Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 86/2017/NQ-HĐND

Hà Giang, ngày 14 tháng 07 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA ĐIỀU 1 TẠI NGHỊ QUYẾT SỐ 209/2015/NQ-HĐND NGÀY 10 THÁNG 12 NĂM 2015 CỦA HBND TỈNH BAN HÀNH CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHÓA XVII - KỲ HỌP THỨ NĂM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

n cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Sau khi xem xét Tờ trình số 76/TTr-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 18/BC-KTNS ngày 10 tháng 7 năm 2017 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Điều 1 tại Nghị quyết số 209/2015/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2015 của HĐND tỉnh về việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang, cụ thể:

1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Điều 1 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm a như sau: “Phạm vi điều chỉnh: Áp dụng đối với một số loại cây trồng, vật nuôi hỗ của tỉnh gồm: Các cây, con theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; chăn nuôi lợn, dê, gia cầm; cây lâm nghiệp; dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án đầu tư các cây, con ngoài chính sách; hợp tác xã nông lâm nghiệp”.

b) Sửa đổi, bổ sung điểm b như sau: “Đối tượng áp dụng: Hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các tổ chức có tư cách pháp nhân, cá nhân và hỗ trợ trực tiếp đối với tổ chức, cá nhân, hộ gia đình (gọi chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện sản xuất hàng hóa những loại cây trồng vật nuôi và đầu tư các dự án nêu tại điểm a, Khoản 1, Điều 1 của Nghị quyết này; các Hợp tác xã nông, lâm nghiệp”.

c) Bổ sung tiết 2, điểm c như sau: “Nguyên tắc áp dụng: Chỉ áp dụng một lần cho một đối tượng với một nội dung thụ hưởng; trừ các đối tượng bị rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, nguyên nhân khách quan, bất khả kháng”.

2. Sửa đổi tiết 1, điểm d, Khoản 2 như sau: “Hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn cho các tổ chức, cá nhân mua giống trâu, bò; quy mô đối với cá nhân từ 03 con trở lên; đối với tổ chức từ 20 con trở lên. Số tiền vay được hỗ trợ lãi suất tính theo định mức tối đa là 20 triệu đồng/con, thời gian hỗ trợ 36 tháng”.

3. Sửa đổi tiết 2, điểm a, Khoản 3 như sau: “Hỗ trợ 40% tiền thuê đất trồng vùng nguyên liệu cho các doanh nghiệp, hợp tác xã có diện tích đất đi thuê, thời gian hỗ trợ 60 tháng, đơn giá hỗ trợ theo Quyết định của UBND tỉnh công bố tại thời điểm hỗ trợ”.

4. Sửa đổi điểm d, Khoản 3 như sau: “Hỗ trợ tiền công cho người dẫn tinh viên làm công tác phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho đại gia súc, mức hỗ trợ bằng 0,4 hệ số lương cơ sở /1 lần kết quả đạt được”.

5. Bổ sung các điểm e, g, h, i vào Khoản 2, Điều 1 như sau:

e) Hỗ trợ chăn nuôi lợn bằng giống địa phương:

Hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn cho các tổ chức, cá nhân để mua giống lợn chăn nuôi theo hướng an toàn thực phẩm. Quy mô chăn nuôi đối với cá nhân từ 20 con trở lên; đối với tổ chức từ 100 con trở lên. Số tiền vay được hỗ trợ lãi suất tính theo định mức tối đa là 1,5 triệu đồng/con, thời gian hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng.

g) Hỗ trợ chăn nuôi gia cầm bằng giống địa phương:

Hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn cho các tổ chức, cá nhân mua giống gia cầm chăn nuôi theo hướng an toàn thực phẩm. Quy mô chăn nuôi đối với cá nhân từ 500 con trở lên; đối với tổ chức từ 2.000 con trở lên. Số tiền vay được hỗ trợ lãi suất tính theo định mức tối đa là 30.000 đồng/con giống, thời gian hỗ trợ tối đa là 12 tháng.

h) Hỗ trợ chăn nuôi dê:

Hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn cho các tổ chức, cá nhân để mua giống dê. Quy mô chăn nuôi đối với cá nhân từ 30 con trở lên; đối với tổ chức từ 100 con trở lên. Số tiền vay được hỗ trợ lãi suất tính theo định mức tối đa là 2 triệu đồng/con, thời gian hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng.

i) Hỗ trợ làm chuồng trại, xử lý chất thải chăn nuôi:

Hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn cho các tổ chức, cá nhân xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn, gia cầm; xử lý chất thải theo tiêu chuẩn. Quy mô chăn nuôi được hỗ trợ vay vốn theo từng loại gia súc nêu trên. Số tiền vay được hỗ trợ lãi suất tính theo định mức tối đa là 3,5 triệu đồng/m2 đối với làm chuồng chăn nuôi lợn, dê và 2,0 triệu đồng/m2 đối với làm chuồng chăn nuôi gia cầm; thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng.

6. Bổ sung các điểm đ, e, g, h, i, k vào khoản 3 của Điều 1, cụ thể như sau:

đ) Chính sách hỗ trợ đối với các dự án ứng dụng công nghệ cao: Tổ chức, cá nhân đầu tư các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào địa bàn tỉnh được hỗ trợ như sau:

- Được nhà nước giao mặt bằng sạch để triển khai thực hiện dự án theo quy hoạch của tỉnh.

- Được hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn để thực hiện dự án. Số tiền vay vốn được hỗ trợ lãi suất bằng 50% tổng kinh phí đầu tư dự án nhưng không quá 25 tỷ đồng; thời gian hỗ trợ 36 tháng.

e) Chính sách hỗ trợ đối với các dự án đầu tư phát triển các cây, con ngoài chính sách quy định:

Tổ chức, cá nhân đầu tư dự án phát triển cây, con ngoài chính sách quy định tại Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND và quy định tại Nghị quyết này có quy mô đầu tư 5 tỷ đồng/dự án trở lên được hỗ trợ tối đa 100% lãi suất vốn vay để thực hiện dự án, mức vốn vay được hỗ trợ lãi suất bằng 50% tổng kinh phí đầu tư dự án nhưng tối đa không quá 100 tỷ đồng; thời gian hỗ trợ lãi suất là 36 tháng. UBND tỉnh xem xét quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho từng dự án và báo cáo HĐND tỉnh kết quả thực hiện tại kỳ họp gần nhất.

g) Chính sách khuyến khích phát triển lâm nghiệp;

- Hỗ trợ 3 triệu đồng/ha cho tổ chức, cá nhân chuyển đổi diện tích vườn tạp sang trồng rừng kinh tế theo kế hoạch của huyện, thành phố; diện tích hỗ trợ cho hộ gia đình tối thiểu là 0,5 ha nhưng tối đa không quá 30 ha. Diện tích chuyển đổi hàng năm căn cứ vào nhu cầu và kế hoạch tỉnh giao.

- Hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân trồng rừng kinh tế bằng giống tốt; mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha đối với trồng rừng bằng giống cây keo, hỗ trợ 8 triệu đồng/ha đối với trồng rừng bằng giống cây gỗ lớn. Diện tích hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân tối thiểu 0,5 ha trở lên nhưng tối đa không quá 30 ha. Đối với các tổ chức hỗ trợ theo dự án đã được phê duyệt nhưng tối đa không quá 100 ha/1 tổ chức.

h) Chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông lâm nghiệp: Các hợp tác xã nông lâm nghiệp thành lập mới hoặc đang hoạt động được nhà nước hỗ trợ như sau:

- Hợp tác xã nông lâm nghiệp thành lập mới được nhà nước hỗ trợ trực tiếp 01 lần, mức hỗ trợ là 30 triệu đồng/Hợp tác xã.

- Các hợp tác xã được nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất theo Luật Đất đai để làm trụ sở và kho bãi sản xuất, mức tối thiểu là 100m2 và tối đa không quá 1.000m2 (tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương).

- Trường hợp chưa có trụ sở làm việc thuộc quyền sở hữu của mình, được nhà nước hỗ trợ trực tiếp 100 triệu đồng/Hợp tác xã để xây dựng trụ sở làm việc.

- Hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, số tiền vay được hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 1 tỷ đồng/Hợp tác xã; thời gian hỗ trợ 36 tháng.

i) Chính sách dồn điền, đổi thửa: Đối với diện tích dồn điền, đổi thửa để thu hút Doanh nghiệp hoặc tổ chức thực hiện liên kết sản xuất hàng hóa được hỗ trợ như sau:

- Hỗ trợ trực tiếp 30 triệu đồng/ha, quy mô được hỗ trợ tối thiểu từ 3 ha trở lên.

- Hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp. Số tiền vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 300 triệu đồng, thời gian hỗ trợ tối đa 36 tháng.

k) Chính sách xử lý rủi ro: Các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng hưởng chính sách này khi xảy ra rủi ro do thiên tai, dịch bệnh được hỗ trợ trực tiếp theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và quy định cụ thể hóa của địa phương; được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và xử lý rủi ro theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và các quy định khác của pháp luật.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chi tiết và hướng dẫn tổ chức thực hiện.

Điều 3. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVII, Kỳ họp thứ Năm thông qua ngày 14 tháng 7 năm 2017, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 7 năm 2017 và bãi bỏ điểm b, Khoản 3, Điều 5 và Khoản 1, Điều 6 của Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND ngày 14/7/2012 của HĐND tỉnh ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ;
- Ban công tác đại biểu, UBTVQH;
- Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;
- TTr. Tỉnh ủy; HĐND; UBND tnh; UBMTTQ tỉnh;
- Đoàn ĐBQH khóa XIV tỉnh Hà Giang;
- Đại biu HĐND tỉnh khóa XVII;
- Các sở, ban, ngành, tổ chức CT-XH cấp tnh;
- TTr.HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- VP: Tnh ủy; Đoàn ĐBQH; HĐND; UBND tỉnh;
- Báo Hà Giang; Đài PTTH tnh;
- Cổng TTĐT tnh; TT Công báo - Tin học tnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Thào Hồng Sơn

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 86/2017/NQ-HĐND sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Điều 1 tại Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang

  • Số hiệu: 86/2017/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 14/07/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
  • Người ký: Thào Hồng Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản