Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 233/2004/QĐ-UB | TP. Cần Thơ, ngày 31 tháng 3 năm 2004 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;
Căn cứ Thông tư số 06/2003/TT-BTM ngày 15/08/2003 của Bộ Thương mại hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban quản lý chợ; Thông tư số 67/2003/TT-BTC ngày 11/07/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ; Thông tư số 07/2003/TT-BKH ngày 11/09/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập các dự án quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng chợ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thương mại và Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ |
QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(Ban hành theo Quyết định số: 233/2004/QĐ-UB ngày 31 tháng 3 năm 2004 của UBND thành phố Cần Thơ)
PHÂN LOẠI, HÌNH THỨC VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ CHỢ
Điều 6. Hình thức tổ chức quản lý, khai thác chợ
Có 2 hình thức tổ chức quản lý, khai thác chợ:
1. Hình thức Ban hay Tổ quản lý chợ hoạt động theo nguyên tắc đơn vị sự nghiệp có thu (gọi tắt là hình thức Ban quản lý).
Theo hình thức này sẽ có Ban quản lý chợ đối với chợ loại I, loại II và một số chợ loại III (những chợ phù hợp với quy hoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa của dân cư liên xã, liên vùng, có quy mô từ 100 điểm kinh doanh trở lên hoạt động và có nguồn thu ổn định, có vai trò, vị trí nhất định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương); Tổ quản lý chợ đối với những chợ còn lại (chợ không lập Ban quản lý).
Căn cứ tính chất, đặc điểm và quy mô của chợ, UBND cấp có thẩm quyền quyết định việc giao cho Ban quản lý chợ quản lý một chợ hoặc một số chợ (liên chợ) trên địa bàn theo phân cấp tại Điều 7 Quy chế này Trường hợp lập Ban quản lý liên chợ thì ở từng chợ trực thuộc có thể lập Ban hay Tổ điều hành chợ; khi quyết định thành lập Ban quản lý liên chợ, UBND cấp có thẩm quyền quy định cụ thể về tổ chức Ban hay Tổ điều hành các chợ trực thuộc.
2. Hình thức doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ: Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ thực hiện theo quy định tại điều 9, Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.
1. Cấp thành phố
1.1. UBND thành phố chỉ đạo chung việc lập quy hoạch phát triển chợ, quản lý đầu tư xây dựng chợ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn thành phố và thực hiện quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều 15 Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.
1.2. Sở Thương mại là cơ quan tham mưu phối hợp các ngành có liên quan giúp UBND thành phố thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động chợ, cụ thể như sau:
a) Hướng dẫn các quận, huyện lập quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn. Trên cơ sở đó lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển mạng lưới chợ của thành phố trình UBND thành phố phê duyệt.
b) Tổ chức điều tra và phân loại tất cả các chợ theo quy định tại điều 3, Chương I, Nghị định 02/2003/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ trình UBND thành phố quyết định.
c) Xây dựng Nội quy chợ mẫu của thành phố trên cơ sở Nội quy mẫu do Bộ Thương mại ban hành (trong đó có quy định về xử lý vi phạm Nội quy chợ) trình UBND thành phố ban hành.
d) Lập phương án và kế hoạch tổ chức thực hiện từng bước việc chuyển giao tất cả các chợ sang doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ, thực hiện trong thời hạn 5 năm từ ngày Nghị định 02/2003/ND-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ có hiệu lực thi hành trình UBND thành phố xem xét, quyết định. Trường hợp đặc biệt, một số chợ trọng điểm sau thời hạn 5 năm chưa chuyển giao được cho doanh nghiệp, cần duy trì Ban quản lý chợ thêm một thời gian thì phải có văn bản trình UBND thành phố và xin ý kiến chấp thuận của Bộ Thương mại.
đ) Đề xuất, trình UBND thành phố quyết định việc giao hoặc tổ chức đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ.
e) Đề xuất, trình UBND thành phố quyết định việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Ban quản lý chợ loại I.
g) Theo dõi, tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn thành phố, đề ra biện pháp để phát triển mạng lưới chợ theo quy hoạch đã được duyệt.
h) Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định của nhà nước về tổ chức quản lý chợ, các chính sách lưu thông hàng hóa trong chợ và về chuyên môn nghiệp vụ.
2. Cấp quận, huyện, xã, phường, thị trấn
2.1. UBND quận, huyện
a) Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng phát triển chợ và tổ chức quản lý hoạt động của các chợ trên địa bàn theo phân cấp và các quy định của pháp luật. Quy định cụ thể việc phân cấp quản lý cho UBND xã, phường, thị trấn đối với những chợ loại III không thành lập Ban quản lý chợ.
b) Chỉ đạo, thực hiện công khai, dân chủ về quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý chợ cũng như các vấn đề liên quan đến tài chính của chợ (vốn đầu tư, chi phí...) theo phân cấp.
c) UBND thành phố ủy quyền cho UBND cấp quận, huyện quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban quản lý chợ đối với chợ loại I trên địa bàn (nhưng phải có sự trao đổi thống nhất với Sở Thương mại, Sở Nội vụ trước khi quyết định)
d) Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban quản lý chợ đối với chợ loại II, liên chợ và một số chợ loại III có lập Ban quản lý chợ trên địa bàn.
đ) Phê duyệt phương án sử dụng, cho thuê điểm kinh doanh, phê duyệt nội quy cụ thể của từng chợ được xây dựng trên cơ sở nội quy mẫu của UBND thành phố ban hành.
2.2. Phòng Công - Thương - Khoa học quận, huyện
Tham mưu giúp UBND quận, huyện quản lý các hoạt động của chợ trên địa bàn theo sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Thương mại. Cụ thể, phối hợp với các Phòng, Ban có liên quan:
a) Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng mới, cải tạo nâng cấp, sửa chữa các chợ theo quy hoạch, quy định của thành phố, trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp của UBND thành phố
b) Làm tham mưu cho UBND quận, huyện thực hiện các nhiệm vụ nêu tại điểm 2.1 điều 7 Quy chế này.
c) Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các quy định của nhà nước về tổ chức quản lý chợ, chính sách lưu thông hàng hóa trong phạm vi chợ và các quy định có liên quan đến hoạt động của chợ.
d) Định kỳ sơ kết, tổng kết các hoạt động của chợ, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, Phòng Công - Thương - Khoa học quận, huyện bố trí cán bộ đủ năng lực, điều kiện để làm công tác quản lý nhà nước về hoạt động chợ.
2.3. UBND xã, phường, thị trấn
Tổ chức quản lý chợ trên địa bàn theo phân cấp; có kế hoạch sửa chữa, cải tạo nâng cấp chợ trong phạm vi quản lý, trình UBND cấp thẩm quyền phê duyệt; thực hiện công khai, dân chủ về xây dựng quản lý chợ và các vấn đề liên quan đến tài chính (vốn đầu tư, chi phí...); báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình hoạt động của chợ trên địa bàn.
TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHỢ THEO HÌNH THỨC BAN QUẢN LÝ
1. Đối với các chợ có Ban quản lý chợ:
Ban quản lý chợ là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải các khoản chi phí; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại kho bạc Nhà nước. Ban quản lý chợ trực thuộc UBND quận, huyện và chịu sự quản lý về chuyên môn của các phòng, ban chức năng liên quan.
2. Đối với những chợ loại III không lập Ban quản lý chợ thì UBND xã, phường, thị trấn quyết định thành lập Tổ quản lý chợ. Ban Tài chính xã, phường, thị trấn làm tham mưu giúp cho UBND xã, phường, thị trấn quản lý các mặt hoạt động của Tổ quản lý chợ.
Điều 9. Biên chế Ban quản lý chợ
1. Ban quản lý chợ các loại I và loại II có 03 biên chế quản lý gồm: 01 Trưởng Ban, 01 Phó Trưởng ban và 01 kế toán.
Các biên chế trên thuộc chỉ tiêu biên chế sự nghiệp có thu được HĐND cùng cấp thông qua cho phép thực hiện hàng năm của quận, huyện; việc điều động và bổ nhiệm thực hiện theo Quyết định số 42/2003/QĐ-UB ngày 27/05/2003 của UBND tỉnh Cần Thơ. Các chức danh công việc khác tùy theo quy mô, tính chất, nhu cầu của từng chợ, UBND quận, huyện cho phép Ban quản lý chợ hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ và theo Luật Lao động.
2. Tổ quản lý chợ (có 01 Tổ trưởng, cần thiết có thể bố trí thêm 01 Tổ phó): tùy theo quy mô tính chất của chợ, UBND xã, phường, thị trấn quy định chức danh công việc, số lượng người cụ thể và hợp đồng theo quy định của Luật Lao động.
Điều 10. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban, Tổ quản lý chợ
1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý chợ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2003/TT-BTM ngày 15/08/2003 của Bộ Thương mại và các quy định khác của pháp luật.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Tổ quản lý chợ do UBND quận, huyện quy định trên cơ sở các quy định chủ yếu về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý chợ (nêu tại điểm 1 điều 10 Quy chế này).
Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban, Tổ trưởng quản lý chợ
Trưởng Ban, Tổ trưởng quản lý chợ có nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Chịu trách nhiệm trước UBND cấp quyết định về thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ban, Tổ quản lý chợ.
2. Quản lý đội ngũ cán bộ viên chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ viên chức - người lao động thuộc quyền quản lý, tạo điều kiện cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.
3. Được quyền xử lý các vi phạm nội quy chợ theo phân cấp của cấp có thẩm quyền. Những vi phạm ngoài thẩm quyền chuyển cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
Phó Trưởng ban, tổ phó (nếu có) có trách nhiệm giúp Trưởng ban, Tổ trưởng và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban, Tổ trưởng những nhiệm vụ được phân công.
Điều 12. Quy định về tiền lương
1. Ban quản lý chợ các loại:
Đối với viên chức được điều động sang Ban quản lý chợ thực hiện theo quy định hiện hành.
Nhân viên thực hiện các công việc: bảo vệ, tạp vụ... áp dụng theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ.
Phụ cấp chức vụ:
+ Trưởng ban quản lý chợ loại I: hệ số 0,2
+ Phó Trưởng ban quản lý chợ loại I: hệ số 0,15
+ Trưởng ban quản lý chợ loại II: hệ số 0,15
+ Phó Trưởng ban quản lý chợ loại II: hệ số 0,10
Nếu thành lập Ban quản lý liên chợ thì phụ cấp chức vụ thực hiện theo chợ loại I.
Nguồn tiền để chi lương và các khoản phụ cấp cho các chức danh quản lý chợ được cân đối từ nguồn thu của chợ.
2. Tổ quản lý chợ loại III:
Nhân viên Tổ quản lý chợ hợp đồng theo Bộ luật Lao động, với mức lương khởi điểm là: hệ số 1,35 x mức lương tối thiểu hiện hành và tùy theo mức thu của chợ, UBND xã, phường, thị trấn đề nghị UBND quận, huyện quyết định định mức bồi dưỡng làm thêm ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh, người mua hàng hóa tại chợ
Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh, người mua hàng hóa tại chợ được quy định cụ thể trong nội quy mẫu ban hành kèm theo Quyết định số 235/2004/QĐ-UB ngày 31/3/2004 của UBND thành phố và tại Nội quy cụ thể của từng chợ do UBND cấp thẩm quyền phê duyệt.
CƠ CHẾ TÀI CHÍNH VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHỢ
1. Ban quản lý chợ thực hiện cơ chế tài chính tại Thông tư số 67/2003/TT-BTC ngày 11/7/2003 của Bộ Tài chính và thực hiện chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu quy định tại Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Ban quản lý chợ căn cứ vào nhu cầu mở rộng, nâng cấp, sửa chữa chợ, căn cứ vào các nguồn thu trong từng thời gian và quy định về quản lý tài chính của Nhà nước để xây dựng kế hoạch chi trình UBND quận, huyện phê duyệt và thực hiện.
Ban Tài chính xã, phường, thị trấn làm tham mưu giúp cho UBND xã, phường, thị trấn hướng dẫn Tổ quản lý chợ thực hiện các khoản thu chi như đối với Ban quản lý chợ (quy định như trên).
Về quản lý, sử dụng, quyết toán các khoản thu, chi hoạt động của Ban, Tổ quản lý chợ thực hiện theo quy định của Nhà nước về chế độ kế toán, thống kê áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu.
2. Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ thực hiện cơ chế quản lý tài chính theo luật doanh nghiệp hoặc luật doanh nghiệp nhà nước, Thông tư số 67/2003/TT-BTC ngày 11/07/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ và các quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 15. Quy hoạch phát triển chợ
Sở Thương mại chủ trì phối hợp Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Xây dựng và các Sở, ngành chức năng có liên quan xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Cần Thơ trình UBND thành phố phê duyệt; đồng thời, tổ chức theo dõi thực hiện và điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế theo từng thời gian nhất định.
Hàng năm, trên cơ sở quy hoạch phát triển mạng lưới chợ đã được duyệt, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Thương mại, các Sở, Ngành chức năng liên quan và UBND các quận, huyện xem xét bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các chợ, trình UBND thành phố phê duyệt và triển khai thực hiện theo phân cấp quản lý.
Điều 16. Nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ
Căn cứ quy hoạch và yêu cầu xây dựng và phát triển chợ hàng năm UBND các quận, huyện đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét quyết định danh mục để chọn hình thức đầu tư xây dựng chợ. Nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ bao gồm:
1. Nguồn vốn do nhân dân đóng góp:
Để tạo vốn xây dựng chợ, UBND quận, huyện theo phân cấp quản lý chợ, xem xét và lập phương án huy động sự đóng góp của nhân dân (trước hết là của người mua bán cố định trong chợ theo phương thức tự nguyện như: ứng trước khoản tiền thuê diện tích bán hàng để xây dựng chợ, sau khi đưa chợ vào hoạt động thì trừ dần cho người kinh doanh) trình UBND thành phố phê duyệt.
2. Nguồn vốn ngân sách:
- Tiếp tục thực hiện phương châm “lấy chợ nuôi chợ” sử dụng quỹ đất đầu tư chợ, trên cơ sở được cấp có thẩm quyền chấp thuận. Hàng năm, cân đối từ nguồn thu của chợ để lập kế hoạch đầu tư nâng cấp, sửa chữa mạng lưới chợ trên địa bàn.
- Đối với những chợ có nhu cầu bức xúc phải đầu tư, nhưng nguồn thu từ chợ và nguồn vốn huy động không đủ khả năng đầu tư, thì địa phương lập thủ tục đề nghị UBND thành phố (hoặc UBND quận, huyện theo phân cấp quản lý) xem xét, hỗ trợ cụ thể từ nguồn vốn ngân sách.
- Đối với các chợ nông thôn không có lợi thế về thương mại thì nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng gồm: mặt bằng, sân bãi, cống thoát nước, đường giao thông trong chợ... Phần nhà lồng chợ do UBND địa phương có thể thu ứng trước của người kinh doanh tại chợ để xây dựng, nhưng phải lập phương án cụ thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện công khai dân chủ trong việc huy động vốn đầu tư.
3. Nguồn vốn khác:
- Vốn vay theo quy định Nhà nước.
- Các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trực tiếp đầu tư phát triển chợ.
Điều 17. Chính sách ưu đãi đầu tư
1. Đối tượng áp dụng và điều kiện ưu đãi đầu tư:
Được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng chợ theo quy định tại Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) và các Thông tư hướng dẫn kèm theo.
2. Trình tự, thủ tục cấp ưu đãi đầu tư đối với dự án xây dựng chợ:
Thực hiện theo Thông tư số 02/1999/TT-BKH ngày 24/9/1999 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn trình tự thủ tục cấp ưu đãi đầu tư theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi).
KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Sở Nội vụ hướng dẫn về tổ chức bộ máy, tiêu chuẩn cán bộ, nhân viên Ban, Tổ quản lý chợ; chế độ tiền lương đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành.
- Sở Tài chính, Cục Thuế có hướng dẫn về công tác quản lý tài chính trong hoạt động chợ.
- Ngành Công an, UBND các quận, huyện lập kế hoạch và kiểm tra về việc thực hiện công tác trật tự và phòng cháy chữa cháy đối với hệ thống chợ của thành phố.
Giao UBND các quận, huyện quy định chi tiết Quy chế tổ chức quản lý chợ trên địa bàn.
Giám đốc Sở Thương mại, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Công an thành phố, Giám đốc Sở Giao thông Công chính, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở, ngành có liên quan, UBND quận, huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao phối hợp tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện Quy chế này./.
- 1Quyết định 08/2008/QĐ-UBND quy định về đầu tư xây dựng và phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- 2Quyết định 08/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý và phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Lai Châu do Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành
- 3Quyết định 250/2004/QĐ-UB về quy chế quản lý và phát triển chợ trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 4Quyết định 120/2002/QĐ-UB về quy chế tạm thời về tổ chức và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Cần Thơ
- 5Quyết định 119/QĐ-UBND năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành từ năm 1991 đến năm 2008 hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
- 6Quyết định 26/2013/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 7Quyết định 14/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 1Quyết định 250/2004/QĐ-UB về quy chế quản lý và phát triển chợ trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 2Quyết định 120/2002/QĐ-UB về quy chế tạm thời về tổ chức và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Cần Thơ
- 3Quyết định 119/QĐ-UBND năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành từ năm 1991 đến năm 2008 hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
- 1Nghị định 51/1999/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi
- 2Thông tư 02/1999/TT-BKH hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp ưu đãi đầu tư theo Nghị định 51/1999/NĐ-CP thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) năm 1998 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 3Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp
- 4Thông tư 25/2002/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 10/2002/NĐ-CP về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu do Bộ Tài chính ban hành
- 5Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ
- 6Thông tư 67/2003/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ do Bộ Tài chính ban hành
- 7Thông tư 06/2003/TT-BTM hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban Quản lý chợ do Bộ Thương mại ban hành
- 8Thông tư 07/2003/TT-BKH hướng dẫn lập các dự án quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng chợ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 9Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 10Quyết định 08/2008/QĐ-UBND quy định về đầu tư xây dựng và phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- 11Quyết định 08/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý và phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Lai Châu do Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành
- 12Quyết định 42/2003/QĐ-UB về quy định phân cấp quản lý tổ chức, cán bộ, công chức, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, kỷ luật cán bộ, công chức tỉnh Cần Thơ
- 13Quyết định 235/2004/QĐ-UB về Nội quy chợ trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 14Quyết định 26/2013/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 15Quyết định 14/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Quyết định 233/2004/QĐ-UB về Quy chế quản lý và phát triển chợ trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- Số hiệu: 233/2004/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/03/2004
- Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
- Người ký: Võ Thanh Tòng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra