Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 209/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2021 |
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Pháp lệnh số 01/2018/UBTVQH14 ngày 22 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 04 Pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch;
Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công năm 2019;
Căn cứ Nghị Quyết số 11/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ về việc ban hành Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, vùng quy hoạch, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2020 phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung sau đây:
1. Tên, thời kỳ, phạm vi và đối tượng quy hoạch
a) Tên quy hoạch: Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
b) Thời kỳ lập quy hoạch: Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm có thời kỳ quy hoạch là 10 năm (2021 - 2030), tầm nhìn đến năm 2050.
c) Phạm vi quy hoạch: Trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia.
d) Đối tượng quy hoạch: Các cơ sở giáo dục đại học theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học (không bao gồm các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng), các trường cao đẳng sư phạm.
2. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch
a) Quan điểm lập quy hoạch:
- Quy hoạch bảo đảm phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển giáo dục đại học, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2021 - 2030, Chiến lược phát triển giáo dục thời kỳ 2021 - 2030 và các quy hoạch có liên quan;
- Quy hoạch để rà soát, sắp xếp lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm bảo đảm hợp lý về quy mô, cơ cấu ngành nghề và phân bố vùng miền, đáp ứng nhu cầu nhân lực phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và của các địa phương;
- Quy hoạch để nâng cao hiệu quả đầu tư và chất lượng đào tạo, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và kết nối doanh nghiệp; phát triển các cơ sở giáo dục đại học có điều kiện bảo đảm chất lượng tốt, hình thành một số đại học, trường đại học uy tín trong khu vực và thế giới; sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các trường đại học quy mô nhỏ, đơn ngành hoạt động kém hiệu quả, kém chất lượng;
- Quy hoạch theo hướng mở, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước thành lập mới các cơ sở giáo dục đại học tư thục, nhất là các cơ sở giáo dục đại học hoạt động không vì lợi nhuận;
- Nhà nước có chính sách ưu đãi, đầu tư đủ mạnh để thực hiện quy hoạch; có lộ trình thực hiện và hướng đi phù hợp, không gây xáo trộn ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học và sư phạm.
b) Mục tiêu lập quy hoạch:
- Cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về định hướng phát triển lĩnh vực giáo dục đại học; kết nối các ngành, các vùng có liên quan theo quy hoạch tổng thể quốc gia;
- Thiết lập được một hệ thống giáo dục đại học mở, công bằng, bình đẳng, chất lượng, hiệu quả và phục vụ học tập suốt đời; có quy mô và cơ cấu hợp lý, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao, ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ phục vụ phát triển bền vững của cả nước và từng địa phương;
- Làm cơ sở để triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn trên phạm vi cả nước thuộc lĩnh vực giáo dục đại học, bảo đảm khách quan, khoa học, công khai, minh bạch và hiệu quả; đồng thời là cơ sở huy động nguồn lực của cộng đồng, xã hội phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học.
c) Nguyên tắc lập quy hoạch:
- Bảo đảm nguyên tắc: Hoạt động quy hoạch ngành quốc gia theo quy định của Luật quy hoạch; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với chiến lược phát triển giáo dục đại học và các chiến lược khác có liên quan trong cùng giai đoạn phát triển; bảo đảm sự liên kết, đồng bộ và tính hệ thống giữa các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia;
- Bảo đảm tính hệ thống: Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm có quy mô và cơ cấu hợp lý, phân bố hài hòa, kết nối chặt chẽ với các vùng kinh tế; tạo cơ chế để hình thành các đại học, các trung tâm đại học lớn của đất nước; đáp ứng nhu cầu học tập của Nhân dân và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động;
- Bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ: Chính phủ thống nhất chỉ đạo và định hướng; các cơ sở giáo dục đại học tự rà soát, sắp xếp, quyết định theo phương án quy hoạch và chính sách của Nhà nước; các cơ quan quản lý trực tiếp hạn chế can thiệp có tính hành chính khi thực hiện quy hoạch;
- Bảo đảm tính kế thừa, tính khả thi, phù hợp với năng lực đầu tư của Nhà nước và khả năng huy động nguồn lực của toàn xã hội; tạo điều kiện để mọi người đều có cơ hội tham gia phát triển giáo dục đại học; khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục đại học tư thục.
3. Phương pháp lập quy hoạch
a) Phương pháp tiếp cận tổng hợp, mang tính hệ thống, đa chiều; bảo đảm các yêu cầu về tính khoa học, tính thực tiễn, ứng dụng công nghệ hiện đại và có độ tin cậy cao.
b) Phương pháp sử dụng để lập quy hoạch:
- Phương pháp điều tra cơ bản;
- Phương pháp phân tích hệ thống;
- Phương pháp so sánh, tổng hợp
- Phương pháp dự báo;
- Phương pháp tham vấn chuyên gia, hội thảo, tọa đàm;
- Phương pháp lập bản đồ;
- Phương pháp phân tích nguyên nhân, kết quả.
4. Các yêu cầu nội dung quy hoạch
a) Phân tích, đánh giá về các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh và thực trạng mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm.
b) Dự báo xu thế phát triển, kịch bản phát triển ảnh hưởng trực tiếp đến mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm.
c) Đánh giá về sự liên kết ngành, liên kết vùng, liên kết giữa mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm với cơ sở nghiên cứu khoa học trong việc phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học; xác định yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với ngành, những cơ hội và thách thức.
d) Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm trong thời kỳ quy hoạch.
đ) Phương án phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm.
e) Định hướng bố trí sử dụng đất cho phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm và các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
g) Danh mục các dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư của ngành và thứ tự ưu tiên thực hiện:
- Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm trong thời kỳ quy hoạch.
- Luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư của ngành trong thời kỳ quy hoạch, dự kiến tổng mức đầu tư, đề xuất thứ tự ưu tiên thực hiện và phương pháp phân kỳ đầu tư.
h) Xây dựng giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch
5. Yêu cầu về sản phẩm quy hoạch
a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ.
b) Báo cáo tổng hợp và Báo cáo tóm tắt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
c) Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
d) Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về quy hoạch, bản sao ý kiến góp ý của bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến về quy hoạch;
đ) Hệ thống bản đồ, sơ đồ và cơ sở dữ liệu về quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế. Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch quy định tại mục IV Phụ lục I Nghị định 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ.
6. Chi phí lập quy hoạch
a) Chi phí lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sử dụng nguồn vốn đầu tư công của Bộ Giáo dục và Đào tạo được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
b) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cụ thể chi phí lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm theo đúng hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về định mức cho hoạt động quy hoạch, quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định của pháp luật có liên quan.
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan tổ chức lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, có trách nhiệm bảo đảm việc triển khai thực hiện các bước theo đúng quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật khác có liên quan.
2. Các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong quá trình lập quy hoạch theo đúng quy định của pháp luật và phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Quyết định 43/QĐ-TTg năm 2020 về thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 409/QĐ-TTg năm 2020 về thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 897/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 301/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 1077/LĐTBXH-TCGDNN năm 2021 về đánh giá thực trạng và định hướng mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Công văn 416/VPCP-QHĐP năm 2022 xử lý kiến nghị về quy hoạch, phát triển trường đại học do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 73/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật giáo dục đại học 2012
- 2Luật khoa học và công nghệ năm 2013
- 3Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 4Luật Quy hoạch 2017
- 5Luật Đầu tư công 2019
- 6Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2018 về triển khai thi hành Luật Quy hoạch do Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 37/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quy hoạch
- 8Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- 9Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018
- 10Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- 11Pháp lệnh 01/2018/UBTVQH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 04 Pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch
- 12Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 13Nghị quyết 751/2019/UBTVQH14 về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 14Nghị định 40/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư công
- 15Nghị quyết 110/NQ-CP năm 2019 về Danh mục quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch do Chính phủ ban hành
- 16Quyết định 43/QĐ-TTg năm 2020 về thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Quyết định 409/QĐ-TTg năm 2020 về thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Quyết định 897/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 19Nghị quyết 143/NQ-CP năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Chính phủ ban hành
- 20Quyết định 301/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 21Công văn 1077/LĐTBXH-TCGDNN năm 2021 về đánh giá thực trạng và định hướng mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 22Công văn 416/VPCP-QHĐP năm 2022 xử lý kiến nghị về quy hoạch, phát triển trường đại học do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 23Quyết định 73/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 209/QĐ-TTg năm 2021 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 209/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/02/2021
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Vũ Đức Đam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra