Hệ thống pháp luật

B NÔNG NGHIỆP TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2693/QĐ-BNN-KHCN

Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2010-2020.

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn c Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ qui định chức năng, nhim vụ, quyền hạn cơ cu t chức ca Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn;

Căn c Ch thị s 36/2008/CT-BNN ngày 20 tháng 02 năm 2008 của B trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường trong nông nghiệp và phát triển nông thôn;

Xét đ ngh của V trưởng V Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này "Đề án tăng cường năng lực bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2010-2020" với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm

- Công tác bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn phải được coi là nhiệm vụ và trách nhiệm quan trọng, xuyên suốt của các cấp chính quyền và của toàn xã hội;

- Công tác bảo vệ môi trường phải được lồng ghép trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành đảm bảo phát triển bền vững;

- Các hoạt động bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn cần được đầu tư thỏa đáng để đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường của ngành;

- Cần có chính sách hợp lý để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động bảo vệ môi trường, cùng với đầu tư của Nhà nước cần huy động các nguồn lực trong và ngoài nước cho công tác bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn.

- Hệ thống quản lý môi trường nông nghiệp, nông thôn cần được xây dựng thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Nâng cao được năng lực quản lý; ngăn chặn tình trạng ô nhiễm; cải thiện môi trường nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hình thành được hệ thống tổ chức quản lý chuyên ngành có đủ năng lực quản lý môi trường nông nghiệp, nông thôn từ Trung ương đến địa phương;

- Ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp, nông thôn; phấn đấu đến 2012 xử lý triệt để các điểm nóng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ngăn chặn phát sinh các điểm mới; xây dựng được các mô hình nông thôn mới đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường;

- Cải thiện được chất lượng môi trường theo hướng sản xuất sạch hơn; áp dụng rộng rãi tiêu chuẩn ISO 14.000 và thực hành sản xuất tốt (GAP, GAHP, GMP, HACCP);

- Bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển bền vững.

3. Các nhiệm vụ

3.1. Xây dựng hệ thống tổ chức

Xây dựng và tăng cường năng lực hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước thống nhất từ Trung ương đến địa phương, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

a) Trung ương:

- Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường làm nhiệm vụ quản lý công tác môi trường nông nghiệp, nông thôn;

- Các Cục chuyên ngành có phòng (hoặc bộ phận) quản lý môi trường để triển khai nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực quản lý;

- Tăng cương năng lực các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở đào tạo thuộc Bộ để đảm bảo chức năng tư vấn chuyên môn phục vụ cho công tác quản lý;

b) Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương: thành lập các bộ phận chức năng theo dõi về môi trường nông nghiệp, nông thôn trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT;

c) Huyện: có cán bộ chuyên trách theo dõi quản lý môi trường nông nghiệp, nông thôn trực thuộc Phòng Nông nghiệp và PTNT;

d) Xã: có phân công cán bộ quản lý môi trường nông nghiệp, nông thôn.

3.2. Xây dựng, hoàn thiện và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn.

a) Rà soát, xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; các chính sách hỗ trợ để triển khai hoạt động bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn;

b) Hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường trong nông nghiệp, nông thôn.

3.3. Hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường nông nghiệp, nông thôn.

a) Rà soát, xây dựng mạng lưới và nâng cao năng lực hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh trong nông nghiệp, nông thôn;

b) Kết nối mạng lưới quan trắc và trao đổi thông tin của ngành với các Bộ, Ngành có liên quan, các địa phương, các tổ chức và quốc gia trên thế giới;

c) Thiết lập và duy trì trang WEB về môi trường nông nghiệp, nông thôn.

3.4. Bảo vệ và cải thiện môi trường trong các lĩnh vực:

a) Nông thôn và làng nghề

- Quy hoạch nông thôn và làng nghề gắn với nội dung bảo vệ môi trường;

- Quản lý các nguồn thải, xử lý chất thải sinh hoạt;

- Xây dựng chương trình xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường nông thôn;

- Tiếp tục triển khai Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

- Nâng cao năng lực quản lý môi trường nông nghiệp, nông thôn và làng nghề;

b) Nuôi trồng, khai thác thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá

- Lồng ghép công tác bảo vệ môi trường trong quy hoạch các vùng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản, cảng cá, bến cá, chợ cá;

- Kiểm soát ô nhiễm và xử lý chất thải vùng nuôi thuỷ sản, khai thác thủy sản và các khu dịch vụ hậu cần nghề cá;

- Áp dụng quy trình thực hành quản lý tốt trong nuôi trồng thủy sản, thực hành nghề cá có trách nhiệm trong khai thác và nuôi trồng thủy sản;

- Tăng cường công tác giám sát và kiểm soát dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản;

- Nâng cao năng lực quản lý môi trường trong nuôi trồng, khai thác thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá;

c) Chăn nuôi, thú y

- Quy hoạch các vùng chăn nuôi, khu giết mổ tập trung gắn với bảo vệ môi trường;

- Áp dụng quy trình chăn nuôi tốt;

- Tăng cường công tác xử lý chất thải khu chăn nuôi, giết mổ tập trung; tiêu hủy xác gia súc, gia cầm;

- Nâng cao năng lực quản lý môi trường trong chăn nuôi, thú y.

d) Trồng trọt và bảo vệ thực vật

- Quy hoạch trồng trọt gắn với bảo vệ môi trường;

- Cải thiện chất lượng môi trường và áp dụng thực hành nông nghiệp tốt;

- Áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp để cải tạo và phục hồi các vùng đất thoái hóa;

- Xử lý triệt để các điểm nóng ô nhiễm chất độc hóa học do chiến tranh, thuốc BVTV còn tồn đọng;

- Quản lý sử dụng hợp lý phân bón và thuốc BVTV; xử lý chất thải trong trồng trọt và BVTV.

- Nâng cao năng lực quản lý môi trường trong trồng trọt và BVTV.

đ) Lâm nghiệp

- Trồng mới và quản lý rừng bền vững, chống hoang mạc hóa và thoái hóa đất lâm nghiệp;

- Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị cho cảnh báo sớm và phòng chống cháy rừng, phòng chống sâu bệnh hại rừng;

- Kiểm soát chặt chẽ sinh vật ngoại lai, ngăn chặn các loài xâm hại, bảo tồn đa dạng sinh học rừng;

f) Thuỷ lợi

- Quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước;

- Quan trắc và cảnh báo chất lượng môi trường nước;

- Kiểm soát các nguồn xả thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi;

- Nâng cao năng lực quản lý môi trường thủy lợi.

g) Cơ điện, công nghệ sau thu hoạch, chế biến và nghề muối

- Áp dụng rộng rãi tiêu chuẩn ISO 14.000; công nghệ thân thiện với môi trường; đẩy mạnh sản xuất sạch hơn; sử dụng tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng; xử lý triệt để chất thải công nghiệp; quản lý tốt chuỗi hành trình sản phẩm;

- Áp dụng công nghệ bảo quản tiên tiến thân thiện với môi trường; tăng cưỡng quản lý chặt chẽ sản phẩm từ khâu thu hoạch đến chế biến;

- Quy hoạch vùng sản xuất muối gắn với bảo vệ môi trường và các điều kiện sinh thái;

- Xử lý triệt để các điểm nóng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do hoạt động chế biến nông, lâm, thủy sản và muối;

- Nâng cao năng lực quản lý môi trường, hỗ trợ kỹ thuật xử lý chất thải trong bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản và muối.

h) Bảo vệ các hệ sinh thái

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chương trình: phục hồi các hệ sinh thái đặc thù đã bị suy thoái nghiêm trọng; phục hồi rừng đầu nguồn đã bị suy thoái nghiêm trọng; xây dựng và phổ biến nhân rộng các mô hình làng kinh tế sinh thái; bảo vệ các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế;

- Tiếp tục triển khai các khu bảo tồn nội địa, bảo tồn biển;

- Nâng cao năng lực quản lý bền vững các hệ sinh thái.

3.5. Đào tạo, giáo dục, nâng cao nhận thức và truyền thông về bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn

a) Xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo, giáo dục về bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn;

b) Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn.

3.6. Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường

a) Nghiên cứu, lựa chọn và chuyển giao công nghệ phù hợp, thân thiện với môi trường trong sản xuất, bảo quản chế biến nông, lâm, thủy sản và muối;

b) Nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ chuyển giao, áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường.

3.7. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

a) Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phòng thí nghiệm, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý và nghiên cứu lĩnh vực môi trường;

b) Đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải và cơ sở hạ tầng phục vụ bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn;

3.8. Các chương trình, dự án ưu tiên triển khai

a) Tiếp tục triển khai các chương trình, dự án cấp Nhà nước có liên quan

- Các dự án, nhiệm vụ trong Kế hoạch hành động giai đoạn 2004-2010 khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (đã được Chính phủ phê duyệt và triển khai từ năm 2005 và đang xây dựng cho kế hoạch 2011-2020, do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện, Bộ Nông nghiệp và PTNT tham gia phần phục hồi môi trường, trong đó có phần trồng rừng trên các vùng bị rải chất độc hoá học);

- Các chương trình, dự án trong Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, gồm:

+ Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng( đã được Chính phủ phê duyệt và triển khai từ năm 1998. Cục Lâm nghiệp chủ trì thực hiện);

+ Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (đã được Chính phủ phê duyệt và triển khai thực hiện từ năm 1998, Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn chủ trì thực hiện);

+ Chương trình tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên (đã được Chính phủ phê duyệt và triển khai từ năm 2003, Cục Kiểm lâm chủ trì thực hiện);

+ Chương trình bảo vệ các loài động vật quí hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cao thuộc nội dung của Chương trình tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên (đã được Chính phủ phê duyệt và triển khai từ năm 2003. Cục Kiểm lâm chủ trì thực hiện);

+ Chương trình phục hồi rừng đầu nguồn bị suy thoái nghiêm trọng;

+ Chương trình bảo vệ các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia;

+ Chương trình phục hồi hệ sinh thái đặc thù đã bị suy thoái nghiêm trọng.

b) Các nhiệm vụ cấp Bộ

Chương trình 1. Tăng cường năng lực hệ thống quản lý Nhà nước về môi trường nông nghiệp, nông thôn

Mục tiêu:

Đến năm 2020 hoàn thiện được hệ thống tổ chức quản lý từ Trung ương đến địa phương đáp ứng yêu cầu quản lý môi trường trong nông nghiệp và nông thôn

Nội dung:

- Hoàn thiện hệ thổng tổ chức quản lý môi trường từ Trung ương đến địa phương;

- Xây dựng hệ thống văn bản qui phạm pháp luật, tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật

- Nâng cao năng lực cán bộ;

- Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị. Thời gian thực hiện: 2010-2020

Dự kiến kinh phí: 75.000 triệu đồng

Chương trình 2. Tăng cường năng lực hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường nông nghiệp và nông thôn.

Mục tiêu:

Hoàn thiện hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường nông nghiệp, nông thôn đáp ứng được các yêu cầu quản lý bảo vệ môi trường.

Nội dung:

- Rà soát, sắp xếp hệ thống quan trắc, cảnh báo ô nhiễm môi trường nông nghiệp và nông thôn trong phạm vi toàn quốc

- Tăng cường nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ quan trắc và cảnh báo môi trường (đất, nước, không khí, dịch bệnh, cháy rừng....)

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin và phần mềm quản lý môi trường nông nghiệp và nông thôn

Thời gian thực hiện: 2010-2015

Dự kiến kinh phí: 327.000 triệu đồng

Chương trình 3. Thông tin truyền thông bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn.

Mục tiêu:

Nâng cao được nhận thức và trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức xã hội và cộng đồng trong bảo vệ môi trường nông nghiệp và nông thôn

Nội dung :

- Xây dựng và hoàn thiện chương trình truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn

- Xây dựng và thực hiện các chương trình tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, tập huấn

- Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cán bộ tham gia mạng lưới tuyên truyền

Thời gian thực hiện: 2010-2020

Dự kiến kinh phí: 25.000 triệu đồng

Chương trình 4. Điều tra, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn:

Mục tiêu:

- Xác định được hiện trạng môi trường nông nghiệp, nông thôn phục vụ quản lý bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn.

- Nghiên cứu và lựa chọn các công nghệ thân thiện môi trường phù hợp, áp dụng có hiệu quả để bảo vệ môi trường nông nghiệp và nông thôn

Nội dung:

- Điều tra đánh giá hiện trạng môi trường định kỳ 5 năm;

- Đào tạo cán bộ nghiên cứu và đầu tư nâng cấp các phòng thí nghiệm chuyên ngành phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

- Nghiên cứu phát triển, lựa chọn và chuyển giao các công nghệ thân thiện với môi trường;

- Nghiên cứu cơ chế chính sách, tổ chức quản lý phục vụ bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn;

- Thử nghiệm, nhân rộng các mô hình bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn

Thời gian thực hiện: 2010-2020

Dự kiến kinh phí: 480.000 triệu đồng

Chương trình 5. Bảo tồn, phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học nông nghiệp

Mục tiêu:

Đa dạng sinh học nông nghiệp được bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững

Nội dung:

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm bảo tồn các nguồn gen sinh vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam;

- Kiểm soát sinh vật lạ;

- Đánh giá tác động của sinh vật ngoại lai và sinh vật biến đổi gen;

- Phục hồi đa dạng sinh học nông nghiệp tại các vùng sinh thái đặc thù và vùng có nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học cao;

- Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên đa dạng sinh học nông nghiệp;

Thời gian thực hiện: 2010-2020

Dự kiến kinh phí: 115.000 triệu đồng

Chương trình 6. Quản lý chất thải và vệ sinh môi trường nông nghiệp, nông thôn.

Mục tiêu:

- Cải thiện được môi trường nông thôn, đến năm 2010, trên 90% chất thải rắn được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Xây dựng được các mô hình nông thôn mới và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Nội dung:

- Xây dựng cơ chế, chính sách trong quản lý chất thải và bảo vệ môi trường nông thôn

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng trong quản lý chất thải và vệ sinh môi trường nông thôn

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình nông thôn mới, đảm bảo vệ sinh môi trường

- Thực hiện xã hội hóa các hoạt động quản lý chất thải và vệ sinh môi trường nông thôn. Thời gian thực hiện: 2010-2015

Dự kiến kinh phí: 220.000 triệu đồng

Chương trình 7. Xử lý các điểm nóng ô nhiễm và suy thoái môi trường nông nghiệp, nông thôn.

Mục tiêu:

- Đến 2012 xử lý 100% các điểm nóng ô nhiễm môi trường trong quyết định 64/2003/QĐ-TTg thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý;

- Hạn chế suy thoái môi trường nông nghiệp và nông thôn;

- Cảnh báo, ngăn chặn kịp thời sự phát sinh các điểm nóng ô nhiễm và suy thoái môi trường nông nghiệp và nông thôn.

Nội dung:

- Xử lý triệt để các điểm nóng ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn

- Xác định mức độ và lập bản đồ suy thoái môi trường nông nghiệp, nông thôn

- Xây dựng và thực hiện các giải pháp quản lý và giảm thiểu tác hại của các vùng có nguy cơ ô nhiễm và suy thoái cao;

- Xây dựng các mô hình phục hồi hệ sinh thái bị suy thoái và quản lý bền vững các hệ sinh thái trong lĩnh vực nông nghệp, lâm nghiệp, thủy sản

Thời gian thực hiện: 2010-2015

Dự kiến kinh phí: 175.000 triệu đồng

Chương trình 8. Hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản sản xuất sạch hơn và thực hiện việc quản lý theo tiêu chuẩn ISO 14000

Mục tiêu:

Đến năm 2015, trên 70% các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản đạt tiêu chuẩn môi trường.

Nội dung:

- Xây dựng các chính sách khuyến khích doanh nghiệp thực hiện việc quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 14000

- Tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 14000;

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình quản lý theo tiêu chuẩn ISO 14000. Thời gian thực hiện: 2010-2015

Dự kiến kinh phí: 64.000 triệu đồng

Nội dung các chương trình thuộc Đề án tăng cường năng lực bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2010-2020 trong phụ lục đính kèm.

4. Các giải pháp thực hiện

4.1. Hoàn thiện thể chế về bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn

a) Rà soát, đánh giá hiện trạng cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn; xây dựng và tăng cường năng lực hệ thống tổ chức quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn thống nhất từ trung ương đến địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

b) Đảm bảo nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường ở các cơ quan quản lý Nhà nước và các cơ quan chuyên môn. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo như thông qua các chương trình nghiên cứu, hợp tác quốc tế.

c) Rà soát bổ sung văn bản pháp luật, kỹ thuật và chính sách bảo vệ môi trường; tăng cường kiểm tra, giám sát nhà nước việc thực hiện và tuân thủ các văn bản bảo vệ môi trường.

4.2. Điều tra, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ

a) Điều tra đánh giá hiện trạng môi trường nông nghiệp, nông thôn làm cơ sở đề xuất các chính sách quản lý bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn;

b) Xây dựng và triển khai các đề tài nghiên cứu, các dự án sản xuất thử nghiệm chuyển giao những công nghệ tiến bộ về bảo vệ môi trường vào thực tiễn.

4.3. Thông tin tuyên truyền về bảo vệ môi trường

Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền; từng bước đưa giáo dục môi trường vào các lĩnh vực sản xuất của ngành nông nghiệp.

4.4. Tài chính

a) Cơ chế

- Nhà nước đảm bảo các nguồn lực cần thiết, đồng thời huy động sự đóng góp của cộng đồng trong nước và quốc tế.

- Lồng ghép với các chương trình, dự án khác để thu hút thêm nguồn vốn đầu tư.

b) Kinh phí

Kinh phí thực hiện các Chương trình về môi trường giai đoạn 2010 - 2020 (không bao gồm kinh phí triển khai các kế hoạch hành động của các Bộ, ngành, địa phương) ước tính 1.481 tỷ đồng; bao gồm các nguồn từ ngân sách Nhà nước, các thành phần kinh tế và các nhà tài trợ trong nước và quốc tế.

4.5. Hợp tác Quốc tế

a) Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực môi trường;

b) Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ (xây dựng các chương trình hợp tác song phương, đa phương dưới hình thức các đề tài/dự án);

c) Trao đổi thông tin trong các lĩnh vực: quan trắc, bảo tồn đa dạng sinh học, chống sa mạc hoá, biến đổi khí hậu và công nghệ xử lý môi trường.

5. Tổ chức thực hiện

5.1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT: theo chức năng, nhiệm vụ được phân công hướng dẫn các địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ; tổ chức kiểm tra giám sát địa bàn; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi bổ sung các cơ chế, chính sách liên quan.

Giao Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện Đề án.

5.2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố

a) Đầu tư và chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án thuộc địa phương mình;

b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện/quận, các ngành, Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong nông nghiệp, nông thôn trên phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ;

c) Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án bảo vệ môi trường trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

5.3. Định kỳ 6 tháng: các đơn vị, địa phương, cơ sở báo cáo tình hình thực hiện Đề án gửi về Bộ Nông nghiệp và PTNT (Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng.

5.4. Trong quá trình thực hiện Đề án, nếu cần thấy sửa đổi bổ sung những nội dung mới, các đơn vị chủ động báo cáo Bộ trưởng xem xét quyết định.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.         

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan/đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ: TN&MT, KH&ĐT, Tài chính;
- Lãnh đạo Bộ NN&PTNT;
- Website Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, Vụ KHCN&MT.

TL. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bổng

 

ĐỀ ÁN

TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2010-2020

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết xây dựng đề án

1.2. Căn cứ pháp lý xây dựng đề án

1.3. Phạm vi và đối tượng của đề án

HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

2.1. Kết quả đạt được

2.1.1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

2.1.2. Năng lực quản lý môi trường của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT

2.1.3. Thực hiện các dự án thuộc các chương trình cấp Nhà nước

2.1.4. Công tác thông tin, tuyên truyền

2.2. Tồn tại, khó khăn

2.2.1. Về các văn bản quy phạm pháp luật

2.2.2. Về năng lực quản lý chuyên ngành

2.2.3. Về ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp, nông thôn

2.3. Nguyên nhân

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢOVỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

3.1. Quan điểm

3.2. Mục tiêu

3.2.1. Mục tiêu chung

3.2.2. Mục tiêu cụ thể

3.3. Nhiệm vụ

3.3.1. Xây dựng hệ thống tổ chức

3.3.2. Xây dựng, hoàn thiện và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn

3.3.3. Hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường nông nghiệp, nông thôn

3.3.4. Bảo vệ và cải thiện môi trường trong các lĩnh vực

3.3.5. Đào tạo, giáo dục, nâng cao nhận thức và truyền thông về bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn

3. 3.6. Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường

3. 3.7. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

3.4. Các giải pháp thực hiện

3.4.1. Hoàn thiện thể chế về bảo vệ môi trường nông nghiệp và nông thôn

3.4.2. Điều tra, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ

3. 4.3. Thông tin tuyên truyền về bảo vệ môi trường

3. 4.4. Cơ chế tài chính

3. 4.5. Hợp tác Quốc tế

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN TRIỂN KHAI

5.1. Tiếp tục triển khai các chương trình, dự án cấp Nhà nước

5.2. Các chương trình, dự án cấp Bộ giai đoạn 2010-2020

C CHỮ VIẾT TẮT

Bộ NN & PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BOD

Nhu cầu oxy hóa sinh học

BVTV

Bảo vệ thực vật

COD

Nhu cầu oxy hóa học

ĐMC

Đánh giá môi trường chiến lược

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

EU

Cộng đồng Châu Âu

GAHP

Áp dụng thực hành chăn nuôi tốt

GAP

Thực hành nông nghiệp tốt

GMP

Quản lý thực hành nuôi tốt

KHCN & MT

Khoa học Công nghệ và Môi trường

PRRS

Bệnh lợn tai xanh

PTNT

Phát triển nông thôn

VSMT

Vệ sinh môi trường

 

Phần I

MỞ ĐẦU

1.1.  Sự cần thiết xây dựng đề án

Trong những năm gần đây, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có những bước phát triển mạnh mẽ về chất và lượng. Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã trở thành nước thứ 2 trên thế giới xuất khẩu gạo, là đối tác quan trọng với nhiều nước trong khối EU, Mỹ, Nhật…về xuất khẩu thuỷ hải sản và nông sản khác. Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới. Ở nông thôn, nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển, kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; bộ mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ngày càng được cải thiện góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển sản xuất, môi trường nông nghiệp, nông thôn ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng ở các khu vực nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi, giết mổ động vật, các làng nghề, vùng trồng cây thâm canh…Ô nhiễm môi trường không chỉ làm mất cảnh quan, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn là một trong các nguyên nhân làm cho tình hình dịch bệnh của cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp; dịch bệnh xảy ra ở nhiều hơn gây thiệt hại kinh tế; sản xuất nông nghiệp thiếu tính bền vững.

Một số hoạt động bảo vệ môi trường của Bộ Nông nghiệp và PTNT như: xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn; xây dựng các mô hình xử lý chất thải trong làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, trong chăn nuôi gia súc; mô hình thu gom và quản lý rác thải nông thôn; các mô hình làng kinh tế sinh thái kết hợp với công tác tuyên truyền vận động nhân rộng mô hình đã góp phần khắc phục tình trạng trên. Tuy nhiên công tác bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn vẫn là một thách thức lớn đối với Việt Nam, do những khó khăn về quy mô, trình độ sản xuất, cách thức quản lý, trình độ hiểu biết của người dân còn hạn chế. Do đó cần có các giải pháp bảo vệ môi trường một cách đồng bộ, tổng thể, tập trung, có khả năng điều phối được các nguồn lực trong quá trình thực hiện.

Trên cơ sở hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tình hình thực tế sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn và nhiệm vụ chức năng được giao, Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường xây dựng đề án “Tăng cường năng lực bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2010 -2020” nhằm xác định và triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực quản lý, ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường và cải thiện môi trường trong nông nghiệp, nông thôn.

1.2. Căn cứ pháp lý xây dựng đề án

- Luật Tài nguyên nước (1998);

- Luật Thuỷ sản (2003);

- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2005);

- Luật Bảo vệ môi trường (2005);

- Luật Đa dạng Sinh học (2008);

- Pháp lệnh kiểm dịch và bảo vệ thực vật (2003);

- Pháp lệnh thú y sửa đổi (2004);

- Pháp lệnh giống cây trồng (2004);

- Pháp lệnh giống vật nuôi (2004);

- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại

- Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 114/TTLT-BTC-TNMT ngày 29/12/2006 hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường;

- Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường;

- Nghị định số 81/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP;

- Chỉ thị số 36/2008/CT-BNN ngày 20/02/2008 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường trong nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Khung Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2008-2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 730/QĐ-BNN- KHCN ngày 05/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

- Đề án bảo vệ các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 485/QĐ- TTg ngày 02/5/2008.

- Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường trong chế biến thủy sản, ban hành theo Quyết định số 4085/QĐ-BNN-KHCN ngày 22/12/2008.

- Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, ban hành theo Quyết định số 4128/QĐ-BNN-KHCN ngày 25/12/2008.

- Các văn bản Qui phạm pháp luật khác có liên quan

1.3. Phạm vi và đối tượng của đề án

a) Phạm vi: tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong nông nghiệp, nông thôn trên cả nước, giai đoạn 2010-2020.

b) Đối tượng: các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan sự nghiệp về môi trường hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn từ Trung ương đến địa phương; các cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành Nông nghiệp và PTNT, các cơ sở đào tạo.

Phần II

HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

2.1. Kết quả đạt được

2.1.1. Xây dng văn bản quy phạm pp luật

Thực hiện nhiệm vụ theo Luật bảo vệ môi trường và Nghị định số 80/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường bao gồm: Chỉ thị số 36/2008/CT-BNN ngày 20/02/2008 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường trong nông nghiệp và phát triển nông thôn; Quyết định số 730/QĐ-BNN- KHCN ngày 05/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về khung Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2008 - 2020; Quy định về bảo vệ môi trường trong các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, nuôi trồng thuỷ sản; các quy định về quản lý bảo vệ rừng, động vật và thực vật quý hiếm.

Bên cạnh các văn bản pháp quy, Bộ Nông nghiệp & PTNT cũng đã ban hành một số quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật nhằm bảo vệ môi trường nông nghiệp và nông thôn như: Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường trong chế biến thủy sản, theo Quyết định số 4085/QĐ-BNN-KHCN ngày 22/12/2008; Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, theo Quyết định số 4128/QĐ-BNN-KHCN ngày 25/12/2008; Xây dựng các mô hình làng sinh thái, quản lý chất thải làng nghề; hướng dẫn phương pháp tiêu huỷ xác gia súc, gia cầm; phương pháp xử lý chất thải trong nông nghiệp nông thôn.

2.1.2. Năng lc quản môi trường ca các đơn vị thuộc B Nông nghiệp & PTNT

a) Tổ chức bộ máy quản lý

Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT đã ban hành Quyết định số 10/2008/QĐ-BNN ngày 28/01/2008 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT). Trong đó, quy định Vụ KHCN & MT có nhiệm vụ làm đầu mối quản lý nhà nước về công tác bảo vệ môi trường trong nông nghiệp và nông thôn; phối hợp với các Cục chuyên ngành triển khai công tác bảo vệ môi trường trong toàn Ngành. Hầu hết các Cục chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT có phòng môi trường hoặc bộ phận chuyên trách.

b) Năng lực kiểm soát, bảo vệ môi trường

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có hệ thống các phòng thí nghiệm được đầu tư tương đối hiện đại phục vụ công tác kiểm soát dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong đó có một số được đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường như các phòng thí nghiệm của Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng nông lâm thuỷ sản, Cục Bảo vệ thực vật có khả năng kiểm tra, phân tích hầu hết các chỉ tiêu liên quan đến môi trường. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thành lập một số đơn vị sự nghiệp môi trường như Viện Môi trường nông nghiệp, Viện Nước tưới tiêu và môi trường,… Hiện tại Bộ Nông nghiệp và PTNT có 8 Trung tâm quan trắc môi trường trên cả nước đang hoạt động phục vụ cho công tác nuôi trồng thuỷ sản, thuỷ lợi và sản xuất nông - lâm nghiệp.

Tuy mới thành lập nhưng Phòng Quản lý Môi trường thuộc Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã cử cán bộ tham gia với Cục Bảo vệ môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) làm việc với các địa phương và tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường tại một số điểm "nóng" về ô nhiễm môi trường. Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của ngành nông nghiệp đã được xử lý là 64/82 (đạt 78,05% gồm: 15 kho thuốc bảo vệ thực vật, 29 doanh nghiệp chế biến thủy sản, 20 lò mổ gia súc, trại chăn nuôi gia súc, cơ sở cao su, mía đường…). Hiện còn 6 doanh nghiệp chế biến thủy sản, 12 cơ sở chế biến nông sản chưa hoàn thành biện pháp xử lý triệt để theo Quyết định 64 .

2.1.3. Thực hiện các d án thuộc các chương trình cấp Nhà nước

Đã có kết quả điều tra đánh giá về hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp (tổng diện tích đất, đất có rừng và đất trống), kết quả trồng rừng giai đoạn 2002-2007 ở 5 vùng sinh thái lâm nghiệp trên địa bàn 33 tỉnh trong vùng bị rải chất độc hoá học. Đã xây dựng được bản đồ về thảm thực vật, bản đồ sử dụng đất và có kết quả về mức độ tồn lưu dioxin trong trầm tích và sinh phẩm ở hồ Dầu Tiếng. Xây dựng được mô hình làng kinh tế sinh thái có hiệu quả, mô hình trữ nước tưới cho cây trồng tại vùng khô hạn Ninh Thuận, Bình Thuận. Xây dựng được mô hình quản lý khu đất ngập nước có hiệu quả. Xây dựng được một số mô hình quản lý chất thải, bảo vệ môi trường trong nông nghiệp, nông thôn.

2.1.4. Công tác thông tin, tuyên truyền

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức Hội nghị Môi trường nông nghiệp toàn quốc lần thứ nhất vào ngày 17/10/2008; hội thảo bảo vệ môi trường khu vực Duyên hải Nam Trung bộ; hội thảo, tập huấn về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hội thảo Đa dạng sinh học nông nghiệp (phối hợp với tổ chức nước ngoài tổ chức); biên tập và phát hành chuyên đề về môi trường nông nghiệp và nông thôn trong 1 số của Tạp chí Nông nghiệp và PTNT ; tổ chức hoạt động tuyên truyền ngày môi trường thế giới; xây dựng các bộ phim tuyên truyền trên Đài truyền hình hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn thông qua các dự án: mô hình thu gom và quản lý rác thải nông thôn, mô hình nuôi giun từ phân gia súc và rác thải hữu cơ để chăn nuôi tạo thu nhập cho người dân và góp phần bảo vệ môi trường nông thôn hiệu quả; tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn nhằm tuyên truyền hoạt động bảo vệ môi trường ở một số tỉnh nâng cao nhận thức về sử dụng hợp lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn cho sản phẩm nông sản và môi trường; tập huấn bảo vệ môi trường trong chăn nuôi thú y; xây dựng Website www.moitruongnongnghiep.gov.vn

2.2. Tồn tại, khó khăn

2.2.1. V các văn bản quy phạm pháp luật

Hệ thống văn bản pháp quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chưa đầy đủ và đồng bộ. Đặc biệt, việc phân công trách nhiệm trong quản lý Nhà nước giữa các Bộ, ngành chưa được rõ ràng, còn chồng chéo giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và PTNT (hai Bộ đều được giao quản lý Nhà nước về tài nguyên nước, về đa dạng sinh học và các khu bảo tồn thiên nhiên…).

Việc thực thi pháp luật, chế tài xử phạt còn yếu. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) và đánh đánh giá tác động môi trường (ĐTM) chưa được triển khai đầy đủ hoặc thiếu kiểm tra, đánh giá, giám sát cam kết bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển ngành, quy hoạch phát triển vùng. Số lượng báo cáo ĐMC và ĐTM tổ chức thẩm định còn rất ít so với số lượng các dự án Bộ đang quản lý hiện nay.

Một số chương trình lớn được giao xây dựng như Chương trình bảo vệ môi trường làng nghề, Chương trình bảo vệ môi trường các khu chăn nuôi tập trung đã xây dựng và trình nhưng vẫn chưa được phê duyệt.

2.2.2. V năng lực quản lý chuyên ngành

a) Tổ chức nhân sự

Hệ thống quản lý chuyên ngành về môi trường nông nghiệp, nông thôn mới được thiết lập chưa đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo thống nhất công tác bảo vệ môi trường trong phạm vi toàn ngành, từ Trung ương đến địa phương.

- Bộ Nông nghiệp và PTNT: Phòng Quản lý Môi trường thuộc Vụ KHCN & MT mới được thành lập năm 2008, lực lượng còn mỏng, còn thiếu cán bộ quản lý chuyên sâu về môi trường.

- Các Cục Quản lý chuyên ngành: Hiện chỉ có 03/14 đơn vị có phòng môi trường; số còn lại chỉ phân công một vài cán bộ chuyên trách theo dõi công tác môi trường;

- Các địa phương: hầu hết không có bộ phận chuyên trách quản lý về môi trường nông nghiệp, nông thôn.

b) Kiểm soát, bảo vệ môi trường

Hệ thống kiểm nghiệm, phân tích môi trường còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ thực tế. Tuy có một số phòng thí nghiệm kiểm tra, phân tích môi trường nhưng trang thiết bị còn rất hạn chế. Đặc biệt ở địa phương; cán bộ kỹ thuật chưa được đào tạo đầy đủ.

Công tác quan trắc môi trường của Ngành tuy đã thu được một số kết quả, nhưng mới chỉ đáp ứng được một phần của sản xuất và yêu cầu của Bộ, vì chưa có tầm nhìn tương xứng, thiếu quy hoạch, thiếu quy chế hoạt động, chưa có bộ tiêu chí cơ bản về quan trắc.

2.2.3. V ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp, nông thôn

a) Trong trồng trọt, bảo vệ thực vật

Tuy lượng phân bón hóa học sử dụng bình quân trên 1 hec-ta ở nước ta không cao, dưới 200 kg NPK/ha (Hà lan 758 kg/ha, Nhật 430 kg/ha, Hàn Quốc 467 kg/ha, Trung Quốc 390 kg/ha); nhưng ở một số địa phương (vùng đồng bằng sông Hồng) với mức độ thâm canh cao đã gây áp lực lớn cho môi trường đất. Hệ số sử dụng phân bón thấp, tỷ lệ N:P:K không hợp lý, là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, việc sử dụng phân khoáng liên tục, không kết hợp bón phân hữu cơ có thể làm cho đất trở nên chua hóa nhanh, chai cứng, giảm năng suất cây trồng.

Hiện tượng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ngày càng trở nên phổ biến. Lượng thuốc sử dụng không ngừng gia tăng (năm 1980: 10.800 tấn, 1991: 20.300 tấn; 2001: 36.589 tấn; 2006: 71.345 tấn; 2008: trên 100 nghìn tấn). Việc gia tăng mức độ sử dụng thuốc BVTV đã gây ô nhiễm đất, nước nghiêm trọng trong lĩnh vực trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, hàng năm, trung bình có trên 19 nghìn tấn bao bì thuốc BVTV thải ra môi trường nhưng vẫn chưa được thu gom và xử lý.

Môi trường nông nghiệp, nông thôn hiện đang bị ô nhiễm bởi một lượng thuốc BVTV tồn đọng chưa được xử lý (theo thống kê đến 3/2009 là 168 tấn thuốc và 70 tấn bao bì) và một số điểm bị ô nhiễm lan truyền từ các vị trí lưu chứa và chôn lấp thuốc BVTV trước đây.

b) Trong chăn nuôi, thú y

Cả nước hiện có 16.708 trang trại chăn nuôi, 14.570 cơ sở giết mổ. Ước tính khối lượng chất thải trong chăn nuôi và giết mổ trên 73 triệu tấn/năm. Tính đến năm 2006, mới có khoảng 12% số cơ sở chăn nuôi và giết mổ có hệ thống xử lý chất thải. Các cơ sở còn lại hiện đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Ô nhiễm môi trường còn làm phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Từ 1997 đến nay, dịch lở mồm, long móng trên gia súc đã lây lan và chưa được khống chế triệt để. Từ cuối năm 2003, dịch cúm gia cầm đã bùng phát tại Việt Nam và đã tái phát 5 đợt. Đến năm 2008, dịch cúm đã làm chết khoảng 86 triệu gia cầm. Bệnh cúm gia cầm mang virus H5N1 đã nhiễm sang 100 người và gây tử vong 46 người. Từ năm 2007 hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản trên lợn (bệnh lợn tai xanh-PRRS) đã bùng phát, gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi. Mặc dù đến nay, dịch bệnh cơ bản đã được khống chế nhưng vẫn còn nguy cơ tái phát tại nhiều địa phương.

c) Trong nuôi trồng, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nhiều năm qua, nuôi trồng thủy sản đã mang lại nguồn thu lớn cho đất nước và các hộ dân. Theo báo cáo kết quả thực hiện Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2000-2005, diện tích nuôi trồng thuỷ sản cả nước năm 1999 đạt 524.618 ha và đến năm 2005 đạt 959.945 ha tăng bình quân 13,8%/năm. Tuy nhiên, tình trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản còn tự phát, thiếu quy hoạch, chưa có hệ thống cấp và thoát nước hợp lý, thức ăn thừa không được xử lý, việc sử dụng hóa chất xử lý môi trường, thuốc phòng ngừa dịch bệnh không hợp lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và lây lan dịch bệnh.

Hiện tượng vi phạm các quy định của Nhà nước trong khai thác thuỷ sản vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi. Việc khai thác vào mùa vụ cấm, không tuân thủ đúng quy định về mắt lưới và loại nghề cho phép dẫn đến tình trạng nguồn lợi hải sản bị giảm sút, một số loài hải sản quý hiếm có nguy cơ cạn kiệt và tuyệt chủng. Đặc biệt vẫn còn hiện tượng dùng ánh sáng đèn có cường độ quá lớn, xung điện, chất độc, chất nổ, lưới cào bay… để đánh bắt cá. Hơn nữa, một số hệ sinh thái biển tiêu biểu, nơi sinh cư của trên 3.000 loài hải sản như rạn san hô, thảm cỏ biển, đất ngập nước cũng bị phá huỷ nghiêm trọng, vượt quá khả năng phục hồi hoặc sẽ phục hồi chậm. Theo Viện Tài nguyên thế giới (2000-2002) thì 80% rạn san hô và thảm cỏ biển Việt Nam nằm trong tình trạng rủi ro, trong đó 50% ở tình trạng rủi ro cao.

d) Trong nông thôn và làng nghề nông thôn

Theo số liệu gần đây nhất, hiện cả nước có khoảng 1450 làng nghề phân bố ở 63 tỉnh và thành phố trong cả nước. Vấn đề ô nhiễm môi trường bức xúc nhất hiện nay ở khu chăn nuôi tập trung, các làng nghề, chất thải sinh hoạt trong các khu dân cư đặc biệt là túi ni lông PVC, bao bì thuốc BVTV. Theo số liệu Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, tính đến năm 2006, khối lượng rác thải phát sinh ở nông thôn trên 83 triệu tấn trong đó rác thải sinh hoạt gần 10 triệu tấn (11,87%), chất thải chăn nuôi trên 73 triệu tấn (87,26%), chất thải làng nghề gần 700 nghìn tấn (0,82%), bao bì thuốc BVTV gần 20 nghìn tấn (0,2%), rác thải y tế tuyến huyện, xã trên 25 nghìn tấn (0,3 %) và theo dự báo đến 2010 sẽ tăng 33,8 % so với năm 2006.

Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm có nhu cầu nước rất lớn và gây ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng. Hầu hết nước thải đều có hàm lượng BOD vượt tiêu chuẩn cho phép 12,8-140 lần, COD vượt từ 9,7-87 lần. Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh cho cộng đồng: bệnh phụ khoa chiếm 13-38%, tiêu hóa 8-30%, viêm da 4,5- 23%, hô hấp 6-18% và đau mắt 9-15%.

đ) Trong lĩnh vực lâm nghiệp

Theo số liệu của Văn phòng điều phối Công ước chống sa mạc hóa, trên 7 triệu ha đất đang chịu tác động mạnh bởi quá trình hoang mạc hóa, bao gồm đất trống bị thoái hóa, đất bị đá ong hóa, đụn cát và bãi cát di động tập trung ở các tỉnh miền Trung.

Theo số liệu thống kê của Cục Kiểm Lâm, từ năm 1995 đến nay trung bình mỗi năm có khoảng 5.000 ha rừng bị mất do cháy rừng. Chỉ riêng sáu tháng đầu năm 2008 đã xảy ra 232 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 960 ha. Một số hoạt động phát triển kinh tế thiếu cân nhắc như phá rừng ngập mặn để nuôi tôm, chặt rừng để trồng cây công nghiệp như: cao su, cà phê làm cho hậu quả thiên tai ngày càng nặng nề hơn, các yếu tố môi trường sống ngày một xấu đi. Năm 2001, số vụ phá rừng là 12.295 vụ gây thiệt hại 8.251 ha, đến năm 2008 vẫn còn 5.808 vụ, gây thiệt hại 1.651 ha.

f) Trong công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản

Các cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản hiện đang gây ô nhiễm nghiêm trọng nhưng vẫn chưa được xử lý hoặc xử lý chưa hợp lý. Chất thải chưa được xử lý còn chứa nhiều chất độc hại.

Theo kết quả điều tra phân tích các thành phần nước thải tại 184 cơ sở chế biến thủy sản, trong 2 năm 2006-2007, thì có tới 90% các nhà máy đang gây ô nhiễm môi trường ở các mức độ khác nhau, có tới 93/184 cơ sở được xếp loại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên cả nước.

Việc tổ chức xử lý triệt để ô nhiễm đối với các cơ sở sản xuất mía đường, chế biến thuỷ sản, chế biến cao su thuộc các Tổng công ty do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý trực tiếp với 32 cơ sở nằm trong Quyết định 64; Nhưng cơ sở chăn nuôi, giết mổ và chế biến nông sản việc xử lý môi trường gặp nhiều khó khăn về cả công nghệ, vốn… do vậy kết quả xử lý còn chưa cao mới chỉ đạt 20/32.

g) Trong lĩnh vực thủy lợi

Tính đến nay, cả nước đã có 75 hệ thống công trình thủy lợi vừa và lớn, rất nhiều hệ thống thủy lợi nhỏ. Trong hơn 30 năm qua, các công trình thuỷ lợi phục vụ đa mục tiêu (điều tiết lũ, phát điện, tưới tiêu, ngăn mặn) đã mang lại những hiệu quả lớn trong cải tạo môi trường, đóng góp tích cực và có hiệu quả trong phòng chống thiên tai, đảm bảo an ninh lương thực và sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, một số công trình thuỷ lợi cũng làm giảm lượng phù sa, dân cư phải di dời, tình trạng xói mòn, tăng bồi lắng lòng hồ, suy giảm đa dạng sinh học và biến đổi một số hệ sinh thái tự nhiên. Chất lượng nguồn nước tưới đang bị nhiễm bẩn nghiêm trọng do chất thải từ nhiều nguồn.

2.3. Nguyên nhân

a) Việc phân công trách nhiệm trong quản lý Nhà nước giữa các Bộ, ngành chưa rõ ràng, chồng chéo; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và quy định kỹ thuật về bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn chưa đầy đủ. Cơ chế phối hợp giữa các Bộ, Ngành từ Trung ương đến địa phương còn hạn chế, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh;

b) Hoạt động bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức ở cả cơ quan Trung ương và địa phương; chưa có hệ thống quản lý chuyên ngành về môi trường nông nghiệp, nông thôn từ Trung ương đến địa phương;

c) Kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường trong nông nghiệp, nông thôn thời gian qua rất thấp (trung bình giai đoạn 2001-2007 dưới 6 tỷ đồng/năm);

d) Sức ép về môi trường do biến đổi khí hậu (bão, lụt, hạn hán, nước biển dâng ngày một gia tăng và mức độ thiệt hại cao hơn); hoạt động công nghiệp và nông nghiệp;

đ) Vấn đề xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường chưa được thực hiện, do đó chưa thu hút được sự tham gia của người dân.

Phần III

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

3.1. Quan điểm

- Công tác bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn phải được coi là nhiệm vụ và trách nhiệm quan trọng, xuyên suốt của các cấp chính quyền và của toàn xã hội;

- Công tác bảo vệ môi trường phải được lồng ghép trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành đảm bảo phát triển bền vững;

- Các hoạt động bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn cần được đầu tư thỏa đáng để đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường của ngành;

- Cần có chính sách hợp lý để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động bảo vệ môi trường, cùng với đầu tư của Nhà nước cần huy động các nguồn lực trong và ngoài nước cho công tác bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn.

- Hệ thống quản lý môi trường nông nghiệp, nông thôn cần được xây dựng thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

3.2. Mục tiêu

3.2.1. Mục tiêu chung

Nâng cao được năng lực quản lý, ngăn chặn tình trạng ô nhiễm, cải thiện môi trường nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

3.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hình thành được hệ thống tổ chức quản lý chuyên ngành có đủ năng lực quản lý môi trường nông nghiệp, nông thôn từ Trung ương đến địa phương;

- Ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong nông nghiệp, nông thôn; phấn đấu đến 2012 xử lý triệt để các điểm nóng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ngăn chặn phát sinh các điểm mới; xây dựng được các mô hình nông thôn mới đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường;

- Cải thiện được chất lượng môi trường theo hướng sản xuất sạch hơn; áp dụng rộng rãi tiêu chuẩn ISO 14.000 và thực hành sản xuất tốt (GAP, GAHP, GMP, HACCP);

- Bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển bền vững.

3.3. Nhiệm vụ

3.3.1. Xây dựng hệ thống tổ chức

Xây dựng và tăng cường năng lực hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước thống nhất từ Trung ương đến địa phương, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá:

a) Trung ương:

- Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường làm nhiệm vụ quản lý công tác môi trường nông nghiệp, nông thôn;

- Các Cục chuyên ngành có phòng (hoặc bộ phận) quản lý môi trường để triển khai nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực quản lý;

- Tăng cương năng lực các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở đào tạo thuộc Bộ để đảm bảo chức năng tư vấn chuyên môn phục vụ cho công tác quản lý;

b) Cấp tỉnh: thành lập các bộ phận chức năng theo dõi về môi trường nông nghiệp, nông thôn trực thuộc sở Nông nghiệp và PTNT;

c) Cấp huyện: có cán bộ chuyên trách theo dõi quản lý môi trường nông nghiệp, nông thôn trực thuộc Phòng Nông nghiệp và PTNT;

d) Cấp xã: có phân công cán bộ quản lý môi trường nông nghiệp, nông thôn.

3.3.2. Xây dựng, hoàn thiện và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn.

a) Rà soát, xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; các chính sách hỗ trợ để triển khai hoạt động bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn;

b) Hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường trong nông nghiệp, nông thôn.

3.3.3. Hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường nông nghiệp, nông thôn.

a) Rà soát, xây dựng mạng lưới và nâng cao năng lực hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh trong nông nghiệp, nông thôn;

b) Kết nối mạng lưới quan trắc và trao đổi thông tin của ngành với các Bộ, Ngành có liên quan, các địa phương, các tổ chức và quốc gia trên thế giới;

c) Thiết lập và duy trì trang WEB về môi trường và dịch bệnh trong nông nghiệp, nông thôn.

3.3.4. Bảo vệ và cải thiện môi trường trong các lĩnh vực:

a) Nông thôn và làng nghề

- Quy hoạch nông thôn và làng nghề gắn với nội dung bảo vệ môi trường;

- Quản lý các nguồn thải, xử lý chất thải sinh hoạt;

- Xây dựng chương trình xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường nông thôn;

- Tiếp tục triển khai Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

- Nâng cao năng lực quản lý môi trường nông nghiệp, nông thôn và làng nghề;

b) Nuôi trồng, khai thác thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá

- Lồng ghép công tác bảo vệ môi trường trong quy hoạch các vùng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản, cảng cá, bến cá, chợ cá;

- Kiểm soát ô nhiễm và xử lý chất thải vùng nuôi thuỷ sản, khai thác thủy sản và các khu dịch vụ hậu cần nghề cá;

- Áp dụng quy trình thực hành quản lý tốt trong nuôi trồng thủy sản, thực hành nghề cá có trách nhiệm trong khai thác và nuôi trồng thủy sản;

- Tăng cường công tác giám sát và kiểm soát dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản;

- Nâng cao năng lực quản lý môi trường trong nuôi trồng, khai thác thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá;

c) Chăn nuôi, thú y

- Quy hoạch các vùng chăn nuôi, khu giết mổ tập trung gắn với bảo vệ môi trường;

- Áp dụng quy trình chăn nuôi tốt;

- Tăng cường công tác xử lý chất thải khu chăn nuôi, giết mổ tập trung; tiêu hủy xác gia súc, gia cầm;

- Nâng cao năng lực quản lý môi trường trong chăn nuôi, thú y.

d) Trồng trọt và bảo vệ thực vật

- Quy hoạch trồng trọt gắn với bảo vệ môi trường;

- Cải thiện chất lượng môi trường và áp dụng thực hành nông nghiệp tốt;

- Áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp để cải tạo và phục hồi các vùng đất thoái hóa;

- Xử lý triệt để các điểm nóng ô nhiễm chất độc hóa học do chiến tranh, thuốc BVTV còn tồn đọng;

- Quản lý sử dụng hợp lý phân bón và thuốc BVTV; xử lý chất thải trong trồng trọt và BVTV.

- Nâng cao năng lực quản lý môi trường trong trồng trọt và BVTV.

e) Lâm nghiệp

- Trồng mới và quản lý rừng bền vững, chống hoang mạc hóa và thoái hóa đất lâm nghiệp;

- Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị cho cảnh báo sớm và phòng chống cháy rừng, phòng chống sâu bệnh hại rừng;

- Kiểm soát chặt chẽ sinh vật ngoại lai, ngăn chặn các loài xâm hại, bảo tồn đa dạng sinh học rừng;

f) Thuỷ lợi

- Quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước;

- Quan trắc và cảnh báo chất lượng môi trường nước;

- Kiểm soát các nguồn xả thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi;

- Nâng cao năng lực quản lý môi trường thủy lợi.

g) Cơ điện, công nghệ sau thu hoạch, chế biến và nghề muối

- Áp dụng rộng rãi tiêu chuẩn ISO 14.000; công nghệ thân thiện với môi trường; đẩy mạnh sản xuất sạch hơn; sử dụng tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng; xử lý triệt để chất thải công nghiệp; quản lý tốt chuỗi hành trình sản phẩm;

- Áp dụng công nghệ bảo quản tiên tiến thân thiện với môi trường; tăng cưỡng quản lý chặt chẽ sản phẩm từ khâu thu hoạch đến chế biến;

- Quy hoạch vùng sản xuất muối gắn với bảo vệ môi trường và các điều kiện sinh thái;

- Xử lý triệt để các điểm nóng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do hoạt động chế biến;

- Nâng cao năng lực quản lý môi trường, hỗ trợ kỹ thuật xử lý chất thải trong bảo quản và chế biến.

h) Bảo vệ các hệ sinh thái

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chương trình: phục hồi các hệ sinh thái đặc thù đã bị suy thoái nghiêm trọng; phục hồi rừng đầu nguồn đã bị suy thoái nghiêm trọng; xây dựng và phổ biến nhân rộng các mô hình làng kinh tế sinh thái; bảo vệ các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế;

- Tiếp tục triển khai các khu bảo tồn nội địa, bảo tồn biển;

- Nâng cao năng lực quản lý bền vững các hệ sinh thái.

3.3.5. Đào tạo, giáo dục, nâng cao nhận thức và truyền thông về bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn

a) Xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo, giáo dục về bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn;

b) Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn.

3. 3.6. Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường

a) Nghiên cứu, lựa chọn và chuyển giao công nghệ phù hợp, thân thiện với môi trường trong sản xuất, bảo quản chế biến nông, lâm, thủy sản và muối;

b) Nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ chuyển giao, áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường.

3. 3.7. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

a) Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phòng thí nghiệm, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý và nghiên cứu lĩnh vực môi trường;

b) Đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải và cơ sở hạ tầng phục vụ bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn;

3.4. Các giải pháp thực hiện

3.4.1. Hoàn thiện thể chế về bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn

a) Rà soát, đánh giá hiện trạng cơ cấu tổ chức Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn; xây dựng và tăng cường năng lực hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước, cơ quan chuyên môn thống nhất từ Trung ương đến địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

b) Đảm bảo nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường ở các cơ quan quản lý Nhà nước và các cơ quan chuyên môn. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo như thông qua các chương trình nghiên cứu, hợp tác quốc tế.

c) Rà soát bổ sung văn bản pháp luật, kỹ thuật và chính sách bảo vệ môi trường; tăng cường kiểm tra, giám sát nhà nước việc thực hiện và tuân thủ các văn bản bảo vệ môi trường.

3.4.2. Điều tra, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ

a) Điều tra đánh giá hiện trạng môi trường nông nghiệp, nông thôn làm cơ sở đề xuất các chính sách quản lý bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn;

b) Xây dựng và triển khai các đề tài nghiên cứu, các dự sản xuất thử nghiệm, nhiệm vụ môi trường và hợp tác quốc tế.

3.4.3. Thông tin tuyên truyền về bảo vệ môi trường

Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền; từng bước đưa giáo dục môi trường vào các lĩnh vực sản xuất của ngành nông nghiệp.

3.4.4. Tài chính

a) Cơ chế

- Nhà nước đảm bảo các nguồn lực cần thiết, đồng thời huy động sự đóng góp của cộng đồng trong nước và quốc tế.

- Lồng ghép với các chương trình, dự án khác để thu hút thêm nguồn vốn đầu tư.

b) Kinh phí

Kinh phí thực hiện các Chương trình về môi trường giai đoạn 2010 - 2020 (không bao gồm kinh phí triển khai các kế hoạch hành động của các Bộ, ngành, địa phương) ước tính 1.481 tỷ đồng bao gồm các nguồn từ ngân sách Nhà nước, các thành phần kinh tế và các nhà tài trợ trong nước và quốc tế.

3.4.5. Hợp tác Quốc tế

- Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực môi trường;

- Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ xây dựng các chương trình hợp tác song phương, đa phương dưới hình thức các đề tài/dự án;

- Trao đổi thông tin trong các lĩnh vực: bảo tồn đa dạng sinh học, chống sa mạc hoá, biến đổi khí hậu, công nghệ xử lý môi trường.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT

Theo chức năng, nhiệm vụ được phân công hướng dẫn các địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ; kiểm tra giám sát địa bàn; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi bổ sung các cơ chế, chính sách liên quan.

Giao Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện Đề án.

4.2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Đầu tư và chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án thuộc địa phương mình;

b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện/quận, các ngành, Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong nông nghiệp, nông thôn trên phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ;

c) Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án bảo vệ môi trường trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

4.3. Báo cáo kết quả thực hiện

Định kỳ 6 tháng các đơn vị, địa phương, cơ sở báo cáo tình hình thực hiện Đề án gửi về Bộ Bộ Nông nghiệp và PTNT (Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng.

Trong quá trình thực hiện Đề án, nếu thấy cần sửa đổi bổ sung những nội dung mới của Đề án, các đơn vị chủ động báo cáo Bộ trưởng xem xét quyết định.

Phần V

CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN TRIỂN KHAI

5.1. Tiếp tục triển khai các chương trình, dự án cấp Nhà nước

- Các dự án, nhiệm vụ trong Kế hoạch hành động giai đoạn 2004-2010 khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (đã được Chính phủ phê duyệt và triển khai từ năm 2005 và đang xây dựng cho kế hoạch 2011-2020, do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện, Bộ Nông nghiệp và PTNT tham gia phần phục hồi môi trường, trong đó có phần trồng rừng trên các vùng bị rải chất độc hoá học);

- Các chương trình, dự án trong Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020: đã được Chính phủ phê duyệt năm 2003 và triển khai từ năm 2004, gồm:

+ Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng( đã được Chính phủ phê duyệt và triển khai từ năm 1998. Cục Lâm nghiệp chủ trì thực hiện);

+ Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (đã được Chính phủ phê duyệt và triển khai thực hiện từ năm 1998, Trung tâm nước sạch và VSMT nông thôn chủ trì thực hiện);

+ Chương trình tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên (đã được Chính phủ phê duyệt và triển khai từ năm 2003, Cục Kiểm lâm chủ trì thực hiện);

+ Chương trình bảo vệ các loài động vật quí hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cao thuộc nội dung của Chương trình tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên (đã được Chính phủ phê duyệt và triển khai từ năm 2003. Cục Kiểm lâm chủ trì thực hiện);

+ Chương trình phục hồi rừng đầu nguồn bị suy thoái nghiêm trọng;

+ Chương trình bảo vệ các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia;

+ Chương trình phục hồi hệ sinh thái đặc thù đã bị suy thoái nghiêm trọng;

5.2. Các chương trình, dự án cấp Bộ giai đoạn 2010-2020

Chương trình 1. Tăng cường năng lực hệ thống quản lý Nhà nước về môi trường nông nghiệp, nông thôn

Mục tiêu:

Đến năm 2020 hoàn thiện được hệ thống tổ chức quản lý từ Trung ương đến địa phương đáp ứng yêu cầu quản lý môi trường trong nông nghiệp và nông thôn

Nội dung:

- Hoàn thiện hệ thổng tổ chức quản lý môi trường từ Trung ương đến địa phương;

- Xây dựng hệ thống văn bản qui phạm pháp luật, tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật

- Nâng cao năng lực cán bộ;

- Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị. Thời gian thực hiện: 2010-2020

Dự kiến kinh phí: 75.000 triệu đồng

Chương trình 2. Tăng cường năng lực hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường nông nghiệp và nông thôn.

Mục tiêu:

Hoàn thiện hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường nông nghiệp, nông thôn

đáp ứng được các yêu cầu quản lý bảo vệ môi trường.

Nội dung:

- Rà soát, sắp xếp hệ thống quan trắc, cảnh báo ô nhiễm môi trường nông nghiệp và nông thôn trong phạm vi toàn quốc

- Tăng cường nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ quan trắc và cảnh

báo môi trường (đất, nước, không khí, dịch bệnh, cháy rừng....)

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin và phần mềm quản lý môi trường nông nghiệp và nông thôn

Thời gian thực hiện: 2010-2015

Dự kiến kinh phí: 327.000 triệu đồng

Chương trình 3. Thông tin truyền thông bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn.

Mục tiêu:

Nâng cao được nhận thức và trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức xã hội và cộng đồng trong bảo vệ môi trường nông nghiệp và nông thôn

Nội dung :

- Xây dựng và hoàn thiện chương trình truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn

- Xây dựng và thực hiện các chương trình tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, tập huấn

- Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cán bộ tham gia mạng lưới tuyên truyền

Thời gian thực hiện: 2010-2020

Dự kiến kinh phí: 25.000 triệu đồng

Chương trình 4. Điều tra, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn:

Mục tiêu:

- Xác định được hiện trạng môi trường nông nghiệp, nông thôn phục vụ quản lý bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn.

- Nghiên cứu và lựa chọn các công nghệ thân thiện môi trường phù hợp, áp dụng có hiệu quả để bảo vệ môi trường nông nghiệp và nông thôn

Nội dung:

- Điều tra đánh giá hiện trạng môi trường định kỳ 5 năm;

- Đào tạo cán bộ nghiên cứu và đầu tư nâng cấp các phòng thí nghiệm chuyên ngành phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;

- Nghiên cứu phát triển, lựa chọn và chuyển giao các công nghệ thân thiện với môi trường;

- Nghiên cứu cơ chế chính sách, tổ chức quản lý phục vụ bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn;

- Thử nghiệm, nhân rộng các mô hình bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn

Thời gian thực hiện: 2010-2020

Dự kiến kinh phí: 480.000 triệu đồng

Chương trình 5. Bảo tồn, phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học nông nghiệp

Mục tiêu:

Đa dạng sinh học nông nghiệp được bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững

Nội dung:

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm bảo tồn các nguồn gen sinh vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam;

- Kiểm soát sinh vật lạ;

- Đánh giá tác động của sinh vật ngoại lai và sinh vật biến đổi gen;

- Phục hồi đa dạng sinh học nông nghiệp tại các vùng sinh thái đặc thù và vùng có nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học cao;

- Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên đa dạng sinh học nông nghiệp;

Thời gian thực hiện: 2010-2020

Dự kiến kinh phí: 115.000 triệu đồng

Chương trình 6. Quản lý chất thải và vệ sinh môi trường nông nghiệp, nông thôn.

Mục tiêu:

- Cải thiện được môi trường nông thôn, đến năm 2010, trên 90% chất thải rắn được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Xây dựng được các mô hình nông thôn mới và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Nội dung:

- Xây dựng cơ chế, chính sách trong quản lý chất thải và bảo vệ môi trường nông thôn

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng trong quản lý chất thải và vệ sinh môi trường nông thôn

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình nông thôn mới, đảm bảo vệ sinh môi trường

- Thực hiện xã hội hóa các hoạt động quản lý chất thải và vệ sinh môi trường nông thôn.

Thời gian thực hiện: 2010-2015

Dự kiến kinh phí: 220.000 triệu đồng

Chương trình 7. Xử lý các điểm nóng ô nhiễm và suy thoái môi trường nông nghiệp, nông thôn.

Mục tiêu:

- Đến 2012 xử lý 100% các điểm nóng ô nhiễm môi trường trong quyết định 64/2003/QĐ-TTg thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý;

- Hạn chế suy thoái môi trường nông nghiệp và nông thôn;

- Cảnh báo, ngăn chặn kịp thời sự phát sinh các điểm nóng ô nhiễm và suy thoái môi trường nông nghiệp và nông thôn.

Nội dung:

- Xử lý triệt để các điểm nóng ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn

- Xác định mức độ và lập bản đồ suy thoái môi trường nông nghiệp, nông thôn

- Xây dựng và thực hiện các giải pháp quản lý và giảm thiểu tác hại của các vùng có nguy cơ ô nhiễm và suy thoái cao;

- Xây dựng các mô hình phục hồi hệ sinh thái bị suy thoái và quản lý bền vững các hệ sinh thái trong lĩnh vực nông nghệp, lâm nghiệp, thủy sản

Thời gian thực hiện: 2010-2015

Dự kiến kinh phí: 175.000 triệu đồng

Chương trình 8. Hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản sản xuất sạch hơn và thực hiện việc quản lý theo tiêu chuẩn ISO 14000

Mục tiêu:

Đến năm 2015, trên 70% các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản đạt tiêu chuẩn môi trường.

Nội dung:

- Xây dựng các chính sách khuyến khích doanh nghiệp thực hiện việc quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 14000

- Tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 14000;

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình quản lý theo tiêu chuẩn ISO 14000. Thời gian thực hiện: 2010-2015

Dự kiến kinh phí: 64.000 triệu đồng

Nội dung các chương trình thuộc Đề án tăng cường năng lực bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2010-2020 trong phụ lục đính kèm./.

 


PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH THUỘC ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2010 – 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2693/QĐ-BNN-KHCN ngày 24/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

Chương trình 1: Tăng cường năng lực cho Hệ thống quản lý Nhà nước về môi trường nông nghiệp, nông thôn

TT

Tên nhiệm vụ

Mục tiêu

D kiến kết quả

Thời gian thực hiện

Dự kiến kinh phí

(triệu đ)

Tổ chức thực hiện

1

Hoàn thiện hệ thổng tổ chức quản lý môi trường trong ngành Nông nghịêp và PTNT từ trung ương tới địa phương.

Hình thành được hệ thống tổ chức quản lý và đội ngũ cán bộ có đủ năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ môi trường của Ngành.

- Cơ quan quản lý môi trường thuộc Bộ;

- Đơn vị (hoặc bộ phận) quản lý môi trường trực thuộc các Cục chuyên ngành;

- Bộ phận quản lý môi trường trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT;

- Hình thành mạng lưới quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn từ Bộ xuống cấp tỉnh.

2010-2012

5.000

- Chủ trì: Vụ TCCB

- Phối hợp: Vụ KHCN và MT, các Vụ, Cục CN, Sở NN và PTNT, DN, Hội và Hiệp hội,...

2

Nâng cao năng lực hệ thống quản lý môi trường ngành Nông nghiệp và PTNT.

Trình độ cán bộ, trang thiết bị đáp ứng được yêu cầu quản lý môi trường của Ngành.

- 70% cán bộ được đào tạo đáp ứng đựoc yêu cầu nghiệp vụ cho công tác quản lý môi trường;

- Có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của cơ quan quản lý.

2010-2015

50.000

- Chủ trì: Vụ KHCN&MT

- Phối hợp: Vụ TCCB, các Cục CN, Viện, Trường thuộc Bộ, Sở NN và PTNT

3

Xây dựng hệ thống văn bản qui phạm pháp luật, tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường.

Tạo được hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác quản lý môi trường của Ngành.

Các văn bản qui phạm pháp luật (thông tư, chỉ thị), văn bản kỹ thuật ( tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật) về môi trường như: các quy định về trình tự, thủ tục thẩm định ĐMC, ĐTM; các quy định về môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi - giết mổ gia súc, trong làng nghề, trong chế biến nông lâm thuỷ sản.

2010-2015

20.000

- Chủ trì: Vụ Pháp chế

- Phối hợp: Các cục chuyên ngành, Sở NN và PTNT

 

Chương trình 2. Tăng cường năng lực hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường nông nghiệp và nông thôn.

TT

Nội dung

Mục tiêu

D kiến kết quả

Thời gian thực hiện

Dự kiến kinh phí

(triệu đ)

Tổ chức thực hiện

1

Rà soát, đánh giá hiện trạng và đề xuất hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường nông nghiệp nông thôn trên phạm vi toàn quốc.

Đề xuất được hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường phù hợp.

- Hệ thống trắc và cảnh báo môi trường nông nghiệp, nông thôn;

- Phương án tăng cường năng lực cả về con người và cơ sở vật chất cho hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường nông nghiệp nông thôn.

2010-2011

2000

- Chủ trì: Viện MTNN

- Phối hợp: Vụ TCCB, KHCN&MT và các Viện liên quan

2

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực cho hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường trên cơ sở hệ thống quan trắc đề xuất đã được phê duyệt

(Phần 2.1)

Hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường nông nghiệp nông thôn đáp ứng được yêu cầu của Ngành.

- 100% cán bộ của các trạm trắc và cảnh báo được đào tạo;

- 60% các trạm quan trắc có đầy đủ trang thiết bị.

- 100% các phòng kiểm nghiệm được công nhận cấp Ngành.

- 30% các phòng kiểm nghiệm trong quan trắc cảnh báo MT đạt tiêu chuẩn ISO 17025.

2010-2015

300.000

- Chủ trì: Vụ KHCN&MT

- Phối hợp: Vụ TC, KH và các Cục, Viện liên quan

3

Bổ sung và hoàn thiện nội dung quan trắc và cảnh báo môi trường nông nghiệp nông thôn.

Xác định rõ nội dung, qui trình quan trắc và cảnh báo.

- Các nội dung, qui trình quan trắc.

- Xây dựng các tiêu chuẩn, nh m c k thu t ph c v c nh báo môi trường.

2010-2012

5.000

- Chủ trì: Viện MTNN

- Phối hợp: Các Viện liên quan

4

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường nông nghiệp nông thôn

Có được hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn

- Cơ sở dữ liệu môi trường nông nghiệp nông thôn.

- Trang WEB thông tin môi trường nông nghiệp nông thôn .

2010-2015

20.000

- Chủ trì: Viện NCNTTS1

- Phối hợp: Các Viện liên quan

 

Chương trình 3. Thông tin truyền thông bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn.

TT

Nội dung

Mục tiêu

D kiến kết quả

Thời gian thực hiện

Dự kiến kinh phí

(triệu đ)

Tổ chức thực hiện

1

Xây dựng và vận hành mạng lưới truyền thông bảo vệ môi trường nông nghiệp nông thôn.

- Có được mạng lưới truyền thông bảo vệ môi trường nông nghiệp nông thôn từ Trung ương đến địa phương.

- Triển khai được các Chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường nông nghiệp nông thôn.

- Mạng lưới truyền thông về bảo vệ môi trường nông nghiệp và nông thôn từ Trung ương đến địa phương.

- Các chương trình truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng (ti vi, đài, báo....).

2010-2015

20.000

- Chủ trì: Trung tâm KNKN

- Phối hợp: Vụ KHCN&MT, các Cục, Trung tâm THTK, Tạp chí NN&PTNT, Báo NNVN, các Viện nghiên cứu, Sở NN&PTNT

2

Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cán bộ tham gia mạng lưới tuyên truyền bảo vệ môi trường nông nghiệp nông thôn.

Nâng cao nhận thức, kỹ năng thực hiện hoạt động tuyên truyền cho các cán bộ truyền thông.

80% cán bộ hoạt động trong lĩnh vực truyền thông được đào tạo.

2010-2020

5.000

- Chủ trì: Trung tâm KNKN

- Phối hợp: Vụ KHCN&MT, các Cục, Trung tâm THTK, Tạp chí NN&PTNT, Báo NNVN, các Viện nghiên cứu, Sở NN&PTNT

 

Chương trình 4. Điều tra, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn:

TT

Nội dung

Mục tiêu

D kiến kết quả

Thời gian thực hiện

Dự kiến kinh phí

(triệu đ)

Tổ chức thực hiện

1

Nghiên cứu yếu tố tác động đến môi trường nông nghiệp, nông thôn và đề xuất các giải pháp khắc phục

- Xác định được các yếu tố tác động đến môi trường nông nghiệp, nông thôn

- Đề xuất được các giải pháp thúc đẩy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực.

- Kết quả phân tích tác động môi trường đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn;

- Các giải pháp thúc đẩy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực.

2010-2015

100.000

- Chủ trì: Vụ KHCN&MT

- Phối hợp: Các đơn vị nghiên cứu, TT. KNKN, doanh nghiệp trong và ngoài ngành

2

Nghiên cứu phát triển và lựa chọn công nghệ bảo vệ môi trường nông nghiệp và nông thôn.

Phát triển và lựa chọn được công nghệ phù hợp phục vụ công tác bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn

- Các công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường

- Công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường;

- Công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường.

2010-2020

250.000

- Chủ trì: Vụ KHCN&MT

- Phối hợp: Các đơn vị nghiên cứu, TT. KNKN, doanh nghiệp trong và ngoài ngành

3

Nghiên cứu xây dựng chính sách, quy hoạch sản xuất nông nghiệp phục vụ phát triển bền vững.

Tạo hành lang pháp lý và định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.

- Cơ chế chính sách (chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình xử lý ô nhiễm môi trường, chính sách quản lý môi trưởng làng nghề,...);

- Các phương án quy hoạch sản xuất (Quy hoạch khu chăn nuôi tập trung, quy hoạch khu xử lý chất thải rắn nông thôn, quy hoạch vùng khai thác, vùng nuôi thủy sản tập trung,...).

2010-2015

50.000

Chủ trì: Các đơn vị NC trong và ngoài Bộ

4

Tăng cường năng lực cán bộ nghiên cứu môi trường nông nghiệp, nông thôn

Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn.

- Đào tạo 30 tiến sỹ, 100 thạc sỹ MT;

- 100% cán bộ nghiên cứu được đào tạo cơ bản và nâng cao trong lĩnh vực nghiên cứu môi trường;

2010-2020

80.000

- Chủ trì: Vụ TCCB

- Phối hợp: Các đơn vị nghiên cứu trong Bộ

 

Chương trình 5. Bảo tồn, phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học nông nghiệp

TT

Nội dung

Mục tiêu

D kiến kết quả

Thời gian thực hiện

Dự kiến kinh phí

(triệu đ)

Tổ chức thực hiện

1

Điều tra, giám sát, đánh giá tác động của sinh vật ngoại lai và sinh vật biến đổi gen đến hệ sinh thái nông nghiệp và các giải pháp quản lý an toàn

Đề xuất được các giải pháp quản lý an toàn các sinh vật ngoại lai và sinh vật biến đổi gen phục vụ phát      triển nông nghiệp và bảo vệ an toàn đa dạng sinh học

- Kết quả giám sát, đánh giá tác động

- Các biện pháp quản lý an toàn sinh vật ngoại lai và sinh vật biến đổi gen

2010-2020

30.000

- Chủ trì: Vụ KHCN&MT

- Phối hợp: Các Cục, Viện, Sở NN và PTNT

2

Nghiên cứu các biện pháp tổng hợp phục hồi đa dạng sinh học nông nghiệp tại các vùng sinh thái đặc thù và vùng có nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học cao

Phục hồi được đa dạng sinh học nông nghiệp tại các vùng sinh thái đặc thù và vùng có nguy cơ suy giảm đa dạng sinh cao để góp phần bảo vệ, khai thác đa dạng sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp

Các giải pháp tổng hợp phục hồi đa dạng sinh học nông nghiệp

2010-2015

70.000

- Chủ trì: Vụ KHCN&MT

- Phối hợp: Các Cục, Viện, Sở NN và PTNT

3

Nghiên cứu cơ chế chính sách và giải pháp kỹ thuật phục vụ khai thác hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học nông nghiệp

Tạo được hành lang pháp lý và cơ sở khoa học cho việc khai thác, sử dụng và bảo vệ các nguồn tài nguyên đa dạng sinh học nông nghiệp

- Các giải pháp về chính sách, thể chế và kỹ thuật để khai thác bền vững các nguồn tài nguyên đa dạng sinh học nông nghiệp;

2010-2012

15.000

- Chủ trì: Vụ KHCN&MT

- Phối hợp: Các Cục, Viện, Sở NN và PTNT

 

Chương trình 6. Quản lý chất thải và vệ sinh môi trường nông nghiệp, nông thôn.

TT

Nội dung

Mục tiêu

D kiến kết quả

Thời gian thực hiện

Dự kiến kinh phí

(triệu đ)

Tổ chức thực hiện

1

Xây dựng các chính sách và tiêu chuẩn kỹ thuật trong quản lý chất thải nông nghiệp, nông thôn.

Tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý chất thải nông nghiệp, nông thôn.

- Ban hành các chính sách và tiêu chuẩn kỹ thuật trong quản lý chất thải nông nghiệp, nông thôn:

- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho công tác quản lý chất thải nông nghiệp, nông thôn;

- Tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường đối với việc xử lý chất thải nông nghiệp, nông thôn;

- Hướng dẫn qui hoạch quản lý chất thải nông nghiệp, nông thôn.

2010-2015

20.000

- Chủ trì: Các Cục chuyên ngành

- Phối hợp: Các Viện nghiên cứu và các Sở NN&PTNT

2

Xây dựng mô hình xã hội hóa công tác quản lý chất thải nông nghiệp, nông thôn.

- Dự báo được những tai biến môi trường nông thôn do ảnh hưởng của chất thải;

- Nhân rộng được các mô hình quản lý chất thải có sự tham gia của cộng đồng.

- Các mô hình quản lý chất thải theo hướng xã hội hoá;

- 3-4 mô hình được áp dụng cho các vùng nông thôn đặc thù;

- Tài liệu hướng dẫn quản lý chất thải ở các qui mô khác nhau;

- Các mô hình xã hội hóa công tác quản lý chất thải bền vững.

2010-2015

100.000

- Chủ trì: Doanh nghiệp và địa phương

- Phối hợp: Các Viện nghiên cứu và các Sở NN&PTNT

3

Xây dựng mô hình nông thôn mới để quản lý hiệu quả chất thải ở các vùng nông thôn.

Phổ biến, tuyên truyền nhân rộng mô hình nông thôn mới nhầm quản lý chát thải có hiệu quả.

- Các mô hình qui hoạch, thiết kế mẫu các điểm dân cư cấp thôn, xã;

- Các mô hình qui hoạch, cải tạo các điểm dân cư cũ;

- 3-4 mô hình thí điểm cho các vùng đặc thù.

2010-2015

100.000

- Chủ trì: Cục KTHT&PTNT,

- Phối hợp: Các địa phương, các Viện nghiên cứu và các Sở NN&PTNT

 

Chương trình 7. Xử lý các điểm nóng ô nhiễm và suy thoái môi trường nông nghiệp, nông thôn.

TT

Nội dung

Mục tiêu

D kiến kết quả

Thời gian thực hiện

Dự kiến kinh phí

(triệu đ)

Tổ chức thực hiện

1

Điều tra, đánh giá và xác định bổ sung các điểm nóng về ô nhiễm và suy thoái môi trường nông nghiệp, nông thôn.

- Xác định được các điểm nóng về ô nhiễm và suy thoái môi trường;

- Cảnh báo sớm các điểm nóng nguy cơ gây ô nhiễm và suy thoái môi trường;

- Đề xuất các giải pháp quản lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các điểm nóng;

- Lập bản đồ về các điểm nóng gây ô nhiễm môi trường;

- Cảnh báo sớm nguy cơ gây ô nhiễm và suy thoái môi trường;

- Tập hợp các đề xuất giải pháp về quản lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các điểm nóng;

2010-1012

15.000

- Chủ trì: Các Cục chuyên ngành liên quan

- Phối hợp: Các địa phương, các Viện nghiên cứu và các Sở NN&PTNT

2

Xây dựng các mô hình xử lý thí điểm các điểm nóng ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng môi trường nông nghiệp, nông thôn.

Đề xuất được các mô hình phù hợp để xử lý triệt để các điểm nóng ô nhiễm và suy thoái môi trường trong nông nghiệp, nông thôn.

- Tổng hợp và nhập khẩu các công nghệ phù hợp nhằm xử lý ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và làng nghề;

- Nghiên cứu chọn lựa công nghệ xử lý môi trường nông nghiệp và nông thôn phù hợp với điều kiện Việt Nam;

- Đề xuất cơ chế chính sách phù hợp nhằm phát triển các công nghệ xử lý môi trường nông nghiệp, nông thôn.

2010-2015

160.000

- Chủ trì: Các Cục chuyên ngành liên quan

- Phối hợp: Các địa phương, các Viện nghiên cứu và các Sở NN&PTNT

 

Chương trình 8. Thúc đẩy sản xuất sạch hơn và áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 trong chế biến nông, lâm, thủy sản

TT

Nội dung

Mục tiêu

D kiến kết quả

Thời gian thực hiện

Dự kiến kinh phí

(triệu đ)

Tổ chức thực hiện

1

Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy sản xuất sạch hơn và áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 trong chế biến nông, lâm, thuỷ sản

Tạo hành lang pháp lý cho việc thúc đẩy sản xuất sạch hơn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu

Các văn bản pháp lý và hướng dẫn

2010 -2011

4.000

- Chủ trì: Cục quản lý CL NLTS

- Phối hợp: Các Cục liên quan

2

Xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất sạch hơn và áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 trong chế biến nông, lâm, thuỷ sản

Nhân rộng được các mô hình sản xuất sạch hơn và quản lý theo tiêu chuẩn ISO 14000 cho các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản.

Mô hình quản lý theo ISO 14000 cho các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản

2010-2015

60.000

- Chủ trì: Cục quản lý CL NLTS

- Phối hợp: Các Cục liên quan

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2693/QĐ-BNN-KHCN năm 2009 phê duyệt Đề án tăng cường năng lực bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2010-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 2693/QĐ-BNN-KHCN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 24/09/2009
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Bùi Bá Bổng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản