Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2573/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 21 tháng 10 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VÀ THEO HƯỚNG HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2020 - 2022

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21/11/2007;

Căn cứ Luật an toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;

Căn cứ Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT tại Tờ trình số 124 /TTr-SNN ngày 17/9/2019 về việc phê duyệt Kế hoạch thí điểm sản xuất nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020 - 2022,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch sản xuất nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020 - 2022, với những nội dung như sau:

1. Tên Kế hoạch: Kế hoạch sản xuất nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020 - 2022;

2. Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Vinh Phúc;

3. Nội dung Kế hoạch: Chi tiết kèm theo Quyết định này;

4. Dự toán kinh phí: Được phê duyệt theo nhiệm vụ từng năm;

5. Nguồn vốn thực hiện: Từ ngân sách tỉnh và nguồn đối ứng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, 10 hợp tác, trang trại, hộ gia đình hoặc nhóm hộ sản xuất, kinh doanh.

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

1. Giao Sở Nông nghiệp & PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố có liên quan tổ chức triển khai, thực hiện Kế hoạch sản xuất nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020 - 2022 theo đúng nội dung được phê duyệt; hàng năm Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng Dự toán và Kế hoạch sản xuất nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.

3. Giao Sở Tài chính cân đối, bố trí kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định Luật Ngân sách Nhà nước. Hàng năm, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định dự toán kinh phí, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện.

4. Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT tổ chức triển khai thực duyệt Kế hoạch thí điểm sản xuất nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020 - 2022 theo đúng nội dung được phê duyệt;

5. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc hoặc quy định của pháp luật liên quan đến kế hoạch thay đổi, Sở Nông nghiệp & PTNT tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh nội dung kế hoạch cho phù hợp.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp & PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Công Thương; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp & PTNT (b/c);
- TT Tỉnh ủy. TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- CPVP;
- Như điều 3;
- CV: KT3, NN2;
- Lưu: VT./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Khước

 

KẾ HOẠCH

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VÀ THEO HƯỚNG HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2020 - 2022
(Kèm theo Quyết định số: 2573/QĐ-UBND ngày 21/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)

Thực hiện Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ; UBND tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng và thực hiện Kế hoạch sản xuất nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020 - 2022.

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân về sản xuất nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ; tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người sản xuất về sản xuất nông nghiệp sạch, cải tạo đất, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở những nơi có đủ điều kiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo quy định tại Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ và tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 11041-1:2017; TCVN 11041-2:2017; TCVN 11041-3:2017).

- Trên cơ sở kết quả thực hiện các mô hình thí điểm, đề xuất các cơ chế chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ của tỉnh.

2. Yêu cầu

- Rà soát, tổng hợp nhu cầu phát triển và điều kiện tự nhiên đáp ứng yêu cầu về sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ và nông nghiệp hữu cơ làm căn cứ triển khai thực hiện kế hoạch.

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung trong kế hoạch, đánh giá kết quả thực hiện.

II. NỘI DUNG, QUY MÔ THỰC HIỆN

1.1. Tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, hội thảo

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về nông nghiệp hữu cơ trên các phương tiện thông tin, đại chúng để nâng cao nhận thức người sản xuất đối với thực phẩm hữu cơ, các thông tin về quy trình sản xuất và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh. Tổ chức 05 hội nghị thăm quan đầu bờ để tuyên truyền nhân rộng mô hình.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ của tỉnh. Số lượng 10 lớp đào tạo, tập huấn, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã về nông nghiệp hữu cơ (01 lớp cấp tỉnh; 09 lớp cấp huyện, xã).

- Tập huấn cho người sản xuất trực tiếp tham gia mô hình về sản xuất hữu cơ đạt chứng nhận hữu cơ trên một số đối tượng cây trồng, vật nuôi: Số lượng 9 lớp, 05 lớp về rau, 02 lớp về cây dược liệu, 01 lớp về lợn thịt, 01 lớp về gà thịt. Tập huấn cho nông dân sản xuất trong vùng sản xuất trồng trọt theo hướng hữu: Số lượng 84 lớp/84 xã, phường, thị trấn đã được quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn.

1.2. Xây dựng, thực hiện các mô hình thí điểm sản xuất nông nghiệp hữu cơ (có kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn quy định)

1.2.1. Xây dựng mô hình nông nghiệp hữu cơ

Triển khai 05 mô hình điểm sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ trong trồng trọt và chăn nuôi làm cơ sở xây dựng, ban hành quy trình sản xuất, chăn nuôi áp dụng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; gồm:

a) Mô hình trồng trọt

- Mô hình sản xuất rau quả đạt chứng nhận hữu cơ: 01 mô hình, quy mô 03 ha/mô hình, thời gian thực hiện 03 năm liên tục (mỗi năm 2 vụ); Dự kiến tại một số huyện, thành phố: Vĩnh Yên; Vĩnh Tường; Yên Lạc; Tam Dương; Tam Đảo.

- Mô hình sản xuất cây dược liệu đạt chứng nhận hữu cơ: 01 mô hình, quy mô 03 ha/mô hình (cây ba kích 03 ha; cây trà hoa vàng 03 ha) thời gian thực hiện 03 năm; Dự kiến tại một số huyện Tam Dương; Tam Đảo; Lập thạch; Phúc Yên.

b) Mô hình chăn nuôi

- Lợn thịt đạt chứng nhận hữu cơ: 01 mô hình, quy mô 100 con/mô hình, thời gian thực hiện 01 năm liên tục (mỗi năm 2 lứa); Dự kiến tại một số huyện Tam Dương; Tam Đảo; Lập thạch; Sông Lô.

- Gà thịt đạt chứng nhận hữu cơ: 01 mô hình, quy mô 1000 con/mô hình, thời gian thực hiện 01 năm liên tục (mỗi năm 2 lứa); Dự kiến tại một số huyện Tam Dương; Tam Đảo; Lập thạch; Sông Lô.

+ Giải pháp thực hiện: Thực hiện cải tạo điều kiện sản xuất, quy trình sản xuất và các yêu cầu khác phù hợp với tiêu chuẩn: TCVN 11041-1:2017; TCVN 11041-2:2017; TCVN 11041-3:2017 (Tiêu chuẩn quốc gia về Trồng trọt hữu cơ và Chăn nuôi hữu cơ).

- Thuê đơn vị tư vấn để chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cho sản phẩm mô hình.

1.2.2. Đánh giá, hướng dẫn thực hiện mô hình sản xuất đạt tiêu chuẩn hữu cơ

- Trước khi thực hiện mô hình tiến hành lấy mẫu đất, mẫu nước tại các điểm thực hiện mô hình theo quy định hiện hành, để có cơ sở đưa ra các giải pháp thực hiện mô hình.

- Sau khi triển khai mô hình, tiến hành phân tích mẫu đất, mẫu nước; so sánh với kết quả trước khi triển khai mô hình để đánh giá hiệu quả cải tạo môi trường.

- Sau khi triển khai mô hình, tiến hành phân tích mẫu sản phẩm theo quy định hiện hành để đánh giá chất lượng sản phẩm, đánh giá hiệu quả của mô hình.

1.3. Xây dựng quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên một số cây trồng, vật nuôi áp dụng tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Từ kết quả thực hiện các mô hình xây dựng được các Quy trình sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn hữu cơ trên một số cây trồng, vật nuôi để áp dụng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Cụ thể:

- Quy trình sản xuất rau đạt tiêu chuẩn hữu cơ đối với 05 loại rau phổ biến trên địa bàn tỉnh;

- Quy trình sản xuất cây dược liệu đạt tiêu chuẩn hữu cơ;

- Quy trình chăn nuôi lợn thịt đạt tiêu chuẩn hữu cơ;

- Quy trình chăn nuôi gà thịt đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

1.4. Xây dựng các vùng sản xuất rau theo hướng hữu cơ

Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ là sự kết hợp giữa sản xuất theo kiểu truyền thống từ xa xưa với sản xuất thông thường như hiện nay, được áp dụng quy trình sản xuất kết hợp giữa hữu cơ và vô cơ, giữa sinh học, thảo mộc và hóa học nhưng vẫn đảm bảo về an toàn thực phẩm (sản xuất theo hướng VietGAP). Chứng nhận trong sản xuất rau an toàn theo VietGAP mặc dù được sử dụng phân bón vô cơ và thuốc BVTV hóa học đảm bảo thời gian cách ly nhưng việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV hóa học đã làm giảm vi sinh vật trong đất, dẫn tới đất canh tác bị trai cứng, trong khi đó nguồn phân hữu cơ lại không được bổ sung nên đất ngày càng bị thoái hóa trầm trọng. Để bảo vệ được sản xuất nông nghiệp, khắc phục tình trạng thoái hóa đất thì việc sản xuất theo hướng hữu cơ nhằm bổ sung và cung cấp cho đất lượng mùn và vi sinh vật trong đất đã bị mất là rất cần thiết đối với sản xuất trồng trọt của tỉnh trong giai đoạn hiện nay, nhất là đối với đất trồng rau, củ, quả.

Căn cứ vào Quyết định số 1674/QĐ-UBND ngày 20/7/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt quy hoạch vùng rau an toàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ nay đến năm 2020, trong đó diện tích đất trồng rau tập trung đã được quy hoạch 832 ha. Để thực hiện hỗ trợ phân hữu cơ vi sinh, sinh học và thuốc BVTV sinh học, thảo mộc (bổ sung phân bón hữu cơ, thay thế thuốc BVTV hóa học) cho sản xuất rau theo hướng hữu cơ đối với những vùng có diện tích canh tác tập trung từ 0,3 ha trở lên. Dự kiến thực hiện hỗ trợ cho khoảng 4.992 ha trong 3 năm (mỗi năm thực hiện hỗ trợ 1.664 ha/02 vụ) để sản xuất rau theo hướng hữu cơ.

1.5. Xây dựng Nhãn hiệu tập thể, đăng ký mã số, mã vạch cho các mô hình điểm

Từ kết quả thực hiện các mô hình thiết kế mạng lưới, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm xây dựng nhãn hiệu tập thể và cấp mã số mã vạch sản phẩm phù hợp với từng mô hình thí điểm.

Thẩm định hồ sơ cấp mã số, mã vạch, cấp tem mã số, mã vạch gắn lên sản phẩm.

Xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm trên sàn giao dịch Nông nghiệp hữu cơ, quảng bá thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, hội chợ thương mại... nhằm đưa sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Vĩnh Phúc ra thị trường từng bước đăng ký thương hiệu riêng cho từng sản phẩm chủ lực.

III. THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Năm 2020:

- Tuyên truyền tập huấn cho nông dân trong vùng sản xuất đã được lựa chọn để xây dựng các mô hình sản xuất hữu cơ đối với từng cây, con số lượng (9 lớp);

- Tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ của tỉnh (01 lớp cấp tỉnh; 09 lớp cấp huyện, xã ).

- Tập huấn nông dân trong vùng sản xuất rau theo hướng hữu cơ trên 84 xã, phường đã được Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tại Quyết định số 1674/QĐ-UBND ngày 20/7/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt quy hoạch vùng rau an toàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ nay đến năm 2020.

- Triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ trên 03 loại cây trồng: Rau; cây Ba kích; cây Trà hoa vàng.

- Hỗ trợ sản xuất rau ăn lá theo hướng hữu cơ cơ trên 84 xã, phường đã được Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn.

- Thuê tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá các mô hình sản xuất đạt chứng nhận hữu cơ, tư vấn đào tạo, phân tích mẫu tại các mô hình.

- Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, cấp mã số, mã vạch, in bao bì nhãn mác sản phẩm.

- Lựa chọn, mời các doanh nghiệp tham gia liên kết, cung cấp vật tư đầu vào và các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tại các mô hình.

2. Năm 2021:

- Tiếp tục triển khai các mô hình sản xuất trồng trọt đạt chứng nhận hữu cơ trên 03 loại cây trồng: Rau; cây Ba kích; cây Trà hoa vàng.

- Triển khai các mô hình chăn nuôi đạt chứng nhận hữu cơ trên Lợn và gà.

- Tập huấn nông dân trong vùng sản xuất rau theo hướng hữu cơ trên 84 xã, phường đã được Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tại Quyết định số 1674/QĐ-UBND ngày 20/7/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt quy hoạch vùng rau an toàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ nay đến năm 2020.

- Hỗ trợ sản xuất rau ăn lá theo hướng hữu cơ cơ trên 84 xã, phường đã được Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn.

3. Năm 2022:

- Tiếp tục triển khai các mô hình sản xuất trồng trọt đạt chứng nhận hữu cơ trên 03 loại cây trồng: Rau; cây Ba kích; cây Trà hoa vàng.

- Tập huấn nông dân trong vùng sản xuất rau theo hướng hữu cơ trên 84 xã, phường đã được Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tại Quyết định số 1674/QĐ-UBND ngày 20/7/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt quy hoạch vùng rau an toàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ nay đến năm 2020.

- Hỗ trợ sản xuất rau ăn lá theo hướng hữu cơ cơ trên 84 xã, phường đã được Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn.

- Cấp chứng nhận các mô hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi đạt chứng nhận hữu cơ.

- Hội nghị thăm quan các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ và chăn nuôi hữu cơ để có cơ sở đánh giá kết quả nhân rộng mô hình cho các năm tiếp theo.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đào tạo, tập huấn, tuyên truyền

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền: Phối hợp với báo chí, đài phát thanh, truyền hình, cổng thông tin giao tiếp điện tử tỉnh, hệ thống truyền thanh cơ sở và thông qua các lớp đào tạo, tập huấn, tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người sản xuất về sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

- Đối với đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý cấp tỉnh: Mời các chuyên gia từ các cục, vụ, viện thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT.

- Công tác tập huấn cho người sản xuất trong và ngoài mô hình do đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên ngành trồng trọt và BVTV của tỉnh đã được đào tạo đảm nhiệm.

2. Về khoa học, công nghệ

- Phân bón hữu cơ là phân chứa hợp chất dinh dưỡng mà thành phần chủ yếu là chất hữu cơ. Phân hữu cơ thường được hình thành từ phân động vật (phân chuồng), than bùn, phế phẩm nông nghiệp (tro, lá, cành,...) hoặc từ rác thải, trong phân có chứa chất dinh dưỡng dễ hấp thu cho cây và thân thiện với môi trường. Phân bón hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng đầy đủ, bền vững, giúp cây trồng phát triển cân đối, ổn định, tăng chất lượng nông sản, tăng hàm lượng dinh dưỡng, đặc biệt còn cung cấp chất mùn cho đất, cân bằng vi sinh vật trong đất, hạn chế sự rửa trôi và xói mòn đất, cải tạo đất trồng, hoàn lại và bổ sung lượng hữu cơ bị thiếu hụt cho đất.

- Phân bón hữu cơ vi sinh là loại phân bón có chứa chất hữu cơ > 15% và chứa từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật sống có ích (Nataghi, EM). Mật độ phù hợp với tiêu chuẩn đã ban hành (thông thường CFU/g ≥1x106). Phân bón hữu cơ vi sinh giúp cải tạo, duy trì, nâng cao độ phì cho đất canh tác, không gây ô nhiễm môi trường. Cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng khoáng đa, trung, vi lượng cho cây trồng phát triển bền vững và tăng chất lượng sản phẩm, nhất là đối với định hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ bền vững hiện nay.

- Ứng dụng công nghệ thông tin lập tài khoản phần mềm truy xuất nguồn gốc mã Qrcode, xây dựng bao bì nhãn mác để truy xuất nguồn gốc thông tin sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

3. Tổ chức thực hiện, xây dựng mô hình thí điểm sản xuất nông nghiệp hữu cơ

- Rà soát, lựa chọn cơ sở sản xuất là các doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình hoặc nhóm hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có năng lực đầu tư điều kiện về đất đai, có khả năng tổ chức và liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tham gia mô hình.

- Lựa chọn các đơn vị cung cấp vật tư nông nghiệp cùng tham gia thực hiện mô hình. Ưu tiên: Cơ sở sản xuất vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo quy định. Doanh nghiệp ký cam kết với cơ sở sản xuất tham gia mô hình về việc cung cấp vật tư đảm bảo chất lượng, thực hiện tư vấn hướng dẫn kỹ thuật theo đúng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ.

4. Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn theo hướng hữu cơ

- Căn cứ vào Quyết định số: 1674/QĐ-UBND ngày 20/7/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt quy hoạch vùng rau an toàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ nay đến năm 2020.

- Rà soát các vùng sản xuất chuyên canh rau tập trung (có diện tích tập trung từ 0,3 ha trở lên) để lựa chọn thực hiện hỗ trợ phân hữu cơ vi sinh, sinh học và thuốc BVTV sinh học, thảo mộc cho sản xuất rau theo hướng hữu cơ.

- Lựa chọn các đơn vị cung cấp vật tư nông nghiệp cùng tham gia thực hiện mô hình.

5. Về cơ chế, chính sách

5.1. Đối tượng được hỗ trợ: Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình hoặc nhóm hộ sản xuất (gọi tắt là cơ sở sản xuất).

5.2. Điều kiện lựa chọn cơ sở sản xuất tham gia mô hình

- Có cam kết bố trí kinh phí đối ứng để thực hiện các hạng mục trong mô hình (ngoài phần hỗ trợ của ngân sách Nhà nước).

- Có định hướng sản xuất hữu cơ và có điều kiện ổn định về sản xuất hữu cơ, ưu tiên cơ sở có liên kết với đơn vị tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ.

- Có địa điểm sản xuất phù hợp với nội dung, quy trình kỹ thuật của mô hình.

5.3. Cơ chế, chính sách vận dụng

- Về tập huấn, hội nghị, hội thảo: Áp dụng Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông; Quyết định số 918/QĐ-BNN-TC ngày 05/5/2014 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc phê duyệt quy định tạm thời nội dung, mức hỗ trợ và mức chi cho các hoạt động khuyến nông; Nghị quyết số 48/2017/NQ-HĐND ngày 18/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc quy định một số mức chi công tác phí, chi tổ chức các cuộc hội nghị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; NQ 38/2018/NQ-HĐND ngày 18/12/2018 về quy định một số mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở trong nước trên địa bàn tỉnh.

- Đối với đề nghị hỗ trợ kinh phí xác định các vùng, khu vực đủ điều kiện sản xuất nông nghiệp hữu cơ (điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước), chi phí nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ, công tác đào tạo, tập huấn sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn hiện hành: Thực hiện theo Điều 17, Nghị định 109/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ.

- Đối với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hữu cơ hoặc liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ (ký hợp đồng thu mua sản phẩm trên 36 tháng) và đáp ứng điều kiện hỗ trợ khác theo quy định tại Nghị định 57/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.

- Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm hữu cơ hoặc vật tư đầu vào phục vụ cho sản xuất hữu cơ: Thực hiện theo Điều 16, Nghị định 109/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ.

- Về xây dựng mô hình trình diễn: Áp dụng Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông; Quyết định số 3883/QĐ-BKHCN ngày 29/12/2017 của bộ KHCN về công bố tiêu chuẩn quốc gia (TCVN: 11041:2017); Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc ban hành các định mức tạm thời áp dụng cho các chương trình, dự án khuyến nông, khuyến ngư; Quyết định số 54/QĐ-BNN-KHCN ngày 09/01/2014 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc ban hành tạm thời các định mức kỹ thuật áp dụng cho các; mô hình thuộc dự án khuyến nông Trung ương lĩnh vực chăn nuôi.

- Thực hiện hỗ trợ theo hướng hữu cơ: áp dụng Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông; Căn cứ Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 về ban bành các định mức tạm thời áp dụng cho các chương trình, dự án khuyến nông, khuyến ngư;

- Ưu tiên kinh phí khoa học, khuyến nông để thực hiện đề tài nghiên cứu, dự án khuyến nông, đặc biệt về giống kháng sâu bệnh, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc thú y thảo mộc.

6. Giải pháp về liên kết sản xuất gắn tiêu thụ sản phẩm

- Mời gọi các tổ chức, cá nhân đang kinh doanh sản phẩm nông nghiệp an toàn, sản phẩm có chứng nhận để hỗ trợ liên kết tiêu thụ đối với những sản phẩm từ các mô hình.

- Hỗ trợ các cơ sở sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ tham gia Hội chợ, triển lãm xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh nhằm mục đích quảng bá, giới thiệu và tìm đầu ra cho sản phẩm.

- Thực hiện theo các cơ chế hiện hành của Tỉnh về chuỗi sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông sản.

V. DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN

Dự toán tổng kinh phí thực hiện: 102.465.803.500 đồng. Trong đó:

- Vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ: 28.005.190.000 đồng;

- Vốn đối ứng của cơ sở sản xuất: 74.460.613.500 đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục 01 kèm theo)

* Phân kỳ thực hiện kinh phí hỗ trợ:

- Năm 2020: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 9.821.255.300 đồng;

- Năm 2021: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 9.196.295.300 đồng;

- Năm 2022: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 8.987.639.300 đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo).

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao Sở Nông nghiệp & PTNT

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch sản xuất nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020 - 2022 theo đúng quy định. Sau khi thực hiện thí điểm các mô hình nông nghiệp hữu cơ, tổ chức đánh giá, đề xuất cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ của tỉnh;

- Phối hợp với Sở Công thương trong công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm tại các mô hình; triển khai các nội dung thông tin, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ của tỉnh;

- Hàng năm, chỉ đạo chi cục Trồng trọt căn cứ vào nhu cầu, đăng ký của các cơ sở (doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất) trên địa bàn tỉnh, tổng hợp, xây dựng Kế hoạch, dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện.

2. Sở Tài chính: Cân đối, bố trí kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định Luật Ngân sách Nhà nước. Hàng năm, phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT thẩm định dự toán kinh phí, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện theo quy định Luật Ngân sách Nhà nước.

3. Sở kế hoạch - đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu đề xuất với UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí để thực hiện Kế hoạch sản xuất nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Khoa học và công nghệ: Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện công tác xúc tiến thương mại, đăng ký thương hiệu, cấp mã số, mã vạch, thực hiện các chính sách về ứng dụng, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhằm hỗ trợ các mô hình sản xuất hữu cơ và theo hướng hữu cơ trên địa bàn.

5. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng, hướng dẫn các nội dung tuyên truyền trên trang thông tin điện tử, bản tin; in đĩa tuyên truyền trên đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã; in tờ rơi, tờ gấp, băng zôn tuyên truyền hệ thống thông tin cơ sở về các sản phẩm nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ, khuyến khích người dân sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn.

6. Sở Công thương: Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện công tác xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn hữu cơ trên địa bàn tỉnh, hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có liên quan

- Phối hợp với các đơn vị chuyên môn trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT lựa chọn cơ sở tham gia mô hình tại địa bàn quản lý;

- Chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp với đơn vị triển khai của Sở Nông nghiệp & PTNT triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ trên địa bàn quản lý;

Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị kịp thời báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT tổng hợp, nghiên cứu; tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.

 

PHỤ LỤC 01.

TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN I (2020 - 2022)
(Kèm theo Quyết định số: 2573/QĐ-UBND ngày 21/10/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

ĐVT: 1.000 đồng.

TT

Hạng mục

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Trong đó

Ghi chú

Ngân sách hỗ trợ

Người sản xuất đối ứng

 

TỔNG CỘNG:

 

 

 

102,465,803.5

28,005,190.0

74,460,613.5

 

I

HỖ TRỢ SẢN XUẤT ĐẠT CHỨNG NHẬN HỮU CƠ

 

 

 

6,946,303.0

3,746,489.5

3,199,813.5

 

1

Tuyên truyền, tập huấn cho nông dân

Lớp

9

 

125,000.0

125,000.0

0.0

Chi tiết tại phụ biểu 01

1.1

Sản xuất rau hữu cơ

Lớp

5

15,000.0

75,000.0

75,000.0

 

1.2

Sản xuất cây dược liệu hữu cơ

 

 

 

 

 

 

 

Cây ba kích

Lớp

1

15,000.0

15,000.0

15,000.0

 

 

Cây trà hoa vàng

Lớp

1

15,000.0

15,000.0

15,000.0

 

1.3

Chăn nuôi gà thịt hữu cơ

Lớp

1

10,000.0

10,000.0

10,000.0

 

1.4

Chăn nuôi gà thịt hữu cơ

Lớp

1

10,000.0

10,000.0

10,000.0

 

2

Hội nghị thăm quan MH

5

 

110,000.0

110,000.0

0.0

 

2.1

Mô hình sản xuất rau hữu cơ

Hội nghị

1

22,000.0

22,000.0

22,000.0

 

Chi tiết tại phụ biểu 01

2.2

Mô hình Cây dược liệu

 

2

 

 

 

 

 

Ba kích hữu cơ

Hội nghị

 

22,000.0

22,000.0

22,000.0

 

 

Trà hoa vàng hữu cơ

Hội nghị

 

22,000.0

22,000.0

22,000.0

 

2.3

Mô hình chăn nuôi lợn thịt hữu cơ

Hội nghị

1

22,000.0

22,000.0

22,000.0

 

2.4

Mô hình chăn nuôi gà thịt hữu cơ

Hội nghị

1

22,000.0

22,000.0

22,000.0

 

3

Cấp chứng nhận hữu cơ

7

 

706,600.0

706,600.0

0.0

 

3.1

Rau hữu cơ

GCN

1

142,000.0

142,000.0

142,000.0

 

Chi tiết tại phụ biểu 02

3.2

Cây dược liệu

GCN

2

 

 

 

 

 

Ba kích hữu cơ

GCN

1

142,000.0

142,000.0

142,000.0

 

 

Trà hoa vàng hữu cơ

GCN

1

142,000.0

142,000.0

142,000.0

 

3.3

Lợn thịt hữu cơ

GCN

1

144,200.0

144,200.0

144,200.0

 

3.4

Gà thịt hữu cơ

GCN

1

136,400.0

136,400.0

136,400.0

 

4

Kinh phí hỗ trợ mô hình đạt chứng nhận hữu cơ

Mô hình

5

 

6,004,703.0

2,804,889.5

3,199,813.5

 

4.1

Mô hình trồng trọt

 

3

 

4,518,783.0

2,245,369.5

2,273,413.5

 

4.1.1

Sản xuất rau đạt chứng nhận hữu cơ (3ha/MH*2 vụ/năm*3 năm)

Mô hình

1

692,820.0

692.820.0

322,020.0

370,800.0

Chi tiết tại phụ biểu 03

4.1.2

Cây dược liệu

 

1

 

1,912,981.5

961,674.8

951,306.8

-

Trồng ba kích hữu cơ (3ha/MH/năm*3 năm)

Mô hình

1

1,119.888.0

1,119,888.0

558,513.0

561,375.0

-

Trồng trà hoa vàng hữu cơ (3ha/MH/năm*3 năm)

Mô hình

1

793,093.5

793,093.5

403,161.8

389,931.8

4.2

Mô hình chăn nuôi

 

2

 

1,485,920.0

559,520.0

926,400.0

 

-

Chăn nuôi lợn thịt đạt chứng nhận hữu cơ (100 con/MH/năm* 2 lứa/năm)

Mô hình

1

1,011,160.0

1.011.160.0

3 328,260.0

682,900.0

Chi tiết tại phụ biểu 05

-

Chăn nuôi gà thịt đạt chứng nhận hữu cơ (1000 con/MH/năm* 2 lứa/năm)

Mô hình

1

474,760.0

474,760.0

231,260.0

243,500.0

II

HỖ TRỢ SẢN XUẤT THEO HƯỚNG HỮU CƠ

 

 

 

93,817,000.0

22,556,200.0

71,260,800.0

1

Tập huấn, tuyên truyền về nông nghiệp hữu cơ cho cán bộ kỹ thuật, quản lý NSX

Lớp

94

 

1,465,000.0

1,465,000.0

0.0

 

1.1

Tập huấn cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý cấp tỉnh

Lớp

1

25,000.0

25,000.0

25,000.0

 

Chi tiết tại phụ biểu 01

1.2

Tập huấn cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý cấp huyện, cấp xã, HTX, NN

Lớp

9

20,000.0

180,000.0

180,000.0

 

1.3

Tập huấn nông dân trong vùng sản xuất

Lớp

84

15,000.0

1,260,000.0

1,260,000.0

 

Chi tiết tại phụ biểu 01

2

Hỗ trợ sản xuất rau ăn lá theo hướng hữu cơ

ha

4,992

18,500.0

92,352,000.0

21,091,200.0

71,260,800.0

Chi tiết tại phụ biểu 04

III

Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, cấp mã số, mã vạch, in bao bì, nhãn mác sản phẩm.

 

 

 

368,920.0

368,920.0

0.0

 

1

Mô hình sản xuất rau hữu cơ

 

3.0

 

72,400.0

72,400.0

 

 

1.1

Đăng ký nhãn hiệu

Mô hình

1.0

30,000.0

30,000.0

30,000.0

 

Chi tiết tại phụ biểu 06, 07

1.2

Đăng ký mã số, mã vạch

Mô hình

1.0

30,400.0

30,400.0

30,400.0

 

1.3

In bao bì, nhãn mác, tem chống hàng giả

Mô hình

1.0

12,000.0

12,000.0

12,000.0

 

2

Mô hình sản xuất ba kích hữu cơ

 

3.0

 

69,850.0

69,850.0

 

 

2.1

Đăng ký nhãn hiệu

Mô hình

1.0

30,000.0

30,000.0

30,000.0

 

Chi tiết tại phụ biểu 06,07

2.2

Đăng ký mã số, mã vạch

Mô hình

1.0

30,400.0

30,400.0

30,400.0

 

2.3

In bao bì, nhãn mác, tem chống hàng giả

Mô hình

1.0

9,450.0

9,450.0

9,450.0

 

3

Mô hình sản xuất trà hoa vàng hữu cơ

 

 

 

102,250.0

102,250.0

 

 

3.1

Đăng ký nhãn hiệu

Mô hình

1.0

30,000.0

30,000.0

30,000.0

 

Chi tiết tại phụ biểu 06,07

3.2

Đăng ký mã số, mã vạch

Mô hình

1.0

30,400.0

30,400.0

30,400.0

 

3.3

In bao bì, nhãn mác, tem chống hàng giả

Mô hình

1.0

41,850.0

41,850.0

41,850.0

 

4

Mô hình chăn nuôi lợn thịt hữu cơ

 

3.0

 

61,820.0

61,820.0

 

 

4.1

Đăng ký nhãn hiệu

Mô hình

1.0

30,000.0

30,000.0

30,000.0

 

Chi tiết tại phụ biểu 06,07

4.2

Đăng ký mã số, mã vạch

Mô hình

1.0

30,400.0

30,400.0

30,400.0

 

4.3

In bao bì, nhãn mác, tem chống hàng giả

Mô hình

1.0

1,420.0

1,420.0

1,420.0

 

5

Mô hình chăn nuôi gà thịt hữu cơ

 

3.0

 

62,600.0

62,600.0

 

 

5.1

Đăng ký nhãn hiệu

Mô hình

1.0

30,000.0

30,000.0

30,000.0

 

Chi tiết tại phụ biểu 06,07

5.2

Đăng ký mã số, mã vạch

Mô hình

1.0

30,400.0

30,400.0

30,400.0

 

5.3

In bao bì, nhãn mác, tem chống hàng giả

Mô hình

1.0

2,200.0

2,200.0

2,200.0

 

 

CỘNG (I+II+III):

 

 

 

101,132,223.0

26,671,609.5

74,460,613.5

 

IV

Quản lý, chỉ đạo

%

5

 

1,333,580.5

1,333,580.5

 

 

 

PHỤ LỤC 02.

PHÂN KỲ ĐẦU TƯ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN (2020 - 2022)
(Kèm theo Quyết định số: 2573/QĐ-UBND ngày 21/10/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

ĐVT: 1.000 đồng.

TT

Hạng mục

ĐVT

Số lượng

Tổng ngân sách hỗ trợ

Phân kỳ theo các năm

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

 

TỔNG CỘNG:

 

 

28,005,190.0

9,821,255.3

9,196,295.3

8,987,639.3

I

HỖ TRỢ SẢN XUẤT ĐẠT CHỨNG NHẬN HỮU CƠ

 

 

3,746,489.5

1,329,256.5

1,307,976.5

1,109,256.5

1

Tuyên truyền, tập huấn cho nông dân

Lớp

9

125,000.0

125,000.0

0.0

0.0

1.1

Sản xuất rau hữu cơ

Lớp

5

75,000.0

75,000.0

 

 

1.2

Sản xuất cây dược liệu hữu cơ

 

 

 

 

 

 

 

Cây ba kích

Lớp

1

15,000.0

15,000.0

 

 

 

Cây trà hoa vàng

Lớp

1

15,000.0

15,000.0

 

 

1.3

Chăn nuôi gà thịt hữu cơ

Lớp

1

10,000.0

10,000.0

 

 

1.4

Chăn nuôi gà thịt hữu cơ

Lớp

1

10,000.0

10,000.0

 

 

2

Hội nghị thăm quan MH

 

5

110,000.0

0.0

0.0

110,000.0

2.1

Mô hình sản xuất rau hữu cơ

Hội nghị

1

22,000.0

 

 

22,000.0

2.2

Mô hình Cây dược liệu

Hội nghị

 

 

 

 

 

 

Ba kích hữu cơ

Hội nghị

1

22,000.0

 

 

22,000.0

 

Trà hoa vàng hữu cơ

Hội nghị

1

22,000.0

 

 

22,000.0

2.3

Mô hình chăn nuôi lợn thịt hữu cơ

Hội nghị

1

22,000.0

 

 

22,000.0

2.4

Mô hình chăn nuôi gà thịt hữu cơ

Hội nghị

1

22,000.0

 

 

22,000.0

3

Cấp chứng nhận hữu cơ

 

5

706,600.0

455,800.0

0.0

250,800.0

3.1

Rau hữu cơ

GCN

1

142,000.0

88,000.0

 

54,000.0

3.2

Cây dược liệu

GCN

 

 

 

 

 

 

Ba kích hữu cơ

GCN

1

142,000.0

88,000.0

 

54,000.0

 

Trà hoa vàng hữu cơ

GCN

1

142,000.0

88,000.0

 

54,000.0

3.3

Lợn thịt hữu cơ

GCN

1

144,200.0

99,800.0

 

44,400.0

3.4

Gà thịt hữu cơ

GCN

1

136,400.0

92,000.0

 

44,400.0

4

Kinh phí hỗ trợ mô hình đạt chứng nhận hữu cơ

Mô hình

5

2,804,889.5

748,456.5

1,307,976.5

748,456.5

4.1

Mô hình trồng trọt

 

3

2,245,369.5

748,456.5

748,456.5

748,456.5

4.1.1

Sản xuất rau đạt chứng nhận hữu cơ (3ha/MH*2 vụ/năm*3 năm)

Mô hình

1

322,020.0

107,340.0

107,340.0

107,340.0

4.1.2

Cây dược liệu

 

2

961,674.8

320,558.3

320,558.3

320,558.3

-

Trồng ba kích hữu cơ (3ha/MH/năm*3 năm)

Mô hình

1

558,513.0

186,171.0

186,171.0

186,171.0

-

Trồng trà hoa vàng hữu cơ (3ha/MH/năm*3 năm)

Mô hình

1

403,161.8

134,387.3

134,387.3

134,387.3

4.2

Mô hình chăn nuôi

 

2

559,520.0

0.0

559,520.0

0.0

4.2.1

Chăn nuôi lợn thịt đạt chứng nhận hữu cơ (100 con/MH/năm * 2 lứa/năm)

Mô hình

1

328,260.0

 

328,260.0

 

4.2.2

Chăn nuôi gà thịt đạt chứng nhận hữu cơ (1000 con/MH/năm* 2 lứa/năm)

Mô hình

1

231,260.0

 

231,260.0

 

II

HỖ TRỢ SẢN XUẤT THEO HƯỚNG HỮU CƠ

 

 

22,556,200

7,655,400

7,450,400

7,450,400

1

Tập huấn, tuyên truyền về nông nghiệp hữu cơ cho cán bộ kỹ thuật, quản lý, NSX

Lớp

94

1,465,000.0

625,000.0

420,000.0

420,000.0

1.1

Tập huấn cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý cấp tỉnh

Lớp

1

25,000.0

25,000.0

 

 

1.2

Tập huấn cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý cấp huyện, cấp xã, HTX NN

Lớp

9

180,000.0

180,000.0

 

 

1.3

Tập huấn nông dân trong vùng sản xuất

Lớp

84

1,260,000.0

420,000.0

420,000.0

420,000.0

III

Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, cấp mã số, mã vạch, in bao bì, nhãn mác sản phẩm.

 

368,920.0

368,920.0

0.0

0.0

1

Mô hình sản xuất rau hữu cơ

Mô hình

3

72,400.0

72,400.0

 

 

2

Mô hình sản xuất ba kích hữu cơ

Mô hình

3

69,850.0

69,850.0

 

 

3

Mô hình sản xuất trà hoa vàng hữu cơ

Mô hình

3

102,250.0

102,250.0

 

 

4

Mô hình chăn nuôi lợn thịt hữu cơ

Mô hình

3

61,820.0

61,820.0

 

 

5

Mô hình chăn nuôi gà thịt hữu cơ

Mô hình

3

62,600.0

62,600.0

 

 

2

Hỗ trợ sản xuất rau ăn lá theo hướng hữu cơ

ha

4,992

21,091,200.0

7,030,400.0

7,030,400.0

7,030,400.0

 

CỘNG (I +II+III):

 

 

26,671,609.5

9,353,576.5

8,758,376.5

8,559,656.5

III

Quản lý, chỉ đạo:

%

5

1,333,580.5

467,678.8

437,918.8

427,982.8

 

PHỤ BIỂU 01.

DỰ TOÁN KINH PHÍ TẬP HUẤN, HỘI NGHỊ THĂM QUAN MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ
(Kèm theo Quyết định số: 2573/QĐ-UBND ngày 21/10/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

ĐVT: 1.000 đồng.

STT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Căn cứ áp dụng

I

DỰ TOÁN KINH PHÍ TẬP HUẤN

 

 

 

 

 

1

Tập huấn, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý

Lớp

2.0

 

45,000.0

 

1.1

Lớp cấp tỉnh

Lớp

1.0

 

25,000.0

 

-

Thuê hội trường, loa đài, khánh tiết,...

Ngày

1.0

5,000.0

5,000.0

Điểm 5.1 mục 5 phần I của phần B QĐ 918/QĐ-BNN-BTC, theo thực tế

-

Thuê giảng viên (trung ương)

Ngày

1.0

2,000.0

2,000.0

Điểm a, khoản 2, điều 1, NQ 38/2018/NQ-HĐND

-

Thuê trợ giảng

Ngày

1.0

600.0

600.0

-

Thuê xe cho giảng viên (2 lượt/ngày)

Ngày

1.0

1,500.0

1,500.0

Điểm 1 và điểm 5.2 phần I của phần B QĐ 918/QĐ-BNN-BTC, theo thực tế

-

Văn phòng phẩm (bút, vở,...)

Bộ

100.0

30.0

3,000.0

-

Photo tài liệu cho học viên

Bộ

100.0

30.0

3,000.0

-

Nước uống cho đại biểu, học viên

Ngày

100.0

40.0

4,000.0

Điểm a, khoản 2, điều 1 NQ 48/2017/NQ-HĐND

-

Hỗ trợ tiền ăn học viên

Người

100.0

50.0

5,000.0

Điểm 4.2 mục 4 phần I của phần B QĐ 918/QĐ-BNN-BTC

-

Hỗ trợ tiền ăn cho giảng viên, trợ giảng (2 người)

Người

2.0

200.0

400.0

Điểm b, khoản 2, điều 1, NQ 38/2018/NQ-HĐND

-

Chi khác

 

 

 

500.0

QĐ 918/QĐ-BNN-TC, ngày 05/5/2014 theo thực tế

1.2

Lớp cấp huyện

Lớp

1.0

 

20,000.0

 

-

Thuê hội trường, loa đài, khánh tiết,...

Ngày

1.0

2,000.0

2,000.0

Điểm 5.1 mục 5 phần I của phần B QĐ 918/QĐ-BNN-BTC

-

Thuê giảng viên (cấp tỉnh)

Ngày

1.0

1,000.0

1,000.0

Điểm a, khoản 2, điều 1, NQ 38/2018/NQ-HĐND

-

Thuê trợ giảng

Ngày

1.0

600.0

600.0

-

Thuê xe cho giảng viên (2 lượt/ngày)

Ngày

1.0

1,000.0

1,000.0

Điểm 1 và điểm 5.2 phần I của phần B QĐ 918/QĐ-BNN-BTC, theo thực tế

-

Văn phòng phẩm (bút, vở,...)

Bộ

100.0

30.0

3,000.0

-

Photo tài liệu cho học viên

Bộ

100.0

30.0

3,000.0

-

Nước uống cho đại biểu, học viên

Ngày

100.0

40.0

4,000.0

Điểm a, khoản 2, điều 1 NQ 48/2017/NQ-HĐND

-

Hỗ trợ tiền ăn học viên

Người

100.0

50.0

5,000.0

Điểm 4.2 mục 4 phần I của phần B QĐ 918/QĐ-BNN-BTC

-

Chi khác

 

 

 

400.0

QĐ 918/QĐ-BNN-TC, ngày 05/5/2014 thực tế

2

Tập huấn cho người sản xuất trồng trọt

Lớp

1.0

 

15,000.0

 

-

Thuê hội trường, loa đài, khánh tiết,...

Ngày

1.0

1,000.0

1,000.0

Điểm 5.1 mục 5 phần I của phần B QĐ 918/QĐ-BNN-BTC, theo thực tế

-

Thuê giảng viên (cấp tỉnh)

Ngày

1.0

1,000.0

1,000.0

Điểm a, khoản 2, điều 1, NQ 38/2018/NQ-HĐND

-

Thuê trợ giảng

Ngày

1.0

600.0

600.0

-

Thuê xe cho giảng viên (2 lượt/ngày)

Ngày

1.0

1,000.0

1,000.0

Điểm 1 và điểm 5.2 phần I của phần B QĐ 918/QĐ-BNN-BTC, theo thực tế

-

Văn phòng phẩm (bút, vở,...)

Bộ

100.0

20.0

2,000.0

-

Photo tài liệu cho học viên

Bộ

100.0

25.0

2,500.0

-

Nước uống cho đại biểu, học viên

Ngày

100.0

40.0

4,000.0

Điểm a, khoản 2, điều 1 NQ 48/2017/NQ-HĐND

-

Hỗ trợ tiền ăn học viên

Người

100.0

25.0

2,500.0

Điểm 4.2 mục 4 phần 1 của phần B QĐ 918/QĐ-BNN-BTC

-

Chi khác

 

 

 

400.0

QĐ 918/QĐ-BNN-TC, ngày 05/5/2014 theo thực tế

3

Tập huấn cho người chăn nuôi

Lớp

1.0

 

10,000.0

 

-

Thuê hội trường, loa đài, khánh tiết,...

Ngày

1.0

1,000.0

1,000.0

Điểm 5.1 mục 5 phần I của phần B QĐ 918/QĐ-BNN-BTC, theo thực tế

-

Thuê giảng viên (cấp tỉnh)

Ngày

1.0

1,000.0

1,000.0

Điểm a, khoản 2, điều 1, NQ 38/2018/NQ-HĐND

-

Thuê trợ giảng

Ngày

1.0

600.0

600.0

-

Thuê xe cho giảng viên (2 lượt/ngày)

Ngày

1.0

1,000.0

1,000.0

Điểm 1 và điểm 5.2 phần I của phần B QĐ 918/QĐ-BNN-BTC, theo thực tế

-

Văn phòng phẩm (bút, vở,...)

Bộ

50.0

20.0

1,000.0

-

Photo tài liệu cho học viên

Bộ

50.0

30.0

1,500.0

-

Nước uống cho đại biểu, học viên

Ngày

50.0

40.0

2,000.0

Điểm a, khoản 2, điều 1 NQ 48/2017/NQ-HĐND

-

Hỗ trợ tiền ăn học viên

Người

50.0

25.0

1,250.0

Điểm 4.2 mục 4 phẩn 1 của phần B QĐ 918/QĐ-BNN-BTC

-

Hỗ trợ tiền ăn cho giảng viên, trợ giảng (2 người)

Người

2.0

200.0

400.0

Điểm b, khoản 2, điều 1, NQ 38/2018/NQ-HĐND

-

Chi khác

 

 

 

250.0

QĐ 918/QĐ-BNN-TC, ngày 05/5/2014 theo thực tế

II

DỰ TOÁN KINH PHÍ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ THĂM QUAN MÔ HÌNH

Hội nghị

1.0

 

22,000.0

 

-

Hỗ trợ tiền ăn đại biểu

Người

100.0

100.0

10,000.0

Điểm c khoản 4 Điều 12 TT40/2017/TT- BTC

-

Nước uống cho đại biểu

Người

100.0

30.0

3,000.0

Điểm a, khoản 2, điều 1 NQ 48/2017/NQ-HĐND

-

Photo tài liệu

Bộ

100.0

20.0

2,000.0

Theo điểm 1; điểm 5, phần I, phần B

Điểm 3, phần IV, phần A

Điểm 2, phần I, phần A

QĐ 918/QĐ-BNN-TC, theo thực tế

-

Thuê hội trường, loa đài, khánh tiết,..

Ngày

1.0

1,000.0

1,000.0

-

Thuê xe

Ca

2.0

1,500.0

3,000.0

-

Bảng biển

Chiếc

2.0

500.0

1,000.0

-

Mua sản phẩm trưng bày tại hội nghị

 

 

 

1,000.0

-

Báo cáo viên

Người

1.0

300.0

300.0

Khoản 2, phần II, phần B, QĐ 918/QĐ-BNN-TC

-

Chi khác...

 

 

 

700.0

 

PHỤ BIỂU 02.

DỰ TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ CẤP CHỨNG NHẬN HỮU CƠ
(Kèm theo Quyết định số: 2573/QĐ-UBND ngày 21/10/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

ĐVT: 1.000 đồng.

TT

Nội dung

Tư vấn, đào tạo

Phân tích mẫu

Đánh giá, chứng nhận

Cộng

1

Mô hình trồng rau hữu cơ (quy mô 01 ha/mô hình)

66,289.0

21,711.0

54,000.0

142,000.0

2

Mô hình trồng ba kích hữu cơ (quy mô 03 ha/mô hình)

66,289.0

21,711.0

54,000.0

142,000.0

3

Mô hình trồng trà hoa vàng hữu cơ (quy mô 03 ha/mô hình)

66,289.0

21,711.0

54,000.0

142,000.0

4

Mô hình chăn nuôi lợn thịt hữu cơ (quy mô 100 con/mô hình)

66,370.0

33,430.0

44,400.0

144,200.0

5

Mô hình chăn nuôi gà thịt hữu cơ (quy mô 1000 con/mô hình)

68,135.0

23,865.0

44,400.0

136,400.0

 

Tổng cộng:

333,372.0

122,428.0

250,800.0

706,600.0

Ghi chú: - Nội dung tư vấn, đào tạo; phân tích mẫu thực hiện ngay ở năm đầu triển khai mô hình.

- Nội dung đánh giá, chứng nhận thực hiện khi kết thúc giai đoạn thực hiện mô hình.

 

PHỤ BIỂU 03.

DỰ TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ CÁC MÔ HÌNH TRỒNG TRỌT HỮU CƠ
(Kèm theo Quyết định số: 2573/QĐ-UBND ngày 21/10/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

ĐVT: 1.000 đồng.

TT

Hạng mục

ĐVT

Lượng

Đơn giá

Thành tiền

Ngân sách hỗ trợ

Người sản xuất

Căn cứ áp dụng

Mức (%)

Thành tiền

Mức (%)

Thành tiền

 

TỔNG CỘNG:

 

 

 

2,605,801.5

0.0

1,283,694.8

0.0

1,362,336.8

 

I

MÔ HÌNH TRỒNG RAU HỮU CƠ (Tính cho 03ha*2 vụ/năm x 3 năm)

 

 

 

692,820.0

 

322,020.0

 

370,800.0

 

1

Chi phí thực hiện mô hình

ha

3

 

111,000.0

 

49,200.0

 

61,800.0

NĐ 83/2018/NĐ-CP; Quy trình kỹ thuật sản xuất rau hữu cơ theo quy trình nhà sản xuất

-

Giống/01ha

Ha

1

3,000.0

3,000.0

50

1,500.0

50.0

1,500.0

-

Phân bón lót hữu cơ Vi sinh/01ha

Kg

2,100

7.5

15,750.0

50

7,875.0

50.0

7,875.0

-

Phân bón thúc hữu cơ sinh học/01ha

Kg

1,260

7.0

8,820.0

50

4,410.0

50.0

4,410.0

-

Phân dung dịch hữu Cơ/01ha

Lít

56

80.0

4,480.0

50

2,240.0

50.0

2,240.0

-

Thuốc BVTV sinh học, thảo mộc

Ha

1

750.0

750.0

50

375.0

50.0

375.0

-

Máy, nhiên liệu sản xuất

Công

35

120.0

4,200.0

0

0.0

100

4,200.0

 

 

Cộng cho 01 ha:

 

 

 

37,000.0

 

16,400.0

 

20,600.0

 

2

Thuê cán bộ CĐKT

 

 

 

4,470.0

 

4,470.0

 

 

QĐ 3073/QĐ- BNN-KHCN

 

Tính cho 01 ha (1 người x 1.490 x 3 tháng = 4.470 đ)

Tháng

3

4,470.0

4,470.0

100

4,470.0

 

 

Điểm b, mục 3.2, điều 5, TT183/2010/T TLT-BTC-BNN

 

Cộng (1+2)

 

 

 

115,470.0

 

53,670.0

 

61,800.0

 

II

MÔ HÌNH TRỒNG CÂY BA KÍCH HỮU CƠ (Tính cho 03 năm)

 

 

 

1,119,888.0

 

558,513.0

 

561,375.0

 

1

Chi phí thực hiện mô hình

ha

3

 

365,250.0

 

178,125.0

 

187,125.0

NĐ 83/2018/NĐ-CP, quy trình sản xuất cây ba kích hữu cơ.

-

Phân bón lót hữu cơ Vi sinh/01ha

Kg

4,500

7.5

33,750.0

50

16,875.0

50

16,875.0

-

Phân bón thúc hữu cơ sinh học/01ha

Kg

12,000

7.0

84,000.0

50

42,000.0

50

42,000.0

-

Thuốc BVTV sinh học, thảo mộc/01 ha

Ha

1

1,000.0

1,000.0

50

500.0

50

500.0

-

Máy, nhiên liệu sản xuất

Công

25

120.0

3,000.0

0

0.0

100

3,000.0

 

 

Cộng cho 01 ha:

 

 

 

121,750.0

 

59,375.0

 

62,375.0

 

2

Thuê cán bộ CĐKT

 

 

 

8,046.0

 

8,046.0

 

 

QĐ 3073/QĐ- BNN-KHCN

-

(1người/05ha x 1.490 x 9 tháng)

 

0.6

13,410.0

8,046.0

100

8,046.0

 

 

TT183/2010/ TTLT-BTC-BNN

 

Cộng (1+2)

 

 

 

373,296.0

 

186,171.0

 

187,125.0

 

III

MÔ HÌNH TRỒNG CÂY TRÀ HOA VÀNG HỮU CƠ (Tính cho 03 năm)

 

 

 

793,093.5

 

403,161.8

 

430,161.8

 

1

Chi phí thực hiện mô hình

ha

3

 

250,954.5

 

120,977.3

 

129,977.3

NĐ 83/2018/NĐ- CP; Quy trình sản xuất cây trà hoa vàng hữu cơ theo quy trình nhà sản xuất.

-

Phân bón lót hữu cơ Vi sinh/ 01 ha

Kg

6,675

7.5

50,062.5

50

25,031.3

50

25,031.3

-

Phân bón thúc hữu cơ sinh học/ 01 ha

Kg

4,227

7.0

29,589.0

50

14,794.5

50

14,794.5

-

Thuốc BVTV sinh học, thảo mộc/01 ha

Ha

1

1,000.0

1,000.0

50

500.0

50

500.0

-

Máy, nhiên liệu sản xuất

Công

25

120.0

3,000.0

0

0.0

100

3,000.0

 

 

Cộng cho 01 ha:

 

 

 

83,651.5

 

40,325.8

 

43,325.8

 

2

Thuê cán bộ CĐKT

 

 

 

13,410.0

 

13,410.0

 

13,410.0

QĐ 3073/QĐ- BNN-KHCN

-

(1 người/05ha x 1.490 x 9 tháng)

 

0.6

13,410.0

13,410.0

 

13,410.0

 

13,410.0

Điểm b, mục 3.2, điều 5, TT183/2010/ TTLT-BTC- BNN

 

Cộng (1+2)

 

 

 

264,364.5

 

134,387.3

 

143,387.3

 

 

PHỤ BIỂU 04.

DỰ TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ RAU ĂN LÁ THEO HƯỚNG HỮU CƠ
(Tính cho 01 ha)
(Kèm theo Quyết định số: 2573/QĐ-UBND ngày 21/10/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

ĐVT: 1.000 đồng.

TT

Hạng mục

ĐVT

Lượng

Đơn giá

Thành tiền

Ngân sách hỗ trợ

Người sản xuất

Căn cứ áp dụng

Mức (%)

Thành tiền

Mức (%)

Thành tiền

 

Tổng chi phí:

ha

1.0

 

18,500.0

 

4,225.0

 

14,275.0

 

1

Chi phí vật tư

 

 

 

18,500.0

 

4,225.0

 

14,275.0

 

-

Giống

Ha

1.0

3,000.0

3,000.0

0

0.0

100

3,000.0

NĐ 83/2018/NĐ- CP; Quy trình sản xuất rau ăn lá theo hướng hữu cơ theo quy trình nhà sản xuất

-

Phân bón lót hữu cơ Vi sinh

Kg

700

7.5

5,250.0

50

2,625.0

50

2,625.0

-

Phân dung dịch hữu cơ

Lít

40

80.0

3,200.0

50

1,600.0

50

1,600.0

-

Phân bón thúc 1 hữu cơ sinh học/01 ha

Kg

450

7.0

3,150.0

0

0.0

100

3,150.0

-

Phân bón thúc 2 hữu cơ sinh học/01 ha

Kg

450

7.0

3,150.0

 

0.0

100

3,150.0

-

Thuốc BVTV sinh học, thảo mộc/01 ha

ha

1.0

750.0

750.0

 

0.0

100

750.0

2

Thuê cán bộ CĐKT

 

 

 

0.0

 

0.0

 

 

QĐ 3073/QĐ- BNN-KHCN

 

(20 ha/1 người x 1.490 x 3 tháng/vụ x 2 vụ/năm)

 

 

8,940.0

0.0

0.0

0.0

 

 

 

PHỤ BIỂU 05.

DỰ TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ MÔ HÌNH CHĂN NUÔI HỮU CƠ
(Kèm theo Quyết định số: 2573/QĐ-UBND ngày 21/10/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

ĐVT: 1.000 đồng.

TT

Hạng mục

ĐVT

Lượng

Đơn giá

Thành tiền

Ngân sách hỗ trợ

Người sản xuất

Căn cứ áp dụng

Mức (%)

Thành tiền

Mức (%)

Thành tiền

I

MÔ HÌNH CHĂN NUÔI LỢN THỊT HỮU CƠ (2 LỨA/NĂM)

 

 

 

1,011,160.0

 

328,260.0

 

682,900.0

 

1

Chi phí thực hiện mô hình (100 con/lứa)

con

100.0

 

487,700.0

 

146,250.0

 

341,450.0

QĐ 54/QĐ-BNN-KHCN; NĐ 83/2018/ NĐ-CP

-

Lợn giống

con

100.0

1,700.0

170,000.0

0

0.0

100

170,000.0

-

Thức ăn cho lợn thịt giai đoạn 20kg-Xuất chuồng (175kg/con)

Kg

17,500.0

14.0

245,000.0

50

122,500.0

50

122,500.0

-

Vacxin (6 liều/con)

Liều

600.0

20.0

12,000.0

50

6,000.0

50

6,000.0

-

Acid hữu cơ (2 lọ/con)

Lọ

200.0

150.0

30,000.0

50

15,000.0

50

15,000.0

-

Chất sát trùng đã pha loãng theo quy định (15 lít/con)

Lít

1,500.0

1.0

1,500.0

50

750.0

50

750.0

 

 

Men chế phẩm khử mùi trong chăn nuôi (0,4kg/con)

kg

40

100

4,000

50

2,000

50

2,000

 

-

Công lao động

Công

210.0

120.0

25,200.0

0

0.0

100

25,200.0

 

2

Thuê cán bộ CĐKT (01 người x 6 tháng x 2 lứa/năm)

Tháng

12.0

1,490.0

17,880.0

100

17,880.0

0

0.0

NĐ 83/2018/ NĐ-CP

II

MÔ HÌNH CHĂN NUÔI GÀ THỊT HỮU CƠ (2 LỨA/NĂM)

 

 

 

474,760.0

 

231,260.0

 

243,500.0

 

1

Chi phí thực hiện mô hình (2000 con/lứa)

con

2,000.0

 

219,500.0

 

97,750.0

 

121,750.0

QĐ 54/QĐ-BNN-KHCN; NĐ 83/2018/ NĐ-CP

-

Gà giống thương phẩm

con

2,000.0

18.0

36,000.0

50

18,000.0

50

18,000.0

-

Thức ăn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thức ăn hỗn hợp cho gà từ 0- 3 tuần tuổi (0,7kg/con)

Kg

1,400.0

14.0

19,600.0

50

9,800.0

50

9,800.0

 

Thức ăn hỗn hợp cho gà từ 4 tuần tuổi - xuất chuồng (4,5kg/con)

Kg

9,000.0

12.0

108,000.0

50

54,000.0

50

54,000.0

-

Vacxin cho gà thương phẩm (4 liều/con)

Liều

8,000.0

0.8

6,400.0

50

3,200.0

50

3,200.0

-

Acid hữu cơ (30 lọ/điểm)

Lọ

30.0

150.0

4,500.0

50

2,250.0

50

2,250.0

-

Chất sát trùng đã pha loãng theo quy định (0,5 lít/con)

Lít

1,000.0

1.0

1,000.0

50

500.0

50

500.0

 

 

Men chế phẩm khử mùi trong chăn nuôi (0,1kg/con)

kg

200

100

20,000

50

10,000

50

10,000

 

-

Công lao động

Công

200.0

120.0

24,000.0

0

0.0

100

24,000.0

 

2

Thuê cán bộ CĐKT (01 người x 6 tháng x 2 lứa/năm)

Tháng

12.0

1,490.0

17,880.0

100

17,880.0

0

0.0

NĐ 83/2018/ NĐ-CP

 

TỔNG CỘNG:

 

 

 

1,485,920.0

0.0

559,520.0

0.0

926,400.0

 

 

PHỤ BIỂU 06.

DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẬP THỂ VÀ MÃ SỐ, MÃ VẠCH CHO 01 SẢN PHẨM HÀNG HÓA
(Kèm theo Quyết định số: 2573/QĐ-UBND ngày 21/10/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Đơn giá (1.000 đồng)

Thành tiền (1.000 đồng)

Căn cứ áp dụng

I

Đăng ký nhãn hiệu

 

 

 

30,000

1

Tư vấn lập hồ sơ, đăng ký thành lập Hợp tác xã (Tổ hợp tác)

Phí

1.0

1,500.0

1,500.0

Căn cứ Thông tư: 02/2015/TT-BLĐTBXH tại điều 3 khoản 3 điểm a

2

Thiết kế logo

Cái

3.0

2,500.0

7,500.0

Tính theo chi phí thực tế

3

Thiết kế mẫu nhãn hiệu tập thể

Cái

3.0

2,000.0

6,000.0

Tính theo chi phí thực tế

4

Vẽ bản đồ khu vực tương ứng nhãn hiệu tập thể

Cái

1.0

5,000.0

5,000.0

Tính theo chi phí thực tế

5

Tư vấn lập hồ sơ và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể

Nhãn hiệu

1.0

10,000.0

10,000.0

Tính theo chi phí thực tế

II

Đăng ký mã số, mã vạch

 

 

 

30,400.0

 

 

Nguồn gốc mã Qrcode (Truy xuất nguồn gốc

Mã QR

10,000

1

6,000

Tính theo chi phí thực tế

 

Phôi tem điện tử truy xuất nguồn gốc

Số lượng

10,000

1

10,000

Tính theo chi phí thực tế

 

Lập hồ sơ đăng ký mã số mã vạch

công

5

800

4,000

Căn cứ Thông tư: 02/2015/TT-BLĐTBXH

 

Phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số, mã vạch (đăng ký MSMV)

dịch vụ

1

8,000

8,000

Tính theo chi phí thực tế

 

Phí duy trì mã số, mã vạch

Năm

3.0

800.0

2,400.0

Tính theo chi phí thực tế

 

Cộng:

 

 

 

60,400.0

 

 

PHỤ BIỂU 07.

DỰ TOÁN KINH PHÍ IN BAO BÌ, TEM CHỐNG HÀNG GIẢ
(Kèm theo Quyết định số: 2573/QĐ-UBND ngày 21/10/2019 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Đơn giá (đồng)

Thành tiền (1.000 đồng)

Căn cứ áp dụng

I

Mô hình sản xuất rau hữu cơ

 

 

 

12,000.0

 

1

In bao bì loại 1 kg/túi: 600.000 cái/năm x 3 năm

Nghìn cái

60.0

100.0

6,000.0

Tính theo chi phí thực tế

2

Tem chống hàng giả

Nghìn cái

60.0

100.0

6,000.0

II

Mô hình sản xuất ba kích hữu cơ

 

 

 

9,450.0

 

1

Làm hộp bao bì loại 1 kg/Hộp

Nghìn hộp

4.5

2,000,0

9,000.0

Tính theo chi phí thực tế

2

Tem chống hàng giả

Nghìn cái

4.5

100.0

450.0

III

Mô hình sản xuất trà hoa vàng hữu cơ

 

 

 

41,850.0

 

1

Làm hộp bao bì loại 0,1 kg/Hộp: 4.500 hộp/năm x 3 năm

Nghìn hộp

13.5

3,000.0

40,500.0

Tính theo chi phí thực tế

2

Tem chống hàng giả

Nghìn cái

13.5

100.0

1,350.0

IV

Mô hình chăn nuôi lợn thịt hữu cơ

 

 

 

1,420.0

 

1

In bao bì loại 1 kg/túi, 100 con/lứa x 2 lứa/nămx100kg/con x 70% tỷ lệ thành phẩm

Cái

1,400.0

1,000.0

1,400.0

Tính theo chi phí thực tế

2

Tem chống hàng giả

Cái

200.0

100.0

20.0

VI

Mô hình chăn nuôi gà thịt hữu cơ

 

 

 

2,200.0

 

1

In bao bì loại 1 con/túi: 1.000 con/lứa x 2 lứa/năm

Cái

2,000.0

1,000.0

2,000.0

Tính theo chi phí thực tế

2

Tem chống hàng giả

Cái

2,000.0

100.0

200.0

 

Cộng

 

 

 

66,920.0

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2573/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch sản xuất nông nghiệp hữu cơ và theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2022

  • Số hiệu: 2573/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 21/10/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Người ký: Nguyễn Văn Khước
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/10/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản