Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 62/2020/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2020 |
VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM VÀ BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
Chính phủ ban hành Nghị định về vị trí việc làm và biên chế công chức.
Nghị định này quy định về nguyên tắc, căn cứ, trình tự, trách nhiệm, thẩm quyền quyết định và điều chỉnh vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, biên chế công chức.
Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức sau:
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Điều 3. Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và quản lý biên chế công chức
1. Tuân thủ các quy định của Đảng, của pháp luật về vị trí việc làm, quản lý, sử dụng biên chế công chức.
2. Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức.
3. Bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức với sử dụng và quản lý biên chế công chức.
4. Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và phù hợp với thực tiễn.
5. Gắn tinh giản biên chế với việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong các cơ quan, tổ chức.
Điều 4. Căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức
1. Căn cứ xác định vị trí việc làm
a) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức;
b) Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Căn cứ xác định biên chế công chức
a) Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm;
b) Mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
c) Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao;
d) Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương, ngoài các căn cứ quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều này còn phải căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
3. Căn cứ xác định cơ cấu ngạch công chức
a) Vị trí việc làm;
b) Mức độ phức tạp của công việc đối với từng vị trí việc làm;
c) Tiêu chuẩn ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm.
VỊ TRÍ VIỆC LÀM VÀ CƠ CẤU NGẠCH CÔNG CHỨC
Điều 5. Phân loại vị trí việc làm
1. Phân loại theo khối lượng công việc
a) Vị trí việc làm do một người đảm nhiệm;
b) Vị trí việc làm do nhiều người đảm nhiệm;
c) Vị trí việc làm kiêm nhiệm.
2. Phân loại theo tính chất, nội dung công việc
a) Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý;
b) Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành;
c) Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên môn dùng chung (tài chính, kế hoạch và đầu tư, thanh tra, pháp chế, hợp tác quốc tế, tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng, văn phòng và một số vị trí việc làm đặc thù khác);
d) Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.
Điều 6. Cơ cấu ngạch công chức
1. Cơ cấu ngạch công chức của mỗi cơ quan, tổ chức là tỷ lệ % (phần trăm) công chức giữ các ngạch phù hợp với vị trí việc làm và mức độ phức tạp của công việc theo vị trí việc làm.
2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể việc xác định cơ cấu ngạch công chức.
Điều 7. Trình tự phê duyệt vị trí việc làm
1. Các cơ quan, tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là bộ, ngành, địa phương) căn cứ
2. Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ về tổ chức cán bộ của bộ, ngành, địa phương tiếp nhận hồ sơ, thẩm định đề án vị trí việc làm, tổng hợp vị trí việc làm của các cơ quan, tổ chức thuộc bộ, ngành, địa phương, trình cấp có thẩm quyền quyết định quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Người đứng đầu bộ, ngành, địa phương phê duyệt vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý.
Điều 8. Hồ sơ trình, nội dung và thời hạn thẩm định đề án vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức
1. Hồ sơ trình đề án vị trí việc làm, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt đề án vị trí việc làm;
b) Đề án vị trí việc làm;
c) Bản sao các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Nội dung đề án vị trí việc làm
a) Cơ sở pháp lý của việc xây dựng đề án vị trí việc làm;
b) Thống kê và phân nhóm công việc theo chức năng, nhiệm vụ, tính chất, mức độ phức tạp của từng công việc trong cơ quan, tổ chức;
c) Xác định vị trí việc làm, gồm: Bản mô tả công việc, khung năng lực, ngạch công chức đối với từng vị trí việc làm;
d) Tổng hợp vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức;
đ) Kiến nghị, đề xuất (nếu có).
3. Nội dung thẩm định:
a) Hồ sơ trình phê duyệt đề án vị trí việc làm;
b) Cơ sở pháp lý của việc xây dựng đề án vị trí việc làm;
c) Vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức.
4. Thời hạn thẩm định
Trong thời hạn 40 ngày làm việc (đối với hồ sơ đề nghị phê duyệt lần đầu), 25 ngày làm việc (đối với hồ sơ đề nghị điều chỉnh) kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm thẩm định Đề án vị trí việc làm quy định tại
Điều 9. Điều chỉnh vị trí việc làm
1. Việc điều chỉnh vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Cơ quan, tổ chức có sự thay đổi một trong các căn cứ quy định tại
b) Cơ quan, tổ chức được tổ chức lại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Trình tự, hồ sơ điều chỉnh vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức thực hiện theo quy định tại
Điều 10. Trình tự phê duyệt biên chế công chức hằng năm
1. Các cơ quan, tổ chức thuộc bộ, ngành, địa phương căn cứ
2. Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ về tổ chức cán bộ của bộ, ngành, địa phương tiếp nhận hồ sơ, thẩm định kế hoạch biên chế công chức hằng năm của các cơ quan, tổ chức; tổng hợp, lập kế hoạch biên chế công chức hằng năm của bộ, ngành, địa phương để bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Nội vụ thẩm định.
3. Bộ Nội vụ thẩm định kế hoạch biên chế công chức hằng năm của bộ, ngành, địa phương; tổng hợp kế hoạch biên chế công chức hằng năm của bộ, ngành, địa phương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; quyết định giao biên chế công chức đối với từng bộ, ngành, địa phương sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Bộ, ngành, địa phương quyết định giao biên chế công chức đối với từng cơ quan, tổ chức thuộc bộ, ngành, địa phương trong số biên chế công chức được cấp có thẩm quyền giao.
Điều 11. Nội dung kế hoạch biên chế công chức hằng năm
1. Sự cần thiết của việc lập kế hoạch biên chế công chức hàng năm.
2. Báo cáo đánh giá việc giao và sử dụng biên chế công chức của năm trước liền kề với năm kế hoạch tại thời điểm lập kế hoạch.
3. Xác định biên chế công chức của năm kế hoạch; kèm theo việc thống kê, tổng hợp số liệu biên chế công chức của năm kế hoạch theo Phụ lục IA hoặc Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Giải pháp thực hiện kế hoạch biên chế công chức sau khi được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt, dự kiến nguồn công chức bổ sung, thay thế, thực hiện chính sách tinh giản biên chế và dự toán kinh phí để thực hiện.
5. Kiến nghị, đề xuất.
Điều 12. Hồ sơ, thời hạn gửi kế hoạch biên chế công chức hằng năm
1. Hồ sơ kế hoạch biên chế công chức hằng năm, gồm:
a) Văn bản đề nghị kế hoạch biên chế công chức hằng năm;
b) Kế hoạch biên chế công chức hằng năm của cơ quan, tổ chức theo quy định tại
c) Bản sao các văn bản của cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt biên chế công chức của năm trước liền kề với năm kế hoạch.
2. Thời hạn gửi kế hoạch biên chế công chức hằng năm
a) Chậm nhất là ngày 15 tháng 6 hằng năm, các bộ, ngành, địa phương gửi hồ sơ kế hoạch biên chế công chức quy định tại khoản 1 Điều này về Bộ Nội vụ để thẩm định.
b) Chậm nhất là ngày 20 tháng 7 hằng năm, Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng biên chế công chức của các bộ, ngành, địa phương.
c) Trường hợp các bộ, ngành, địa phương không gửi kế hoạch biên chế công chức đúng thời hạn quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định biên chế công chức của bộ, ngành, địa phương đó với tỷ lệ tinh giản biên chế cao hơn 1% so với tỷ lệ tinh giản biên chế theo lộ trình hằng năm.
Điều 13. Điều chỉnh biên chế công chức
1. Việc điều chỉnh biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức được xem xét trong các trường hợp sau:
a) Cơ quan, tổ chức có thay đổi một trong các căn cứ quy định tại
b) Thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện.
2. Hồ sơ, trình tự điều chỉnh biên chế công chức
a) Hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức gồm: Văn bản đề nghị điều chỉnh biên chế công chức; đề án điều chỉnh biên chế công chức; các tài liệu liên quan đến điều chỉnh biên chế công chức kèm theo;
b) Đối với việc điều chỉnh tăng biên chế công chức hoặc điều chuyển biên chế công chức giữa các bộ, ngành, địa phương, các bộ, ngành, địa phương gửi hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức quy định tại điểm a khoản 2 Điều này về Bộ Nội vụ để thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Đối với việc điều chuyển biên chế công chức giữa các bộ, ngành, địa phương với cơ quan, tổ chức quy định tại
1. Hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành được giao quản lý từ trung ương đến địa phương; định mức biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ.
2. Xây dựng vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chung thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý gửi Bộ Nội vụ để Bộ Nội vụ ban hành.
3. Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức thuộc bộ, ngành xây dựng đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm; thẩm định đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm; quyết định, điều chỉnh vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý.
4. Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức thuộc bộ, ngành lập kế hoạch biên chế công chức hằng năm hoặc điều chỉnh biên chế công chức; thẩm định kế hoạch biên chế công chức hằng năm hoặc điều chỉnh biên chế công chức của các cơ quan, tổ chức thuộc bộ, ngành; tổng hợp và lập kế hoạch biên chế công chức hằng năm hoặc điều chỉnh biên chế công chức gửi Bộ Nội vụ theo quy định.
5. Quyết định giao biên chế công chức đối với từng cơ quan, tổ chức thuộc bộ, ngành trong số biên chế công chức được cấp có thẩm quyền giao.
6. Tổng hợp cơ cấu ngạch công chức của bộ, ngành, gửi Bộ Nội vụ theo quy định.
7. Định kỳ chậm nhất vào ngày 31 tháng 01 hằng năm, thống kê và báo cáo về vị trí việc làm, tình hình thực hiện biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý của năm trước liền kề theo Phụ lục IIA và Phụ lục IIIA ban hành kèm theo Nghị định này, gửi Bộ Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
8. Hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành các quy định về vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức và quản lý, sử dụng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý.
9. Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức và quản lý, sử dụng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Quyết định biên chế công chức trong cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong số biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao.
Điều 16. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức thuộc địa phương xây dựng đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm; thẩm định đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm; quyết định, điều chỉnh vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý.
2. Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức thuộc địa phương lập kế hoạch biên chế công chức hằng năm hoặc điều chỉnh biên chế công chức; thẩm định kế hoạch biên chế công chức hằng năm hoặc điều chỉnh biên chế công chức của các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý; tổng hợp và lập kế hoạch biên chế công chức hằng năm hoặc điều chỉnh biên chế công chức gửi Bộ Nội vụ theo quy định.
3. Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định biên chế công chức trong cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong số biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao và triển khai thực hiện sau khi được Hội đồng nhân dân quyết định.
4. Tổng hợp cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân gửi Bộ Nội vụ theo quy định.
5. Định kỳ chậm nhất vào ngày 31 tháng 01 hằng năm, thống kê và báo cáo về vị trí việc làm, tình hình thực hiện biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý của năm trước liền kề theo Phụ lục IIB và Phụ lục IIIB ban hành kèm theo Nghị định này, gửi Bộ Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
6. Hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành các quy định về vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức và quản lý, sử dụng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý.
7. Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức và quản lý, sử dụng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
1. Trình Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật về vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, biên chế công chức.
2. Hướng dẫn về xác định cơ cấu ngạch công chức.
3. Hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành được giao quản lý từ trung ương đến địa phương, vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chung theo đề xuất của bộ quản lý ngành, lĩnh vực; định mức biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý.
4. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng biên chế công chức, biên chế công chức dự phòng, biên chế công chức làm việc ở nước ngoài của bộ, ngành, địa phương.
5. Quyết định giao biên chế công chức đối với từng bộ, ngành, địa phương sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
6. Quyết định giao biên chế công chức làm việc ở nước ngoài đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
7. Trình Thủ tướng Chính phủ việc điều chỉnh tăng biên chế công chức đối với bộ, ngành, địa phương trong phạm vi biên chế công chức dự phòng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hằng năm; điều chuyển biên chế công chức giữa các bộ, ngành, địa phương.
8. Quyết định điều chỉnh tăng biên chế công chức đối với bộ, ngành, địa phương; điều chuyển biên chế công chức giữa các bộ, ngành, địa phương sau khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.
9. Quyết định điều chuyển biên chế công chức giữa các bộ, ngành, địa phương với các cơ quan, tổ chức quy định tại
10. Quyết định và quản lý về số lượng ngạch và cơ cấu ngạch công chức theo đề nghị của các bộ, ngành và địa phương.
11. Tổng hợp, thống kê vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức và biên chế công chức trong phạm vi cả nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
12. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy định của pháp luật về vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức và quản lý biên chế công chức đối với các bộ, ngành, địa phương.
13. Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức và quản lý, sử dụng biên chế công chức thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Người đứng đầu bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức thực hiện không đúng quy định về vị trí việc làm và biên chế công chức tại Nghị định này bị xem xét xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật và đưa vào xem xét phân loại, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm; đồng thời phải bồi hoàn số kinh phí đã sử dụng vượt quá số biên chế công chức được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc sử dụng không đúng quy định về quản lý và sử dụng biên chế công chức.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 7 năm 2020. Nghị định này thay thế Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức; Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức và Nghị định số 110/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quản lý biên chế công chức.
2. Chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 10 năm 2020, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực phải ban hành văn bản hướng dẫn về vị trí việc làm đối với công chức nghiệp vụ chuyên ngành được giao quản lý từ trung ương đến địa phương, định mức biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý; Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành hướng dẫn cụ thể việc xác định cơ cấu ngạch công chức.
3. Chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020, các bộ, ngành, địa phương phải hoàn thiện và ban hành quyết định vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý để thay thế các quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt danh mục vị trí việc làm của bộ, ngành, địa phương.
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt danh mục vị trí việc làm của các bộ, ngành, địa phương được tiếp tục thực hiện cho đến khi bộ, ngành, địa phương ban hành quyết định về vị trí việc làm theo quy định tại Nghị định này.
1. Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước căn cứ vào các quy định tại Nghị định này hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thuộc quyền quản lý thực hiện về vị trí việc làm và biên chế công chức.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
Bộ, ngành…..
KẾ HOẠCH BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC HẰNG NĂM TRONG CƠ QUAN, TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ)
TT | Loại hình tổ chức | Số lượng tổ chức | Biên chế được giao năm … | Có mặt đến 31/3/... | Kế hoạch biên chế năm... | Tăng, giảm giữa kế hoạch BC năm... so với BC được giao năm… | ||||||||
Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | |||||||
Biên chế công chức | HĐLĐ theo NĐ 68 và NĐ 161 | Công chức | HĐLĐ theo NĐ 68 và NĐ 161 | Công chức | HĐLĐ theo NĐ 68 và NĐ 161 | Công chức | HĐLĐ theo NĐ 68 và NĐ 161 | |||||||
1 | 2 | 3 | 4=5+6 | 5 | 6 | 7=8+9 | 8 | 9 | 10=11+12 | 11 | 12 | 13=14+15 | 14 | 15 |
Tổng cộng (I+II+III+IV) | ||||||||||||||
I | VỤ VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG | |||||||||||||
1 | Văn phòng | |||||||||||||
- Phòng | ||||||||||||||
- Tổ chức khác | ||||||||||||||
2 | Thanh tra | |||||||||||||
- Phòng | ||||||||||||||
3 | Vụ A | |||||||||||||
- Phòng | ||||||||||||||
4 | Vụ ... | |||||||||||||
… | … | |||||||||||||
II | CỤC VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG | |||||||||||||
1 | Cục A | |||||||||||||
- Phòng | ||||||||||||||
- Chi cục (nếu có) | ||||||||||||||
2 | Cục B | |||||||||||||
- Phòng | ||||||||||||||
- Chi cục (nếu có) | ||||||||||||||
... | Cục ... | |||||||||||||
III | TỔNG CỤC VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG | |||||||||||||
1 | Tổng cục A | |||||||||||||
- Vụ | ||||||||||||||
- Cục thuộc Tổng cục (nếu có) | ||||||||||||||
2 | Tổng cục B | |||||||||||||
- Vụ | ||||||||||||||
- Cục thuộc Tổng cục (nếu có) | ||||||||||||||
... | Tổng cục ... | |||||||||||||
IV | CÁC TỔ CHỨC KHÁC CÓ SỬ DỤNG BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC | |||||||||||||
1 | Tổ chức A | |||||||||||||
Phòng | ||||||||||||||
2 | Tổ chức B | |||||||||||||
Phòng | ||||||||||||||
… | Tổ chức ... |
|
| …., ngày…..tháng….năm……. |
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương…
KẾ HOẠCH BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC HẰNG NĂM TRONG CƠ QUAN, TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ)
TT | Loại hình tổ chức | Số lượng tổ chức | Biên chế được giao năm ... | Có mặt đến 31/3/... | Kế hoạch biên chế năm... | Tăng, giảm giữa kế hoạch BC năm... so với BC được giao năm... | ||||||||
Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | |||||||
Số biên chế công chức | Số HĐLĐ theo NĐ 68 và NĐ 161 | Công chức | HĐLĐ theo NĐ 68 và NĐ 161 | Biên chế công chức | HĐLĐ theo NĐ 68 và NĐ 161 | Biên chế công chức | Số HĐLĐ theo NĐ 68 và NĐ 161 | |||||||
1 | 2 | 3 | 4=5+6 | 5 | 6 | 7=8+9 | 8 | 9 | 10=11+12 | 11 | 12 | 13=14+15 | 14 | 15 |
Tổng cộng (A+B) | ||||||||||||||
A | CẤP TỈNH | |||||||||||||
1 | Sở A | - | ||||||||||||
a | Phòng | - | ||||||||||||
b | Chi cục (nếu có) | |||||||||||||
2 | Sở B | |||||||||||||
a | Phòng | |||||||||||||
b | Chi cục (nếu có) | |||||||||||||
... | Sở ... | |||||||||||||
... | ... | |||||||||||||
n | Các tổ chức khác có sử dụng biên chế công | |||||||||||||
a | Phòng | |||||||||||||
b | Tổ chức khác | |||||||||||||
… | … | |||||||||||||
B | CẤP HUYỆN | |||||||||||||
1 | Huyện A | |||||||||||||
a | Phòng | |||||||||||||
b | Tổ chức khác | |||||||||||||
2 | Huyện B | |||||||||||||
a | Phòng | |||||||||||||
b | Tổ chức khác | |||||||||||||
... | Huyện ... |
|
| …., ngày….tháng….năm….. |
Bộ, ngành....
THỐNG KÊ, TỔNG HỢP VIỆC SỬ DỤNG BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC TRONG CƠ QUAN, TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH NĂM BÁO CÁO
(Kèm theo Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ)
TT | Loại hình tổ chức | Số lượng tổ chức | Biên chế được giao năm ... | Có mặt đến 31/12/... | Biên chế chưa thực hiện năm... | ||||||
Tổng số | Chia ra | Tổng số | Công chức | HĐLĐ theo NĐ 68 và NĐ 161 | Tổng số | Chia ra | |||||
Biên chế công chức | HĐLĐ theo NĐ 68 và NĐ 161 | Công chức | HĐLĐ theo NĐ 68 và NĐ 161 | ||||||||
1 | 2 | 3 | 4=5+6 | 5 | 6 | 7=8+9 | 8 | 9 | 10=11+12 | 11 | 12 |
Tổng cộng (I+II+III+IV) | |||||||||||
I | VỤ VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG | ||||||||||
1 | Văn phòng | ||||||||||
- Phòng | |||||||||||
- Tổ chức khác | |||||||||||
2 | Thanh tra | ||||||||||
- Phòng | |||||||||||
3 | Vụ A | ||||||||||
- Phòng | |||||||||||
4 | Vụ ... | ||||||||||
... | ... | ||||||||||
II | CỤC VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG | ||||||||||
1 | Cục A | ||||||||||
- Phòng | |||||||||||
- Chi cục (nếu có) | |||||||||||
2 | Cục B | ||||||||||
- Phòng | |||||||||||
- Chi cục (nếu có) | |||||||||||
... | Cục ... | ||||||||||
III | TỔNG CỤC VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG | ||||||||||
1 | Tổng cục A | ||||||||||
- Vụ | |||||||||||
- Cục thuộc Tổng cục (nếu có) | |||||||||||
2 | Tổng cục B | ||||||||||
- Vụ | * | ||||||||||
- Cục thuộc Tổng cục (nếu có) | |||||||||||
... | Tổng cục ... | ||||||||||
IV | CÁC TỔ CHỨC KHÁC CÓ SỬ DỤNG BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC | ||||||||||
1 | Tổ chức A | ||||||||||
Phòng | |||||||||||
2 | Tổ chức B | ||||||||||
Phòng | |||||||||||
... | Tổ chức ... |
|
| …., ngày….tháng….năm….. |
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ……..……
THỐNG KÊ, TỔNG HỢP VIỆC SỬ DỤNG BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC TRONG CƠ QUAN, TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH NĂM BÁO CÁO
(Kèm theo Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ)
TT | Loại hình tổ chức | Số lượng tổ chức | Biên chế được giao năm ... | Có mặt đến 31/12/... | Biên chế chưa thực hiện năm... | ||||||
Tổng số | Chia ra | Tổng số | Công chức | HĐLĐ theo NĐ 68 và NĐ 161 | Tổng số | Chia ra | |||||
Biên chế công chức | HĐLĐ theo NĐ 68 và NĐ 161 | Công chức | HĐLĐ theo NĐ 68 và NĐ 161 | ||||||||
1 | 2 | 3 | 4=5+6 | 5 | 6 | 7=8+9 | 8 | 9 | 10=11+12 | 11 | 12 |
| Tổng cộng (A+B) | ||||||||||
A | CẤP TỈNH | ||||||||||
1 | Sở A | ||||||||||
a | Phòng | ||||||||||
b | Chi cục (nếu có) | ||||||||||
2 | Sở B | ||||||||||
a | Phòng | ||||||||||
b | Chi cục (nếu có) | ||||||||||
… | Sở ... | ||||||||||
… | ... | ||||||||||
n | Các tổ chức khác có sử dụng biên chế công chức | ||||||||||
a | Phòng | ||||||||||
b | Tổ chức khác | ||||||||||
B | CẤP HUYỆN | ||||||||||
1 | Huyện A | ||||||||||
a | Phòng | ||||||||||
b | Tổ chức khác | ||||||||||
2 | Huyện B | ||||||||||
a | Phòng | ||||||||||
b | Tổ chức khác | ||||||||||
… | Huyện ... |
|
| ….., ngày…..tháng…..năm….. |
Bộ, ngành…
TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM ĐẾN 31 THÁNG 12 NĂM …
(Kèm theo Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ)
TT | Loại hình tổ chức | Số lượng vị trí việc làm | |||||
Tổng số | Chia ra: | ||||||
Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý | Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành | Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên môn | Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ | Vị trí việc làm HĐLĐ theo NĐ 68 và NĐ 161 | |||
1 | 2 | 3=4+5+6+7+8 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Tổng cộng (I+II+III+IV+V) | |||||||
I | LÃNH ĐẠO BỘ, NGÀNH | ||||||
II | CÁC TỔ CHỨC THUỘC BỘ, NGÀNH | ||||||
1 | Văn phòng | ||||||
2 | Thanh tra | ||||||
3 | Vụ A | ||||||
4 | Vụ... | ||||||
… | … | ||||||
III | CỤC VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG | ||||||
1 | Cục A | ||||||
2 | Cục B | ||||||
. . . | |||||||
IV | TỔNG CỤC VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG | ||||||
1 | Tổng cục A | ||||||
a | Văn phòng | ||||||
b | Thanh tra | ||||||
c | Vụ A | ||||||
… | Vụ ... | ||||||
… | Cục (thuộc Tổng cục) | ||||||
2 | Tổng cục B | ||||||
… | … | ||||||
V | CÁC TỔ CHỨC KHÁC CÓ SỬ DỤNG BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC | ||||||
1 | Tổ chức A | ||||||
2 | Tổ chức B | ||||||
… | … |
|
| …., ngày….tháng….năm….. |
Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương…
TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM ĐẾN 31 THÁNG 12 NĂM …
(Kèm theo Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ)
TT | Loại hình tổ chức | Số lượng vị trí việc làm | |||||
Tổng số | Chia ra: | ||||||
Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý | Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành | Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên môn dùng chung | Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ | Vị trí việc làm HĐLĐ theo NĐ 68 và NĐ 161 | |||
1 | 2 | 3=4+5+6+7+8 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
| Tổng cộng (A+B) | ||||||
A | CẤP TỈNH | ||||||
I | LÃNH ĐẠO TỈNH | ||||||
II | CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN | ||||||
1 | Sở A | ||||||
2 | Sở B | ||||||
… | … | ||||||
… | … | ||||||
… | Văn phòng... | ||||||
… | Thanh tra tỉnh | ||||||
III | CÁC TỔ CHỨC KHÁC CÓ SỬ DỤNG BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC | ||||||
1 | Văn phòng... | ||||||
… | … | ||||||
… | Ban Quản lý... | ||||||
… | … | ||||||
B | CẤP HUYỆN | ||||||
I | Huyện A | ||||||
II | Huyện B | ||||||
|
| ….., ngày…..tháng…..năm….. |
- 1Nghị định 21/2010/NĐ-CP về quản lý biên chế công chức
- 2Nghị định 36/2013/NĐ-CP về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức
- 3Nghị định 110/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 21/2010/NĐ-CP về quản lý biên chế công chức
- 4Công văn 2574/BNV-TCBC năm 2018 về kế hoạch biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước năm 2019 do Bộ Nội vụ ban hành
- 5Quyết định 1016/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của cơ quan hành chính nhà nước và biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước năm 2019 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 2457/BNV-TCBC năm 2019 về kế hoạch biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập năm 2020 do Bộ Nội vụ ban hành
- 7Công văn 638/VPCP-TCCV năm 2021 về bổ sung biên chế công chức đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Luật cán bộ, công chức 2008
- 2Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 3Công văn 2574/BNV-TCBC năm 2018 về kế hoạch biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước năm 2019 do Bộ Nội vụ ban hành
- 4Quyết định 1016/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của cơ quan hành chính nhà nước và biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước năm 2019 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 13/2022/TT-BNV hướng dẫn việc xác định cơ cấu ngạch công chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 6Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019
- 7Công văn 2457/BNV-TCBC năm 2019 về kế hoạch biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập năm 2020 do Bộ Nội vụ ban hành
- 8Thông tư 11/2022/TT-BNV hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Nội vụ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 9Công văn 638/VPCP-TCCV năm 2021 về bổ sung biên chế công chức đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 10Thông tư 03/2023/TT-BKHĐT hướng dẫn vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 11Thông tư 42/2022/TT-BGTVT hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành giao thông vận tải trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 12Thông tư 19/2022/TT-NHNN hướng dẫn vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Ngân hàng trong cơ quan, tổ chức hành chính thuộc ngành, lĩnh vực Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 13Thông tư 12/2022/TT-BNV hướng dẫn về vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 14Thông tư 06/2023/TT-BCT hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công thương trong các cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực công thương do Bộ Công thương ban hành
- 15Thông tư 06/2023/TT-BVHTTDL hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong cơ quan, tổ chức hành chính thuộc ngành, lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 16Thông tư 02/2023/TT-BTP về Quy định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 17Thông tư 01/2023/TT-UBDT hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công tác dân tộc trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực công tác dân tộc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 18Thông tư 09/2023/TT-BTTTT hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thông tin và Truyền thông trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 19Thông tư 05/2023/TT-BTNMT hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài nguyên và môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 20Thông tư 16/2023/TT-BKHCN hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành khoa học và công nghệ trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực khoa học và công nghệ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 21Thông tư 01/2023/TT-BNG hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành đối ngoại trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực đối ngoại do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành
- 22Thông tư 54/2023/TT-BTC hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài chính trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 23Thông tư 15/2023/TT-BGDĐT hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 24Thông tư 02/2023/TT-VPCP hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành lĩnh vực văn phòng trong các cơ quan, tổ chức hành chính do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ban hành
- 25Thông tư 06/2023/TT-BNNPTNT hướng dẫn vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 26Thông tư 10/2023/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành lao động, người có công và xã hội trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 27Thông tư 11/2023/TT-BXD hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 28Thông tư 01/2023/TT-TTCP hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành
- 29Thông tư 19/2023/TT-BYT hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 30Thông tư 01/2024/TT-BTTTT sửa đổi Phụ lục kèm theo Thông tư 08/2023/TT-BTTTT hướng dẫn vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực Thông tin và Truyền thông và Thông tư 09/2023/TT-BTTTT hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thông tin và Truyền thông trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 31Thông tư 04/2024/TT-BNV sửa đổi Thông tư 13/2022/TT-BNV hướng dẫn việc xác định cơ cấu ngạch công chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
Nghị định 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức
- Số hiệu: 62/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 01/06/2020
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 637 đến số 638
- Ngày hiệu lực: 20/07/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra