- 1Quyết định 47/2012/QĐ-TTg thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư liên tịch 168/2013/TTLT-BTC-BCA hướng dẫn thực hiện Quyết định 47/2012/QĐ-TTg thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Công an ban hành
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2016/QĐ-UBND | Hải Dương, ngày 01 tháng 08 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TỈNH HẢI DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 47/2012/QĐ-TTg ngày 01/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 168/2013/TTLT-BTC-BCA ngày 15/11/2013 của liên Bộ Tài chính, Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Quyết định số 47/2012/QĐ-TTg ngày 01/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và Giám đốc Công an tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh Hải Dương để hỗ trợ công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy.
Điều 2. Cơ quan quản lý, điều hành Quỹ phòng, chống tội phạm
Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh Hải Dương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý điều hành, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Hải Dương; ủy quyền cho Giám đốc Sở Tài chính làm chủ tài khoản để quản lý thu chi, thanh quyết toán kinh phí theo quy định và được sử dụng con dấu của Sở Tài chính để giao dịch.
Điều 3. Mức trích thưởng và trích lập Quỹ phòng, chống tội phạm; nguồn hình thành Quỹ phòng, chống tội phạm
1. Mức trích thưởng và trích lập Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh Hải Dương thực hiện theo Điều 2 Thông tư liên tịch số 168/2013/TTLT-BTC-BCA .
2. Nguồn hình thành Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh Hải Dương thực hiện theo khoản 2, Điều 3 Thông tư liên tịch số 168/2013/TTLT-BTC-BCA .
3. Giám đốc Sở Tài chính thừa ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm tiếp nhận và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để xử lý:
a) Tiền Việt Nam, ngoại tệ, tài sản, phương tiện, tang vật bị Tòa án tuyên tịch thu sau khi bản án, quyết định có hiệu lực (trình tự, thủ tục tiếp nhận và xử lý thực hiện theo
b) Các khoản tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
c) Các khoản huy động hợp pháp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Trình tự, thủ tục tiếp nhận và xử lý tiền Việt Nam, ngoại tệ, tài sản, phương tiện, tang vật bị Tòa án tuyên tịch thu sau khi bản án, quyết định có hiệu lực
1. Đối với tiền Việt Nam, ngoại tệ bị Tòa án tuyên tịch thu:
Sau khi Bản án, Quyết định của Tòa án đối với các vụ án hình sự, vụ án về tội phạm ma túy có hiệu lực pháp luật, Cơ quan Thi hành án các cấp hoặc cơ quan đang quản lý tiền Việt Nam, ngoại tệ có trách nhiệm:
a) Lập thủ tục chuyển nộp vào tài khoản Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh tại Kho bạc Nhà nước tỉnh.
b) Có văn bản thông báo đến Sở Tài chính, đồng gửi cơ quan điều tra trực tiếp khám phá thụ lý chính vụ án, các nội dung đã thi hành án, gồm các nội dung: tên vụ án, loại vụ án (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng - phân loại theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành), tên tòa án xét xử vụ án, số tiền đã nộp vào Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh tương ứng với từng vụ án theo chứng từ nộp số và ngày nộp (kèm theo bản sao chứng từ nộp tiền) và thông báo những nội dung liên quan khác (nếu có).
c) Trường hợp nộp vào Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh bằng ngoại tệ thì nộp vào tài khoản ngoại tệ của Sở Tài chính tại Ngân hàng. Trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nộp ngoại tệ vào tài khoản, Sở Tài chính có trách nhiệm chuyển đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá niêm yết tại thời điểm giao dịch và chuyển tiền về tài khoản của Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh tại Kho bạc Nhà nước tỉnh.
2. Đối với tài sản, phương tiện, tang vật bị Tòa án tuyên tịch thu (trừ các chất ma túy và tang vật phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật):
a) Nếu tài sản, phương tiện, tang vật bị Tòa án tuyên tịch thu trong các vụ án hình sự, vụ án về tội phạm ma túy thuộc cấp huyện thì cơ quan Thi hành án cấp huyện hoặc cơ quan đang quản lý tài sản, phương tiện, tang vật phối hợp với Phòng Tài chính cấp huyện, Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản - Sở Tư pháp tổ chức bán đấu giá.
Nếu tài sản, phương tiện, tang vật bị Tòa án tuyên tịch thu trong các vụ án hình sự, vụ án về tội phạm ma túy thuộc cấp tỉnh thì cơ quan Thi hành án cấp tỉnh hoặc cơ quan đang quản lý tài sản, phương tiện, tang vật phối hợp với Sở Tài chính, Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản - Sở Tư pháp tổ chức bán đấu giá.
b) Sau khi trừ chi phí hợp lý, hợp lệ, cơ quan tổ chức bán đấu giá tài sản nộp toàn bộ số tiền thu được vào tài khoản Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh tại Kho bạc Nhà nước tỉnh; đồng thời có văn bản thông báo đến Sở Tài chính và cơ quan điều tra trực tiếp khám phá thụ lý chính vụ án, các nội dung đã thi hành án, gồm các nội dung: tên vụ án, loại vụ án (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng - phân loại theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành), tên tòa án xét xử vụ án, số tiền đã nộp vào Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh tương ứng với từng vụ án theo chứng từ nộp số và ngày nộp (kèm theo bản sao chứng từ nộp tiền) và thông báo những nội dung liên quan khác (nếu có).
Điều 5. Tiếp nhận, quản lý, sử dụng các khoản tài trợ
Thực hiện theo Khoản 1 và Khoản 3, Điều 5 Thông tư liên tịch số 168/2013/TTLT-BTC-BCA .
Trường hợp tài sản, phương tiện nhận tài trợ không phù hợp với hoạt động phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy thì xử lý như Khoản 2 Điều 4 Quyết định này.
Trường hợp có khoản tài trợ cho Quỹ phòng, chống tội phạm tính bằng ngoại tệ thì nộp vào tài khoản ngoại tệ của Sở Tài chính tại Ngân hàng. Trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nộp ngoại tệ vào tài khoản, Sở Tài chính có trách nhiệm chuyển đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá niêm yết tại thời điểm giao dịch và chuyển tiền về tài khoản Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh tại Kho bạc Nhà nước tỉnh.
Điều 6. Quản lý, sử dụng nguồn kinh phí được trích thưởng (quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch số 168/2013/TTLT-BTC-BCA)
1. Căn cứ số tiền Việt Nam, ngoại tệ, tiền bán đấu giá tài sản, phương tiện, tang vật theo quy định hiện hành về bán đấu giá tài sản thu được từ các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định:
a) Trích 30% (quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch số 168/2013/TTLT-BTC-BCA) cho Cơ quan điều tra trực tiếp khám phá, thụ lý chính vụ án về hình sự để thưởng cho các đơn vị, cá nhân trực tiếp phát hiện truy bắt tội phạm và điều tra, truy tố xét xử các vụ án đó.
- Đối tượng được thưởng: Đơn vị, cá nhân trực tiếp truy bắt tội phạm, phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự và ma túy về tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
- Mức thưởng:
+ Vụ án về tội phạm nghiêm trọng: mức thưởng tối đa đối với cá nhân là 500.000 đồng/người/vụ án và đối với tập thể là 3.000.000 đồng/tập thể/vụ án.
+ Vụ án về tội phạm rất nghiêm trọng: mức thưởng tối đa đối với cá nhân là 2.000.000 đồng/người/vụ án và đối với tập thể là 12.000.000 đồng/tập thể/vụ án.
+ Vụ án về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: mức thưởng tối đa đối với cá nhân là 5.000.000 đồng/người/vụ án và đối với tập thể là 30.000.000 đồng/tập thể/vụ án.
b) Trích Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh hỗ trợ kinh phí cho công tác phòng, chống tội phạm (quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch số 168/2013/TTLT-BTC-BCA).
2. Trình tự, thủ tục:
a) Định kỳ 6 tháng (trước ngày 15/4 và 15/10 hàng năm) hoặc 1 năm, Công an tỉnh lập hồ sơ gửi Sở Tài chính với nội dung sau:
- Đề nghị thưởng đối với các vụ án hình sự, vụ án về tội phạm ma túy thuộc loại nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng (quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch số 168/2013/TTLT-BTC-BCA);
- Hỗ trợ kinh phí công tác phòng, chống tội phạm (quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch số 168/2013/TTLT-BTC-BCA).
Hồ sơ gồm:
- Tờ trình của Công an tỉnh;
- Danh sách trích ngang của tập thể, cá nhân đề nghị thưởng (thể hiện các nội dung: tên tập thể, cá nhân; cấp bậc, chức vụ, đơn vị công tác đối với cá nhân); tóm tắt thành tích trong truy bắt tội phạm, phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự và ma túy về tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng). Trong đó phải nêu rõ số tiền hoặc tiền thu được từ bán đấu giá tài sản, phương tiện, tang vật bị tòa án tịch thu tương ứng với các vụ án hình sự và ma túy về tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng được đề nghị trích thưởng trên;
- Đề nghị hỗ trợ kinh phí theo khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch số 168/2013/TTLT-BTC-BCA .
b) Trên cơ sở hồ sơ đề nghị của Công an tỉnh, Sở Tài chính căn cứ vào số dư hiện có của Quỹ phòng, chống tội phạm, thẩm tra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Căn cứ kết quả thẩm tra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét ra quyết định về danh sách tập thể, cá nhân được thưởng, mức thưởng và kinh phí hỗ trợ công tác phòng, chống tội phạm gửi các cơ quan: Sở Tài chính; Công an tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh.
Công an tỉnh chịu trách nhiệm bàn giao tiền thưởng cho tập thể, cá nhân theo đúng quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Kế toán, quyết toán nguồn trích thưởng:
- Việc chi thưởng phải đảm bảo đúng nguyên tắc về quản lý tài chính kế toán. Công an tỉnh quản lý kinh phí trích thưởng, thực hiện công tác kế toán đối với khoản kinh phí này theo chế độ kế toán hiện hành và được theo dõi chi tiết riêng.
- Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Công an tỉnh làm báo cáo quyết toán thu, chi nguồn kinh phí trích thưởng và tình hình sử dụng kinh phí trích thưởng gửi Sở Tài chính thẩm định, để Sở Tài chính làm cơ sở báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Sau khi thực hiện thưởng cho cá nhân và tập thể theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều này, việc xử lý số tiền còn lại (nếu có) thực hiện theo khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch số 168/2013/TTLT-BTC-BCA .
Điều 7. Nội dung chi, mức chi; lập dự toán, quyết toán Quỹ phòng, chống tội phạm
1. Nội dung chi, mức chi Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh Hải Dương thực hiện theo khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch số 168/2013/TTLT-BTC-BCA .
2. Lập dự toán:
Hàng năm, Công an tỉnh căn cứ nội dung chi, mức chi quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch số 168/2013/TTLT-BTC-BCA lập dự toán chi Quỹ cho năm sau gửi Sở Tài chính.
Sở Tài chính thẩm định dự toán, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định cụ thể từng nội dung chi, tổng mức dự toán chi, gửi Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh và Công an tỉnh triển khai thực hiện, đồng gửi Bộ Tài chính để theo dõi, quản lý chung theo quy định hiện hành về quản lý ngân sách nhà nước.
3. Quyết toán Quỹ phòng chống tội phạm:
a) Các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh khi tiếp nhận, sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh phải mở sổ kế toán để theo dõi các khoản thu, chi Quỹ và lập báo cáo quyết toán Quỹ theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; lập và gửi đầy đủ, đúng thời hạn các báo cáo tài chính về sử dụng Quỹ theo định kỳ và báo cáo quyết toán 6 tháng, hàng năm về Sở Tài chính để Sở Tài chính thẩm định quyết toán.
b) Trên cơ sở báo cáo quyết toán đã được thẩm định, Sở Tài chính lập báo cáo và quyết toán thu, chi Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và gửi Bộ Công an theo định kỳ 6 tháng, hàng năm, hoặc theo yêu cầu đột xuất của Bộ trưởng Bộ Công an để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Tài chính để theo dõi, quản lý chung.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị sử dụng và quản lý Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính pháp lý và sự chính xác của các số liệu trong quản lý, sử dụng và báo cáo quyết toán Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh.
Điều 8. Điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 15/8/2016.
2. Các nội dung khác liên quan đến việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh Hải Dương thực hiện theo các quy định tại Quyết định số 47/2012/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch số 168/2013/TTLT-BTC-BCA.
3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
4. Trong quá trình thực hiện Quyết định này nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Tài chính, Công an tỉnh để tập hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 41/2014/QĐ-UBND thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Phòng, chống tội phạm tỉnh Long An
- 2Quyết định 8835/QĐ-UBND năm 2014 thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm thành phố Đà Nẵng
- 3Quyết định 3073/2014/QĐ-UBND Quy định quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm thành phố Hải Phòng
- 4Quyết định 1902/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh Lâm Đồng
- 5Quyết định 1951/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Phòng, chống tội phạm tỉnh Lào Cai
- 6Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 04/2013/NQ-HĐND về tổ chức thực hiện quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh Thái Bình
- 7Quyết định 879/QĐ-UBND năm 2019 về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh Bắc Giang
- 8Quyết định 161/QĐ-UBND năm 2019 về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh Bắc Ninh
- 9Quyết định 42/2019/QĐ-UBND về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm của tỉnh Hải Dương
- 1Bộ Luật Hình sự 1999
- 2Quyết định 47/2012/QĐ-TTg thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư liên tịch 168/2013/TTLT-BTC-BCA hướng dẫn thực hiện Quyết định 47/2012/QĐ-TTg thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Công an ban hành
- 4Quyết định 41/2014/QĐ-UBND thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Phòng, chống tội phạm tỉnh Long An
- 5Quyết định 8835/QĐ-UBND năm 2014 thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm thành phố Đà Nẵng
- 6Quyết định 3073/2014/QĐ-UBND Quy định quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm thành phố Hải Phòng
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Quyết định 1902/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh Lâm Đồng
- 9Quyết định 1951/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Phòng, chống tội phạm tỉnh Lào Cai
- 10Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 04/2013/NQ-HĐND về tổ chức thực hiện quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh Thái Bình
- 11Quyết định 879/QĐ-UBND năm 2019 về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh Bắc Giang
- 12Quyết định 161/QĐ-UBND năm 2019 về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh Bắc Ninh
Quyết định 21/2016/QĐ-UBND về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm tỉnh Hải Dương
- Số hiệu: 21/2016/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 01/08/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
- Người ký: Nguyễn Dương Thái
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/08/2016
- Ngày hết hiệu lực: 10/10/2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực