Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 2399/QĐ-UB-KT

TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 5 năm 1997

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BẢO VỆ, GÂY NUÔI, KHAI THÁC SỬ DỤNG VÀ KINH DOANH ĐỘNG VẬT RỪNG HOANG DÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994 ;
- Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ban hành ngày 19-8-1991;
- Căn cứ Nghị định số 18/HĐBT ngày 17-01-1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý bảo vệ ;
- Căn cứ Chỉ thị số 359/TTg ngày 29-5-1996 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã ;
- Căn cứ Nghị định số 77/CP ngày 29-11-1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chánh trong lãnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố ;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.- Động vật rừng hoang dã (viết tắt là ĐVR) nêu trong Quyết định này bao gồm các loài thú có nguồn gốc sống tự nhiên hoang dã ở trong rừng, các loài chim tự nhiên và động vật bò sát hoang dã (không bao gồm các loài gia cầm, gia súc, vật nuôi thông thường trong nhà, các loài ếch, nhái, cua, chuột).

ĐVR được chia làm 3 nhóm (theo danh sách đính kèm).

Điều 2. - Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân săn bắn, bẫy và các hình thức bắt, giết khác đối với tất cả ĐVR trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

- Đối với ĐVR thuộc nhóm I : nghiêm cấm săn bắt, giết dưới mọi hình thức, trường hợp đặc biệt cần săn bắt để sử dụng phải được Chính phủ cho phép.

- Đối với ĐVR thuộc nhóm II : cấm săn bắt, giết dưới mọi hình thức, trường hợp cần săn bắt phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép.

- Đối với ĐVR thuộc nhóm II : khi săn bắt, khai thác sử dụng phải theo những quy định của Ủy ban nhân dân thành phố trong quyết định này.

Điều 3. - Cấm các cá nhân, các cửa hàng, hiệu ăn, khách sạn và các tổ chức khác buôn bán chim, thú sống, thịt sống (kể các các bộ phận của chúng) hoặc chế biến những món ăn đặc sản từ động vật rừng, nếu không có giấy phép kinh doanh các mặt hàng trên được cơ quan có thẩm quyền cấp sau ngày ban hành quyết định này.

Điều 4. - Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư gây nuôi, phát triển ĐVR. Việc gây nuôi, khai thác, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm có nguồn gốc từ ĐVR phải theo các quy định sau:

1- Trưồng hợp gây nuôi với mục đích kinh doanh :

- Phải có giấy phép đăng ký kinh doanh ghi rõ chức năng nuôi, chế biến hoặc xuất khẩu ĐVR.

- Phải bảo đảm ĐVR nuôi có nguồn gốc hợp pháp và đảm bảo được các điều kiện về thức ăn, chuồng trại, vệ sinh môi trường và trình độ kỹ thuật nuôi nhất định. Giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố có văn bản hướng dẫn cụ thể về các điều kiện này.

- Phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề nuôi ĐVR do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp.

- Phải lập sổ lý lịch theo dõi (theo mẫu) về tình hình sức khoẻ của từng con hoặc đàn tùy theo đặc điểm và tính chất quý hiếm của từng loài và sổ theo dõi biến động tăng giảm của đàn, số lượng con là ông, bà, cha, mẹ, con cái trong đàn.

- Chịu sự hướng dẫn, giám sát, kiểm tra của Chi Cục Kiểm lâm, Chi Cục Thú y thành phố.

2- Trường hợp nuôi với mục đích sản xuất giống :

Phải theo đúng quy định về quản lý giống vật nuôi do Nghị định số 14/CP ngày 19-3-1996 của Chính phủ).

3- Trường hợp nuôi với mục đích nghiên cứu, thực nghiệm khoa học :

Theo quy định hiện hành của Nhà nước.

4- Trường hợp nuôi với mục đích làm vật cảnh, thú chơi :

Nếu nuôi ĐVR thuộc nhóm I và II phải khai báo với Chi Cục Kiểm lâm thành phố để được Chi Cục xem xét cấp giấy chứng nhận nuôi và lập lý lịch theo dõi.

Điều 5. - Độn vật rừng nuôi quy định tại Điều 4 của quyết định này được xác định là có nguồn gốc hợp pháp khi có các giấy tờ sau đây : 

1- Đối với ĐVR thuộc nhóm I và II :

- Giấy xác nhận nguồn gốc hợp pháp của Chi Cục Kiểm lâm sở tại hoặc biên bản kiểm tra xác nhận của Hạt Kiểm lâm sở tại kèm hóa đơn bán hàng do Bộ Tài chánh phát hành.

- Giấy nộp tiền hoặc biên lai thu thuế tài nguyên do Tổng Cục Thuế phát hành (trừ loại phát mãi sau xử lý tịch thu và ĐVR gây nuôi từ thế hệ 2 trở đi).

- Giấy phép vận chuyển đặc biệt do Cục Kiểm lâm cấp (nếu ĐVR vận chuyển vào thành phố hoặc ra khỏi thành phố).

2- Đối với ĐVR quý hiếm ở thành phố Hồ Chí Minh (thuộc nhóm III) :

- Giấy xác nhận cá nhân, đơn vị gây nuôi hợp pháp của Hạt Kiểm lâm sở tại.

- Giấy nộp tiền hoặc biên lai thu thuế tài nguyên do Tổng Cục Thuế phát hành nếu gây nuôi với mục đích kinh doanh.

Điều 6.- Đối với ĐVR chủ sở hữu đã nuôi trước ngày ban hành quyết định này nhưng không đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp như quy định ở Điều 5 thì giải quyết như sau :

1- ĐVR thuộc nhóm I và các loại gấu, sói (trừ cá sấu, rắn) :

a) Nếu nuôi trước ngày ban hành quyết định số 2955/QĐ-UB-KT ngày 10-9-1994 của Ủy ban nhân dân thành phố có xác nhận của Ủy ban nhân dân thành phố Phường-Xã hoặc đơn vị chủ quản thì cho đăng ký nuôi.

b) Nuôi sau ngày 10-9-1994 đến ngày ban hành quyết định này phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân Quận-Huyện, Hạt Kiểm lâm sở tại, phải nộp thuế tài nguyên và cho đăng ký nuôi.

2- ĐVR còn lại : Cho đăng ký nuôi.

Các tổ chức hoặc cá nhân khai báo tại Chi Cục Kiểm lâm thành phố trong vòng 90 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định này và tổ chức, cá nhân từ trước đến nay chưa vi phạm về quản lý ĐVR ở mức độ bị xử lý vi phạm hành chính trở lên, thì cho đăng ký nuôi.

- Tổ chức và cá nhân khai báo sau thời gian nói trên và các trường hợp vi phạm đã bị xử lý vi phạm hành chính trở lên, nay tái phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 7.- Chi Cục Kiểm lâm thành phố nghiên cứu quy định việc đánh dấu (đánh số hoặc đeo vòng) một số loài ĐVR thuộc nhóm I, nhóm II đã được cấp giấy chứng nhận nuôi.

Điều 8.- Việc chuyển nhượng, mua bán ĐVR nhóm I và II đã được cấp giấy chứng nhận nuôi trong phạm vi thành phố phải kèm theo hồ sơ con vật gồm:

a) Giấy chứng nhận vật nuôi của Chi Cục Kiểm lâm thành phố.

b) Lý lịch theo dõi (đối với loài phải lập lý lịch).

c) Biên lai thu thuế mua bán theo quy định của Nhà nước.

Đồng thời chủ sở hữu mới phải đăng ký với Chi Cục Kiểm lâm thành phố.

Điều 9.- Đối với các loài chim ngoài danh mục nhóm I, II, nếu nuôi với mục đích kinh doanh phải thực hiện theo mục I Điều 4 quyết định này.

Điều 10.- Khi ĐVR nuôi thuộc nhóm I, II (trừ cá sấu, rắn) bị bệnh nặng hoặc bị thương (do đánh, cắn nhau hơặc tai nạn) khó sống phải báo ngay với Chi Cục Kiểm lâm và Chi Cục Thú y để kiểm tra chữa trị. Chi Cục Thú y có trách nhiệm cử người đến khám bệnh khi nhận được tin báo của chủ nuôi.

Việc giết mổ, chế biến những con vật bị bệnh phải được Chi Cục Thú y kiểm tra cho phép trước khi giết mổ, đồng thời báo cho Chi Cục Kiểm lâm biết (đối với ĐVR nhóm I, II). Trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được tin báo Chi Cục Thú y phải cử người đến khám và xác nhận. Sau 24 giờ nhận được tin báo, nếu Chi Cục Thú y không tới thì người nuôi được giết mổ và ghi đầy đủ triệu chứng con vật vào số theo dõi (hoặc lý lịch).

Điều 11.- Khi vận chuyển thịt ĐVR (hoặc các bộ phận của chúng) từ các tỉnh vào thành phố phải kèm theo giấy xác nhận nguồn gốc hợp pháp của Chi Cục Kiểm lâm tỉnh đó và phải được Chi Cục Thú y thành phố kiểm tra phẩm chất và cho phép tiêu thụ.

Điều 12.- Các cơ sở, nhà hàng, khách sạn muốn xin cấp giấy phép kinh doanh các món ăn đặc sản và các mặt hàng sản xuất từ ĐVR phải bảo đảm các điều kiện sau :

1- Động vật rừng do gây nuôi mà có và phải chỉ rõ nơi gây nuôi hoặc nguồn cung cấp.

2- Phải đăng ký danh mục các mặt hàng kinh doanh, các món ăn đặc sản từng loài ĐVR tại Chi Cục Kiểm lâm thành phố và đề biển quảng cáo đúng theo đăng ký.

3- Phải ký cam kết không thu mua những ĐVR trôi nổi bất hợp pháp của các tổ chức hoặc cá nhân săn bắn từ tự nhiên.

4- Chịu sự kiểm tra giám sát của Chi Cục Kiểm lâm, Chi Cục Thú y thành phố và cơ quan chức năng khác của thành phố.

Việc cấp giấy phép kinh doanh nêu trên phải có thỏa thuận bằng văn bản của Chi Cục Kiểm lâm thành phố.

Điều 13.- Việc xuất nhập khẩu ĐVR theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và đúng công ước quốc tế (Cites).

Điều 14.- Động vật rừng bất hợp pháp thu giữ được qua kiểm tra, giao cho Chi Cục Kiểm lâm phối hợp với các cơ quan có liên quan để có các biện pháp chăm sóc và kiểm tra tình trạng sức khỏe, dịch bệnh. Những con bị bệnh, ốm yếu phải chữa trị ngay. Những con khỏe mạnh, bình thường phải tổ chức thả trở lại môi trường sống của chúng hoặc giao cho các đơn vị, cơ sở của Nhà nước có chức năng và đủ điều kiện để nuôi dưỡng.

Điều 15.- Tổ chức thực hiện :

1- Giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn :

- Hướng dẫn chi tiết về thủ tục đăng ký, cấp giấy phép hành nghề nuôi, khai thác kinh doanh ĐVR. Hướng dẫn danh mục ĐVR nhóm I, II phải đánh dấu, đeo vòng và lập lý lịch theo dõi.

- Phối hợp với Sở Thương mại, Sở Du lịch và Ủy ban nhân dân các Quận-Huyện rà soát để xử lý hoặc rút giấy phép các cửa hàng ở sân bay, bến cảng, ở các Quận-Huyện có buôn bán những sản phẩm như da thú, chim thú nhồi, sừng, gạc, móng vuốt, nanh, xương, mặt, ngà voi, sừng bò, trâu rừng,… và các cửa hàng, các hiệu buôn kinh doanh các món ăn đặc sản từ ĐVR.

- Tổng hợp tình hình báo cáo hàng tháng việc thực hiện quyết định này cho Ủy ban nhân dân thành phố.

2- Chi Cục Kiểm lâm, Chi Cục Quản lý thị trường, Công an thành phố, Chi Cục Thú y, các trạm, chốt thuộc ngành chức năng của Quận-Huyện phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển, tàng trữ ĐVR ở các chợ, trục giao thông, bến tàu, bến cảng, sân bay, nhà hàng và nhà tư nhân. Những trường hợp vi phạm đểu phải xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.

3- Lực lượng Công an, quản lý trật tự đô thị trong khi thi hành nhiệm vụ phải tích cực kiểm tra, xử lý các trường hợp săn bắn chim, thú tự nhiên ở ngoại thành và các quận nội thành (trên địa bàn thành phố).

4- Cục Hải quan thành phố tăng cường kiểm tra chặt chẽ việc xuất-nhập khẩu ĐVR theo đúng quy định của Nhà nước.

5- Sở Văn hóa-Thông tin, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học-Công nghệ và Môi trường, các báo, đài,… tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái nói chung và bảo vệ ĐVR nói riêng trong học sinh và các tầng lớp nhân dân. Xây dựng tập quán bảo vệ, gây nuôi ĐVR trong nhân dân thành phố.

Điều 16.- Xử lý vi phạm :

Mọi tổ chức, cá nhân vi phạm quyết định này đều bị xử phạt theo Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 17.- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các quy định trước đây của thành phố trái với quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 18.- Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các Quận-Huyện, Giám đốc các Sở : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thương mại, Công an thành phố, Du lịch, Giáo dục Đào tạo, Khoa học Công nghệ và Môi trường, Văn hóa thông tin, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Hải quan thành phố, Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục Thú y, Chi Cục Kiểm lâm và Giám đốc các Sở-Ngành và các cơ quan khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.-

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
Q. CHỦ TỊCH




Võ Viết Thanh

 

DANH MỤC

 ĐỘNG VẬT RỪNG ĐẶC SẢN HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2399/QĐ-UB-KT ngày 14-5-1997 của Ủy ban nhân dân thành phố)

- Cấm khai thác sử dụng, chế biến đặc sản từ chim, thú săn bắt tự nhiên.

- Khuyến khích gây nuôi, phát triển.

- Được sử dụng từ thế hệ con, cháu trở đi (F1, do gây nuôi, theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố.

TT

Tên Việt Nam

Tên Khoa học

Ghi chú

1

2

3

4

01

02

03

04

05

06

07

08

09

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

Dơi

Mèo rừng

Heo rừng

Trúc (Te tê)

Cheo

Nhím

Gà rừng

Chim, cò các loại

Tắc kè

Nhong cát (nhong đất)

Thằn lằn núi

Kỳ Đà

Trăn

Rắn hổ

Vích

Rùa đầm lầy, rùa núi

Rắn lục

Địa sâm (cật đất)

Chồn

Nai, mễn

Càng tôm

Càng Đước; Đồi mồi

Sóc, nhen

Rít níu

Ve sầu (ấu trùng) nhộng

Cá Chình

Ròng Ròng (dùng nuôi cá cảnh)

Bộ Chiroptera

Felidac

Sus serrofa, Suidae

Manis Favanica, Manidae

Tragulidae

Hystricidae

Lophura, polylectron

Liconiidae, pelecanidae, Anetidae (lớp Aves)

Gekkonidae

 

 

Varanus bengalensis nebulonus, V. Salvator Boidae

Elapidae, Hydrophiidae Viperidae, Ptyas Mucosus.

Chelonniidae

Emydinidae, Testudinidae, Indotestudo

 

Physcolosoma sp, Phoscoslosoma sp

Galeopithecus temminoki ; Flying Lemur

Họ Cervidae và Moschidae

Họ Aganidea

Các loài

Các loài

 

 

 

 

Các loài

Cả chim trời chim nước

 

 

 

Các loài

 

Các loài

 

 

Các loại

Ở rừng ngập mặn

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

DANH MỤC

ĐỘNG VẬT RỪNG QUÝ HIẾM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2399/QĐ-UB-KT ngày 14-5-1997 của Ủy ban nhân dân thành phố)

NHÓM I

TT

Tên Việt Nam

Tên Khoa học

Ghi chú

1

2

3

4

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

 

 

17

 

 

 

 

 

18

 

 

 

 

 

19

20

21

22

23

24

25

 

 

26

 

 

27

28

29

 

 

 

30

 

31

32

33

34

34

36

Tê giác 1 sừng

Bò tót

Bò xám

Bò rừng

Trâu rừng

Voi

Cà tong

Hươu vàng

Hươu sạ

Hổ

Báo hoa mai

Báo gấm

Gấu chó

Vọoc xám

Vọoc mũi hếch

Vọoc ngũ sắc

- Vọoc ngũ sắc Trung bộ

- Vọoc ngũ sắc Nam bộ

Vọoc đen

- Vọoc đen má trắng

- Vọoc đầu trắng

- Vọoc mông trắng

- Vọoc Hà Tĩnh

- Vọoc đen Tây Bắc

Vượn đen

- Vượn đen

- Vượn đen má trắng

- Vượn tay trắng

- Vượn đen má trắng Nam bộ

Chồn mực

Cầy vằn

Cầy gấm

Chồi dơi

Cầy vàng

Culi lùa

Sóc bay

- Sóc bay sao

- Sóc bay trâu

Sóc bay

- Sóc bay nhỏ

- Sóc bay lông tai

Sói Tây Nguyên

Công

Gà lôi

- Gà lôi

- Gà lôi lam màu đen

- Gà lôi lam màu trắng

Gà tiền

- Gà tiền

- Gà tiền mặt đỏ

Trĩ sao

Sếu cổ trụi

Cá sấu nước lợ

Cá sấu nước ngọt

Hổ mang chúa

Cá cóc Tam Đảo

Rhinoceros sondaicus

Bos gaurus

Bos sauveli

Bos banteng

Bubalus bubalis

Elephas maximus

Cervus eldi

Cervus porcinus

Moschus moschiferus

Panthera tigris

Panthera pardus

Neofelis nebulosa

Henlarctos malayanus

Trachipithecus phayrei

Rhinopithecus avunculus

 

Pygathrix nemaeus

Pygathrix nigripes

 

Presbytic francoisi francoisi

Presbytic francoisi poliocephalus

Presbytic francoisi delacouri

Presbytic francoisi hatinensis

Presbytic francoisi ap

 

Hylobates concolor concolor

Hylobates concolor leucogensis

Hylobates lar

Hylobates concolor gabrienlae

 

Arctictis binturong

Chrotogale owstoni

Prionodon pardicolor

Galeopithecus temminski

Martes flavigula

Nycticebus pigmaeus

Petaurista elegans

Petaurista lulei

 

Be lomys

Be lomys pearsoni

 

Canis aureus

Pavo muticus imperator

Lophura diardi diardi

Lophura imperialis Delacouri

Lophura diardiardi Bonoparte

 

Polyplectron bicalcaratum

Polyplectron germaini

Rheinarctia ocellata

Grus antigol

Crocodylus porosus

Crocodylus siamensis

Ophiogus hannah

Paramesotriton deloustali

 

NHÓM II

TT

Tên Việt Nam

Tên Khoa học

Ghi chú

1

 

 

 

 

2

3

 

 

4

5

6

7

8

9

10

 

Khỉ

- Khỉ cộc

- Khỉ vàng

- Khỉ mốc

- Khỉ đuôi lợn

Sơn dương

Mèo rừng

 

 

Rái cá

Gấu ngựa

Sói đỏ

Sóc đen

Phượng hoàng đất

Rùa núi vàng

Giải

 

Macaca Arctoides

Macaca Mulatta

Macaca assamensis

Macaca nemestrina

Capricornis sumatraensis

Felis bengalensis

Felis marniorata

Felis temminskii

Lutra lutra

Selenarctor thibethanus

Cuon alpinus

Ratufa bicolor

Buceros bicornis

Indotestudo elongata

Pelochelys bibroni

 

NHÓM III : Động vật rừng theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2399/QĐ-UB-KT năm 1997 về việc bảo vệ, gây nuôi, khai thác sử dụng và kinh doanh động vật rừng hoang dã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

  • Số hiệu: 2399/QĐ-UB-KT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 14/05/1997
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Võ Viết Thanh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản