- 1Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013
- 2Luật Xây dựng 2014
- 3Nghị định 84/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- 4Luật ngân sách nhà nước 2015
- 5Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 6Luật Quy hoạch 2017
- 7Nghị định 87/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 8Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
- 9Nghị định 151/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản công
- 10Luật Đầu tư công 2019
- 11Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- 12Nghị định 40/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư công
- 13Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
- 14Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- 15Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 16Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
- 17Thông tư 65/2021/TT-BTC quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 18Nghị định 99/2021/NĐ-CP quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2469/QĐ-BTC | Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU 3 QUYẾT ĐỊNH SỐ 1206/QĐ-BTC NGÀY 26/07/2018 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH VỀ PHÂN CẤP, ỦY QUYỀN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CÔNG, ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ KIỂM TRA, KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG ĐƠN VỊ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH THUỘC BỘ TÀI CHÍNH
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015;
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020;
Căn cứ Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017;
Căn cứ Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019;
Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 44/2013/QH13 ngày 26/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 84/2014/NĐ-CP ngày 08/9/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ ;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công;
Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 65/2021/TT-BTC ngày 29/7/2021 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 Quyết định số 1206/QĐ-BTC ngày 26/07/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về phân cấp, ủy quyền quản lý tài chính, tài sản công, đầu tư xây dựng, ứng dụng công nghệ thông tin và kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong đơn vị dự toán ngân sách thuộc Bộ Tài chính như sau:
“1. Bộ trưởng Bộ Tài chính:
1.1. Hướng dẫn, cụ thể hóa cơ chế, chính sách, chế độ, định mức do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành trong lĩnh vực đầu tư xây dựng để thực hiện thống nhất trong nội bộ ngành Tài chính.
1.2. Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ quốc gia theo Luật Quy hoạch và Luật Dự trữ quốc gia.
1.3. Quyết định và quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công:
a) Dự án nhóm B, C sử dụng vốn từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN).
b) Dự án nhóm A, B, C sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước thuộc Bộ Tài chính; dự án nhóm A sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên thuộc Bộ Tài chính; dự án nhóm A, B sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thuộc Bộ Tài chính.
1.4. Thông báo danh mục và kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn nguồn NSNN được cấp có thẩm quyền giao cho Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật đầu tư công.
1.5. Quyết định giao danh mục, kế hoạch vốn hàng năm (gồm giao đầu năm và điều chỉnh, bổ sung trong năm) đối với vốn đầu tư công, vốn bảo dưỡng, sửa chữa công trình Xây dựng sử dụng dự toán chi thường xuyên và các nguồn vốn hợp pháp khác của các đơn vị thuộc Bộ (trừ vốn bảo dưỡng, sửa chữa từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư thuộc Bộ Tài chính và trường hợp quy định tại tiết a điểm 2.1 khoản 2 Điều này).
1.6. Giao nhiệm vụ tổ chức lập quy hoạch và phê duyệt dự toán nhiệm vụ quy hoạch theo quy định. Giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư dự án đầu tư công.
1.7. Quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết định đầu tư và quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành:
a) Dự án nhóm A và các dự án đầu tư tại cơ quan Bộ Tài chính sử dụng vốn từ nguồn NSNN:
b) Dự án nhóm A, B, C sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước thuộc Bộ Tài chính, trừ dự án bảo dưỡng, sửa chữa công trình xây dựng sử dụng dự toán chi thường xuyên của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính.
Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ xem xét ủy quyền cho Thủ trưởng đơn vị quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành từng dự án cụ thể.
1.8. Báo cáo Bộ Tài chính (Vụ Đầu tư) về quyết toán vốn đầu tư công nguồn NSNN theo niên độ ngân sách hằng năm, tình hình quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành trong năm theo quy định.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài chính:
2.1. Tổng cục trưởng và tương đương (Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước):
a) Quyết định giao danh mục, kế hoạch hằng năm (gồm giao đầu năm và điều chỉnh, bổ sung trong năm) vốn bảo dưỡng, sửa chữa các công trình xây dựng sử dụng dự toán chi thường xuyên của đơn vị.
b) Quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết định đầu tư và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành dự án nhóm B, C sử dụng vốn từ nguồn NSNN; quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết định đầu tư và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa công trình xây dựng có tổng mức đầu tư từ 500 triệu đồng trở lên sử dụng dự toán chi thường xuyên của đơn vị theo quy định.
2.2. Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công thuộc Bộ Tài chính (Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Tổng biên tập Thời báo Tài chính Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Tài chính, Giám đốc Nhà Xuất bản Tài chính, Giám đốc Học viện Tài chính, Giám đốc trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính, Hiệu trưởng trường Đại học Tài chính - Kế toán, Hiệu trưởng trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh. Hiệu trưởng trường Đại học Tài chính - Marketing):
a) Quyết định chủ trương đầu tư, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn đầu tư công từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị: Dự án nhóm A, B, C của đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; Dự án nhóm B, C của đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên; Dự án nhóm C của đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
b) Quyết định đầu tư, điều chỉnh quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành dự án nhóm B, C sử dụng vốn từ nguồn NSNN; dự án nhóm A, B, C sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị. Quyết định đầu tư và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa công trình xây dựng có tổng mức đầu tư từ 500 triệu đồng trở lên sử dụng dự toán chi thường xuyên của đơn vị theo quy định.
2.3. Thủ trưởng các đơn vị khác thuộc Bộ (Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Chánh văn phòng Bộ Tài chính) quyết định đầu tư và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa công trình xây dựng có tổng mức đầu tư từ 500 triệu đồng trở lên sử dụng dự toán chi thường xuyên của đơn vị theo quy định.
3. Đối với các dự án sử dụng nhiều nguồn vốn, trong đó có sử dụng vốn từ nguồn NSNN thì thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định dự án đầu tư và quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành thực hiện theo quy định như đối với dự án sử dụng vốn từ nguồn NSNN.
4. Đối với chủ trương đầu tư dự án do Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công thuộc Bộ quyết định, các đơn vị báo cáo Bộ Tài chính (qua Cục Kế hoạch - Tài chính) trước khi phê duyệt. Cục Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và tài liệu liên quan.
5. Ngay sau khi phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh (nếu có): Chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án, thiết kế, dự toán dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu và hợp đồng đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công; quyết định đầu tư dự án hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật, kế hoạch vốn đối với dự án bảo dưỡng, sửa chữa công trình xây dựng, các đơn vị gửi 01 bàn kèm theo hồ sơ, tài liệu liên quan về Cục Kế hoạch - Tài chính.
6. Trách nhiệm của các đơn vị:
6.1. Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính:
a) Thực hiện nhiệm vụ tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý thống nhất về công tác quản lý đầu tư xây dựng trong các đơn vị của Bộ Tài chính.
b) Chủ trì thẩm định, thẩm tra các nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính trong quản lý đầu tư xây dựng, tổng hợp trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định.
c) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung được phân cấp của các đơn vị thuộc Bộ. Tổng hợp, đề xuất báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, điều chỉnh, bổ sung (nếu có) quy định về phân cấp đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và yêu cầu công tác quản lý đầu tư xây dựng của Bộ Tài chính.
6.2. Thủ trưởng các đơn vị được nêu tại khoản 2 Điều này:
a) Thực hiện thẩm quyền về quản lý đầu tư xây dựng được giao tại Quyết định này, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục của pháp luật và của Bộ Tài chính: chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật đối với việc thực hiện thẩm quyền được giao.
b) Chỉ đạo tổ chức thực hiện tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng theo quy định trong phạm vi được giao quản lý, bao gồm: đề xuất và đề xuất điều chỉnh (nếu có) kế hoạch đầu tư công trung hạn: nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư: dự toán nhiệm vụ quy hoạch; kế hoạch vốn hằng năm; tình hình thực hiện dự án; kết quả giải ngân; quyết toán vốn đầu tư công theo niên độ; quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành; giám sát đầu tư. Tổ chức lập, thẩm định, thẩm tra, trình cấp có thẩm quyền theo phân cấp phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, dự án đầu tư, quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành và các nội dung khác theo quy định của pháp luật. Tổng hợp hồ sơ gửi Cục Kế hoạch - Tài chính theo quy định tại khoản 5 Điều này.
Đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính tại điểm 1.7 khoản 1 Điều này, Thủ trưởng các đơn vị tổ chức thẩm định, rà soát chi tiết, chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, đúng quy định của pháp luật hiện hành trước khi gửi Cục Kế hoạch - Tài chính thẩm định trình Bộ phê duyệt; đối với các gói thầu tư vấn thẩm định giá, kiểm toán độc lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, khi lựa chọn nhà thầu các đơn vị phối hợp với Cục Kế hoạch - Tài chính (cơ quan thẩm định) để lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực và uy tín.
Đối với dự án được Bộ trưởng Bộ Tài chính ủy quyền quyết định đầu tư, quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành, Thủ trưởng đơn vị được ủy quyền chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật. Bộ trưởng Bộ Tài chính, cơ quan thanh tra, kiểm toán và các cơ quan liên quan khác về nội dung được ủy quyền.
c) Kịp thời đề xuất, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính (qua Cục Kế hoạch - Tài chính) xem xét điều chỉnh, bổ sung quy định về phân cấp phù hợp quy định của pháp luật, yêu cầu công tác của đơn vị”.
Điều 2. Quy định chuyển tiếp
1. Đối với dự án đã phê duyệt quyết định đầu tư trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư công, đầu tư xây dựng và phân cấp, ủy quyền tại Quyết định số 1206/QĐ-BTC ngày 26/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Đối với dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước thuộc Bộ Tài chính, trường hợp điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư, dự án đầu tư sau ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo thẩm quyền quy định tại Quyết định này.
2. Đối với dự án đầu tư đã hoàn thành thủ tục lập, thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi trước ngày Quyết định này có hiệu lực nhưng chưa phê duyệt thì thẩm quyền quyết định phê duyệt thực hiện theo quy định tại Quyết định này.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Chánh văn phòng Bộ Tài chính, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Chỉ thị 03/CT-BGTVT năm 2021 về tăng cường công tác quản lý tài chính, tài sản, ngân sách nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải
- 2Quyết định 496/QĐ-BTP năm 2022 quy định về phân cấp, ủy quyền quản lý tài chính, tài sản công, mua sắm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin và đầu tư công của Bộ Tư pháp
- 3Chỉ thị 06/CT-VKSTC năm 2022 về tăng cường công tác quản lý tài chính, tài sản công trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 4Công văn 5752/BTC-ĐT năm 2023 về rà soát vướng mắc Nghị định 28/2021/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành
- 5Công văn 4853/BCT-TCCB năm 2023 về khảo sát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và chuyên môn nghiệp vụ gắn với yêu cầu chuyển đổi số do Bộ Công thương ban hành
- 6Quyết định 899/QĐ-BTC năm 2024 quy định về phân cấp quản lý tài chính, tài sản công, đầu tư xây dựng, ứng dụng công nghệ thông tin và kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Bộ Tài chính
- 1Quyết định 1206/QĐ-BTC năm 2018 về phân cấp, ủy quyền quản lý tài chính, tài sản công, đầu tư xây dựng, ứng dụng công nghệ thông tin và kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong đơn vị dự toán ngân sách thuộc Bộ Tài chính
- 2Quyết định 899/QĐ-BTC năm 2024 quy định về phân cấp quản lý tài chính, tài sản công, đầu tư xây dựng, ứng dụng công nghệ thông tin và kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Bộ Tài chính
- 1Luật dự trữ quốc gia 2012
- 2Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013
- 3Luật Xây dựng 2014
- 4Nghị định 84/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- 5Luật ngân sách nhà nước 2015
- 6Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 7Luật Quy hoạch 2017
- 8Nghị định 87/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 9Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
- 10Nghị định 151/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản công
- 11Luật Đầu tư công 2019
- 12Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- 13Nghị định 40/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư công
- 14Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
- 15Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- 16Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 17Chỉ thị 03/CT-BGTVT năm 2021 về tăng cường công tác quản lý tài chính, tài sản, ngân sách nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải
- 18Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
- 19Thông tư 65/2021/TT-BTC quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 20Nghị định 99/2021/NĐ-CP quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công
- 21Quyết định 496/QĐ-BTP năm 2022 quy định về phân cấp, ủy quyền quản lý tài chính, tài sản công, mua sắm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin và đầu tư công của Bộ Tư pháp
- 22Chỉ thị 06/CT-VKSTC năm 2022 về tăng cường công tác quản lý tài chính, tài sản công trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 23Công văn 5752/BTC-ĐT năm 2023 về rà soát vướng mắc Nghị định 28/2021/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành
- 24Công văn 4853/BCT-TCCB năm 2023 về khảo sát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và chuyên môn nghiệp vụ gắn với yêu cầu chuyển đổi số do Bộ Công thương ban hành
Quyết định 2469/QĐ-BTC năm 2022 sửa đổi Điều 3 Quyết định 1206/QĐ-BTC về phân cấp, ủy quyền quản lý tài chính, tài sản công, đầu tư xây dựng, ứng dụng công nghệ thông tin và kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong đơn vị dự toán ngân sách thuộc Bộ Tài chính
- Số hiệu: 2469/QĐ-BTC
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/11/2022
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Nguyễn Đức Chi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/11/2022
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết