Hệ thống pháp luật

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3529/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2030

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Văn phòng sản xuất và tiêu dùng bền vững, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo bộ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương;
- Lưu: VT, TKNL(LTT).

BỘ TRƯỞNG




Trần Tuấn Anh

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2030
(Kèm theo Quyết định số: 3529/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ Công Thương)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Thúc đẩy quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, khuyến khích phát triển các nguồn tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu và sản phẩm thân thiện môi trường, có thể tái tạo, tái sử dụng và tái chế; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững trên nền tảng đổi mới, sáng tạo, thực hành và phát triển các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng nội địa bền vững, tạo việc làm ổn định và việc làm xanh, thúc đẩy lối sống bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, hướng đến phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

2. Mục tiêu cụ thể

- Giai đoạn 2021 - 2025:

Xây dựng chính sách pháp luật về sản xuất và tiêu dùng bền vững;

Giảm 5 - 8% mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu của các ngành sản xuất, cụ thể: dệt may, thép, nhựa, hóa chất, xi măng, rượu - bia - nước giải khát, giấy và chế biến thủy hải sản;

70% các khu, cụm công nghiệp, làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững;

Xây dựng, áp dụng 20 đến 30 mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững; phổ biến, nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch hơn, các mô hình về sản xuất và tiêu dùng bền vững;

80% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về lối sống, tiêu dùng bền vững;

85% các siêu thị, trung tâm thương mại phân phối, sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế dần cho sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần, khó phân hủy; xây dựng, thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng bền vững; khuyến khích phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường, được dán nhãn sinh thái tại các siêu thị, trung tâm thương mại;

70% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 (Chương trình) hoặc lồng ghép nội dung thực hiện Chương trình vào các văn bản chính sách, pháp luật tại địa phương; 50% tỉnh, thành phố có đơn vị phụ trách, chủ trì thực hiện Chương trình;

Khuyến khích lồng ghép nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chương trình đào tạo, giảng dạy.

- Đến năm 2030:

Hoàn thiện và thực thi có hiệu quả chính sách pháp luật về sản xuất và tiêu dùng bền vững;

Giảm 7-10% mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu của các ngành sản xuất chính như dệt may, thép, nhựa, hóa chất, xi măng, rượu - bia - nước giải khát, giấy, chế biến thủy hải sản và một số ngành sản xuất khác;

100% các khu, cụm công nghiệp, làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững;

Phổ biến, nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch hơn, mô hình về sản xuất và tiêu dùng bền vững;

100% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về lối sống, tiêu dùng bền vững;

100% các siêu thị, trung tâm thương mại sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế cho sản phẩm bao bì nhựa sử dụng một làn, khó phân hủy;

90% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch hành động - thực hiện Chương trình hoặc lồng ghép nội dung thực hiện Chương trình vào các văn bản chính sách, pháp luật tại địa phương; 70% tỉnh, thành phố có đơn vị phụ trách, chủ trì thực hiện Chương trình.

II. NỘI DUNG:

Phân kỳ và phân công nhiệm vụ thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động ưu tiên do Bộ Công Thương chủ trì của Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030

TT

Nhiệm vụ, hoạt động

Thời gian thực hiện

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

1. Xây dựng và hoàn thiện chính sách về sản xuất và tiêu dùng bền vững

Mục tiêu

Thúc đẩy việc thực thi các quy định trong nước và quốc tế, thực hiện các mục tiêu về phát triển bền vững; quản lý việc triển khai Chương trình có hiệu quả; tạo hành lang pháp lý khuyến khích sự tham gia của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Nội dung

1. Xây dựng các công cụ hướng dẫn về sản xuất và tiêu dùng bền vững, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn; hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện, lồng ghép các nội dung sản xuất và tiêu dùng bền vững trong các văn bản chính sách hiện hành.

2021-2025

Vụ TKNL

Vụ KH

2. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá thực hiện mục tiêu phát triển bền vững số 12 về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

2021-2022

Vụ TKNL

Vụ KH

3. Xây dựng, hoàn thiện thực thi các chính sách

a. Các chính sách, tiêu chuẩn, hướng dẫn về nhãn sinh thái, về thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái, thiết kế để tái chế, tái sử dụng.

2021-2025

Vụ TKNL

Vụ KHCN, Vụ PC

b. Các tiêu chí về sản phẩm tái chế; chính sách phát triển công nghiệp xanh, công nghiệp môi trường, công nghiệp tái chế chất thải.

2021-2025

Cục ATMT/ Cục CN

Cục CTĐP, Vụ PC, Vụ TKNL

c. Các chính sách thúc đẩy sản xuất, phân phối, xuất nhập khẩu sản phẩm thân thiện môi trường phù hợp với các lộ trình hội nhập và cam kết quốc tế.

2021-2030

Vụ TTTN/ Cục XNK/ Cục CN

Cục CTĐP, Cục XTTM, Vụ PC, Vụ TKNL

2. Khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên, phát triển nhiên liệu, nguyên vật liệu tái tạo, tái sinh

Mục tiêu

Thúc đẩy khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên, phát triển nguyên nhiên liệu, nguyên vật liệu tái tạo đáp ứng sản xuất.

Nội dung

Xây dựng, nghiên cứu và phổ biến các phương pháp, công nghệ, mô hình thu hồi, tái sử dụng, tái chế chất thải; áp dụng các công nghệ tốt nhất và quản lý môi trường tốt nhất trong các ngành công nghiệp khai thác mỏ luyện kim và ngành chế biến, chế tạo khác

2021-2030

Cục ATMT/ Vụ DKT/ Cục CN/ Vụ TKNL

Vụ KHCN, Vụ TKNL

3. Thiết kế sinh thái, thiết kế bền vững, thiết kế để tái chế, tái sử dụng

Mục tiêu

Đẩy mạnh thiết kế sinh thái, thiết kế bền vững, thiết kế để tái chế và tái sử dụng, góp phần giảm phát thải theo vòng đời sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu bền vững.

Nội dung

Xây dựng các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, đào tạo áp dụng các mô hình về thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái, thiết kế để tái chế, tái sử dụng đối với các sản phẩm có tiềm năng, có lợi thế xuất khẩu, cụ thể là sản phẩm bao bì, đồ uống, may mặc, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ gia dụng.

2021-2030

Vụ TKNL/ Cục ATMT

Vụ TTTN, Vụ KHCN

4. Thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường và đẩy mạnh áp dụng mô hình và liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm

Mục tiêu

Áp dụng các giải pháp, phương thức tiếp cận vòng đời sản phẩm thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, tăng cường liên kết bền vững nhằm sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên và năng lượng, bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh.

Nội dung

1. Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, hướng dẫn thực hiện kiểm toán về hiệu quả sử dụng nguyên nhiên liệu, nguyên vật liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chế biến thực phẩm, thủy hải sản, nhựa, giấy, dệt may, da giầy, rượu bia nước giải khát, bao bì, hóa chất, đồ gỗ và vật liệu xây dựng

2021-2030

Vụ TKNL/ Vụ KHCN

Cục ATMT

2. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh bền vững; phát triển mạng lưới liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm; xây dựng, phổ biến và nhân rộng các mô hình đổi mới sinh thái cho các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất, ưu tiên các ngành chế biến thực phẩm, đồ uống, da giày, bao bì.

2021-2030

Vụ TKNL/ Vụ TTTN/ Cục ATMT

Vụ KHCN, Cục CN

3. Xây dựng, áp dụng, phổ biến và nhân rộng mô hình cụm công nghiệp sinh thái và bền vững.

2021-2030

Cục CTĐP/ Vụ TKNL

Cục CN

4. Hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu, quy định kỹ thuật về môi trường và phát triển bền vững của các bên trong chuỗi cung ứng toàn cầu; truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đặc biệt sản phẩm xuất khẩu đáp ứng yêu cầu quy định quốc tế; thực hành quản lý tốt vòng đời hóa chất theo quy định cam kết quốc tế.

2021-2030

Vụ TKNL/ Cục XNK/ Cục ATMT/ Cục CN/ Cục HC

Cục XTTM, Cục ATMT, Vụ KHCN

5. Hỗ trợ xây dựng, áp dụng, phổ biến và nhân rộng các mô hình, điển hình tốt về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn; các mô hình về quản lý, thu hồi, tái sử dụng nước và sử dụng nước hiệu quả; các mô hình về tái chế chất thải, các mô hình kinh tế tuần hoàn nguyên vật liệu và năng lượng.

2021-2030

Vụ TKNL/ Cục ATMT

Cục CN

5. Phát triển hệ thống phân phối bền vững, xuất nhập khẩu bền vững

Mục tiêu

Xanh hóa hệ thống phân phối sản phẩm hàng hóa, phát triển các kênh phân phối bền vững; thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu sản phẩm thân thiện môi trường.

Nội dung

1. Xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần phân phối xanh, bền vững bao gồm các trung tâm hậu cần xanh, hệ thống kho vận, giao nhận hàng hóa xanh, thúc đẩy sử dụng nhiên liệu sinh học sạch, thân thiện môi trường trong các hoạt động phân phối, vận chuyển hàng hóa.

2021-2030

Vụ TTTN/ Cục XNK

Vụ TKNL, Cục XTTM, Vụ KHCN

2. Xây dựng tài liệu hướng dẫn giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng chất thải; sử dụng các nguyên vật liệu, sản phẩm, bao bì thân thiện môi trường; áp dụng giải pháp thân thiện môi trường, giải pháp thu hồi giảm thiểu và tái sử dụng chất thải, giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả tại các cơ sở, trung tâm phân phối; về nhãn xanh đối với các công trình thương mại; tổ chức phổ biến hướng dẫn và nhân rộng các mô hình, thực hành tốt về phân phối xanh, bền vững; hướng dẫn doanh nghiệp, cơ sở phân phối về nhãn xanh đối với các công trình thương mại xanh.

2021-2030

Cục ATMT/ Vụ TTTN/ Vụ TKNL

Vụ KHCN

3. Xây dựng tiêu chí, hướng dẫn chứng nhận về doanh nghiệp, cơ sở phân phối bền vững; cung cấp hỗ trợ khách hàng thông tin nhận diện đối với các hệ thống, kênh phân phối xanh, bền vững.

2021-2030

Vụ TTTN/ Vụ TKNL

Cục XTTM

4. Hướng dẫn áp dụng và nhân rộng mô hình phân phối và sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường, được dán nhãn sinh thái, đặc biệt sản phẩm thân thiện môi trường thay sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần tại các siêu thị, trung tâm thương mại.

2021-2030

Vụ TTTN/ Vụ TKNL

Cục XTTM

5. Hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các hoạt động xuất nhập khẩu bền vững, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường, sản phẩm được dán nhãn sinh thái, thân thiện môi trường.

2021-2030

Cục XNK/ Vụ AM/ Vụ AP/ Vụ ĐB

Vụ TKNL

6. Thúc đẩy dán nhãn sinh thái và chứng nhận nhãn sinh thái

Mục tiêu

Nâng cao hiểu biết về nhãn sinh thái và thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu bền vững các sản phẩm thân thiện môi trường đáp ứng các quy định, yêu cầu quốc tế về dán nhãn sinh thái của các thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

Nội dung

1. Xây dựng, hướng dẫn áp dụng và vận hành hệ thống chứng nhận, dán nhãn tái chế, nhãn các bon cho sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm có tiềm năng, có định hướng xuất khẩu.

2021-2030

Vụ TKNL

Vụ KHCN

2. Cung cấp, phổ biến thông tin, nâng cao năng lực về nhãn sinh thái cho các doanh nghiệp, tổ chức và người tiêu dùng.

2021-2030

Vụ TKNL

Báo CT, Tạp chí CT, Vụ TTTN

3. Xây dựng tài liệu, hướng dẫn áp dụng các công cụ công cụ tính toán suất tiêu hao nhiên liệu, nguyên vật liệu, công cụ tính toán phát thải theo vòng đời sản phẩm.

2021-2030

Vụ TKNL

Vụ KHCN

7. Phát triển thị trường bền vững, cung cấp thông tin cho người tiêu dùng

Mục tiêu

Nâng cao khả năng nhận diện, cung cấp các thông tin về sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm được dán nhãn sinh thái, góp phần thúc đẩy tiêu dùng bền vững; cải thiện, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường.

Nội dung

1. Xây dựng tài liệu hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp thực hành về tiếp cận và phát triển thị trường bền vững.

2021-2030

Vụ TKNL/ Vụ TTTN

Vụ KH, Cục XTTM

2. Xây dựng và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm thân thiện môi trường tại các hội chợ đa ngành và chuyên ngành.

2021-2030

Cục XTTM

Vụ TTTN, Vụ AP, Vụ AM, Vụ TKNL

8. Mua sắm bền vững (mua sắm công)

Mục tiêu

Đẩy mạnh áp dụng thực hành mua sắm bền vững, hình thành thói quen, tiêu dùng bền vững; tạo động lực thúc đẩy sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường.

Nội dung

Xây dựng tài liệu, hướng dẫn thực hành và phổ biến về mua sắm bền vững đối với các sản phẩm dán nhãn sinh thái, ưu tiên các sản phẩm dán nhãn năng lượng, nhãn sinh thái phù hợp quy định trong nước và quốc tế.

2021-2030

Vụ TKNL/ Văn phòng Bộ

Vụ TTTN, Vụ TC, Cục XTTM

9. Nâng cao năng lực, tăng cường giáo dục và lối sống bền vững

Mục tiêu

Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng về sản xuất và tiêu dùng bền vững; thúc đẩy thực hành lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Nội dung

1. Tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực về xây dựng và triển khai các công cụ, chính sách sản xuất và tiêu dùng bền vững; lồng ghép và gắn kết nội dung trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng hiện có của các bộ, ngành, địa phương.

2021-2030

Vụ TKNL

Vụ KH, Cục CN, Cục CTĐP

2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo ngắn hạn; chương trình đào tạo trực tuyến trong nước và quốc tế về sản xuất và tiêu dùng bền vững; các khóa đào tạo về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn, nhãn sinh thái và thiết kế bền vững, về tiếp cận và phát triển thị trường bền vững.

2021-2030

Vụ TKNL

Cục CN

10. Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn đối với chất thải

Mục tiêu

Thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn góp phần sử dụng hiệu quả năng lượng và nguyên nhiên vật liệu, bảo vệ môi trường.

Nội dung

Xây dựng tài liệu, đào tạo phổ biến, hướng dẫn thực hiện các mô hình kinh tế tuần hoàn sử dụng hiệu quả năng lượng và nguyên nhiên vật liệu sử dụng trong các lĩnh vực chế biến thực phẩm, đồ uống, dệt may, da giày, nhựa, giấy, điện tử.

2021-2030

Vụ TKNL

Cục ATMT, Cục CN

11. Truyền thông về sản xuất và tiêu dùng bền vững

Mục tiêu

Nâng cao nhận thức của cộng đồng, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Nội dung

Xây dựng tài liệu, tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về sử dụng hiệu quả tài nguyên, thiết kế bền vững, sản xuất bền vững, phân phối bền vững, xuất nhập khẩu bền vững, phát triển thị trường bền vững; mua sắm bền vững và quản lý chất thải bền vững, thúc đẩy tuần hoàn nguyên nhiên vật liệu trong sản xuất và tiêu dùng; về khoa học và công nghệ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững.

2021-2030

Vụ TKNL

Báo CT, Tạp chí CT, Văn phòng Bộ

12. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại thúc đẩy sản xuất tiêu dùng bền vững

Mục tiêu

Hình thành và phát triển cơ sở dữ liệu thông tin hiện đại đáp ứng yêu cầu về quản lý, thực hành về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Nội dung

1. Xây dựng hệ thống, trung tâm cơ sở dữ liệu thông tin về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

2021-2030

Vụ TKNL

Cục TMĐT

2. Xây dựng nền tảng kết nối mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững Việt Nam với mạng lưới khu vực và thế giới; nền tảng kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng giải pháp công nghệ số, thương mại điện tử sản xuất kinh doanh bền vững và liên kết chuỗi bền vững.

2021-2030

Vụ TKNL

Cục TMĐT

3. Xây dựng, triển khai Cổng thông tin, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, ứng dụng hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã số, mã vạch truy xuất nguồn gốc sản phẩm thân thiện môi trường.

2021-2030

Cục TMĐT

Vụ TKNL, Vụ TTTN, Cục XNK

13. Khoa học công nghệ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Mục tiêu

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và áp dụng khoa học công nghệ hiện đại theo hướng kinh tế tuần hoàn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, sử dụng hiệu quả bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Nội dung

Nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và tiêu dùng bền vững.

2021-2030

Vụ KHCN

Cục CN, Vụ TTTN, Vụ TKNL

14. Tài chính xanh thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Mục tiêu

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị tiếp cận tài chính đầu tư sản xuất kinh doanh bền vững, thực hiện các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Nội dung

Hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp, tổ chức liên quan tiếp cận tài chính xanh nhằm triển khai các mô hình về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

2021-2030

Vụ TC

Vụ TKNL, Vụ KH, Văn phòng Bộ

15. Hợp tác quốc tế về sản xuất và tiêu dùng bền vững

Mục tiêu

Thu hút các nguồn lực quốc tế nhằm hỗ trợ triển khai, thực hành sản xuất và tiêu dùng bền vững tại Việt Nam.

Nội dung

Xây dựng nền tảng kết nối sản xuất và tiêu dùng bền vững, triển khai các chương trình hợp tác quốc tế trong nước và quốc tế nhằm cung cấp thông tin, phổ biến kiến thức kinh nghiệm và các thực hành tốt về sản xuất và tiêu dùng bền vững; thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

2021-2030

Vụ TKNL

Vụ ĐB, Vụ AP, Vụ AM

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Triển khai thực hiện:

a) Các đơn vị căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao lồng ghép các hoạt động về sản xuất tiêu dùng bền vững của mình vào các kế hoạch, chương trình công tác hàng năm của đơn vị.

Các đơn vị chủ động huy động sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để thực hiện Kế hoạch hành động.

Trước ngày 31 tháng 3 hàng năm các đơn vị đề xuất, xây dựng các đề án, nhiệm vụ cho năm sau gửi về Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Vụ TKNL) để tổng hợp và báo cáo Lãnh đạo Bộ xét duyệt.

b) Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ đặc thù tại địa phương chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình và chủ động đề xuất lãnh đạo địa phương bố trí nguồn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác để thực hiện.

2. Giám sát - Đánh giá - Báo cáo

a) Vụ TKNL là đầu mối chủ trì theo dõi, kiểm tra và tổng hợp kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình; định kỳ hàng năm đánh giá kết quả thực hiện và tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ.

b) Thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch hành động này, định kỳ hàng năm (trước ngày 15 tháng 12) báo cáo kết quả thực hiện gửi Vụ TKNL tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ.

c) Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương định kỳ hàng năm (trước ngày 15 tháng 12) báo cáo kết quả thực hiện gửi về Bộ Công Thương (thông qua Vụ TKNL) để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

 

PHỤ LỤC I

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC ĐƠN VỊ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2030 DO BỘ CÔNG THƯƠNG CHỦ TRÌ
(Kèm theo Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030)

1. Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Vụ TKNL)

- Đầu mối, tổ chức triển khai các nhiệm vụ thuộc Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm đạt được các mục tiêu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2020 (Chương trình).

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ triển khai các hoạt động theo phân công nhiệm vụ của Bộ trưởng.

- Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân xây dựng kế hoạch hàng năm và triển khai các hoạt động do Bộ Công Thương chủ trì;

- Tổ chức xét duyệt danh mục, nội dung và kinh phí các nhiệm vụ hàng năm do các cơ quan, tổ chức liên quan đề xuất trên cơ sở khung Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt;

- Lập dự toán kinh phí triển khai thực hiện Chương trình, trình Lãnh đạo Bộ để tổng hợp và dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương;

- Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình; phát hiện những vấn đề vướng mắc, báo cáo và đề xuất các giải pháp để Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định; đôn đốc các cơ quan, đơn vị và các cá nhân liên quan tổ chức triển khai Chương trình;

- Hàng năm, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện, báo cáo Lãnh đạo Bộ, định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình;

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình; lập báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện Chương trình để báo cáo Lãnh đạo Bộ Công Thương;

- Xây dựng Quy chế quản lý, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình;

- Quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu của Chương trình;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Bộ Công Thương giao.

2. Vụ Kế hoạch

- Phối hợp với Vụ TKNL và các đơn vị khác, hướng dẫn thực hiện lồng ghép các nội dung sản xuất và tiêu dùng bền vững trong các văn bản chính sách;

- Phối hợp với Vụ TKNL và các đơn vị đầu mối xây dựng chỉ tiêu thống kê giám sát thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững.

3. Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp

- Đảm bảo cân đối ngân sách đối với các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng bền vững; là đơn vị đầu mối làm việc với Bộ Tài chính liên quan đến nguồn kinh phí thực hiện Chương trình;

- Phối hợp với Vụ TKNL hỗ trợ các đơn vị tham gia thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình, xây dựng dự toán thực hiện các nhiệm vụ sản xuất và tiêu dùng bền vững theo các quy định hiện hành về tài chính;

- Phối hợp với Vụ TKNL và các đơn vị có liên quan triển khai quyết toán các nhiệm vụ thuộc Chương trình;

- Xây dựng quy định và hướng dẫn thực hiện về mua sắm bền vững đối với các sản phẩm thân thiện môi trường phù hợp với quy định hiện hành trong Bộ Công Thương;

- Hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp, tổ chức liên quan tiếp cận tài chính xanh nhằm triển khai các mô hình về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

4. Văn phòng Bộ

- Hướng dẫn các đơn vị thực hiện nhiệm vụ thuộc Chương trình trong quá trình ký kết hợp đồng, tạm ứng kinh phí và thanh quyết toán nhiệm vụ theo các quy định hiện hành;

- Chủ trì, phối hợp với Vụ TKNL trong các hoạt động thông tin, tuyên truyền về sản xuất và tiêu dùng bền vững trên trang thông tin điện tử của Bộ;

- Chủ trì, phối hợp với Vụ TKNL trong việc tổ chức thi đua khen thưởng đối với các đơn vị, tập thể, các nhân có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng bền vững;

- Chủ trì, phối hợp với Vụ TKNL xây dựng quy định và hướng dẫn tiêu dùng bền vững đối với hoạt động khánh tiết, hành chính và hoạt động khác thuộc phạm vi quản lý trong Bộ Công Thương.

5. Vụ Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp tổ chức triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng bền vững;

- Tổ chức thẩm tra dự thảo các tiêu chuẩn quốc gia; thẩm tra, trình ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

6. Vụ Thị trường trong nước

- Lồng ghép gắn kết các nội dung chính, hoạt động phân phối bền vững trong các chiến lược, đề án, chương trình, kế hoạch phát triển thị trường trong nước, nhằm thúc đẩy phân phối bền vững;

- Lồng ghép tổ chức thực hiện tiêu dùng bền vững trong hoạt động phân phối thông qua các hoạt động tuyên truyền, các hoạt động truyền thông được Bộ phê duyệt trong việc tổ chức thực hiện Chương trình;

- Triển khai các giải pháp liên kết giữa các cơ sở phân phối bán lẻ hàng hóa với các nhà cung ứng sản phẩm thân thiện môi trường, thúc đẩy phân phối bền vững.

7. Vụ Thị trường Châu Á - Châu Phi, Vụ Thị trường Châu Âu - Châu Mỹ và Vụ Chính sách Thương mại đa biên

- Phối hợp với Bộ, ngành và các đơn vị trong Bộ thực thi các cam kết về Phát triển bền vững trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và trong khuôn khổ các diễn đàn đa phương mà Việt Nam là thành viên;

- Phối hợp Vụ TKNL nhằm thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế; kết nối và phát triển mạng lưới với các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về sản xuất và tiêu dùng bền vững; xây dựng chương trình kết nối hợp tác bền vững giữa doanh nghiệp, tổ chức trong nước với các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế trong các lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng bền vững phù hợp quy định, cam kết hội nhập quốc tế;

- Phối hợp Vụ TKNL trong các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững;

- Phối hợp với Vụ TKNL xây dựng các tài liệu, hướng dẫn doanh nghiệp về các yêu cầu, quy định của các quốc gia, tổ chức quốc tế; các quy định, cam kết về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA, CPTTP,...

- Theo chức năng nhiệm vụ và phạm vi quản lý, báo cáo Bộ Công Thương (thông qua Vụ TKNL) các cảnh báo về rào cản kỹ thuật (nếu có) liên quan đến sản xuất và tiêu dùng bền vững đối với các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu.

8. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

- Xây dựng và triển khai các công cụ chính sách phát triển ngành công nghiệp môi trường, công nghiệp tái chế chất thải theo hướng kinh tế tuần hoàn;

- Xây dựng, áp dụng và phổ biến các mô hình về thu hồi, tái sử dụng, tái chế chất thải theo hướng kinh tế tuần hoàn.

9. Cục xuất nhập khẩu

- Xây dựng và triển khai chính sách thúc đẩy xuất nhập khẩu sản phẩm thân thiện môi trường; sản phẩm hàng hóa dịch vụ môi trường, sản phẩm công nghệ tiết kiệm năng lượng, các bon thấp phù hợp với các quy định, cam kết hội nhập kinh tế quốc tế và thực thi Hiệp định FTA thế hệ mới;

- Khuyến khích hiệp hội và các doanh nghiệp logictic xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ logistics xanh, bền vững.

10. Cục Công nghiệp

- Xây dựng và hoàn thiện các chính sách thúc đẩy sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường;

- Phối hợp với các Bộ, ngành và các đơn vị trong Bộ triển khai, hướng dẫn kỹ thuật và áp dụng các phương pháp, công nghệ kỹ thuật sẵn có tốt nhất, thực hành quản lý môi trường tốt nhất nhằm khai thác hợp lý và giảm tổn thất tài nguyên trong khai thác khoáng sản;

11. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số

- Xây dựng nền tảng kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng giải pháp công nghệ số, thương mại điện tử thúc đẩy sản xuất kinh doanh bền vững và liên kết chuỗi;

- Phối hợp với Vụ TKNL phát triển hệ thống, trung tâm cơ sở dữ liệu thông tin về sản xuất và tiêu dùng bền vững; xây dựng nền tảng trực tuyến kết nối mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững Việt Nam với mạng lưới khu vực và thế giới;

- Xây dựng và triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm thân thiện môi trường.

12. Cục Công Thương địa phương

- Xây dựng và phát triển mạng lưới liên kết bền vững giữa sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, phát triển bền vững các cụm công nghiệp;

- Xây dựng, áp dụng, phổ biến và nhân rộng mô hình cụm công nghiệp sinh thái.

13. Cục xúc tiến thương mại

Xây dựng và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm được dán nhãn sinh thái trong các hội chợ đa ngành và chuyên ngành;

14. Các đơn vị báo chí, tạp chí, truyền thông trực thuộc Bộ

- Phối hợp với Vụ TKNL tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người tiêu dùng từ Trung ương và địa phương.

15. Các đơn vị khác trong Bộ, các Hiệp hội thuộc Bộ

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp, hỗ trợ các đơn vị triển khai các nhiệm vụ thuộc Chương trình./.

 

PHỤ LỤC II

BÁO CÁO TỔNG HỢP CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG
(Kèm theo Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030)

Tên đơn vị báo cáo1:

Ngày báo cáo:

Người làm báo cáo (ghi rõ họ tên, đt, mail):

STT

Nhiệm vụ, nội dung

Nội dung thực hiện

(Tên chương trình, dự án, nhiệm vụ, hoạt động...)

Kết quả đạt được

Khó khăn và đề xuất

Kinh phí thực hiện

Nguồn ngân sách (trđ)

Nguồn khác (trđ)

1

Xây dựng và hoàn thiện chính sách về sản xuất và tiêu dùng bền vững

 

1.

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

2

Khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên, phát triển nhiên liệu, nguyên vật liệu tái tạo, tái sinh

 

1.

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

3

Thiết kế sinh thái, thiết kế bền vững, thiết kế để tái chế, tái sử dụng

 

1.

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

4

Thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường và đẩy mạnh áp dụng mô hình và liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm

 

1.

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

5

Phát triển hệ thống phân phối bền vững, xuất nhập khẩu bền vững

 

1.

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

6

Thúc đẩy dán nhãn sinh thái và chứng nhận nhãn sinh thái

 

1.

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

7

Phát triển thị trường bền vững, cung cấp thông tin cho người tiêu dùng

 

1.

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

8

Mua sắm bền vững (mua sắm công)

 

1.

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

9

Nâng cao năng lực, tăng cường giáo dục và lối sống bền vững

 

1.

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

10

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn đối với chất thải

 

1.

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

11

Truyền thông về sản xuất và tiêu dùng bền vững

 

1.

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

12

Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại thúc đẩy sản xuất tiêu dùng bền vững

 

1.

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

13

Khoa học công nghệ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

 

1.

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

14

Tài chính xanh thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

 

1.

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

15

Hợp tác quốc tế về sản xuất và tiêu dùng bền vững

 

1.

 

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

16

Các nhiệm vụ khác

 

 

 

 

 

 

..........

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 Các đơn vị báo cáo theo các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch hành động, có các hoạt động liên quan đến nhiệm vụ nào thì báo các nội dung các hoạt động tại phần nhiệm vụ đó

 

 

Thủ trưởng đơn vị báo cáo

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3529/QĐ-BCT năm 2020 về Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành

  • Số hiệu: 3529/QĐ-BCT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/12/2020
  • Nơi ban hành: Bộ Công thương
  • Người ký: Trần Tuấn Anh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản