Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2418/QĐ-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 13 tháng 9 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CẬP NHẬT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ, SỰ CỐ HẠT NHÂN CẤP TỈNH TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03/6/2008;

Căn cứ Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN ngày 08/10/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân;

Căn cứ Quyết định số 1414/QĐ-BKHCN ngày 15/6/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt kế hoạch ứng phó sự c bức xạ, sự cố hạt nhân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 55/TTr-SKHCN ngày 20/8/2019,

QUYT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Cập nhật Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân cấp tỉnh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Điều 2. Giao Sở Khoa học và Công nghệ - Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch.

Điều 3. Quyết định này thay thế Quyết định số 2261/QĐ-UBND ngày 23/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Ban Chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân cấp tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Khoa học và Công nghệ (b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Cục An toàn bức xạ và hạt nhân;
- Trung tâm Công báo - Tin học tỉnh;
- Sở Khoa học và Công nghệ (t/h);
- Lưu: VT, VX5

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Tuấn

 

CẬP NHẬT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ, SỰ CỐ HẠT NHÂN CẤP TỈNH TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2418/QĐ-UBND ngày 13 tháng 9 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cần thiết

Triển khai nhiệm vụ theo Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN ngày 08/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân cấp tỉnh và được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt (Quyết định số 1414/QĐ-BKHCN ngày 15/6/2015). Theo đó, Tỉnh đã thành lập Ban Chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ huy), hàng năm thực hiện kế hoạch tuyên truyền, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tăng cường năng lực, nghiệp vụ ứng phó sự cố và định kỳ tổ chức diễn tập công tác ứng phó sự cố với thành phần là các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước và các tổ chức có liên quan.

Thời gian qua, Ban Chỉ huy đã kịp thời tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo xử lý một số sự cố bức xạ như: kẹt nguồn phóng xạ sử dụng trong hoạt động thăm dò khai thác dầu khí, phối hợp Cục ATBXHN xử lý bảo đảm an toàn nguồn phóng xạ vô chủ,... Qua đó đã chủ động trong triển khai công việc liên quan, không để xảy ra các sự cố nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.

Để tăng cường hiệu quả việc phối hợp đồng bộ và hiệp đồng trong ứng phó sự cố giữa các cơ quan, đơn vị thì việc rà soát, cập nhật, bổ sung kế hoạch ứng phó sự cố với các tình huống sự cố mới và xây dựng kịch bản ứng phó là một phần không thể thiếu trong hoạt động ứng phó sự cố, bảo đảm tính sẵn sàng chuẩn bị ứng phó và ứng phó nhằm đáp ứng với tình hình thực tiễn công việc bức xạ trên địa bàn tỉnh, góp phần giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố và thiệt hại do các sự cố gây ra.

2. Căn c pháp lý

Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03/6/2008;

Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử;

Thông tư 01/2019/TT-BKHCN ngày 30/5/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ;

Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN ngày 08/10/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân;

Thông tư số 24/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành và thực hiện “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về An toàn bức xạ - Phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ”;

Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 10/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo đảm an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ;

Quyết định số 1414/QĐ-BKHCN ngày 15/6/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu;

Chỉ thị số 4050/CT-BKHCN ngày 04/11/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc tăng cường công tác quản lý an toàn, an ninh nguồn phóng xạ;

Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 29/7/2015 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc tăng cường công tác quản lý an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

II. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU

1. Mục đích

Tăng cường nhận thức về các nguy cơ về bức xạ và tầm quan trọng của công tác ứng phó ứng sự cố từ đó chủ động trong các tình huống ứng phó, kịp thời huy động được lực lượng, phương tiện kỹ thuật phù hợp với mức độ sự cố và đề ra được các phương án xử lý thích hợp, đảm bảo không để hoặc hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại đến con người cũng như môi trường.

2. Yêu cầu

- Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị (sau đây gọi chung là đơn vị) tham gia các hoạt động ứng phó sự cố bức xạ cấp tỉnh (công tác diễn tập, công tác ứng phó sự c,...) phải phối hợp chặt chẽ dưới sự chỉ huy chung của Trưởng ban Ban Chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ định.

- Phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có vai trò trong hoạt động ứng phó sự cố.

- Các tổ chức liên quan coi đây là hoạt động quan trọng và phải thường xuyên sẵn sàng triển khai ứng phó khi có sự cố xảy ra trên địa bàn tỉnh.

- Hoạt động ứng phó sự cố phải thực hiện đúng các quy trình và quy định của pháp luật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân.

III. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG BỨC XẠ VÀ ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ MẤT AN TOÀN, AN NINH NGUỒN PHÓNG XẠ

1. Tình hình hoạt động bc xạ

Trên địa bàn tỉnh, trong y tế hiện có 53 cơ sở sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán bệnh với tổng số 103 thiết bị X-quang (thống kê đến tháng 12/2018), đa số là các thiết bị cố định, có thể kiểm soát điều kiện phát tia (tia X), nguồn phát bức xạ gây ra liều chiếu xạ thấp (60 mGy đi với thiết bị chụp cắt lớp vi tính) nên việc quản lý và bảo đảm an toàn bức xạ được thuận lợi hơn. Trong công nghiệp, hiện có 37 cơ sở bức xạ với 505 nguồn phóng xạ và 74 thiết bị bức xạ các loại được sử dụng: khoan thăm dò, khai thác dầu khí, kiểm soát chất lượng sản phẩm, đo lường trong sản xuất công nghiệp, đo bề dày sản phẩm, đo mực chất lỏng, đo mức nước thép trong khuôn đúc,...; và có trên 40 nguồn phóng xạ chụp ảnh phóng xạ không phá hủy của 05 cơ sở bức xạ ngoài tỉnh thường xuyên vận chuyển, sử dụng và lưu giữ tại địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, hiện có 01 tổ chức hoạt động sản xuất Zirconium và phát sinh chất thải rắn chứa nhân phóng xạ tự nhiên được Công ty TNHH Sông Xanh vận chuyển và lưu giữ tại Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (do Cục ATBXHN cp phép lưu giữ lâu dài). Theo thống kê đến tháng 09/2018, khối lượng chất thải rắn chứa nhân phóng xạ tự nhiên đang được lưu giữ tập trung đến 2.129 tấn.

Qua đó, Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh có số lượng nguồn phóng xạ tương đối nhiều so với các tỉnh khác trên cả nước, với đặc thù ứng dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực công nghiệp khác nhau, vì vậy công tác quản lý, biện pháp đảm bảo an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ luôn cần được quan tâm sâu sát.

2. Áp dụng kế hoạch ứng phó sự cố

Kế hoạch ứng phó sự cố cấp tỉnh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được áp dụng khi có sự cố bức xạ thuộc nhóm tình huống 4 quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008; hoặc sự cố xảy ra thuộc nhóm tình huống 1, 2 và 3 quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 nhưng vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở bức xạ (cấp cơ sở).

- Phối kết hợp kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân của tỉnh, thành phố lân cận khi có yêu cầu.

- Đối với sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân vượt quá khả năng ứng phó của cấp tỉnh sẽ được áp dụng Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp Quốc gia.

3. Phân nhóm nguồn phóng xạ

Để đánh giá nguy cơ mất an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ, cần phân nhóm các nguồn phóng xạ và xem xét, phân tích các khả năng, tình huống có thể xảy ra sự cố. Nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh có mức hoạt độ tương ứng thuộc nhóm 2, 3, 4 và 5 được phân loại theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ (QCVN 06:2010/BKHCN) của Bộ Khoa học và Công nghệ, cụ thể:

a) Nhóm nguồn phóng xạ 2 (nhóm 2)

Nguồn phóng xạ có hoạt độ cao, được sử dụng để thăm dò, khai thác dầu khí, chụp ảnh không phá hủy,... Nếu tiếp xúc với nhóm nguồn này khi không có các biện pháp bảo vệ thích hợp như: không kiểm soát thời gian, không có che chắn hoặc tiếp xúc ở khoảng cách quá gần thì nguy cơ bị bỏng phóng xạ hoặc thậm chí dẫn đến tử vong. Các nguồn phóng xạ nhóm 2 thường được vận chuyển ra công trường để chụp ảnh phóng xạ hay vận chuyển ra giàn khoan để thăm dò, khai thác dầu khí. Do đó, khả năng xảy ra sự cố trong vận chuyển và tại công trường là cao hơn so với các hoạt động sử dụng nguồn phóng xạ cố định.

b) Nhóm nguồn phóng xạ 3, 4 và 5 (nhóm 3, 4 và 5)

Nguồn phóng xạ có hoạt độ thấp, ít ảnh hưởng hơn so với các nguồn phóng xạ thuộc nhóm 2 nhưng có nguy cơ gây ra mất an ninh trong trường hợp bị thất lạc, lấy cắp sẽ có thể gây ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe nhân dân, nguy hại đến môi trường sống lâu dài.

4. Nguy cơ mất an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ

a) Nguy xảy ra sự cố do mất an toàn bức xạ

- Sự cố trong quá trình vận chuyển nguồn phóng xạ;

- Nguy cơ sự cố khi sử dụng nguồn phóng xạ trong hoạt động thăm dò giếng khoan; vận chuyển bằng máy bay, tàu thuyền ra ngoài giàn khoan đối với các cơ sở trong ngành dầu khí;

- Sự cố tại Cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ khác có phạm vi ảnh hưởng ra bên ngoài Cơ sở;

- Nguồn phóng xạ bị thất lạc.

b) Nguy cơ xảy ra sự cố do mất an ninh nguồn phóng xạ

Cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ bị đột nhập trái phép và mất cắp nguồn phóng xạ hoặc bị phá hoại làm phát tán phóng xạ ra môi trường, gây nhiễm bẩn khu vực.

c) Nguy cơ khác

- Sử dụng thiết bị phát tán phóng xạ (bom bẩn) gây ra tình huống bạo động trong những sự kiện lớn của tỉnh, sử dụng thiết bị phát tán phóng xạ, nguồn phóng xạ tại các khu vực tập trung đông dân cư: chợ, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, khu hành chính của tỉnh và các khu vực ngoại giao.

- Sự cố có liên quan đến chất thải phóng xạ nói chung và chất thải rắn chứa nhân phóng xạ tự nhiên làm phát tán chất phóng xạ ra môi trường nước ngầm, không khí,... dẫn đến ô nhiễm phóng xạ ảnh hưởng trên khu vực rộng.

- Nguy cơ gây ra sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân từ tỉnh, thành phố lân cận có ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh.

5. Một số tình huống sự cố và kịch bản ứng phó sự cố

a) Một số tình huống sự cố

Trên cơ sở phân nhóm các nguồn phóng xạ và xác định các nguy cơ sự cố, trên địa bàn tỉnh có thể có một số tình huống xảy ra gây nguy cơ mất an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ như sau:

Stt

Tình huống

Nguyên nhân

Biện pháp khắc phục

1

Phát hiện thấy nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ nằm ngoài môi trường (có chủ hoặc vô chủ).

Hoạt động buôn bán, lưu giữ trái phép nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ

Đánh giá an toàn bức xạ, thu hồi, đưa về nơi cất giữ theo quy định.

2

Nguồn phóng xạ bị mất cắp.

Cơ sở bức xạ thực hiện quản lý nguồn phóng xạ không theo quy trình an ninh, thiếu ý thức về bảo đảm an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ.

Tìm kiếm và thu hồi; thực hiện tẩy xạ (nếu cần thiết).

3

Thiết bị chứa nguồn phóng xạ nguy hiểm bị nấu chảy, bị cháy.

Không kiểm soát phóng xạ đối với nguồn phế liệu từ các Cơ sở mua bán, sản xuất, tái chế kim loại màu hoặc Cơ sở bức xạ không tuân thủ đúng quy trình phòng cháy - chữa cháy.

Thực hiện kiểm soát, đo lường bức xạ, thu hồi, tẩy xạ, không để phóng xạ phát tán diện rộng.

4

Nguồn phóng xạ (nguồn kín hoặc nguồn hở) bị rơi ra môi trường.

Không tuân thủ đúng các quy trình - quy phạm kỹ thuật khi vận hành thiết bị kiểm tra không phá hủy, trong vận chuyển nguồn phóng xạ bằng đường bộ, đường biển.

Thu hồi nguồn;

Tẩy xạ i với nguồn phóng xạ hở).

5

Phát hiện thấy mức phông bức xạ gia tăng (trong không khí, nước, lương thực thực phẩm hoặc các sản phẩm khác).

Chất phóng xạ, chất thải phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên bị rò rỉ từ các Cơ sở bức xạ; nguồn phóng xạ vô chủ; từ các tai nạn nhà máy điện hạt nhân ngoài biên giới.

Tìm kiếm, thu hồi và tẩy xạ; hạn chế phóng xạ phát tán diện rộng; khuyến cáo hạn chế sử dụng lương thực, thực phẩm bị nhiễm phóng xạ.

b) Một số kịch bản ứng phó sự cố

- Kịch bản ứng phó sự cố đối với tình huống vận chuyển nguồn phóng xạ kín (bao gồm vận chuyển trên đất liền, trên không, trên biển trong địa bàn tỉnh).

- Kịch bản ứng phó sự cố đối với tình huống mất an ninh do sự thiếu hiểu biết, do đột nhập trái phép lấy cắp, phá hoại nguồn phóng xạ tại Cơ sở bức xạ.

- Kịch bản ứng phó sự cố đối với việc phát hiện, thu gom nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát (bao gồm sự cố trong tỉnh và sự cố đến từ ngoài tỉnh).

- Kịch bản ứng phó sự cố bức xạ đối với tình huống cháy, nổ có liên quan đến nguồn phóng xạ tại Cơ sở hoạt động bức xạ.

- Kịch bản ứng phó sự cố bức xạ đối với tình huống có liên quan đến chất thải rắn chứa nhân phóng xạ tự nhiên (tình huống mới bổ sung).

IV. CƠ CẤU TỔ CHỨC, TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ SỰ CỐ

1. Các t chức tham gia trong hoạt động ứng phó sự cố

a) Các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh

- Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh;

- Công an tỉnh;

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;

- Sở Khoa học và Công nghệ;

- Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Sở Y tế;

- Sở Công Thương;

- Sở Tài chính;

- Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh;

- Sở Thông tin và Truyền thông;

- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.

b) Cơ quan hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn an toàn bức xạ

- Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật An toàn bức xạ và ứng phó sự cố;

- Trung tâm Đánh giá không phá hủy;

- Trung tâm Hạt nhân thành phố Hồ Chí Minh;

- Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

c) Cơ quan có đội hỗ trợ kỹ thuật ứng phó sự cố

- Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro;

- Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Chi nhánh Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí;

- Công ty TNHH thử không phá hủy QIS.

d) Cơ quan phối hp

- Cục Hải quan tỉnh;

- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;

- Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn;

- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh;

- Báo Bà Rịa - Vũng Tàu;

- Bệnh viện Lê Lợi, Bệnh viện Bà Rịa;

- Trung tâm y tế thuộc các huyện, thị xã, thành phố;

- Trạm y tế các phường, xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh;

- Các tổ chức chính trị xã hội khác (khi có yêu cầu): Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên, ...

đ) Cơ sở bức xạ để xảy ra sự cố

Cơ sở bức xạ để xảy ra sự cố phải có trách nhiệm huy động tối đa nguồn lực của mình vào tham gia, phối hợp xử lý sự cố.

e) Cơ quan hỗ trợ

- Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

- Cục An toàn bức xạ và hạt nhân;

- Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam;

- Viện Khoa học kỹ thuật và hạt nhân;

- Viện Nghiên cứu hạt nhân (Đà Lạt).

- Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ hạt nhân và ứng phó sự cố (Văn phòng đại diện phía Nam).

2. Sơ đồ t chức, phối hợp hoạt động ứng phó sự cố bức xạ cấp tỉnh

3. Ban chỉ huy, thành viên Ban chỉ huy và văn phòng thường trực

a) Ban chỉ huy: Ban Chỉ huy có nhiệm vụ tham mưu UBND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ như sau:

- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền và hướng dẫn các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ và hạt nhân;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án diễn tập ứng phó sự cố bức xạ trên địa bàn tỉnh;

- Chuẩn bị về nhân lực, vật tư, phương tiện và trang thiết bị sẵn sàng ứng phó sự cố bức xạ;

- Tổ chức thực hiện việc lồng ghép nội dung chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;

- Hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân trên địa bàn tỉnh;

- Tổ chức thường trực, chỉ huy công tác ứng phó sự cố trên địa bàn tỉnh;

- Tổng hợp, thống kê và đánh giá thiệt hại do sự cố gây ra;

- Chỉ đạo, đề xuất thực hiện các phương án ứng phó theo kế hoạch khi xảy ra sự cố để nhanh chóng khắc phục sự cố, giảm nhẹ thiệt hại;

- Phối hợp với địa phương lân cận trong trường hợp sự cố xảy ra có liên quan đến địa bàn tỉnh;

- Bảo đảm trang bị, huy động đủ phương tiện, thiết bị để phục vụ tốt công tác ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân trên địa bàn tỉnh;

- Huy động nhân lực, phương tiện của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ trên địa bàn tỉnh để tham gia, hỗ trợ ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân;

- Báo cáo Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và yêu cầu hỗ trợ khi sự cố vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh; Huy động nhân lực, phương tiện của tỉnh theo điều động của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

- Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh về sự cố xảy ra trên địa bàn tỉnh trong trường hợp nghiêm trọng;

- Báo cáo Bộ KH&CN về sự cố xảy ra trên địa bàn tỉnh.

b) Thành viên Ban Chỉ huy

Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên Ban Chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân cấp tỉnh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Trưởng ban Ban chỉ huy UPSCBX phân công.

c) Văn phòng thường trực của Ban Chỉ huy

Văn phòng thường trực của Ban Chỉ huy được đặt tại trụ sở của Sở Khoa học và Công nghệ hoặc địa điểm khác theo sự chỉ đạo của Trưởng ban Ban Chỉ huy; Được trang bị đầy đủ các thiết bị, phương tiện thông tin liên lạc, tài liệu hỗ trợ ứng phó sự cố; thực hiện công tác tiếp nhận thông tin sự cố, tham mưu ứng phó sự cố, điều phối hoạt động ứng phó sự cố theo chỉ đạo của Trưởng ban.

d) Công tác tiếp nhận thông tin sự cố

Thông tin sự cố được tiếp nhận qua các kênh thông tin như sau:

- Số điện thoại đường dây nóng: (0254) 3727 899

- Văn phòng thường trực - Sở Khoa học và Công nghệ:

Điện thoại: (0254) 3852484 Fax: (0254) 3853 557

- Công an tỉnh: (0254) 3856 689

- Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy tỉnh: (0254) 3810 755

- Địa chỉ thư điện tử: sokhcn@baria-vungtau.gov.vn

4. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành tham gia ứng phó sự cố

Theo kế hoạch đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt tại Quyết định số 1414/QĐ-BKHCN ngày 15/6/2015, trách nhiệm chính của các sở, ban, ngành tham gia ứng phó sự cố như sau:

a) Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN)

- Là Văn phòng thường trực giúp Ban Chỉ huy tham mưu, tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình;

- Hướng dẫn, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan để quản lý và thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố;

- Là đầu mối, phối hợp với cơ quan hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn an toàn bức xạ giúp Ban Chỉ huy thực hiện việc ứng phó và khắc phục sự cố;

- Tham mưu giúp UBND tỉnh báo cáo Bộ KH&CN về tình hình sự cố bức xạ xảy ra trên địa bàn tỉnh;

- Tập hợp tài liệu về quy trình, tình huống sự cố, xây dựng kế hoạch diễn tập định kỳ hàng năm và trình Ban Chỉ huy xem xét, tổ chức diễn tập. Kế hoạch diễn tập hàng năm phải được UBND tỉnh phê duyệt;

- Hàng năm, thực hiện quan trắc phông bức xạ trên địa bàn tỉnh để cập nhật cơ sở dữ liệu phông bức xạ (Bản đồ phông bức xạ môi trường); thực hiện quan trắc phóng xạ sau ứng phó sự cố;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Chỉ huy yêu cầu.

b) Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh

- Chủ trì, phối hợp tổ chức sơ tán người và tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm.

- Phối hợp Sở KH&CN tổ chức, tham gia diễn tập ứng phó sự cố theo kế hoạch.

- Sẵn sàng tham gia ứng cứu và xử lý các tình huống khẩn cấp theo yêu cầu của Ban Chỉ huy.

c) Công an tỉnh

- Bảo đảm công tác an ninh, trật tự tại khu vực xảy ra sự cố. Tiến hành các biện pháp nghiệp vụ thu thập chứng cứ, điều tra nguyên nhân gây ra sự cố.

- Chỉ đạo công tác chữa cháy tại khu vực có liên quan đến sự cố. Phối hợp Sở KH&CN cùng với cơ quan hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn an toàn bức xạ thực hiện xác minh và lập hàng rào kiểm soát an toàn khu vực sự cố.

- Phối hợp Sở KH&CN tổ chức, tham gia diễn tập ứng phó sự cố theo kế hoạch.

- Sẵn sàng tham gia, phối hợp ứng phó sự cố và cứu nạn theo yêu cầu của Ban Chỉ huy.

d) Sở Y tế

- Tổ chức và phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện việc chẩn đoán, điều trị cho những người có nguy cơ bị ảnh hưởng của sự cố bức xạ.

- Chỉ đạo, điều động lực lượng thực hiện các biện pháp cấp cứu và điều trị người bị chiếu xạ, nhiễm xạ.

- Thực hiện quản lý hồ sơ bệnh án của các nạn nhân, những người tham gia ứng phó sự cố.

- Chủ trì việc thực hiện các biện pháp bảo vệ, hạn chế tiêu thụ, phân phối lương thực, thực phẩm trong khu vực có phát tán chất phóng xạ.

- Phối hợp Sở KH&CN tổ chức, tham gia diễn tập ứng phó sự cố theo kế hoạch.

- Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn y tế khác do Ban Chỉ huy phân công.

đ) Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp Sở KH&CN và đơn vị có liên quan thực hiện công tác tẩy xạ, khắc phục ô nhiễm môi trường; lập báo cáo đánh giá ảnh hưởng tác động về môi trường sau sự cố bức xạ khi có yêu cầu của Ban Chỉ huy.

- Phối hợp Sở KH&CN tổ chức, tham gia diễn tập ứng phó sự cố theo kế hoạch.

- Sẵn sàng hỗ trợ nhân lực và thiết bị kỹ thuật tham gia ứng cứu và xử lý các tình huống khẩn cấp theo yêu cầu của Ban Chỉ huy.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Chỉ huy yêu cầu.

e) Sở Thông tin và Truyền thông

- Thực hiện công tác truyền tin, thông báo chính xác, kịp thời các thông tin về sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân; các chủ trương, mệnh lệnh, chỉ thị về ứng phó và khắc phục hậu quả sự cố bức xạ của Trung ương và UBND tỉnh.

- Phối hợp Sở KH&CN tổ chức, tham gia diễn tập ứng phó sự cố theo kế hoạch.

- Phối hợp các cơ quan chuyên môn xây dựng chương trình, kế hoạch thường xuyên tuyên truyền, phổ biến kiến thức cơ bản về an toàn bức xạ và ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân.

- Sẵn sàng hỗ trợ nhân lực và thiết bị kỹ thuật tham gia ứng cứu và xử lý các tình huống khẩn cấp theo yêu cầu của Ban Chỉ huy.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Chỉ huy yêu cầu.

g) Sở Tài chính

- Tham mưu cho UBND tỉnh đảm bảo nguồn ngân sách phục vụ đầu tư trang thiết bị, hoạt động ứng phó sự cố, kế hoạch tổ chức diễn tập và công tác đào tạo tập huấn hàng năm theo quy định.

- Phối hợp Sở KH&CN tổ chức, tham gia diễn tập ứng phó sự cố theo kế hoạch.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Chỉ huy yêu cầu.

h) Sở Công Thương

- Đôn đốc các Cơ sở mua bán phế liệu kim loại, các Cơ sở luyện cán thép đóng trên địa bàn tỉnh về ý thức cảnh giác và phối hợp kiểm soát chặt chẽ đối với hàng hóa phế liệu kim loại nhập khẩu có tiềm ẩn nguồn phóng xạ bị thất lạc, nằm ngoài kiểm soát lẫn trong phế liệu sắt thép.

- Phối hợp Sở KH&CN tổ chức, tham gia diễn tập ứng phó sự cố theo kế hoạch.

- Sẵn sàng hỗ trợ nhân lực và thiết bị kỹ thuật tham gia ứng cứu và xử lý các tình huống khẩn cấp theo yêu cầu của Ban Chỉ huy.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Chỉ huy yêu cầu.

i) Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh

- Sẵn sàng huy động các lực lượng ứng phó sự cố tại chỗ của các Cơ sở trong Khu công nghiệp của tỉnh cho công tác ứng phó sự cố; hỗ trợ nhân lực và thiết bị kỹ thuật tham gia ứng cứu và xử lý các tình huống khẩn cấp theo yêu cầu của Ban Chỉ huy.

- Phối hợp với Sở KH&CN tổ chức, tham gia diễn tập ứng phó sự cố theo kế hoạch.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Chỉ huy yêu cầu.

k) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Tham mưu, đề xuất Ban Chỉ huy các biện pháp và giải pháp liên quan đến công tác an toàn lao động trong hoạt động đối với các cơ sở bức xạ.

- Phối hợp Sở KH&CN tổ chức, tham gia diễn tập ứng phó sự cố theo kế hoạch.

- Sẵn sàng hỗ trợ nhân lực và thiết bị kỹ thuật tham gia ứng cứu và xử lý các tình huống khẩn cấp theo yêu cầu của Ban Chỉ huy.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Chỉ huy yêu cầu.

l) Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chng thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh

- Phối hợp Sở KH&CN tham mưu Trưởng ban Ban chỉ huy báo cáo về sự cố và yêu cầu Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ đối với sự cố vượt quá năng lực ứng phó của tỉnh.

- Phối hợp Sở KH&CN tổ chức, tham gia diễn tập ứng phó sự cố theo kế hoạch.

- Sẵn sàng hỗ trợ nhân lực và thiết bị kỹ thuật tham gia ứng cứu và xử lý các tình huống khẩn cấp theo yêu cầu của Ban Chỉ huy.

5. Trách nhiệm của cơ quan hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn về an toàn bức xạ

- Chủ trì việc đo suất liều, đánh giá nhiễm bẩn bức xạ tại hiện trường, tư vấn để xác định có sự cố bức xạ hay không và đưa ra khuyến cáo lập vành đai an toàn.

- Phối hợp xác định và lập hàng rào kiểm soát vùng nguy hiểm (khoanh vùng đm bảo an toàn, an ninh) tại hiện trường.

- Tư vấn việc thực hiện thu gom nguồn phóng xạ kín đưa về nơi an toàn.

- Chủ trì, phối hợp thu gom nguồn phóng xạ hở đưa về nơi an toàn.

- Hỗ trợ điều động lực lượng, phương tiện, vật tư tham gia, phối hợp ứng phó sự cố khi có yêu cầu từ Ban chỉ huy.

6. Trách nhiệm của các cơ quan phi hp

a) Cục Hải quan tỉnh

- Thực hiện công tác quản lý đối với các nguồn phóng xạ xuất nhập cảnh theo quy định.

- Kiểm tra, giám sát phóng xạ đối với các hàng hóa nhập khẩu. Phát hiện và thông báo cho Ban chỉ huy các trường hợp nghi vấn về phóng xạ hoặc xảy ra sự cố phóng xạ.

- Hỗ trợ điều động lực lượng, phương tiện, vật tư tham gia phối hợp ứng phó sự cố khi có yêu cầu từ Ban chỉ huy.

b) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ huy, đôn đốc UBND phường, xã, thị trấn thực hiện các yêu cầu trợ giúp và khắc phục sự cố.

- Quản lý, duy trì địa điểm sơ tán đảm bảo hoạt động hiệu quả trong ứng phó sự cố theo phân công của Ban chỉ huy.

- Hỗ trợ điều động lực lượng, phương tiện, vật tư tham gia phối hợp hoạt động ứng phó sự cố khi có yêu cầu từ Ban chỉ huy.

c) Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi xảy ra sự cố

- Chỉ huy lực lượng công an phường, xã, thị trấn và lực lượng có liên quan nhanh chóng thiết lập ban đầu vành đai an toàn, kiểm soát an ninh khu vực sự cố theo yêu cầu của Ban Chỉ huy.

- Phối hợp di chuyển và sơ tán dân chúng đến nơi tập kết an toàn theo các phương án hành động đã xây dựng.

- Hỗ trợ điều động lực lượng, phương tiện, vật tư tham gia phối hợp hoạt động ứng phó sự cố khi có yêu cầu từ Ban chỉ huy.

d) Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu

Thực hiện công tác truyền tin, thông tin chính xác, kịp thời về sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân theo chỉ đạo của Ban chỉ huy.

đ) Bệnh viện và Trung tâm y tế các cấp

- Tiếp nhận và trợ giúp y tế cho những người bị tổn thương bức xạ, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phóng xạ theo quy định.

- Xây dựng và áp dụng trong trường hợp xảy ra sự cố đối với các quy trình điều trị cho bệnh nhân bị chiếu xạ quá liều, bệnh nhân bị nhiễm bẩn phóng xạ, quy trình xử lý nhiễm độc phóng xạ. Tham gia tư vấn ý kiến các chuyên gia bức xạ để đảm bảo an toàn trong điều trị bệnh nhân bị nhiễm bẩn phóng xạ.

- Hỗ trợ điều động lực lượng, phương tiện, vật tư tham gia phối hợp hoạt động ứng phó sự cố khi có yêu cầu từ Ban chỉ huy.

e) Tổ chức quần chúng khác

Hỗ trợ điều động lực lượng, phương tiện, vật tư tham gia phối hợp hoạt động ứng phó sự cố khi có yêu cầu từ Ban chỉ huy.

7. Trách nhiệm của Cơ sở bức xạ để xảy ra sự cố

- Thông báo ngay cho cơ quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, Ủy ban nhân dân, cơ quan công an nơi xảy ra sự cố khi có sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân.

- Triển khai kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở để khắc phục sự cố, hạn chế sự lan rộng, hạn chế hậu quả, tổ chức cấp cứu người bị nạn, cô lập nơi nguy hiểm, kiểm soát an ninh.

- Xác định vị trí xảy ra sự cố, đánh giá nguyên nhân, tính chất và khả năng diễn biến sự cố tương ứng với nhóm tình huống quy định tại Điều 82 Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03/6/2008 để áp dụng các biện pháp ứng phó sự cố. Cung cấp thông tin, tài liệu, tạo các điều kiện hỗ trợ cần thiết cho việc khắc phục và điều tra nguyên nhân xảy ra sự cố.

- Cơ sở để xảy ra sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 87, Điều 88 Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03/6/2008.

V. Công tác chuẩn bị ứng phó

1. Nguồn nhân lực

- Các sở, ban, ngành có thành viên tham gia Ban Chỉ huy ứng phó sự cố cấp tỉnh phải tổ chức lực lượng thường trực để sẵn sàng tiếp nhận thông tin và huy động lực lượng tham gia ứng phó sự cố.

- Khi có sự cố xảy ra, các cơ quan, tổ chức tham gia ứng phó sự cố có trách nhiệm huy động nguồn nhân lực phải đảm bảo có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và sức khỏe khi tham gia ứng phó sự cố.

2. Trang thiết bị

a) Các phương tiện phục vụ công tác ứng phó sự cố bức xạ bao gồm:

- Thiết bị thông tin liên lạc;

- Thiết bị dò tìm chất phóng xạ;

- Thiết bị kiểm tra và xử lý nhiễm bẩn chất phóng xạ;

- Các thiết bị bảo hộ cá nhân (quần áo, trang bị bảo hộ; liều kế,...);

- Trang thiết bị gắp nguồn phóng xạ;

- Thiết bị (container) chứa nguồn phóng xạ;

- Thiết bị cứu nạn, sơ cứu, vận chuyển trong y tế;

- Phương tiện vận chuyển chuyên dùng cho ứng phó sự cố;

- Các phương tiện, trang thiết bị khác có liên quan.

b) Huy động trang thiết bị, phương tiện

Ban Chỉ huy có thể huy động các phương tiện, dụng cụ, công cụ...cần thiết cho hoạt động ứng phó sự cố. Trong trường hợp khẩn cấp có thể áp dụng phương thức trưng dụng các phương tiện, công cụ, dụng cụ phục vụ cho việc ứng phó sự cố từ các tổ chức có liên quan.

VI. Hoạt động ứng phó sự cố

1. Nguyên tc hoạt động ứng phó sự c

a) Nguyên tắc tối ưu

- Nhanh chóng, kịp thời (thời gian);

- Khoảng cách;

- Che chắn.

b) Nguyên tắc luận chứng

- Tiếp nhận và xử lý thông tin ban đầu về sự cố theo đúng quy trình, phải bảo đảm thông tin phục vụ công tác ứng phó ban đầu liên tục, an toàn.

- Tổ chức sơ tán, cấp cứu người bị nạn nhanh chóng và kịp thời.

- Hạn chế sự cố lan rộng, cô lập khu vực nguy hiểm và kiểm soát an toàn, an ninh khu vực, hạn chế hậu quả khi có sự cố xảy ra.

c) Nguyên tắc chỉ huy

- Trưởng ban Ban Chỉ huy là người chỉ huy cao nhất trong hoạt động ứng phó sự cố và được quy định trong kế hoạch ứng phó sự cố; các nguyên tắc chỉ huy hành chính hàng ngày thông thường không áp dụng trong tình huống ứng phó sự cố.

- Các đơn vị tham gia ứng phó sự cố phải phối hợp chặt chẽ trong quá trình ứng phó, phải tuân thủ kế hoạch ứng phó và sự chỉ huy của Trưởng ban Ban Chỉ huy.

d) Nguyên tắc khác

- Kiểm soát được diễn biến sự cố;

- Ngăn chặn, giảm thiểu hậu quả tại hiện trường;

- Cung cấp các biện pháp cứu trợ ban đầu;

- Các biện pháp can thiệp được đề xuất phải bảo đảm mang lại nhiều lợi ích hơn thiệt hại.

2. Mức báo động ứng phó sự cố

Mức báo động đối với nhóm nguy cơ xảy ra được phân mức báo động theo Thông tư số 25/2014/TT-BKHCN ngày 08/10/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ, bao gồm các mức báo động tương ứng với sự nghiêm trọng tăng dần, cụ thể:

a) Mức báo động cấp 1

Mức báo động khi có một trong các tình huống sự cố sau:

Sự cố xảy ra trong cơ sở với nguồn phóng xạ kín thuộc nhóm 3, 4 và 5.

Sự cố xảy ra với nguồn phóng xạ nhóm 3, 4 và 5 nằm ngoài kiểm soát.

Sự cố xảy ra và có thể gây suất liều chiếu xạ không quá 50 mSv/h.

Sự cố xảy ra và không có chất phóng xạ bị phát tán, không có nhiễm bẩn phóng xạ.

Sự cố xảy ra và không có khả năng xuất hiện hiệu ứng sinh học tất định.

Sự cố xảy ra và không có người dân bị chiếu xạ quá liều.

Sự cố xảy ra tại hai tỉnh trở lên không có nhiễm bẩn phóng xạ, không gây thiệt hại đối với con người và môi trường.

Sự cố xảy ra ngoài khu vực biên giới có ảnh hưởng không đáng kể tới Việt Nam.

b) Mức báo động cấp 2

Là mức báo động khi có một trong các tình huống sự cố sau:

- Sự cố chưa có thông tin rõ ràng.

- Sự cố xảy ra trong cơ sở với nguồn phóng xạ thuộc nhóm 2 và nhóm 3 hoặc nguồn phóng xạ hở.

- Sự cố xảy ra với nguồn phóng xạ nhóm 1 và nhóm 2 nằm ngoài kiểm soát.

- Sự cố xảy ra và có thể gây suất liều chiếu xạ không quá 01 Sv/h.

- Sự cố xảy ra và có chất phóng xạ bị phát tán, có nhiễm bẩn phóng xạ trên phạm vi nhỏ.

- Sự cố xảy ra và có khả năng xuất hiện hiệu ứng sinh học tất định.

- Sự cố liên quan đến vận chuyển nguồn phóng xạ, sự cố bạo động, khủng bố bằng chất phóng xạ;

- Sự cố xảy ra và có người dân bị chiếu xạ liều cao.

- Sự cố xảy ra ngoài biên giới nhưng ảnh hưởng tới môi trường, lương thực, thực phẩm tiêu thụ ở Việt Nam.

c) Mức báo động cấp 3

Là mức báo động khi có một trong các tình huống sự cố sau:

- Sự cố xảy ra và có thể gây suất liều chiếu xạ trên 01 Sv/h.

- Sự cố xảy ra và có chất phóng xạ bị phát tán, có nhiễm bẩn phóng xạ trên phạm vi rộng.

- Sự cố xảy ra và có xuất hiện hiệu ứng sinh học tất định.

- Sự cố xảy ra tại tỉnh khác nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng tới địa phương gây nhiễm bẩn trên diện rộng.

d) Vượt khả năng ứng phó sự cố

- Sự cố đặc biệt nghiêm trọng và ngoài khả năng ứng phó sự cố cấp tỉnh của địa phương như:

- Sự cố nhà máy điện hạt nhân ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh.

- Sự cố rò rỉ phóng xạ tại các Cơ sở chiếu xạ công nghiệp, y học hạt nhân (nếu có).

3. Cách thức điều động nguồn lực theo mức báo động

a) Mức báo động cấp 1

- Các thành viên trong Ban Chỉ huy chưa cần triệu tập.

- Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ huy chỉ huy trực tiếp toàn bộ hoạt động ứng phó sự cố.

- Huy động lực lượng ứng phó sự cố ở mức quy mô nhỏ theo các kịch bản đã được xây dựng.

- Tổ chức đánh giá diễn biến sự cố để có các biện pháp chỉ huy và triển khai phù hợp với các mức báo động.

- Báo cáo cho Trưởng ban Ban Chỉ huy về tình hình sự cố, các biện pháp đã thực hiện để khôi phục lại trạng thái an toàn.

b) Mức báo động cấp 2

- Một số thành viên trong Ban Chỉ huy được triệu tập theo yêu cầu của Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ huy.

- Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ huy chỉ huy toàn bộ ứng phó sự cố ở mức báo động này.

- Huy động lực lượng ứng phó sự cố ở mức quy mô trung bình theo các kịch bản đã được xây dựng.

- Đánh giá liên tục mức độ sự cố để có chỉ huy và triển khai phù hợp.

c) Mức báo động cấp 3

- Tất cả các thành viên trong Ban Chỉ huy được triệu tập.

- Trưởng ban Ban Chỉ huy chỉ huy toàn bộ hoạt động ứng phó sự cố đối với mức báo động này.

- Trưởng ban Ban Chỉ huy phối hợp cùng các cơ quan Trung ương để điều hành ứng phó sự cố mức này.

- Khi cần thiết có thể yêu cầu sự hỗ trợ từ các địa phương lân cận và hỗ trợ ứng phó từ kế hoạch ứng phó Cấp quốc gia.

d) Đối với sự cố vượt khả năng ứng phó sự cố cấp tỉnh

- Báo cáo về sự cố bức xạ và yêu cầu hỗ trợ từ Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ KH&CN, Quân đội, các địa phương khác.

- Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện ứng phó theo kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân cấp Quốc gia.

4. Các giai đoạn ứng phó sự cố

Các giai đoạn thực hiện ứng phó được triển khai theo trình tự sau:

a) Giai đoạn 1: Tiếp nhận và xử lý thông tin

Bước 1: Tổ chức, cá nhân phát hiện sự cố bức xạ hoặc các vấn đề có liên quan đến phóng xạ thông báo về đầu mối tiếp nhận thông tin sự cố theo thông tin tại điểm d mục 3 phần IV của kế hoạch này.

Bước 2: Khi tiếp nhận thông tin, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy xử lý thông tin về sự cố, hướng dẫn bảo vệ ban đầu cho Tổ chức, cá nhân phát hiện sự cố bức xạ khoanh vùng an toàn, kiểm soát diễn biến sự cố,...; thông báo cho Phó Trưởng ban thường trực;

Bước 3: Phó Trưởng Ban thường trực cử chuyên viên Sở KH&CN phối hợp đơn vị kỹ thuật tác nghiệp ứng phó nhanh chóng triển khai đến hiện trường để quan trắc suất liều bức xạ khu vực xảy ra sự cố.

Bước 4: Căn cứ suất liều chiếu xạ, chuyên viên Sở KH&CN và đơn vị kỹ thuật xác định mức độ báo động, đề xuất Phó Trưởng Ban thường trực cách thức điều động tương ứng.

Bước 5: Phó Trưởng ban thường trực báo cáo Trưởng Ban Chỉ huy xem xét và có văn bản điều động, triệu tập các thành viên Ban Chỉ huy tương ứng.

Bước 6: Trưởng ban Ban Chỉ huy triệu tập các thành viên Ban Chỉ huy bổ nhiệm người Chỉ huy ứng phó tại hiện trường và quyết định thành phần lực lượng ứng phó đầu tiên.

b) Giai đoạn 2: Thông báo và huy động nguồn lực và triển khai ứng phó

Bước 1: Lực lượng ứng phó đầu tiên thực hiện ngay các hành động (áp dụng cho mức báo động cp 2 và 3): Khoanh vùng an toàn; Chỉ dẫn đảm bảo an toàn cho người dân.

Bước 2: Huy động các cơ quan phối hợp, hỗ trợ tham gia ứng phó sự cố:

- Công an, chính quyền địa phương nơi xảy ra sự cố phối hợp công tác ứng phó sự cố, bảo vệ trật tự, an ninh, khoanh vùng, phân luồng giao thông,...trước khi các lực lượng ứng phó khác đến hiện trường.

- Cơ quan hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn an toàn bức xạ phối hợp đánh giá chính xác mức độ nguy hiểm của sự cố để xác định các bước triển khai thích hợp; đánh giá tình huống sự cố để tham mưu các biện pháp xử lý, giải pháp khắc phục và báo cáo Chỉ huy ứng phó tại hiện trường.

- Cơ sở có đội hỗ trợ ứng phó sự cố được điều động phối hợp ứng phó sự cố thực hiện các hành động ứng phó phù hợp với kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở đã được Cục An toàn bức xạ và hạt nhân thẩm định, phê duyệt.

- Các tổ chức, cá nhân được điều động sẽ khởi động ứng phó sự cố theo trách nhiệm và quyền hạn của mình, phù hợp với quy trình đã được xây dựng. Quy trình này do tổ chức tham gia ứng phó tự xây dựng.

Thời gian các nguồn lực khởi động kế hoạch ứng phó sự cố chậm nhất là 3 giờ từ khi nhận được thông báo.

d) Giai đoạn 4: Tiến hành các biện pháp can thiệp tại hiện trường

- Chỉ huy ứng phó tại hiện trường điều hành toàn bộ các lực lượng tham gia ứng phó thực hiện các biện pháp can thiệp xử lý, khắc phục sự cố như:

+ Khoanh vùng an toàn;

+ Sơ tán người dân, hướng dẫn đảm bảo an toàn cho công chúng;

+ Tổ chức cấp cứu người bị nạn;

+ Kiểm soát an toàn, an ninh khu vực;

+ Hạn chế sự cố lan rộng, hạn chế hậu quả;

+ Yêu cầu hỗ trợ thêm (nếu cần);

+ Tiến hành hoạt động xử lý phù hợp với tình huống sự cố nhằm thu hồi nguồn phóng xạ, tẩy xạ.

- Chỉ huy ứng phó tại hiện trường phối hợp cơ quan, lực lượng tham gia ứng phó sự cố đánh giá, xem xét quá trình ứng phó để tham mưu cho Trưởng ban Ban Chỉ huy quyết định kích hoạt mức ứng phó cao hơn hoặc yêu cầu trợ giúp ứng phó sự cố từ Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

đ) Giai đoạn 5: Kết thúc hoạt động ứng phó và chuẩn bị kế hoạch khắc phục dài hạn

- Các cơ quan, lực lượng tham gia ứng phó sự cố tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động ứng phó sự cố và thông tin đến Chỉ huy ứng phó tại hiện trường để công bố kết thúc hoạt động ứng phó sự cố tại hiện trường.

- Chỉ huy ứng phó tại hiện trường tổ chức đánh giá và kiểm soát nhiễm xạ cho toàn bộ các nhân viên của cơ quan, lực lượng tham gia ứng phó và các nhân viên khác nghi ngờ có nhiễm xạ trong quá trình ứng phó sự cố tại hiện trường; kiểm tra nhiễm xạ các thiết bị, công cụ, khu vực được đánh giá có nguy cơ bị nhiễm xạ.

- Chỉ huy ứng phó tại hiện trường tham mưu cho Ban Chỉ huy việc kết thúc hoạt động ứng phó sự cố, lập kế hoạch khắc phục môi trường và bảo vệ công chúng theo tiêu chí kết thúc hoạt động ứng phó sự cố.

e) Giai đoạn 6: Báo cáo

- Báo cáo trong sự cố: Ban Chỉ huy báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân tỉnh khi có sự cố xảy ra trên địa bàn tỉnh; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về sự cố xảy ra trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu.

- Báo cáo sau sự cố:

+ Ban Chỉ huy tổng kết về sự cố, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Khoa học và Công nghệ và Thủ tướng Chính phủ.

+ Nội dung báo cáo: thông tin về sự cố, hoạt động ứng phó sự cố, đánh giá thiệt hại, chi phí khắc phục sự cố và xác định trách nhiệm xử lý sau sự cố.

+ Thời gian gửi báo cáo trong vòng 05 ngày sau khi kết thúc hoạt động ứng phó sự cố và lập kế hoạch khắc phục môi trường và bảo vệ công chúng.

5. Công tác thông tin trong hoạt động ứng phó

- Trong ứng phó sự cố, Chỉ huy ứng phó tại hiện trường cung cấp kịp thời các thông tin, khuyến cáo và chỉ dẫn liên quan đến các biện pháp bảo vệ con người và môi trường cho các cơ quan, lực lượng tham gia ứng phó sự cố.

- Ban Chỉ huy chỉ định người phát ngôn chính thức để cung cấp thông tin cần thiết cho công chúng và báo chí.

- Kênh thông tin từ loa đài phát thanh địa phương (nếu có) khu vực xảy ra sự cố cung cấp các bản tin theo sự chỉ đạo của Ban Chỉ huy ứng phó sự cố.

- Đài phát thanh, truyền hình và phương tiện thông tin khác đưa các bản tin chính thức do Ban Chỉ huy ứng phó cung cấp để liên tục cập nhật cho nhân dân theo dõi về tình hình sự cố, các hành động cần thực hiện để bảo vệ con người và môi trường, các biện pháp cần thiết để giảm bớt ảnh hưởng của sự cố.

- Cơ quan, lực lượng tham gia ứng phó sự cố tuân thủ nguyên tắc thống nhất khi cung cấp thông tin cho dân chúng và phương tiện truyền thông.

6. Phối hợp với các địa phương khác khi có sự cố bức xạ

Thông báo cho các địa phương có liên quan về sự cố xảy ra trên địa bàn:

- Ban Chỉ huy thông báo ngay cho Ban Chỉ huy ứng phó sự cố hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố lân cận nơi có thể bị ảnh hưởng từ sự cố xảy ra trên địa bàn tỉnh để có kế hoạch phối hợp ứng phó sự cố thích hợp.

- Thông tin, thông báo rõ ràng và cụ thể, trong đó có nguyên nhân xảy ra, đánh giá mức độ nguy hiểm sự cố, khuyến cáo các biện pháp ứng phó, đề nghị phối hợp trợ giúp.

- Phối hợp tiến hành hỗ trợ ứng phó sự cố trên cơ sở thỏa thuận giữa Ủy ban nhân dân tỉnh với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố lân cận.

VII. KINH PHÍ

- Kinh phí thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân cấp tỉnh được xây dựng và tổng hợp vào nguồn chi sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm của Sở Khoa học và Công nghệ.

- Theo chức năng và nhiệm vụ, các sở, ban, ngành là thành viên Ban Chỉ huy chủ động đề xuất danh mục (mô tả tại điểm a mục 2 phần V của kế hoạch này) và kinh phí mua sắm trang thiết bị, phương tiện, vật tư phù hợp với ngành, lĩnh vực được giao, tham gia công tác ứng phó sự cố bức xạ, tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.

VIII. Tổ chức thực hiện

1. Công tác đào tạo, diễn tập ứng phó sự cố

- Sở Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ tuyên truyền, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về an toàn bức xạ, ứng phó sự cố bức xạ cho các thành viên Ban Chỉ huy, cơ quan phối hợp và tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ có liên quan trên địa bàn tỉnh.

- Định kỳ 02 năm/lần, Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Chỉ huy tổ chức diễn tập các tình huống, kịch bản ứng phó sự cố theo Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân được cơ quan cấp trên phê duyệt, ban hành.

2. Công tác xem xét, cập nhật, bổ sung kế hoạch

- Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, cập nhật bổ sung kế hoạch ứng phó với các tình huống sự cố có khả năng xảy ra trên địa bàn tỉnh.

- Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân cấp tỉnh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được xem xét cập nhật định kỳ 02 năm/lần hoặc tùy theo tình hình diễn biến của hoạt động công việc bức xạ trên địa bàn tỉnh.

3. Mối quan hệ giữa kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ với kế hoạch ứng phó sự cố khác

- Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ được xây dựng dựa trên các nguy cơ tiềm ẩn về bức xạ.

- Khi tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố khác mà có xuất hiện sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân thì kế hoạch ứng phó sự cố được kích hoạt với trình tự, thủ tục và huy động nguồn lực theo kế hoạch này. Tùy theo mức độ của sự cố, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân được tiến hành độc lập hoặc là một bộ phận của Kế hoạch ứng phó sự cố khác.

- Khi thực hiện hoạt động ứng phó sự cố liên quan đến tỉnh, thành phố lân cận, Ban Chỉ huy có sự bàn bạc với Ban Chỉ huy của tỉnh, thành phố lân cận để phối hợp, huy động nguồn lực cần thiết thực hiện ứng phó sự cố.

4. Tổ chức thực hiện

- Các thành viên Ban Chỉ huy, các sở, ban, ngành và các tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ có liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này.

- Sở Khoa học và Công nghệ - Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy chịu trách nhiệm theo dõi và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện Kế hoạch.

Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc hoặc chưa phù hợp, các sở, ban, ngành chủ động đề xuất với Sở Khoa học và Công nghệ - Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân cho phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2418/QĐ-UBND năm 2019 về cập nhật Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân cấp tỉnh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

  • Số hiệu: 2418/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 13/09/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Người ký: Trần Văn Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản