Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI  
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 27/2008/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN DUY TRÌ, SỬA CHỮA HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC CHƯA CÓ TRONG QUYẾT ĐỊNH SỐ 33/2007/QĐ-UBND NGÀY 21/3/2007 CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI; GIÁ CA MÁY ĐẶC CHỦNG CHUYÊN NGÀNH THOÁT NƯỚC CHO CÔNG TÁC DUY TRÌ, SỬA CHỮA HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11/3/2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích;
Căn cứ Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung;
Căn cứ Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư số 07/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn phương pháp xây dựng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình;
Căn cứ Quyết định số 33/2007/QĐ-UBND ngày 21/3/2007 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành định mức dự toán duy trì, sửa chữa hệ thống thoát nước Thành phố Hà Nội;
Căn cứ công văn số 1002/BXD-VKT ngày 05/6/1999 của Bộ Xây dựng về việc thoả thuận ban hành tạm thời định mức dự toán nạo vét bằng cơ giới hệ thống thoát nước Hà Nội;
Căn cứ công văn số 732/BXD-VKT ngày 08/5/2001 của Bộ Xây dựng về việc bổ sung định mức cho một số loại công tác thoát nước đô thị thành phố Hà Nội;
Căn cứ công văn số 2375/BXD-KTTC ngày 18/11/2005 của Bộ Xây dựng về việc chấp thuận tạm thời công tác vận hành trạm xử lý nước thải thí điểm Kim Liên - Trúc Bạch thuộc dự án thoát nước cải thiện môi trường thành phố Hà Nội;
Căn cứ công văn số 34/BXD-KTTC ngày 08/01/2008 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn bổ sung chi phí công cụ, dụng cụ và điều chỉnh định mức công tác vận chuyển phế thải thoát nước;
Căn cứ Quyết định số 15/2008/QĐ-UBND ngày 31/3/2008 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc quy định một số điều quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn nhà nước do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội quản lý theo Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình của Chính phủ;
Căn cứ Bảng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình công bố kèm theo Quyết định số 17/2008/QĐ-UBND ngày 31/3/2008 của UBND thành phố;
Theo đề nghị của Liên Sở: Giao thông công chính - Xây dựng - Tài chính tại Tờ trình số 371/TTr-LN: GTCC-XD-TC ngày 14 tháng 05 năm 2008,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là một số định mức dự toán điều chỉnh, bổ sung trong công tác duy trì, sửa chữa hệ thống thoát nước chưa có trong Quyết định số 33/2007/QĐ-UBND ngày 21/3/2007 của UBND thành phố Hà Nội; bổ sung giá ca máy đặc chủng chuyên ngành thoát nước cho công tác duy trì, sửa chữa hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Điều 2. Định mức dự toán duy trì, sửa chữa hệ thống thoát nước được áp dụng trên địa bàn Thành phố Hà Nội và là cơ sở để xác định đơn giá duy trì, sửa chữa hệ thống thoát nước đô thị thành phố Hà Nội.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2007 để làm cơ sở lập đơn giá dự toán và thanh, quyết toán khối lượng thực hiện năm 2007.

Trong quá trình triển khai thực hiện, hàng năm, Sở Xây dựng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan thường xuyên rà soát, kiểm tra định mức dự toán duy trì, sửa chữa hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố Hà Nội để báo cáo UBND Thành phố xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.

Điều 4. Chánh văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở, Ban, Ngành; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hà Nội; Chủ tịch UBND các Quận huyện và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- TT TU, TT HĐNDTP; (để bc)
- Đ/c Chủ tịch UBNDTP; (để bc)
- Các đ/c PCT UBND TP;
- Các Bộ: XD, TC;
- Như Điều 4;
- V6, KT, XD (6bộ), TH;
- Lưu VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH 




Nguyễn Văn Khôi

 

Phần 1.

THUYẾT MINH VÀ CÁC QUY ĐỊNH ÁP DỤNG

1. Nội dung định mức:

Định mức dự toán công tác nạo vét bằng dây chuyền cơ giới, vận chuyển phế thải thoát nước, quản lý cụm công trình trạm bơm đầu mối Yên sở và xử lý nước thải tại hai trạm xử lý nước thải thí điểm Kim Liên, Trúc Bạch quy định mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác. Trong đó:

a. Mức hao phí vật liệu:

Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ các cấu kiện hoặc các bộ phận rời lẻ, vật liệu luân chuyển cần cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công việc. Mức hao phí vật liệu quy định trong tập định mức này đã bao gồm vật liệu hao hụt trong quá trình thực hiện công việc.

b. Mức hao phí nhân công:

Là số ngày công lao động của công nhân cần thiết của công nhân trực tiếp tương ứng với cấp bậc công việc để hoàn thành một đơn vị khối lượng công việc.

Số lượng ngày công đã bao gồm cả lao động chính, lao động phụ để thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác lắp đặt từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc, thu dọn hiện trường thi công.

Cấp bậc công nhân quy định trong tập định mức là cấp bậc bình quân của các công nhân tham gia thực hiện một đơn vị công tác.

c. Mức hao phí xe máy thi công:

Là số lượng ca xe máy và thiết bị thi công chính trực tiếp thực hiện kể cả máy và thiết bị phụ để hoàn thành một đơn vị khối lượng công việc.

2. Các căn cứ xác lập định mức:

- Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị.

- Quy trình kỹ thuật duy trì và sửa chữa hệ thống thoát nước đô thị đang thực hiện ở Thành phố Hà Nội hiện nay.

- Kết quả theo dõi, tổng kết việc áp dụng Định mức dự toán duy trì hệ thống thoát nước đô thị ban hành theo Quyết định số 37/2005/QĐ-BXD ngày 02/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, theo công văn 732-VKT ngày 8 tháng 5 năm 2001, Quyết định số 1485/QĐ-BXD ngày 24 tháng 11 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

- Số liệu tổng kết tình hình sử dụng lao động, trang thiết bị xe máy cũng như kết quả ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn công tác duy trì hệ thống thoát nước đô thị của Thành phố Hà Nội trong thời gian qua.

3. Kết cấu của tập định mức:

Định mức được trình bày theo nhóm, loại công tác, được mã hóa thống nhất và là phần bổ sung của tập định mức công tác duy trì, sửa chữa hệ thống thoát nước Đô thị đã được UBND Thành phố Hà Nội ban hành kèm theo quyết định số 33/2007/QĐ-UB ngày 21/3/2007 (trong tập định mức đã ban hành có 5 chương từ chương I đến chương V). Mỗi định mức được trình bày gồm: Thành phần công việc, điều kiện áp dụng các trị số mức và đơn vị tính phù hợp để thực hiện công việc đó. Định mức dự toán duy trì bổ sung này bao gồm 4 chương (từ chương VI đến chương IX):

Chương VI: Nạo vét bằng dây chuyền thiết bị cơ giới;

Chương VII: Vận chuyển phế thải thoát nước bằng xe cơ giới

Chương VIII: Công tác quản lý vận hành cụm công trình đầu mối Yên sở

Chương IX: Công tác quản lý vận hành trạm xử lý nước thải thí điểm Kim Liên - Trúc Bạch.

4. Quy định áp dụng:

- Định mức dự toán công tác nạo vét bằng dây chuyền cơ giới, vận chuyển phế thải thoát nước, quản lý cụm công trình trạm bơm đầu mối Yên sở và xử lý nước thải tại hai trạm xử lý nước thải thí điểm Kim Liên, Trúc Bạch do UBND Thành phố Hà Nội ban hành hướng dẫn áp dụng thống nhất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Hao phí của vật liệu, công cụ lao động (biển báo công trường, cọc tiêu an toàn giao thông, đèn pha…) sử dụng trực tiếp cho quá trình thực hiện công việc được quy định trong chi phí chung cấu thành dự toán dịch vụ công ích theo hướng dẫn của Bộ xây dựng tại Thông tư hướng dẫn phương pháp lập và quản lý giá dự toán dịch vụ công ích đô thị.

Phần 2.

ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN

Chương 6.

NẠO VÉT BẰNG DÂY CHUYỀN THIẾT BỊ CƠ GIỚI

TN6.01.00 Nạo vét bùn cống bằng dây chuyền cơ giới

TN6.01.10 Nạo vét cống ngầm bằng xe phun nước phản lực kết hợp với các thiết bị khác (S1)

+ Thành phần công việc:

­- Chuẩn bị xe và các thiết bị di chuyển xe máy từ nơi tập kết đến địa điểm thi công

- Đưa xe máy thiết bị vào vị trí thi công; Đặt biển báo hiệu, cọc phân cách ranh giới khu vực thi công;

- Mở nắp hố ga trong đoạn cống cần làm.

- Bơm nước từ xe téc chở nước vào xe phun nước phản lực và bình chứa của xe hút chân không.

- Lắp ống cho xe hút, lắp vòi phun.

- Hút bùn tại hố ga; lắp đặt bộ gá để định hướng đầu phun nước.

- Tiến hành phun nước để dồn bùn ra hố ga; hút bùn tại hố ga; tiếp tục các thao tác phun nước, dồn bùn ra hố ga, hút bùn cho đến khi đầy téc chở bùn sau khi đã tách nước trên xe téc chở bùn.

- Thay thế xe téc chở bùn thứ 2 và lặp lại thao tác trên cho đến khi đạt yêu cầu về nạo vét đoạn cống cần thi công.

- Kiểm tra kết quả nạo vét; nghiệm thu sơ bộ khối lượng hoàn thành.

- Tháo gỡ vòi, đường ống, bộ gá lắp và thu dọn dụng cụ

- Vệ sinh hiện trường và đóng các nắp hố ga

- Di chuyển xe máy thiết bị về địa điểm tập kết

- Rửa xe và tập kết vào vị trí đỗ

+ Điều kiện áp dụng

- Dây chuyền nạo vét được áp dụng cho các cống hẹp mà công nhân không thể chui vào thi công được. Cụ thể:

+ Cống tròn có đường kính từ 0,3 đến 0,8m.

+ Cống bản, cống hộp có chiều rộng đáy từ 0,3 đến 0,8m

+ Các cống khác có kích thước tương đương.

- Lượng bùn trong cống ≥ 1/4 tiết diện cống

Đơn vị tính: 100m

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

TN6.01.10

Nạo vét cống ngầm bằng xe phun nước phản lực kết hợp với các thiết bị khác (dây chuyền S1)

Vật liệu

- Nước sạch

- Vật liệu khác (tính trên vật liệu chính)

Nhân công

- Công nhân bậc thợ bình quân: 4,5/7

Máy thi công:

- Xe phun nước phản lực

- Xe hút chân không 4T

- Xe téc chở bùn 4T

- Xe téc chở nước 4m3

- Máy khác (tính trên máy chính)

 

m3

%

 

công

 

ca

ca

ca

ca

%

 

43,8

5

 

12,15

 

1,35

1,35

3,48

2,7

1

TN6.01.20 Nạo vét cống ngầm bằng xe hút chân không có độ chân không cao (8Tấn) kết hợp với các thiết bị khác (dây chuyền S2)

+ Thành phần công việc:

­- Chuẩn bị và di chuyển xe máy thiết bị từ nơi tập kết đến địa điểm thi công

- Đưa xe máy thiết bị vào vị trí thi công; Đặt biển báo hiệu, cọc phân cách ranh giới khu vực thi công;

- Mở nắp hố ga; đo nồng độ khí; lắp đặt các vòi hút, ống hút; chuẩn bị vòi bơm, máy bơm.

- Hút bùn tại hố ga;

- Chặn hai đầu đoạn cống cần thi công tại 2 hố ga bằng các túi đựng cát.

- Bơm nước cho đến khi công nhân có thể thi công được trong lòng cống.

- Hút bùn trong cống cho đến khi đầy xe téc chở bùn sau khi đã tách nước.

- Vận chuyển bùn đến bãi đổ quy định

- Thay thế xe téc chở bùn và lặp lại các thao tác như trên.

- Kiểm tra kết quả nạo vét, nghiệm thu sơ bộ kết quả đã hoàn thành.

- Tháo gỡ vòi, đường ống và thu dọn, vệ sinh dụng cụ lao động.

- Vệ sinh hiện trường và đóng nắp các hố ga

- Di chuyển xe máy thiết bị về điểm tập kết

- Rửa xe và tập kết vào vị trí đỗ

+ Điều kiện áp dụng

- Dây chuyền nạo vét này được áp dụng cho các loại cống có kích thước như sau:

+ Cống tròn có đường kính 0,8m < Φ ≤ 1,2m

+ Cống hộp, bản có chiều rộng đáy 0,8m < B ≤ 1,2m

+ Các cống khác có kích thước tương đương.

Các cống trên có mực nước cho phép người công nhân có thể chui vào cống để thi công được

- Lượng bùn trong cống ≥ 1/4 tiết diện cống

Đơn vị tính: 100m

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

TN6.01.20

Nạo vét cống ngầm bằng xe hút chân không có độ chân không cao (8Tấn) kết hợp với các thiết bị khác (dây chuyền S2)

Vật liệu

- Nước sạch

- Bao tải cát (cát 0,04m3/bao)

- Vật liệu khác (tính trên vật liệu chính)

Nhân công

- Công nhân bậc thợ bình quân: 4,5/7

Máy thi công:

- Xe hút chân không 8T

- Xe téc chở bùn 4Tấn

- Xe téc nước 4m3

- Xe tải cẩu 4Tấn

- Máy phát điện 30KVA

- Bơm chìm 30KVA

- Máy khác (tính trên máy chính)

 

m3

bao

%

 

công

 

ca

ca

ca

ca

ca

ca

%

 

6

80

5

 

20,02

 

2,86

7,28

0,5

1,43

2,86

2,49

1,5

TN6.01.30 Nạo vét cống ngầm bằng máy tời kết hợp với các thiết bị khác (dây chuyền S3)

+ Thành phần công việc:

­- Chuẩn bị và di chuyển xe máy thiết bị từ nơi tập kết đến địa điểm thi công.

- Đưa xe máy thiết bị vào vị trí thi công; Đặt biển báo hiệu, cọc phân cách ranh giới khu vực thi công.

- Mở nắp hố ga; đo nồng độ khí; lắp đặt các vòi hút, ống hút

- Hút bùn tại hố ga.

- Luồn dây cáp và các hoặc gầu múc từ hố ga này đến hố ga kế tiếp.

- Vận hành tời chính và tời phụ dồn bùn từ trong cống về hố ga công tác bằng đĩa di chuyển trong lòng cống. Hút bùn tại hố ga thi công cho đến khi đầy xe téc chở bùn sau khi đã tách nước.

- Vận chuyển bùn đến bãi đổ quy định

- Thay thế xe téc chở bùn thứ 2 và lặp lại các thao tác như trên cho đến khi đạt yêu cầu về nạo vét đoạn cống cần thi công.

- Kiểm tra kết quả nạo vét, nghiệm thu sơ bộ kết quả đã hoàn thành.

- Tháo gỡ vòi, đường ống, các phụ kiện của máy tời, máy tời và thu dọn, vệ sinh dụng cụ lao động.

- Vệ sinh hiện trường và đóng nắp các hố ga

- Di chuyển xe máy thiết bị về điểm tập kết

- Rửa xe và tập kết vào vị trí đỗ

+ Điều kiện áp dụng

- Dây chuyền nạo vét này được áp dụng cho các loại cống có kích thước như sau:

+ Cống tròn có đường kính  Φ > 1,2m

+ Cống hộp, bản có chiều rộng đáy B > 1,2m

+ Các loại cống khác có kích thước tương đương.

- Lượng bùn trong cống ≥ 1/4 tiết diện cống

Đơn vị tính: 100m

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

TN6.01.30

Nạo vét cống ngầm bằng  máy tời kết hợp với các thiết bị khác (dây chuyền S3)

Vật liệu

- Nước sạch

- Mỡ bôi trơn cáp tời

- Dây thép buộc

- Vật liệu khác (tính trên VL chính)

Nhân công

- Công nhân bậc thợ bình quân: 4,5/7

Máy thi công:

- Máy tời 3,7 kw

- Xe hút chân không 4T

- Xe téc chở bùn 4T

- Xe téc chở nước 4m3

- Xe tải có cần cẩu 3T

- Máy khác (tính trên máy chính)

 

m3

kg

kg

%

 

công

 

ca

ca

ca

ca

ca

%

 

12

5

0,08

5

 

30,75

 

6,15

6,15

12,3

1

3,57

1,5

TN6.02.00 Nạo vét bùn mương, sông bằng dây chuyền cơ giới

TN6.02.10 Công tác nạo vét mương, sông thoát nước bằng máy xúc đặt trên xà lan kết hợp với lao động thủ công và các thiết bị khác (dây chuyền C2)

+ Thành phần công việc:

- Nhận địa điểm thi công, xác định địa điểm tập kết và các tài liệu khác có liên quan.

- Công nhân đóng cọc tre sơn 2 mầu đỏ, trắng tại vị trí ranh giới giữa khu vực máy xúc làm việc và công nhân nạo vét bằng thủ công để đảm bảo an toàn cho kè đá. Sau khi đóng cọc chăng dây thừng làm đường ranh giới.

- Chuẩn bị và xử lý mặt bằng để đưa thiết bị vào thi công: Khi giao nhận tuyến đồng thời sử dụng thuyền kiểm tra trên toàn tuyến có cọc, vật nổi ... nếu có thì dùng cọc tre đánh dấu để tránh làm hư hỏng xà lan khi di chuyển trên mặt nước.

- Bố trí xe chuyên dụng vận chuyển xà lan và máy xúc đến địa điểm thi công (đặt ở vị trí để cẩu xuống sông, mương dễ dàng)

- Cẩu 4 phao con xuống nước và lắp đặt thành xà lan trên sông, mương

- Cẩu máy xúc đặt trên xà lan theo sự chỉ dẫn và giám sát của cán bộ kỹ thuật

- Neo, chằng xà lan ổn định

- Gá kẹp máy xúc chắc chắn trên xà lan.

Lưu ý: Bố trí người bảo vệ các thiết bị trên ngoài giờ làm việc

- Nhận điều động thiết bị, nhân lực

- Kiểm tra thiết bị, phương tiện dụng cụ và nhận đầy đủ nhiên liệu

- Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cầm tay như cuốc, xẻng, xô bùn...

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ an toàn giao thông và bảo hộ lao động.

Tập kết thiết bị và tiến hành thi công:

- Máy xúc đặt trên xà lan, sau khi công nhân điều khiển đã kiểm tra bảo đảm chắc chắn, an toàn bắt đầu thao tác xúc bùn và đổ vào thuyền chở bùn. Lưu ý:

- Khi xúc bùn dưới mương sông lên khỏi mặt nước mà trong gầu còn nhiều nước phải gạn nước trước khi đổ vào thuyền chứa bùn

- Máy xúc có thể lắp được gầu xúc hoặc gầu ngoạm

- Khi thuyền chở bùn đầy, công nhân lái thuyền đưa thuyền vào vị trí tập kết đã bố trí sẵn cho xe hút hút bùn được thuận tiện nhất.

- Xe hút hút bùn vào xe téc và lên chính nó vào cuối ca làm việc.

- Khi hút bùn đảm bảo các thao tác chắt, ép nước để các xe khi đổ bùn là bùn đặc.

- Các vật rắn, đất đá, rác rưởi có trong thuyền chở bùn, hoặc dưới lòng mương, sông được công nhân xúc vào xô chuyển lên thùng chứa bùn của xe tải tự đổ, khi thùng chứa bùn đầy được đưa lên xe và đổ tại bãi đổ qui định

- Các thuyền chứa bùn thay nhau nhận bùn và về vị trí hút bùn liên tục trong ca làm việc.

- Các xe téc còn lại đỗ ở vị trí thuận tiện và nhanh chóng vào vị trí để xe hút hút bùn vào téc ngay khi xe trước đó đã đầy bùn.

- Trong quá trình làm việc xà lan được di chuyển trong mặt bằng thi công bằng các tời lắp đặt tại 4 góc.

- Khi máy xúc di chuyển đến hết phạm vi làm việc theo chiều ngang thì dừng lại để công nhân thủ công dồn bùn từ mái kè vào phạm vi hoạt động của máy.

- Với những điểm không dồn được bùn thì khi xà lan di chuyển đến cọc tiêu tiếp theo sẽ tiến hành nạo vét bằng thủ công và bốc xúc lên thùng chứa bùn.

- Hết ca làm việc vệ sinh sạch sẽ máy móc, thiết bị, mặt bằng thi công và công nhân bảo vệ.

- Nạo vét bùn đến hết phạm vi công tác yêu cầu.

- Tiến hành tháo dỡ hệ thống và vận chuyển về địa điểm tập kết.

- Qui trình tháo dỡ làm đầy đủ các bước như lắp đặt nhưng theo thứ tự ngược lại.

Đơn vị tính : m3

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

TN6.02.10

Nạo vét mương sông thoát nước bằng máy xúc đặt trên xà lan kết hợp lao động thủ công và các thiết bị khác

Vật liệu

- Nước sạch

- Dây cáp neo

- Vật liệu khác

Nhân công

- Công nhân bậc thợ 4/7

- Công nhân bảo vệ thiết bị: 3,5/7

Máy thi công:

- Máy xúc dung tích gầu 0,4m3

- Hệ phao nổi + thuyền

- Xe hút 4T

- Xe téc chở bùn 4T

- Xe téc chở nước 4m3

- Xe chở bùn tự đổ 4Tấn

- Máy cẩu sức nâng 25T bánh hơi

- Máy khác (tính trên máy chính)

 

m3

% m

%

 

công

công

 

ca

ca

ca

ca

ca

ca

ca

%

 

01

1

5

 

0,3

0,03

 

0,023

0,069

0,023

0,1

0,01

0,081

0,0008

1

TN6.02.20 Nạo vét mương thoát nước bằng xe hút chân không kết hợp với các thiết bị khác (dây chuyền C3)

+ Thành phần công việc:

­- Chuẩn bị và di chuyển xe máy thiết bị từ nơi tập kết đến địa điểm thi công.

- Đưa xe máy thiết bị vào vị trí thi công; Đặt biển báo hiệu

- Tính toán khối lượng bùn có trong mương cần thi công.

- Vận hành xe hút chân không cho đến khi đầy xe téc chở bùn sau khi đã tách nước.

- Vận chuyển bùn đến bãi đổ quy định

- Thay thế xe téc chở bùn khác và lặp lại các thao tác như trên cho đến khi đạt yêu cầu về nạo vét đoạn mương cần thi công.

- Kiểm tra kết quả nạo vét, nghiệm thu sơ bộ kết quả đã hoàn thành.

- Thu dọn, vệ sinh thiết bị và dụng cụ lao động.

- Vệ sinh hiện trường thi công.

- Di chuyển xe máy thiết bị về điểm tập kết

- Rửa xe và tập kết vào vị trí đỗ

+ Điều kiện áp dụng

Dây chuyền nạo vét này được áp dụng chủ yếu cho các mương có chiều rộng không lớn hơn 5m (B<5m)

Đơn vị tính: m3

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

TN6.02.20

Nạo vét mương thoát nước bằng xe hút chân không 8T kết hợp với các thiết bị khác (dây chuyền C3)

Vật liệu

- Nước sạch

- Túi đựng cát (0,04m3/bao)

- Cọc tre

- Vật liệu khác (tính trên VL chính)

Nhân công

- Công nhân bậc thợ bình quân: 4,5/7

Máy thi công:

- Xe hút chân không 4T

- Xe téc chở bùn 4T

- Xe tải cẩu 4T

- Xe téc chở nước 4m3

 

m3

bao

cọc

%

 

công

 

ca

ca

ca

ca

 

0,5

0,4

2m x 2,5%

5

 

0,401

 

0,085

0,23

0,05

0,05

Chương 7.

VẬN CHUYỂN PHẾ THẢI THOÁT NƯỚC BẰNG CƠ GIỚI

TN7.01.10 Công tác thu gom, vận chuyển phế thải thoát nước tại các chân điểm tập kết bằng xe chuyên dụng 4,5 tấn có thùng bùn kín khít, nâng hạ thùng bùn bằng thủy lực

+ Thành phần công việc

- Chuẩn bị dụng cụ lao động và trang bị bảo hộ lao động

- Di chuyển phương tiện đến địa điểm thu gom phế thải thoát nước

- Hạ thùng chứa bùn trên xe xuống điểm xe gom tập kết tạm

- Xúc, đổ phế thải thoát nước từ xe gom vào thùng bùn

- Nâng thùng bùn lên xe

- Thu gom, quét dọn đất rác rơi vãi

- Điều khiển xe đến địa điểm thu gom kế tiếp, tác nghiệp đến lúc đầy thùng

- Điều khiển xe về bãi đổ

- Hết ca vệ sinh phương tiện, giao ca

Đơn vị tính: 1 tấn

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

TN7.01.10

Công tác thu gom, vận chuyển phế thải thoát nước tại các chân điểm tập kết bằng xe chuyên dụng 4,5 tấn có thùng bùn kín khít, nâng hạ thùng bùn bằng thủy lực

Nhân công

- Cấp bậc thợ bình quân 4/7

Máy thi công:

- Xe ôtô chuyên dụng 4,5 tấn

 

công

 

ca

 

0,5

 

0,107

Ghi chú

Định mức quy định tại bảng trên tương ứng với cự ly vận chuyển bùn 12km < L ≤ 18km. Trường hợp cự ly vận chuyển thay đổi thì định mức hao phí máy thi công được điều chỉnh với hệ số như sau:

Cự ly

Hệ số

L < 8km

0.895

8km ≤ L < 10km

0.925

10km ≤ L ≤ 12km

0.955

18km < L ≤ 20km

1.045

L > 20km

1.075

Chương 8.

QUẢN LÝ, VẬN HÀNH CỤM CÔNG TRÌNH TRẠM BƠM ĐẦU MỐI YÊN SỞ

(bao gồm trạm bơm Yên sở 45m3/s, bảy cửa điều tiết: Thanh Liệt, Nghĩa Đô, Hồ Tây A, Hồ Tây B, Văn Điển, Đồng Chì, Lừ-sét và 3 đập cao su A, B, C tại hồ điều hòa Yên sở)

TN8.01.10 Quản lý, vận hành cụm công trình trạm bơm đầu mối Yên sở (bao gồm trạm bơm Yên sở, 7 đập điều tiết: Nghĩa Đô, Hồ Tây A, B, Đồng Chì, Văn Điển, Thanh Liệt, Lừ-sét; 3 đập cao su A, B, C tại khu vực hồ điều hòa Yên sở)

+ Thành phần công việc

- Chuẩn bị điều kiện làm việc

- Kiểm tra toàn bộ máy móc thiết bị ngoài thực tế và trên máy tính tại trạm bơm Yên sở và các thiết bị nâng hạ và máy đo mực nước

- Kiểm tra các thiết bị phụ trợ: Hệ thống cào rác, băng tải cửa xả ra sông.

- Theo dõi diễn biến chế độ thủy lực mực nước sông, lập biểu báo, chỉnh biên tài liệu, điện báo số liệu

- Vận hành bơm khi có lệnh và theo quy trình công nghệ.

- Khắc phục, sửa chữa khi gặp sự cố

- Bảo dưỡng hàng ngày các thiết bị máy móc và vớt bèo tại cửa đập và vận chuyển đến địa điểm quy định.

- Vận hành các cửa đập, cửa điều tiết theo quy trình công nghệ

- Vệ sinh duy trì rãnh nước xung quanh trạm bơm. Duy trì thảm cỏ tại trạm

- Vớt bèo rác trong hầm hút

- Sửa chữa nhỏ các bộ phận, thiết bị máy bơm, cửa phai, cạo gỉ, sơn bảo vệ theo định kỳ.

Đơn vị tính: ca

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

Mùa khô

Mùa mưa

TN8.01.10

Quản lý, vận hành cụm công trình trạm bơm đầu mối Yên sở (bao gồm trạm bơm Yên sở, 7 đập điều tiết: Nghĩa Đô, Hồ Tây A, B, Đồng Chì, Văn Điển, Thanh Liệt, Lừ-sét; 3 đập cao su A, B, C tại khu vực hồ điều hòa Yên sở)

Vật liệu:

- Nước cất

- Dầu Shell (esso)

- Mỡ

- Nước sạch

- Giấy đo

Nhân công:

- Công nhân kỹ thuật bậc 5/7

- Công nhân khác bậc 4/7

- Công nhân phục vụ bậc 3,5/7

Máy thi công

- Xe tự đổ 4T

 

lít

lít

kg

m3

cuộn

 

công

công

công

 

ca

 

0,18

1,5

0,25

0,96

0,018

 

23,68

5,37

14,29

 

0,17

 

0,18

1,5

0,25

0,96

0,018

 

29,53

5,37

14,29

 

0,17

Ghi chú:

- Định mức trên không bao gồm: Hao phí điện năng; bảo dưỡng sửa chữa lớn, duy trì kênh dẫn. Đối với hao phí điện năng thanh toán theo thực tế.

Chương 9.

QUẢN LÝ, VẬN HÀNH 2 TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI KIM LIÊN - TRÚC BẠCH

TN9.01.00 Công tác xử lý nước thải - tính theo ca vận hành

TN9.01.10 Công tác quản lý, vận hành trạm xử lý nước thải Trúc Bạch 2.300 m3/ngày đêm

+ Thành phần công việc

- Chuẩn bị điều kiện làm việc

- Kiểm tra toàn bộ các máy móc thiết bị ngoài thực tế tại các khu vực xử lý của nhà máy: Hố tiếp nhận nước đầu vào, bể lắng cát, bể lắng sơ cấp, bể phản ứng sinh học, bể lắng cuối, bể khử trùng, thiết bị xử lý bùn, xử lý mùi…  theo dõi lưu lượng và các thông số thiết bị, lập biểu báo cáo, chỉnh biên tài liệu, điện báo số liệu.

- Kiểm tra các thiết bị phụ trợ: Song chắn rác, hệ thống khử trùng, hệ thống hút mùi, hệ thống tách nước.

- Lấy mẫu, phân tích chất lượng nước nước đầu vào, ra.

- Vận hành trạm xử lý nước thải.

- Bảo dưỡng hàng ngày các thiết bị máy móc, vớt rác + phế thải tại hố bơm truyền tải nước thải, cào rác tại các song chắn rác đến địa điểm quy định.

- Khắc phục sửa chữa khi gặp sự cố.

Đơn vị: ca

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

TN9.01.10

Quản lý, vận hành trạm XLNT Trúc Bạch công suất thiết kế 2.300m3/ngđ

Vật liệu

- Dầu Shell Turbo T46

- Mỡ Alvania EP2

- Giấy ghi DO và lưu lượng

- NAClO (nồng độ 7%)

- PAC (chất keo tụ)

- Than hoạt tính (AG100S, AG100A, Ag100N)

 

lít

kg

cuộn

lít

kg

kg

 

0,1

0,05

0,022

120

38,3

2,35

 

 

- Polymer (CS303)

- Hoá chất phân tích mẫu (07 chỉ tiêu: SS, BOD5, COD, T-N, T-P, Clodư, Coliform)

kg

mẫu

2

0,095

 

 

Nhân công

- Công nhân kỹ thuật vận hành bậc 5/7

 

công

 

6,63

 

 

- Công nhân vận hành bậc 4/7

- Công nhân bảo vệ nhà máy bậc 3,5/7

công

công

4,68

1,95

 

 

Máy thi công

- Xe tự đổ 4 tấn

 

ca

 

0,153

TN9.01.20 Công tác quản lý, vận hành trạm xử lý nước thải Kim Liên 3.700 m3/ngày đêm

+ Thành phần công việc

- Chuẩn bị điều kiện làm việc

- Kiểm tra toàn bộ các máy móc thiết bị ngoài thực tế tại các khu vực xử lý của nhà máy: Trạm bơm nước thải đầu vào, bể lắng cát, bể lắng sơ cấp, bể phản ứng sinh học, bể lắng cuối, bể khử trùng, thiết bị xử lý bùn, xử lý mùi…  theo dõi lưu lượng và các thông số thiết bị, lập biểu báo cáo, chỉnh biên tài liệu, điện báo số liệu.

- Kiểm tra các thiết bị phụ trợ: Song chắn rác, hệ thống khử trùng, hệ thống hút mùi, hệ thống tách nước.

- Lấy mẫu, phân tích chất lượng nước nước đầu vào, ra.

- Vận hành trạm xử lý nước thải.

- Bảo dưỡng hàng ngày các thiết bị máy móc, vớt rác + phế thải tại hố bơm truyền tải nước thải, cào rác tại các song chắn rác đến địa điểm quy định.

- Khắc phục sửa chữa khi gặp sự cố.

Đơn vị: ca

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

TN9.01.20

Quản lý, vận hành trạm XLNT Kim Liên công suất thiết kế 3.700m3/ngđ

Vật liệu

- Dầu Shell Turbo T46

- Mỡ Alvania EP2

- Giấy ghi DO và lưu lượng

- NAClO (nồng độ 7%)

- PAC (chất keo tụ)

- Than hoạt tính (AG100S, AG100A, Ag100N)

 

lít

kg

cuộn

lít

kg

kg

 

0,1

0,05

0,022

192

67,83

3,7

 

 

- Polymer (CS303)

- Hoá chất phân tích mẫu (07 chỉ tiêu: SS, BOD5, COD, T-N, T-P, Clodư, Coliform)

kg

mẫu

3

0,095

 

 

Nhân công

- Công nhân kỹ thuật vận hành bậc 5/7

 

công

 

7,80

 

 

- Công nhân vận hành bậc 4/7

- Công nhân bảo vệ nhà máy bậc 3,5/7

công

công

4,68

1,95

 

 

Máy thi công

- Xe tự đổ 4 tấn

 

ca

 

0,18

TN9.02.00 Công tác xử lý nước thải - tính m3 nước xử lý

TN9.02.10 Công tác quản lý, vận hành trạm xử lý nước thải Trúc Bạch 2.300 m3/ngày đêm

+ Thành phần công việc

- Chuẩn bị điều kiện làm việc

- Kiểm tra toàn bộ các máy móc thiết bị ngoài thực tế tại các khu vực xử lý của nhà máy: Hố tiếp nhận nước đầu vào, bể lắng cát, bể lắng sơ cấp, bể phản ứng sinh học, bể lắng cuối, bể khử trùng, thiết bị xử lý bùn, xử lý mùi…  theo dõi lưu lượng và các thông số thiết bị, lập biểu báo cáo, chỉnh biên tài liệu, điện báo số liệu.

- Kiểm tra các thiết bị phụ trợ: Song chắn rác, hệ thống khử trùng, hệ thống hút mùi, hệ thống tách nước.

- Lấy mẫu, phân tích chất lượng nước nước đầu vào, ra.

- Vận hành trạm xử lý nước thải.

- Bảo dưỡng hàng ngày các thiết bị máy móc, vớt rác + phế thải tại hố bơm truyền tải nước thải, cào rác tại các song chắn rác đến địa điểm quy định.

- Khắc phục sửa chữa khi gặp sự cố.

Đơn vị: 100 m3

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

TN9.02.10

Quản lý, vận hành trạm XLNT Trúc Bạch công suất thiết kế 2.300m3/ngđ

Vật liệu

- Dầu Shell Turbo T46

- Mỡ Alvania EP2

- Giấy ghi DO và lưu lượng

- NAClO (nồng độ 7%)

- PAC (chất keo tụ)

- Than hoạt tính (AG100S, AG100A, Ag100N)

 

lít

kg

cuộn

lít

kg

kg

 

0,013

0,0065

0,00286

15,6

5

0,306

 

 

- Polymer (CS303)

- Hoá chất phân tích mẫu (07 chỉ tiêu: SS, BOD5, COD, T-N, T-P, Clodư, Coliform)

kg

mẫu

0,261

0,0124

 

 

Nhân công

- Công nhân kỹ thuật vận hành bậc 5/7

 

công

 

1,02

 

 

- Công nhân vận hành bậc 4/7

- Công nhân bảo vệ nhà máy bậc 3,5/7

công

công

0,72

0,3

 

 

Máy thi công

- Xe tự đổ 4 tấn

 

ca

 

0,0235

TN9.02.20 Công tác quản lý, vận hành trạm xử lý nước thải Kim Liên 3.700 m3/ngày đêm

+ Thành phần công việc

- Chuẩn bị điều kiện làm việc

- Kiểm tra toàn bộ các máy móc thiết bị ngoài thực tế tại các khu vực xử lý của nhà máy: Trạm bơm nước thải đầu vào, bể lắng cát, bể lắng sơ cấp, bể phản ứng sinh học, bể lắng cuối, bể khử trùng, thiết bị xử lý bùn, xử lý mùi…  theo dõi lưu lượng và các thông số thiết bị, lập biểu báo cáo, chỉnh biên tài liệu, điện báo số liệu.

- Kiểm tra các thiết bị phụ trợ: Song chắn rác, hệ thống khử trùng, hệ thống hút mùi, hệ thống tách nước.

- Lấy mẫu, phân tích chất lượng nước nước đầu vào, ra.

- Vận hành trạm xử lý nước thải.

- Bảo dưỡng hàng ngày các thiết bị máy móc, vớt rác + phế thải tại hố bơm truyền tải nước thải, cào rác tại các song chắn rác đến địa điểm quy định.

- Khắc phục sửa chữa khi gặp sự cố.

Đơn vị: 100 m3

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

TN9.02.20

Quản lý, vận hành trạm XLNT Kim Liên công suất thiết kế 3.700m3/ngđ

Vật liệu

- Dầu Shell Turbo T46

- Mỡ Alvania EP2

- Giấy ghi DO và lưu lượng

- NAClO (nồng độ 7%)

- PAC (chất keo tụ)

- Than hoạt tính (AG100S, AG100A, Ag100N)

 

lít

kg

cuộn

lít

kg

kg

 

0,0081

0,0041

0,00178

15,6

5,5

0,3

 

 

- Polymer (CS303)

- Hoá chất phân tích mẫu (07 chỉ tiêu: SS, BOD5, COD, T-N, T-P, Clodư, Coliform)

kg

mẫu

0,243

0,0077

 

 

Nhân công

- Công nhân kỹ thuật vận hành bậc 5/7

 

công

 

0,75

 

 

- Công nhân vận hành bậc 4/7

- Công nhân bảo vệ nhà máy bậc 3,5/7

công

công

0,45

0,18

 

 

Máy thi công

- Xe tự đổ 4 tấn

 

ca

 

0,0124

TN9.02.30 Công tác quản lý, vận hành trạm xử lý nước thải Kim Liên 3.700 m3/ngày đêm và trạm Trúc Bạch 2.300m3/ngày đêm tổng công suất 6.000 m3/ngày đêm

+ Thành phần công việc

- Chuẩn bị điều kiện làm việc

- Kiểm tra toàn bộ các máy móc thiết bị ngoài thực tế tại các khu vực xử lý của nhà máy: Khu vực tiếp nhận nước đầu vào, bể lắng cát, bể lắng sơ cấp, bể phản ứng sinh học, bể lắng cuối, bể khử trùng, thiết bị xử lý bùn, xử lý mùi…  theo dõi lưu lượng và các thông số thiết bị, lập biểu báo cáo, chỉnh biên tài liệu, điện báo số liệu.

- Kiểm tra các thiết bị phụ trợ: Song chắn rác, hệ thống khử trùng, hệ thống hút mùi, hệ thống tách nước.

- Lấy mẫu, phân tích chất lượng nước nước đầu vào, ra.

- Vận hành trạm xử lý nước thải.

- Bảo dưỡng hàng ngày các thiết bị máy móc, vớt rác + phế thải tại hố bơm truyền tải nước thải, cào rác tại các song chắn rác đến địa điểm quy định.

- Khắc phục sửa chữa khi gặp sự cố.

Đơn vị: 100 m3

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Định mức

TN9.02.30

Quản lý, vận hành trạm XLNT Kim Liên công suất thiết kế 3.700m3/ngđ và trạm XLNT Trúc Bạch công suất thiết kế 2.300 m3/ngđ

Vật liệu

- Dầu Shell Turbo T46

- Mỡ Alvania EP2

- Giấy ghi DO và lưu lượng

- NAClO (nồng độ 7%)

- PAC (chất keo tụ)

- Than hoạt tính (AG100S, AG100A, Ag100N)

 

lít

kg

cuộn

lít

kg

kg

 

0,01

0,005

0,0022

15,6

5,31

0,3

 

 

- Polymer (CS303)

- Hoá chất phân tích mẫu (07 chỉ tiêu: SS, BOD5, COD, T-N, T-P, Clodư, Coliform)

kg

mẫu

0,25

0,0095

 

 

Nhân công

- Công nhân kỹ thuật vận hành bậc 5/7

 

công

 

0,854

 

 

- Công nhân vận hành bậc 4/7

- Công nhân bảo vệ nhà máy bậc 3,5/7

công

công

0,554

0,226

 

 

Máy thi công

- Xe tự đổ 4 tấn

 

ca

 

0,0167

Phần 3.

BẢNG GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG

Kèm theo quyết định số 27/2008/QĐ-UBND ngày 30 tháng 05 năm 2008 của UBND thành phố Hà Nội

THUYẾT MINH VÀ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Bảng giá ca máy và thiết bị thi công (các xe máy đặc chủng phục vụ duy trì, sửa chữa hệ thống thoát nước) bao gồm các xe: phun nước phản lực, xe hút chân không có độ chân không cao (4 tấn, 8 tấn), xe vận chuyển phế thải thoát nước tải trọng 4,5 tấn có thùng bùn kín khít và hệ thống nâng, hạ thùng bùn bằng thủy lực, hệ phao nổi + thuyền chở bùn là các loại xe máy, thiết bị không nằm trong danh mục các loại máy và thiết bị thi công xây dựng công trình Thành phố Hà Nội được ban hành công bố kèm theo quyết định số 17/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2008 của UBND Thành phố Hà Nội. Bảng giá ca máy này quy định chi phí cho một ca làm việc của các loại máy; là giá dùng để xác định chi phí máy thi công trong đơn giá duy trì, sửa chữa hệ thống thoát nước, dùng làm cơ sở để xác định dự toán cho công tác duy trì hệ thống thoát nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

2. Giá ca máy các xe đặc chủng xây dựng trong bảng giá này xác định cho các xe nêu theo thông số kỹ thuật như: công suất động cơ, tính năng … và căn cứ vào phương pháp xây dựng giá ca máy và thiết bị thi công quy định tại thông tư số 07/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ xây dựng để lập giá ca máy.

3. Giá ca máy trong bảng này bao gồm các thành phần chi phí như sau:

- Chi phí khấu hao là khoản chi phí về hao mòn của máy và thiết bị thi công trong thời gian sử dụng.

- Chi phí sửa chữa là khoản chi phí nhằm duy trì và khôi phục năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn của máy.

- Chi phí nhiên liệu, năng lượng tính trong giá ca máy là khoản chi phí về nhiên liệu, năng lượng tạo ra động lực cho máy hoạt động (dầu diezel) và các loại nhiên liệu phụ như dầu mỡ bôi trơn, nhiên liệu để điều chỉnh, nhiên liệu cho động cơ lai, dầu truyền động. Trong đó đơn giá nhiên liệu chưa bao gồm thuế VAT cụ thể là:

+ Dầu diezel: 7.209,09 đồng/lít

- Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy là khoản chi phí về tiền lương và các khoản phụ cấp tương ứng với cấp bậc người điều khiển máy theo yêu cầu kỹ thuật, được xác định trên cơ sở thành phần cấp bậc thợ điều khiển máy được quy định tại Thông tư số 07/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ xây dựng và các quy định của nhà nước về chính sách tiền lương, các khoản phụ cấp được hưởng trong doanh nghiệp:

+ Mức lương tối thiểu tính trong chi phí thợ điều khiển được tính với mức 450.000 đồng/1 tháng.

+ Hệ số cấp bậc thợ được áp dụng theo nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước tại bảng lương A.1 thang lương 7 bậc, ngành 5 - công trình đô thị. Riêng đối với công nhân lái xe áp dụng theo bảng B12.

+ Các khoản phụ cấp được tính trong chi phí tiền lương thợ điều khiển máy như sau: Phụ cấp lưu động bằng 10% lương tối thiểu. Một số khoản lương phụ (lễ, tết, phép…) bằng 12% và một số chi phí khoán trực tiếp bằng 4% tiền lương cơ bản.

- Chi phí khác: Chi phí khác của máy tính trong giá ca máy là khoản chi phí đảm bảo cho máy hoạt động bình thường, có hiệu quả tại công trình.

- Chi phí nhiên liệu: Chi phí này được điều chỉnh theo mức giá do cấp có thẩm quyền quy định phù hợp tại từng thời điểm.

II. HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG

1. Bảng giá ca máy này dùng để tham khảo khi lập đơn giá duy trì, sửa chữa hệ thống thoát nước, quản lý chi phí máy của các dự án sử dụng nguồn vốn nhà nước do UBND Thành phố quản lý trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

2. Giá ca máy quy định trong bảng giá ca máy này chưa tính thuế giá trị gia tăng của các loại vật tư, phụ tùng, nhiên liệu, năng lượng …

3. Khi xác định đơn giá duy trì, sửa chữa hệ thống thoát nước trên cơ sở định mức được Bộ xây dựng, UBND Thành phố Hà Nội công bố và bảng giá ca máy này thì tại thời điểm lập dự toán giá ca máy được bổ sung điều chỉnh hai khoản chi phí sau:

- Chi phí nhiên liệu được bổ sung phần chênh lệch giữa giá nhiên liệu tại thời điểm lập dự toán và giá nhiên liệu được chọn để tính trong bảng giá ca máy do UBND Thành phố Hà Nội công bố.

- Chi phí tiền lương thợ điều khiển được tính toán lại theo hướng dẫn tại thông tư số 07/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ xây dựng trên cơ sở lương tối thiểu vùng do nhà nước quy định.

4. Trong quá trình sử dụng bảng giá ca máy nếu gặp vướng mắc, đề nghị phản ánh về sở Xây dựng Hà Nội để nghiên cứu, tổng hợp trình UBND Thành phố xem xét giải quyết.

 

BẢNG GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG

Kèm theo quyết định số 27/2008/QĐ-UBND ngày 30 tháng 05 năm 2008 của UBND Thành phố Hà Nội

STT

Loại máy và thiết bị

Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng

Thành phần cấp bậc thợ điều khiển máy

Giá ca máy (đồng)

Định mức

Nhiên liệu

Trong đó tiền lương thợ điều khiển máy

Tổng số

1

Xe phun nước phản lực, áp lực phun 200kg/cm2

40,8

lít diezel

1*3/4+1*4,5/7

136.118

1.323.608

2

Xe hút chân không 4Tấn

40,8

lít diezel

1*3/4+2*4,5/7

203.525

1.658.972

3

Xe hút chân không 8Tấn

50,4

lít diezel

1*3/4+2*4,5/7

203.525

1.610.400

4

Xe ôtô tự đổ 4,5 Tấn có thùng bùn kín khít nâng hạ bằng hệ thống thủy lực

41,65

lít diezel

1*3/4+1*4,5/7

136.118

844.414

5

Hệ phao nổi + thuyền

 

 

 

 

276.409

 

MỤC LỤC

MÃ HIỆU

NỘI DUNG ĐỊNH MỨC

 

Phần I: Thuyết minh và các quy định áp dụng

 

Phần II: Định mức dự toán

 

CHƯƠNG VI: NẠO VÉT DÂY CHUYỀN CƠ GIỚI

TN6.01.00

Nạo vét bùn cống bằng dây chuyền cơ giới

TN6.01.10

Nạo vét bùn cống ngầm bằng dây chuyền S1

TN6.01.20

Nạo vét bùn cống ngầm bằng dây chuyền S2

TN6.01.30

Nạo vét bùn cống ngầm bằng dây chuyền S3

TN6.02.00

Nạo vét bùn mương, sông bằng dây chuyền cơ giới

TN6.02.10

Nạo vét bùn mương bằng dây chuyền C2

TN6.02.20

Nạo vét bùn mương bằng dây chuyền C3

 

CHƯƠNG VII: VẬN CHUYỂN PHẾ THẢI THOÁT NƯỚC BẰNG CƠ GIỚI

TN7.01.10

Vận chuyển phế thải thoát nước bằng xe ôtô chuyên dụng 4,5T tự đổ có thiết bị nâng hạ thùng bùn bằng thủy lực

 

CHƯƠNG VIII: CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH CỤM CÔNG TRÌNH TRẠM BƠM ĐẦU MỐI YÊN SỞ

TN8.01.10

Công tác quản lý vận hành cụm công trình trạm bơm đầu mối Yên sở bao gồm trạm bơm Yên sở 45m3/s, bảy cửa điều tiết, 3 đập cao su

 

CHƯƠNG IX: CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH 2 TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI THÍ ĐIỂM KIM LIÊN, TRÚC BẠCH

TN9.01.00

Công tác quản lý vận hành 2 trạm xử lý nước thải thí điểm Trúc Bạch, Kim Liên - đơn vị tính ca vận hành

TN9.01.10

Công tác quản lý vận hành trạm xử lý nước thải thí điểm Trúc Bạch

TN9.01.20

Công tác quản lý vận hành trạm xử lý nước thải thí điểm Kim Liên

TN9.02.00

Công tác quản lý vận hành 2 trạm xử lý nước thải thí điểm Trúc Bạch, Kim Liên - đơn vị tính m3 nước xử lý

TN9.02.10

Công tác quản lý vận hành trạm xử lý nước thải thí điểm Trúc Bạch

TN9.02.20

Công tác quản lý vận hành trạm xử lý nước thải thí điểm Kim Liên

TN9.02.30

Công tác quản lý vận hành trạm xử lý nước thải thí điểm KL, TB

 

Phần III: Bảng giá ca máy và thiết bị thi công

Thuyết minh và hướng dẫn áp dụng

 

Bảng giá ca máy các xe đặc chủng phục vụ duy trì thoát nước

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 27/2008/QĐ-UBND bổ sung định mức dự toán duy trì, sửa chữa hệ thống thoát nước chưa có trong Quyết định 33/2007/QĐ-UBND; giá ca máy đặc chủng chuyên ngành thoát nước cho công tác duy trì, sửa chữa hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành

  • Số hiệu: 27/2008/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/05/2008
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Nguyễn Văn Khôi
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2007
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản