Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2018/NQ-HĐND | Hà Giang, ngày 07 tháng 12 năm 2018 |
NGHỊ QUYẾT
BAN HÀNH CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHÓA XVII - KỲ HỌP THỨ TÁM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước
Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn;
Sau khi xem xét tờ trình số 132/TTr-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 31/BC-KTNS ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; Ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng, nguyên tắc áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Nghị quyết này quy định chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn và hỗ trợ trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Hỗ trợ lãi suất vay vốn và hỗ trợ trực tiếp đối với tổ chức có tư cách pháp nhân, trang trại, cá nhân, hộ gia đình (gọi chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện sản xuất hàng hóa những loại cây, con theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê, gia cầm; lâm nghiệp, dồn điền đổi thửa; dự án ứng dụng công nghệ cao.
b) Hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ,
3. Nguyên tắc áp dụng:
a) Đối với chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa:
- Chỉ áp dụng một lần cho một đối tượng với một nội dung thụ hưởng; trừ các đối tượng bị rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, nguyên nhân khách quan, bất khả kháng.
- Các tổ chức, cá nhân có dự án, phương án đã được vay vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội, vốn vay của các ngân hàng thương mại được hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước (gồm ngân sách của tỉnh, ngân sách Trung ương); vốn bảo lãnh tín dụng của nhà nước trùng với các nội dung hỗ trợ của chính sách sẽ không thuộc đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ của Nghị quyết này.
- Các khoản vay của tổ chức, cá nhân để trả nợ các khoản vay tại tổ chức tín dụng nơi cho vay, để trả nợ tổ chức tín dụng khác; sử dụng vốn sai mục đích, các khoản vay (gốc và lãi) quá hạn tính từ thời điểm quá hạn và các khoản vay được ngân hàng cơ cấu lại thời gian trả nợ tính từ thời điểm cơ cấu lại nợ sẽ không được hỗ trợ lãi suất.
- Các tổ chức, cá nhân sử dụng vốn vay, kinh phí hỗ trợ trực tiếp không đúng mục đích sẽ bị thu hồi và xử lý theo quy định pháp luật hiện hành.
b) Đối với Doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thực hiện theo điều 4, Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ.
Điều 2. Hỗ trợ lãi suất vay vốn và hỗ trợ trực tiếp đối với tổ chức có tư cách pháp nhân, trang trại, cá nhân, hộ gia đình thực hiện sản xuất hàng hóa những loại cây, con theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê, gia cầm; lâm nghiệp; dồn điền đổi thửa (giai đoạn 2019 - 2021)
1. Hỗ trợ lãi suất
a) Đối với cây chè:
- Hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn cho các tổ chức, cá nhân để thâm canh vườn chè (vườn chè đủ điều kiện để xây dựng tiêu chuẩn VietGAP hoặc hữu cơ). Mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất tối đa là 30 triệu đồng/ha, thời gian hỗ trợ 24 tháng.
- Hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà máy chế biến với dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến. Mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 5.000 triệu đồng/dự án, thời gian hỗ trợ 36 tháng.
b) Đối với cây cam:
- Hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn cho các tổ chức, cá nhân để thâm canh vườn cam theo tiêu chuẩn VietGAP. Mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất tối đa là 50 triệu đồng/ha (đối với vườn cam có xây dựng đường giao thông, hệ thống tưới, mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất tối đa là 80 triệu đồng/ha), thời gian hỗ trợ 24 tháng,
- Hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn cho các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở bảo quản cam. Mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất tối đa là 500 triệu đồng/dự án, thời gian hỗ trợ 36 tháng.
c) Đối với chăn nuôi trâu, bò:
- Hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay cho các tổ chức, cá nhân mua giống trâu bò, quy mô từ 20 con trở lên. Mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất tối đa là 20 triệu đồng/con, thời gian hỗ trợ 36 tháng.
- Hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay cho các tổ chức, cá nhân đầu tư nhà máy chế biến thực phẩm từ sản phẩm gia súc, gia cầm. Mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất tối đa là 10.000 triệu đồng/dự án, thời gian hỗ trợ 60 tháng,
d) Đối với nuôi ong:
Hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay cho các tổ chức, cá nhân mua giống ong nội, quy mô tối thiểu từ 20 tổ ong trở lên. Mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất tối đa là 01 triệu đồng/tổ ong, thời gian hỗ trợ 24 tháng.
đ) Đối với chăn nuôi lợn bằng giống địa phương:
Hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn cho các tổ chức, cá nhân để mua giống lợn chăn nuôi theo hướng an toàn thực phẩm. Quy mô chăn nuôi đối với cá nhân từ 20 con trở lên; đối với tổ chức từ 100 con trở lên. Mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất tối đa là 1,5 triệu đồng/con, thời gian hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng.
e) Đối với chăn nuôi gia cầm bằng giống địa phương:
Hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn cho các tổ chức, cá nhân mua giống gia cầm chăn nuôi theo hướng an toàn thực phẩm. Quy mô chăn nuôi đối với cá nhân từ 500 con trở lên; đối với tổ chức từ 2.000 con trở lên. Mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất tối đa là 30.000 đồng/con giống, thời gian hỗ trợ tối đa là 12 tháng.
g) Đối với chăn nuôi dê:
Hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn cho các tổ chức, cá nhân để mua giống dê. Quy mô chăn nuôi đối với cá nhân từ 30 con trở lên; đối với tổ chức từ 100 con trở lên. Mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất tối đa là 2 triệu đồng/con, thời gian hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng.
h) Đối với làm chuồng trại, xử lý chất thải chăn nuôi:
- Hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay cho các tổ chức, cá nhân xây dựng chuồng trại chăn nuôi trâu, bò gắn với xử lý chất thải theo tiêu chuẩn. Mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất là 3,5 triệu đồng/m2 chuồng trại, thời gian hỗ trợ tối đa là 36 tháng.
- Hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn cho các tổ chức, cá nhân xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn, dê, gia cầm gắn với xử lý chất thải theo tiêu chuẩn. Mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất là 3,5 triệu đồng/m2 đối với làm chuồng chăn nuôi lợn, dê và 2,0 triệu đồng/m2 đối với làm chuồng chăn nuôi gia cầm; thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng.
i) Đối với các dự án ứng dụng công nghệ cao: Tổ chức, cá nhân đầu tư các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào địa bàn tỉnh được hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn để thực hiện dự án. Mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất bằng 50% tổng kinh phí đầu tư dự án nhưng không quá 25 tỷ đồng, thời gian hỗ trợ 36 tháng; Được nhà nước giao mặt bằng sạch để triển khai thực hiện dự án theo quy hoạch của tỉnh.
2. Hỗ trợ trực tiếp
a) Hỗ trợ đăng ký thương hiệu sản phẩm:
Hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký lần đầu thương hiệu sản phẩm hàng hóa sản xuất tại địa phương; mức hỗ trợ tối đa 50 triệu đồng/1 thương hiệu.
b) Hỗ trợ chế biến thức ăn chăn nuôi:
Hỗ trợ tối đa 10.000 triệu đồng/nhà máy cho tổ chức, cá nhân đầu tư nhà máy sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi.
c) Hỗ trợ phát triển giống đại gia súc:
Hỗ trợ tiền công cho người dẫn tinh viên làm công tác phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho đại gia súc, mức hỗ trợ bằng 0,4 hệ số lương cơ sở /1 lần kết quả đạt được.
d) Hỗ trợ khuyến khích phát triển lâm nghiệp:
- Hỗ trợ 3 triệu đồng/ha cho tổ chức, cá nhân chuyển đổi diện tích vườn tạp sang trồng rừng kinh tế theo kế hoạch của huyện, thành phố; diện tích hỗ trợ cho hộ gia đình tối thiểu là 0,5 ha nhưng tối đa không quá 30 ha. Diện tích chuyển đổi hàng năm căn cứ vào nhu cầu và kế hoạch tỉnh giao.
- Hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân trồng rừng kinh tế bằng giống tốt; mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha đối với trồng rừng bằng giống cây keo, hỗ trợ 8 triệu đồng/ha đối với trồng rừng bằng giống cây gỗ lớn. Diện tích hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân tối thiểu 0,5 ha trở lên nhưng tối đa không quá 30 ha. Đối với các tổ chức hỗ trợ theo dự án đã được phê duyệt nhưng tối đa không quá 100 ha/1 tổ chức.
đ) Hỗ trợ dồn điền, đổi thửa: Đối với diện tích dồn điền, đổi thửa để thu hút Doanh nghiệp hoặc tổ chức thực hiện liên kết sản xuất hàng hóa được hỗ trợ như sau:
- Hỗ trợ trực tiếp 30 triệu đồng/ha, quy mô được hỗ trợ tối thiểu từ 3 ha trở lên.
- Hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp. Số tiền vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 300 triệu đồng, thời gian hỗ trợ tối đa 36 tháng.
3. Xử lý rủi ro:
Các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng hưởng chính sách này khi xảy ra rủi ro do thiên tai, dịch bệnh được hỗ trợ trực tiếp theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và quy định cụ thể hóa của địa phương; được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và xử lý rủi ro theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và các quy định khác của pháp luật.
Điều 3. Hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ như sau
1. Mức hỗ trợ bằng chênh lệch lãi suất vay thương mại so với lãi suất tín dụng nhà nước ưu đãi đầu tư tính trên số dư thực tế tại thời điểm xem xét hồ sơ hỗ trợ.
2. Thời gian hỗ trợ: Thời gian hỗ trợ tính từ ngày bắt đầu giải ngân theo hợp đồng tín dụng đến ngày xem xét hồ sơ hỗ trợ, nhưng không quá: 04 năm đối với dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư; 03 năm đối với dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư; 02 năm đối với dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư. Trường hợp dự án của doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập thì thời gian hỗ trợ lãi suất là 08 năm.
3. Phương thức hỗ trợ; Doanh nghiệp được giải ngân 01 lần số tiền hỗ trợ sau khi dự án được nghiệm thu hoàn thành.
4. Dự án mà doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị thì được áp dụng hỗ trợ lãi suất theo chu kỳ sản xuất của sản phẩm.
5. Hạn mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất tối đa bằng 70% tổng mức đầu tư dự án nhưng không quá 100 tỷ đối với dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư; không quá 30 tỷ đối với dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư.
Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các tổ chức, cá nhân đã được thẩm định đủ điều kiện vay vốn trước ngày 31/12/2018 tiếp tục được giải ngân; các tổ chức, cá nhân đang dư nợ tại các ngân hàng thương mại tiếp tục được hỗ trợ lãi suất cho đến hết chu kỳ sản xuất kinh doanh theo Nghị quyết số 209/2015/NQ-HĐND và Nghị quyết số 86/2017/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.
2, Các tổ chức, cá nhân đã được thẩm định đủ điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ trực tiếp trước ngày 31/12/2018 tiếp tục được hỗ trợ theo Nghị quyết số 209/2015/NQ-HĐND và Nghị quyết số 86/2017/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chi tiết và hướng dẫn tổ chức thực hiện.
2. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang Khóa XVII Kỳ họp thứ Tám thông qua ngày 07 tháng 12 năm 2018, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 và bãi bỏ Nghị quyết số 209/2015/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2019; Nghị quyết số 86/2017/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của điều 1 tại Nghị quyết số 209/2015/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang về việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 2Quyết định 851/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường; tập trung trồng rừng gắn với công nghiệp chế biến gỗ để nâng cao giá trị kinh tế rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2020
- 3Kế hoạch 79/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 16-NQ/TU về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016-2025 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 4Nghị quyết 86/2017/NQ-HĐND sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Điều 1 tại Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 5Quyết định 15/2017/QĐ-UBND hướng dẫn Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND và 86/2017/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 6Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND quy định về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 7Nghị quyết 34/2019/NQ-HĐND bãi bỏ một số Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành
- 8Quyết định 131/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang năm 2019
- 9Quyết định 267/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019-2023 của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang
- 1Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 2Nghị quyết 86/2017/NQ-HĐND sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Điều 1 tại Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 3Nghị quyết 34/2019/NQ-HĐND bãi bỏ một số Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành
- 4Quyết định 131/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang năm 2019
- 5Quyết định 267/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019-2023 của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang
- 1Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Quyết định 851/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường; tập trung trồng rừng gắn với công nghiệp chế biến gỗ để nâng cao giá trị kinh tế rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2020
- 5Kế hoạch 79/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 16-NQ/TU về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016-2025 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 6Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
- 7Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
- 8Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 9Quyết định 15/2017/QĐ-UBND hướng dẫn Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND và 86/2017/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 10Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND quy định về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 11Quyết định 05/2019/QĐ-UBND hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 29/2018/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Nghị quyết 29/2018/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- Số hiệu: 29/2018/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 07/12/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
- Người ký: Thào Hồng Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra