CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 58/2003/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2003 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Phòng, chống ma tuý ngày 9 tháng 12 năm 2000;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Công nghiệp,
NGHỊ ĐỊNH :
2. Việc kiểm soát các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu và vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần vì mục đích quốc phòng, an ninh không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
a) Tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện việc kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;
b) Hướng dẫn các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần trong phạm vi lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình.
2. Cơ quan, tổ chức tiến hành các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống ma tuý, các quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
KIỂM SOÁT NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU CHẤT MA TUÝ, TIỀN CHẤT, THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC HƯỚNG THẦN
1. Các doanh nghiệp được Bộ Y tế cho phép nhập khẩu, xuất khẩu để sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa học.
2. Các doanh nghiệp được Bộ Công nghiệp cho phép nhập khẩu, xuất khẩu tiền chất sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất.
3. Các đơn vị thuộc Công an nhân dân được Bộ Công an chỉ định được phép nhập khẩu, xuất khẩu để sử dụng trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm.
2. Bộ Công nghiệp quy định cụ thể trình tự, thủ tục cho phép nhập khẩu, xuất khẩu tiền chất sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất.
3. Bộ Công an quy định cụ thể trình tự, thủ tục cho phép nhập khẩu, xuất khẩu trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm.
1. Hồ sơ xin phép nhập khẩu, xuất khẩu bao gồm :
a) Văn bản cho phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu của nước có hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu;
b) Đơn xin phép nhập khẩu, xuất khẩu phải theo mẫu thống nhất của Bộ Y tế, Bộ Công nghiệp, Bộ Công an. Đơn xin phép phải thể hiện các nội dung sau: Tên, địa chỉ tổ chức nhập khẩu, xuất khẩu; mục đích nhập khẩu, xuất khẩu; tên, địa chỉ nơi sản xuất, tên gọi, số lượng, hàm lượng chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần cần nhập khẩu, xuất khẩu; phương tiện và điều kiện bảo đảm an toàn vận chuyển; thời gian và tên cửa khẩu hàng nhập khẩu, xuất khẩu sẽ đi qua.
2. Các tài liệu nêu trên nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và có xác nhận về tính hợp pháp của bản dịch.
2. Chi cục Hải quan nơi có hàng nhập khẩu, xuất khẩu có trách nhiệm làm đầy đủ thủ tục hải quan, thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát hàng nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định của pháp luật. Trường hợp phát hiện hàng nhập khẩu, xuất khẩu không đúng với nội dung giấy phép, Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm dừng các thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu, lập biên bản, giải quyết theo thẩm quyền và thông báo ngay cho các cơ quan hữu quan.
2. Người nhận hàng nhập khẩu, xuất khẩu phải có các giấy tờ cần thiết và phải chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, chủng loại các chất đó trong quá trình vận chuyển và giao đầy đủ cho người có trách nhiệm. Người nhận hàng nhập khẩu, xuất khẩu phải kiểm tra, đối chiếu về nồng độ, hàm lượng, số lượng, chất lượng, số lô hàng, hạn sử dụng. Hai bên giao, nhận phải ký và ghi rõ họ, tên vào chứng từ, hồ sơ kèm theo hàng nhập khẩu, xuất khẩu.
3. Trong quá trình vận chuyển, hàng nhập khẩu, xuất khẩu phải được đóng gói, niêm phong; trên bao bì ghi rõ nơi xuất khẩu, nhập khẩu, tên gọi, số lượng và phải có hồ sơ kèm theo. Trong mọi trường hợp, việc đóng gói hàng nhập khẩu, xuất khẩu phải có phiếu đóng gói kèm theo hòm, kiện, hộp dùng để đóng gói ghi rõ tên chất, nồng độ, hàm lượng (nếu có), số lượng, ngày đóng gói và tên người đóng gói.
4. Phương tiện dùng để vận chuyển hàng nhập khẩu, xuất khẩu phải bảo đảm các điều kiện theo quy định để tạo thuận lợi cho cơ quan Hải quan, cơ quan Công an tiến hành việc kiểm soát, quản lý khi cần thiết.
5. Bộ Y tế, Bộ Công nghiệp, Bộ Công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn thực hiện các quy định tại Điều này.
2. Cơ quan, tổ chức nhập khẩu, xuất khẩu và Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi hàng nhập khẩu, xuất khẩu đi qua phải thực hiện chế độ bảo quản, báo cáo thống kê theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Công nghiệp, Bộ Công an, Bộ Tài chính và trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành việc nhập khẩu, xuất khẩu phải báo cáo kết quả về cơ quan đã cấp giấy phép và Bộ Công an để theo dõi. Hết thời hạn lưu giữ sổ sách, chứng từ, thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm lập Hội đồng để tiến hành huỷ sổ sách, chứng từ đó và phải lập biên bản. Trong mọi trường hợp, khi phát hiện có sự nhầm lẫn hoặc thất thoát các chất này thì cơ quan, tổ chức nhập khẩu, xuất khẩu phải báo cáo ngay về cơ quan đã cấp giấy phép.
1. Hồ sơ xin phép vận chuyển quá cảnh phải bao gồm :
a) Giấy phép xuất khẩu của nước có hàng xuất khẩu;
b) Giấy phép nhập khẩu của nước có hàng nhập khẩu;
c) Giấy phép quá cảnh của nước mà hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu đã đi qua trước khi đến Việt Nam (trường hợp vận chuyển quá cảnh nhiều nước);
d) Đơn xin phép vận chuyển quá cảnh phải theo mẫu thống nhất của Bộ Công an Việt Nam. Đơn xin phép phải thể hiện các nội dung sau:
Tên, địa chỉ tổ chức vận chuyển quá cảnh;
Thời gian, lý do quá cảnh;
Tên, địa chỉ nơi sản xuất, tên gọi, công thức hoá học, số lượng, hàm lượng chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và có mẫu vật kèm theo;
Phương tiện, hành trình, điều kiện an toàn vận chuyển.
2. Các tài liệu nêu trên nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và có xác nhận về tính hợp pháp của bản dịch.
3. Trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn và hồ sơ xin phép hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Công an phải quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy phép vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam. Giấy phép phải ghi rõ tên, địa chỉ tổ chức được phép vận chuyển quá cảnh; tên gọi, hàm lượng, số lượng chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần; thời hạn thực hiện việc vận chuyển quá cảnh; tên các cửa khẩu mà hàng vận chuyển quá cảnh đi qua. Trường hợp không cấp giấy phép thì phải thông báo lý do bằng văn bản.
2. Căn cứ từng trường hợp cụ thể, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thời gian, hành trình và các cửa khẩu hàng vận chuyển quá cảnh được phép đi qua.
3. Giấy phép vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam có giá trị một lần trong thời hạn ghi trong giấy phép. Trường hợp hết thời hạn ghi trong giấy phép nhưng việc vận chuyển quá cảnh chưa thực hiện được thì cơ quan cấp giấy phép có thể gia hạn thêm.
2. Sau khi nhận được giấy phép vận chuyển quá cảnh của Bộ trưởng Bộ Công an, Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục quá cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đơn vị Bộ đội biên phòng, đơn vị Cảnh sát biển quản lý tuyến đường vận chuyển quá cảnh phải bố trí lực lượng, phương tiện kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo việc vận chuyển quá cảnh theo đúng tuyến đường và nội dung ghi trong giấy phép. Trường hợp hàng vận chuyển quá cảnh có số lượng lớn hoặc trường hợp cần thiết khác, cơ quan cấp giấy phép được yêu cầu lực lượng Cảnh sát nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan tổ chức việc áp tải hàng vận chuyển quá cảnh ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
3. Trong quá trình vận chuyển quá cảnh, hàng quá cảnh phải được đóng gói, niêm phong; trên bao bì ghi rõ nơi xuất khẩu, nhập khẩu, tên gọi, số lượng, nồng độ, hàm lượng (nếu có), ngày đóng gói và phải có hồ sơ kèm theo.
2. Khi hàng vận chuyển quá cảnh ra khỏi địa bàn quản lý của mình, các cơ quan, đơn vị hữu quan được giao kiểm soát vận chuyển quá cảnh có trách nhiệm trao đổi thông tin, tình hình cho các cơ quan, đơn vị hữu quan nơi hàng vận chuyển quá cảnh sẽ đi qua để tiếp tục kiểm soát chặt chẽ.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Nghị định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Bộ trưởng Bộ Tài chính trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị định này.
Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Thông tư liên ngành 05/TTLN năm 1995 hướng dẫn áp dụng pháp luật đối với các hành vi buôn bán trái phép, vận chuyển trái phép chất ma tuý qua biên giới do Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2Quyết định 939/BYT-QĐ năm 1995 về Quy chế quản lý thuốc gây nghiện và danh mục thuốc gây nghiện do Bộ Trưởng Bộ Y Tế ban hành
- 3Thông tư liên tịch 05/TTLN năm 1995 hướng dẫn áp dụng pháp luật đối với các hành vi buôn bán trái phép, vận chuyển trái phép chất ma tuý qua biên giới do Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ - Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 4Chỉ thị 02/1999/CT-BYT về tăng cường quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Thông tư 17/2015/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 15/2014/TT-BGTVT hướng dẫn về tuyến đường vận chuyển quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Công văn 3251/VPCP-KGVX năm 2018 về thông tin báo nêu về mua bán cần sa công khai trên mạng do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 73/2020/NĐ-CP quy định về việc kiểm soát xuất nhập cảnh đối với người đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh ra, vào lãnh thổ Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh
- 8Nghị định 105/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống ma túy
- 1Thông tư liên ngành 05/TTLN năm 1995 hướng dẫn áp dụng pháp luật đối với các hành vi buôn bán trái phép, vận chuyển trái phép chất ma tuý qua biên giới do Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2Quyết định 939/BYT-QĐ năm 1995 về Quy chế quản lý thuốc gây nghiện và danh mục thuốc gây nghiện do Bộ Trưởng Bộ Y Tế ban hành
- 3Thông tư liên tịch 05/TTLN năm 1995 hướng dẫn áp dụng pháp luật đối với các hành vi buôn bán trái phép, vận chuyển trái phép chất ma tuý qua biên giới do Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ - Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 4Luật Phòng, chống ma túy 2000
- 5Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 6Chỉ thị 02/1999/CT-BYT về tăng cường quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 7Thông tư 17/2015/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 15/2014/TT-BGTVT hướng dẫn về tuyến đường vận chuyển quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8Công văn 3251/VPCP-KGVX năm 2018 về thông tin báo nêu về mua bán cần sa công khai trên mạng do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Nghị định 73/2020/NĐ-CP quy định về việc kiểm soát xuất nhập cảnh đối với người đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh ra, vào lãnh thổ Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh
Nghị định 58/2003/NĐ-CP quy định về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần
- Số hiệu: 58/2003/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 29/05/2003
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: 21/06/2003
- Số công báo: Số 58
- Ngày hiệu lực: 06/07/2003
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2022
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực