ của công chức, viên chức tại đơn vị theo quy định hiện hành của Nhà nước (hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử).
4. Thẩm quyền và trách nhiệm của Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, biệt phái, giải quyết chính sách đối với viên chức thuộc cơ quan, đơn vị trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Quyết định nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn; quyết định hưởng, nâng phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định pháp luật đối với viên chức giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương trở xuống, viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II trở xuống trừ thẩm quyền quy định tại điểm đ khoản 1 và điểm i khoản 2 Điều 9 Quy định này.
c) Quyết định bổ nhiệm ngạch, chuyển ngạch và xếp lương viên chức giữ ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống. Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, thay đổi chức danh nghề nghiệp và xếp lương chức danh nghề nghiệp hạng III trở xuống trừ thẩm quyền quy định tại điểm đ khoản 1 và điểm k khoản 2 Điều 9 Quy định này.
d) Chủ trì thực hiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hạng III và hạng IV.
đ) Cho phép viên chức nghỉ phép đi nước ngoài vì việc riêng trừ các đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quy định này.
e) Thực hiện và tổng hợp kết quả đánh giá viên chức hàng năm của cơ quan, đơn vị, ngành gửi Sở Nội vụ.
g) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm, 05 năm, 10 năm của cơ quan, đơn vị, ngành trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
h) Lập, quản lý và lưu trữ hồ sơ của viên chức tại đơn vị theo quy định hiện hành của Nhà nước (hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử).
5. Thẩm quyền và trách nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, giải quyết chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức tại địa phương trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ.
b) Thỏa thuận để các sở thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động đối với các chức danh người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc các ngành trú đóng tại địa phương.
c) Quyết định nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn; quyết định hưởng, nâng phụ cấp thâm niên vượt khung theo quy định pháp luật đối với cán bộ, công chức giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương trở xuống, viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II trở xuống trừ thẩm quyền quy định tại điểm đ khoản 1 và điểm i khoản 2 Điều 9 Quy định này.
d) Quyết định bổ nhiệm ngạch, chuyển ngạch và xếp lương ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống. Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, thay đổi chức danh nghề nghiệp và xếp lương chức danh nghề nghiệp hạng III trở xuống trừ thẩm quyền quy định tại điểm đ khoản 1 và điểm k khoản 2 Điều 9 Quy định này.
đ) Chủ trì thực hiện thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hạng III và hạng IV đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thuộc thẩm quyền quản lý.
e) Cho phép cán bộ, công chức, viên chức nghỉ phép đi nước ngoài vì việc riêng trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quy định này.
g) Thực hiện và tổng hợp kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm của cơ quan, đơn vị, ngành gửi về Sở Nội vụ.
h) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm, 05 năm, 10 năm của địa phương trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
i) Quyết định cử đi bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương học các lớp học do ngân sách địa phương chi trả.
k) Lập, quản lý và lưu trữ hồ sơ của cán bộ, công chức, viên chức tại địa phương theo quy định hiện hành của Nhà nước (hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử).
Điều 10. Thẩm quyền quản lý người làm việc trong biên chế ở các hội được Nhà nước giao biên chế
Chủ tịch các hội được Nhà nước giao biên chế có thẩm quyền và trách nhiệm quản lý trực tiếp, toàn diện những người làm việc trong biên chế Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Hội theo quy định của pháp luật trừ các nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nội vụ.
1. Giám đốc các sở, Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch các hội được Nhà nước giao biên chế, Chủ tịch các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm thực hiện Quy định này.
2. Sở Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy định này, định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương có văn bản phản ánh, kiến nghị gửi Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo, trình Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung Quy định này cho phù hợp./.
- 1Quyết định 07/2016/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và công, viên chức thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận
- 2Quyết định 10/2022/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre
- 3Quyết định 14/2022/QĐ-UBND sửa đổi Quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, số lượng người làm việc, vị trí việc làm của tỉnh Quảng Bình kèm theo Quyết định 43/2021/QĐ-UBND
- 4Quyết định 25/2022/QĐ-UBND quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, vị trí việc làm; cán bộ, công chức, viên chức; người giữ chức danh, chức vụ, kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp tỉnh Bắc Kạn
- 5Quyết định 32/2022/QĐ-UBND Quy định về quản lý, phân cấp tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc
- 6Quyết định 48/2022/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế và cán bộ, công chức tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7Quyết định 35/2022/QĐ-UBND Quy định phân cấp, quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tỉnh Quảng Ngãi
- 8Quyết định 30/2022/QĐ-UBND Quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và người quản lý doanh nghiệp trong doanh nghiệp có vốn góp của chủ sở hữu thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
- 1Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp
- 2Luật cán bộ, công chức 2008
- 3Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 4Luật viên chức 2010
- 5Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 6Thông tư 03/2013/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 7Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- 8Nghị định 37/2014/NĐ-CP quy định tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- 9Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 11Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
- 12Nghị định 107/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- 13Nghị định 106/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập
- 14Nghị định 108/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- 15Luật giáo dục 2019
- 16Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
- 17Nghị định 158/2018/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính
- 18Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 19Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019
- 20Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 21Nghị định 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức
- 22Nghị định 89/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
- 23Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 24Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 25Nghị định 159/2020/NĐ-CP về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
- 26Quyết định 10/2022/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre
- 27Quyết định 14/2022/QĐ-UBND sửa đổi Quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, số lượng người làm việc, vị trí việc làm của tỉnh Quảng Bình kèm theo Quyết định 43/2021/QĐ-UBND
- 28Quyết định 25/2022/QĐ-UBND quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, vị trí việc làm; cán bộ, công chức, viên chức; người giữ chức danh, chức vụ, kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp tỉnh Bắc Kạn
- 29Quyết định 32/2022/QĐ-UBND Quy định về quản lý, phân cấp tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc
- 30Quyết định 48/2022/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế và cán bộ, công chức tỉnh Thừa Thiên Huế
- 31Quyết định 35/2022/QĐ-UBND Quy định phân cấp, quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tỉnh Quảng Ngãi
- 32Quyết định 30/2022/QĐ-UBND Quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và người quản lý doanh nghiệp trong doanh nghiệp có vốn góp của chủ sở hữu thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
Quyết định 27/2022/QĐ-UBND quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và công chức, viên chức thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận
- Số hiệu: 27/2022/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/09/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Lê Tuấn Phong
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/10/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra