- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Quyết định 1208/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 1792/CT-TTg năm 2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 27/CT-TTg năm 2012 về giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật xây dựng 2003
- 3Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 4Quyết định 1883/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 113/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 13-NQ/TW năm 2012 về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành
- 7Nghị quyết 91/NQ-HĐND năm 2013 thông qua chương trình phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2260/QĐ-CT | Vĩnh Phúc, ngày 22 tháng 8 năm 2013 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ IV;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009 của Quốc Hội khoá XII;
Căn cứ Quyết định số 113/QĐ-TTg ngày 20/01/2012 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020;
Căn cứ Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1883/QĐ-TTg ngày 26/10/2011;
Căn cứ Nghị quyết số 91/NQ-HĐND ngày 16/7/2013 của HĐND tỉnh về thông qua Chương trình phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 1150/SKHĐT-XDHT ngày 19 tháng 8 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Chương trình phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020 (kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Giao các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện Chương trình phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020; Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối phối hợp với các đơn vị có liên quan lập kế hoạch thực hiện cụ thể hàng năm: theo dõi, tổng hợp việc thực hiện Chương trình báo cáo kết quả với UBND tỉnh theo định kỳ hàng năm.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| CHỦ TỊCH |
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHUNG ĐÔ THỊ VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2013 ĐẾN NĂM 2020
Phần 1. SỰ CẦN THIẾT, PHẠM VI, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHUNG ĐÔ THỊ
I. Sự cần thiết lập chương trình phát triển hạ tầng kỹ thuật khung đô thị
II. Phạm vi nghiên cứu, mục đích, yêu cầu của chương trình:
1. Phạm vi nghiên cứu:
2. Mục đích của chương trình:
3. Yêu cầu của chương trình
III. Các căn cứ lập chương trình
Phần 2. HIỆN TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHUNG ĐÔ THỊ VĨNH PHÚC
I. Hiện trạng hệ thống kết cấu hạ tầng khung đô thị Vĩnh Phúc:
1. Giao thông đường bộ:
2. Hạ tầng cấp nước:
3. Hạ tầng thoát nước:
4. Hệ thống xử lý chất thải rắn:
5. Hạ tầng cấp điện:
6. Hạ tầng viễn thông
II. Đánh giá chung:
Phần 3. CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHUNG ĐÔ THỊ VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2013-2020
I. Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật khung đô thị Vĩnh Phúc đảm bảo kết nối khu vực, liên tỉnh:
II. Xác định quan điểm nguyên tắc và các mục tiêu:
1. Quan điểm đầu tư hạ tầng khung:
2. Mục tiêu:
III. Xác định các nhiệm vụ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật khung đô thị Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2015 và giai đoạn 2016-2020:
1. Nhiệm vụ cụ thể từng lĩnh vực
2. Nhu cầu đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật khung đô thị
3. Nhu cầu đầu tư đến năm 2020:
IV. Huy động nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khung đô thị Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020:
1. Huy động nguồn vốn:
2. Tổng hợp danh mục các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2013-2015
3. Tổng hợp danh mục các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2016-2020
4. Giai đoạn sau năm 2020:
Phần 4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP, TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHUNG ĐÔ THỊ VĨNH PHÚC
I. Các giải pháp
1. Quy hoạch chi tiết các công trình, dự án hạ tầng:
2. Lập, phê duyệt các báo cáo đầu tư (nghiên cứu tiền khả thi và khả thi):
3. Huy động và bố trí vốn đầu tư:
4. Chuẩn bị mặt bằng
II. Tổ chức thực hiện
Phần 5. HỆ THỐNG PHỤ LỤC
Phần 1. SỰ CẦN THIẾT, PHẠM VI, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHUNG ĐÔ THỊ
I. Sự cần thiết lập chương trình phát triển hạ tầng kỹ thuật khung đô thị
Quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 xác định hình ảnh tương lai của đô thị năm 2030 là “Đô thị loại I, trực thuộc tỉnh tạo ra sự giàu có bền vững”. Trong đó xác định quy mô đô thị Vĩnh Phúc với diện tích quy hoạch là 318,6 km2, dân số khoảng 665.000 người.
Để hình thành được đô thị, trước tiên cần hoàn thiện Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị (gồm: hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật chính cấp đô thị, bao gồm các trục giao thông, tuyến truyền tải năng lượng, tuyến truyền dẫn cấp nước, tuyến cống thoát nước, tuyến thông tin viễn thông và các công trình đầu mối kỹ thuật), là tiền đề vật chất kỹ thuật, là cơ sở hạ tầng cho phát triển đô thị, cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tương lai.
Tuy nhiên, hiện tại hệ thống hạ tầng này còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, đặc biệt khi hình thành đô thị Vĩnh Phúc với quy mô lõi đô thị rộng 318,6 km2, rất nhiều các tuyến đường xuyên tâm, hướng tâm, đường vành đai, đường nội thị quan trọng cần triển khai, các hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, các công trình xử lý rác thải chưa được đầu tư theo quy hoạch.
Với mục tiêu như vậy và xuất phát điểm còn hạn chế của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, cần có sự nỗ lực rất lớn của các cấp, các ngành trong việc chỉ đạo, triển khai thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng, cũng như cần có các giải pháp huy động nguồn lực một cách linh hoạt nhằm đáp ứng được tiến độ đầu tư để đảm bảo cơ bản hoàn thành hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khung đô thị Vĩnh Phúc tạo cơ sở hạ tầng thu hút đầu tư, dần hình thành đô thị theo quy hoạch được duyệt.
Mặt khác, để hoàn thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị theo đúng quy hoạch cần lượng vốn rất lớn, khoảng trên 40.000 tỷ đồng, trong khi nguồn ngân sách hạn chế, mỗi năm trung bình nguồn chi đầu tư phát triển của cả tỉnh khoảng 3.000 tỷ đồng cho tất cả các ngành, lĩnh vực, huy động xã hội hoá đầu tư gặp nhiều khó khăn, với nguồn lực như trên sẽ không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Do vậy, để làm tiền đề cho việc huy động vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật tạo môi trường thu hút các dự án đầu tư đô thị, nhà ở và các dự án phát triển dịch vụ khác nhằm từng bước xây dựng đô thị Vĩnh Phúc theo đúng quy hoạch đã đề ra, cần có một Chương trình tổng thể huy động các nguồn lực cùng các giải pháp đồng bộ cho đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị, nhằm sớm đưa Vĩnh Phúc trở thành Thành phố theo mục tiêu đã đề ra, đó chính là: “Chương trình phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020”
II. Phạm vi nghiên cứu, mục đích, yêu cầu của chương trình:
1. Phạm vi nghiên cứu:
1.1 Về không gian:
Toàn bộ diện tích đô thị Vĩnh Phúc với diện tích 318,6 km2 theo quy hoạch đã được duyệt, bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của thành phố Vĩnh Yên (9 đơn vị hành chính - 5.071ha), một phần Thị xã Phúc Yên (9 đơn vị hành chính - 3.976ha) và một phần các huyện Vĩnh Tường (10 đơn vị hành chính - 2.238ha), Yên Lạc (8 đơn vị hành chính - 4.039ha), Tam Dương (13 đơn vị hành chính - 6.261ha), Bình Xuyên (13 đơn vị hành chính - 9.813ha), Tam Đảo (2 đơn vị hành chính - 454ha).
1.2 Về danh mục:
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị của tỉnh Vĩnh Phúc gồm:
- Về giao thông:
+ Giao thông đường bộ: 3 đường vành đai; 10 trục hướng tâm và 2 trục không gian Đông – Tây và trục không gian Nam - Bắc.
- Về năng lượng: Hệ thống truyền tải điện năng và công trình trạm;
- Về cấp nước: Hệ thống cấp nước;
- Về thoát nước và vệ sinh môi trường: Các tuyến tiêu thoát nước chính; hệ thống xử lý nước thải khu vực lõi đô thị; Nhà máy xử lý rác thải;
- Thông tin viễn thông: Hệ thống tuyến cáp và công trình đầu mối thông tin, viễn thông.
Chương trình đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật khung đô thị Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020 nhằm thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 (được phê duyệt tại Quyết định số 113/QĐ-TTg ngày 20/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ), Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 (được phê duyệt tại Quyết định số 1883/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ) và Chương trình phát triển đô thị đã được HĐND tỉnh thông qua với mục tiêu cụ thể như sau:
Đô thị Vĩnh Phúc trên cơ sở kế thừa hệ thống cơ sở vật chất đã có và tạo lập mới hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị theo Quy hoạch chung xây dựng đô thị đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tạo không gian phát triển mới cho các nhu cầu khác trong các lĩnh vực như kinh tế, văn hoá – xã hội, y tế, giáo dục,…
Tạo lập không gian liên kết trong nội bộ tỉnh và các địa phương lân cận.
Đưa ra được lộ trình phát triển của đô thị Vĩnh Phúc từ nay đến năm 2020 và sau năm 2020.
3. Yêu cầu của chương trình
Việc xây dựng Chương trình đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật khung đô thị tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020 phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Xác định các nhiệm vụ cụ thể đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật khung đô thị tỉnh Vĩnh Phúc cho giai đoạn 2013-2020 (trong đó phân kỳ giai đoạn 2013-2015 và 2016-2020) theo Quy hoạch chung đô thị thành phố Vĩnh Phúc đã được phê duyệt;
Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, giải pháp huy động các nguồn lực (đặc biệt là vốn đầu tư) và kế hoạch phân bổ nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng khung đô thị giai đoạn 2013-2015 và giai đoạn 2016-2020;
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý và tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khung đô thị giai đoạn 2013-2020.
Làm cơ sở triển khai thực hiện các dự án theo đúng định hướng, mục tiêu đã định;
Hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tạo động lực thu hút đầu tư vào các các lĩnh vực phát triển đô thị, công nghiệp và dịch vụ.
III. Các căn cứ lập chương trình
- Căn cứ Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;
- Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ IV;
- Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009 của Quốc Hội khoá XII;
- Căn cứ Quyết định số 113/QĐ-TTg ngày 20/01/2012 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020;
- Căn cứ Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1883/QĐ-TTg ngày 26/10/2011;
- Căn cứ Nghị quyết đại hội Đảng bộ Vĩnh Phúc lần thứ XV “Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp; trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI”;
- Căn cứ vào các quy hoạch ngành lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.
Phần 2. HIỆN TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHUNG ĐÔ THỊ VĨNH PHÚC
I. Hiện trạng hệ thống kết cấu hạ tầng khung đô thị Vĩnh Phúc:
1. Giao thông đường bộ:
1.1. Hiện trạng hệ thống giao thông:
Trong phạm vi khung đô thị Vĩnh Phúc, hệ thống các trục giao thông như sau:
- Các tuyến giao thông đối ngoại:
+ Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai đang thi công giai đoạn 1 với mặt cắt 25,5m, chiều dài 41 km, dự kiến hoàn thành trước năm 2015;
+ Quốc lộ: có 4 tuyến quốc lộ đi qua là Quốc lộ (QL) 2, QL2B, QL2C và QL23 với tổng chiều dài 105,3 km, cơ bản đã được cứng - nhựa hoá, trong đó chất lượng mặt đường loại tốt và khá là 48km (chiếm 45,6%); trung bình là 45km (chiếm 42,7%) và 12,25 km mặt đường loại xấu ở cuối QL2C.
Các tuyến đường quốc lộ trong ranh giới quy hoạch đô thị là 62,1km, chi tiết như sau :
Tên đường | Chiều dài (Km) | Ghi chú |
Đường quốc lộ 2 | 37,2 | Đang nâng cấp (4 làn xe) |
Đường quốc lộ 2B | 12,2 | Đã nâng cấp 4 làn xe |
Đường quốc lộ 2C | 12,6 | Đang nâng cấp (đến năm 2012 là 2 làn xe) |
Tổng | 62,1 | - |
(Nguồn Sở Xây dựng).
- Các tuyến giao thông đối nội:
Tổng số Km đường tỉnh trên địa bàn tỉnh là 302km. Trong đó chiều dài trong khung đô thị là 113,5 km, cụ thể như sau:
Tên đường | Chiều dài (Km) |
Đường tỉnh lộ 301 | 14,6 |
Đường tỉnh lộ 302 | 10,6 |
Đường tỉnh lộ 302B | 18,2 |
Đường tỉnh lộ 302C | 6,0 |
Đường tỉnh lộ 303 | 15,1 |
Đường tỉnh lộ 304 | 1,0 |
Đường tỉnh lộ 305 | 12,9 |
Đường tỉnh lộ 305B | 6,9 |
Đường tỉnh lộ 306 | 7,4 |
Đường tỉnh lộ 309 | 1,7 |
Đường tỉnh lộ 310 | 18,6 |
Tổng | 113,5 |
(Nguồn Sở Xây dựng)
- Đường đô thị: có tổng chiều dài khoảng 100 km tập trung ở thành phố Vĩnh Yên và Thị xã Phúc Yên, với mật độ đường 1km/km2. Đã cơ bản được thảm nhựa hoặc bê tông xi măng.
1.1.1 Tình hình đầu tư xây dựng các tuyến giao thông thuộc hệ thống hạ tầng khung đô thị theo Quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc
a) Đường vành đai:
Trong quy hoạch tổng thể phát triển đô thị toàn tỉnh Vĩnh Phúc, có 5 đường vành đai. Tuy nhiên, trong vùng lõi đô thị có 3 vành đai gồm: Vành đai 1 (trong quy hoạch gọi là vành đai trong); Vành đai 2 (trong quy hoạch gọi là vành đai trung) và Vành đai 3 (trong quy hoạch gọi là vành đai ngoài).
(Quốc lộ 2 đoạn qua Vĩnh Yên - thuộc đường vành đai 1)
BẢN VẼ TUYẾN GIAO THÔNG CHÍNH TRONG HẠ TẦNG KHUNG ĐÔ THỊ
(1) Đường vành đai 1: Điểm xuất phát bắt đầu từ Nút giao Quốc lộ 2 cũ và Đường vòng tránh Vĩnh Yên tại Quất Lưu -> chạy dọc theo Quốc lộ 2 cũ đến nút giao Quốc lộ 2C (Phường Đồng Tâm) -> Đường vào khu đô thị Đầm Cói (dự kiến xây mới) -> gặp Đường Yên Lạc –Vĩnh Yên-> Đường vòng tránh Vĩnh Yên đi xuôi Hà Nội khép kín đường vành đai 1.
Như vậy, trên vành đai 1 còn 1 dự án đang triển khai dở dang và 1 dự án dự kiến đầu tư xây mới là:
- Dự án đang đầu tư: Đường Yên Lạc – Vĩnh Yên (đoạn thuộc địa phận Thành Phố Vĩnh Yên);
- Dự án mới: Đường vào khu đô thị Đầm Cói nối với Đường Yên Lạc – Vĩnh Yên.
(2): Đường vành đai 2: Điểm xuất phát nút giao Đường Quốc lộ 2 vòng tránh Hương Canh với Đường Hương Canh – Tân Phong: Chạy theo đường Hương Canh – Tân Phong -> Đường xây dựng mới đi qua Hồ điều hoá nối từ Tân Phong (Bình Xuyên) – Trung Nguyên (Yên Lạc) gặp Tỉnh lộ 303 bám tuyến 303 đến Quốc lộ 2 -> Đường vành đai 2 Vĩnh Yên (mới quy hoạch) -> gặp và chạy theo Đường Tôn Đức Thắng -> Bình Xuyên gặp Tỉnh lộ 302, chạy theo Tỉnh lộ 302 về Hương Canh (trên QL2 vòng tránh Hương Canh).
Các dự án đã, đang và cần xây mới trên vành đai 2 gồm:
- Đã hoàn thành: Đường Hương Canh – Tân Phong; QL2 vòng tránh Hương Canh;
- Dự án đang đầu tư: Đường Tôn Đức Thắng (Vĩnh Yên – TL302);
- Các dự án chưa đầu tư xây dựng:
+ Đường vành đai 2 thành phố Vĩnh Yên (từ Hội Hợp- Đường Tôn Đức Thắng);
+ Nâng cấp đường tỉnh 302 (đoạn từ Hương Canh – Gia Khánh);
+ Đường quy hoạch mới qua Hồ điều hòa (từ Tân Phong, Bình Xuyên – Trung Nguyên, Yên Lạc – Hội Hợp, Vĩnh Yên).
(3) Vành đai 3: Điểm xuất phát từ Quốc lộ 2 (Khu công nghiệp Bình Xuyên) -> Đường vành đai chuỗi công nghiệp, đô thị Bình Xuyên -Yên Lạc - Vĩnh Tường (quy hoạch mới) -> gặp và chạy theo Quốc lộ 2C đến Quốc lộ 2 -> Đường Hợp Thịnh - Đạo Tú (quy hoạch mới) -> Tỉnh lộ 310 (Đạo Tú - Đại Lải) -> Đường vào KCN Bá Thiện -> Quốc lộ 2 (cổng KCN Bình Xuyên).
Các dự án đã, đang và cần xây mới trên vành đai 2 gồm:
- Đã hoàn thành:
+ Quốc lộ 2C (đoạn từ QL2 – Bình Dương);
+ Đường KCN Bình Xuyên (Quốc lộ 2 – Tỉnh lộ 310);
- Đang triển khai:
+ Đường tỉnh 310 (KCN Bá Thiện – Đạo Tú);
- Các dự án xây mới:
+ Đường Hợp Thịnh – Đạo Tú
+ Đường trung tâm chuỗi công nghiệp đô thị Bình Xuyên – Yên Lạc – Vĩnh Tường (Đường vinalines).
(Đường vào KCN Bá Thiện - thuộc Vành đai 3)
(4) Đường hướng tâm và liên kết vùng:
* Trục hướng tâm có 10 tuyến, gồm:
- Quốc lộ 2: Đoạn Vĩnh Yên - Nội Bài đã thực hiện xong;
- Quốc lộ 2: Đoạn Vĩnh Yên – Việt Trì chưa được cải tạo, nâng cấp;
- Quốc lộ 2C đi Tuyên Quang: Đang tiến hành cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2C;
- Quốc lộ 2C đi Sơn Tây: Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2C và Cầu Vĩnh Thịnh (đang tiến hành xây dựng).
Các dự án này đang triển khai bằng nguồn vốn NSTW và ODA do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư.
- Quốc lộ 2B: Cải tạo, nâng cấp QL2B- cơ bản đã thực hiện xong;
- Trục Bắc Nam phía xuống phía Nam Đầm Vạc: Đường Kim Ngọc kéo dài qua Cầu Đầm Vạc đến Đường vòng tránh Vĩnh Yên và Cầu Đầm Vạc (trục tâm linh)- đã phê duyệt dự án nhưng chưa khởi công;
- Đường tỉnh lộ 305 (đoạn từ đường vành đai 1 đến vành đai ngoài);
- Tỉnh lộ 305 (Quán Tiên - Cầu Bến Gạo);
- Đường vành đai 4,5 Hà Nội (đoạn TL301 Đại Lải – Đèo Nhe)- chưa thực hiện;
- Đường Tôn Đức Thắng kéo dài (địa phận huyện Bình Xuyên) và Đường Nguyễn Tất Thành (địa phận Bình Xuyên và Phúc Yên)- Đang thực hiện;
* Đường liên kết vùng: Quốc lộ 2 và Đường Xuyên Á;
(Đường Xuyên Á qua Vĩnh Phúc – đang thi công)
1.2 Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông:
- Tổng vốn đầu tư cho Giao thông vận tải giai đoạn 2006 – 2012 là 11.503 tỷ đồng, trong đó cụ thể từng nguồn theo biểu đính kèm:
Biểu số 01: TỔNG ĐẦU TƯ CHO GIAO THÔNG TỪ 2006-2012
Nguồn vốn | Tổng số | Đầu tư theo năm (tỷ đồng) | ||||||
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | ||
Tổng số | 11503 | 681 | 773 | 1086 | 1241 | 1866 | 2831 | 3025 |
NSNN | 6984 | 553 | 650 | 913 | 1033 | 1181 | 1250 | 1404 |
TW | 375 | 5 | 0 | 50 | 55 | 135 | 95 | 35 |
ODA | 3652 | 0 | 0 | 0 | 30 | 550 | 1486 | 1586 |
Doanh nghiệp | 492 | 123 | 123 | 123 | 123 | 0 | 0 | 0 |
(Nguồn:Vốn đầu tư hàng năm về XDCB và Số liệu của Sở Giao thông vận tải)
1.3 Đánh giá hiện trạng giao thông vận tải so với mục tiêu hoàn thành khung đô thị:
- So với mục tiêu hoàn thành khung đô thị (3 đường vành đai, 10 trục hướng tâm và 2 trục xuyên tâm) hiện nay đã cơ bản hoàn thành:
- Đường vành đai 1: cơ bản hoàn thành (chỉ còn Đường vào khu đô thị Đầm Cói nối với Đường Yên Lạc – Vĩnh Yên).
- Đường vành đai 2: đã hoàn thành Đường Hương Canh – Tân Phong; QL2 vòng tránh Hương Canh và cơ bản hoàn thành Đường Tôn Đức Thắng;
- Đường vành đai 3: đã cơ bản hoàn thành Quốc lộ 2C (đoạn từ QL2 – Bình Dương); Đường 310B vào KCN Bình Xuyên (Quốc lộ 2 – Tỉnh lộ 310); đang thi công ĐT310 đoạn từ KCN Bình Xuyên đến Đạo Tú (khối lượng đạt khoảng 75%).
- Các tuyến đường hướng tâm:
Quốc lộ 2: Đoạn Vĩnh Yên - Nội Bài đã thực hiện xong; Quốc lộ 2: Đoạn Vĩnh Yên – Việt Trì chưa được cải tạo, nâng cấp (tuy nhiên đã được xây dựng); Quốc lộ 2C đi Tuyên Quang: Đang tiến hành cải tạo khối lượng đạt 50%; Quốc lộ 2C đi Sơn Tây: đang xây dựng Cầu Vĩnh Thịnh (khối lượng đạt 35%). Quốc lộ 2B: cơ bản đã thực hiện xong; Đường tỉnh 305 (Quán Tiên - Cầu Bến Gạo) – đã thi công xong; Đường Tôn Đức Thắng kéo dài (địa phận huyện Bình Xuyên) và Đường Nguyễn Tất Thành (địa phận Bình Xuyên và Phúc Yên)- Đang thực hiện.
- Chưa thi công: Trục Bắc Nam phía xuống phía Nam Đầm Vạc: Đường Kim Ngọc kéo dài qua Cầu Đầm Vạc đến Đường vòng tránh Vĩnh Yên và Cầu Đầm Vạc (trục tâm linh); Đường vành đai 4,5 Hà Nội (đoạn TL301 Đại Lải – Đèo Nhe).
- Đường tỉnh lộ 305 (đoạn từ đường vành đai 1 đến vành đai ngoài) – chưa cải tao, nâng cấp;
Như vậy, phần giao thông khối lượng đã hoàn thành ước đạt 50% so với hạ tầng khung cần triển khai.
2. Hạ tầng cấp nước:
2.1 Thực trạng hạ tầng cấp nước:
2.1.1 Thực trạng công trình nguồn;
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 4 nhà máy cấp nước phục vụ vùng lõi đô thị với tổng công suất là 47.000 m3/ngày đêm, trong đó:
- Nhà máy cấp nước Vĩnh Yên công suất 16.000 m3/ngày đêm;
- Nhà máy cấp nước Hợp Thịnh công suất 8.000 m3/ngày đêm;
- Nhà máy cấp nước Phúc Yên công suất 20.000 m3/ngày đêm;
- Nhà máy cấp nước Yên Lạc công suất 3.000 m3/ngày đêm;
Đang xây dựng 2 nhà máy cấp nước với công suất 50.000 m3/ngày đêm phục vụ phát triển đô thị gồm:
- Nhà máy nước Tam Dương đang xây dựng: 20.000 m3/ngày đêm;
- Nhà máy nước Sông Lô đang xây dựng: 30.000 m3/ngày đêm.
- Nguồn cấp: Hiện nay chủ yếu là nước ngầm, trữ lượng 1 triệu m3/ngày đêm (nhưng hiện nay đã có dấu hiệu bị ô nhiễm), trong tương lai chỉ có thể sử dụng nguồn nước mặt của Sông Lô;
2.1.2 Thực trạng hệ thống (mạng) đường ống cấp nước (mạng truyền tải; mạng phân phối):
- Mạng cấp nước, mạng truyển tải: Mạng lưới đường ống cấp nước có tổng chiều dài 127km, chủ yếu tập trung ở thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên. Tỷ lệ thất thoát nước sạch hiện tại đô thị Vĩnh Yên khoảng 20%, tại đô thị Phúc Yên khoảng 26%.
- Mức độ bao phủ (cho sinh hoạt; cho hoạt động sản xuất kinh doanh);
Trong đó, trong phạm vi khung đô thị tổng công suất cấp nước đang hoạt động là 47.000 m3/ngày đêm.
- Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch còn thấp, chủ yếu tập trung ở Vĩnh Yên và Phúc Yên trong đó Vĩnh Yên là 60% và Phúc Yên là 55%;
2.2 Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cấp nước:
Tổng vốn bố trí đầu tư hạ tầng cấp nước là 945,2 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho từng năm và từng nguồn như sau :
Biểu số 02 : VỐN ĐẦU TƯ CHO CẤP NƯỚC GIAI ĐOẠN 2006-2012
Đơn vị : tỷ đồng
Nguồn vốn | Tổng số | Năm | ||||||
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | ||
Tổng số | 945,2 | 65,8 | 70,6 | 75,6 | 94,2 | 100,7 | 277,2 | 261 |
NSNN | 53,2 | 5,83 | 8,6 | 12,657 | 9,2 | 8,7 | 5,2 | 3 |
ODA | 440 |
|
|
| 20 | 20 | 200 | 200 |
Doanh nghiệp | 452 | 60 | 62 | 63 | 65 | 72 | 72 | 58 |
(Nguồn số liệu: Vốn đầu tư hàng năm về XDCB và Số liệu của Sở Xây dựng)
2.3 Đánh giá hiện trạng cấp nước so với mục tiêu hoàn thành khung đô thị:
- Về công suất cấp nước: công suất cấp nước hiện nay là 47.000m3/ngày đêm và đang tiến hành xây dựng 2 nhà máy công suất 50.000 m3/ngày đêm.
- Về hệ thống đường ống: đã phủ kín toàn Vĩnh Yên, Phúc Yên, Hương Canh, KCN Bình Xuyên,…
Như vậy, phần cấp nước khối lượng đã hoàn thành ước đạt 20% so với hạ tầng khung cần triển khai.
3. Hạ tầng thoát nước :
3.1 Thực trạng hệ thống thoát nước:
Hệ thống thoát nước chưa được đầu tư đồng bộ và hoàn chỉnh, một số khu vực đô thị mới chỉ được đầu tư xây dựng cống, rãnh thu gom nước thải, các công trình được đầu tư còn nhỏ lẻ, mang tính chắp vá, cục bộ. Ngay cả các đô thị lớn như Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên cho đến nay vẫn chưa có hệ thống thu gom xử lý nước thải tập trung. Nước thải mới chỉ được xử lý cục bộ bằng hệ thống bể tự hoại của các hộ gia đình, sau đó thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước mưa và nước thải.
- Hệ thống thoát nước mưa và nước thải chưa được đầu tư để tách riêng hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải. Nước thải sinh hoạt và công nghiệp hiện thu gom được tỷ lệ rất thấp, vẫn xả trực tiếp ra môi trường. Nước mưa thoát chậm trên địa bàn toàn Tỉnh, vẫn xảy xa tình trạng úng ngập cục bộ vào những thời điểm mưa lớn.
Hiện tại có hai dự án thoát nước đang được triển khai tại thành phố Vĩnh Yên, gồm:
- Dự án thoát nước mưa khu vực phía Nam Vĩnh Yên: đang triển khai.
- Nhà máy xử lý nước thải và hệ thống thoát nước thải khu vực Vĩnh Yên: Đang được xây dựng giai đoạn I bằng vốn ODA của dự án cải thiện môi trường đầu tư, dự kiến hoàn thành trong năm 2015 với công suất xử lý nước thải 5000m3/ ngày đêm.
3.2 Huy động nguồn lực đầu tư phát triển cho hệ thống thoát nước:
Nhìn chung trong những năm qua huy động nguồn lực cho hệ thống thoát nước là thấp, giai đoạn 2009-2012 chủ yếu huy động được vốn ODA từ dự án cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc (hợp phần thoát nước thành phố Vĩnh Yên).
Biểu số 03: CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO THOÁT NƯỚC GIAI ĐOẠN 2006-2012
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn vốn | Tổng số | Năm | ||||||
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | ||
Tổng số | 288,84 |
|
| 15 | 43 | 24,04 | 102,6 | 104,2 |
NSNN | 18,84 | 0,00 |
|
| 8,00 | 4,04 | 2,60 | 4,20 |
ODA | 240 |
|
|
| 20 | 20 | 100 | 100 |
Doanh nghiệp | 30 |
|
| 15 | 15 | 0 |
|
|
3.3 Đánh giá hiện trạng thoát nước so với mục tiêu hoàn thành khung đô thị:
- Hiện nay mới triển khai dự án thoát nước thành phố Vĩnh Yên giai đoạn I, so với nhu cầu của hạ tầng khung đô thị mới đáp ứng được khoảng 5%.
4. Hê thống xử lý chất thải rắn:
4.1 Thực trạng hệ thống xử lý chất thải rắn :
- Khoảng 65% chất thải rắn được thu gom được chôn lấp tạm. Hiện nay chất thải rắn mới chỉ được thu gom, đưa về bãi rác thải tạm, một lượng lớn chất thải này được tái sử dụng làm nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành khác, một phần được xử lý đơn giản bằng phương pháp đốt hoặc chôn lấp. Hiện nay chất thải rắn được xử lý bằng phương pháp tái chế, đốt và chôn lấp chiếm khoảng 70% tổng lượng rác thải. Nguyên nhân do chưa xây dựng nhà máy xử lý rác thải nên chưa có hệ thống thu gom và vận chuyển rác từ các huyện, thị xã về nhà máy để xử lý được.
- Đối với rác thải sinh hoạt tại lõi đô thị: Công tác thu gom, xử lý rác thải của thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên chủ yếu do 2 đơn vị là Công ty Cổ phần MT&DVĐT Vĩnh Yên và Phúc Yên thực hiện, tại các địa phương, thị trấn do các đội trật tự môi trường thu gom. Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom rác thải vẫn còn thấp (khoảng 72% lượng rác thải phát sinh), công tác xử lý vẫn còn hạn chế về kỹ thuật và chỉ là chôn lấp sơ bộ gây ô nhiễm môi trường. Nhìn chung tỷ lệ rác thải phát tán ra môi trường và chôn lấp thủ công vẫn còn cao.
- Về bãi rác tập trung:
Thành phố Vĩnh Yên có 01 bãi rác thải tạm tại khu vực chân núi Mạ thuộc KCN Khai Quang với quy mô 3 ha. Lưu lượng (chất thải thông thường) khoảng 100 tấn rác mỗi ngày và được xử lý dưới dạng chôn lấp.
Thị xã Phúc Yên: Rác thải cũng được xử lý dưới dạng chôn lấp tại bãi rác Ngọc Thanh.
4.2 Huy động nguồn lực đầu tư phát triển cho hệ thống xử lý chất thải :
Hệ thống xử lý chất thải rắn: Chưa được đầu tư do chưa có địa điểm xây dựng.
Hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt : Nhìn chung trong những năm qua huy động nguồn lực cho hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt là thấp, giai đoạn 2006-2012 chủ yếu chỉ đầu tư xây dựng hệ thống bãi chôn lấp rác và xây rãnh thoát nước thải sinh hoạt. Vốn doanh nghiệp đầu tư chủ yếu xử lý môi trường tại các khu công nghiệp.
Biểu số 04 : CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO XỬ LÝ CHẤT THẢI GIAI ĐOẠN 2006-2012
Đơn vị: tỷ đồng
Lĩnh vực | Tổng số | Năm | ||||||
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | ||
Tổng số | 189,1 | 17,5 | 15 | 20 | 28,2 | 27,2 | 30,2 | 51,0 |
NSNN | 39,10 | 2,50 |
|
| 3,20 | 2,20 | 5,20 | 26,00 |
Doanh nghiệp | 150 | 15 | 15 | 20 | 25 | 25 | 25 | 25 |
4.3 Đánh giá hiện trạng thoát nước so với mục tiêu hoàn thành khung đô thị:
- Hiện nay chưa triển khai xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn.
5. Hạ tầng cấp điện:
5.1 Thực trạng hạ tầng cấp điện
Hạ tầng cấp điện bao gồm : Các công trình nguồn; hệ thống truyền tải và phân phối điện, thực trạng đến 31/12/2012 như sau :
5.1.1 Các công trình nguồn:
Trên địa bàn tỉnh có 1 trạm 220KV ở Vĩnh Yên và 5 trạm 110KV ở Vĩnh Yên, Phúc Yên, Lập Thạch, Thiện Kế và Vĩnh Tường. Trong phạm vi lõi đô thị Vĩnh Phúc tất cả các trạm điện trên đều có liên quan, thực trạng như sau:
+ Trạm 220kV Vĩnh Yên công suất 2x125MVA được cung cấp điện từ đường dây 220kV Việt Trì - Sóc Sơn dây dẫn ACSR-520 dài 66,5km.
+ Trạm 110kV Vĩnh Yên đặt tại xã Quất Lưu huyện Bình Xuyên giáp ranh với thành phố Vĩnh Yên. Trạm có qui mô công suất 2x63MVA- 110/35/22kV. Trạm làm nhiệm vụ cấp điện cho thành phố Vĩnh Yên và các huyện: Yên Lạc, Bình Xuyên và Tam Đảo.
+ Trạm 110kV Phúc Yên đặt tại phường Phúc Thắng thị xã Phúc Yên, với công suất (63+40)MVA- 110/35/22kV. Trạm cấp điện cho thị xã Phúc Yên, một phần huyện Bình Xuyên và cấp cho huyện Mê Linh của thủ đô Hà Nội, các khu vực phụ cận và hỗ trợ cho trạm 110kV Vĩnh Yên.
+ Trạm 110kV Lập Thạch đặt tại thị trấn Lập Thạch có công suất 25MVA-110/35/10(22)kV cấp điện cho huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương và phía Bắc huyện Tam Đảo.
+ Trạm 110kV Thiện Kế đặt tại xã Thiện Kế huyện Bình Xuyên có công suất 63MVA- 110/22kV được xây dựng để cấp điện cho khu công nghệ cao Bá Thiện. Mặc dù trạm đã hoàn thành nhưng do Tập đoàn COMPAL dãn tiến độ đầu tư nên hiện tại trạm 110kV Thiện Kế vẫn chưa vận hành do chưa có phụ tải.
+ Trạm 110kV Vĩnh Tường đặt tại thị trấn Thổ Tang huyện Vĩnh Tường có công suất 40MVA- 110/35/22kV. Phục vụ cấp điện cho huyện Vĩnh Tường, 1 phần huyện Yên Lạc.
5.1.2 Hệ thống truyền tải, phân phối:
Lưới điện trung thế tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay bao gồm các cấp điện áp 35, 22, 10 và 6kV. Lưới 6kV tồn tại ở thành phố Vĩnh Yên. Lưới 35, 10kV tồn tại xen kẽ ở khắp các huyện, thị trong tỉnh. Lưới 22kV hiện chưa có nhiều chủ yếu ở khu công nghiệp Khai Quang, phía nam huyện Bình Xuyên và khu vực trung tâm thị xã Phúc Yên. Cụ thể như sau:
+ Đường dây 35kV
Đường dây 35kV hiện có ở tất cả các huyện thị trong tỉnh, toàn tỉnh có 390km đường dây 35kV chiếm 33% khối lượng đường dây trung thế. Nhiệm vụ chính của lưới 35kV là cấp điện cho các trạm trung gian trong tỉnh đồng thời cũng là lưới phân phối cấp điện trực tiếp cho các trạm 35/0,4kV.
Đặc điểm của các tuyến 35kV của các trạm 110kV cụ thể như sau:
Trạm 110kV Vĩnh Yên có 7 lộ ra: Lộ 371- đi Tam Dương, dài 24km cấp cho Tam Dương, Vĩnh Yên; Lộ 372- đi Vĩnh Tường, dài 19km, cấp điện chủ yếu cho Vĩnh Yên; Lộ 373-đi Yên Lạc dài 16km; Lộ 374, đi Phúc Yên dài 12,5km, cấp điện cho KCN Bình Xuyên; Lộ 375, đi HONDA dài 13,9km, hiện làm nhiệm vụ dự phòng cấp điện cho công ty HONDA; Lộ 376, đi Tam Đảo dài 17,1km; Lộ 377-đi Z192 dài 15,5km;
Phía 35kV của trạm 110kV Phúc Yên có 5 lộ ra: Lộ 371 dài 2,7km; Lộ 372: Đi Phúc Yên dài 2,7km; Lộ 374: Cấp điện cho công ty Honda Việt nam dài 2km; Lộ 375: Cấp điện cho công ty Toyota Việt nam dài 1,2km;
Trạm 110kV Lập Thạch có 2 lộ, Lộ 372, đi Tam Dương dài 8,7km
Trạm 110kV Vĩnh Tường hiện mới có 2 lộ ra đấu chuyển tiếp trên đường dây 35kV Việt Trì- Vĩnh Yên.
+ Đường dây 22kV: Đường dây 22kV hiện có sau trạm 110kV Vĩnh Yên, Phúc Yên và Vĩnh Tường. Tổng chiều dài đường dây 22kV là 228km chiếm 19% đường dây trung thế.
+ Đường dây 10kV: Đường dây 10kV hiện có chiều dài 545km chiếm 19% tổng khối lượng đường dây trung thế. Đường dây 10kV có sau trạm 110kV Lập Thạch và các trạm trung gian 35/10kV như Ngũ Kiên, Tam Hồng, Tam Đảo, Đạo Tú (lưới 10kV sau các trạm trung gian Phúc Yên và Xuân Hòa thuộc dự án JBC cải tạo sang 22kV được xem như đường dây 22kV vận hành 10kV vì dự án sắp hoàn thành). Một số lộ có kết cấu hình tia còn lại đa số các lộ 10kV đều có liên hệ giữa các trạm trung gian. Hiện tại một số lộ 10kV kéo quá dài lại mang tải lớn nên vừa gây ra tổn thất điện năng lớn vừa ảnh hưởng đến chất lượng điện áp cuối đường dây như lộ 971, 973, 975 trạm 110kV Lập thạch, lộ 972 trung gian Tam Đảo, ...
Mặc dù có rất nhiều khó khăn nhưng, ngành điện đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ cung cấp điện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, với triển vọng phát triển kinh tế, phát triển đô thị và công nghiệp của tỉnh trong tương lai, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong việc thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực để đảm bảo lưới điện của Vĩnh Phúc cần được nâng cấp và hiện đại hóa hơn nữa đáp ứng được phụ tải phát sinh trong quá trình hình thành và phát triển đô thị Vĩnh Phúc.
5.2 Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển:
Nguồn vốn đầu tư cho ngành điện chủ yếu là vốn của doanh nghiệp và vốn ODA (của dự án Năng lượng nông thôn II), vốn Ngân sách nhà nước (thông qua vốn đối ứng cho dự án năng lượng nông thôn II và xây dựng các TBA….),..
Biểu số 05 TỔNG HỢP ĐẦU TƯ CHO HẠ TẦNG CẤP ĐIỆN GIAI ĐOẠN 2006-2012
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn vốn | Tổng số | Năm | ||||||
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | ||
Tổng số | 3218,44 | 243,5 | 291 | 348,04 | 355,5 | 572 | 830,2 | 578,2 |
NS tỉnh | 141,44 | 17,5 | 13 | 17,04 | 17,5 | 25 | 43,2 | 8,2 |
NSTW | 750 |
|
|
|
| 150 | 350 | 250 |
ODA | 605 | 30 | 80 | 95 | 120 | 145 | 135 |
|
Doanh nghiệp | 1722 | 196 | 198 | 236 | 218 | 252 | 302 | 320 |
5.3 Đánh giá hiện trạng hạ tầng điện so với mục tiêu hoàn thành khung đô thị:
- Hiện nay tất cả các nhu cầu về sử dụng điện đều được ngành điện đáp ứng, như vậy hạ tầng cấp điện đáp ứng khoảng 75% so với mục tiêu của khung đô thị.
6. Hạ tầng viễn thông
6.1 Hiện trạng Hạ tầng viễn thông
6.1.1 Hệ thống chuyển mạch
Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 02 doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ điện thoại cố định: Viễn thông Vĩnh Phúc, Viễn thông Quân đội (cung cấp dịch vụ điện thoại cố định hữu tuyến và vô tuyến). Trong đó:
Mạng chuyển mạch Viễn thông Vĩnh Phúc: 1 tổng đài trung tâm (Host) (đặt tại thành phố Vĩnh Yên), 85 tổng đài vệ tinh; 100% tổng đài sử dụng truyền dẫn cáp quang. Tổng dung lượng lắp đặt đạt 149.362 thuê bao, dung lượng sử dụng 118.976 thuê bao.
Mạng chuyển mạch Viễn thông Quân Đội: 1 tổng đài trung tâm (Host) đặt tại thành phố Vĩnh Yên và 34 tổng đài vệ tinh. Tổng dung lượng lắp đặt đạt 3.840 thuê bao, dung lượng sử dụng 2.382 thuê bao, 100% tổng đài sử dụng truyền dẫn cáp quang.
Ngoài dịch vụ điện thoại cố định có dây, tại Vĩnh Phúc các doanh nghiệp còn cung cấp dịch vụ điện thoại cố định không dây (sử dụng tổng đài nội hạt kết hợp với sóng vô tuyến của mạng điện thoại di động: E-Com, HomePhone, Gphone).
6.1.2 Hệ thống truyền dẫn
(a) Mạng truyền dẫn liên tỉnh
Mạng truyền dẫn liên tỉnh nhằm đảm bảo thực hiện kết nối liên tỉnh cho mạng điện thoại cố định của tỉnh, các mạng di động. Mạng truyền dẫn liên tỉnh trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu do các đơn vị: VTN (VNPT), Viettel cung cấp và quản lý.
- Tuyến truyền dẫn liên tỉnh VNPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vòng Ring: Hà Nội – Vĩnh Phúc – Phú Thọ – Tuyên Quang – Thái Nguyên – Hà Nội.
- Tuyến truyền dẫn liên tỉnh Viettel: Hà Nội – Vĩnh Phúc – Phú Thọ.
- Sau khi tiếp quản hạ tầng của EVN, Viettel có thêm tuyến truyền dẫn quang liên tỉnh dọc trên các tuyến đường dây tải điện 220/110KV: Hà Nội – Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc – Tuyên Quang, Vĩnh Phúc – Phú Thọ.
(b) Mạng truyền dẫn nội tỉnh
Mạng truyền dẫn nội tỉnh trên địa bàn tỉnh đã phát triển tương đối hoàn thiện, 100% xã, phường có cáp quang.
Mạng truyền dẫn nội tỉnh chủ yếu do VNPT, Viettel đầu tư quản lý và sử dụng, các doanh nghiệp khác thuê lại đường truyền hoặc trao đổi hạ tầng mạng.
Hiện trạng mạng truyền dẫn nội tỉnh trên địa bàn tỉnh như sau:
- Viễn thông Vĩnh Phúc: 198 tuyến truyền dẫn nội tỉnh, 100% các tuyến sử dụng phương thức truyền dẫn quang, tổng chiều dài các tuyến truyền dẫn khoảng 960km.
- Viễn thông Quân Đội: 245 tuyến truyền dẫn nội tỉnh, 100% các tuyến sử dụng phương thức truyền dẫn quang, tổng chiều dài các tuyến truyền dẫn khoảng 1200km.
(c) Mạng ngoại vi
Mạng ngoại vi (cống, bể, cáp điện thoại và Internet) tại Vĩnh Phúc bao gồm của VNPT (Viễn thông Vĩnh Phúc), Viễn thông Quân đội .
Viễn thông Vĩnh Phúc: Tổng số đôi cáp gốc đạt 175.690 đôi, số đôi cáp gốc đã sử dụng đạt 109.055 đôi.
Viễn thông Quân đội: Tổng số đôi cáp gốc đạt 7.480 đôi, số đôi cáp gốc đã sử dụng 3.332 đôi.
6.1.3 Mạng thông tin di động
Tính đến hết tháng 6/2013, trên địa bàn tỉnh có 5 mạng điện thoại di động:
Mạng Vinaphone; mạng MobiFone; mạng Viettel Mobile; mạng Vietnam Mobile; mạng G-mobile.
Tổng số trạm thu phát sóng di động (BTS) trên địa bàn tỉnh đạt 1.260 trạm (760 trạm 2G và 500 trạm 3G) được xây dựng trên 655 vị trí, bán kính phục vụ bình quân 0,9 km/trạm.
6.1.4 Mạng Internet
Tại Vĩnh Phúc hiện có Viễn thông Vĩnh Phúc, Viễn thông Quân Đội và Công ty TNHH FPT viễn thông miền bắc cung cấp dịch vụ truy nhập Internet. Mạng Internet tốc độ cao ADSL tại Vĩnh Phúc đã triển khai cung cấp dịch vụ tại 9/9 trung tâm huyện, thị, thành. Hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 57.000 thuê bao Internet băng rộng.”
6.2 Huy động nguồn lực cho đầu tư cho hạ tầng viễn thông:
Nguồn lực đầu tư cho hạ tầng viễn thông là do các doanh nghiệp tự đầu tư, kết quả như sau:
Biểu số 06 TỔNG HỢP ĐẦU TƯ CHO HẠ TẦNG CẤP ĐIỆN GIAI ĐOẠN 2006-2012
Nguồn vốn | Tổng số | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 |
Vốn doanh nghiệp | 1479 | 185 | 196 | 218 | 286 | 276 | 192 | 126 |
6.3 Đánh giá hiện trạng hạ tầng viễn thông so với mục tiêu hoàn thành khung đô thị:
- Hiện nay tất cả các nhu cầu về viễn thông đều được ngành điện đáp ứng, như vậy hạ tầng cấp điện đáp ứng khoảng 75% so với mục tiêu của khung đô thị.
Nhìn chung, một số lĩnh vực đã triển khai thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật khung đô thị đạt khá như Hạ tầng điện, hạ tầng thông tin, Giao thông. Một số lĩnh vực đang tiếp tục triển khai như Cấp nước, thoát nước. Lĩnh vực chưa triển khai: Xử lý nước thải.
Tổng huy động vốn đầu tư cho các công trình hạ tầng khung trong giai đoạn 2006-2012 đạt khá: 17.623 tỷ đồng, Tính đến hết năm 2012, tỉnh đã hoàn thành khoảng 35-40% so với hạ tầng kỹ thuật khung đô thị.
Phần 3. CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHUNG ĐÔ THỊ VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2013-2020
I. Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật khung đô thị Vĩnh Phúc đảm bảo kết nối khu vực, liên tỉnh:
□ Về giao thông;
Bảo đảm kết nối giao thông, tạo mối liên kết chặt chẽ với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng. Tập trung xây dựng một số tuyến giao thông quy mô lớn, góp phần xây dựng hạ tầng đồng bộ và tạo điều kiện khai thác các tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội.
Phối hợp cùng Bộ Giao thông vận tải triển khai đến năm 2015 hoàn thành các công trình giao thông trên địa bàn gồm: Đường xuyên Á (Hà Nội – Lào Cai); Đường Quốc lộ 2C và Cầu Vĩnh Thịnh.
+ Đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đang triển khai xây dựng, chiều dài qua tỉnh Vĩnh Phúc là 41 km, có các tiêu chuẩn kỹ thuật như sau: đường cao tốc, tốc độ 100km/h, bề rộng nền đường 25,5 m, 4 làn xe. Đường được thiết kế giao nhau khác mức. Mức vốn đầu tư khoảng 4.530 tỷ (chưa kể kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng), khi tuyến đường này hoàn thành sẽ tăng khả năng giao lưu giữa Vĩnh Phúc và các tỉnh khác đồng thời giảm bớt lưu lượng thông qua QL2.
+ Quốc lộ 2C: dài 47,75km Tuyến này nhằm kết nối Vĩnh Phúc và các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Sơn Tây (Hà Nội) thông qua cầu Vĩnh Thịnh.
+ Cầu Vĩnh Thịnh: kết nối 2 trục hướng tâm (QL 32 và QL2) nhằm điều tiết giao thông từ xa, giảm lưu lượng xe cộ vào trung tâm Hà Nội và cầu này nằm trên vành đai 5 của Hà Nội.
+ Nâng cấp QL2 (phần còn lại từ Vĩnh Yên đến Việt Trì): đảm bảo giao thông thông suốt, đồng bộ giữa các tỉnh miền núi phía Bắc với Vĩnh Phúc và Hà Nội và toàn tuyến QL 2.
□ Về cấp nước:
Phối hợp với các cơ quan TW như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư để hoàn thành Dự án hợp phần Cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp nước thành phố Vĩnh Yên, được lấy từ nguồn nước mặt Sông Lô và được đầu tư bằng nguồn vốn ODA (JICA).
□ Xử lý nước thải; bảo về nguồn nước các lưu vực sông: Đảm bảo việc triển khai thực hiện hạ tầng kỹ thuật đô thị gắn với phát triển bền vững, đảm bảo môi trường, nguồn nước lưu vực sông Cầu.
□ Xử lý chất thải rắn: Triển khai quy hoạch quản lý và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc gắn liền với quy hoạch vùng thủ đô và đồng bằng sông Hồng.
□ Về cấp điện;
- Lưới cao thế 220, 110kV: Trừ trạm 110kV Lập Thạch còn lại tất cả các trạm 220, 110kV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay đều có mạch vòng cấp nguồn bằng hai đường dây từ hệ thống điện Quốc gia, nhất là từ khi có trạm 220kV Vĩnh Yên khả năng liên kết lưới điện tỉnh Vĩnh Phúc với lưới điện khu vực trong hệ thống điện Quốc gia đã được cải thiện rõ rệt. Trạm 220kV Vĩnh Yên được cấp điện từ 2 đường dây Việt Trì- Vĩnh Yên và Sóc Sơn- Vĩnh Yên vừa có thể nhận điện Trung Quốc vừa có thể nhận điện Quốc gia tùy theo chế độ vận hành. Lưới điện 110kV cũng được liên hệ chặt chẽ với lưới điện tỉnh Phú Thọ và thành phố Hà Nội.
- Lưới trung thế 35kV: Phần lớn đã được nối mạch vòng giữa các trạm 110kV trên địa bàn tỉnh ngoài ra còn có liên hệ với các trạm 110kV phụ cận như Việt Trì.
□ Về hạ tầng viễn thông.
Đảm bảo mạng truyền dẫn liên tỉnh nhằm thực hiện kết nối liên tỉnh cho mạng điện thoại cố định của tỉnh, các mạng di động. Mạng truyền dẫn liên tỉnh trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu do các đơn vị: VTN (VNPT), Viettel cung cấp và quản lý.
- Tuyến truyền dẫn liên tỉnh VNPT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vòng Ring: Hà Nội – Vĩnh Phúc – Phú Thọ – Tuyên Quang – Thái Nguyên – Hà Nội.
- Tuyến truyền dẫn liên tỉnh Viettel: Hà Nội – Vĩnh Phúc – Phú Thọ.
- Sau khi tiếp quản hạ tầng của EVN, Viettel có thêm tuyến truyền dẫn quang liên tỉnh dọc trên các tuyến đường dây tải điện 220/110KV: Hà Nội – Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc – Tuyên Quang, Vĩnh Phúc – Phú Thọ.
II. Xác định quan điểm nguyên tắc và các mục tiêu:
1. Quan điểm đầu tư hạ tầng khung:
- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khung đô thị trên cơ sở kế thừa hệ thống cơ sở vật chất đã có và tạo lập mới hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị theo Quy hoạch xây dựng đã được Chính phủ phê duyệt một cách đồng bộ.
- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khung đô thị của tỉnh từng bước hiện đại, đồng bộ, đảm bảo sự gắn kết hợp lý, khoa học giữa ngành, vùng và từng địa phương;
- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm các công trình hạ tầng, tránh đầu tư dàn trải, gây lãng phí và nợ đọng trong XDCB. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 Về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ và Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của về tăng cường quản lý đầu tư từ NSNN và chống nợ đọng trong XDCB. Trong đó ưu tiên đầu tư tập trung hoàn thành từng công trình sau đó mới đầu tư tiếp các công trình khác.
- Đầu tư hạ tầng kỹ thuật tiến tiến, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị Vĩnh Phúc trong tương lai, đồng thời quản lý chặt chẽ chất lượng các công trình hạ tầng theo quy định.
- Đầu tư hạ tầng kỹ thuật khung đô thị là trách nhiệm chủ yếu của nhà nước, được phân công nhiệm vụ trách nhiệm rõ ràng đến từng cấp, từng ngành, từng đơn vị cụ thể để triển khai một cách đồng bộ.
- Khuyến khích, thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển thị trường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt đầu tư theo hình thức xã hội hoá đầu tư, để đảm bảo huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển.
2. Mục tiêu:
Mục tiêu chung: Trong Báo cáo Chính trị trình Đại Hội đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã nêu “ Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản hoàn thành đồng bộ hệ thống hạ tầng khung đô thị…”
Tuy nhiên, việc cơ bản hoàn thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị còn phụ thuộc vào khả năng nguồn lực của tỉnh và huy động các nguồn lực khác từ xã hội. Mặt khác, do suy giảm kinh tế nên rất khó khăn trong việc huy động các nguồn lực để thực hiện được mục tiêu đúng thời gian. Do vậy, UBND tỉnh xác định mục tiêu đến năm 2020 cơ bản hoàn thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị Vĩnh Phúc (với khối lượng hoàn thành khoảng 65-70% hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị).
- Mục tiêu cụ thể:
2.1 Về giao thông:
Cơ bản hoàn thiện hệ thống đường vành đai 1, vành đai 2 (trừ đoạn tuyến qua hồ điều hóa); các tuyến tỉnh lộ trên đường vành đai 3; Hoàn thiện các trục hướng tâm trên quốc lộ 2, 2B, 2C và đường xuyên á; cơ bản hoàn thiện các tuyến nội thị đã được phê duyệt.
2.2 Cấp nước:
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Quy hoạch khung đô thị, đến năm 2020 mục tiêu của hệ thống cấp nước như sau:
- Xây dựng mạng lưới cấp nước toàn bộ lõi khung đô thị đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
- Tỷ lệ cấp nước sạch của các thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên đạt trên 95%.
- Đảm bảo công suất đến năm 2020 đạt 740.000 m3/ngày đêm.
2.3 Thoát nước, xử lý nước thải và môi trường:
* Theo quy hoạch đô thị Vĩnh Phúc mục tiêu đến năm 2020 hệ thống thoát nước thải của lõi đô thị Vĩnh Phúc phải đạt được như sau :
Đến năm 2020, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại lõi đô thị nhằm cơ bản cải thiện chất lượng vệ sinh môi trường sống, cải thiện chất lượng nước sông ngòi, hồ ao và hình thành môi trường nước tốt.
- Đến năm 2020, tỷ lệ sử dụng cống thoát nước thải công cộng tại khu vực lõi đô thị là 90% trở lên.
* Xử lý chất thải:
- Cơ bản xây dựng hệ thống xử lý chất thải đồng bộ trong tỉnh.
- Cơ bản trong phạm vi đất xây dựng đô thị, thực hiện tỷ lệ thu gom rác 100%, đảm bảo việc xây dựng môi trường vệ sinh đô thị phù hợp với đô thị loại 1.
- Dựa trên quan điểm về giảm lượng rác thải và cải thiện vệ sinh môi trường, thực hiện chuyển giao từ phương pháp chôn lấp hiện tại sang phương pháp xử lý chính là phương pháp đốt. Cụ thể định hướng đến năm 2030, lượng rác thải xử lý theo phương pháp chôn lấp sẽ dưới 15%, lượng rác thải xử lý theo các phương pháp khác ngoài phương pháp chôn lấp (xử lý đốt, tái tạo nguyên liệu...) sẽ là 85%
2.4 Hạ tầng điện:
Xây dựng mới 1 Trạm 220KV-250MVA (theo quy hoạch ngành điện); Cải thiện chất lượng cung cấp điện cho thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên.
Hoàn thành dự án cải tạo, nâng cấp lưới điện tại thành phố Vĩnh Yên, Thị xã Phúc Yên
Xây dựng mới trạm 110/35/22KV Tam Dương - 63MPA
Xây dựng mới trạm 110/35/22KV Yên Lạc - 40MPA
Xây dựng mới trạm 110/35/22KV Vĩnh Yên 2 - 63MPA
Xây dựng mới trạm 110/22KV Hội Hợp - 63MPA
Mở rộng trạm 220/110/22KV (thay máy 2) - 125MPA
Trạm 110/35/22KV Vĩnh Tường (máy 2)-63MPA
Xây mới Trạm 220/110/22KV Bá Thiện - 250MPA
Xây dựng mới trạm 110/22KV - 63MPA
Xây mới trạm biến áp hạ thế
Xây mới, cải tạo, nâng cấp đường dây điện cao thế
Xây mới đường dây trung thế.
2.5 Hạ tầng viễn thông:
Ngầm hóa 70% hạ tầng mạng ngoại vi khu vực thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên (tính đến hệ thống tủ cáp); 100% thuê bao Internet là thuê bao băng rộng; 55% dân số sử dụng Internet; mạng thông tin di động công nghệ 3G phủ sóng tới 100% khu dân cư.
Đến Năm 2020: Ngầm hóa 90% hạ tầng mạng ngoại vi khu vực thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên; 80% dân số sử dụng Internet; mật độ điện thoại trên địa bàn tỉnh đạt 167 thuê bao/100 dân (cố định 39 thuê bao/100 dân, di động 128 thuê bao/100 dân).
III. Xác định các nhiệm vụ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật khung đô thị Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2015 và giai đoạn 2016-2020:
1. Nhiệm vụ cụ thể từng lĩnh vực
1.1 Hệ thống giao thông:
- Đường vành đai 1 (vành đai trong):
+ Hoàn thiện Đường Yên Lạc – Vĩnh Yên (đoạn kết nối từ Đường vòng tránh Vĩnh Yên đến Khu dân cư Tỉnh ủy);
+ Khởi công và hoàn thành Đường mới quy hoạch nối từ Quốc lộ 2 đến KĐT Đầm Cói để kết nối và khép kín đường vành đai 1 (hay còn gọi là vành đai trong theo Quy hoạch đô thị do Nikken sekkei lập và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
- Đường vành đai 2 (Vành đai trung theo Quy hoạch chung đô thị): Bao gồm:
+ Đường vành đai 2 thành phố Vĩnh Yên (từ Hội Hợp- Đường Tôn Đức Thắng);
+ Đường Tôn Đức Thắng (Vĩnh Yên đến TL302);
+ Nâng cấp đường tỉnh 302 (đoạn từ Hương Canh – Gia Khánh);
+ Đường quy hoạch mới qua Hồ điều hòa (từ Tân Phong, Bình Xuyên – Trung Nguyên, Yên Lạc – Hội Hợp, Vĩnh Yên).
Nhiệm vụ: Đến hết 2020, cơ bản hoàn thành toàn bộ vành đai 2. Riêng đoạn mới quy hoạch qua hồ điều hòa sẽ triển khai trong giai đoạn sau.
- Đường vành đai 3 (Vành đai ngoài theo Quy hoạch chung đô thị): Bao gồm:
+ Đường tỉnh 310 (KCN Bá Thiện – Đạo Tú);
+ Đường Hợp Thịnh – Đạo Tú;
+ Quốc lộ 2C (đoạn từ QL2 – Tề Lỗ);
+ Đường trung tâm chuỗi công nghiệp đô thị Bình Xuyên – Yên Lạc – Vĩnh Tường (tên gọi cũ Đường vinalines).
- Đường hướng tâm:
+Quốc lộ 2 (đoạn Vĩnh Yên – Việt Trì);
+Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2C và Cầu Vĩnh Thịnh;
+Đường Xuyên Á;
+Cải tạo, nâng cấp QL2B;
+Đường Kim Ngọc kéo dài qua Cầu Đầm Vạc đến Đường vòng tránh Vĩnh Yên;
+Cầu Đầm Vạc;
+Đường vành đai 4,5 Hà Nội (đoạn TL301 Đại Lải – Đèo Nhe);
+Đường Nguyễn Tất Thành (Phúc Yên, Bình Xuyên và đường nối đến đường Tôn Đức Thắng Vĩnh Yên);
+Đường tỉnh lộ 305 (đoạn từ đường vành đai 1 đến vành đai 3);
+Trục Bắc Nam (từ đường vành đai 1 – vành đai 3);
- Một số tuyến nội thị chính:
+ Đường song song phía Nam đường sắt (địa phận Vĩnh Yên);
+ Đường Tiền Châu – Nam Viêm;
+ Đường song song phía Bắc đường sắt (địa phận Vĩnh Yên);
1.2. Hệ thống cấp nước:
+ Nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước Vĩnh Yên lên công suất 67.000m3/ngày đêm;
+ Nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước Phúc Yên công suất 40.000m3/ngđ;
+ Từng bước đầu tư xây dựng mới các nhà máy nước Vĩnh Yên giai đoạn II và Nhà máy cấp nước Liễn Sơn, nhằm nâng công suất đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị và công nghiệp.
1.3 Hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, chất thải và bảo vệ môi trường;
- Nhằm sớm đảm bảo an toàn trị thủy, đảm bảo hồ chứa nước, cải tạo sông (mở rộng lòng sông, nắn thẳng dòng từ Đầm Vạc đến hồ chứa Nam Vĩnh Yên; mở rộng lòng sông, nắn thẳng dòng sông Tranh, sông Ba Hanh, sông Cà Lồ Cụt v.v…), xây dựng đê ở các đoạn sông trọng yếu.
- Đặc biệt, cho tới năm 2015 ưu tiên cải tạo sông từ Đầm Vạc đến hồ chứa nước Nam Vĩnh Yên là nơi có hiệu quả giảm thiệt hại lũ lụt rất lớn nếu được xây dựng, xây dựng hồ chứa nước Nam Vĩnh Yên (phần phía Bắc), xây dựng hồ chứa nước dọc sông Ba Hanh nằm ở phía Bắc Phúc Yên.
- Hoàn thành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Vĩnh Yên - dự án hợp phần của Dự án Cải thiện môi trường đầu tư.
- Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Phúc Yên;
- Xây dựng hoàn thành Nhà máy xử lý rác thải.
- Từng bước xây dựng các tuyến cống tiêu thoát nước đường kính từ D300-D1000.
- Xây dựng hệ thống trạm bơm thoát nước ra hệ thống sông.
- Xây dựng, nạo vét và kè hệ thống kênh tiêu thoát nước.
1.4 Hệ thống cấp điện;
- Xây dựng mới 1 Trạm 220KV-250MVA Vĩnh Tường.
- Xây dựng mới và nâng cấp các trạm 110KV: Hội Hợp, Vĩnh Yên 2 và Tam Đảo điện theo quy hoạch ngành điện.
- Hoàn thiện dự án Cải tạo hệ thống điện Vĩnh Yên và Phúc Yên bằng nguồn vốn JICA (thuộc DA Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc).
(Bản vẽ quy hoạch cấp điện đến năm 2020)
1.5 Hạ tầng viễn thông.
1.5.1 Mạng chuyển mạch
Giai đoạn 2013 – 2015: Tất cả các tổng đài nội hạt sẽ được thay thế bằng các nút chuyển mạch đa dịch vụ (MSAN…) và các tổng đài chuyển tiếp (TE) sẽ được loại bỏ. Chuyển mạch mềm (Softswitch) sẽ đảm nhiệm xử lý cuộc gọi.
Giai đoạn 2016 – 2020: Loại bỏ hoàn toàn mạng điện thoại chuyển mạch kênh truyền thống (PSTN), mạng thế hệ mới (NGN) làm nhiệm vụ chuyển mạch thoại nội hạt và cung cấp các dịch vụ băng rộng khác.
1.5.2 Mạng truyền dẫn
Đến năm 2015, đạt dung lượng 100 Gbps; Đến năm 2020, đạt dung lượng 200 Gbps. Thực hiện thu gom lưu lượng cho truyền dẫn nội tỉnh, liên tỉnh.
Tại khu vực các huyện, thị (các tuyến nhánh) tùy vào hiện trạng mạng lưới và đặc điểm địa hình, phân bố lưu lượng mạng theo kiến trúc vòng Ring hoặc Sao cho phù hợp.
Quy hoạch các tuyến vòng Ring nhánh nội tỉnh, các tuyến nối tới các trạm viễn thông, trạm truy nhập, tới khu vực lắp đặt nút chuyển mạch mới đến năm 2010 đạt dung lượng 10 Gbps; Đến năm 2015 đạt dung lượng 20 Gbps; Đến năm 2020 đạt dung lượng 40 Gbps.
1.5.3 Mạng ngoại vi
- Xây dựng mạng cống, bể trong phạm vi toàn tỉnh đảm bảo sử dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp viễn thông.
- Các dự án xây dựng cống bể phải đảm bảo phát triển thuê bao trong thời gian trên 5 năm.
- Áp dụng công nghệ xây dựng cống bể hiện đại để tăng khoảng cách bể, và nâng cao khả năng chịu tải của nắp bể.
- Thành phố Vĩnh Yên, Thị xã Phúc Yên: Ngầm hóa 90% hạ tầng mạng ngoại vi; Ngầm hóa mạng ngoại vi đến thuê bao, cụm thuê bao trên diện rộng
Khu vực các huyện: Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc: Ngầm hóa 60% hạ tầng mạng ngoại vi đến hệ thống tủ cáp trên địa bàn các huyện; Ngầm hóa mạng ngoại vi đến thuê bao, cụm thuê bao tại khu vực các trục đường chính, tuyến phố chính khu vực thị trấn trung tâm các huyện.
1.6 Mạng thông tin di động
Đến năm 2015, quy hoạch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 450 vị trí trạm thu phát sóng mới (mỗi vị trí có thể sử dụng cho từ 2 – 3 doanh nghiệp sử dụng chung;
Các vị trí trạm thu phát sóng quy hoạch mới đầu tư, xây dựng tương thích với công nghệ 3G, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.
Đồng thời với việc quy hoạch vị trí các trạm thu phát sóng di động mới, quy hoạch tăng dung lượng tại các trạm thu phát sóng di động đã lắp đặt (tối ưu mạng lưới và giảm lắp đặt mới các vị trí trạm thu phát sóng).”
2. Nhu cầu đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật khung đô thị
Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ như trên, rà soát các dự án đã và đang triển khai, tổng hợp nhu cầu đầu tư hạ tầng khung đô thị Vĩnh Phúc ở tất cả các nguồn vốn là: 41.300 tỷ đồng, cụ thể:
- Nhu cầu phân theo lĩnh vực
Tổng nhu cầu | 41.300 | tỷ đồng |
Trong đó: |
|
|
Giao thông | 17.260 | tỷ đồng |
Cấp nước | 5.650 | tỷ đồng |
Điện | 2.260 | tỷ đồng |
Thoát nước và Xử lý môi trường | 15.480 | tỷ đồng |
Hạ tầng thông tin viễn thông | 650 | tỷ đồng |
- Nhu cầu phân chia theo nguồn vốn đầu tư:
Tổng nhu cầu: | 41.300 | tỷ đồng |
Trong đó: |
|
|
Ngân sách tỉnh | 8.910 | tỷ đồng |
Nguồn NSTW | 3.060 | tỷ đồng |
Nguồn ODA | 20.510 | tỷ đồng |
Nguồn vốn nhà đầu tư | 8.820 | tỷ đồng |
(Chi tiết danh mục tại phụ lục kèm theo chương trình)
Trong đó:
- Các dự án phải đầu tư bằng Ngân sách tỉnh: 8.910 tỷ đồng (bao gồm các dự án đã phê duyệt bằng nguồn NSNN và các dự án đầu tư theo hình thức BT).
- Các dự án đầu tư bằng nguồn NSTW: 3.060 tỷ đồng (gồm các dự án do Bộ, ngành Trung ương đầu tư trên địa bàn, chủ yếu các tuyến đường QLộ 2A, đường vành đai 5 Hà Nội và một số tuyến tiêu thoát lũ thuộc lưu vực Sông Cầu – Hà Nội).
- Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn của doanh nghiệp đầu tư là 8.820 tỷ đồng (điện, cấp nước, viễn thông, xử lý chất thải…)
- Các dự án có khả năng khai thác nguồn vốn ODA là: 20.510 tỷ đồng (gồm các dự án ODA do Bộ GTVT đầu tư (như: đường Xuyên Á, Cầu Vĩnh Thịnh) và dự án Cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh và các dự án sẽ ký hiệp định vay gồm Đường Hợp Thịnh - Đạo Tú, Đường trung tâm chuỗi công nghiệp Bình Xuyên – Yên Lạc – Vĩnh Tường, Đường song song đường sắt và các hạng mục mở rộng của dự án Cải thiện môi trường đầu tư, các dự án thoát nước,...);
3. Nhu cầu đầu tư đến năm 2020:
Trong tổng nhu cầu đầu tư hạ tầng kỹ thuật khung đô thị là: 41.300 tỷ đồng, dự kiến phân kỳ trong giai đoạn 2013-2020 sẽ phải cân đối 28.480 tỷ đồng, giai đoạn sau sẽ phải cân đối: 12.820 tỷ đồng.
Từng giai đoạn cụ thể như sau:
3.1 Nhu cầu đầu tư giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015.
3.1.1 Hệ thống giao thông;
- Vành đai 1 (vành đai trong): xây dựng hoàn thiện.
- Đường vành đai 2 (vành đai trung): hoàn hiện tuyến đường Hương Canh – Tân Phong, Đường TL 302 (Hương Canh – Gia Khánh) và cơ bản hoàn thiện Đường vành đai 2 thành phố Vĩnh Yên (từ Quất Lưu - Hội Hợp). Phần còn lại Đường mới quy hoạch từ Đường Hương Canh – Tân Phong qua hồ điều hoà đến Hội Hợp dự kiến sẽ thực hiện trong giai đoạn sau năm 2015.
- Đường vành đai 3 (vành đai ngoài): Hoàn thành đường Tỉnh lộ 310 (đoạn Đạo Tú – KCN Bá Thiện) và Đường Hợp Thịnh - Đạo Tú. Tuyến còn lại Đường vành đai chuỗi công nghiệp đô thị Nam Bình Xuyên – Yên Lạc – Vĩnh Tường (Đường Vinalines) dự kiến thực hiện trong giai đoạn sau.
- Đường hướng tâm: Cơ bản hoàn thiện hệ thống các công trình đường hướng tâm, trong đó tập trung đầu tư các tuyến: Quốc lộ 2, 2B, 2C, Đường Xuyên Á.
- Các tuyến đường nội thị chính: Chuẩn bị mặt bằng để triển khai các tuyến đường song song đường sắt và tuyến Tiền Châu – Nam Viêm.
3.1.2 Hệ thống cấp nước;
- Hoàn thiện hệ thống cấp nước Vĩnh Yên từ Nhà máy cấp nước Sông Lô tại xã Việt Xuân thuộc dự án Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc đang đầu tư bằng nguồn vốn JICA.
3.1.3 Hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, chất thải và bảo vệ môi trường;
- Hoàn thành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Vĩnh Yên - dự án hợp phần của Dự án Cải thiện môi trường đầu tư.
- Xây dựng 1 số tuyến cống thoát nước từ D300 đến D1000 tại khu vực ngập lụt thuộc Vĩnh Yên và Phúc Yên.
- Đối với rác thải sinh hoạt: vận động kêu gọi 2 nhà đầu tư xây dựng nhà máy đốt rác thải sinh hoạt gồm:
+ Dự án đốt rác thải sinh hoạt tại bãi chôn lấp rác tạm KCN Khai Quang dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 150 tỷ đồng sẽ triển khai trong năm 2014.
+ Dự án xử lý Rác thải sinh hoạt của công ty Phương Thảo: có công suất150 tấn/ngày đêm, nhằm tạo ra hạt nhựa tái chế với tổng mức đầu tư khoảng 238 tỷ đồng.
3.1.4 Hệ thống cấp điện;
- Xây dựng mới 1 Trạm 220KV-250MVA; 3 trạm 110/35/22KV Tam Dương - 63MPA, Yên Lạc - 40MPA và Vĩnh Yên 2 - 63MPA (theo quy hoạch ngành điện);
- Hoàn thiện dự án Cải tạo hệ thống điện Vĩnh Yên và Phúc Yên bằng nguồn vốn JICA.
3.1.5 Hạ tầng viễn thông.
Mạng chuyển mạch:
- Thay thế tổng đài trung tâm (Host) bằng nút chuyển mạch đa dịch vụ mạng thế hệ mới NGN (Multi-service Switch…) nâng cao năng lực chuyển mạch của mạng lưới.
- Phát triển các thuê bao mới là các thuê bao NGN. Các thuê bao sẽ sử dụng trực tiếp các thiết bị đầu cuối NGN hoặc các thiết bị đầu cuối truyền thống kết nối thông qua Media Gateway hoặc MSAN để kết nối với mạng. Cấu trúc mạng theo NGN cho phép mạng mới có thể cung cấp, bên cạnh các dịch vụ tương tự như các dịch vụ được cung cấp bởi mạng PSTN/ISDN, các dịch vụ NGN khác cho các đầu cuối NGN.
- Lắp đặt thêm các MSAN tại các huyện nhằm kết nối với các thuê bao mới phát triển.
Mạng truyền dẫn:
- Thành phố Vĩnh Yên: Cáp quang hóa các tuyến truyền dẫn nội hạt khu vực thành phố Vĩnh Yên, cáp quang đến các khu trung tâm kinh tế, trung tâm thương mại, nối vòng Ring giữa các điểm chuyển mạch… Tổng chiều dài khoảng 20km.
- Thị xã Phúc Yên: Xây dựng tuyến cáp quang dọc theo đường tỉnh lộ 317 từ khu vực khu du lịch Hồ Đại Lải – Bắc Ái (Ngọc Thanh). Với chiều dài khoảng 10km.
- Huyện Bình Xuyên: Xây dựng tuyến cáp quang dọc theo đường tỉnh lộ 302 từ khu vực thị trấn Hương Canh – xã Gia Khánh, cáp quang hóa đến toàn bộ các tổng đài nằm trên khu vực này. Tổng chiều dài khoảng 10km.
Mạng ngoại vi: Ngầm hóa 70% hạ tầng mạng ngoại vi tính đến hệ thống tủ cáp; ngầm hóa trên các tuyến phố chính và đến cụm thuê bao tại các cơ quan hành chính nhà nước.
Mạng di động: Phát triển mới 450 vị trí trạm thu phát sóng di động: mở rộng vùng phủ sóng, tăng dung lượng và chất lượng phủ sóng tại khu vực thành phố, thị xã, trung tâm huyện, các điểm du lịch, khu công nghiệp, hoàn thiện nâng cấp mạng lưới lên công nghệ 3G…, trong đó: Thành phố Vĩnh Yên 40 vị trí trạm, Thị xã Phúc Yên 50 trạm, Bình Xuyên 65 vị trí trạm thu phát sóng di động.
Biểu số 06 TỔNG HỢP NHU CẦU ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHUNG ĐÔ THỊ GIAI ĐOẠN 2013-2015
Đơn vị Tỷ đồng
Danh mục dự án | Tổng mức đầu tư | Đã đầu tư đến hết năm 2012 | Nhu cầu đầu tư tiếp đến hết năm 2012 | Giai đoạn 2013-2015 | |||
Tổng số | 2013 | 2014 | 2015 | ||||
PHÂN THEO CÔNG TRÌNH | 47.377 | 6.077 | 41.300 | 8.290 | 2.380 | 2.985 | 2.925 |
Giao thông | 22.181 | 4.921 | 17.260 | 5.420 | 1.670 | 1.980 | 1.770 |
Cấp nước | 5.995 | 345 | 5.650 | 880 | 260 | 310 | 310 |
Điện | 2.355 | 95 | 2.260 | 860 | 230 | 250 | 380 |
Thoát nước và Xử lý môi trường | 15.600 | 120 | 15.480 | 800 | 100 | 335 | 365 |
Hạ tầng thông tin | 1.246 | 596 | 650 | 330 | 120 | 110 | 100 |
3.2 Nhu cầu đầu tư toàn bộ hệ thống hạ tầng khung giai đoạn 2016-2020
3.2.1 Giao thông:
- Tiếp tục triển khai các tuyến vành đai và hướng tâm và một số tuyến giao thông nội thị chính, trừ các tuyến Đường song song phía Bắc đường sắt, Đường Trục tậm linh từ vành đai 2 đi vành đai 3; Đường tỉnh lộ 301 (Đại lải – Đèo Nhe) chuyển sang giai đoạn sau 2020.
3.2.2 Cấp nước:
Triển khai Cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp nước Vĩnh Yên giai đoạn 2; Cải tạo nâng cấp hệ thống cấp nước Phúc Yên giai đoạn 1.
3.2.3 Thoát nước và xử lý môi trường:
Xây dựng kênh thoát nước dẫn đến đến trạm bơm 2; Tiếp tục hoàn thiện cải tạo các sông Phan, Cà Lồ, Cầu Bồn
Triển khai dự án Hệ thống thoát nước và xử lý nước Thải Phúc Yên;
Xây dựng các tuyến công thoát nước từ D300-D1000 của Vĩnh Yên và Phúc Yên;
Triển khai vận động và xây dựng Nhà máy xử lý rác thải tập trung (số 1).
Xây dựng 1 số trong tổng số các trạm bơm tiêu úng.
Xây dựng kè 1 số đoạn kênh, sông trong phạm vi đô thị Vĩnh Phúc.
3.2.4 Hệ thống điện
Tiếp tục triển khai và hoàn thiện các trạm 110/35/22KV Tam Dương - 63MPA, Yên Lạc - 40MPA, Vĩnh Yên 2 - 63MPA.
Xây dựng mới các trạm 110/22KV Hội Hợp - 63MPA, Trạm 220/110/22KV Bá Thiện - 250MPA.
Mở rộng trạm 220/110/22KV (thay máy 2) - 125MPA, Trạm 110/35/22KV Vĩnh Tường (máy 2)-63MPA
3.2.5 Hạ tầng thông tin
Phát triển mạnh dịch vụ bưu chính điện tử. Triển khai tự động hóa trong cung cấp dịch vụ (tự động hóa cấp tỉnh)
Mạng chuyển mạch: Loại bỏ các tổng đài chuyển mạch kênh (TDM). Thay thế hoàn toàn mạng thoại chuyển mạch kênh (PSTN) truyền thống trên toàn tỉnh bằng mạng thế hệ mới NGN.
Mạng truyển dẫn: Nâng cấp các tuyến cáp quang nhánh sử dụng công nghệ NG-SDH tại các khu vực có lưu lượng lớn lên 40 Gb/s, Đồng thời nâng cấp dung lượng cho vòng Ring cáp quang chính nội tỉnh đạt 200 Gb/s, nhằm đáp ứng nhu cầu về các dịch vụ băng rộng mới trên nền NGN;
Mạng ngoại vi: Thành phố Vĩnh Yên, Thị xã Phúc Yên ngầm hóa 90% hạ tầng mạng ngoại vi; ngầm hóa mạng ngoại vi đến thuê bao, cụm thuê bao trên diện rộng: khu vực các tuyến đường, tuyến phố chính, trung tâm thương mại, khu dân cư...; Khu vực các huyện: Bình Xuyên, và lân cận lõi đô thị: Ngầm hóa 60% hạ tầng mạng ngoại vi đến hệ thống tủ cáp trên địa bàn các huyện; Ngầm hóa mạng ngoại vi đến thuê bao, cụm thuê bao tại khu vực các trục đường chính, tuyến phố chính khu vực thị trấn trung tâm các huyện.
Mạng di động: Trong vùng lõi đô thị phát triển mới 45 vị trí trạm thu phát sóng di động trên địa bàn tỉnh. Phát triển mạng thông tin di động ứng dụng công nghệ vô tuyến băng rộng (4G, Wimax…).
Biểu số 07 TỔNG HỢP NHU CẦU ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHUNG ĐÔ THỊ GIAI ĐOẠN 2016-2020
Đơn vị Tỷ đồng
Danh mục dự án | Giai đoạn 2016-2020 | |||||
Tổng số | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |
Tổng số | 20.190 | 4.160 | 3.940 | 4.220 | 4.130 | 3.740 |
Giao thông | 8.500 | 2.120 | 1.980 | 1.870 | 1.420 | 1.110 |
Cấp nước | 3.540 | 670 | 670 | 670 | 770 | 760 |
Điện | 1.210 | 410 | 310 | 290 | 110 | 90 |
Thoát nước và Xử lý môi trường | 6.620 | 880 | 900 | 1.330 | 1.780 | 1.730 |
Hạ tầng thông tin | 320 | 80 | 80 | 60 | 50 | 50 |
IV. Huy động nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khung đô thị Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2020:
1. Huy động nguồn vốn:
1.1 Ngân sách Trung ương:
Dự kiến huy động nguồn vốn ngân sách TW giai đoạn 2013 – 2020 như sau:
- Giai đoạn 2013 – 2015: 470 tỷ đồng của dự án Cải tạo, nâng cấp QL2C và cải tạo hệ thống trục tiêu thuộc Sông Phan, Sông Cà Lồ;
- Giai đoạn 2016 – 2020: 1.150 tỷ đồng của các dự án đường QL2A và cải tạo hệ thống trục tiêu Sông Phan, sông Cà Lồ;
1.2 Ngân sách địa phương.
1.2.1 Ngân sách tập trung:
Tổng số: 4.600 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2014-2015: 600 tỷ đồng (mỗi năm 300 tỷ đồng, do giai đoạn 2014-2015 ngân sách tỉnh phải cân đối rất nhiều nội dung như: Phân cấp về cho cấp huyện theo nguyên tắc và tiêu chí khoảng 30% tổng nguồn (khoảng 800 tỷ đồng/năm), tiếp tục xây dựng xã điểm nông thôn mới cho 15-20 xã (khoảng 100 tỷ đồng/năm), cân đối vốn theo chỉ tiêu cứng đối với Khoa học và Công nghê (100 tỷ đồng/năm), Giáo dục và Đào tạo (480 tỷ đồng/năm), trả nợ các khoản vay tín dụng ưu đãi đầu tư (60 tỷ đồng/năm), bố trí vốn cho các chương trình, Nghị quyết, bố trí vốn cho các ngành trả nợ XDCB theo chỉ thị số 27/CT-TTg khoảng 400 tỷ đồng/năm, bố trí cho các công trình trọng điểm như Nhà hát, Văn Miếu, Khu liên hợp thể thao… .);
- Giai đoạn 2016 – 2020: 4.000 tỷ đồng (bố trí 800 tỷ đồng/năm).
1.2.2 Huy động và sử dụng các nguồn lực từ đất.
Tổng số 1.200 – 1500 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2013-2015: 500 tỷ đồng để chi cho hạ tầng khung do: Hiện nay trên địa bàn tỉnh còn 13 dự án đô thị và nhà ở đã triển khai từ những năm 2003, được thực hiện bằng việc thu 25% quỹ đất thương phẩm, trong đó Vĩnh Yên 5 dự án, Phúc Yên 8 dự án, với tổng diện tích đất thương phẩm của tỉnh sau khi trừ phần diện tích đã bán là: 37,2ha (nguồn Sở Tài chính cung cấp tháng 5/2013). Nếu dự kiến mức giá trung bình là 3,5 triệu đồng/m2, số tiền có thể thu được khoảng 1.300 tỷ đồng, bổ sung 800 tỷ đồng cho quỹ phát triển đất còn 500 tỷ đồng để đầu tư phát triển.
- Giai đoạn 2016 – 2020: tiếp tục thực hiện các khu đô thị và sẽ giành ra 700-1000 tỷ đồng cho đầu tư phát triển.
1.2.3 Huy động từ nguồn theo khoản 3, điều 8 Luật Ngân sách:
Do khả năng nguồn lực của địa phương giai đoạn 2013-2020 hạn hẹp, để có nguồn vốn đầu tư hạ tầng cần có phương án huy động nguồn trước để triển khai.
Dự kiến trong giai đoạn 2006-2020 cần huy động thêm 1.000 tỷ đồng, theo khoản 3, điều 8 Luật Ngân sách, có thể huy động tối đa bằng 30% tổng chi NS tỉnh đầu tư phát triển và sẽ được thanh toán trả nợ trong giai đoạn 2021 – 2025. Các phương án có thể thực hiện là:
- Vay vốn các ngân hàng thương mại trong nước;
- Phát hành trái phiếu Chính quyền địa phương: Thực tế đã có Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hà Nội, Đồng Nai đang tiến hành phát hành trái phiếu để xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu.
1.3 Khả năng huy động ODA:
Trong giai đoạn 2013 – 2020 tỉnh ta sẽ tích cực huy động từ nguồn vốn ODA các dự án sau:
- Giai đoạn 2013-2015 dự kiến huy động 4.510 tỷ đồng của các dự án xây dựng cầu Vĩnh Thịnh; Đường Xuyên Á; Cấp nước, thoát nước và điện thuộc dự án Cải thiện Môi trường đầu tư; Đường Hợp Thịnh - Đạo Tú, Đường Song song đường sắt
- Giai đoạn 2016 – 2020 dự kiến 9.470 tỷ đồng của các dự án Mở rộng nhà máy nước Vĩnh Yên, Phúc Yên và xây dựng hệ thống thoát nước thải Phúc Yên, Đường Song song đường sắt, Đường trung tâm chuỗi công nghiệp, đô thị, dịch vụ Bình Xuyên – Yên Lạc – Vĩnh Tường, xây dựng trạm bơm thoát nước ra sông Hồng, kè hệ thống kênh giai đoạn II của các công trình thuộc phạm vi đô thị Vĩnh Phúc.
1.4 Khả năng huy động vốn khu vực tư nhân và các doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả FDI):
- Nguồn vốn của các doanh nghiệp nhà nước: đầu tư cho xây dựng hạ tầng Viễn Thông, Điện, một phần của mạng lưới cấp nước.
- Nguồn vốn của các nhà đầu tư: xây dựng nhà máy rác thải sinh hoạt và nhà máy xử lý chất thải rắn;
Dự kiến danh mục huy động từ nguồn vốn của các doanh nghiệp như sau:
- Giai đoạn 2013 – 2015: 1.590 tỷ đồng để xây dựng hệ thống điện, cấp nước, hạ tầng thông tin và nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt;
- Giai đoạn 2016- 2020: 3.810 tỷ đồng để xây dựng hệ thống điện, cấp nước, hạ tầng thông tin và nhà máy xử lý chất thải rắn.
1.5 Khả năng thu phí dịch vụ hạ tầng gắn với các công trình hạ tầng:
Khả năng thu phí hạ tầng gắn với các công trình hạ tầng rất khó khăn vì hiện nay trên địa bàn chỉ có thể thực hiện được ở các tuyến giao thông, trong đó tuyến Quốc lộ 2 có lưu lượng giao thông lớn, có khả năng thu phí để hoàn vốn. Tuy nhiên, với chính sách thu phí đường bộ chung cả nước đối với các phương tiện giao thông thì việc thực hiện các dự án thu phí theo hình thức BOT càng trở nên khó khăn hơn. Mặt khác, địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc không rộng và các tuyến đường qua địa phương không dài (nhỏ hơn 30km), hiện nay đã có 2 dự án BOT thu phí gồm: BOT Quốc lộ 2 (Nội Bài – Vĩnh Yên) và BOT Quốc lộ 2 (đoạn vòng tránh Vĩnh Yên), nên khả năng khai thác thêm 01 trạm thu phí trên Quốc lộ 2 là khó khả thi.
Các loại hình khác rất khó khai thác trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay của tỉnh.
1.6 Tổng huy động các nguồn vốn:
Trong điều kiện thuận lợi các nguồn vốn trên huy động được khả thi thì sẽ có tổng nguồn như sau:
1.6.1 Khả năng huy động được nguồn lực đến năm 2015: 8.290 tỷ đồng, từ các nguồn vốn:
- Ngân sách tỉnh, nguồn vốn vay TW, vốn vay khác và nguồn thu từ đất: 1730 tỷ đồng, gồm 1.100 tỷ đồng (riêng năm 2013 là 500 tỷ đồng do bao gồm cả đường Hợp Thịnh - Đạo Tú, các năm còn lại mỗi năm 300 tỷ đồng) ngân sách tỉnh và 620 tỷ đồng huy động từ vốn vay TW, vay tín dụng đầu tư và nguồn thu từ đất.
- Ngân sách TW: 460 tỷ đồng, gồm dự án QL2C và QL2A;
- Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh: 1.590 tỷ đồng (gồm: Xây dựng hệ thống điện, nhà máy xử lý chất thải rắn, hạ tầng viễn thông, cấp nước).
- Nguồn vốn ODA là 4.510 tỷ đồng (Gồm Cấp nước, thoát nước, hạ tầng điện thuộc các dự án Cải thiện môi trường đầu tư, Cầu Vĩnh Thịnh, Đường Xuyên Á);
1.6.2 Khả năng huy động được nguồn lực từ năm 2016 - 2020: 20.190 tỷ đồng, trong đó:
- Ngân sách nhà nước và BT: 5.760 tỷ đồng, gồm 4.000 tỷ đồng nguồn đầu tư phát triển (gồm 800 tỷ đồng/năm), 1.760 tỷ đồng nguồn vốn vay, trái phiếu chính quyền địa phương, nguồn thu từ đất.
- Ngân sách TW là 1.150 tỷ đồng (ở dự án Cải tạo QL2A đoạn Vĩnh Yên - Việt Trì và một số dự án thoát nước lưu vực sông Cầu);
- ODA là 9.470 tỷ đồng (gồm Dự án mở rộng nhà máy nước Vĩnh Yên GĐ 2, mở rộng nhà máy nước Phúc Yên, thoát nước và xử lý nước thải Phúc Yên, xây dựng hệ thống kênh, 1 phần hệ thống trạm bơm);
- Vốn do các doanh nghiệp đầu tư: 3.810 tỷ đồng (gồm các dự án Điện do Điện lực đầu tư; Thông tin viễn thông do các DN Viễn Thông đầu tư và các dự án nước do các DN cấp nước đầu tư, xử lý chất thải).
2. Tổng hợp danh mục các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2013-2015
Biểu số 08 DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN GIAI ĐOẠN 2013-2015
Đơn vị: tỷ đồng
STT | Danh mục dự án | Năm khởi công | Năm hoàn thành | Giai đoạn 2013-2015 | Nguồn vốn |
|
| 0 | 0 | 8.290 |
|
A | GIAO THÔNG |
|
| 5.420 | 0 |
I | Đường vành đai |
|
|
|
|
| Đường vành đai 1 |
|
|
|
|
1 | Đường Nguyễn Tất Thành - Lam Sơn (đường vành đai 1) | 2.012 | 2.014 | 30 | NSNN |
2 | Đường Yên Lạc - Vĩnh Yên (đoạn Vĩnh Yên) | 2.009 | 2.015 | 110 | NSNN |
3 | Đường nối từ QL2 đến KĐT Đầm Cói | 2.014 | 2.016 | 100 | BT |
| Đường vành đai 2 |
|
|
|
|
4 | Đường vành đai 2 thành phố Vĩnh Yên (Hội Hợp - Quất Lưu) | 2.014 | 2.018 | 350 | BT |
5 | Đường Tôn Đức Thắng kéo dài, địa phận huyện Bình Xuyên |
|
| 10 | NSNN |
6 | Đường Hương Canh - Tân Phong | 2.008 | 2.012 | 10 | NSNN |
7 | Tỉnh lộ 302 (Hương Canh - Gia Khánh) | 2.014 | 2.015 | 90 | NSNN |
| Đường vành đai 3 |
|
| 0 |
|
8 | Đường Hợp Thịnh - Đạo Tú | 2.013 | 2.018 | 410 |
|
| Vốn ODA |
|
| 330 | ODA |
| Vốn đối ứng |
|
| 80 | NSNN |
9 | Đường tỉnh 310 (Đạo Tú - Đại Lải) | 2.011 | 2.015 | 250 | NSNN |
II | Đường hướng tâm |
|
| 0 |
|
10 | Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2C |
|
| 370 | NSTW |
11 | Cầu Vĩnh Thịnh | 2.011 | 2.015 | 1.800 | ODA |
12 | Đường xuyên Á | 2.007 | 2.014 | 1.050 | ODA |
13 | Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2B | 2.006 | 2.014 | 70 | BT và NSNN |
14 | Đường Kim Ngọc kéo dài đến đường Vòng tránh Vĩnh Yên | 2.015 | 2.017 | 200 | BT |
15 | Đường Tôn Đức Thắng kéo dài, đoạn từ cầu Quảng Khai đến đường Nguyễn Tất Thành kéo dài | 2.013 | 2.017 | 70 | NSNN |
16 | Đường Nguyễn Tất Thành (địa phận Bình Xuyên) | 2.012 | 2.016 | 100 | NSNN |
17 | Đường Nguyễn Tất Thành (Phúc Yên) | 2.007 | 2.015 | 150 | NSNN |
IV | Đường nội thị chính |
|
| 0 |
|
18 | Đường Tiền Châu - Nam Viêm | 2.015 | 2.019 | 50 | BT |
19 | Đường Song song phía Nam đường sắt | 2.015 | 2.019 | 200 | ODA |
| Vốn ODA |
|
| 170 | ODA |
| Vốn đối ứng |
|
| 30 | NSNN |
B | CẤP NƯỚC |
|
| 880 |
|
1 | Dự án nâng cấp, mở rộng nhà máy nước Vĩnh Yên giai đoạn I (bao gồm cả nhà máy cấp nước Sông Lô) | 2.011 | 2.015 | 780 | ODA |
2 | Xây dựng đường ống cấp nước giai đoạn 1 | 2.014 | 2.020 | 100 | Vốn DN |
C | ĐIỆN |
|
| 860 |
|
1 | Dự án cải tạo, nâng cấp lưới điện tại thành phố Vĩnh Yên, Thị xã Phúc Yên | 2.011 | 2.015 | 80 | ODA |
2 | Xây dựng mới trạm 110/35/22KV Tam Dương - 63MPA | 2.014 | 2.016 | 40 | Vốn doanh nghiệp |
3 | Xây dựng mới trạm 110/35/22KV Yên Lạc - 40MPA | 2.014 | 2.016 | 40 | Vốn doanh nghiệp |
4 | Xây dựng mới trạm 110/35/22KV Vĩnh Yên 2 - 63MPA | 2.015 | 2.017 | 30 | Vốn doanh nghiệp |
5 | Xây mới trạm biến áp hạ thế | 2.013 | 2.016 | 140 | Vốn doanh nghiệp |
6 | Xây mới, cải tạo, nâng cấp đường dây điện cao thế | 2.013 | 2.018 | 450 | Vốn doanh nghiệp |
7 | Xây mới đường dây trung thế | 2.015 | 2.020 | 80 | Vốn doanh nghiệp |
D | THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG |
|
| 800 |
|
| Thoát nước mặt |
|
|
|
|
1 | Cải tạo Sông Phan (thượng lưu Đầm Vạc) | 2.014 | 2.018 | 50 | NSTW |
2 | Cải tạo Sông Phan (Đầm Vạc dẫn vào Hồ Chứa) | 2.014 | 2.018 | 20 | NSTW |
3 | Cải tạo sông Cà Lồ | 2.017 | 2.019 | 0 | NSTW |
4 | Cải tạo Sông Cà Lồ (gần KCN Bình Xuyên) | 2.015 | 2.019 | 20 | NSTW |
5 | Sông Cầu Bồn (dẫn vào Hồ Chứa) | 2.014 | 2.015 | 20 | NSNN |
6 | Thoát nước và xử lý nước thải thành phố Vĩnh Yên | 2.011 | 2.014 | 300 | ODA |
7 | Dự án Đốt rác thải sinh hoạt | 2.014 | 2.015 | 150 | Nhà đầu tư |
8 | Dự án đốt rác và làm phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt | 2.014 | 2.015 | 240 | Nhà đầu tư |
E | THÔNG TIN, VIỄN THÔNG |
|
| 330 |
|
1 | Mạng ngoại vi | 2.013 | 2.020 | 124 |
|
2 | Thuê bao NGN | 2.013 | 2.020 | 124 |
|
3 | Điện thoại di động | 2.013 | 2.020 | 75 |
|
4 | Truyền dẫn | 2.013 | 2.020 | 6 |
|
(Chi tiết từng dự án cụ thể xem Phụ lục Chương trình)
3. Tổng hợp danh mục các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2016-2020
Biểu số 09: DANH MỤC DỰ ÁN GIAI ĐOẠN 2016-2020
Đơn vị: tỷ đồng
STT | Danh mục dự án | Năm khởi công | Năm hoàn thành | Giai đoạn 2016-2020 | Nguồn vốn |
|
| 0 | 0 | 20.190 |
|
A | GIAO THÔNG |
|
| 8.500 |
|
I | Đường vành đai |
|
|
|
|
| Đường vành đai 1 |
|
|
|
|
1 | Đường nối từ QL2 đến KĐT Đầm Cói | 2.014 | 2.016 | 50 | BT |
| Đường vành đai 2 |
|
|
|
|
2 | Đường vành đai 2 thành phố Vĩnh Yên (Hội Hợp - Quất Lưu) | 2.014 | 2.018 | 530 | BT |
3 | Đường quy hoạch mới Tân Phong - Trung Nguyên - Hội Hợp | 2.016 | 2.020 | 1.050 | BT |
| Đường vành đai 3 |
|
|
|
|
4 | Đường Hợp Thịnh - Đạo Tú | 2.013 | 2.018 | 890 |
|
| Vốn ODA |
|
| 710 | ODA |
| Vốn đối ứng |
|
| 180 | NSNN |
5 | Đường trung tâm chuỗi công nghiệp, đô thị, dịch vụ Bình Xuyên- Yên Lạc- Vĩnh Tường | 2.016 | 2.020 | 2.000 |
|
| Vốn ODA |
|
| 1.600 | ODA |
| Vốn đối ứng |
|
| 400 | NSNN |
II | Đường hướng tâm |
|
|
|
|
6 | Quốc lộ 2A (đoạn Vĩnh Yên - Việt Trì) | 2.016 | 2.020 | 860 | NSTW |
7 | Đường Kim Ngọc kéo dài đến đường Vòng tránh Vĩnh Yên | 2.015 | 2.017 | 320 | BT |
8 | Cầu Đầm Vạc | 2.016 | 2.020 | 1.030 | BT |
9 | Đường Tôn Đức Thắng kéo dài, đoạn từ cầu Quảng Khai đến đường Nguyễn Tất Thành kéo dài | 2.013 | 2.017 | 60 | NSNN |
10 | Đường Nguyễn Tất Thành (địa phận Bình Xuyên) | 2.012 | 2.016 | 10 | NSNN |
11 | Đường Tỉnh lộ 305 (từ đường vành đai trong đến đường Vinlines) | 2.016 | 2.020 | 330 | NSNN |
IV | Đường nội thị chính |
|
|
|
|
12 | Đường Tiền Châu - Nam Viêm | 2.015 | 2.019 | 600 | BT |
13 | Đường Song song phía Nam đường sắt | 2.015 | 2.019 | 770 | ODA |
| Vốn ODA |
|
| 620 | ODA |
| Vốn đối ứng |
|
| 150 | NSNN |
B | CẤP NƯỚC |
|
| 3.540 |
|
1 | Xây dựng các nhà máy cấp nước | 2.016 | 2.020 | 850 | Vốn DN |
2 | Dự án nâng cấp, mở rộng nhà máy nước Vĩnh Yên giai đoạn II | 2.016 | 2.020 | 1.500 | ODA |
3 | Dự án nâng cấp, mở rộng nhà máy nước Phúc Yên giai đoạn I | 2.016 | 2.020 | 760 | ODA |
4 | Nhà máy cấp nước khu vực Cầu Liễn Sơn | 2.019 | 2.022 | 200 | Vốn DN |
5 | Xây dựng đường ống cấp nước giai đoạn 1 | 2.014 | 2.020 | 230 | Vốn DN |
C | ĐIỆN |
|
| 1.210 |
|
1 | Xây dựng mới trạm 110/35/22KV Tam Dương - 63MPA | 2.014 | 2.016 | 40 | Vốn doanh nghiệp |
2 | Xây dựng mới trạm 110/35/22KV Yên Lạc - 40MPA | 2.014 | 2.016 | 10 | Vốn doanh nghiệp |
3 | Xây dựng mới trạm 110/35/22KV Vĩnh Yên 2 - 63MPA | 2.015 | 2.017 | 50 | Vốn doanh nghiệp |
4 | Xây dựng mới trạm 110/22KV Hội Hợp - 63MPA | 2.016 | 2.018 | 80 | Vốn doanh nghiệp |
5 | Mở rộng trạm 220/110/22KV (thay máy 2) - 125MPA | 2.016 | 2.018 | 65 | Vốn doanh nghiệp |
6 | Trạm 110/35/22KV Vĩnh Tường (máy 2)-63MPA | 2.017 | 2.019 | 55 | Vốn doanh nghiệp |
7 | Xây mới Trạm 220/110/22KV Bá Thiện - 250MPA | 2.020 | 2.022 | 20 | Vốn doanh nghiệp |
8 | Xây mới trạm biến áp hạ thế | 2.013 | 2.016 | 50 | Vốn doanh nghiệp |
9 | Xây mới, cải tạo, nâng cấp đường dây điện cao thế | 2.013 | 2.018 | 450 | Vốn doanh nghiệp |
10 | Xây mới đường dây trung thế | 2.015 | 2.020 | 390 | Vốn doanh nghiệp |
D | THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG |
|
| 6.620 |
|
1 | Cải tạo Sông Phan (thượng lưu Đầm Vạc) | 2.014 | 2.018 | 80 | NSTW |
2 | Cải tạo Sông Phan (Đầm Vạc dẫn vào Hồ Chứa) | 2.014 | 2.018 | 60 | NSTW |
3 | Cải tạo sông Cà Lồ | 2.017 | 2.019 | 50 | NSTW |
4 | Cải tạo Sông Cà Lồ (gần KCN Bình Xuyên) | 2.015 | 2.019 | 100 | NSTW |
6 | Kênh dẫn 2 (từ Hồ chứa 2 - Đê Sông Hồng) | 2.016 | 2.020 | 50 | NSNN |
7 | Xây dựng các trạm bơm nước thoát nước ra sông Hồng, sông Phó Đáy | 2.018 | 2.025 | 2.840 | ODA |
8 | Nạo vét và kè hồ Đầm Vạc | 2.016 | 2.020 | 1.000 | NSNN |
9 | Kè hệ thống kênh giai đoạn II của các công trình thuộc phạm vi đô thị Vĩnh Phúc | 2.019 | 2.025 | 1.000 | ODA |
10 | Thoát nước và xử lý nước thải thị xã Phúc Yên | 2.016 | 2.020 | 440 | ODA |
11 | Nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung | 2.016 | 2.025 | 1.000 | Nhà đầu tư |
E | THÔNG TIN, VIỄN THÔNG |
|
| 320 |
|
1 | Mạng ngoại vi | 2.013 | 2.020 | 113 |
|
2 | Thuê bao NGN | 2.013 | 2.020 | 96 |
|
3 | Điện thoại di động | 2.013 | 2.020 | 105 |
|
4 | Truyền dẫn | 2.013 | 2.020 | 5 |
|
5 | Trung tâm cơ sở dữ liệu | 2.013 | 2.020 | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
(Chi tiết từng dự án cụ thể xem Phụ lục Chương trình)
4. Giai đoạn sau năm 2020:
Giai đoạn 2020 dự kiến sẽ hoàn thành các công trình hạ tầng còn lại thuộc hạ tầng khung với nhu cầu đầu tư 12.820 tỷ đồng (Chi tiết theo phụ lục từng công trình của Chương trình).
Phần 4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP, TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHUNG ĐÔ THỊ VĨNH PHÚC
I. Các giải pháp
1. Quy hoạch chi tiết các công trình, dự án hạ tầng;
- Triển khai thực hiện ngay quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 làm cơ sở triển khai các dự án hạ tầng khung đô thị theo quy hoạch chung đã duyệt, đồng thời giới thiệu và thu hút các nhà đầu tư vào thực hiện các dự án phát triển đô thị, dịch vụ tại khu vực lõi đô thị.
- Quy hoạch chi tiết hoặc duyệt hướng tuyến các dự án giao thông chính, đường ống cấp nước, đường điện, hệ thống thoát nước (tiêu thoát nước) thuộc hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị làm cơ sở thực hiện và kêu gọi các dự án hạ tầng.
2. Lập, phê duyệt các báo cáo đầu tư (nghiên cứu tiền khả thi và khả thi);
- Lập và phê duyệt danh mục dự án chuẩn bị đầu tư theo kế hoạch hàng năm trên cơ sở phân kỳ đầu tư giai đoạn 2013-2015 và giai đoạn 2016-2020.
- Giao chủ đầu tư để thực hiện trước các bước chuẩn bị đầu tư đảm bảo dự án thực hiện đúng tiến độ.
- Giao ban Giải phóng mặt bằng tỉnh tiến hành BT- GPMB các công trình ngay khi có quyết định phê duyệt dự án hoặc quy hoạch chi tiết được duyệt.
3. Huy động và bố trí vốn đầu tư:
3.1.1 Phân bổ sử dụng ngân sách nhà nước:
- Đối với nguồn vốn NSNN do tỉnh quản lý, đề nghị UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh ban hành nghị quyết phát triển hạ tầng khung đô thị, trong đó mỗi năm giành ít nhất 300 tỷ đồng để đầu tư. Số vốn trên nằm trong nguồn vốn bố trí cho các công trình trọng tâm, trọng điểm hàng năm của tỉnh.
- Đối với các dự án vốn NSTW, trái phiếu chính phủ: trên cơ sở định hình nguồn vốn, UBND tỉnh giao các cơ quan chuyên môn làm việc với các Bộ, ngành Trung ương để tranh thủ nguồn vốn đầu tư theo quy định.
3.1.2 Các nguồn vốn khác.
- Đối với các dự án ODA: Các chủ đầu tư, các BQL dự án tập trung chỉ đạo thực hiện đúng tiến độ các dự án đã được chấp thuận vốn ODA. UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính và các chủ đầu tư tiếp cận các Bộ, ngành TW và nhà tài trợ để đưa dự án vào danh mục vốn ODA của Chính phủ.
- Đối với các dự án BT: Sở Kế hoạch & Đầu tư phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng danh mục dự án BT hàng năm, trình UBND tỉnh phê duyệt làm căn cứ kêu gọi các nhà đầu tư. Khuyến khích các doanh nghiệp đã có dự án hoặc đang hình thành dự án đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đề xuất danh mục công trình thực hiện theo hình thức BT theo quy định.
- Đối với các dự án theo hình thức xã hội hoá khác (chủ yếu là hình thức xây dựng – sở hữu - kinh doanh): Ngành Điện lực Vĩnh Phúc phối hợp với các cơ quan chức năng ngành điện thực hiện đúng tiến độ các dự án Điện theo Quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011; đồng thời xem xét, báo cáo EVN có kế hoạch đầu tư đảm bảo nguồn cung cấp điện cho đô thị Vĩnh Phúc trong tương lai theo Quy hoạch chung xây dựng dô thị Vĩnh Phúc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1883/QĐ-TTg ngày 26/10/2011; Các sở, ngành liên quan như Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính, Xây dựng và Tài nguyên môi trường đề xuất các cơ chế khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị theo mô hình hợp tác giữa nhà nước và nhà đầu tư. Đối với ngành Viễn Thông: Giao Sở Thông tin truyền thông đôn đốc, chỉ đạo các doanh nghiệp Viễn thông thuộc ngành thực hiện đúng quy hoạch Viễn Thông đã được phê duyệt.
4. Chuẩn bị mặt bằng.
- Giao Ban bồi thường – GPMB và phát triển quỹ đất của tỉnh và các ban của huyện hoàn thiện bộ máy, và triển khai công tác Bồi thường – GPMB các dự án đô thị, dịch vụ và các dự án hạ tầng kỹ thuật khác để đảm bảo thuận lợi trong việc thu hút đầu tư và đảm bảo tiến độ các dự án hạ tầng kỹ thuật khung đô thị đã hình thành.
- Quỹ phát triển đất căn cứ danh mục dự án hạ tầng khung đô thị, kế hoạch phân kỳ đầu tư các giai đoạn và hàng năm bố trí nguồn vốn ứng trước cho công tác giải phóng mặt bằng để Ban giải phóng mặt bằng và phát triển quỹ đất thực hiện công tác bồi thường – GPMB theo tiến độ dự án.
II. Tổ chức thực hiện
1. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình.
- Giao Sở Kế hoạch & Đầu tư đề xuất thành lập Ban chỉ đạo quản lý xây dựng hạ tầng khung đô thị Vĩnh Phúc cấp tỉnh dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh để chỉ đạo toàn bộ các hoạt động xây dựng hạ tầng khung đô thị.
- Giao Sở Xây dựng đề xuất thành lập Ban quản lý xây dựng hạ tầng khung đô thị Vĩnh Phúc chịu sự quản lý chung của UBND tỉnh và sự chỉ đạo trực tiếp của Ban chỉ đạo quản lý phát triển đô thị Vĩnh Phúc và làm chủ đầu tư một số chương trình, đề án và dự án đầu tư xây dựng, phát triển đô thị Vĩnh Phúc có tính chất liên vùng theo sự phân công của UBND Tỉnh, không trái với quy định của pháp luật.
2. Giao Sở Xây dựng có trách nhiệm triển khai quy hoạch chi tiết đến 1/2000 khu vực lõi đô thị Vĩnh Phúc làm cơ sở thu hút đầu tư và thực hiện các dự án hạ tầng và dự án có sử dụng đất theo quy hoạch chung được duyệt;
3. Sở Tài nguyên & Môi trường sớm xác định chính xác vị trí đất thương phẩm của các dự án trình UBND tỉnh phê duyệt; phối hợp cùng Sở Xây dựng trong giới thiệu địa điểm; chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc thu hồi và giao đất cho các dự án.
4. Giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp cùng các Sở ngành liên quan xác định giá đất thương phẩm làm cơ sở đấu giá; Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan triển khai phương án phát hành trái phiếu địa phương theo quy định tạo nguồn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật khung đô thị.
5. Ban bồi thường – GPMB và phát triển quỹ đất phối hợp cùng Sở Tài chính, Tài nguyên & Môi trường và Sở Tư pháp hoàn thiện các thủ tục đấu giá đất thương phẩm tạo nguồn vốn theo quy định.
6. Sở Công thương: Kiểm tra, giám sát, đôn đốc triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực để đảm bảo hệ thống cung cấp năng lượng cho nhu cầu phát triển.
7. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành tham mưu với UBND tỉnh ban hành quy định, quy chế về sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông (mạng thông tin di động, mạng truyền dẫn…); quy định ngầm hóa mạng ngoại vi…
- Định hướng các doanh nghiệp trong ngành triển khai và hoàn thiện hạ tầng viễn thông. Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện phát triển cơ sở hạ tầng đảm bảo phù hợp với chương trình khung và các Quy hoạch của ngành.
8. Sở Kế hoạch & Đầu tư:
- Đề xuất UBND tỉnh chủ trương triển khai các dự án hạ tầng kỹ thuật khung đô thị, phân kỳ đầu tư phù hợp với tiến độ huy động vốn; tổ chức thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt các dự án hạ tầng kỹ thuật khung đô thị; quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình.
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải: Xúc tiến đầu tư xây dựng các công trình thuộc đường vành đai 4,5, vành đai 5 của Hà Nội và Cải tạo, nâng cấp QL2 đoạn Vĩnh Yên - Việt Trì và đẩy nhanh tiến độ xây dựng Cầu Vĩnh Thịnh, Cải tạo, nâng cấp QL2C,…
- Lập danh mục kêu gọi các dự án xã hội hoá đầu tư để kêu gọi các nhà đầu tư tham gia thực hiện như: Xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn, xây dựng nhà máy cấp nước,…;
- Tiếp tục vận động và xúc tiến đầu tư kêu gọi nguồn vốn ODA để đầu tư xây dựng dự án xử lý nước thải khung đô thị.
9. Nhiệm vụ các huyện, thành, thị, các tổ chức chính trị, xã hội:
- UBND các huyện, thành, thị phối hợp với các ngành trong việc lập quy hoạch, giới thiệu địa điểm, thẩm định dự án, bồi thường - giải phóng mặt bằng và các công việc khác có liên quan theo nhiệm vụ được giao;
- Ủy ban mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể phối hợp với các địa phương trong công tác tuyên truyền, động viên thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và giám sát cộng đồng đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật khung đô thị theo quy định.
- Đối với các dự án đấu nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật khung đô thị thuộc phạm vi ngân sách cấp huyện, xã phải đầu tư, yêu cầu UBND cấp huyện chủ động sử dụng nguồn phân theo nguyên tắc và tiêu chí để thực hiện./.
HỆ THỐNG PHỤ LỤC
- Phụ lục 1: TỔNG HỢP NHU CẦU ĐẦU TƯ CÁC LĨNH VỰC HẠ TẦNG KHUNG ĐÔ THỊ
- Phụ lục 2: DANH MỤC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
- Phụ lục 3: DANH MỤC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC
- Phụ lục 4: DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐIỆN
- Phụ lục 5: DANH MỤC CÔNG TRÌNH THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG
- Phụ lục 6: DANH MỤC DỰ ÁN THÔNG TIN, VIỄN THÔNG
- Phụ lục 7: DANH MỤC DỰ ÁN ĐÔ THỊ CÓ ĐẤT THƯƠNG PHẨM
- 1Quyết định 4715/QĐ-UBND năm 2013 quy chế phối hợp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong hành lang bảo vệ ống cấp nước trên đường Song hành Quốc lộ 22 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2013 tăng cường quản lý hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 3Quyết định 504/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt quyết toán 12 hạng mục thuộc Dự án đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Thanh Bình tỉnh Bắc Kạn - giai đoạn I
- 4Nghị quyết 03/NQ-HĐND năm 2019 về điều chỉnh Chương trình phát triển hạ tầng kỹ thuật khung đô thị tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020 theo Nghị quyết 91/NQ-HĐND
- 5Kế hoạch 96/KH-UBND năm 2019 về đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đến năm 2025
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật xây dựng 2003
- 4Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 5Quyết định 1208/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1883/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Chỉ thị 1792/CT-TTg năm 2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 113/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị quyết 13-NQ/TW năm 2012 về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành
- 10Chỉ thị 27/CT-TTg năm 2012 về giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 4715/QĐ-UBND năm 2013 quy chế phối hợp quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong hành lang bảo vệ ống cấp nước trên đường Song hành Quốc lộ 22 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 12Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2013 tăng cường quản lý hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 13Nghị quyết 91/NQ-HĐND năm 2013 thông qua chương trình phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2020
- 14Quyết định 504/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt quyết toán 12 hạng mục thuộc Dự án đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Thanh Bình tỉnh Bắc Kạn - giai đoạn I
- 15Nghị quyết 03/NQ-HĐND năm 2019 về điều chỉnh Chương trình phát triển hạ tầng kỹ thuật khung đô thị tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020 theo Nghị quyết 91/NQ-HĐND
- 16Kế hoạch 96/KH-UBND năm 2019 về đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đến năm 2025
Quyết định 2260/QĐ-CT năm 2013 Chương trình phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020
- Số hiệu: 2260/QĐ-CT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/08/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Phùng Quang Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/08/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực