Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2301/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 10 tháng 06 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Quyết định số 3529/QĐ-BCT ngày 30/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 27/TTr-SCT ngày 03/6/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này đảm bảo theo quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Du lịch, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Công Thương (b/cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- PVPKT;
- Lưu: VT, K6

CHỦ TỊCH




Nguyễn Phi Long

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Quyết định số 2301/QĐ-UBND ngày 10/6/2021 Chủ tịch UBND tỉnh)

Thực hiện Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, khuyến khích phát triển các nguồn tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu và sản phẩm thân thiện môi trường, có thể tái tạo, tái sử dụng và tái chế; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững trên nền tảng đổi mới, sáng tạo, thực hành và phát triển các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững; đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng nội địa bền vững, tạo việc làm ổn định và việc làm xanh, thúc đẩy lối sống bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2021-2025

- 100% các sở, ban, ngành của tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về lối sống, tiêu dùng bền vững;

- Giảm 5 - 8% mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu của các ngành sản xuất, cụ thể như chế biến nông, lâm, thủy hải sản, dệt may, thép, nhựa, hóa chất, xi măng, rượu, bia, nước giải khát, giấy;

- 70% các khu, cụm công nghiệp, làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững;

- 85% các siêu thị, trung tâm thương mại phân phối, sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế dần cho sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần, khó phân hủy; xây dựng, thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng bền vững; khuyến khích phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường, được dán nhãn sinh thái tại các siêu thị, trung tâm thương mại;

- Phấn đấu xây dựng, áp dụng 01 mô hình về sản xuất và tiêu dùng bền vững; phổ biến, nhân rộng mô hình về sản xuất sạch hơn;

- Khuyến khích lồng ghép nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chương trình đào tạo, giảng dạy tại các cấp đào tạo.

b) Đến năm 2030

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động của tỉnh, đề án, kế hoạch, chính sách pháp luật về sản xuất và tiêu dùng bền vững;

- Giảm 7 - 10% mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu của các ngành sản xuất, cụ thể như chế biến nông, lâm, thủy hải sản, dệt may, thép, nhựa, hóa chất, xi măng, rượu, bia, nước giải khát, giấy và một số ngành sản xuất khác;

- 100% các khu, cụm công nghiệp, làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững;

- 100% các siêu thị, trung tâm thương mại sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế cho sản phẩm bao bì nhựa sử dụng một lần, khó phân hủy.

- Phổ biến, nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch hơn, mô hình về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Triển khai, tuyên truyền, hướng dẫn về sản xuất và tiêu dùng bền vững

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn đầy đủ Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030; các chính sách về sản xuất và tiêu dùng bền vững như: Phát triển ngành công nghiệp xanh, công nghiệp môi trường, công nghiệp tái chế chất thải; các chính sách thúc đẩy đầu tư, sản xuất, phân phối, xuất nhập khẩu sản phẩm, công nghệ thân thiện với môi trường; hướng dẫn áp dụng các quy định, tiêu chuẩn về dán nhãn sinh thái gồm nhãn xanh, nhãn năng lượng, nhãn tái chế...; các quy định, hướng dẫn về thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái, thiết kế để tái chế, tái sử dụng... nhằm tiết kiệm tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu và giảm thiểu chất thải trong sản xuất và tiêu dùng; vận động xây dựng lối sống thân thiện với môi trường, hình thành ý thức bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức về sản xuất, tiêu dùng bền vững các sản phẩm thay thế nhựa và túi nilon trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức các kênh thông tin và thực hiện quảng bá sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường tới người tiêu dùng; tập huấn chuyên đề nâng cao nhận thức, năng lực của doanh nghiệp về hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững.

2. Thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, khuyến khích áp dụng mô hình, liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm

- Khuyến khích sử dụng các nhiên liệu, nguyên vật liệu có thể tái tạo, tái sinh; ứng dụng các công nghệ sạch, công nghệ thân thiện môi trường và loại bỏ theo lộ trình các công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên nhiên liệu, gây ô nhiễm môi trường; xây dựng, áp dụng, phổ biến và nhân rộng các mô hình về chuỗi cung ứng sản phẩm bền vững, chuỗi cung ứng gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm; các mô hình nông nghiệp hữu cơ, mô hình nuôi trồng bền vững; các mô hình về quản lý và sử dụng tài nguyên, nhiêu liệu hiệu quả; phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu triển khai các hoạt động sản xuất bền vững.

- Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực nhằm thực hiện các yêu cầu, quy định kỹ thuật về môi trường và phát triển bền vững; xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh bền vững; phát triển mạng lưới liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm.

- Thúc đẩy phân phối và tiêu dùng bền vững đối với sản phẩm thân thiện môi trường được sản xuất trong nước; hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, khó phân hủy tại các chợ dân sinh, siêu thị và trung tâm thương mại, các trung tâm phân phối sản phẩm của doanh nghiệp.

3. Phát triển hệ thống phân phối bền vững; đẩy mạnh phát triển thị trường bền vững, cung cấp thông tin cho người tiêu dùng

- Xây dựng mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi; tổ chức phổ biến chuỗi kết nối nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí đầu vào cho vòng đời sản phẩm; thúc đẩy liên kết mạng lưới giữa các nhà: Cung cấp nguyên liệu - sản xuất - phân phối - người tiêu dùng.

- Hướng dẫn, triển khai áp dụng các mô hình sử dụng nguyên vật liệu, sản phẩm thân thiện môi trường; giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng chất thải; áp dụng các giải pháp thân thiện môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả tại các trung tâm thương mại và siêu thị, các cơ sở phân phối sản phẩm của doanh nghiệp; giảm dần việc sử dụng các bao bì khó phân hủy tại các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ dân sinh, thay thế sử dụng các bao bì khó phân hủy bằng các loại bao bì thân thiện môi trường.

- Cung cấp hỗ trợ thông tin nhận diện đối với hệ thống, kênh phân phối xanh và bền vững; hướng dẫn phổ biến về tiêu dùng bền vững đối với các sản phẩm hữu cơ, sản phẩm được dán nhãn sinh thái, thân thiện với môi trường.

4. Thực hiện giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải

- Tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về tái chế, tái sử dụng chất thải cho cộng đồng và doanh nghiệp.

- Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện hoạt động giảm thiểu, thu hồi, thu gom, tái sử dụng, tái chế chất thải; các mô hình kinh tế tuần hoàn tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tiêu dùng.

- Khuyến khích xây dựng mô hình phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế chất thải, phế liệu để nhân rộng; phổ biến, hướng dẫn thực hiện các mô hình kinh tế tuần hoàn đối với chất thải trong các lĩnh vực nông, lâm, thủy hải sản, điện tử, hóa chất, nhiệt điện, nhựa, giấy, vật liệu xây dựng và chất thải của các ngành kinh tế khác.

5. Phát triển khoa học công nghệ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

- Xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững, kinh tế tuần hoàn giai đoạn 2021 - 2030; hỗ trợ nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng bền vững.

- Tổ chức kết nối, tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng bền vững, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

 (Chi tiết các nhiệm vụ tại Phụ lục kèm theo)

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước; nguồn kinh phí lồng ghép các chương trình, dự án; nguồn huy động và các nguồn hợp pháp khác.

2. Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch chi tiết và dự toán kinh phí hàng năm trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này; chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các đơn vị, địa phương thực hiện; định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện cho Bộ Công Thương và UBND tỉnh theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch này vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm của tỉnh; tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 4695/QĐ-UBND ngày 17/12/2019 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững tỉnh Bình Định; xúc tiến mời gọi đầu tư các dự án ứng dụng các công nghệ sạch, công nghệ thân thiện môi trường; ưu tiên đầu tư các dự án theo mô hình nông nghiệp hữu cơ, mô hình nuôi trồng bền vững và các mô hình về quản lý và sử dụng tài nguyên, nhiên liệu hiệu quả.

3. Sở Tài chính

Hằng năm, chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách tỉnh và theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường

Triển khai các giải pháp trọng tâm chống rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền, vận động, kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh thay đổi hành vi, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi nilon khó phân hủy để hạn chế dần việc sử dụng sản phẩm nhựa, thay thế bằng sản phẩm thân thiện với môi trường.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về kỹ năng sản xuất và tiêu dùng bền vững trong nông nghiệp; giới thiệu, khuyến khích các chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến, tổ chức sản xuất theo hướng liên kết sản xuất, tiêu thụ thực phẩm an toàn bền vững. Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia liên kết mạng lưới giữa nhà sản xuất - nhà kinh doanh, phân phối - người tiêu dùng nhằm nâng cao năng lực tham gia chuỗi cung ứng bền vững cho các sản phẩm nông sản thực phẩm.

6. Sở Khoa học và Công nghệ

Xây dựng nhiệm vụ khoa học và công nghệ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030; nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại và đổi mới sáng tạo trong sản xuất và tiêu dùng bền vững.

7. Sở Du lịch, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về lối sống, tiêu dùng bền vững; quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, khuyến khích phát triển các nguồn tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu và sản phẩm thân thiện môi trường, có thể tái tạo, tái sử dụng và tái chế tại các Khu công nghiệp, Khu kinh tế, các địa điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

8. UBND các huyện, thị xã, thành phố

Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Kế hoạch này phù hợp tình hình thực tiễn của đơn vị, địa phương.

V. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm (trước ngày 30 tháng 11) và đột xuất theo yêu cầu, gửi về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo Bộ Công Thương và UBND tỉnh theo quy định.

Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch này, nếu có khó khăn vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có ý kiến gửi về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND tỉnh./.

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Quyết định số   /QĐ-UBND ngày   /6/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Stt

Tên nhiệm vụ

Nội dung

Thời gian thực hiện

Đơn vị thực hiện

Kinh phí

I

Triển khai, tuyên truyền, hướng dẫn về sản xuất và tiêu dùng bền vững

 

1

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

- Tuyên truyền, tập huấn, phổ biến các chính sách, kiến thức; các hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng về sản xuất và tiêu dùng bền vững thông qua tổ chức hội nghị, hội thảo, phát hành tờ rơi, cẩm nang, phóng sự, bài viết và các phương tiện thông tin truyền thông khác.

- Giới thiệu và nhân rộng các mô hình thực hành tiêu dùng và sản xuất bền vững trong cộng đồng.

Giai đoạn 2021-2030

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan báo chí và truyền thông.

Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

2

Tuyên truyền các sản phẩm thay thế nhựa và túi nilon trên địa bàn tỉnh.

Tuyên truyền các sản phẩm thay thế nhựa và túi nilon thông qua thí điểm các mô hình tuyên truyền: Phát hành tờ rơi, cẩm nang, phóng sự, bài viết, hội nghị, hội thảo và các phương tiện truyền thông khác.

Giai đoạn 2021-2030

- Đơn vị chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan báo chí và truyền thông.

II

Thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, khuyến khích áp dụng mô hình, liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm

3

Thúc đẩy việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường.

Đánh giá hiện trạng phát triển, năng lực cung ứng và nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường; đề xuất danh mục các sản phẩm thân thiện với môi trường được ưu tiên hỗ trợ đầu tư phát triển.

Giai đoạn 2021-2030

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Du lịch; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở, doanh nghiệp.

Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

4

Thực hiện truy xuất nguồn gốc xuất xứ đối với các sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh.

Phổ biến hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc, minh bạch thông tin đến người tiêu dùng.

Giai đoạn 2021-2030

- Đơn vị chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT

- Đơn vị phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở, doanh nghiệp.

Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

5

Xây dựng các mô hình thực hành sản xuất và tiêu dùng bền vững

- Tổ chức đoàn công tác trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng các mô hình sản xuất và tiêu thụ bền vững.

- Đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên, năng lượng trong các quá trình sản xuất tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.

- Xây dựng các mô hình thực hành sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Giai đoạn 2021-2030

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở, doanh nghiệp

III

Phát triển hệ thống phân phối bền vững; đẩy mạnh phát triển thị tường bền vững, cung cấp thông tin cho người tiêu dùng

6

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và phát triển thị trường bền vững, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm thân thiện với môi trường.

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp thực hành về tiếp cận và phát triển thị trường bền vững

- Xây dựng và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm thân thiện môi trường tại các hội chợ đa ngành và chuyên ngành

Giai đoạn 2021-2030

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Du lịch; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở, doanh nghiệp…

Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

7

Xây dựng mạng lưới liên kết giữa các nhà sản xuất - nhà phân phối trong các sản phẩm nông lâm thủy sản

Xây dựng và phát triển mạng lưới liên kết hợp tác bền vững giữa cơ sở phân phối bán lẻ với các nhà cung ứng về sản phẩm nông lâm thủy sản

Giai đoạn 2021-2030

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở, doanh nghiệp...

Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

8

Xây dựng đề án phát triển ngành chế biến rau quả

- Xây dựng đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021 -2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định theo Quyết định số 417/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ

Giai đoạn 2021-2030

- Đơn vị chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT

- Đơn vị phối hợp: Sở Công Thương; các sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở, doanh nghiệp.

Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

9

Nghiên cứu xây dựng thí điểm mô hình quảng bá sản phẩm thân thiện môi trường.

Xây dựng, hướng dẫn một số mô hình “Điểm giới thiệu và bán hàng OCOP” thân thiện với môi trường.

Giai đoạn 2021-2030

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở, doanh nghiệp.

Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

IV

Thực hiện giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải

 

10

Điều tra, khảo sát thu thập về số liệu, hiện trạng sử dụng nhựa, túi nilon và nhu cầu sử dụng sản phẩm tái chế thay thế nhựa và túi nilon trên địa bàn tỉnh.

Đánh giá hiện trạng sử dụng nhựa và túi nilon trên địa bàn tỉnh.

Giai đoạn 2021-2030

- Đơn vị chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở, doanh nghiệp.

Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

11

Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện mô hình thực hành giảm thiểu, tái chế chất thải trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Phổ biến các mô hình tái chế, tái sử dụng chất thải. Hỗ trợ xây dựng quy trình tái chế, tái sử dụng chất thải trong quá trình sản xuất.

Giai đoạn 2021-2030

- Đơn vị chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở, doanh nghiệp.

Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

12

Hỗ trợ phát triển kinh tế tuần hoàn

Hỗ trợ nghiên cứu công nghệ tái chế bột đá; hỗ trợ chuyển đổi công nghệ tái chế nhựa theo hướng hiện đại, ít ô nhiễm.

Giai đoạn 2021-2030

- Đơn vị chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở, doanh nghiệp.

Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

13

Hỗ trợ phát triển kinh tế xanh

Định hướng nhiệm vụ thẩm định công nghệ khai thác chế biến tài nguyên khoáng sản: Công nghệ phải hiện đại, đảm bảo ít tổn thất tài nguyên nhất.

Giai đoạn 2021-2030

- Đơn vị chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở, doanh nghiệp.

V

Phát triển khoa học công nghệ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

 

14

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và áp dụng khoa học công nghệ hiện đại theo hướng kinh tế tuần hoàn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, sử dụng hiệu quả bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Xây dựng nhiệm vụ khoa học và công nghệ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021- 2030.

- Nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại và đổi mới sáng tạo trong sản xuất và tiêu dùng bền vững.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học về công nghệ sản xuất và tiêu dùng bền vững, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Giai đoạn 2021-2030

- Đơn vị chủ trì: Sở Khoa học và công nghệ.

- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở, doanh nghiệp.

Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.