Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:2641/2009/QĐ-UBND | Việt Trì, ngày 10 tháng 9 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐI HỌC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyêt định số 874/TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức Nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 51/2008/TT-BTC ngày 16/6/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 187/2009/NQ- HĐND ngày 24/7/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy định mức hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức đi học và mức ưu đãi thu hút người có trình độ cao về tỉnh công tác.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này Quy định mức hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức đi học.
Điều 2: Quyết định có hiệu lực từ ngày 01/7/2009 và thay thế Quyết định số 4466/2002/QĐ- UB ngày 18/12/2002 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định chế độ đối với các bộ đi học.
Điều 3: :Quyết định có hiệu lực từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh , Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban , ngành, Chủ tịch UBND các huyên, thành, thị và các cơ quan liên quan căn cứ Quyết định thực hiện.
| TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
MỨC HỖ TRỢ CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐI HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2641/2009/QĐ-HĐND Ngày 10/9/2009 của UBND tỉnh Phú Thọ)
ChươngI
ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, HÌNH THỨC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
Điều 1. Quy định đối tượng, hình thức học:
- Cấp tỉnh, huyện: Cán bộ do bầu cử, công chức hành chính nhà nước, viên chức sự nghiệp; cán bộ, công chức chuyên môn, nghiệp vụ cơ quan Đảng, đoàn thể.
- Cấp xã: Cán bộ thuộc các chức danh quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ, cán bộ không chuyên trách, cán bộ dự nguồn các chức danh cán bộ chuyên trách.
Các đối tượng trên được cơ quan có thẩm quyền cử đi học các lớp ngắn hạn (3 tháng trở xuống) hoặc dài hạn (trên 3 tháng) với các hình thức: Đào tạo,bồi dưỡng tập trung, không tập trung, đào tạo sau đại học tại các Học viện, các trường đại học, các trường quản lý ngành của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các trường của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh giao kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng… Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng khác do Tỉnh ủy , UBND tỉnh cử đi học.
Chương II
MỨC HỖ TRỢ, THẨM QUYỀN CƯ ĐI HỌC VÀ THỜI GIAN PHỤC VỤ SAU ĐÀO TẠO
Điều 2. Mức hỗ trợ chung: Cán bộ, công chức, viên chức quy định tại điều 1 được hưởng:
- Nguyên lương và các khoản phụ cấp theo lương theo quy định hiện hành.
- Được hỗ trợ tiền mua giáo trình học tập, tiền học phí, tiền đi thực tế theo mức quy định của trường.
- Tiền tàu, xe cho lượt đi về:
+ Các lớp ngắn hạn 1 lần.
+ Các lớp dài hạn không tập trung, tại chức mỗi đợt 1 lần.
+ Các lớp dài hạn tập trung 3 tháng 1 lần.
+ Đối tượng đi học thành phố Hồ Chí Minh nếu đi bằng máy bay do Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh hoặc Chủ tịch UBND tỉnh quy định cụ thể tại Quyết định cử đi học.
Điều 3. Cán bộ, công chức,viên chức quy định tại Điều 1 được cơ quan quản lý trực tiếp và Tỉnh ủy,Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định cử đi học sau đại học, ngoài mức hỗ trợ chung được quy định tại Điều 2, còn được hưởng các khoản hỗ trợ sau:
- Hỗ trợ tiền làm và bảo vệ luận án tốt nghiệp:
+ Tiến sỹ khoa học: 30 triệu đồng.
+ Tiến sỹ, Bác sỹ chuyên khoa II, Dược sỹ chuyên khoa II: 20 triệu đồng.
+ Tiến sỹ, Bác sỹ chuyên khoa I, Dược sỹ chuyên khoa I: 15 triệu đồng.
- Khi được cấp bằng hoặc được phong học hàm, học vị được hưởng chế độ ưu đãi 1 lần:
+ Giáo sư, Tiến sỹ khoa học: 30 triệu đồng.
+ Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ chuyên khoa II, Dược sỹ chuyên khoa II: 25 triệu đồng.
+ Thạc sỹ, Bác sỹ chuyên khoa I, Dược sỹ chuyên khoa I: 15 triệu đồng.
Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo quy định tại điều này ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% đối với cán bộ công chức. Viên chức các đơn vị sự nghiệp được ngân sách tỉnh hỗ trợ 50%, ngân sách sự nghiệp hỗ trợ 50%.
Điều 4. Đối với cán bộ nữ đi học: Ngoài chế độ hỗ trợ trên còn được hưởng thêm các khoản trợ cấp sau:
- Tiền trợ cấp:
+ Đi học ngắn hạn: 200.000đ/tháng.
+ Đi học dài hạn: 100.000đ/tháng.
- Tiền tàu, xe lượt đi và về cho cán bộ nữ có gia đình riêng: các lớp ngắn hạn 1 tháng 1 lần.
- Tiền gửi trẻ cho cán bộ nữ đi học có con nhỏ dưới 24 tháng tuổi:
+ 00.000đ/tháng đối với các trường trong tỉnh.
+ 500.00đ/tháng đối với các trường ngoài tỉnh.
Điều 5. Thẩm quyền cử cán bộ công chức, viên chức đi học và phân công trách nhiệm:
1.Thẩm quyền:
- Thường trực Tỉnh ủy quyết định cử đi học đối với bán bộ, công chức, viên chức thuộc diện Ban thường vụ quản lý cán bộ, công chức các cơ quan thuộc khối Đảng, đoàn thể, MTTQ.
- Chủ tịch UBND quyết định cử đi học đối với các trường hợp còn lại.
2. Phân công trách nhiệm: Hàng năm, các cơ quan đơn vị lập danh sách cán bộ, công chức, viên chức đi học gửi:
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy (cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện Ban thường vụ Tỉnh ủy quản lý và cán bộ, công chức thuộc khối Đảng, đoàn thể) để tổng hợp trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định.
Quyết định của Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh là căn cứ để cán bộ, công chức, viên chức hưởng chế độ hỗ trợ kinh phí đào tạo.
Điều 6. Thời gian phục vụ sau đào tạo: Đối tượng được cử đi học theo điều 1 nếu có nguyện vọng xin chuyển công tác đến nơi khác không thuộc tỉnh quản lý biên chế quỹ tiền lương, phải có thời gian công tác sau đò tạo tối thiểu 10 năm phải được sự đồng ý của Thường trực Tỉnh ủy (nếu thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý), của Chủ tịch UBND tỉnh (nếu thuộc diện UBND tỉnh quản lý). Nếu chưa đủ thời gian công tác quy định trên phải hoàn lại kinh phí đào tạo đã được hỗ trợ theo quy định.
Chương III
CHẾ ĐỘ CẤP PHÁT KINH PHÍ
Điều 7.
- Các cơ quan, đơn vị: Hàng năm căn cứ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, dự trù mức kinh phí hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức đi học quy định tại Điều 2 và Điều 4 gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định. Chịu trách nhiệm chi trả và thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng đi học theo quy định tại Điều 2 và Điều 4.
- Các ngành hưởng ngân sách sự nghiệp: Hàng năm căn cứ số cán bộ, viên chức các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành mình quản lý được cấp có thẩm quyền cử đi học, lập dự toán hỗ trợ kinh phí đào tạo quy định tại Điều 3, mức hỗ trợ 50%, gửi Sở tài chính thẩm định rình UBND tỉnh quyết định. Chịu trách nhiệm chi trả và thanh, quyết toán inh phí hỗ trợ cho các đối tượng đi học quy định tại Điều 3.
- Sở Nội vụ: Hàng năm tổng hợp danh sách và thẩm định số cán bộ, công chức, viên chức đi học trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định; dự trù mức kinh phí quy định tại Điều 3 theo từng đối tượng gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch phân bổ ngân sách trình HĐND tỉnh quyết định. Chịu trách nhiệm chi trả và thanh, quyết toán inh phí hỗ trợ cho các đối tượng đi học quy định tại Điều 3.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 8. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh các đơn vị phản ánh về Sở Nội vụ để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét điều chỉnh bổ sung cho phù hợp.
- 1Quyết định 29/2011/QĐ-UBND Quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo đối với cán bộ, công chức, viên chức đi học và thu hút những người tình nguyện đến Lai Châu công tác
- 2Quyết định 93/2005/QĐ-UB quy định chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức đi học và thu hút người có trình độ cao do tỉnh Gia Lai ban hành
- 3Quyết định 15/2009/QĐ-UBND quy định chế độ trợ cấp và tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức đi học trong nước do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 4Quyết định 892/QĐ-UBND năm 2010 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành đến ngày 31/12/2009 đã hết hiệu lực pháp luật
- 5Quyết định 4466/2002/QĐ-UB về chế độ với cán bộ đi học do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 6Quyết định 416/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hết hiệu lực toàn bộ và một phần năm 2016
- 1Quyết định 892/QĐ-UBND năm 2010 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành đến ngày 31/12/2009 đã hết hiệu lực pháp luật
- 2Quyết định 4466/2002/QĐ-UB về chế độ với cán bộ đi học do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 3Quyết định 416/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ hết hiệu lực toàn bộ và một phần năm 2016
- 1Quyết định 874-TTg năm 1996 về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 121/2003/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Thông tư 51/2008/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 29/2011/QĐ-UBND Quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo đối với cán bộ, công chức, viên chức đi học và thu hút những người tình nguyện đến Lai Châu công tác
- 6Quyết định 93/2005/QĐ-UB quy định chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức đi học và thu hút người có trình độ cao do tỉnh Gia Lai ban hành
- 7Quyết định 15/2009/QĐ-UBND quy định chế độ trợ cấp và tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức đi học trong nước do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 8Nghị quyết 187/2009/NQ-HĐND về Quy định mức hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức đi học và mức ưu đãi thu hút người có trình độ cao về tỉnh công tác tỉnh Phú Thọ
Quyết định 2641/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định mức hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức đi học do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành
- Số hiệu: 2641/2009/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/09/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ
- Người ký: Nguyễn Doãn Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra