- 1Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004
- 2Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004
- 3Luật Thủ đô 2012
- 4Quyết định 62/2013/QĐ-TTg chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật ngân sách nhà nước 2015
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Luật thú y 2015
- 8Nghị định 35/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thú y
- 9Nghị quyết 22/2016/NQ-HĐND về quy định chính sách, nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/2017/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2017 |
BAN HÀNH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 25/2013/NQ-HĐND NGÀY 04 THÁNG 12 NĂM 2013 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VỀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CHUYÊN CANH TẬP TRUNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2014-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thủ đô số 25/2012/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2015;
Căn cứ Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;
Căn cứ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về Chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2020; Chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội; Chính sách hỗ trợ đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội;
Căn cứ Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về dự toán ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp thành phố Hà Nội năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về việc quy định một số chính sách, nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân Thành phố;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 127/TTr-SNN ngày 07 tháng 6 năm 2017 về việc ban hành Hướng dẫn thực hiện chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội theo Điều 1 Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân Thành phố; Báo cáo thẩm định số 362/STP-VBPQ ngày 02 tháng 3 năm 2016 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn thực hiện chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội theo Điều 1 Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân Thành phố.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 8 năm 2017.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc các Sở, Ban ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, các tổ chức đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CHUYÊN CANH TẬP TRUNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI TẠI ĐIỀU 1 NGHỊ QUYẾT SỐ 25/2013/NQ-HĐND NGÀY 04 THÁNG 12 NĂM 2013 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 27/2017/QĐ-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Điều 1. Trình tự thực hiện chính sách Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật
1. Trước ngày 10 tháng 7 hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện các nội dung cần tập huấn kỹ thuật cho đối tượng được hưởng chính sách theo kế hoạch xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, tổng hợp nhu cầu tập huấn kỹ thuật phù hợp với kế hoạch xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung của Ủy ban nhân dân Thành phố gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 15 tháng 7 hàng năm để làm cơ sở xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách.
3. Sau khi có quyết định giao dự toán ngân sách, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc, đồng thời thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện biết để phối hợp tổ chức thực hiện. Hồ sơ thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
1. Hỗ trợ về giống và hỗ trợ phòng chống dịch bệnh đối với cây trồng, thủy sản
a) Căn cứ Kế hoạch, quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Kinh tế) danh sách đối tượng được hưởng chính sách; diện tích chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu cây trồng, thủy sản trên địa bàn xã theo kế hoạch xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thời gian triển khai trước ngày 10 tháng 7 hàng năm;
b) Phòng Kinh tế xây dựng kế hoạch và dự toán hỗ trợ về giống và hỗ trợ phòng chống dịch bệnh theo định mức quy định của Nhà nước cùng thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, thống nhất với phòng Tài chính kế hoạch trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt làm căn cứ thanh toán, hỗ trợ theo quy định;
c) Căn cứ dự toán được giao và kế hoạch, dự toán được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, phòng Kinh tế thực hiện chính sách hỗ trợ và thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định.
2. Hỗ trợ về giống, phòng chống dịch bệnh đối với vật nuôi
a) Cùng thời điểm xây dựng dự toán ngân sách hàng năm các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổng hợp nhu cầu liều tinh, vật tư thụ tinh nhân tạo, nhu cầu vắc xin, hóa chất khử trùng, chế phẩm sinh học của đàn bò cái sinh sản, bò sữa, lợn nái trên địa bàn Thành phố, xây dựng dự toán ngân sách gửi Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
b) Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiểm tra, tổng hợp dự toán ngân sách gửi Sở Tài chính để thẩm định trình Ủy ban nhân dân Thành phố cùng thời điểm xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; tổ chức thực hiện và thanh quyết toán theo quy định hiện hành.
Điều 3. Trình tự thực hiện chính sách Hỗ trợ xúc tiến thương mại
1. Đối tượng được hưởng chính sách gửi Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch công văn đăng ký tham gia hội chợ, triển lãm trong nước.
2. Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tổng hợp nhu cầu, dự toán kinh phí cùng thời điểm xây dựng dự toán ngân sách hàng năm, gửi Sở Tài chính, Sở Công thương để rà soát, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố bố trí nguồn kinh phí thực hiện. Công tác hỗ trợ xúc tiến thương mại thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 4. Trình tự thực hiện chính sách Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm
1. Hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng gồm:
1.1 Đối tượng được hưởng chính sách gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Công văn (đối với tổ chức), đơn (đối với cá nhân) đề nghị hỗ trợ lãi suất, trong đó phải cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích theo nội dung đã ghi trong hợp đồng tín dụng, chưa được hưởng bất kỳ khoản hỗ trợ nào từ ngân sách nhà nước đối với nội dung hỗ trợ này và gửi văn bản gốc xác nhận (lần đầu) của tổ chức tín dụng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Bản sao hợp đồng tín dụng và khế ước nhận nợ vay vốn; bảng kê tính lãi hàng tháng phải trả trong thời hạn vay của tổ chức tín dụng; chứng từ đã trả lãi ngân hàng theo hợp đồng tín dụng;
c) Bản sao hợp đồng cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản với các tổ chức, cá nhân trong vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
1.2 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, xác minh, thẩm định hồ sơ đảm bảo đúng đối tượng, điều kiện và mức hỗ trợ gửi Sở Tài chính tổng hợp trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định. Trên cơ sở quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng và thanh, quyết toán theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Hỗ trợ chi phí bảo quản sản phẩm trong kho, tiền thuê kho bãi:
2.1 Đối tượng được hưởng chính sách gửi Phòng Kinh tế quận, huyện, thị xã:
a) Công văn (đối với doanh nghiệp, tổ chức), đơn (đối với cá nhân) đề nghị hỗ trợ chi phí bảo quản sản phẩm trong kho, tiền thuê kho bãi;
b) Văn bản của Ủy ban nhân dân Thành phố cho phép tạm trữ;
c) Hợp đồng, hóa đơn thuê kho bãi hoặc Hóa đơn thu tiền điện của Công ty Điện lực và Biên bản xác định khối lượng tồn kho thực tế của phòng Kinh tế các huyện, thị xã với đối tượng được hưởng chính sách.
2.2 Căn cứ kế hoạch, quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố, Phòng Kinh tế kiểm tra hồ sơ gửi phòng Tài chính - kế hoạch thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ, đồng thời thực hiện thanh, quyết toán theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 5. Trình tự thực hiện chính sách Hỗ trợ xây dựng hạ tầng sản xuất
1. Đối với hệ thống tưới, thùng (bể) lưu chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật trong lĩnh vực trồng trọt và hệ thống làm giàu ô xy trong nuôi trồng thủy sản:
a) Đại diện các tổ chức, cá nhân gửi Ủy ban nhân dân cấp xã công văn đề nghị hỗ trợ (đối với tổ chức), đơn đề nghị hỗ trợ (đối với cá nhân) chi phí khoan giếng, đào giếng, hóa đơn mua thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, mua thiết bị làm giàu ô xy;
b) Căn cứ kế hoạch, quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận việc thực hiện khoan giếng, đào giếng, mua thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, mua thiết bị làm giàu ô xy. Định kỳ hàng quý, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập bảng tổng hợp các tổ chức, cá nhân, loại, số lượng, chất lượng, giá trị công trình, hàng hóa đã hoàn thành, mua mới và kinh phí hỗ trợ theo quy định gửi Phòng Kinh tế;
c) Phòng Kinh tế tổng hợp, thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định làm căn cứ thanh toán, hỗ trợ theo quy định.
2. Đối với hạng mục công trình xử lý chất thải trong chăn nuôi:
a) Đại diện các tổ chức, cá nhân gửi Phòng Kinh tế công văn đề nghị hỗ trợ (đối với tổ chức), đơn đề nghị hỗ trợ (đối với cá nhân) kèm theo phương án, dự án xây dựng công trình xử lý chất thải trong chăn nuôi có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Căn cứ kế hoạch, quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố, Phòng Kinh tế phối hợp với Phòng Quản lý đô thị kiểm tra thiết kế dự toán của phương án, dự án xây dựng công trình xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn môi trường theo quy định; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, xác nhận việc xây mới công trình xử lý chất thải trong chăn nuôi, tiếp nhận hồ sơ (Bản vẽ thiết kế thi công và dự toán công trình xử lý chất thải chăn nuôi (đối với công trình xây), Hợp đồng và thanh lý hợp đồng với nhà cung cấp (đối với công trình lắp ghép bằng chất liệu composite), Bản vẽ hoàn công (đối với công trình xây) để trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định.
Điều 6. Trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức, cá nhân
1. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra việc thực hiện chính sách theo quy định. Tham mưu với Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định ban hành kế hoạch xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh tập trung trên địa bàn Thành phố hàng năm;
b) Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Chính sách hàng năm thuộc lĩnh vực của ngành gửi Sở Tài chính thẩm định báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định;
c) Phân công đơn vị tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, thẩm định, xác minh các đối tượng đảm bảo điều kiện; đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả, theo đúng quy định của nhà nước đối với các chính sách hỗ trợ do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện;
d) Tổng hợp kết quả thực hiện chính sách hàng năm, đề xuất sửa đổi, bổ sung những nội dung chính sách chưa phù hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.
2. Sở Tài chính
a) Tổng hợp và cân đối nguồn kinh phí thực hiện các nội dung chính sách hàng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố theo quy định;
b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển thôn, Sở Công thương kiểm tra việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí thực hiện chính sách theo quy định.
3. Sở Công thương
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra việc thực hiện chính sách theo quy định.
4. Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch
a) Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Chính sách hàng năm gửi Sở Tài chính thẩm định báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định;
b) Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, thẩm định, xác minh các đối tượng đảm bảo điều kiện; đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả, theo đúng quy định của nhà nước đối với các chính sách hỗ trợ do Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thực hiện;
c) Tổng hợp kết quả thực hiện chính sách hàng năm, đề xuất sửa đổi, bổ sung những nội dung chính sách chưa phù hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.
5. Các Sở, ngành liên quan:
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Công thương, Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện chính sách theo quy định.
6. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã.
a) Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn về các nội dung của chính sách này;
b) Chủ động cân đối bố trí ngân sách cấp huyện để thực hiện các chính sách theo quy định của Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 04/12/2013 của Hội đồng nhân dân Thành phố; tổ chức thực hiện và thanh quyết toán chính sách trên địa bàn theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
c) Định kỳ 6 tháng 12 tháng báo cáo kết quả thực hiện chính sách trên địa bàn gửi Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài chính để theo dõi, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố;
d) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và giao các phòng chuyên môn và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trong việc triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn.
7. Các tổ chức, cá nhân:
a) Chịu trách nhiệm bố trí đủ vốn đối ứng khi tiếp nhận các khoản kinh phí hỗ trợ; Phối hợp và cung cấp đầy đủ các hồ sơ liên quan với cơ quan quản lý trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ;
b) Sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích và hiệu quả.
1. Các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện chính sách này được khen thưởng theo quy định.
2. Các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của chính sách này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Ngoài các nội dung chính sách nêu trên, các đối tượng thụ hưởng chính sách đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội được hưởng chính sách khác của Trung ương và Thành phố theo quy định nhưng không trùng lắp về nội dung hỗ trợ. Trường hợp cùng một nội dung hỗ trợ thì đối tượng thụ hưởng chính sách được lựa chọn mức hỗ trợ cao và có lợi nhất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
4. Các tổ chức, cá nhân lựa chọn để được hưởng một hoặc nhiều nội dung hỗ trợ không trùng lắp từ các chính sách quy định tại quyết định này hoặc từ các quy định khác có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
5. Trong quá trình thực hiện chính sách, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
- 1Quyết định 661/QĐ-UBND năm 2017 Quy định thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và dịch vụ nông thôn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2017-2020
- 2Quyết định 899/2017/QĐ-UBND quy định điều kiện áp dụng chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2017-2020
- 3Nghị quyết 86/2017/NQ-HĐND sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Điều 1 tại Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 4Quyết định 13/2017/QĐ-UBND Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn xét chọn, hợp đồng, quản lý, sử dụng đối với khuyến nông và thú y cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020
- 5Quyết định 15/2017/QĐ-UBND hướng dẫn Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND và 86/2017/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 6Quyết định 3215/QĐ-UBND năm 2019 về Danh mục vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội và tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của thành phố Hà Nội
- 7Kế hoạch 100/KH-UBND năm 2019 về phát triển vùng chuyên canh sản xuất cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 8Quyết định 1869/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch Phát triển vùng chuyên canh nếp huyện Phú Tân, tỉnh An Giang giai đoạn 2019-2020
- 9Quyết định 4537/QĐ-UBND năm 2023 về Danh mục định hướng vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 1Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004
- 2Pháp lệnh giống vật nuôi năm 2004
- 3Luật Thủ đô 2012
- 4Quyết định 62/2013/QĐ-TTg chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị quyết 25/2013/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2020; Chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội; Chính sách hỗ trợ đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn thành phố Hà Nội
- 6Luật ngân sách nhà nước 2015
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Luật thú y 2015
- 9Nghị định 35/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thú y
- 10Nghị quyết 22/2016/NQ-HĐND về quy định chính sách, nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội
- 11Quyết định 661/QĐ-UBND năm 2017 Quy định thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và dịch vụ nông thôn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2017-2020
- 12Quyết định 899/2017/QĐ-UBND quy định điều kiện áp dụng chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2017-2020
- 13Nghị quyết 86/2017/NQ-HĐND sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Điều 1 tại Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 14Quyết định 13/2017/QĐ-UBND Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn xét chọn, hợp đồng, quản lý, sử dụng đối với khuyến nông và thú y cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020
- 15Quyết định 15/2017/QĐ-UBND hướng dẫn Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND và 86/2017/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 16Quyết định 3215/QĐ-UBND năm 2019 về Danh mục vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội và tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của thành phố Hà Nội
- 17Kế hoạch 100/KH-UBND năm 2019 về phát triển vùng chuyên canh sản xuất cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 18Quyết định 1869/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch Phát triển vùng chuyên canh nếp huyện Phú Tân, tỉnh An Giang giai đoạn 2019-2020
- 19Quyết định 4537/QĐ-UBND năm 2023 về Danh mục định hướng vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội
Quyết định 27/2017/QĐ-UBND về hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 25/2013/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2020
- Số hiệu: 27/2017/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/08/2017
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Đức Chung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/08/2017
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết