Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2360/QĐ-UBND

ĐắkLắk, ngày 01 tháng 09 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUẢN LÝ LỢN ĐỰC GIỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮKLẮK

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 680/QĐ-BNN-CN , ngày 07/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt đề án tăng cường năng lực quản lý nhà nước về giống vật nuôi đến năm 2020;

Căn cứ Công văn số 10563/BNN-CN , ngày 31/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai công tác quản lý lợn đực giống và thức ăn chăn nuôi;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 82/TTr-SNNNT, ngày 08/6/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Quản lý lợn đực giống trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk.

Điều 2. Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ban hành.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NNMT.Tg

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Y Dhăm Ênuôl

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUẢN LÝ LỢN ĐỰC GIỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮKLẮK NĂM 2015

(Kèm theo Quyết định số 2360/QĐ-UBND ngày 01/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Thực hiện Quyết định số 680/QĐ-BNN-CN , ngày 07/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt đề án tăng cường năng lực quản lý nhà nước về giống vật nuôi đến năm 2020; Công văn số 10563/BNN-CN ngày 31/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc triển khai công tác quản lý lợn đực giống và thức ăn chăn nuôi; Công văn số 139/CN-GSN ngày 13/02/2015 của Cục Chăn nuôi về việc hướng dẫn quản lý lợn đực giống và thức ăn chăn nuôi năm 2015. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện quản lý lợn đực giống trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk năm 2015 với nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU:

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng lợn đực giống và thụ tinh nhân tạo lợn trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả trong chăn nuôi lợn của tỉnh.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban chỉ đạo và Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo thực hiện quản lý lợn đực giống trên địa bàn tỉnh.

2. Phổ biến, tuyên truyền các quy định quản lý và sử dụng lợn đực giống; các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác quản lý và sử dụng lợn đực giống trên địa bàn tỉnh.

3. Điều tra, thống kê thực trạng đàn lợn đực giống; các cơ sở (hộ kinh doanh) tinh lợn trên địa bàn tỉnh.

4. Điều tra, thu thập thông tin, đeo thẻ tai toàn bộ lợn đực giống hiện có.

5. Kiểm tra, đánh giá, phân loại chất lượng đàn lợn đực giống sản xuất.

6. Đánh giá và tổng kết công tác quản lý lợn đực giống năm 2015.

III. CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI

1. Thành lập Ban chỉ đạo, Tổ công tác thực hiện quản lý lợn đực giống.

- Thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh thực hiện quản lý lợn đực giống trên địa bàn tỉnh do Sở Nông nghiệp và PTNT làm trưởng ban.

- Sở Nông nghiệp và PTNT thành lập Tổ kỹ thuật bình tuyển, Tổ công tác giúp việc cho Ban chỉ đạo thực hiện quản lý chất lượng lợn đực giống; hướng dẫn phòng Nông nghiệp và PTNT (hoặc phòng Kinh tế) tham mưu cho UBND các huyện, thị xã, thành phố thành lập Tổ công tác cấp huyện thực hiện quản lý lợn đực giống trên địa bàn quản lý.

2. Tập huấn triển khai kế hoạch

a. Thành phần tham dự:

- Đại diện phòng Nông nghiệp và PTNT (hoặc phòng Kinh tế), Trạm thú y các huyện, thành phố;

- Thành viên các Tổ công tác; Cán bộ thú y các xã có hộ chăn nuôi lợn đực giống.

b. Nội dung:

- Phổ biến nội dung, thời gian thực hiện kế hoạch;

- Hướng dẫn ghi chép biểu mẫu điều tra, thống kê;

- Hướng dẫn đeo thẻ tai; điều tra, đánh giá chất lượng lợn đực giống

- Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan;

3. Thống kê nhanh toàn bộ đàn lợn đực giống, cơ sở sản xuất và kinh doanh tinh lợn trên địa bàn tỉnh

a. Yêu cầu:

Thống kê, ghi chép các thông tin của các cơ sở nuôi lợn đực giống; các cơ sở kinh doanh, phân phối tinh lợn trên địa bàn tỉnh (theo biểu mẫu thống kê nhanh).

b. Phân công thực hiện:

- Tổ công tác cấp tỉnh: soạn thảo, in ấn biểu mẫu thống kê, tổng hợp kết quả thống kê.

- Tổ công tác cấp huyện: phối hợp UBND xã, phường, thị trấn thực hiện công tác điều tra, thống kê nhanh đàn lợn đực giống trên địa bàn; tổng hợp danh sách (theo biểu mẫu) báo cáo kết quả thống kê về Tổ công tác cấp tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT)

4. Tập huấn các chủ cơ sở/hộ chăn nuôi lợn đực giống, cơ sở/hộ kinh doanh tinh lợn trên địa bàn tỉnh.

Phổ biến các nội dung cơ bản tại các Văn bản quản lý hiện hành:

- Pháp lệnh giống vật nuôi;

- Quyết định số 07/2005/QĐ-BNN ngày 31/01/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Quy định về quản lý và sử dụng lợn đực giống;

- Quyết định số 66/2002/QĐ-BNN ngày 16/7/2002 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật giống vật nuôi phải công bố;

- Quyết định số 67/2002/QĐ-BNN ngày 16/7/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định tạm thời các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đối với giống vật nuôi;

- Các văn bản khác có liên quan: Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn số 68/2006/QH11; Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn.

5. Kiểm tra, đánh giá chất lượng lợn đực giống

a. Yêu cầu:

- Điều tra kết quả sản xuất của lợn đực giống theo mục đích sử dụng với các chỉ tiêu sau:

+ Đối với đực phối giống trực tiếp: Chỉ tiêu kết quả phối giống đậu thai (Điều tra trên 10 nái được phối trong thời gian gần nhất của mỗi cá thể đực giống); Số con sơ sinh còn sống/ổ (Điều tra trên 10 ổ đẻ được phối có kết quả trong thời gian gần nhất).

+ Đối với đực khai thác phối giống nhân tạo: Kiểm tra các chỉ số V, A, C và chỉ số chung VAC của một lần khai thác (Lấy mẫu phân tích ngẫu nhiên 02 lần khai thác tinh của 02 tuần liên tiếp); chỉ số VAC trong 1 liều tinh (Lấy mẫu phân tích ngẫu nhiên 02 liều tinh của 02 lần khai thác tinh của 02 tuần liên tiếp được phân tích ở trên).

- Nhập và xử lý thông tin: Các thông tin, số liệu của Tổ công tác thu thập được nhập vào máy tính trên phần mềm Excel. Xử lý các thông tin, số liệu và đối chiếu với các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật quản lý hiện hành để đánh giá chất lượng lợn đực giống.

b. Phân công thực hiện:

- Tổ công tác cấp huyện thực hiện: Điều tra kết quả phối giống (tỷ lệ thụ thai) và số lợn con sinh ra còn sống đối với lợn đực phối trực tiếp trên địa bàn quản lý (theo biểu mẫu in sẵn). Nhập thông tin thu thập được vào máy tính trên phần mềm Excel để theo dõi và báo cáo

- Tổ kỹ thuật bình tuyển: chịu trách nhiệm bình tuyển, đánh giá ngoại hình lợn đực giống bằng cách cho điểm về đặc điểm giống và các bộ phận của cơ thể theo tiêu chuẩn quy định

- Tổ công tác cấp tỉnh thực hiện: Kiểm tra chất lượng tinh của lợn đực giống khai thác phối tinh nhân tạo trên toàn tỉnh và tổng hợp, xử lý số liệu, đối chiếu các thông số kỹ thuật để đánh giá chất lượng lợn đực giống.

6. Phân loại, đeo thẻ tai cho Iợn đực giống

a. Yêu cầu:

- Tất cả các cá thể lợn đực giống hiện có trên địa bàn đều được đeo thẻ tai theo quy định của Cục Chăn nuôi.

- Thu thập đầy đủ thông tin về cơ sở (hộ) nuôi lợn đực giống, thông tin về cá thể lợn đực giống theo biểu mẫu hướng dẫn của Cục chăn nuôi.

- Nhập dữ liệu thu thập vào máy tính bằng phần mềm Excel.

b. Phân công thực hiện:

- Tổ công tác cấp huyện trực tiếp đến các cơ sở (hộ) chăn nuôi lợn đực giống để bấm tai và thu thập thông tin chung về đàn lợn đực giống.

- Báo cáo kết quả thực hiện về Tổ công tác cấp tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo

7. Công nhận, công khai kết quả kiểm tra, đánh giá

a. Yêu cầu:

- Tổng hợp, công bố danh sách những cá thể lợn đực giống đạt tiêu chuẩn.

- Hướng dẫn chủ cơ sở loại thải hoặc chuyển mục đích sử dụng các cá thể lợn đực giống không đạt tiêu chuẩn;

- Thu hồi thẻ tai các cá thể lợn đực giống không đạt tiêu chuẩn.

b. Phân công thực hiện: Các thành viên Tổ công tác cấp tỉnh, huyện.

8. Thông tin, tuyên truyền:

- Tăng cường công tác tuyên truyền trên Đài phát thanh và Truyền hình ĐắkLắk; Báo ĐắkLắk; trên đài truyền thanh, truyền hình huyện, xã/phường/thị trấn về nội dung triển khai quản lý lợn đực giống trên địa bàn.

- Nội dung tuyên truyền: Các quy định pháp luật về quản lý lợn đực giống, tinh lợn đực giống; Tầm quan trọng của công tác nâng cao chất lượng lợn đực giống...

- Công bố công khai ở cấp xã về kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng lợn đực giống trên địa bàn.

9. Tổng kết, đánh giá kết quả quản lý lợn đực giống

- Viết báo cáo tổng hợp.

- Tổ chức Hội nghị tổng kết

IV. DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

STT

Nội dung công việc

Dự kiến Thời gian thực hiện

Đơn vị thực hiện

1

Thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện

2015

UBND tỉnh

2

Bố trí nguồn vốn thực hiện

2015

Sở Tài Chính

3

Thành lập tổ công tác, tổ kỹ thuật bình tuyển

2015

Sở Nông nghiệp và PTNT

4

Hội nghị triển khai thực hiện

2015

Sở Nông nghiệp và PTNT

5

Điều tra nhanh các cơ sở/hộ nuôi lợn đực giống, phân phối và kinh doanh tinh lợn

2015

Tổ công tác cấp huyện.

6

Tập huấn cho các thành viên tổ công tác và chủ cơ sở/hộ chăn nuôi lợn đực giống, cơ sở/hộ kinh doanh tinh lợn

2015

Sở Nông nghiệp và PTNT

7

Kiểm tra, đánh giá chất lượng của lợn đực giống phối trực tiếp.

2015

Tổ công tác cấp huyện

8

Kiểm tra, đánh giá chất lượng của lợn đực giống khai thác tinh để TTNT, chất lượng tinh.

2015

Tổ công tác cấp tỉnh

9

Phân loại, đeo thẻ tai lợn đực giống

2015

Tổ công tác cấp huyện.

10

Thông tin, tuyên truyền

Suốt cả quá trình thực hiện Kế hoạch

Sở Thông tin và truyền thông

11

Tổng hợp đánh giá kết quả

2015

Tổ công tác cấp tỉnh

12

Tổng kết, công bố kết quả

2015

Ban chỉ đạo

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

* Tổng kinh phí dự kiến:

430.000.000 đồng

Trong đó:

 

1. Tập huấn, xây dựng nội dung tuyên truyền:

50.000.000 đồng

2. Mua vật tư, dụng cụ kiểm tra:

50.000.000 đồng

3. Điều tra, thống kê nhanh đàn lợn đực giống:

75.000.000 đồng

4. Kiểm tra, đánh giá chất lượng lợn đực giống thụ tinh nhân tạo:

75.000.000 đồng

5. Kiểm tra, đánh giá chất lượng lợn đực giống nhảy trực tiếp:

75.000.000 đồng

6. Kiểm tra, giám sát công tác quản lý lợn đực giống:

20.000.000 đồng

7. Bình tuyển lợn đực giống

75.000.000 đồng

8. Tổng kết, đánh giá kết quả quản lý lợn đực giống:

10.000.000 đồng

(Bốn trăm ba mươi triệu đồng).

Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh cấp bổ sung năm 2015 (nếu có nguồn).

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Nông nghiệp và PTNT:

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập ban chỉ đạo cấp tỉnh thực hiện quản lý lợn đực giống

- Ban hành Quyết định thành lập Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo thực hiện quản lý lợn đực giống trên địa bàn tỉnh; Tổ kỹ thuật bình tuyển, đánh giá chất lượng lợn đực giống khai thác tinh để thụ tinh nhân tạo

- Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện.

2. Sở Tài chính

Cân đối nguồn ngân sách nhà nước, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch bố trí nguồn vốn thực hiện chương trình quản lý lợn đực giống năm 2015

Bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách để thực hiện chương trình quản lý lợn đực giống năm 2015

Hướng dẫn cơ chế tài chính và thủ tục thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện

3. Sở Thông tin và truyền thông

Tuyên truyền, phổ biến các quy định về quản lý lợn đực giống theo quy định của nhà nước

Công khai kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng lợn đực giống trên địa bàn

4. UBND các huyện, thành phố

- Thành lập Tổ công tác cấp huyện thực hiện quản lý lợn đực giống;

- Chỉ đạo Đài truyền thanh, UBND cấp xã thực hiện phát thanh tuyên truyền theo nội dung của Sở Nông nghiệp và PTNT cung cấp.

- Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT (hoặc phòng Kinh tế), UBND cấp xã và các đơn vị chức năng tham gia, phối hợp với Tổ công tác cấp tỉnh triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh và vướng mắc, vượt thẩm quyền. Các đơn vị kịp thời phản ánh bằng văn bản cho Ban chỉ đạo cấp tỉnh để tổng hợp, báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét, giải quyết.