Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2634/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 28 tháng 8 năm 2014 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 10/1995/NĐ-CP ngày 23/01/1995 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường;
Căn cứ Nghị định số 27/2008/NĐ-CP ngày 13/3/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/1995/NĐ-CP ngày 23/01/1995 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường;
Căn cứ Chỉ thị số 14/CT-BCT ngày 04/9/2012 của Bộ Công Thương về thực hiện một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của công chức Quản lý thị trường;
Căn cứ Chỉ thị số 23/CT-BCT ngày 21/10/2013 của Bộ Công Thương về thực hiện một số giải pháp cấp bách nâng cao hiệu quả công tác Quản lý thị trường;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 2346/TTr-SCT ngày 13/8/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án: “Nâng cao chất lượng hoạt động công vụ lực lượng Quản lý thị trường Đồng Nai giai đoạn 2014 - 2016 và định hướng đến năm 2020”, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung:
Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động công vụ của công chức, trong đó chú trọng nâng cao ý thức trách nhiệm, chấn chỉnh tác phong, thái độ ứng xử, phương pháp làm việc, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ công chức Chi cục QLTT Đồng Nai. Từ đó, tạo ra bước chuyển biến rõ nét về chất nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, tạo dựng được hình ảnh thân thiện và sự tin tưởng của xã hội đối với lực lượng Quản lý thị trường.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Tạo sự chuyển biến về nhận thức, ý chí tự lực tự cường của công chức trong việc ngăn chặn và đẩy lùi những biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức lối sống, chủ quan thiếu ý chí phấn đấu vươn lên.
- Khắc phục, chấn chỉnh những khuyết điểm còn tồn tại; nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm và trình độ năng lực của công chức trong thực thi công vụ. Gắn việc thực thi công vụ của công chức với cải cách thủ tục hành chính, công tác tổ chức xây dựng lực lượng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan và của công chức trong lực lượng Quản lý thị trường Đồng Nai khi thi hành công vụ, đảm bảo thực hiện tốt các quy định của pháp luật, nội quy quy chế của ngành, đơn vị.
- Thực hiện việc bổ nhiệm đủ lãnh đạo cấp Phó của các Phòng, Đội để tăng hiệu quả công tác điều hành tại các Phòng, Đội.
- Tạo điều kiện để các công chức chưa đủ chuẩn tiếp tục được đào tạo.
- Trang bị các thiết bị kiểm tra nhanh phục vụ công tác kiểm tra trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, thiết bị phân tích trong kiểm tra xăng dầu. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của Chi cục, từng bước hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện để hoạt động công vụ đạt hiệu quả cao.
- Hoàn thiện và đưa vào sử dụng trụ sở làm việc Đội Quản lý thị trường số 4 huyện Long Thành.
- Thực hiện nghiêm công tác cải cách hành chính, áp dụng các phần mềm quản lý công vụ, quản lý chất lượng trong hoạt động của toàn Chi cục.
- Đảm bảo 100% công chức đạt chuẩn các chức danh theo quy định. Kiện toàn cơ cấu tổ chức lãnh đạo cấp Phòng, Đội QLTT để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tổ chức điều hành tại các đơn vị cơ sở.
- Tranh thủ sự ủng hộ của các cấp, các ngành để thực hiện trang bị đầy đủ trang thiết bị và phương tiện nhằm nâng cao khả năng kiểm tra kiểm soát; chủ động thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Đối tượng và nội dung thực hiện Đề án:
Áp dụng đối với lực lượng Quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
3. Kinh phí thực hiện:
- Kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách Nhà nước cấp bao gồm: Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, kinh phí đầu tư trang thiết bị, phương tiện, xây dựng sửa chữa trụ sở làm việc và kinh phí trợ cấp thôi việc, nghỉ việc.
- Sau khi Đề án được phê duyệt, căn cứ vào ngân sách thực tế được cấp hàng năm Chi cục Quản lý thị trường xây dựng kế hoạch thực hiện cũng như xây dựng kế hoạch kinh phí thực hiện tương ứng với lộ trình của Đề án.
4. Các giải pháp thực hiện:
- Nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Nâng cao công tác tổ chức - xây dựng lực lượng, nhất là trong công tác tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển, điều động, bố trí, thực hiện chính sách cán bộ.
- Nâng cao hiệu quả về thực thi công vụ, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, các hành vi nhũng nhiễu.
- Cải cách thủ tục hành chính theo hướng hợp lý, khoa học, giảm khâu trung gian không cần thiết.
- Đối với việc nâng cao công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành công vụ của công chức, chú trọng nhân rộng điển hình tiên tiến, kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý những công chức có biểu hiện tiêu cực.
Điều 2. Tổ chức thực hiện đề án
1. Sở Công Thương: Là cơ quan chủ quản có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Đề án của Chi cục Quản lý thị trường đúng theo lộ trình của Đề án.
2. Sở Tài chính: Có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương xem xét thẩm định dự toán và cân đối nguồn ngân sách để cấp kinh phí cho đơn vị thực hiện và tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, quyết toán kinh phí theo đúng Luật Ngân sách Nhà nước.
3. Sở Nội vụ: Phối hợp với Sở Công Thương trong việc thực hiện bổ sung biên chế cho lực lượng Quản lý thị trường giai đoạn 2014 - 2020 đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu Đề án.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn ngân sách để xây dựng trụ sở nhà làm việc của Đội Quản lý thị trường số 4 - huyện Long Thành.
5. Báo Đồng Nai, Báo Lao động Đồng Nai, Đài Phát thanh Truyền hình Đồng Nai: Phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường tuyên truyền pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh và ý nghĩa của việc phòng chống hàng giả bảo vệ người tiêu dùng cũng như lợi ích hợp pháp của thương nhân.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa: Phân công trách nhiệm cho các đơn vị có liên quan ở địa phương phối hợp với Quản lý thị trường triển khai thực hiện Đề án.
7. Chi cục Quản lý thị trường: Có trách nhiệm tổ chức xây dựng các kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung của Đề án; định kỳ 06 tháng và năm báo cáo UBND tỉnh, Sở Công Thương, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tình hình thực hiện Đề án trong năm.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Nội vụ; Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Đồng Nai và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2014 - 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2634/QĐ-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2014 của UBND tỉnh Đồng Nai)
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005;
- Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2005;
- Luật Cán bộ, công chức năm 2008;
- Luật Bồi thường trách nhiệm của Nhà nước năm 2009;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2007;
- Nghị định số 10/1995/NĐ-CP ngày 23/01/1995 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường;
- Nghị định số 27/2008/NĐ-CP ngày 13/3/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/1995/NĐ-CP ngày 23/01/1995 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường;
- Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan Nhà nước;
- Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan Nhà nước;
- Chỉ thị số 14/CT-BCT ngày 04/9/2012 của Bộ Công Thương về thực hiện một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của công chức Quản lý thị trường;
- Chỉ thị số 23/CT-BCT ngày 21/10/2013 của Bộ Công Thương về thực hiện một số giải pháp cấp bách nâng cao hiệu quả công tác Quản lý thị trường;
- Quyết định số 20/2008/QĐ-BCT ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Bộ Công Thương về việc ban hành Quy chế kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường;
- Quyết định số 2861/2008/QĐ-TTCP ngày 22/12/2008 của Tổng Thanh tra Nhà nước ban hành Quy chế giám sát, kiểm tra hoạt động Đoàn thanh tra.
II. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH ĐỀ ÁN
1. Khái quát đặc điểm, nội dung và tính chất hoạt động của Chi cục Quản lý thị trường
a) Hoạt động của Chi cục Quản lý thị trường (QLTT):
- Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động thương mại; công nghiệp trên địa bàn tỉnh; thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thương mại. Kiểm tra và dự báo tình hình giá cả của thị trường ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên nền kinh tế trên địa bàn tỉnh.
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật thương mại, kiến nghị UBND tỉnh các biện pháp bảo đảm việc thi hành pháp luật thương mại và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác QLTT.
- Tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền các đơn thư, khiếu nại tố cáo về hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của các Đội và các hành vi phạm pháp luật của cán bộ công chức QLTT.
- Thường trực giúp Giám đốc Sở Công Thương chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa các ngành, các cấp ở địa phương đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, chống sản xuất và buôn bán hàng giả, kém chất lượng và các hoạt động kinh doanh trái phép khác.
- Tổng hợp tình hình thực thi pháp luật trên thị trường và hoạt động kiểm tra kiểm soát thị trường tại địa phương, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
- Quản lý và thực hiện các chế độ chính sách đối với công chức của Chi cục theo sự phân cấp quản lý cán bộ, công chức, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho Kiểm soát viên, quản lý tài chính tài sản, ấn chỉ, biên lai được giao theo quy định, xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo các điều kiện làm việc cần thiết cho hoạt động của toàn Chi cục và quản lý quỹ chống các hành vi kinh doanh trái pháp luật của lực lượng QLTT tại địa phương.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
b) Đối tượng, phạm vi, tính chất hoạt động của Chi cục QLTT:
- Đối tượng: Các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại - dịch vụ và công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Phạm vi: Địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Tính chất hoạt động: Hoạt động của Quản lý thị trường thường xuyên liên tục.
c) Cơ chế hoạt động của Chi cục QLTT:
- Chi cục QLTT làm việc theo chế độ Thủ trưởng, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Công Thương về tổ chức, biên chế và hoạt động chuyên môn, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ Cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương.
- Chi cục QLTT có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, dự toán cấp 2.
2. Thực trạng của lực lượng Quản lý thị trường Đồng Nai
a) Cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức của Quản lý thị trường Đồng Nai gồm Ban lãnh đạo Chi cục, 03 phòng chức năng là Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Nghiệp vụ tổng hợp, Phòng Kiểm tra và 13 Đội QLTT quản lý trên địa bàn các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa.
b) Số lượng, chất lượng, cán bộ, công chức:
Tổng biên chế hiện được giao tính đến thời điểm xây dựng Đề án là 141 người.
Tổng biên chế hiện có là 140 người (137 công chức và 03 hợp đồng theo Nghị định 68).
Trong đó:
* Trình độ văn hóa:
- Tốt nghiệp phổ thông trung học: 140 người chiếm 99,3%.
- Chưa có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học: 01 công chức chiếm 0,7% (đang chờ thông báo nghỉ hưu).
* Trình độ chuyên môn:
- Cử nhân: 114 người (80,8%).
- Cao đẳng: 12 người (8,7%).
- Trung cấp: 09 người (6,3%).
- Chưa qua đào tạo: 05 người (3,5%).
* Trình độ lý luận chính trị:
- Cao cấp: 25 người (18,2%).
- Trung cấp: 04 người (2,8%).
- Chưa qua đào tạo: 111 người (79%).
* Trình độ quản lý Nhà nước:
- Chuyên viên chính: 17 người (12,6%).
- Chuyên viên và tương đương: 89 người (62,3%).
- Chưa qua đào tạo: 34 người (25,1%).
* Về độ tuổi:
- Từ 30 tuổi trở xuống: 12 người (8,4%) gồm 07 nam và 05 nữ.
- Từ 31 đến 40 tuổi: 42 người (29,5%) gồm 34 nam và 08 nữ.
- Từ 41 đến 50 tuổi: 40 người (28,7%) gồm 38 nam và 02 nữ.
- Từ 51 đến 54 tuổi: 33 người (23,3%) gồm 30 nam và 03 nữ.
- Từ 55 đến 59 tuổi: 13 người (9,2% ) gồm 13 nam.
3. Sự cần thiết ban hành Đề án
Trong những năm qua, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương, Sở Công Thương; lực lượng QLTT Đồng Nai đã chủ động tích cực tăng cường công tác kiểm tra ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi sản xuất kinh doanh, hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, hàng lậu và gian lận thương mại. Song song đó, Chi cục cũng đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền pháp luật, vận động các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp nâng cao đạo đức kinh doanh, thực hiện đúng các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Với những thành tích nêu trên, nhiều tập thể, cá nhân của Chi cục QLTT Đồng Nai đã được biểu dương khen thưởng.
Bên cạnh những thành tích đạt được lực lượng Quản lý thị trường Đồng Nai vẫn còn những khó khăn hạn chế như:
a) Trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống:
Trong quá trình kiểm tra kiểm soát thị trường vẫn còn dư luận phản ánh tình trạng một số công chức có biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực gây phiền hà; ý thức trách nhiệm, trình độ năng lực còn thấp cho thấy thiếu sự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của một số công chức trong thực thi nhiệm vụ. Lãnh đạo Chi cục chưa nắm bắt hết các diễn biến tâm lý, các biểu hiện sai lệch về tư tưởng, đạo đức, lối sống của công chức để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ công chức vượt qua những khó khăn vướng mắc, đứng vững trước những cám dỗ vật chất, những thủ đoạn lôi kéo, dụ dỗ của các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật.
b) Trong công tác tổ chức, xây dựng lực lượng:
- Công chức trẻ có độ tuổi dưới 30 quá thấp (7%), công chức chưa qua đào tạo quản lý Nhà nước còn nhiều (25,1%) và công chức chưa qua đào tạo lý luận chính trị còn quá nhiều (78,3%).
- Việc bố trí công chức được căn cứ theo chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo và theo yêu cầu công tác. Tuy nhiên, công tác đánh giá về hiệu quả trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao chưa đi sâu phân tích năng lực sở trường, nhận thức và vai trò trách nhiệm khi thi hành công vụ để giúp công chức có định hướng khắc phục yếu kém.
- Việc chuyển đổi vị trí công tác theo Nghị định 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ được Chi cục thực hiện nghiêm. Nhưng việc quy định đối tượng chuyển đổi có thời gian công tác liên tục tại một vị trí là 03 năm là khoảng thời gian tương đối dài nên bên cạnh đó cần có kế hoạch điều động cán bộ, công chức hợp lý; nhất là đối với các vị trí nhạy cảm dễ xảy ra tiêu cực để tránh gây dư luận không tốt làm ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị.
- Tính đến thời điểm xây dựng Đề án với 136.376 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh (số liệu thống kê từ Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư). Biên chế hiện có của Chi cục được phân bổ cho các Đội Quản lý thị trường trên địa bàn các huyện, thị xã Long Khánh chỉ từ 06 - 08 người. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn, Kiểm soát viên còn thường xuyên thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương trong công tác kiểm tra kiểm soát thị trường thông qua việc tham gia các đoàn liên ngành như: Đoàn kiểm tra liên ngành 389, đoàn kiểm tra thuế, lâm nghiệp, giá, phòng chống bệnh gia súc, gia cầm, đoàn VSATTP, văn hóa thông tin và các công tác khác như: Tổ chức xây dựng lực lượng, văn thư, lưu trữ, kế toán, tiếp dân, thủ kho, thủ quỹ, lái xe… tham gia công tác Đảng, đoàn thể, đi họp, tập huấn, hội nghị, đi học nghiệp vụ. Vì vậy, số lượng công chức thực tế hiện tại là quá ít; dự kiến đến năm 2020 Chi cục cần có 167 biên chế để đáp ứng nhu cầu công tác kiểm tra kiểm soát thị trường trên địa bàn toàn tỉnh Đồng Nai.
c) Trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn:
Hiện nay tình trạng sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm đang diễn biến phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Trong khi đó, lực lượng QLTT còn thiếu thông tin, trang thiết bị chuyên dùng phục vụ công tác kiểm tra kiểm soát trong lĩnh vực chống hàng giả, vệ sinh an toàn thực phẩm nên hiệu quả công tác QLTT còn hạn chế. Một bộ phận công chức có trình độ năng lực còn thấp. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa kiên quyết, thông tin tuyên truyền pháp luật chưa thường xuyên, kịp thời. Bên cạnh đó, công tác phối hợp còn thiếu chặt chẽ… nên hiệu quả chưa cao.
d) Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc:
- Đội QLTT số 4 - huyện Long Thành chưa có nơi làm việc phải thuê nhà dân làm trụ sở. Nhà làm việc các Đội QLTT xây đã lâu một số hạng mục đã xuống cấp cần duy tu sửa chữa. Mặt khác, còn 6/13 Đội chưa có xe ô tô phục vụ công tác phần nào đã hạn chế chất lượng thực thi công vụ của công chức.
- Xuất phát từ thực trạng nêu trên của Quản lý thị trường Đồng Nai, việc ban hành Đề án với mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động công vụ, đạo đức của công chức QLTT trong giai đoạn tới là yêu cầu cần thiết.
1. Mục tiêu chung
Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động công vụ của công chức, trong đó chú trọng nâng cao ý thức trách nhiệm, chấn chỉnh tác phong, thái độ ứng xử, phương pháp làm việc, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ công chức Chi cục QLTT Đồng Nai. Từ đó, tạo ra bước chuyển biến rõ nét về chất nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, tạo dựng được hình ảnh thân thiện và sự tin tưởng của xã hội đối với lực lượng QLTT. Trong công tác, các mục tiêu chính cần đạt được như sau:
- Nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Nâng cao công tác tổ chức - xây dựng lực lượng, nhất là trong công tác tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, thực hiện chế độ chính sách và tăng cường trang thiết bị phương tiện cải thiện điều kiện làm việc. Tổ chức cơ cấu mỗi Phòng, Đội có đủ 02 cấp Phó giúp việc để nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành tại các Phòng chuyên môn và các Đội QLTT.
- Nâng cao hiệu quả về thực thi công vụ, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, các hành vi nhũng nhiễu.
- Cải cách thủ tục hành chính theo hướng hợp lý, khoa học, giảm khâu trung gian không cần thiết; tăng cường trang thiết bị đáp ứng nhu cầu phục vụ công tác.
- Nâng cao công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thi hành công vụ của công chức, chú trọng nhân rộng điển hình tiên tiến, kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý những công chức có biểu hiện tiêu cực.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2014 - 2016:
- Tạo sự chuyển biến về nhận thức, ý chí tự lực tự cường của công chức trong việc ngăn chặn và đẩy lùi những biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức lối sống, chủ quan thiếu ý chí phấn đấu vươn lên.
- Khắc phục, chấn chỉnh những khuyết điểm còn tồn tại; nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm và trình độ năng lực của công chức trong thực thi công vụ. Gắn việc thực thi công vụ của công chức với cải cách thủ tục hành chính, công tác tổ chức xây dựng lực lượng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan và của công chức trong lực lượng QLTT Đồng Nai khi thi hành công vụ, đảm bảo thực hiện tốt các quy định của pháp luật, nội quy quy chế của ngành, đơn vị. Qua đó, góp phần phòng ngừa, đấu tranh và kiên quyết xử lý với các công chức có dấu hiệu, hành vi gây phiền hà, sách nhiễu, vi phạm pháp luật, tham nhũng trong khi thi hành công vụ.
- Thực hiện việc bổ nhiệm đủ lãnh đạo cấp Phó của các Phòng, Đội để tăng hiệu quả công tác điều hành tại các Phòng, Đội.
- Tạo điều kiện để các công chức chưa đủ chuẩn tiếp tục được đào tạo. Phấn đấu đến năm 2016 có 98% công chức đạt tiêu chuẩn nghiệp vụ và nâng số công chức có trình độ thạc sỹ là 04 người đạt 2,7%.
- Trang bị các thiết bị kiểm tra nhanh phục vụ công tác kiểm tra trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, thiết bị phân tích trong kiểm tra xăng dầu. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của Chi cục, từng bước hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện để hoạt động công vụ đạt hiệu quả cao.
- Hoàn thiện và đưa vào sử dụng trụ sở làm việc Đội Quản lý thị trường số 4 huyện Long Thành.
- Thực hiện nghiêm công tác cải cách hành chính, áp dụng các phần mềm quản lý công vụ, quản lý chất lượng trong hoạt động của toàn Chi cục.
b) Giai đoạn 2017 - 2020:
- Đảm bảo 100% công chức đạt chuẩn các chức danh theo quy định. Kiện toàn cơ cấu tổ chức lãnh đạo cấp Phòng, Đội QLTT để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tổ chức điều hành tại các đơn vị cơ sở.
- Tranh thủ sự ủng hộ của các cấp, các ngành để thực hiện trang bị đầy đủ trang thiết bị và phương tiện nhằm nâng cao khả năng kiểm tra kiểm soát; chủ động thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
1. Đối tượng và nội dung thực hiện Đề án
Áp dụng đối với lực lượng Quản lý thị trường trong tỉnh Đồng Nai.
2. Lộ trình thực hiện.
a) Giai đoạn 2014 - 2016:
- Xây dựng nội dung các chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng, tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh cho phù hợp với nhiệm vụ và tình hình thực tế, cụ thể hóa chuẩn mực đạo đức của công chức và đạo đức nghề nghiệp của lực lượng QLTT Đồng Nai.
- Tiến hành bổ nhiệm lãnh đạo cấp Phòng, Đội Quản lý thị trường. Thực hiện đào tạo khoảng 85 lượt công chức theo học các lớp quản lý Nhà nước, lý luận chính trị, nghiệp vụ quản lý thị trường và trình độ sau đại học.
- Thực hiện chuyển đổi vị trí công tác theo Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ, Nghị định số 150/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2007/NĐ-CP và luân chuyển điều động công chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp Phòng và các Đội đóng trên địa bàn các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa.
- Triển khai phần mềm quản lý nghiệp vụ trong công tác kiểm tra kiểm soát thị trường.
- Tuyển dụng thêm công chức sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Xây dựng và đưa vào áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008.
- Tiến hành sửa chữa nhà làm việc Đội Quản lý thị trường Cơ động, Đội số 2, số 3, số 8, số 9 và số 10.
- Xây dựng mới trụ sở làm việc Đội Quản lý thị trường số 4 - huyện Long Thành đảm bảo hoàn thiện và đưa vào sử dụng chậm nhất trong năm 2015.
- Hàng năm xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng chống tham nhũng, kế hoạch tuyển dụng sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, kế hoạch tập huấn nghiệp vụ QLTT, kế hoạch kiểm tra kiểm soát thị trường, kế hoạch phối hợp với các cơ quan trong công tác chuyên môn, các cơ quan báo, đài về công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật.
- Trang bị 03 thiết bị kiểm tra nhanh trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm cho các Đội còn thiếu và 06 bộ kiểm tra chỉ số Octan trong lĩnh vực kiểm tra xăng dầu.
- Trang bị 01 xe ô tô chuyên dụng cho Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại (389/ĐP), 01 xe ô tô 15 chỗ, 01 xe ô tô 07 chỗ và 04 xe ô tô bán tải cho văn phòng Chi cục và các Đội Quản lý thị trường cơ động, số 1, số 2, số 4, số 5.
b) Giai đoạn 2017 - 2020:
- Tiếp tục thực hiện công tác luân chuyển, điều động đối với công chức giữ chức vụ cấp Phòng, Đội và chuyển đổi vị trí công tác, điều động đối với công chức không giữ chức vụ nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và thực hiện công tác phòng chống tham nhũng.
- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, xây dựng kế hoạch tuyển dụng sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn trong đội ngũ công chức. Thực hiện đào tạo khoảng 49 lượt công chức theo học các lớp quản lý Nhà nước, lý luận chính trị, nghiệp vụ quản lý thị trường và trình độ sau đại học.
- Tiến hành sửa chữa nhà làm việc Đội Quản lý thị trường số 1, số 5, số 6, số 7 và văn phòng Chi cục.
- Bổ sung thêm 01 xe chuyên dụng cho Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại (389/ĐP), 06 xe ô tô bán tải cho các Đội Quản lý thị trường số 3, số 8, số 9, số 10, số 11, số 12 và 05 bộ kiểm tra chỉ số Octan phục vụ công tác trong lĩnh vực kiểm tra xăng dầu.
3. Kinh phí thực hiện
- Kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách Nhà nước cấp bao gồm: Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, kinh phí đầu tư trang thiết bị, phương tiện, xây dựng sửa chữa trụ sở làm việc và kinh phí trợ cấp thôi việc, nghỉ việc.
- Sau khi Đề án được phê duyệt, căn cứ vào ngân sách thực tế được cấp hàng năm Chi cục Quản lý thị trường xây dựng kế hoạch thực hiện cũng như xây dựng kế hoạch kinh phí thực hiện tương ứng với lộ trình của Đề án.
1. Nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, trình độ chuyên môn nghiệp vụ
a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo để thực hiện tốt công tác quản lý, giáo dục công chức; chủ động phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của công chức.
b) Thường xuyên thực hiện công tác tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI trong quá trình thực thi công vụ của mỗi công chức.
c) Tiếp tục thực hiện đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 03/CT-TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị và Quyết định số 272/TV ngày 24/7/2012 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về việc ban hành Quy chế nêu gương của cán bộ, Đảng viên, cán bộ chủ chốt ở các cấp, các ngành trong việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
d) Thực hiện tốt cuộc vận động trong toàn lực lượng QLTT với chủ đề “Rèn tác phong chính quy, luyện ứng xử văn hóa” theo Chỉ thị số 14/CT-BCT ngày 04/9/2012 của Bộ Công Thương về thực hiện một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của công chức Quản lý thị trường;
đ) Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể trong đơn vị tổ chức hiện các phong trào thi đua. Thông qua các phong trào để giáo dục cho đoàn viên, hội viên thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn tăng thêm sự đoàn kết, tạo sự tương thân tương ái giúp đỡ nhau trong công tác và cuộc sống.
e) Công tác đào tạo công chức được căn cứ vào quy hoạch, tiêu chuẩn chức danh và nhu cầu bố trí, sử dụng công chức của Chi cục. Xem xét đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý Nhà nước cho các công chức đang ở độ tuổi dưới 40, có điều kiện và khả năng phát triển. Đối với công chức chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ trong thời gian từ nay đến hết năm 2016 phải thực hiện việc chuẩn hóa trình độ theo quy định. Nếu không đáp ứng được yêu cầu thì kiên quyết xử lý theo Luật Cán bộ, công chức và các văn bản khác có liên quan. Phấn đấu đến năm 2020 có 100% công chức đạt tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn.
2. Nâng cao công tác tổ chức - xây dựng lực lượng, nhất là trong công tác tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển, điều động, bố trí, thực hiện chính sách cán bộ
a) Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ theo phương châm “Động” và “Mở”. Định kỳ, rà soát, đưa ra khỏi quy hoạch những công chức không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện; bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới đảm bảo nguồn công chức lãnh đạo cấp Phòng, cấp Đội và cấp lãnh đạo Chi cục mang tính liên tục, kế thừa, phát triển, chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ.
b) Hàng năm, xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng và kế hoạch thực hiện điều động, thay đổi địa bàn công tác của công chức giữ chức danh lãnh đạo của các Phòng, Đội. Không để cán bộ chủ chốt giữ 02 nhiệm kỳ liên tiếp tại một vị trí, địa bàn nhằm khắc phục tâm lý chủ quan, thỏa mãn dẫn đến bảo thủ, độc đoán.
c) Xây dựng kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác hàng năm theo quy định tại Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức. Nghị định số 150/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2007/NĐ-CP; nhằm ngăn ngừa, phòng chống tham nhũng, hạn chế tiêu cực đồng thời phát huy năng lực của công chức ở vị trí mới.
d) Thực hiện có hiệu quả việc đánh giá, xếp loại công chức hàng năm. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách cán bộ, công chức.
đ) Thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện. Đồng thời, làm cơ sở để Chi cục và cơ quan có thẩm quyền xem xét đánh giá bố trí, sử dụng công chức.
e) Bổ sung biên chế sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
3. Nâng cao hiệu quả về thực thi công vụ, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, các hành vi nhũng nhiễu
a) Nâng cao hiệu quả về thực thi công vụ:
- Thực hiện nghiêm quy trình kiểm tra, kiểm soát thị trường theo quy định tại Thông tư số 09/2013/TT-BCT ngày 02/5/2013 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động kiểm tra và xử phạt hành chính của QLTT, kiên quyết xử lý các công chức có sai phạm trong quá trình kiểm tra, kiểm soát thị trường.
- Thực hiện nghiêm quy định về quản lý địa bàn theo Thông tư số 24/2009/TT-BCT ngày 24/8/2009 của Bộ Công Thương tránh chồng chéo trong công tác kiểm tra kiểm soát.
- Đẩy mạnh nâng cao năng lực, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát, thanh tra công vụ, nghiệp vụ nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm.
- Tăng cường công tác nắm bắt thị trường, địa bàn, mỗi công chức phải nắm được địa bàn, đối tượng, số lượng cơ sở kinh doanh trên địa bàn được phân công, có các biện pháp nghiệp vụ hiệu quả, kịp thời đấu tranh chống hành vi sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ rõ ràng, tập trung mọi nguồn lực để triển khai thực hiện và hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng các đề án, phương án, kế hoạch do UBND tỉnh, Sở Công Thương và Chi cục ban hành.
- Phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan báo, đài, Ban Quản lý các chợ thực hiện công tác tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng các quy định pháp luật trong sản xuất kinh doanh nhất là các quy định đối với việc sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng thông qua các bản tin, bản cam kết, tổ chức bố trí các tủ trưng bày hàng thật - hàng giả tại các chợ truyền thống để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong việc bảo vệ quyền lợi của mình cũng như trách nhiệm của người kinh doanh đối pháp luật, đối với cộng đồng.
- Tăng cường công tác trinh sát, xây dựng tốt mạng lưới nhân sự đủ chất và lượng nhằm phát hiện những vụ việc sai phạm có quy mô lớn. Đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp, các ngành chức năng để thu thập thông tin các sản phẩm đã đăng ký bảo hộ để phân biệt hàng thật, hàng giả phục vụ cho công tác kiểm tra xử lý.
- Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát thị trường có chọn lọc, trọng tâm, trọng điểm, không làm ảnh hưởng đến việc lưu thông hàng hóa và hoạt động kinh doanh hợp pháp của thương nhân.
- Tăng cường phối hợp giữa các ngành chức năng, địa phương, các huyện, thị xã và thành phố trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại góp phần bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng trong công tác thanh, kiểm tra và nắm bắt tình hình cung cầu hàng hóa nhằm chủ động trong việc nắm bắt tình hình thị trường, không để tình trạng đầu cơ găm hàng, đưa tin thất thiệt, tăng giá cao trái pháp luật trên địa bàn tỉnh, tạo niềm tin cho nhân dân và nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước theo từng ngành, từng lĩnh vực.
- Tham mưu cho lãnh đạo Sở Công Thương kịp thời kiến nghị chính sách, pháp luật nói chung về công tác kiểm tra kiểm soát thị trường, công tác phối hợp và việc trang bị phương tiện để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát, nhất là các thiết bị kiểm tra ban đầu trong lĩnh vực như xăng dầu và vệ sinh an toàn thực phẩm.
b) Phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, các hành vi nhũng nhiễu:
- Triển khai kịp thời đến Đảng viên, công chức các văn bản quy phạm pháp luật mới của Nhà nước, của ngành và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
- Thường xuyên giáo dục, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, thực hiện lối sống trong sạch, lành mạnh. Tổ chức học tập, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức lối sống, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực.
- Nâng cao trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu, từ đó xác định rõ trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công, có biện pháp chỉ đạo, theo dõi thực hiện đạt hiệu quả.
- Kiên quyết xử lý nghiêm các công chức vi phạm các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật Cán bộ, công chức và các quy định của pháp luật, của ngành trong hoạt động thực thi công vụ.
4. Cải cách thủ tục hành chính theo hướng hợp lý, khoa học, giảm khâu trung gian không cần thiết
a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện kế hoạch đã xây dựng về công khai minh bạch cơ chế, chính sách, quy trình, quy chế, thủ tục và hoạt động của Chi cục đến Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.
b) Không ngừng thực hiện cải cách hành chính, thực hiện rút ngắn thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo; tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân và các tổ chức kinh doanh thuộc chức năng, nhiệm vụ của Chi cục.
c) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết các thủ tục hành chính thông qua hệ thống văn phòng điện tử trong công tác quản lý văn bản, chia sẻ thông tin. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong công tác giám sát, chỉ đạo điều hành.
d) Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, cải tiến lề lối làm việc khoa học. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, đặc biệt là kế hoạch của Trung ương, Tỉnh ủy, Đảng ủy Sở Công Thương trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
5. Đối với việc nâng cao công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành công vụ của công chức, chú trọng nhân rộng điển hình tiên tiến, kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý những công chức có biểu hiện tiêu cực
a) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với công chức trong việc thực thi công vụ, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống của công chức và kiên quyết xử lý đối với công chức có vi phạm. Thực hiện nghiêm và tổ chức giám sát việc thực hiện quy tắc, chuẩn mực ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa công sở, kỷ luật của ngành và các quy định về trách nhiệm của công chức.
b) Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra công vụ về việc chấp hành pháp luật trong khi thi hành công vụ của công chức Quản lý thị trường như đồng phục, trang phục, quy trình kiểm tra kiểm soát nhằm kịp thời chấn chỉnh, kiên quyết xử lý các công chức có sai phạm sau khi xác minh và có căn cứ xác định công chức có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực đúng theo dư luận phản ánh.
c) Lập kế hoạch và tiến hành thực hiện việc khảo sát lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp đối với công chức QLTT bao gồm công chức làm công tác tham mưu xử lý và công chức trực tiếp kiểm tra.
d) Tổ chức kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kiểm tra kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của các Đội QLTT trong tỉnh theo định kỳ và đột xuất, luôn giữ mối liên hệ chặt chẽ với Chi ủy, Đảng ủy cơ sở và các cơ quan, ban, ngành, toàn thể công chức thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ công dân nơi cư trú, vận động Nhân dân, gia đình và xây dựng khu phố văn hóa, gia đình văn hóa. Toàn thể công chức tham gia xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ở đơn vị công tác cũng như ở địa phương nơi Đảng viên cư trú.
đ) Tổ chức tiếp công dân theo quy định. Tiếp nhận, xử lý đơn thư, phản ánh và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.
f) Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng để kịp thời động viên các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, chiến công lớn; Trên cơ sở kết quả thi đua hàng năm, các đợt thi đua được phát động trong năm kịp thời tổ chức biểu dương khen thưởng, nhân rộng điển hình tiên tiến trong toàn Chi cục.
1. Sở Công Thương
- Là cơ quan chủ quản có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Đề án của Chi cục Quản lý thị trường đúng theo lộ trình của Đề án.
2. Sở Tài chính
- Có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương xem xét thẩm định dự toán và cân đối nguồn ngân sách để cấp kinh phí cho đơn vị thực hiện và tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, quyết toán kinh phí theo đúng Luật Ngân sách Nhà nước.
3. Sở Nội vụ
- Phối hợp với Sở Công Thương trong việc thực hiện bổ sung biên chế cho lực lượng Quản lý thị trường giai đoạn 2014 - 2020 đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu Đề án.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn ngân sách để xây dựng trụ sở nhà làm việc của Đội Quản lý thị trường số 4 - huyện Long Thành
5. Báo Đồng Nai, Báo Lao động Đồng Nai, Đài Phát thanh Truyền hình Đồng Nai
- Phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường tuyên truyền pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh và ý nghĩa của việc phòng chống hàng giả bảo vệ người tiêu dùng cũng như lợi ích hợp pháp của thương nhân.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa
- Phân công trách nhiệm cho các đơn vị có liên quan ở địa phương phối hợp với Quản lý thị trường triển khai thực hiện Đề án.
7. Chi cục Quản lý thị trường
- Có trách nhiệm tổ chức xây dựng các kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung của Đề án.
- Định kỳ 06 tháng và năm báo cáo UBND tỉnh, Sở Công Thương, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tình hình thực hiện Đề án trong năm.
Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án nếu có khó khăn, vướng mắc, có ý kiến gửi Sở Công Thương tổng hợp báo cáo UBND tỉnh có hướng dẫn chỉ đạo./.
- 1Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 2Quyết định 304/QĐ-UBND năm 2014 áp dụng biện pháp về quản lý giá nhằm bình ổn giá thị trường trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 3Quyết định 1731/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường đến năm 2020 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 4Công văn 8885/VPCP-TCCV năm 2015 về dự thảo Nghị định quy định về chính sách thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ, hoạt động nghề nghiệp vùng dân tộc thiểu số do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Kế hoạch 83/KH-UBND năm 2014 về nâng cao chất lượng hoạt động công vụ với mục tiêu xây dựng chính quyền thân thiện, phục vụ nhân dân giai đoạn 2014-2015 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 1Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước
- 2Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 3Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005
- 4Nghị định 10/CP năm 1995 về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của quản lý thị trường
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2007
- 7Nghị định 158/2007/NĐ-CP quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức
- 8Nghị định 27/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 10/CP năm 1995 về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường
- 9Quyết định 20/2008/QĐ-BCT về Quy chế kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 10Luật cán bộ, công chức 2008
- 11Quyết định 2861/2008/QĐ-TTCP về quy chế giám sát, kiểm tra hoạt động Đoàn thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành
- 12Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009
- 13Thông tư 24/2009/TT-BCT về công tác quản lý địa bàn của cơ quan quản lý thị trường do Bộ Công thương ban hành
- 14Chỉ thị 03-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 15Thông tư 09/2013/TT-BCT quy định về hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 16Nghị định 117/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước
- 17Nghị định 150/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 158/2007/NĐ-CP quy định danh mục vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công, viên chức
- 18Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 19Quyết định 304/QĐ-UBND năm 2014 áp dụng biện pháp về quản lý giá nhằm bình ổn giá thị trường trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 20Quyết định 1731/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường đến năm 2020 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 21Chỉ thị 14/CT-BCT năm 2012 về thực hiện một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của công chức Quản lý thị trường do Bộ Công thương ban hành
- 22Công văn 8885/VPCP-TCCV năm 2015 về dự thảo Nghị định quy định về chính sách thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ, hoạt động nghề nghiệp vùng dân tộc thiểu số do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 23Kế hoạch 83/KH-UBND năm 2014 về nâng cao chất lượng hoạt động công vụ với mục tiêu xây dựng chính quyền thân thiện, phục vụ nhân dân giai đoạn 2014-2015 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
Quyết định 2634/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng hoạt động công vụ lực lượng Quản lý thị trường Đồng Nai giai đoạn 2014 - 2016 và định hướng đến năm 2020
- Số hiệu: 2634/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/08/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Phan Thị Mỹ Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra