Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 79/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 28 tháng 9 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 16-NQ/TU NGÀY 22/5/2016 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH (KHÓA XVI) VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN 2016-2025

Thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 22/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016-2025. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Quán triệt đầy đủ, sâu rộng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 22/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016-2025; tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và người dân thay đổi tư duy trong sản xuất, từ phát triển theo chiều rộng lấy số lượng làm mục tiêu sang phát triển theo chiều sâu dựa trên nền tảng khoa học công nghệ để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

2. Yêu cầu

Các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 22/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016-2025 và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Kế hoạch phải bám sát với mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 tỉnh Tuyên Quang; Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015-2020. Xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp triển khai và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị để thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ và mục tiêu Nghị quyết đề ra.

II. NHIỆM VỤ CHUNG

1. Tập trung phát triển sản xuất nông lâm nghiệp; nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.

- Giai đoạn 2016-2020: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân trên 4%/năm (trong đó: nông nghiệp tăng trên 4%/năm, lâm nghiệp tăng trên 4%/năm, thủy sản tăng 3%/năm). Đến năm 2020, tổng giá trị nông sản hàng hóa chủ lực chiếm 60% tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; giá trị sản xuất bình quân/ha canh tác gấp 1,6 lần so với năm 2015.

- Giai đoạn 2021-2025: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân trên 3%/năm (trong đó: nông nghiệp tăng trên 3%/năm, lâm nghiệp tăng 4%/năm, thủy sản tăng 2%/năm). Đến năm 2025, tổng giá trị nông sản hàng hóa chủ lực chiếm 70% tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; giá trị sản xuất bình quân/ha canh tác tăng cao hơn so với năm 2020.

2. Quy hoạch, cơ cấu hợp lý đất đai, phát triển bền vững các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, có chất lượng, có sức cạnh tranh và hiệu quả cao gắn với nhu cầu của thị trường

- Tập trung thâm canh nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm cây mía nguyên liệu 15.500 ha (năng suất bình quân toàn tỉnh đạt trên 80 tấn/ha, chữ đường đạt trên 12 CCS); ổn định vùng chè 8.800 ha (60% diện tích được trồng thay thế bằng giống chất lượng), trong đó trồng mới 500 ha chè đặc sản tại huyện Na Hang; phát triển bền vững vùng cam trên 5.500 ha, vùng lạc hàng hóa trên 4.500 ha (trong đó diện tích lạc giống 300 ha).

- Nâng cao năng suất, giá trị và hiệu quả rừng trồng gỗ nguyên liệu trên 130.000 ha, trong đó rừng gỗ lớn 69.000 ha; sản lượng gỗ khai thác trên 800.000 m3/năm (trong đó: 28% sản lượng là gỗ lớn); từng bước xây dựng trung tâm chế biến gỗ lớn tại Tuyên Quang gắn với phát triển vùng nguyên liệu bền vững.

- Phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại, nâng tỷ trọng chăn nuôi tập trung đạt 40 - 50% tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi; đảm bảo tốc độ tăng tổng đàn bình quân: đàn trâu 2%/năm, đàn bò 5%/năm (trong đó đàn bò sữa: 1,91%/năm), đàn lợn 6%/năm, đàn gia cầm 6,7%/năm. Nâng cao thu nhập từ bán trâu giống.

- Mở rộng nuôi cá lồng trên sông, hồ thủy điện, hồ thủy lợi; tăng tỷ trọng nuôi các loại cá bản địa quý hiếm (Dầm Xanh, Anh Vũ, Chiên, Lăng Chấm, Bỗng), các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, đang được thị trường ưa chuộng (cá Lăng Nha, cá Tầm); phấn đấu giá trị cá đặc sản đạt 25% tổng giá trị sản phẩm thủy sản.

- Tiếp tục nghiên cứu thị trường, xây dựng các vùng chuyên canh một số nông sản hàng hóa khác có hiệu quả kinh tế trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

3. Tăng cường thu hút đầu tư và quản lý có hiệu quả các nguồn vốn đầu xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp hàng hóa

- Xây dựng Trung tâm sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, cơ sở sản xuất giống cây keo lai bằng phương pháp nuôi cây mô; hoàn thiện cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản.

- Từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, đồng bộ; tập trung nguồn lực kiên cố hóa kênh mương, xây dựng cơ sở hạ tầng vùng cam sành, vùng chè, vùng sản xuất hàng hóa tập trung; nâng cấp, xây dựng các tuyến đường ô tô vận chuyển lâm sản kết hợp với dân sinh; đường nội đồng vào vùng sản xuất hàng hóa tập trung cam, chè, mía.

- Đầu tư xây dựng công trình thủy lợi theo quy hoạch, trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng công trình thủy lợi đa mục tiêu, tạo nguồn nước nuôi trồng thủy sản và tưới chủ động cho cây trồng chủ lực (khuyến khích nhân dân tận dụng mọi điều kiện để tưới cho cây trồng, phấn đấu đến năm 2025 có trên 10% diện tích cam, chè, mía tập trung được tưới chủ động).

- Giải quyết kịp thời những vấn đề thuộc trách nhiệm của địa phương để bảo đảm tiến độ đầu tư dự án: đầu tư phát triển chuỗi giá trị cam; nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi; tổ hợp sản xuất giống gia súc, gia cầm; nuôi bò thịt chất lượng cao; nuôi bò sữa kỹ thuật cao; xây dựng các trạm nguyên liệu giấy; các nhà máy chế biến gỗ, viên gỗ nén.

- Khuyến khích, tạo điều kiện đầu tư cải tiến công nghệ, đa dạng hóa các sản phẩm của nhà máy đường; xây dựng cơ sở hạ tầng và vùng sản xuất mía giống công nghệ cao.

- Xây dựng chính sách ưu đãi, mời gọi đầu tư, tập trung thu hút các dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản: Cam, chè Shan tuyết, Lạc…

4. Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, quản lý trong nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, cơ giới, bảo quản, chế biến sau thu hoạch đồng bộ, nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực và đặc sản trên địa bàn tỉnh; tăng cường xúc tiến thương mại, quản lý chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị trường nông sản hàng hóa.

III. NHIỆM VỤ CỦA CÁC NGÀNH, ĐƠN VỊ

1. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

Tuyên truyền, quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 22/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016-2025 trên địa bàn; tăng cường tuyên truyền đến các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên và nhân dân để nhận thức đầy đủ, sâu sắc về phát triển nông nghiệp hàng hóa, từ đó phát huy sức mạnh tổng hợp để phát triển bền vững các vùng sản xuất hàng hóa, trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Xây dựng các Đề án, Kế hoạch sản xuất hàng hóa trên địa bàn đối với những cây trồng, vật nuôi, thủy sản, ngành nghề truyền thống có lợi thế, giá trị kinh tế, có sức cạnh tranh cao gắn với nhu cầu thị trường. Chủ động mời gọi đầu tư, phát triển liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản hàng hóa trên địa bàn.

Xây dựng mô hình sản xuất hàng hóa gắn với du lịch sinh thái (mỗi huyện, thành phố có ít nhất 01 mô hình).

Hoàn thành giao đất sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn; rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp xã đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2020 (Chuyển đổi diện tích đất đang canh tác kém hiệu quả sang trồng cây có lợi thế, giá trị kinh tế cao hơn, có thị trường tiêu thụ, mở rộng vùng chuyên canh, sản xuất quy mô lớn); phối hợp điều chỉnh quy hoạch đất lúa, quy hoạch phát triển trồng trọt và quy hoạch phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2035.

Phối hợp chặt chẽ với các ngành, hỗ trợ tạo điều kiện cho các chủ đầu tư, doanh nghiệp, nhà đầu tư, giải quyết kịp thời những vấn đề thuộc trách nhiệm của địa phương để bảo đảm tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn, nhất là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

Củng cố, nâng cao năng lực của tổ chức quản lý ngành nông nghiệp trên địa bàn, nhất là hệ thống khuyến nông, gắn trách nhiệm đội ngũ cán bộ khuyến nông với việc xây dựng các mô hình tổ chức sản xuất có hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực và đặc sản của địa phương.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tập trung điều chỉnh các quy hoạch ngành, lĩnh vực: điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025, điều chỉnh hợp lý cơ cấu 3 loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) để tăng quỹ đất sản xuất hàng hóa; quy hoạch mạng lưới chế biến lâm sản; quy hoạch vùng sản xuất gỗ lớn đáp ứng nhu cầu chế biến gỗ xuất khẩu; lập Quy hoạch xây dựng và phát triển Thủy lợi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2035; lập Quy hoạch phát triển Thủy sản tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2035. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch đất lúa, quy hoạch phát triển trồng trọt và quy hoạch phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2035.

Thực hiện có hiệu quả các đề án: Đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp; Đề án nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2020; Đề án kiên cố hóa kênh mương giai đoạn 2016-2025; Đề án bảo vệ môi trường nông thôn trong hoạt động xử lý chất thải bao bì thuốc bảo vệ thực vật; Tiếp tục lồng ghép nguồn vốn, huy động nguồn lực xã hội, tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015-2020 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trong đó đẩy mạnh thực hiện kế hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung đảm giá trị sản xuất đạt 40-50% tổng giá trị ngành chăn nuôi và kế hoạch phát triển nuôi cá lồng đặc sản trên sông, hồ thủy điện, hồ thủy lợi, phấn đấu giá trị sản xuất cá đặc sản đạt 25% giá trị sản phẩm thủy sản vào năm 2020.

Tổ chức thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất hàng hóa, phát triển trang trại, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp hàng hóa, liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn; chính sách khuyến khích phát triển Hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện chính sách hỗ trợ xây dựng kênh mương, đường giao thông nội đồng, nhà văn hóa và xây dựng một số công trình hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh, giai đoạn 2016-2020 đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.

Nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ giống cây trồng nông nghiệp mới; hỗ trợ giống để nhân dân đầu tư thâm canh tăng vụ; trồng rừng sản xuất bằng cây keo lai mô và phát triển trồng rừng thâm canh cung cấp nguyên liệu gỗ lớn; hỗ trợ sản xuất hàng hóa đạt tiêu chuẩn; khuyến khích đầu tư xây dựng công trình tưới chủ động cho diện tích cam, chè, mía tập trung bằng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Tiếp tục củng cố Hợp tác xã nông nghiệp mở rộng các ngành nghề dịch vụ, gắn với chuỗi cung ứng sản phẩm hàng hóa cụ thể (năm 2016, thí điểm xây dựng Hợp tác xã Thái Hòa, gắn với thương hiệu cá Chiên và kết nối thị trường Hà Nội); kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông, khuyến lâm, gắn trách nhiệm đội ngũ cán bộ khuyến nông với việc xây dựng các mô hình tổ chức sản xuất có hiệu quả. Phối hợp thực hiện tốt chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành nông nghiệp; xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngành nông nghiệp từ tỉnh đến cơ sở.

Thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư: xây dựng trung tâm sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi tỉnh Tuyên Quang; cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng phát triển vùng trồng cam sành huyện Hàm Yên; phát triển lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang; dự án Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng phát triển vùng chè huyện Sơn Dương, Yên Sơn; xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất thủy sản Na Hang; hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và chuyển giao công nghệ sản xuất giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cho trường Đại học Tân Trào và Công ty Cổ phần giấy An Hòa; đầu tư các dự án thủy lợi theo quy hoạch.

Đề xuất các dự án thu hút đầu tư trong nước, vốn FDI vào nông, lâm nghiệp, thủy sản, tập trung thu hút các dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản (Cam, chè Shan tuyết, Lạc…), các dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ. Tăng cường công tác phối hợp thực hiện xúc tiến thương mại, đàm phán hợp tác đầu tư, hợp tác quốc tế về phát triển nông nghiệp hàng hóa.

Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển thương hiệu các sản phẩm nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh; xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao, biện pháp canh tác trên đất dốc, canh tác tổng hợp, tưới tiên tiến, công nghệ cao cho cây trồng chủ lực; hỗ trợ nhân rộng sản xuất theo quy trình VietGAP gắn với xúc tiến mở rộng thị trường; hoàn thành cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC cho các công ty lâm nghiệp thuộc tỉnh, đánh giá tổ chức nhân rộng; Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển các chuỗi giá trị: chè, cam, lạc, dong riềng, keo, trâu, lợn, cá.

Nâng cao năng lực quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường công tác quản lý cấp phép kinh doanh và sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tham mưu thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 41/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020. Hướng dẫn các nhà đầu tư về hồ sơ, thủ tục thụ hưởng chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn ban hành theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ.

Tiếp tục thực hiện cải thiện môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tập trung thu hút các dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản... các dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ.

Chủ trì phối hợp các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thường xuyên nắm tiến độ, kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp.

Tham mưu lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa, xây dựng các cơ sở sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi; công trình hạ tầng phát triển vùng hàng hóa chủ lực; xây dựng công trình thủy lợi đa mục tiêu; công trình hạ tầng phát triển vùng cam, chè, mía; bê tông hóa đường giao thông nội đồng,...

4. Sở Tài chính

Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành có liên quan cân đối và bố trí các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác trong kế hoạch ngân sách hàng năm để ưu tiên tập trung đầu tư cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh, thực hiện có hiệu quả nội dung của kế hoạch được duyệt.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2020; rà soát, xây dựng quỹ đất thu hút đầu tư vào nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh; thường xuyên theo dõi, đánh giá chất lượng đất, đề xuất cơ cấu hợp lý các vùng chuyên canh cây trồng phù hợp để phát huy hiệu quả tiềm năng đất đai, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tham mưu chỉ đạo hoàn thành giao đất cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh; cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục thu hồi, giao đất cho nhà đầu tư thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng cơ chế chuyển đổi, tích tụ ruộng đất sản xuất hàng hóa. Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư được thụ hưởng chính sách của nhà nước về ưu đãi, miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước khi đầu tư vào tỉnh. Hướng dẫn thực hiện liên kết sản xuất, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, chuyển đổi, tích tụ ruộng đất trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng, người dân về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

6. Sở Khoa học và Công nghệ

Xây dựng và thực hiện có hiệu quả chương trình ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực và đặc sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020.

Rà soát, đánh giá thực trạng trang thiết bị công nghệ, đề xuất hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất, bảo quản chế biến trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhà máy đường ứng dụng công nghệ xây dựng vùng sản xuất mía giống, nâng cao năng suất mía nguyên liệu, cải tiến công nghệ chế biến để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm.

Xây dựng chương trình hợp tác với các trường đại học, các tổ chức khoa học về ứng dụng công nghệ sinh học, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin để nâng cao năng suất, hiệu quả và giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa.

Ưu tiên bố trí kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ, đồng thời chủ động mời gọi các nhà khoa học, các trường đại học liên kết nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học cho phát triển nông nghiệp hàng hóa để tập trung giải quyết các vấn đề về: tuyển chọn bộ giống cam chất lượng tốt và thu hoạch rải vụ; nâng cao năng lực sản xuất giống cam sạch bệnh; canh tác cam trên đất dốc hiệu quả; chọn giống chất lượng cao thay thế diện tích chè, mía, lạc kém hiệu quả; sản xuất giống keo lai bằng phương pháp nuôi cấy mô; phục tráng, nâng cao tầm vóc đàn trâu, bò; sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Lăng Chấm, Rầm Xanh, Anh Vũ; tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng chủ lực; sản xuất an toàn sinh học, phòng chống dịch bệnh, ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu; cơ giới hóa, bảo quản, chế biến sản phẩm sau thu hoạch; xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng khoa học, công nghệ đạt hiệu quả cao,....

7. Sở Công Thương

Triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2016-2020. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến nông, lâm, thủy sản tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại hàng hóa nông, lâm, thủy sản.

8. Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn đến năm 2020.

Nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp, định hướng cho học sinh, người lao động nông thôn về ngành nghề đào tạo với cơ cấu ngành nghề hợp lý. Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, định hướng cho học sinh, người lao động nông thôn về ngành nghề đào tạo với cơ cấu ngành nghề hợp lý. Đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đảm bảo sát với yêu cầu thực tế và đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, phát huy hiệu quả ngành nghề được đào tạo, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn; nâng cao năng lực cho nông dân trong việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất.

9. Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản, kết hợp với phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng để quảng bá và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản của địa phương. Mời gọi các doanh nghiệp, hộ kinh doanh quảng bá các sản phẩm tiêu biểu trên trang Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Tuyên Quang, hướng dẫn các đơn vị sử dụng thương mại điện tử để mở rộng thị trường cho các sản phẩm. Nâng cao năng lực xúc tiến đầu tư và ứng dụng công nghệ điện tử, năng lực dự báo thông tin cơ hội, thị trường, sản xuất, lưu thông hàng hóa. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm chủ lực và đặc sản trên địa bàn tỉnh. Xây dựng các dự án mời gọi đầu tư, vận động viện trợ trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản.

10. Các sở, ban, ngành liên quan

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao và nhiệm vụ cụ thể trong Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 22/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016-2025 xây dựng đề án, phương án, kế hoạch để tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời nghiên cứu đề xuất các giải pháp lồng ghép kế hoạch phát triển của ngành với kế hoạch phát triển nông nghiệp hàng hóa của tỉnh; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp hàng hóa.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố căn cứ nhiệm vụ được giao có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể của địa phương, đơn vị để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch này. Định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo kết quả thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh (đồng gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp).

2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện Kế hoạch này, định kỳ 6 tháng và hàng năm tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình triển khai và kết quả thực hiện theo quy định.

3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ tham gia tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này và lồng ghép các nội dung của Kế hoạch với các chương trình, đề án có liên quan; đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong đoàn viên, hội viên; phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Yêu cầu các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện; trong quá trình tổ chức thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền giải quyết các cơ quan, đơn vị chủ động báo cáo và đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy; (Báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh; (Báo cáo)
- Chủ tịch UBND tỉnh; (Báo cáo)
- Các PCT UBND tỉnh;
- Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể cấp tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND huyện, thành phố;
- Các Phó CVP UBND tỉnh;
- Trưởng Phòng KT CNLN;
- Lưu VT, (Dt 65).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đình Quang

 

CÁC NỘI DUNG CÔNG VIỆC CHỦ YẾU TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN 2016-2025

(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 79/KH-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Số TT

Nội dung công việc

Cơ quan chủ trì tham mưu thực hiện

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

I

CÔNG TÁC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT

 

 

 

1

Tuyên truyền phổ biến, quán triệt Nghị quyết và Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 22/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016-2025 đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân.

Các sở ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Triển khai học tập lần đầu xong trong tháng 10/2016 và thực hiện thường xuyên.

2

Xây dựng Kế hoạch cụ thể thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 22/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016-2025 Nghị quyết và tổ chức thực hiện đảm bảo tiến độ, hiệu quả, phù hợp với từng địa phương, đơn vị.

Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các sở, ban, ngành liên quan

Các cơ quan, đơn vị liên quan

Tháng 10/2016

3

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các nội dung, nhiệm vụ Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 22/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016-2025.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở ngành liên quan; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; các cơ quan báo, đài trên địa bàn

Thường xuyên

4

Đánh giá sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 22/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 22/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; xây dựng kế hoạch thực hiện giai đoạn 2021-2025.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các sở, ban, ngành liên quan

Năm 2020

II

XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CÁC QUY HOẠCH, ĐỀ ÁN, CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH

 

 

 

1

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2020.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các ngành liên quan

Hoàn thành lập Quy hoạch trong năm 2016

2

Điều chỉnh lại cơ cấu 3 loại rừng cho phù hợp; xây dựng 03 Quy hoạch: Lâm nghiệp, Thủy lợi, Thủy sản giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2035.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các ngành liên quan

Hoàn thành lập Quy hoạch trong năm 2016

3

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch đất lúa, quy hoạch phát triển trồng trọt và quy hoạch phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2035.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các ngành có liên quan

Năm 2019

4

Tổ chức thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015-2020 thiết thực, hiệu quả.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành liên quan

Thường xuyên

5

Đề án nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2020.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; các sở, ngành liên quan

Hoàn thành xây dựng Đề án trong năm 2016

6

Đề án kiên cố hóa kênh mương giai đoạn 2016-2025.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

Hoàn thành xây dựng Đề án trong năm 2016

7

Đề án bê tông hóa đường giao thông nội đồng giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025.

Sở Giao thông Vận tải

Các cơ quan, đơn vị có liên quan; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

Hoàn thành xây dựng Đề án trong năm 2016

8

Kế hoạch đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2016-2020.

Sở Công Thương

Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; các đơn vị có liên quan

Giai đoạn 2016-2020

9

Rà soát, quy hoạch quỹ đất cho các dự án thu hút đầu tư vào tỉnh.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, đơn vị liên quan

Theo chương trình xúc tiến đầu tư

10

Đề án bảo vệ môi trường nông thôn trong hoạt động xử lý chất thải bao bì thuốc bảo vệ thực vật và nâng cao nhận thức, hành động của người dân trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; các sở, ngành liên quan

Hoàn thành xây dựng Đề án trong năm 2017

11

Đề án nâng cao năng lực quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; các sở, ngành liên quan

Hoàn thành xây dựng Đề án trong năm 2017

12

Xây dựng các Đề án, dự án sản xuất hàng hóa trên địa bàn các huyện, thành phố.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Kế hoạch và Đầu tư

2016-2017

13

Kế hoạch phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Tuyên Quang.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các sở ban ngành liên quan

Hàng năm

14

Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn đến năm 2020.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các sở ban ngành liên quan

Năm 2017

III

NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

 

 

 

1

Xây dựng chương trình khoa học và công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực và đặc sản của tỉnh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp hàng hóa hiệu quả, bền vững.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị liên quan

Hoàn thành việc xây dựng chương trình trong năm 2017

2

Rà soát, đánh giá thực trạng trang thiết bị công nghệ, đề xuất hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất, bảo quản chế biến trên địa bàn tỉnh.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan

Hoàn thành việc rà soát trong năm 2017

3

Nghiên cứu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản nông sản (tập trung cho khâu giống; biện pháp canh tác trên đất dốc, thâm canh tổng hợp; tưới tiết kiệm nước cho cây trồng chủ lực).

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan

2017-2020

4

Ứng dụng công nghệ cao để xây dựng bộ giống mía năng suất, rải vụ thu hoạch, phù hợp với điều kiện lập địa từng vùng sản xuất; xây dựng vùng mía giống ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn các xã: Phúc Ứng (Sơn Dương); Vinh Quang, Phúc Sơn (Chiêm Hóa)...

Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Khoa học và Công nghệ; Ủy ban nhân dân huyện

2016-2020

5

Liên kết đầu tư xây dựng công trình tưới nước chủ động cho cây mía bằng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nước

Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Khoa học và Công nghệ; Ủy ban nhân dân huyện

2016-2020

6

Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất giống keo lai bằng phương pháp nuôi cấy mô, phục vụ trồng rừng, phát triển vùng nguyên liệu giấy bền vững.

Công ty cổ phần Giấy An Hòa

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Khoa học và Công nghệ; Ủy ban nhân dân huyện

2016-2020

7

Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng sản xuất giống, nhận chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống keo lai bằng phương pháp nuôi cấy mô.

Trường Đại học Tân Trào

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Khoa học và Công nghệ; Ủy ban nhân dân huyện

2016-2018

8

Tiếp tục hoàn thiện công nghệ nhân giống bằng phương pháp nhân tạo và kỹ thuật nuôi thương phẩm một số loài cá đặc sản, quý hiếm trên địa bàn tỉnh.

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

2016-2020

IV

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU, XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ

 

 

 

1

Kế hoạch tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm chủ lực và đặc sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh

UBND các huyện, thành phố; các sở, ngành có liên quan

Hoàn thành việc xây dựng Kế hoạch trong năm 2017

2

Chương trình truyền thông bảo vệ thương hiệu cam sành Hàm Yên.

Ủy ban nhân dân huyện Hàm Yên

Các đơn vị liên quan

Năm 2016

3

Lựa chọn một số trang trại trồng cam và thâm canh cây cam sành điển hình kết hợp phát triển du lịch sinh thái nhà vườn.

Ủy ban nhân dân huyện Hàm Yên

Các đơn vị liên quan

Năm 2017

4

Xây dựng nhãn hiệu và quảng bá thương hiệu các sản phẩm: Lạc Chiêm Hóa, Bưởi Xuân Vân, cá chiên Thái Hòa, trâu Chiêm Hóa, trâu Hàm Yên, vịt bầu Minh Hương, rau an toàn xã Hoàng Khai, Chè Shan Sinh Long (Na Hang); chè Khau Mút (Lâm Bình); chè Kia Tăng (Hồng Thái); Hồng không hạt Xuân Vân...

Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan

2016-2020

5

Tiếp tục phát triển các chuỗi giá trị: Chè, cam, lạc, dong riềng, keo, trâu, lợn, cá.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cơ quan, đơn vị liên quan.

Giai đoạn 2016-2020

V

XÂY DỰNG, THỰC HIỆN CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH

 

 

 

1

Chính sách hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương; bê tông hóa đường giao thông nội đồng; xây dựng nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố gắn với sân thể thao, khuôn viên và một số công trình hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; các sở, ban, ngành liên quan

Hàng năm

2

Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển Hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thủy sản.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; các sở, ngành có liên quan

Hàng năm

3

Tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa, phát triển trang trại, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; các sở, ngành có liên quan

Hàng năm

4

Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan

Hàng năm

5

Đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan

Hoàn thành việc đề xuất trong năm 2016

6

Đề xuất chính sách hỗ trợ giống cây trồng nông nghiệp mới; hỗ trợ giống để nhân dân đầu tư thâm canh tăng vụ.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

Hàng năm

7

Xây dựng chính sách hỗ trợ hộ gia đình trồng rừng sản xuất bằng cây keo lai mô và phát triển trồng rừng thâm canh cung cấp nguyên liệu gỗ lớn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

2017-2020

8

Thực hiện tốt chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngành nông nghiệp từ tỉnh đến cơ sở.

Sở Nội vụ

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành phố

Hàng năm

VI

CỦNG CỐ TỔ CHỨC

 

 

 

1

Triển khai thực hiện Đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các ngành liên quan

Năm 2017

2

Củng cố Hợp tác xã nông nghiệp mở rộng các ngành nghề dịch vụ, gắn với chuỗi cung ứng sản phẩm hàng hóa cụ thể.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan

Hàng năm

3

Kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực của hệ thống Khuyến nông cấp huyện đến cơ sở.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

Hàng năm

VII

DỰ ÁN ĐẦU TƯ

 

 

 

1

Dự án cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng phát triển vùng trồng cam sành Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan

2016-2020

2

Dự án phát triển vùng chè Yên Sơn, Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan

2016-2020

3

Dự án phát triển lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan

2016-2020

4

Dự án nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Tuyên Quang.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan

2016-2020

5

Dự án Xây dựng Trung tâm giống cây trồng, Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Tuyên Quang.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan

2017-2020

6

Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng và nhận chuyển giao công nghệ sản xuất giống cây keo lai bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, Ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

2017-2020

7

Các Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan

2017-2020

8

Các dự án mới gọi đầu tư:

 

 

 

8.1

Dự án liên kết sản xuất - tiêu thụ cam an toàn huyện Hàm Yên.

Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh

Các Sở ban ngành, cơ quan, đơn vị liên quan

2016-2020

8.2

Dự án Nhà máy chế biến nước cam tại huyện Hàm Yên.

Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh

Các Sở ban ngành, cơ quan, đơn vị liên quan

2016-2020

8.3

Dự án sản xuất rau công nghệ cao - An toàn tại thành phố Tuyên Quang.

Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh

Các Sở ban ngành, cơ quan, đơn vị liên quan

2016-2020

8.4

Dự án Xây dựng nhà máy chế biến chè Shan tuyết gắn với vùng nguyên liệu chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Na Hang.

Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh

Các Sở ban ngành, cơ quan, đơn vị liên quan

2016-2020

8.5

Dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản tại Cụm công nghiệp An Thịnh, huyện Chiêm Hóa.

Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh

Các Sở ban ngành, cơ quan, đơn vị liên quan

2016-2020

8.6

Các Dự án hợp tác công tư xây dựng công trình tưới cho cây cam, chè, mía tập trung.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở, Ngành có liên quan; Công ty cổ phần Mía đường, công ty cổ phần chè, các hợp tác xã, trang trại

2017-2020

8.7

Các Dự án cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 (Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 10/6/2016 của UBND tỉnh).

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan

2016-2020

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 79/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 16-NQ/TU về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016-2025 do tỉnh Tuyên Quang ban hành

  • Số hiệu: 79/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 28/09/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
  • Người ký: Nguyễn Đình Quang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 28/09/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản