Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 269/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 80/2001/NĐ-CP ngày 05/11/2001 của Chính phủ Hướng dẫn việc kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy ở trong nước;
Căn cứ Nghị định số 58/2003/NĐ-CP ngày 29/5/2003 của Chính phủ quy định về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;
Căn cứ Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính Phủ về việc Ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất;
Căn cứ Quyết định số 52/2011/QĐ-TTg ngày 21/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy;
Xét đề nghị của Giám đốc Công an Thành phố tại Tờ trình số 288/TTr-CAHN ngày 11 tháng 12 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và các thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm Thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP KIỂM SOÁT CÁC HOẠT ĐỘNG HỢP PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 269/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về cơ chế phối hợp trong thực hiện kiểm soát các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, sản xuất, bảo quản tàng trữ, mua bán, vận chuyển, phân phối, sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện thuốc hướng thần và tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp, y tế và đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
2. Quy chế này áp dụng với
a) Các Sở: Công Thương, Y tế, Cục Hải quan, Công an Thành phố trong việc kiểm soát các hoạt động được quy định tại Khoản 1 Điều này.
b) Các đơn vị có chức năng kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy được quản lý theo ngành đóng trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
1. Đảm bảo công tác quản lý Nhà nước về phòng chống ma túy thống nhất theo từng ngành, lĩnh vực được phân công tránh chồng chéo, sót lọt hoặc cản trở các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.
2. Công an Thành phố là cơ quan đầu mối phối hợp với Sở Công Thương, Sở Y tế, Cục Hải quan Thành phố trong công tác kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.
3. Hoạt động phối hợp giữa Sở Công Thương, Sở Y tế, Cục Hải quan và Công an Thành phố được thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đã được pháp luật quy định nhằm kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất phục vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn Thủ đô.
1. Kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
2. Kiểm soát hoạt động sản xuất, bảo quản, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, phân phối, sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
3. Trao đổi thông tin về kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.
4. Theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy của cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
1. Lực lượng Hải Quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao kiểm soát hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định tại điều 8 Điều 10 Nghị định số 58/2003/NĐ-CP. Trong quá trình làm thủ tục nhập xuất khẩu khi phát hiện những sai phạm không đúng với nội dung được quy định trong giấy phép, lực lượng Hải Quan giải quyết theo thẩm quyền đồng thời trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi phát hiện sai phạm thông báo cho Công an Thành phố, cơ quan cấp phép và các cơ quan có trách nhiệm theo quy định để phối hợp quản lý, kiểm soát và xử lý.
2. Lực lượng Hải quan có trách nhiệm giám sát hàng từ khi tạm nhập đến khi tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Việc thay đổi mẫu mã, bao bì của hàng tạm nhập, tái xuất phải được sự đồng ý của cơ quan cấp phép và giám sát của lực lượng Hải Quan. Trong quá trình làm thủ tục tạm nhập, tái xuất khi phát hiện sai phạm không đúng với nội dung quy định trong giấy phép, lực lượng Hải quan có trách nhiệm giải quyết theo thẩm quyền, đồng thời trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi phát hiện sai phạm thông báo cho Công an Thành phố, cơ quan cấp phép và các cơ quan có trách nhiệm theo quy định để phối hợp quản lý, kiểm soát và xử lý.
1. Các Sở Công Thương, Y tế, Cục Hải quan, Công an Thành phố trong phạm vi chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, địa phương và cá nhân hoạt động sản xuất, bảo quản, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, phân phối, sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất đóng trên địa bàn Thành phố.
2. Trách nhiệm của Sở Công Thương
a) Rà soát, thống kê các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
b) Nghiên cứu đề ra các hình thức tuyên truyền về tác dụng của các loại tiền chất ma túy vừa có tác dụng trong sản xuất công nghiệp đồng thời là hóa chất không thể thiếu trong sản xuất điều chế chất ma túy. Để các doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm trong quản lý tiền chất chống thất thoát, không để tội phạm ma túy lợi dụng sử dụng tiền chất để sản xuất ma túy.
c) Hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng quy chế quản lý tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp trong sản xuất, phân phối, mua bán, sử dụng trao đổi, vận chuyển (như hệ thống sổ sách, chứng từ, phiếu xuất nhập kho định mức tiêu hao các loại tiên chất trên đơn vị sản phẩm để phục vụ cho công tác kiểm tra kiểm soát).
d) Định kỳ ít nhất 06 tháng 01 lần chủ trì thực hiện công tác kiểm tra các doanh nghiệp, cơ quan hoạt động trên lĩnh vực sản xuất, mua bán, phân phối sử dụng, trao đổi, vận chuyển các loại thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và các loại tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp.
3. Trách nhiệm của Sở Y tế
a) Rà soát, thống kê các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức, cá nhân được Bộ Y tế cho phép sản xuất nguyên liệu, thành phẩm, bán thành phẩm thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất. Bệnh viện, Viện nghiên cứu có giường bệnh được pha chế thành phẩm thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất cho người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú.
b) Tăng cường công tác hướng dẫn và quản lý các đối tượng trong hoạt động liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và các loại tiền chất để bảo đảm thực hiện đúng các quy định theo Thông tư số 10/2010/TT-BYT ngày 29/4/2010 của Bộ Y tế hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc gây nghiện Thông tư số 11/2010/TT-BYT ngày 29/4/2010 của Bộ Y tế hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc.
c) Tăng cường công tác kiểm soát chế độ phân phối, mua bán, sử dụng, trao đổi chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học. Định kỳ ít nhất 06 tháng 01 lần chủ trì thực hiện công tác kiểm tra các doanh nghiệp cơ quan, tổ chức cá nhân hoạt động trên lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, phân phối sử dụng các loại thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và các loại tiền chất dùng làm thuốc trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
4. Trách nhiệm của Cục Hải quan Thành phố
a) Thực hiện chức năng quy định tại Điều 4 của quy định này.
b) Tăng cường công tác giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu, tạm nhập tái xuất để phát hiện các hành vi lợi dụng các hoạt động này để đưa các loại tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và ma túy vào trong thành phố cũng như đưa ra nước ngoài bất hợp pháp.
c) Định kỳ hàng tháng, Cục Hải quan Thành phố tổng hợp số liệu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiền chất, thuốc hướng thần, thuốc gây nghiện chất ma túy gửi cho các Sở Công Thương, Y tế, Công an thành phố để phối hợp theo dõi quản lý.
5. Trách nhiệm của Công an Thành phố
a) Tăng cường công tác kiểm soát chế độ phân phối, mua bán sử dụng trao đổi chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất phục vụ nghiên cứu, giám định, huấn luyện nghiệp vụ, điều tra tội phạm về ma túy.
b) Phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương, Cục Hải quan, Sở Y tế thực hiện công tác kiểm tra giám sát chặt chẽ đối với công tác xuất, nhập khẩu tạm nhập tái xuất, sản xuất kinh doanh, sử dụng và lưu giữ các loại tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, quản lý chặt chẽ các loại tiền chất thuốc gây nghiện thuốc hướng tâm thần tránh thất thoát để bọn tội phạm ma túy lợi dụng mua bán sản xuất và sử dụng các loại ma túy bất hợp pháp.
c) Tổ chức điều tra, xác minh để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn xử lý hành vi vi phạm khi nhận được nguồn tin, tài liệu hoặc phát hiện những sai phạm của các tổ chức, doanh nghiệp trong công tác kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trên địa bàn Thành phố.
d) Định kỳ ít nhất 06 tháng 01 lần thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành Công Thương, Y tế, Công an Thành phố, Hải quan kiểm tra các doanh nghiệp cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, bảo quản, tàng trữ, mua bán vận chuyển, phân phối, sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp, y tế và đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Điều 6. Phối hợp trao đổi thông tin
1. Công an Thành phố là cơ quan đầu mối trao đổi thông tin về kiểm soát các hoạt động được quy định tại Khoản 1, Điều 1 của Quy chế này. Thông qua công tác quản lý giám sát của các ngành chức năng khi phát hiện nguồn tin tài liệu hoặc các hành vi sai phạm thì các ngành có trách nhiệm thông báo cho Công an Thành phố để phối hợp xử lý.
2. Công an Thành phố, Sở Công Thương, Sở Y tế, Cục Hải quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, đề ra nội dung, lịch trình công tác kiểm tra giám sát và tập hợp tình hình báo cáo UBND thành phố theo quy định.
Điều 7. Phối hợp theo dõi, kiểm tra, giám sát
1. Công an Thành phố, Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Tài chính và các cơ quan thi hành pháp luật về phòng, chống ma túy trong phạm vi, nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế này; xử lý hành chính những cơ quan, đơn vị, cá nhân vi phạm theo thẩm quyền, chuyển Công an Thành phố điều tra, xử lý những vụ vi phạm có dấu hiệu hình sự.
2. Công an Thành phố, Sở Công Thương, Sở Y tế và Sở Tài Chính theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan theo dõi các hoạt động được quy định tại khoản 1, Điều 1 Quy chế này.
1. Giám đốc Công an Thành phố, Giám đốc Sở Công Thương Giám đốc Sở Y tế, Cục trưởng Cục Hải Thành phố trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế này, định kỳ 06 tháng, 01 năm báo cáo UBND Thành phố, Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và PCTN ma túy, mại dâm Thành phố.
2. Giao đồng chí Phó ban thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm thành phố Thành lập Tổ công tác liên ngành là Trưởng các phòng, ban thuộc Công an Thành phố, Sở Công Thương, Sở Y tế, Cục Hải quan (những bộ phận trực tiếp thực hiện công tác đấu tranh chống tội phạm ma túy, quản lý và kiểm soát tiền chất, thuốc gây nghiện thuốc hướng thần) do Công an Thành phố chủ trì, để triển khai thực hiện Quy chế này.
3. Giao Công an Thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện sơ, tổng kết quy chế này và tham mưu cho BCĐ Thành phố Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Quyết định số 52/2011/QĐ-TTg ngày 21/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện khen thưởng, kỷ luật theo quy định.
4. Trong quá trình thực hiện Quy chế này nếu có yêu cầu sửa đổi bổ sung, Công an Thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan trình UBND Thành phố xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 579/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch thực hiện Quy chế phối hợp kiểm soát hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 2Quyết định 69/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp kiểm soát hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3Quyết định 39/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp kiểm soát hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 4Quyết định 2243/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch thực hiện chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 5Quyết định 618/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế phối hợp kiểm soát hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 6Quyết định 13/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp kiểm soát hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 7Quyết định 17/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp kiểm soát hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 8Quyết định 24/2016/QĐ-UBND Quy định về tiêu chí đánh giá, phân loại và Quy trình đánh giá phân loại, thẩm định các cơ quan, đơn vị, xã phường, thị trấn; bản, tổ, tiểu khu liên quan đến ma túy do tỉnh Sơn La ban hành
- 9Quyết định 2645/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội và hoạt động của Tổ Công tác liên ngành phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy thành phố Hà Nội
- 1Nghị định 80/2001/NĐ-CP hướng dẫn việc kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý ở trong nước
- 2Nghị định 58/2003/NĐ-CP quy định về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Thông tư 10/2010/TT-BYT hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc gây nghiện do Bộ Y tế ban hành
- 5Thông tư 11/2010/TT-BYT hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc do Bộ Y tế ban hành
- 6Quyết định 52/2011/QĐ-TTg về Quy chế phối hợp kiểm soát hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 579/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch thực hiện Quy chế phối hợp kiểm soát hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 8Quyết định 69/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp kiểm soát hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 9Nghị định 82/2013/NĐ-CP về danh mục chất ma túy và tiền chất
- 10Quyết định 39/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp kiểm soát hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 11Quyết định 2243/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch thực hiện chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 12Quyết định 618/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế phối hợp kiểm soát hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 13Quyết định 13/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp kiểm soát hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 14Quyết định 17/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp kiểm soát hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 15Quyết định 24/2016/QĐ-UBND Quy định về tiêu chí đánh giá, phân loại và Quy trình đánh giá phân loại, thẩm định các cơ quan, đơn vị, xã phường, thị trấn; bản, tổ, tiểu khu liên quan đến ma túy do tỉnh Sơn La ban hành
Quyết định 269/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế phối hợp kiểm soát hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 269/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/01/2014
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Thị Bích Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/01/2014
- Ngày hết hiệu lực: 16/06/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra