Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 363/KH-UBND | Lào Cai, ngày 13 tháng 10 năm 2021 |
Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Nghị quyết), UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết trong giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:
1. Mục đích
Cụ thể hóa các nội dung để triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong giai đoạn 2021-2025.
Phát triển nông nghiệp hàng hóa trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật; tập trung phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị sản xuất, tạo sản phẩm sạch, an toàn gắn với phát triển kinh tế đồi rừng; nâng cao đời sống nhân dân, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
Thực hiện hiệu quả 5 nội dung đột phá: (i) Chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi; (ii) Chuyển đổi đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị, để phát triển sản xuất hàng hóa; (iii) Đẩy mạnh phát triển các loại hình tổ chức, dịch vụ sản xuất gắn với chế biến, liên kết sản xuất; (iv) Thực hiện giao đất, giao rừng, quy chủ rừng để phát triển kinh tế lâm nghiệp; (v) Đổi mới phương thức quản lý, chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp trong tình hình mới.
2. Yêu cầu
Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động, tích cực triển khai Kế hoạch theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Xác định cụ thể nội dung, giải pháp, tiến độ và phân công nhiệm vụ cho các đơn vị liên quan đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, hiệu quả. Thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch.
1. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất đạt khoảng 5,5%/năm. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (giá so sánh 2010) ước đạt 12.000 tỷ đồng, tăng 3.300 tỷ đồng so với năm 2020. Tạo việc làm tăng thêm cho 16.000 lao động, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 35 triệu đồng/người/năm.
2. Giá trị sản xuất hàng hóa các ngành hàng chủ lực ước đạt 6.500 tỷ đồng, tăng 2,6 lần (tăng 4.000 tỷ đồng) so với năm 2020, chiếm khoảng 55% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Trong đó:
- Cây chè: Tập trung phát triển vùng nguyên liệu, cải tạo, thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng; đến năm 2025, giá trị đạt khoảng 700 tỷ đồng.
- Cây dược liệu: Đẩy mạnh liên kết sản xuất, gắn vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm; đến năm 2025, giá trị ước đạt trên 700 tỷ đồng.
- Cây chuối: Xây dựng vùng sản xuất tập trung theo hướng VietGAP, cấp mã vùng trồng; đến năm 2025, giá trị trên 500 tỷ đồng.
- Cây dứa: Phát triển vùng sản xuất dứa chuyên canh, sản xuất theo phương pháp rải vụ, áp dụng khoa học kỹ thuật; đến năm 2025, giá trị trên 300 tỷ đồng.
- Chăn nuôi lợn: Phát triển mạnh chăn nuôi trang trại tập trung quy mô lớn theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; đến năm 2025, giá trị ước đạt 2.200 tỷ đồng.
- Cây quế: Hình thành vùng trồng quế tập trung, theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng; đến năm 2025, giá trị trên 1.200 tỷ đồng.
- Phát triển sản xuất lâm nghiệp, kinh tế đồi rừng theo hướng bền vững; đến năm 2025, giá trị trên 900 tỷ đồng.
3. Các địa phương tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, bản sắc văn hóa, tri thức bản địa để phát triển sản phẩm đặc hữu, tiềm năng theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm; mở rộng các mô hình nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường bền vững.
4. Thực hiện chuyển đổi khoảng 13.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, đất đồi rừng kém hiệu quả sang trồng mới các cây trồng chủ lực, tiềm năng (dược liệu, chè, chuối, dứa, cây ăn quả, dâu tằm...). Cải tạo 2.480 ha (chè, dứa, cây ăn quả ôn đới) để đảm bảo mật độ, nâng cao năng suất, chất lượng vùng nguyên liệu.
1.1. Phát triển vùng sản xuất chè hàng hóa
1.1.1. Phát triển vùng nguyên liệu đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng
Duy trì diện tích 6.500 ha hiện có, thực hiện trồng mới giai đoạn 2021 - 2025 là 1.924 ha tại huyện Mường Khương (580 ha năm 2021; 600 ha năm 2022; 500 ha năm 2023; 144 ha năm 2024; 100 ha năm 2025). Đến năm 2025, tổng diện tích chè toàn tỉnh đạt 8.424 ha chủ yếu tập trung tại các huyện Mường Khương, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Bát Xát. Tập trung rà soát, chuyển đổi 1.924 ha đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng chè mới đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
Thực hiện cải tạo, trồng dặm bổ sung mật độ chè khoảng 1.210 ha (Bảo Thắng 250 ha; Bảo Yên 250 ha; Bắc Hà 250 ha; Mường Khương 400 ha, Bát Xát 30 ha, Thành phố Lào Cai 30 ha). Chuyển đổi cơ cấu giống chè, cải tạo, thay thế giống chè già cỗi, năng suất thấp bằng những giống mới năng suất, chất lượng cao (Bát Tiên, Kim Tuyên...) phù hợp với chế biến và thị trường tiêu thụ.
Đẩy mạnh các biện pháp kỹ thuật (đốn tỉa, tạo tán, chăm sóc) đối với diện tích chè kiến thiết cơ bản. Áp dụng quy trình kỹ thuật trong chăm sóc, chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với trên 7.000 ha chè kinh doanh; trong đó tập trung thâm canh tăng năng suất 4.500 ha chè kinh doanh (Bảo Thắng 400 ha; Bảo Yên 300 ha; Bắc Hà 500 ha; Bát Xát 200 ha; Mường Khương 3.100 ha) đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, năng suất tăng lên 10 - 15%. Bảo tồn và phát triển cây chè cổ thụ gắn với du lịch, mở rộng vùng chè được chứng nhận VietGAP, chè hữu cơ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Thực hiện tưới nước tiên tiến cho khoảng 1.500 ha chè để tăng năng suất vùng chè lên từ 1,3 - 1,5 lần.
1.1.2. Chế biến sản phẩm
Giai đoạn 2021 - 2025, thu hút đầu tư thêm 03 cơ sở chế biến (Mường Khương 02 cơ sở, Bát Xát 01 cơ sở) quy mô doanh nghiệp/hợp tác xã với tổng công suất thiết kế của các nhà máy chế biến đạt trên 94.000 tấn/năm; phấn đấu thu hút đầu tư 01 nhà máy chế biến các sản phẩm cao cấp từ chè như: Nước giải khát đóng chai chè xanh, chè xanh hòa tan... Đồng thời nâng công suất dây chuyền chế biến hiện có của các cơ sở, đến năm 2025 nâng tỷ lệ sử dụng máy móc vào chế biến chè đạt trên 90%, trong đó các khâu như sao, phân loại chè, đóng gói, dán nhãn sản phẩm sử dụng máy để sản xuất một số sản phẩm như chè duỗi, chè viên, chè móc... Đầu tư công nghệ chế biến sâu, đa dạng mẫu mã, nâng giá trị sản phẩm/đơn vị canh tác từ 20 - 25% so với năm 2020; nâng tỷ lệ chế biến chè xanh từ 15% lên 30 - 40%.
1.1.3. Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
Tiếp tục duy trì, thực hiện việc liên kết giữa doanh nghiệp chế biến chè với nông dân từ xây dựng vùng nguyên liệu đến bao tiêu sản phẩm nhằm đảm bảo sự ổn định, đủ nguyên liệu chè tươi cho chế biến. Đồng thời từng bước tăng tỷ lệ xuất khẩu sang các nước EU, Đông Âu, Đài Loan đạt 20 - 30% sản lượng; chè nội tiêu đạt 30% sản lượng. Giá trị xuất khẩu chè đến năm 2025 ước đạt trên 600 tỷ đồng.
1.2. Liên kết phát triển vùng sản xuất dược liệu
1.2.1. Phát triển vùng nguyên liệu
Đẩy mạnh liên kết sản xuất, gắn vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Mời gọi các công ty, doanh nghiệp có đủ năng lực liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ dược liệu bền vững tại các vùng nguyên liệu. Ổn định diện tích cây dược liệu lâu năm, dược liệu dưới tán rừng; tiếp tục mở rộng diện tích một số chủng loại cây dược liệu chủ lực hàng năm như Atiso, cát cánh, đương quy, xuyên khung, chùa dù.... Duy trì trên 500 ha cây dược liệu hàng năm có liên kết, hợp đồng tiêu thụ, trồng mới 1.070 ha dược liệu hàng năm tại các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Bát Xát và thị xã Sa Pa (trong đó: năm 2021: 109 ha; năm 2022: 271 ha; năm 2023: 250 ha; năm 2024: 240 ha; năm 2025: 200 ha); đến năm 2025, tổng diện tích dược liệu các loại đạt 4.000 ha (trong đó có 1.500 ha cây dược liệu hàng năm có liên kết, có hợp đồng tiêu thụ ổn định). Thực hiện chuyển đổi trên 1.000 ha đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu hàng năm.
Lựa chọn các chủng loại cây dược liệu hàng năm có lợi thế cạnh tranh, phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp liên kết tiêu thụ. Phấn đấu khoảng 70% lượng hạt giống, cây giống dược liệu được kiểm soát và cung ứng qua hệ thống; 100% diện tích cây dược liệu dùng làm thuốc đảm bảo tiêu chuẩn GACP - WHO. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với vùng dược liệu được cấp chứng nhận GACP-WHO. Thực hiện tưới nước tiên tiến cho khoảng 500 ha cây dược liệu hàng năm.
1.2.2. Chế biến sản phẩm
Giai đoạn 2021-2025, thu hút đầu tư xây dựng 09 cơ sở bảo quản, chế biến sản phẩm tại vùng sản xuất cây dược liệu tập trung, trong đó: 07 cơ sở quy mô nhỏ thực hiện sơ chế dược liệu, đảm bảo 100% sản lượng tươi được sơ chế, bảo quản; 02 cơ sở, nhà máy quy mô doanh nghiệp chế biến sâu dược liệu trên địa bàn tỉnh nhằm tạo ra các sản phẩm chế biến sâu như trà túi lọc, cao bánh, viên nén... phù hợp với nhu cầu sử dụng. Đến năm 2025, sản lượng dược liệu được chế biến sâu chiếm 70%, sản lượng còn lại được thu gom, sơ chế, xay khô và bán thô cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
1.2.3. Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
Khuyến khích các cơ sở đầu tư dây chuyền chế biến đồng bộ, có bộ phận kiểm soát tự động bằng máy vi tính vì đặc điểm các sản phẩm dược liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số trong sản xuất, xúc tiến thương mại mở rộng thị trường, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường. Trước mắt, tập trung vào thị trường tiêu thụ trong nước, từng bước đề xuất cơ chế ưu tiên tiêu thụ dược liệu sản xuất tại các tỉnh được sử dụng cho cơ sở khám chữa bệnh đông y của ngành y tế; một số sản phẩm dược liệu quý, cao cấp từng bước đa dạng mẫu mã sản phẩm, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng tiếp cận các thị trường như Mỹ, Nhật Bản, các nước châu Âu.
1.3. Phát triển vùng sản xuất chuối
1.3.1. Phát triển vùng nguyên liệu
Tiếp tục duy trì, phát triển vùng sản xuất hàng hóa 2.180 ha, tập trung nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm; thực hiện trồng mới 1.320 ha tại các huyện Bảo Thắng, Mường Khương, Bát Xát, Bảo Yên (năm 2021: 70 ha; năm 2022: 330 ha; năm 2023: 370 ha; năm 2024: 320 ha; năm 2025: 230 ha). Đảm bảo đến năm 2025, phát triển ổn định vùng sản xuất chuối tập trung đạt 3.500 ha. Thực hiện chuyển đổi khoảng 1.320 ha đất sản xuất kém hiệu quả sang phát triển vùng sản xuất chuối
Xây dựng vùng sản xuất tập trung theo hướng VietGAP, phấn đấu 100% diện tích chuối hàng hóa được cấp mã vùng trồng. Tăng cường ứng dụng công nghệ trong sản xuất cây chuối giống, tổ chức khảo nghiệm lựa chọn một số giống chuối có năng suất, chất lượng cao (chuối tiêu hồng, chuối tiêu lùn...), luân canh vùng trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của các vùng sản xuất, gắn với nhu cầu của Doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ cao tại các vùng nguyên liệu như: hệ thống tưới tiết kiệm, cơ giới hóa trong các khâu làm đất, quản lý dịch hại tổng hợp, thu hoạch,... đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, nâng cao giá trị trên đơn vị đất canh tác. Thực hiện tưới nước tiên tiến cho khoảng 1.000 ha chuối.
1.3.2. Chế biến sản phẩm
Giai đoạn 2021 - 2025, tiếp tục thu hút các cơ sở chế biến chuối, mở rộng nhà máy chế biến rau quả để chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm; từng bước nâng tỷ lệ chuối qua chế biến như sản phẩm chuối sấy dẻo, sấy theo công nghệ chiến giòn... nâng giá trị sản phẩm.
1.3.3. Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
Phấn đấu đến năm 2025 trên 90% sản lượng được xuất khẩu chính ngạch. Trong thời gian tới, chủ động mở rộng và phát triển xuất khẩu chuối thành phẩm (chuối sấy dẻo, chuối sấy...) sang thị trường Nga, EU...
1.4. Phát triển vùng sản xuất dứa
1.4.1. Phát triển vùng nguyên liệu
Tiếp tục duy trì và phát triển vùng sản xuất dứa chuyên canh trên địa bàn tỉnh 1.200 ha. Giai đoạn 2021 - 2025, trồng mới 1.300 ha (năm 2021: 316 ha; năm 2022: 391 ha; năm 2023: 154 ha; năm 2024: 81 ha; năm 2025: 355 ha); tổng diện tích dứa đến năm 2025 là 2.500 ha tại các huyện: Mường Khương, Bảo Thắng, Bát Xát. Chuyển đổi khoảng 1.300 ha đất sản xuất kém hiệu quả sang sản xuất dứa.
Lựa chọn các giống dứa mới (dứa Queen, MD1, HI80...) phù hợp với điều kiện của địa phương để thay thế giống cũ, năng suất thấp; cải tạo giống mới khoảng 500 ha; (năm 2021: 100 ha; năm 2022: 200 ha; năm 2023: 200 ha) tại Mường Khương, Bảo Thắng. Tập trung nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, sản xuất theo phương pháp rải vụ, áp dụng khoa học kỹ thuật phù hợp với từng thời điểm, hạn chế dứa chín tập trung, kéo dài thời gian thu hoạch. Thực hiện tưới nước tiên tiến cho khoảng 1.000 ha dứa.
1.4.2. Chế biến sản phẩm
Giai đoạn 2021 - 2025, tiếp tục thu hút thêm các doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến sản phẩm với công suất phù hợp với vùng nguyên liệu tại huyện: Mường Khương, Bát Xát, Bảo Thắng... đảm bảo trên 50% sản lượng dứa được chế biến, đóng hộp tại chỗ.
1.4.3. Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm dứa đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Tập trung chế biến sâu các sản phẩm từ dứa, mở rộng thị trường xuất khẩu sang Mỹ và các nước EU.
1.5.1. Phát triển chăn nuôi theo vùng
Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng hiện đại, bền vững, đảm bảo vệ sinh môi trường chăn nuôi; tăng tỷ trọng chăn nuôi trang trại; chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh; phát triển chăn nuôi gắn với xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Giai đoạn 2021-2025, phát triển tăng 300.000 con lợn để tổng đàn đạt 600.000 con, sản lượng trên 55.000 tấn. Nâng cao tỷ lệ đàn nái ngoại, nái lai đến năm 2025 đạt 40% với các giống lợn ngoại cao sản; tiếp tục nâng cao chất lượng con giống trong chăn nuôi nông hộ, nâng cao tỷ lệ thụ tinh nhân tạo đạt 25%. Tăng số lượng trang trại, cơ sở chăn nuôi lợn tập trung, sản lượng thịt hơi thuộc các cơ sở, trang trại chiếm trên 60% tổng sản lượng.
Vùng thấp gồm các huyện: Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn và các xã vùng thấp của các huyện: Bát Xát, Bắc Hà, vùng ven thành phố Lào Cai: Phát triển chăn nuôi các giống lợn ngoại năng suất cao; xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, chủ động sản xuất giống chất lượng cao. Chuyển đổi hình thức chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ cao; kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm để hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm an toàn, hướng đến xuất khẩu. Vùng cao gồm các huyện Bắc Hà, Mường Khương, Văn Bàn, Bát Xát, Si Ma Cai, thị xã Sa Pa và các xã vùng cao của các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên: Tập trung chăn nuôi lợn bản địa đảm bảo quy trình sản xuất an toàn, tổ chức quản lý theo cộng đồng tối thiểu từ cấp thôn, bản trở lên. Tăng cường chế biến các sản phẩm đặc sản địa phương phục vụ du khách và mở rộng thị trường. Những vùng có đủ sản lượng khuyến khích chế biến sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP.
1.5.2. Chế biến sản phẩm
Tiếp tục thu hút đầu tư các nhà máy giết mổ, chế biến thịt gia súc, gia cầm công suất đạt 20.000 tấn/năm, nâng sản lượng thịt lợn qua chế biến lên 30% tổng sản lượng; Trong đó thu hút xây dựng ít nhất 01 nhà máy, cơ sở giết mổ áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại thực hiện việc pha lóc, bảo quản thịt và chế biến thịt thành các dạng sản phẩm như thịt hộp, thịt xông khói, giò chả, xúc xích, lạp sườn... Xây dựng chuỗi cung cấp sản phẩm thịt lợn an toàn, chất lượng; thành lập các hợp tác xã chăn nuôi an toàn, hữu cơ cung cấp sản phẩm cho chuỗi.
1.5.3. Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
Thị trường tiêu thụ sản phẩm thịt lợn chủ yếu trong nước; trong giai đoạn tới, tập trung khuyến khích đầu tư phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị, truy xuất nguồn gốc sản phẩm; chế biến sâu các sản phẩm từ thịt lợn, mở rộng thị trường xuất khẩu sang một số thị trường tiềm năng như Mỹ, Trung Quốc, Australia...
1.6. Phát triển vùng sản xuất quế
1.6.1. Phát triển vùng nguyên liệu
Tập trung chăm sóc khoảng 40.500 ha diện tích quế hiện có, để hình thành vùng trồng quế tập trung, theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Giai đoạn 2021 - 2025, tiếp tục mở rộng thêm trên 12.000 ha quế (năm 2021: 5.000 ha; năm 2022: 3.000 ha; năm 2023: 2.000 ha; năm 2024: 1.300 ha; năm 2025: 928 ha); nâng tổng diện tích quế toàn tỉnh đạt 52.500 ha, tập trung chủ yếu tại các huyện: Bảo Yên, Bảo Thắng, Bắc Hà và Văn Bàn. Chuyển đổi khoảng 4.000 ha đất sản xuất kém hiệu quả sang sản xuất quế.
Nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ từ khâu sản xuất giống tới khâu chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo hướng hữu cơ; đến năm 2045, có trên 50% sản phẩm quế đạt chứng nhận organic và được quản lý trên hệ thống xác thực số. Giống quế được đưa vào trồng phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, cây giống được sản xuất tại các vườn ươm giống đủ điều kiện tiêu chuẩn theo quy định; kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch thực hiện theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và PTNT và điều kiện thực tế tại địa phương.
1.6.2. Chế biến sản phẩm
Giai đoạn 2021 -2025, duy trì hoạt động của các cơ sở chế biến hiện có; tập trung đầu tư xây dựng các cơ sở chiết xuất tinh dầu quế, trong đó có 02 cơ sở chiết xuất tinh dầu quế; 01 nhà máy chế biến sâu tinh dầu quế với công suất trên 500 tấn tinh dầu/năm; 02 nhà máy chế biến sâu vỏ quế, công suất trên 10.000 tấn
1.6.3. Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
Nghiên cứu các xu thế phát triển thị trường, nhu cầu tiêu thụ các loại sản phẩm quế sau chế biến theo hướng đi tắt đón đầu, khuyến khích sản xuất xuất khẩu các thị trường khó tính; tìm kiếm thị trường lâm sản xuất khẩu, tập trung vào thị trường Mỹ và các nước châu Âu.
1.7. Phát triển sản xuất lâm nghiệp, kinh tế đồi rừng
1.7.1. Phát triển vùng nguyên liệu
Phát triển sản xuất lâm nghiệp, kinh tế đồi rừng theo hướng bền vững. Tập trung quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn nước, tăng nguồn sinh thủy; phát triển kinh tế lâm nghiệp đảm bảo các mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường. Vùng thấp phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với bảo vệ và phát triển rừng bền vững; chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp theo hướng trồng rừng gỗ lớn, trồng cây đa mục đích (quế, trẩu...), chú trọng thâm canh rừng gắn với khai thác lâm sản ngoài gỗ; khuyến khích thu hút, đầu tư các nhà máy chế biến lâm sản, đa dạng sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Khu vực vùng cao, đẩy mạnh bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, bảo tồn thiên nhiên gắn với phát triển du lịch; lựa chọn các loại cây trồng bản địa phù hợp sinh thái (thông, hồi, chè cổ thụ...), cây cho lâm sản ngoài gỗ (Tam thất hoang, Ba kích, cây dược liệu thuốc tắm người Dao...). Phát huy tối đa các dịch vụ lâm nghiệp, dịch vụ môi trường rừng, chứng chỉ Các-bon rừng... Nâng tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2025 đạt trên 60%.
Chuyển đổi linh hoạt đất quy hoạch cho lâm nghiệp, ưu tiên giành quỹ đất cho trồng rừng sản xuất. Tập trung chuyển đổi diện tích trồng rừng sản xuất kém hiệu quả sang các loại cây trồng có lợi thế thị trường như cây ăn quả, cụ thể:
Duy trì vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng trên 80.000 ha, giai đoạn 2021- 2025, trồng mới trên 20.000 ha để quy mô đạt 101.500 ha vào năm 2025, tập trung tại các huyện Bảo Yên 44.900 ha, Bảo Thắng 24.000 ha, Văn Bàn 11.600 ha, Bát Xát 5.000 ha, Mường Khương 7.200 ha, Bắc Hà 8.800 ha; phấn đấu tăng giá trị thu nhập từ diện tích rừng trồng sản xuất hàng hóa tập trung từ 34 triệu đồng/ha/năm năm 2020 lên 40 triệu đồng/ha/năm vào năm 2025.
Chuyển đổi khoảng 7.000 ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp để trồng cây ăn quả tập trung chủ yếu tại các huyện: Văn Bàn, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát, Mường Khương, Si Ma Cai.
1.7.2. Chế biến sản phẩm
Tăng cường kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư chiến lược xây dựng các nhà máy chế biến lâm sản có công nghệ hiện đại, đa dạng các sản phẩm; giảm tỷ lệ sản phẩm chế biến thô, giảm cơ sở chế biến quy mô nhỏ thủ công. Phấn đấu đến năm 2025 trên 70% khối lượng gỗ khai thác trong tỉnh được qua chế biến. Tập trung: (i) Đầu tư xây dựng 01 nhà máy/ cơ sở chế biến sâu, tinh chế gỗ sản xuất các sản phẩm từ gỗ với công suất đạt trên 200.000 m3/năm tại huyện Bảo Thắng. Hình thành 02 trung tâm chế biến lâm sản tại huyện Bảo Thắng và Bảo Yên; (ii) Hoàn thiện vận hành các dây chuyền còn lại của nhà máy MDF Bảo Yên theo chứng nhận đầu tư đã được phê duyệt.
1.7.3. Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. Tập trung đầu tư xây dựng các sản phẩm mang thương hiệu Quốc gia, đáp ứng các tiêu chuẩn, nhu cầu thị trường quốc tế. Trong đó, chú ý các thị trường xuất khẩu lâm sản chính là Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước EU.
Ngoài các ngành hàng chủ lực nêu trên; các địa phương căn cứ tiềm năng, lợi thế và điều kiện thực tế lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi có tiềm năng để xây dựng các đề án, dự án, kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa cho phù hợp. Phấn đấu mỗi địa phương xây dựng ít nhất từ 3-5 sản phẩm tiềm năng, đặc hữu, tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gắn với vùng nguyên liệu.
(Chi tiết tại các Phụ biểu từ 04 - 09 kèm theo)
1. Nhu cầu vốn thực hiện
- Giai đoạn 2021-2025, nhu cầu vốn thực hiện Chiến lược khoảng 4.310 tỷ đồng (Ngân sách tỉnh 680 tỷ đồng, vốn ngoài ngân sách: 3.630 tỷ đồng), trong đó:
Hỗ trợ sản xuất cây trồng chủ lực, tiềm năng: 834 tỷ đồng (Ngân sách tỉnh 304 tỷ đồng, vốn ngoài ngân sách 530 tỷ đồng).
Hỗ trợ cơ sở bảo quản, chế biến nông sản: 3.190 tỷ đồng (Ngân sách tỉnh 190 tỷ đồng, vốn ngoài ngân sách: 3.000 tỷ đồng).
Hỗ trợ chứng nhận các tiêu chuẩn kỹ thuật: 16 tỷ đồng (Ngân sách tỉnh 16 tỷ đồng).
Hỗ trợ cơ sở hạ tầng: 270 tỷ đồng (ngân sách tỉnh hỗ trợ GPMB xây dựng nhà máy chế biến là 100 tỷ đồng; hạ tầng tưới tiết kiệm 70 tỷ đồng, vốn ngoài ngân sách tưới tiết kiệm 100 tỷ đồng).
(Chi tiết tại biểu 10 kèm theo)
2. Nguồn vốn đầu tư
- Ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu.
- Vốn ngân sách tỉnh, ngân sách huyện.
- Nguồn vốn tín dụng: Huy động nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng.
- Nguồn vốn đầu tư các các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
1. Các huyện, thị xã, thành phố
Xác định phát triển nông nghiệp hàng hóa là nhiệm vụ trọng tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương. Tiến hành thành lập Ban Chỉ đạo của địa phương để tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết; xây dựng kế hoạch, đưa các chỉ tiêu thực hiện chiến lược vào giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, làm căn cứ để thực hiện, kiểm tra, giám sát; ký kết quy chế phối hợp trong công tác chỉ đạo giữa các địa phương giáp ranh để bảo đảm tính liên kết vùng trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn xây dựng, triển khai thực hiện các đề án, dự án, phù hợp với điều kiện thực tế; đồng thời chỉ đạo giao kế hoạch cho các xã tổ chức thực hiện. Chủ động tuyên truyền, bố trí ngân sách hỗ trợ triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược trên địa bàn.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực)
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch; xây dựng kế hoạch hàng năm làm cơ sở triển khai thực hiện. Hướng dẫn, kiểm tra, thẩm định, đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý cho nông sản, thực phẩm của tỉnh; tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ; phát triển các hình thức bán hàng trên các sàn điện tử.
- Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành liên quan tổ chức các diễn đàn kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp lập dự án; thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt; tham mưu thẩm định nguồn vốn hỗ trợ các Chương trình, Đề án, Dự án.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế cho nông nghiệp, nông thôn.
4. Sở Tài chính
- Tham mưu, bố trí nguồn ngân sách tỉnh thực hiện Chiến lược. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, ngành liên quan tổng hợp nhu cầu vốn; cân đối, đề xuất bố trí kinh phí triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án cụ thể.
- Phối hợp với các Sở ngành liên quan rà soát sửa đổi bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hàng năm, thẩm định dự toán kinh phí Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, tổng hợp trình UBND tỉnh.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện hoạt động nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa, trong đó tập trung ưu tiên nghiên cứu về giống, quy trình canh tác, bảo quản sau thu hoạch, chế biến và tiêu thụ nông sản.
- Chủ trì hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX và các cơ sở sản xuất xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho nông sản, thực phẩm; Hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu mang địa danh và chỉ dẫn địa lý cho các nông sản chủ lực của tỉnh.
6. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại; khai thác, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, thực phẩm của tỉnh;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tích cực vận động, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các nông sản, thực phẩm đặc trưng; xây dựng và phát triển hệ thống chợ, siêu thị tiêu thụ nông sản, thực phẩm.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Hướng dẫn thủ tục, hồ sơ và thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất; hướng dẫn lập báo cáo, kế hoạch bảo vệ môi trường và tăng cường công tác quản lý nhà nước trong bảo vệ môi trường.
- Chủ trì tham mưu giải pháp về giải quyết đất ở, đất sản xuất cho các hộ thực hiện bố trí sắp xếp dân cư nông thôn và phương án giải quyết các hộ đang có nhà ở trái phép trên đất nông, lâm nghiệp.
- Rà soát bổ sung và tổ chức quản lý quy hoạch sử dụng đất, tham mưu xây dựng các chính sách về đất đai để hỗ trợ hình thành các vùng sản xuất hàng hóa.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
- Hướng dẫn, hỗ trợ kết nối, đồng bộ dữ liệu của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vào hệ thống cơ sở dữ liệu của tỉnh, của trung ương để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa.
- Phối hợp thực hiện các hoạt động truyền thông, tuyên truyền tại địa phương về chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Phát huy hiệu quả sàn thương mại điện tử của tỉnh trong hỗ trợ xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nông - lâm - thủy sản và sản phẩm OCOP của tỉnh.
9. Ngân hàng Nhà nước tỉnh
- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn đã ban hành; tạo cơ chế thông thoáng về hồ sơ, thủ tục vay vốn đề người dân có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, xây dựng, đề xuất các chương trình tín dụng cụ thể phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.
10. Các sở, ban ngành, các tổ chức chính trị xã hội: Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền được giao; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai Nghị quyết về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tham mưu cho UBND tỉnh về những vấn đề liên quan lĩnh vực quản lý, giải quyết các vướng mắc để đảm bảo thực hiện hiệu quả.
Định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, hàng năm, giữa và cuối các nhiệm kỳ, các cơ quan, đơn vị và các địa phương có trách nhiệm báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch về UBND tỉnh (gửi qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp); tăng cường kiểm tra, giám sát, chủ động đề xuất bổ sung, điều chỉnh nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cho phù hợp với yêu cầu thực tế, đảm bảo hoàn thành thắng lợi các mục tiêu Kế hoạch.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh cần sửa đổi, bổ sung kế hoạch, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động gửi ý kiến về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN HẾT NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Kèm theo Kế hoạch số: 363/KH-UBND ngày 13/10/2021 của UBND tỉnh Lào Cai)
ĐVT: ha
STT | Loại đất | Tổng cộng | Diện tích phân theo các huyện, thị xã, thành phố | ||||||||
TP. Lào Cai | Bát Xát | Mường Khương | Si Ma Cai | Bắc Hà | Bảo Thắng | Bảo Yên | Thị xã Sa Pa | Văn Bàn | |||
I | Tổng diện tích đất đơn vị hành chính | 636.427 | 28.163 | 103.570 | 56.461 | 23.450 | 68.107 | 64.361 | 81.863 | 68.474 | 141.978 |
1 | Đất nông nghiệp | 525.603 | 19.222 | 92.957 | 48.699 | 18.463 | 53.904 | 58.167 | 66.001 | 56.847 | 111.343 |
1.1 | Đất sản xuất nông nghiệp | 137.455 | 4.043 | 21.305 | 24.342 | 8.241 | 24.953 | 17.218 | 12.107 | 9.599 | 15.647 |
1.1.1 | Đất trồng cây hàng năm | 111.941 | 2.562 | 19.302 | 21.545 | 7.880 | 23.031 | 8.960 | 8.519 | 8.125 | 12.017 |
1.1.1.1 | Đất trồng lúa | 32.911 | 1.103 | 6.391 | 3.410 | 1.850 | 5.073 | 2.680 | 3.524 | 4.203 | 4.677 |
1.1.1.2 | Đất trồng cây hàng năm khác | 79.030 | 1.459 | 12.911 | 18.135 | 6.030 | 17.958 | 6.280 | 4.995 | 3.922 | 7.340 |
1.1.2 | Đất trồng cây lâu năm | 25.514 | 1.481 | 2.003 | 2.797 | 361 | 1.922 | 8.258 | 3.588 | 1.474 | 3.630 |
1.2 | Đất lâm nghiệp | 384.131 | 14.812 | 71.364 | 24.261 | 10.214 | 28.846 | 39.326 | 53.016 | 47.185 | 95.107 |
1.2.1 | Đất rừng sản xuất | 168.779 | 8.467 | 22.603 | 8.598 | 3.660 | 14.039 | 28.844 | 43.960 | 7.926 | 30.682 |
1.2.2 | Đất rừng phòng hộ | 155.502 | 6.345 | 30.187 | 15.663 | 6.554 | 14.807 | 10.482 | 8.969 | 20.219 | 42.276 |
1.2.3 | Đất rừng đặc dụng | 59.850 |
| 18.574 |
|
|
|
| 87 | 19.040 | 22.149 |
1.3 | Đất nuôi trồng thủy sản | 3.658 | 322 | 282 | 94 | 8 | 82 | 1.595 | 659 | 28 | 588 |
1.4 | Đất nông nghiệp khác | 359 | 45 | 6 | 2 |
| 23 | 28 | 219 | 35 | 1 |
2 | Đất phi nông nghiệp | 36.880 | 5.796 | 5.106 | 2.314 | 1.335 | 3.208 | 5.849 | 4.311 | 2.757 | 6.204 |
3 | Đất chưa sử dụng | 73.944 | 3.145 | 5.507 | 5.448 | 3.652 | 10.995 | 345 | 11.551 | 8.870 | 24.431 |
3.1 | Đất bằng chưa sử dụng | 1.027 | 249 | 29 | 67 | 1 | 67 | 6 | 193 | 74 | 341 |
3.2 | Đất đồi núi chưa sử dụng | 69.042 | 2.895 | 4.966 | 4.907 | 3.194 | 10.705 | 38 | 11.279 | 8.477 | 22.581 |
3.3 | Núi đá không có rừng cây | 3.875 |
| 511 | 475 | 457 | 223 | 301 | 79 | 319 | 1.510 |
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP, GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 363/KH-UBND ngày 13/10/2021 của UBND tỉnh Lào Cai)
Stt | Nội dung | ĐVT | Năm 2020 | Năm 2025 | ||
Sản lượng | Giá trị (triệu đồng) | Sản lượng | Giá trị (triệu đồng) | |||
TỔNG CỘNG |
| 8.739.406 |
| 11.884.772 | ||
A | NÔNG NGHIỆP |
|
| 7.157.727 |
| 8.927.370 |
I | TRỒNG TRỌT |
|
| 4.509.801 |
| 5.224.847 |
1 | Thóc | Tấn | 183.000 | 1.724.567 | 174.000 | 1.580.651 |
2 | Rau các loại | Tấn | 171.000 | 878.000 | 177.000 | 926.000 |
3 | Chè kinh doanh | Tấn | 35.000 | 232.717 | 70.000 | 708.800 |
4 | Cây ăn quả | Tấn | 137.170 | 945.624 | 203.148 | 1.015.406 |
5 | Hoa các loại |
| 53.490 | 256.765 | 58.000 | 293.370 |
6 | Cây dược liệu | Tấn | 14.369 | 472.128 | 25.000 | 700.620 |
II | CHĂN NUÔI |
|
| 2.647.926 |
| 3.702.523 |
(I) | Thịt hơi |
|
| 2.201.028 |
| 3.170.305 |
1 | Trâu | Tấn | 2.758 | 82.290 | 3.330 | 99.357 |
2 | Bò | Tấn | 566 | 18.539 | 900 | 29.480 |
3 | Lợn | Tấn | 38.134 | 1.195.764 | 55.000 | 2.200.000 |
4 | Ngựa | Tấn | 118 | 4.509 | 170 | 6.480 |
5 | Dê | Tấn | 203 | 9.824 | 500 | 24.199 |
6 | Thịt gia cầm | Tấn | 20.993 | 879.108 | 21.100 | 800.365 |
7 | Thịt GS, GC khác | Tấn | 321 | 10.994 | 300 | 10.424 |
(II) | Sản phẩm chăn nuôi khác |
|
| 92.898 |
| 104.378 |
(III) | Sản phẩm phụ chăn nuôi: Phân gia súc, gia cầm |
|
| 354.000 |
| 427.840 |
B | LÂM NGHIỆP |
|
| 1.187.638 |
| 2.196.402 |
I | Lâm sinh |
|
| 87.935 |
| 91.415 |
1 | Trồng rừng các loại | Ha |
| 27.655 |
| 33.427 |
2 | Trồng cây Phân tán | 1.000 c | 540 | 1.555 | 2.000 | 5.760 |
3 | Chăm sóc rừng | Ha | 2.375 | 2.375 | 450 | 1.800 |
4 | Khoanh nuôi tái sinh rừng | Ha | 5.451 | 5.630 | 5.400 | 5.578 |
5 | ĐB cản lửa | Km |
|
| 30 | 900 |
6 | Giống cây trồng lâm nghiệp | Tr.cây | 35 | 50.720 | 35 | 43.950 |
II | Khai thác lâm sản |
|
| 863.093 |
| 1.836.812 |
1 | Khai thác gỗ (tròn) | m3 |
| 597.100 |
| 1.546.800 |
2 | Lâm sản ngoài gỗ | Tấn |
| 265.993 |
| 290.012 |
III | Dịch vụ lâm nghiệp |
|
| 236.610 |
| 268.175 |
1 | Bảo vệ rừng | Ha | 356.450 | 106.935 | 362.750 | 108.825 |
2 | Thu dịch vụ MTR | Tr.đ |
| 120.000 |
| 142.000 |
3 | Dịch vụ lâm nghiệp khác | Tr.đ |
| 8.000 |
| 15.000 |
4 | Kinh doanh động vật rừng | Kg |
| 1.675 |
| 2.350 |
C | THỦY SẢN |
| 10.834 | 394.041 | 11.000 | 761.000 |
1 | Nuôi thủy sản nước ấm, khai thác | Tấn | 10.164 | 337.341 | 10.200 | 561.000 |
2 | Thủy sản nước lạnh | Tấn | 670 | 56.700 | 800 | 200.000 |
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH HÀNG CHỦ LỰC GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 363/KH-UBND ngày 13/10/2021 của UBND tỉnh Lào Cai)
Stt | Nội dung | ĐVT | Giá trị ngành hàng chủ lực năm 2020 | Giá trị ngành hàng chủ lực 2025 | ||||
Sản lượng | Giá trị (triệu đồng) | Tỷ lệ % /tổng trị ngành NN | Sản lượng | Giá trị (triệu đồng) | Tỷ lệ % /tổng trị ngành NN | |||
1 | Cây chè | Tấn | 35.000 | 232.717 |
| 70.000 | 708.800 |
|
2 | Cây dược liệu | Tấn | 14.369 | 172.128 |
| 25.000 | 700.620 |
|
3 | Cây chuối | Tấn |
|
|
| 70.000 | 500.325 |
|
4 | Cây dứa | Tấn |
|
|
| 52.000 | 300.000 |
|
5 | Chăn nuôi lợn | Tấn | 38.134 | 995.764 |
| 55.000 | 2.200.000 |
|
6 | Cây quế | Tấn | 20.000 | 662.500 |
| 60.000 | 1.200.000 |
|
7 | Phát triển kinh tế đồi rừng |
|
| 374.318 |
|
| 900.000 |
|
TỔNG CỘNG |
|
| 2.437.427 | 28 |
| 6.509.745 | 55 |
PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT CHÈ GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 363/KH-UBND ngày 13/10/2021 của UBND tỉnh Lào Cai)
TT | Huyện, TX, TP | 2020 | Năm 2021 | Năm 2022 | Năm 2023 | Năm 2024 | Năm 2025 | ||||||||||||
DT ha | Năng suất | Sản lượng tấn | DT ha | Năng suất | Sản lượng tấn | DT ha | Năng suất | Sản lượng tấn | DT ha | Năng suất | Sản lượng tấn | DT ha | Năng suất | Sản lượng tấn | DT ha | Năng suất | Sản lượng tấn | ||
| TỔNG CỘNG | 6500 | 70,21 | 35.000 | 7.079 | 79,3 | 44.818 | 7.670 | 93,3 | 50.777 | 8.170 | 97,5 | 56.155 | 8.314 | 99,4 | 60.606 | 8.424 | 86,37 | 72.762 |
1 | TP Lào Cai | 195 | 60,31 | 1.176 | 195 | 78 | 1.521 | 195 | 85 | 1.658 | 195 | 93 | 1.814 | 195 | 85 | 1.658 | 195 | 85,00 | 1.658 |
2 | Bát Xát | 558 | 74,06 | 2.755 | 558 | 60 | 3.348 | 558 | 62 | 3.460 | 558 | 65 | 3.627 | 558 | 70 | 3.906 | 558 | 74,00 | 4.129 |
3 | Mường Khương | 3436 | 72,18 | 15.500 | 4.016 | 65 | 26.104 | 4.616 | 68 | 31.389 | 5.116 | 70 | 35.812 | 5.260 | 75 | 39.450 | 5.360 | 90.00 | 48.240 |
4 | Bắc Hà | 655 | 56,00 | 3.668 | 655 | 48 | 3.144 | 655 | 50 | 3.275 | 655 | 52 | 3.406 | 655 | 55 | 3.603 | 655 | 61.00 | 3.996 |
5 | Bảo Thắng | 859 | 101,17 | 6.685 | 859 | 70 | 6.013 | 859 | 72 | 6.185 | 859 | 75 | 6.443 | 859 | 78 | 6.700 | 859 | 90.00 | 7.731 |
6 | Bảo Yên | 756 | 99,82 | 5.031 | 756 | 60 | 4.536 | 756 | 62 | 4.687 | 756 | 65 | 4.914 | 756 | 68 | 5.141 | 756 | 90.00 | 6.804 |
7 | Sa Pa | 41 | 45,12 | 185 | 40 | 38 | 152 | 31 | 40 | 124 | 31 | 45 | 140 | 31 | 48 | 149 | 41 | 50.00 | 205 |
CHUYỂN ĐỔI DIỆN TÍCH SẢN XUẤT KÉM HIỆU QUẢ SANG TRỒNG CÂY CHỦ LỰC, TIỀM NĂNG, GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 363/KH-UBND ngày 13/10/2021 của UBND tỉnh Lào Cai)
STT | Huyện, TX, TP | Tổng diện tích | Bao gồm | |||||
Cây chè | Dược liệu | Cây chuối | Cây Dứa | Dâu tằm | Cây ăn quả | |||
1 | Bảo Yên | 1.770 |
|
| 270 |
| 300 | 1.200 |
2 | Bắc Hà | 540 |
| 290 |
|
| 50 | 200 |
3 | Bát Xát | 2.045 |
| 445 | 600 |
|
| 1.000 |
4 | Bảo Thắng | 1.890 |
|
| 110 | 180 | 100 | 1.500 |
5 | Mường Khương | 3.569 | 1.924 |
| 340 | 805 |
| 500 |
6 | TX Sa Pa | 165 |
| 115 |
|
|
| 50 |
7 | Si Ma Cai | 720 |
| 220 |
|
|
| 500 |
8 | TP Lào Cai | 50 |
|
|
|
|
| 50 |
9 | Văn Bàn | 2.160 |
|
|
|
| 160 | 2.000 |
TỔNG CỘNG | 13.000 | 1.924 | 1.070 | 1.320 | 985 | 610 | 7.000 |
CƠ CẤU MỘT SỐ LOẠI GIỐNG CÂY TRỒNG NĂM 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 363/KH-UBND ngày 13/10/2021 của UBND tỉnh Lào Cai)
TT | Loại cây trồng | Giống/Cơ cấu giống | Ghi chú |
1 | Cây chè | Chè Shan, Chè CLC (Bát Tiên, Kim Tuyên...) |
|
2 | Cây Chuối | Chuối tiêu xanh, chuối ngự... |
|
3 | Cây Dứa | Dứa Queen, MD1, H180... |
|
4 | Dược liệu | Atiso, cát cánh đương quy, xuyên khung, chùa dù... |
|
5 | Cây dâu tằm | GQ2, Ngọc Lâm, Quế ưu, F1-VH9, VH13, VH15... |
|
6 | CAQ ôn đới | Lê VH6, Mận Tam hoa, mận Tả Van, Đào D2... |
|
7 | Cây Quế | Quế (Cinamomum,cassia (L.) J.Presl) |
|
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY DƯỢC LIỆU HÀNG NĂM GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 363/KH-UBND ngày 13/10/2021 của UBND tỉnh Lào Cai)
Đơn vị tính: Ha
STT | Huyện | Năm 2020 | Diện tích giai đoạn 2021-2025 | ||||
Năm 2021 | Năm 2022 | Năm 2023 | Năm 2024 | Năm 2025 | |||
Tổng | 672 | 742 | 834 | 918 | 1.011 | 1.500 | |
1 | Bát Xát | 400 | 400 | 404 | 409 | 414 | 640 |
2 | Si Ma Cai | 10 | 27 | 50 | 85 | 130 | 250 |
3 | Bắc Hà | 107 | 150 | 200 | 230 | 260 | 350 |
4 | Sa Pa | 155 | 165,0 | 180 | 194 | 207 | 260 |
PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 363/KH-UBND ngày 13/10/2021 của UBND tỉnh Lào Cai)
TT | Đơn vị/ Cây trồng | TH đến năm 2020 | Năm 2021 | Năm 2022 | Năm 2023 | Năm 2024 | Năm 2025 |
1 | Cây Chuối | 3.664 | 3.585 | 3.366 | 3.380 | 3.485 | 3.500 |
- | Bát Xát | 1.232 | 1.216 | 1.220 | 1.230 | 1.295 | 1.300 |
- | Mường Khương | 2.003 | 1.830 | 1.570 | 1.500 | 1.500 | 1.440 |
- | Bảo Thắng | 379 | 379 | 386 | 390 | 395 | 400 |
- | Bảo Yên | 50 | 160 | 190 | 260 | 295 | 360 |
2 | Cây Dứa | 1.200 | 1.516 | 1.907 | 2.064 | 2.145 | 2.500 |
- | Mường Khương | 880 | 1.185 | 1.500 | 1.640 | 1.700 | 2.000 |
- | Bảo Thắng | 320 | 331 | 407 | 424 | 445 | 500 |
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÀN LỢN TỈNH LÀO CAI, GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 363/KH-UBND ngày 13/10/2021 của UBND tỉnh Lào Cai)
STT | Huyện, thành phố | Đơn vị tính | Hiện trạng 2020 | Mục tiêu phát triển đến năm | Tăng trưởng BQ/năm (%) | |||||
2021 | 2022 | 2023 | 2024 | 2025 | 2021- 2025 | 2026--2030 | ||||
I | TỔNG ĐÀN | Con | 302.515 | 440.000 | 470.000 | 500.000 | 550.000 | 600.000 | 8,1 | 10,8 |
1 | TP Lào Cai | Con | 25.596 | 26.000 | 28.000 | 30.000 | 33.000 | 36.000 | 8,5 | 10,0 |
2 | Bát Xát | Con | 30.163 | 50.000 | 54.000 | 58.000 | 63.000 | 67.000 | 7,6 | 9,9 |
3 | Mường Khương | Con | 26.665 | 28.000 | 30.000 | 32.000 | 35.000 | 37.000 | 7,2 | 10,0 |
4 | Si Ma Cai | Con | 14.586 | 23.000 | 24.000 | 25.000 | 28.000 | 30.000 | 6,9 | 9,2 |
5 | Bắc Hà | Con | 37.637 | 45.000 | 48.000 | 51.000 | 55.000 | 60.000 | 7,5 | 9,8 |
6 | Bảo Thắng | Con | 67.430 | 140.000 | 150.000 | 160.000 | 176.000 | 196.000 | 8,8 | 12,3 |
7 | Bảo Yên | Con | 34.070 | 45.000 | 48.000 | 51.000 | 58.000 | 62.000 | 8,3 | 10,5 |
8 | Sa Pa | Con | 23.011 | 23.000 | 24.000 | 25.000 | 28.000 | 30.000 | 6,9 | 9,2 |
9 | Văn Bàn | Con | 43.357 | 60.000 | 64.000 | 68.000 | 74.000 | 82.000 | 8,1 | 10,7 |
II | SẢN LƯỢNG | Tấn | 38.134 | 42.000 | 43.000 | 47.000 | 51.000 | 55.000 | 7,0 | 11 7 |
1 | TP Lào Cai | Tấn | 3.923 | 4.200 | 4.300 | 4.700 | 5.100 | 5.500 | 7,0 | 11,3 |
2 | Bát Xát | Tấn | 3.443 | 3.600 | 3.680 | 4.020 | 4.360 | 4.700 | 6,9 | 10,8 |
3 | Mường Khương | Tấn | 1.417 | 1.600 | 1.630 | 1.780 | 1.930 | 2.080 | 6,8 | 11,1 |
4 | Si Ma Cai | Tấn | 878 | 1.300 | 1.320 | 1.400 | 1.480 | 1.560 | 4,7 | 10,1 |
5 | Bắc Hà | Tấn | 1.919 | 2.500 | 2.550 | 2.800 | 3.050 | 3.200 | 6,4 | 10,9 |
6 | Bảo Thắng | Tấn | 16.984 | 18.000 | 18.500 | 20.300 | 22.100 | 24.000 | 7,5 | 12,3 |
7 | Bảo Yên | Tấn | 4.325 | 4.500 | 4.600 | 5.000 | 5.400 | 5.800 | 6,6 | 11,8 |
8 | Sa Pa | Tấn | 1.292 | 1.300 | 1.320 | 1.400 | 1.480 | 1.560 | 4,7 | 10,1 |
9 | Văn Bàn | Tấn | 3.953 | 5.000 | 5.100 | 5.600 | 6.100 | 6.600 | 7,2 | 11,5 |
NGÀNH HÀNG CHỦ LỰC LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP
(Kèm theo Kế hoạch số: 363/KH-UBND ngày 13/10/2021 của UBND tỉnh Lào Cai)
TT | Tên ngành hàng | Hiện trạng năm 2020 | Giai đoạn đến năm 2025 | ||||
Quy mô (ha) | Sản lượng (tấn, m3) | Giá trị (triệu đồng) | Quy mô (ha) | Sản lượng (tấn, m3) | Giá trị (triệu đồng) | ||
I | Cây Quế và các sản phẩm từ Quế |
|
| 662.500 |
|
| 1.200.000 |
1 | Cây Quế (ha) | 40.200 |
|
| 52.500 |
|
|
2 | Sản phẩm từ Quế (tấn) |
|
| 662.500 |
|
| 1.200.000 |
| Tinh dầu Quế (tấn) |
| 375 | 262.500 |
| 600 | 400.000 |
| Sản phẩm từ vỏ Quế tươi (tấn) |
| 20.000 | 400.000 |
| 60.000 | 800.000 |
II | Gỗ và các sản phẩm từ gỗ rừng trồng tập trung |
|
| 374.318 |
|
| 903.875 |
1 | Cây gỗ các loại (ha) | 82.081 |
|
| 101.581 |
|
|
- | Quế | 40.200 |
|
| 52.500 |
|
|
- | Các loài lấy gỗ (Mỡ, Trẩu, Lát...) | 41.881 |
|
| 49.081 |
|
|
2 | Sản lượng gỗ khai thác các loại |
| 189.545 | 284.318 | - | 489.250 | 733.875 |
- | Quế |
| 56.145 | 84.218 |
| 210.000 | 315.000 |
- | Các loài lấy gỗ (Mỡ, Trẩu, Lát...) |
| 133.400 | 200.100 |
| 279.250 | 418.875 |
3 | Các sản phẩm khác |
|
| 90.000 |
|
| 170.000 |
DỰ KIẾN PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN PHẨM LÂM NGHIỆP CHỦ LỰC TẬP TRUNG ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 363/KH-UBND ngày 13/10/2021 của UBND tỉnh Lào Cai)
Stt | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Tổng khối lượng |
| |||||
Bát Xát | Bảo Thắng | Văn Bàn | Bảo Yên | Mường Khương | Bắc Hà | ||||
| Phát triển vùng nguyên liệu LS chủ lực; trong đó | Ha | 101.581 | 5.000 | 24.000 | 11.600 | 44.931 | 7.200 | 8.850 |
1 | Quế (vỏ, cành là và gỗ) | Ha | 52.500 |
| 8.000 | 10.000 | 26.000 |
| 8.500 |
2 | Gỗ, lâm sản khác (bồ đề, trẩu, hồi, mỡ...) | Ha | 49.081 | 5.000 | 16.000 | 1.600 | 18.931 | 7.200 | 350 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN SẢN XUẤT HÀNG HÓA CÁC NGÀNH HÀNG CHIẾN LƯỢC ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số: 363/KH-UBND ngày 13/10/2021 của UBND tỉnh Lào Cai)
TT | Danh mục dự án | Giai đoạn 2021-2025 | ||
Tổng nhu cầu vốn | Vốn ngân sách hỗ trợ | Vốn doanh nghiệp, vốn dân | ||
| TỔNG SỐ | 4.310 | 680 | 3.630 |
I | Nhóm sản phẩm chủ lực | 660 | 250 | 410 |
1 | Cây chè | 187 | 82 | 105 |
- | Trồng mới | 108 | 58 | 50 |
- | Cải tạo | 79 | 24 | 55 |
2 | Cây chuối (trồng mới) | 95 | 40 | 55 |
3 | Cây dứa (trồng mới) | 120 | 50 | 70 |
4 | Dược liệu (trồng mới) | 63 | 33 | 30 |
5 | Lợn | 195 | 45 | 150 |
II | Nhóm sản phẩm tiềm năng | 175 | 55 | 120 |
1 | Dâu tằm | 36 | 6 | 30 |
2 | CAQ ôn đới | 53 | 18 | 35 |
3 | Cây khác (Măng...) | 86 | 31 | 55 |
III | Hỗ trợ xây dựng cơ sở bảo quản, chế biến nông sản | 3.190 | 190 | 3.000 |
IV | Hỗ trợ chứng nhận các tiêu chuẩn kỹ thuật | 16 | 16 | 0 |
1 | Hỗ trợ xây dựng chứng chỉ quế hữu cơ | 5 | 5 |
|
2 | Hỗ trợ xây dựng chứng chỉ rừng | 5 | 5 |
|
3 | Hỗ trợ chứng nhận các tiêu chuẩn VIETGAP, hữu cơ.... | 6 | 6 |
|
V | Hỗ trợ giải phóng mặt bằng xây dựng cơ sở chế biến | 100 | 100 | 0 |
| Hỗ trợ giải phóng mặt bằng xây dựng cơ sở chế biến | 100 | 100 |
|
VI | Hỗ trợ cơ sở hạ tầng tưới tiết kiệm | 170 | 70 | 100 |
- 1Kế hoạch 79/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 16-NQ/TU về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016-2025 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 2Nghị quyết 07/2021/NQ-HĐND quy định chính sách về phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Lai Châu ban hành
- 3Kế hoạch 595/KH-UBND năm 2021 về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 4Kế hoạch 229/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 1Kế hoạch 79/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 16-NQ/TU về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016-2025 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 2Nghị quyết 07/2021/NQ-HĐND quy định chính sách về phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Lai Châu ban hành
- 3Kế hoạch 595/KH-UBND năm 2021 về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 4Kế hoạch 229/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Kế hoạch 363/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong giai đoạn 2021-2025
- Số hiệu: 363/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 13/10/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Người ký: Hoàng Quốc Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra