Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/2012/QĐ-UBND | Đà Lạt, ngày 27 tháng 6 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/6/2008;
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua;
Thực hiện Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/10/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CÔNG NHẬN DANH HIỆU “GIA ĐÌNH VĂN HÓA”, “THÔN VĂN HÓA”, “TỔ DÂN PHỐ VĂN HÓA” VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2012/QĐ-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Hộ gia đình công dân Việt Nam, hiện đang sinh sống tại Lâm Đồng;
b) Các thôn, tổ dân phố và tương đương (dưới đây gọi chung là khu dân cư);
c) Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến trình tự và thủ tục công nhận “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương (dưới đây gọi là “Gia đình văn hóa”; “Khu dân cư văn hóa”).
1. Công nhận “Gia đình văn hóa”; “Khu dân cư văn hóa” được áp dụng với những trường hợp có đăng ký thi đua trên cơ sở các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận động nhân dân nắm vững và tự giác thực hiện tiêu chuẩn công nhận “Gia đình văn hóa”; “Khu dân cư văn hóa”.
2. Việc bình xét công nhận “Gia đình văn hóa”; “Khu dân cư văn hóa” phải đảm bảo theo nguyên tắc công khai, dân chủ, đúng tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục và có kỳ hạn.
3. Gắn thực hiện nội dung Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” với thực hiện tiêu chuẩn công nhận “Gia đình văn hóa”; “Khu dân cư văn hóa”, cụ thể:
a) Đoàn kết xây dựng đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển, chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh;
b) Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; chăm lo sự nghiệp giáo dục; chăm sóc sức khỏe, thực hiện dân số kế hoạch hóa gia đình;
c) Đoàn kết xây dựng môi trường cảnh quan sạch đẹp;
d) Đoàn kết phát huy dân chủ, chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh;
đ) Đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng; phát huy truyền thống “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Tương thân, tương ái”.
TIÊU CHUẨN DANH HIỆU “GIA ĐÌNH VĂN HÓA”, “THÔN VĂN HÓA”, “TỔ DÂN PHỐ VĂN HÓA” VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG
Điều 3. Tiêu chuẩn Danh hiệu “Gia đình văn hóa”
1. Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương:
a) Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân; Gia đình không có người vi phạm pháp luật Nhà nước, quy định của địa phương và quy ước, hương ước cộng đồng;
b) Tích cực tham gia phong trào giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương;
c) Thực hiện tốt phong trào xây dựng nếp sống văn hóa nơi công cộng; Thường xuyên tham gia công tác vệ sinh môi trường; bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan của địa phương; tích cực tham gia các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư;
d) Không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
đ) Gia đình không có người sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại; không mắc các tệ nạn xã hội; tích cực tham gia bài trừ tệ nạn xã hội và phòng chống các loại tội phạm;
e) Thực hiện tốt nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, các loại quỹ theo quy định của địa phương;
g) Tham gia thực hiện đầy đủ các phong trào thi đua; các buổi sinh hoạt, hội họp ở cộng đồng.
2. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng:
a) Vợ chồng bình đẳng, thương yêu, chia sẽ công việc và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
b) Gia đình không để xảy ra tình trạng bạo lực gia đình dưới mọi hình thức; thực hiện tốt bình đẳng giới;
c) Thực hiện tốt công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; chỉ sinh đẻ từ 1 đến 2 con, không sinh con thứ 3; nuôi con khỏe, dạy con ngoan;
d) Các thành viên thực hiện tốt gia phong xây dựng gia đình nề nếp; ông bà, cha mẹ và người lớn gương mẫu; con cháu thảo hiền;
đ) Thực hiện tốt việc giữ gìn các giá trị văn hóa gia đình truyền thống, tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa mới về gia đình;
e) Thực hiện tốt phong trào “Gia đình 5 không, 3 sạch” (5 không: không vi phạm pháp luật, không có tệ nạn xã hội, không có bạo lực gia đình, không sinh con thứ 3 trở lên, không có trẻ em suy dinh dưỡng và trẻ em bỏ học; 3 sạch: Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ); tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường và phòng bệnh; nhà ở ngăn nắp; khuôn viên xanh - sạch - đẹp; sử dụng nước sạch, xây dựng nhà tắm, hố xí đúng quy cách và hợp vệ sinh;
g) Các thành viên trong gia đình có nếp sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao;
h) Tích cực tham gia phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”; chương trình “xóa đói, giảm nghèo”; đoàn kết tương trợ xóm giềng, giúp đỡ đồng bào hoạn nạn và các hoạt động nhân đạo khác ở địa phương.
3. Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả:
a) Có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, chủ động “Giảm nghèo bền vững”, năng động làm giàu chính đáng;
b) Các thành viên gia đình có trách niệm đóng góp xây dựng kinh tế gia đình ổn định và ngày càng phát triển, chi tiêu hợp lý và thực hành tiết kiệm;
c) Thường xuyên quan tâm nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình.
4. Tích cực tham gia công tác, nâng cao chất lượng học tập
a) Người lớn trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định;
b) Tích cực tham gia công tác xã hội và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
c) Trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường, chăm ngoan, hiếu học; không tham gia bạo lực học đường;
d) Tuyên truyền giáo dục con em không để xảy ra tình trạng bạo lực học đường dưới mọi hình thức;
đ) Tích cực tham gia xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài và tạo điều kiện cho các con em phát huy năng khiếu trong học tập.
e) Thường xuyên giữ gìn và phát huy tốt mối quan hệ giữa Nhà trường và gia đình.
Điều 4. Tiêu chuẩn Danh hiệu “Thôn văn hóa”
1. Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:
a) Nghiêm chỉnh thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; xây dựng và thực hiện tốt quy ước, hương ước của cộng đồng;
b) Hoạt động hòa giải có hiệu quả; hầu hết những mâu thuẫn, bất hòa được giải quyết tại cộng đồng; không có trọng án hình sự;
c) Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện đúng quy chế dân chủ ở cơ sở; những đề xuất, kiến nghị của nhân dân, những vấn đề bức xúc ở cơ sở, cộng đồng dân cư được giải quyết kịp thời; không có khiếu kiện đông người trái pháp luật;
d) Tổ chức Đảng đạt trong sạch, vững mạnh; Các tổ chức đoàn thể đạt danh hiệu vững mạnh trở lên;
2. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:
a) Thực hiện tốt các cuộc vận động xã hội, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm;
b) Hoàn thành công tác xóa nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ có nhà xây dựng bền vững cao hơn mức bình quân chung;
c) Thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến và ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh; phát triển các làng nghề truyền thống;
d) Tích cực tham gia lao động sản xuất nhằm cải thiện và nâng cao thu nhập cho gia đình và cộng đồng;
đ) Có 80% trở lên hộ gia đình tham gia cuộc vận động xây dựng nông thôn mới; xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế - xã hội ở cộng đồng;
e) Tỷ lệ đường được bê tông hoá, nhựa hóa phải đạt từ 50% trở lên.
3. Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú:
a) Có nhà Văn hóa - Khu thể thao của thôn từng bước nâng cấp, đầu tư đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Có đội văn nghệ, thể thao thường xuyên hoạt động thu hút trên 40% người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng;
c) Các hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; không có hành vi truyền bá và hành nghề mê tín dị đoan;
d) Không phát sinh người mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng; không có người sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại;
đ) Có 70% trở lên hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”, trong đó ít nhất 50% gia đình văn hóa được công nhận 3 năm trở lên;
e) 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở trở lên; có phong trào “khuyến học”, khuyến tài;
g) Không có hành vi gây lây truyền dịch bệnh; không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người; giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng, trẻ em được tiêm chủng đầy đủ và phụ nữ có thai được khám định kỳ;
h) Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, không có người sinh con thứ 3 trở lên;
i) Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các công trình công cộng; bảo tồn và phát huy các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống ở địa phương.
4. Môi trường cảnh quan sạch đẹp:
a) Có tổ vệ sinh thường xuyên quét dọn vệ sinh, thu gom rác thải về nơi xử lý tập trung theo quy định;
b) 100% hộ gia đình có 3 công trình hợp vệ sinh (nước sạch, nhà tắm, hố xí); các thôn, làng, bản phải chỉ đạo thực hiện tốt quy định không thả rông gia súc, có chuồng trại chăn nuôi đúng quy định;
c) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; các công trình công cộng, nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch;
d) Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái; vận động nhân dân xây dựng cải tạo, nâng cấp hệ thống cống rãnh thoát nước; trồng cây xanh, vệ sinh đường làng, ngõ xóm.
5. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng:
a) Thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước, phát triển phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, nhằm chăm sóc các gia đình chính sách, người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức bình quân chung;
b) Thực hiện tốt các hoạt động “Nhân đạo từ thiện”, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, gia đình khó khăn, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam-dioxin và những người bất hạnh.
Điều 5. Tiêu chuẩn Danh hiệu “Tổ dân phố văn hóa”
1. Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:
a) Nghiêm chỉnh thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; xây dựng và thực hiện tốt quy ước, hương ước của cộng đồng;
b) Hoạt động hòa giải có hiệu quả; hầu hết những mâu thuẫn, bất hòa được giải quyết tại cộng đồng; không có trọng án hình sự;
c) Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện đúng quy chế dân chủ ở cơ sở; những đề xuất, kiến nghị của nhân dân, những vấn đề bức xúc ở cơ sở, cộng đồng dân cư được giải quyết kịp thời; không có khiếu kiện đông người trái pháp luật;
d) Tổ chức Đảng đạt trong sạch, vững mạnh; các tổ chức đoàn thể đạt danh hiệu vững mạnh trở lên.
2. Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:
a) Thực hiện tốt các cuộc vận động xã hội, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 1 đến 2%;
b) Không có nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ có nhà xây dựng bền vững cao hơn mức bình quân chung vùng đô thị;
c) Thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến và ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh; phát triển các ngành nghề dịch vụ;
d) Người dân lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định, tích cực tham gia lao động sản xuất nhằm cải thiện và nâng cao thu nhập cho gia đình và cộng đồng;
đ) Tỷ lệ đường được bê tông hoá, nhựa hóa phải đạt từ 80% trở lên;
3. Có đời sống văn hóa lành mạnh, phong phú:
a) Quy hoạch, đầu tư xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao phù hợp với điều kiện của Tổ dân phố; có điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao và vui chơi giải trí dành cho người lớn và trẻ em;
b) Phong trào văn hóa, thể thao thường xuyên được tổ chức, thu hút 60% trở lên số người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở cộng đồng;
c) Các hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; nếp sống văn minh đô thị;
d) Không phát sinh người mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng; không có người sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại; không có hành vi truyền bá và hành nghề mê tín dị đoan;
đ) Có 80% trở lên hộ gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”, trong đó ít nhất 60% gia đình văn hóa được công nhận 3 năm liên tục trở lên;
e) 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở trở lên; có phong trào “khuyến học”, khuyến tài;
g) Không để lây truyền dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, hàng năm giảm 1,5% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng; 100% trẻ em được tiêm chủng mở rộng và phụ nữ có thai được khám định kỳ;
h) Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, không có người sinh con thứ 3 trở lên;
i) Thực hiện tốt công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và các công trình công cộng; bảo tồn các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân gian truyền thống ở địa phương.
4. Môi trường cảnh quan sạch đẹp:
a) Không lấn chiếm lòng đường, hè phố; không gây cản trở giao thông, không đặt biển quảng cáo sai quy định, không làm mái che, cơi nới gây mất mỹ quan đô thị;
b) Nhà ở khu dân cư và các công trình công cộng được xây dựng theo quy hoạch, đúng quy định pháp luật về xây dựng, kiến trúc hài hòa cảnh quan đô thị;
c) Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái; không xả nước thải và vứt rác ra đường; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đạt tiêu chuẩn về môi trường; bảo vệ tốt hệ thống cấp nước, thoát nước; có điểm thu gom và xử lý rác thải.
5. Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng:
a) Thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước, phát triển phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, nhằm chăm sóc các gia đình chính sách, người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức bình quân chung;
b) Thực hiện tốt các hoạt động “Nhân đạo từ thiện”, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, gia đình khó khăn, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam-dioxin và những người bất hạnh.
Điều 6. Trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận
a) Danh hiệu “Gia đình văn hóa” thực hiện theo Mục II quy định về thủ tục hành chính cấp xã (ban hành kèm theo Quyết định số 3896/QĐ-BVHTTDL ngày 28 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch);
b) Danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương thực hiện theo khoản 1, khoản 2 Mục I quy định về thủ tục hành chính cấp huyện (ban hành kèm theo Quyết định số 3896/QĐ-BVHTTDL ngày 28 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
Điều 7. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành
1. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh) phối hợp với Ban Chỉ đạo các huyện, thành phố hướng dẫn quy định tiêu chí, mức đạt của các tiêu chí cho phù hợp và thường xuyên tiến hành kiểm tra quá trình thực hiện Quy chế này.
2. Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp phối hợp chỉ đạo triển khai thực hiện; hướng dẫn việc đăng ký và tiến hành kiểm tra công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Khu dân cư văn hóa" vào quý IV hàng năm.
3. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lâm Đồng phối hợp với các địa phương tuyên truyền phổ biến các nội dung của Quy chế trên hệ thống thông tin đại chúng; mở chuyên trang, chuyên mục để biểu dương điển hình tiên tiến, nêu gương người tốt việc tốt, phê phán những biểu hiện tiêu cực trong quá trình thực hiện.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Đoàn thể các cấp thường xuyên tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên tích cực hưởng ứng và tự giác thực hiện tốt Quy chế này.
Điều 8. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Khen thưởng :
- Gia đình văn hóa được thưởng theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 71 Nghị định số 42/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ;
- Khu dân cư văn hóa được thưởng theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 71 Nghị định số 42/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ;
- Khuyến khích các địa phương căn cứ vào khả năng ngân sách Nhà nước và các nguồn lực xã hội hóa, tăng kinh phí hỗ trợ cho các khu dân cư văn hóa xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động cho Nhà Văn hóa-Khu thể thao ở khu dân cư.
2. Xử lý vi phạm:
- Căn cứ kết quả bình xét, kiểm tra đánh giá hàng năm, các gia đình văn hóa; khu dân cư văn hóa vi phạm những quy định của Quy chế này, sẽ không được công nhận lại;
- Những trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị thu hồi danh hiệu. Cấp ra quyết định công nhận danh hiệu, có trách nhiệm ra quyết định thu hồi danh hiệu.
Quy chế này sẽ được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế khi có văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên điều chỉnh về lĩnh vực này.
Quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp./.
MẪU GIẤY CÔNG NHẬN DANH HIỆU "GIA ĐÌNH VĂN HÓA", “KHU DÂN CƯ VĂN HÓA” VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG.
1. Kích thước:
- Chiều dài: 360 mm, chiều rộng: 270 mm.
- Hoa văn bên trong: chiều dài 290 mm, chiều rộng 210 mm
2. Chất liệu và định lượng: Giấy trắng, định lượng: 150g/m2.
3. Hình thức: Xung quanh trang trí hoa văn màu, chính giữa phía trên in Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1).
4. Nội dung:
- Dòng 1, 2: Quốc hiệu (2).
Khoảng trống
- Dòng 3: Thẩm quyền quyết định (3).
- Dòng 4: Tặng danh hiệu … (4).
- Dòng 5: Danh hiệu "Gia đình văn hóa"; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương (5).
Khoảng trống
- Dòng 6: Tên đơn vị (cá nhân) được tặng thưởng (6).
- Dòng 7: Thành tích (7).
Khoảng trống
- Dòng 8:
+ Bên trái: Quyết định số, ngày, tháng, năm.
+ Bên phải: Địa danh, ngày, tháng, năm (8)
- Dòng 9:
+ Bên trái: Số sổ vàng (9).
+ Bên phải: Thủ trưởng cơ quan (10).
Khoảng trống (3,5 cm): chữ ký, dấu
- Dòng 10: Họ và tên người ký quyết định (11).
Ghi chú:
- (1): In hình Quốc huy
- (2): Quốc hiệu.
+ Dòng chữ: "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (chữ in đậm, màu đen).
+ Dòng chữ: "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" (chữ thường, đậm, màu đen).
- (3): Thẩm quyền quyết định.
+ Dòng chữ: “Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã” đối với mẫu Giấy công nhận “Gia đình văn hóa” 03 năm (chữ in, màu đỏ).
+ Dòng chữ: “Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện” đối với mẫu Giấy công nhận thôn, làng ấp, bản, tổ dân phố văn hóa và tương đương 03 năm (chữ in, màu đỏ).
- (4): Chữ in, màu đen.
- (5): Chữ in, màu đỏ.
- (6), (7), (8), (9): Chữ thường, màu đen.
- (10): Chữ in, màu đen.
- (11): Chữ thường, màu đen.
- Cỡ chữ trong nội dung, đơn vị tự quy định cho phù hợp, đảm bảo hình thức đẹp, trang trọng.
(Quốc huy)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TÂN HỘI
Gia đình Ông (bà): Nguyễn Văn A Thôn 8, xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng Đã đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” 3 năm (2009-2011)
|
(Quốc huy)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐỨC TRỌNG
DANH HIỆU “KHU DÂN CƯ VĂN HÓA”
Thôn 8, xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng Đã đạt danh hiệu “Khu dân cư văn hóa” 3 năm (2009-2011)
|
- 1Quyết định 505/2012/QĐ-UBND quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hoá”, “Xóm văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 2Quyết định 06/2012/QĐ-UBND về Quy chế công nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa", "Làng văn hóa", "Tổ dân phố văn hóa" thành phố Hà Nội
- 3Quyết định 18/2012/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn công nhận Danh hiệu Gia đình văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 4Quyết định 34/2009/QĐ-UBND về quy chế công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Khu dân cư văn hóa trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 5Quyết định 684/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành trong kỳ 2014-2018
- 6Quyết định 42/2019/QĐ-UBND quy định về thang điểm xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa, Thôn văn hóa, Tổ dân phố văn hóa và tương đương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 7Quyết định 373/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng năm 2019
- 8Quyết định 319/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 684/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành trong kỳ 2014-2018
- 2Quyết định 42/2019/QĐ-UBND quy định về thang điểm xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa, Thôn văn hóa, Tổ dân phố văn hóa và tương đương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 3Quyết định 373/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng năm 2019
- 4Quyết định 319/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng kỳ 2019-2023
- 1Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 2Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 5Nghị định 42/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi Luật Thi đua, Khen thưởng
- 6Thông tư 12/2011/TT-BVHTTDL hướng dẫn về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 7Quyết định 505/2012/QĐ-UBND quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hoá”, “Xóm văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 8Quyết định 06/2012/QĐ-UBND về Quy chế công nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa", "Làng văn hóa", "Tổ dân phố văn hóa" thành phố Hà Nội
- 9Quyết định 18/2012/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn công nhận Danh hiệu Gia đình văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 10Quyết định 3896/QĐ-BVHTTDL năm 2011 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- 11Quyết định 34/2009/QĐ-UBND về quy chế công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Khu dân cư văn hóa trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Quyết định 27/2012/QĐ-UBND về Quy chế công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa, Thôn văn hóa, Tổ dân phố văn hóa và tương đương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- Số hiệu: 27/2012/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/06/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Nguyễn Xuân Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/07/2012
- Ngày hết hiệu lực: 05/11/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra