Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2082/QĐ-UBND | Vĩnh Phúc, ngày 04 tháng 8 năm 2021 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN KHUNG NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VỀ QUỸ GEN TỈNH VĨNH PHÚC, GIAI ĐOẠN 2021-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật đa dạng sinh học ngày 28/11/2008;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013;
Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 65/2020/NĐ-CP ngày 11/6/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học;
Căn cứ Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Thông tư số 17/2016/TT-BKHCN ngày 01/9/2016 của Bộ khoa học và Công nghệ quy định quản lý thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ văn bản số 1851/BKHCN-CNN ngày 26/6/2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025;
Xét đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 43/TTr-KH&CN ngày 9/7/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021-2025 (Có Đề án chi tiết kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức, triển khai thực hiện Đề án theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính; Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| KT. CHỦ TỊCH |
KHUNG NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VỀ QUỸ GEN TỈNH VĨNH PHÚC, GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 2082/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)
CĂN CỨ, SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Căn cứ pháp lý
Luật đa dạng sinh học ngày 28 tháng 11 năm 2008.
Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013.
Nghị định số 65/2020/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học.
Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ.
Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Thông tư số 17/2016/TT-BKHCN ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Bộ khoa học và Công nghệ quy định quản lý thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
2. Căn cứ thực tiễn
Vĩnh Phúc nằm trong khu vực châu thổ đồng bằng sông Hồng. Do đặc điểm địa lý và quá trình phát triển lâu dài, nơi đây hình thành 3 vùng sinh thái rõ rệt: Đồng bằng, trung du và miền núi. Đặc điểm địa hình và khí hậu đa dạng làm cho Vĩnh Phúc trở thành một trong những tỉnh có tính đa dạng sinh học cao của nước ta thể hiện ở sự phân hóa và độc đáo của các hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái đất ngập nước và các bậc phân loại, trong đó có bậc loài.
Khu hệ động, thực vật tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 3.236 loài (không kể một số nhóm động vật đất chưa xác định đến loài), bao gồm: 1.568 loài thực vật, 78 loài thú, 287 loài chim, 55 loài bò sát, 34 loài lưỡng cư, 139 loài cá, 71 loài động vật nổi và động vật đáy, 815 loài côn trùng và nhện, 15 loài mối, 101 loài bọ nhảy Collembola, 88 loài ve giáp. Trong đó, số lượng loài quý hiếm bị đe dọa là 508 loài (thực vật: 434 loài, động vật: 74 loài), chiếm 15,7 % tổng số loài hiện có (Nguồn số liệu: Báo cáo tổng hợp Rà soát, thống kê các loài, nguồn gen bản địa quý hiếm có giá trị kinh tế cao cần được ưu tiên bảo tồn và phát triển trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc - 2018). Tính riêng Vườn Quốc gia Tam Đảo được che phủ bởi một lớp thảm thực vật dày đặc, nhiều tầng và đa dạng về loài, đa dạng về quần xã sinh học và hệ sinh thái. Theo số liệu điều tra của Viện sinh thái tài nguyên sinh vật, Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Lâm nghiệp và một số cơ quan, tổ chức khác cho thấy ở Tam Đảo có 904 cây có ích, thuộc 478 chi, 213 họ thuộc 3 ngành dương xỉ, hạt trần và hạt kín. Các loài cây này được xếp thành 8 nhóm có giá trị khác nhau. Trong các loài thực vật, có 42 loài đặc hữu và 64 loài quý hiếm cần được bảo tồn và bảo vệ như: Hoàng thảo Tam Đảo (Dendrobium daoensis), Trà hoa dài (Camellia longicaudata), Trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia petelotii), Hoa tiên (Asarum petelotii), Chuỳ hoa leo (Molas tamdaoensis), Trọng lâu kim tiền (Parisdelavayi)... Về khu hệ động vật, có 840 loài động vật, trong đó có 39 loài đặc hữu. 8 loài đang nguy cấp, 17 loài sẽ nguy cấp, 13 loài hiếm có và 18 loài đang bị đe dọa. Vườn Quốc gia Tam Đảo còn đem lại giá trị to lớn trong việc bảo vệ môi trường, điều tiết và cung cấp nước, phục vụ nghiên cứu khoa học và phục vụ cho du lịch và nghỉ dưỡng, cung cấp lâm sản, dược liệu... Đây là khu vực có tính đa dạng sinh học cao, là kho dự trữ các nguồn gen động thực vật quý hiếm của nước ta. Nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá này cần được bảo vệ để góp phần làm phong phú tính đa dạng sinh học của Việt Nam và thế giới. Ngoài ra, sự đa dạng về nguồn gen giống cây, con bản địa đã góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương như: Susu Tam Đảo, Cá Cóc Tam Đảo, Dưa chuột ta (nhắt), Dứa Hướng Đạo, Gạo Long Trì - Tam Dương; Cò Hải Lựu; Rắn Vĩnh Sơn,… Nhiều cây dược liệu quý có thể phát triển sản phẩm chăm sóc sức khỏe như: Trà hoa vàng Tam Đảo, Ba kích Tam Đảo, Hoàng đằng, Hoa tiên, Củ dòm, Hoàng tinh hoa trắng... Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các nguồn gen quý, hiếm của tỉnh có trong Sách đỏ Việt Nam đang dần bị cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng nếu không có chính sách đầu tư, bảo tồn thích đáng. Các giống bản địa đang bị mất dần do thay đổi cơ cấu cây trồng, du nhập của các giống mới, động, thực vật ngoại lai hoặc do khai thác quá mức. Thực tế, các giống bản địa có nhiều ưu điểm như phẩm chất tốt, khả năng chống chịu tốt với dịch bệnh, khí hậu khắc nghiệt. Đây chính là nguồn nguyên liệu quý để chọn tạo và cải tiến các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản.
II. Sự cần thiết xây dựng Đề án
Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn và lưu giữ các nguồn gen sinh vật bao gồm những loài cây, con đặc sản, đặc hữu quý hiếm, các loài đang bị đe dọa tuyệt chủng, Nhà nước ta đã ban hành Luật Đa dạng sinh học năm 2008; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 về việc phê duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành một số cơ chế, chính sách, quy định trong quản lý và thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu nhằm bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo tồn và khai thác, sử dụng các loài, nguồn gen bản địa, có giá trị như: Quyết định số 116/QĐ-CT ngày 14/01/2014 phê duyệt Kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 335/QĐ-UBND, ngày 25/01/2014 phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 38/2012/QĐ-UBND, ngày 25/10/2012, Quy định thực hiện cơ chế đầu tư, hỗ trợ phát triển giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2015; Quyết định số 25/2016/QĐ-UBND về việc thực hiện chính sách hỗ trợ đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020.
Tuy nhiên, các nguồn gen quý, hiếm đang bị đe dọa đã được bảo tồn, khai thác phát triển còn ít so với số lượng các nguồn gen đã được xác định cần được bảo tồn, khai thác. Bối cảnh toàn cầu đặt ra những thách thức và những cơ hội mới: Một mặt, mức độ biến đổi khí hậu trở nên nghiêm trọng hơn và ngày càng tác động tiêu cực đến tài nguyên di truyền; nhận thức của người dân về bảo tồn các loại động, thực vật quý hiếm còn hạn chế; cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, lưu giữ và bảo nguồn gen trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng công tác bảo tồn và khai thác nguồn gen.
Để đẩy mạnh công tác bảo tồn, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn gen có giá trị ở tỉnh Vĩnh Phúc và thực hiện chủ trương của Bộ Khoa học và Công nghệ về nhiệm vụ quỹ gen, việc xây dựng Đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021-2025 là thực sự cần thiết. Đề án là căn cứ để xây dựng và lựa chọn các nhiệm vụ quỹ gen cho kế hoạch hàng năm nhằm bảo tồn, phát triển bền vững nguồn nguồn gen, nguồn tài nguyên đặc sản, quý hiếm của Vĩnh Phúc.
III. Phân tích, đánh giá các yếu tố tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Vĩnh Phúc nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm 24,2oC; diện tích tự nhiên 1.231 km2, phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp Hà Nội, phía Đông giáp 2 huyện Sóc Sơn và Đông Anh - Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính: 2 thành phố, 7 huyện; 136 xã, phường, thị trấn. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh; Thành phố Phúc Yên và 7 huyện là Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch và Sông Lô.
Ngoài ra, Vĩnh Phúc là tỉnh cửa ngõ của “Tam giác kinh tế phát triển”: Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long, nơi tập trung tiềm lực khoa học kỹ thuật của cả nước (với hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng Viện nghiên cứu của Trung ương), nơi tập trung đầu mối kinh tế đối ngoại, giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ, thu hút đầu tư của cả nước, nơi tập trung đông dân cư, với tốc độ đô thị hóa nhanh sẽ là thị trường tiêu thụ lớn về nông sản hàng hóa và các hàng tiêu dùng khác.
2. Đặc điểm địa chất, địa hình
2.1. Địa chất: Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phân bố sáu nhóm đá khác nhau: Đá biến chất cao, đá trầm tích lục nguyên màu đỏ, đá trầm tích lục nguyên có chứa than, đá trầm tích bở rời, đá phun trào và đá magma xâm nhập.
2.2. Địa hình
Phía Bắc Vĩnh Phúc có dãy núi Tam Đảo kéo dài từ xã Đạo Trù (Tam Đảo) - điểm cực Bắc của tỉnh đến xã Ngọc Thanh (Phúc Yên) - điểm cực Đông của tỉnh với chiều dài trên 30 km, phía Tây Nam được bao bọc bởi sông Hồng và sông Lô, tạo nên dạng địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam và chia tỉnh thành ba vùng có địa hình đặc trưng: đồng bằng, gò đồi, núi thấp và trung bình.
Địa hình đồng bằng: Gồm 76 xã, phường và thị trấn, là vùng phù sa cũ và phù sa mới. Đất đai vùng đồng bằng được phù sa sông Hồng bồi đắp nên rất màu mỡ, là điều kiện lý tưởng để phát triển kinh tế nông nghiệp thâm canh.
Địa hình đồi: Gồm 33 xã, phường và thị trấn, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và hoa màu, kết hợp với chăn nuôi gia súc, tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chăn nuôi theo hướng tăng sản xuất hàng hóa thực phẩm.
Địa hình núi thấp và trung bình: Gồm có 21 xã, phường và thị trấn. Địa hình vùng núi phức tạp bị chia cắt, có nhiều sông suối. Đây là một trong những ưu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh quanh Hà Nội, vì có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các khu công nghiệp tập trung và các khu du lịch sinh thái. Vùng núi Tam Đảo có diện tích rừng Quốc gia là 15.753 ha.
3. Khí hậu, thủy văn
3.1. Khí hậu
Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc điểm khí hậu của vùng trung du miền núi phía Bắc.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 23,5 - 250C, thời điểm cao nhất là 38,50C, thấp nhất là 20C. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên có sự chênh lệch khá lớn về nhiệt độ giữa vùng núi và đồng bằng. Vùng Tam Đảo, có độ cao 1.000 m so với mực nước biển, nhiệt độ trung bình năm là 18,40C.
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm đạt 1.400 - 1.600mm, trong đó, lượng mưa bình quân cả năm của vùng đồng bằng và trung du đo được tại trạm Vĩnh Yên là 1.323,8mm, vùng núi tại trạm Tam Đảo là 2.140 mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô (từ tháng 11 năm nay đến tháng 4 năm sau) chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.
Số giờ nắng: Tổng số giờ nắng bình quân trong năm là 1.400 - 1.800 giờ. Tháng có nhiều giờ nắng nhất là tháng 6 và tháng 7; tháng có ít giờ nắng nhất là tháng 3.
Chế độ gió: Trong năm có hai loại gió chính là gió Đông Nam, thổi từ tháng 4 đến tháng 9; và gió Đông Bắc, thổi từ tháng 10 năm nay đến tháng 3 năm sau.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm bình quân cả năm là 83%. Nhìn chung, độ ẩm các tháng trong năm không chênh lệch nhiều giữa vùng núi với vùng trung du và đồng bằng.
Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân trong năm là 1.040 mm. Từ tháng 4 đến tháng 9, lượng bốc hơi bình quân trong một tháng là 107,58 mm; từ tháng 10 năm nay đến tháng 3 năm sau là 71,72 mm.
3.2. Thủy văn
* Thủy văn mặt: Vĩnh Phúc có bốn con sông chính chảy qua, gồm: Sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ. Lượng nước hằng năm của các sông này rất lớn, có thể cung cấp nước tưới cho 38.200 ha đất canh tác nông nghiệp, được chia làm hai hệ thống sông chính: Hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Cà Lồ.
* Thủy văn ngầm: Đặc điểm của các tầng chứa nước trong lãnh thổ Vĩnh Phúc: Tầng chứa nước Proterozoi (trong, chất lượng tốt, lưu lượng nhỏ; tầng chứa nước Mezozoi (chất lượng nước không đều, có nơi bị nhiễm sắt, lưu lượng nước nhỏ); tầng chứa nước Kainozoi (lưu lượng nước không lớn, đa phần chỉ sâu 4 - 5 m đã gặp đá gốc); tầng chứa nước đứt gãy (nước tập trung với tiềm năng lớn, chất lượng tốt).
4. Thổ nhưỡng
Do đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn như vậy nên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã hình thành các nhóm đất khác nhau, bao gồm:
Nhóm đất phù sa: Diện tích 29.830,15 ha, chiếm 21,75% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh, được phân bố ở tất cả các huyện, chủ yếu là Lập Thạch, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên.
Nhóm đất cát: Có thành phần cơ giới thô, hàm lượng hạt cát trên 70% ở hầu hết các tầng đất. Nhóm này được hình thành chủ yếu do sự bồi tụ, lắng đọng các sản phẩm thô bị rửa trôi từ vùng đồi núi.
Nhóm đất loang lổ: Có một tầng chứa không dưới 25% đá ong non và dày trên 15 cm, ở độ sâu từ 0 - 50 cm hoặc đến độ sâu 125 cm khi nằm dưới một tầng bạc màu. Đất loang lổ có diện tích 11.887,3 ha, chiếm 8,67% diện tích đất tự nhiên.
Nhóm đất xám: Gồm đất phù sa cũ có sản phẩm feralitic, đất dốc tụ ven đồi. Đất xám có diện tích 42.435,27 ha, chiếm 30,9% diện tích đất tự nhiên.
Nhóm đất tầng mỏng: Thuộc tầng đất đồi, có độ dày tầng đất nhỏ hơn 30 cm, bên dưới là đá cứng liên tục hoặc tầng cứng rắn hoặc có tỷ lệ đất mịn trên 10% về trọng lượng trong tầng đất có độ sâu từ 0 - 75 cm. Đất này có diện tích 1.264,78 ha.
5. Hiện trạng sử dụng đất
Theo số liệu niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019, tổng diện tích tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc là 123.600 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 91.625 ha (chiếm 74,13%), đất phi nông nghiệp 31.699 ha (chiếm 25,65%) và đất chưa sử dụng là: 276 ha (chiếm 0,22%). Cơ cấu sử dụng đất các ngành cụ thể như sau:
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019
TT | HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT | Tổng số (ha) | Cơ cấu (%) |
| Tổng diện tích tự nhiên | 123.600 | 100,00 |
1 | Đất nông nghiệp | 91.625 | 74,13 |
1.1 | Đất sản xuất nông nghiệp | 54.332 | 43,96 |
1.1.1 | Đất trồng cây hàng năm | 40.567 | 32,82 |
| Đất trồng lúa | 32.001 | 25,89 |
| Đất cỏ dùng vào chăn nuôi | - | - |
| Đất trồng cây hàng năm khác | 8.567 | 6,93 |
1.1.2 | Đất trồng cây lâu năm | 13.764 | 11,14 |
1.2 | Đất lâm nghiệp có rừng | 31.628 | 25,59 |
1.2.1 | Rừng sản xuất | 12.017 | 9,72 |
1.2.2 | Rừng phòng hộ | 4.128 | 3,34 |
1.2.3 | Rừng đặc dụng | 15.483 | 12,53 |
1.3 | Đất nuôi trồng thủy sản | 4.795 | 3,88 |
1.4 | Đất làm muối | - | - |
1.5 | Đất nông nghiệp khác | 870 | 0,70 |
2 | Đất phi nông nghiệp | 31.699 | 25,65 |
2.1 | Đất ở | 8.334 | 6,74 |
2.1.1 | Đất ở đô thị | 2.153 | 1,74 |
2.1.2 | Đất ở nông thôn | 6.181 | 5,00 |
2.2 | Đất chuyên dùng | 18.747 | 15,17 |
2.2.1 | Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp | 1.871 | 1,51 |
2.2.2 | Đất quốc phòng, an ninh | 1.473 | 1,19 |
2.2.3 | Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp | 3.335 | 2,70 |
2.2.4 | Đất có mục đích công cộng | 12.068 | 9,76 |
2.3 | Đất tôn giáo, tín ngưỡng | 198 | 0,16 |
2.4 | Đất nghĩa trang, nghĩa địa | 703 | 0,57 |
2.5 | Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng | 3.693 | 2,99 |
2.6 | Đất phi nông nghiệp khác | 25 | 0,02 |
3 | Đất chưa sử dụng | 276 | 0,22 |
3.1 | Đất bằng chưa sử dụng | 262 | 0,21 |
3.2 | Đất đồi núi chưa sử dụng | 14 | 0,01 |
3.3 | Núi đá không có rừng cây | - | - |
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019, tính đến 31/12/2019)
Đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc có 91.625 ha (chiếm 74,13% diện tích đất tự nhiên), trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 54.332 ha (chiếm 43,96% diện tích đất tự nhiên); đất lâm nghiệp có rừng là 31.628 ha (chiếm 25,59% diện tích đất tự nhiên); đất nuôi trồng thuỷ sản là 4.795 ha (chiếm 3,88% diện tích đất tự nhiên); đất nông nghiệp khác là 870 ha (chiếm 0,07% diện tích đất tự nhiên).
Đất phi nông nghiệp: Đất phi nông nghiệp là 31.699 ha (chiếm 25,65% diện tích đất tự nhiên), trong đó: đất ở là: 8.334 ha (chiếm 6,74% diện tích đất tự nhiên); đất chuyên dùng là: 18.747 ha (chiếm 15,17% diện tích đất tự nhiên); đất tôn giáo, tín ngưỡng là 198 ha (chiếm 0,16% diện tích đất tự nhiên); đất nghĩa trang, nghĩa địa là 703 ha (chiếm 0,57% diện tích đất tự nhiên); đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 3.693 ha (chiếm 2,99% diện tích đất tự nhiên); đất phi nông nghiệp khác là 25 ha (chiếm 0,02% diện tích đất tự nhiên).
Đất chưa sử dụng: Đất chưa sử dụng có 276 ha (chiếm 0,22% diện tích đất tự nhiên), trong đó: Đất bằng chưa sử dụng là 262 ha (chiếm 0,21% diện tích đất tự nhiên); đất đồi núi chưa sử dụng là 14% (chiếm 0,01% diện tích đất tự nhiên). Đất chưa sử dụng có xu hướng giảm do khai thác vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội.
6. Tài nguyên rừng
Theo số liệu của Chi cục Kiểm lâm Vĩnh Phúc, hiện nay diện tích có rừng toàn tỉnh là 28.312,7 ha, độ che phủ rừng đạt 22,4%.
Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 9.358,8 ha, chiếm 32,81%, tập trung chủ yếu ở huyện Tam Đảo với diện tích 6.978,3 ha, chiếm 74,49% diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh; đây cũng là nơi có Vườn Quốc gia Tam Đảo. Hiện tại, phần lớn rừng tự nhiên do Ban Quản lý rừng của tỉnh giám sát, kiểm tra và quản lý.
Bên cạnh đó, tỉnh còn có 18.953,9 ha diện tích rừng trồng, chiếm 67%, trong đó, diện tích rừng mới trồng là 977,7 ha, chiếm 3,43%. Tam Đảo cũng là huyện có diện tích rừng trồng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong toàn tỉnh, đạt 28,34%. Tiếp đến là huyện Lập Thạch (tương đương 20,33%), thành phố Phúc Yên (19,01%), huyện Sông Lô (16,78%). Thấp nhất là thành phố Vĩnh Yên, chỉ có 153,3 ha, chiếm 0,007%. Phần lớn rừng trồng do hộ gia đình sở hữu và quản lý, với diện tích 9.161,8 ha (47,76%). Ban Quản lý rừng Vĩnh Phúc quản lý 3.899,2 ha (20,33%). Số còn lại do các doanh nghiệp nhà nước, đơn vị vũ trang hoặc các tổ chức kinh tế khác khai thác và sử dụng.
Vĩnh Phúc có các kiểu rừng sau:
Rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp: Phân bố ở độ cao 700 m. Loại rừng này chiếm phần lớn dãy Tam Đảo với những loài cây có giá trị kinh tế cao như chò chỉ (choera chinensis), giổi (michelia Ital), re (cinnamomum ital)... Quần hệ thực vật kiểu rừng này gồm nhiều tầng, tán kín với những loài cây lá rộng thường xanh hợp thành. Kiểu rừng này đang bị tàn phá nặng nề.
Rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình: phân bố ở độ cao 800 m trở lên (chỉ có ở dãy Tam Đảo). Quần hệ thực vật là các loài họ dầu (dipterocarpaceae), họ re (lauraceae), dẻ (fagceae), họ chè (theaceae), họ mộc lan (magnoliaceae), họ sau sau (hamamelidaceae). Ngoài ra, ở độ cao trên 1.000 m xuất hiện một số loài thuộc ngành hạt trần như thông (dacrycarpus), pơmu (fokienia hodginsii), thông tre (podocarpus neriifolius), thông yến tử (podorcarpus pilgeri), kim giao (nageia fleuryi)...
Rừng lùn trên đỉnh núi: Là một kiểu phụ đặc thù của rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình, được hình thành trên các đỉnh dông dốc, hay các đỉnh núi cao đất xấu, nhiều nắng gió, mây mù. Vì vậy, cây cối ở đây thường thấp, bé và phát triển chậm.
Rừng tre nứa: Mọc xen kẽ trong các kiểu rừng khác. Các loại tiêu biểu là vầu, sặt gai ở độ cao trên 800 m; giang ở độ cao 500 - 800 m; nứa ở độ cao dưới 500 m.
Rừng phục hồi sau nương rẫy: Kiểu rừng này thường có ở vùng đệm của Vườn Quốc gia Tam Đảo.
Rừng trồng: Gồm các loại rừng thông, rừng bạch đàn, rừng keo và rừng lá rộng, được trồng ở độ cao 200 - 600 m. Rừng trồng được bao phủ với diện tích khá lớn ở phía Tây Bắc của huyện Lập Thạch, Sông Lô. Ở khu vực thung lũng, sông suối và phần phía Nam của tỉnh còn trồng cây lương thực, rau màu. Ngoài ra, trong vùng còn có các kiểu trảng cây bụi, trảng cỏ thứ sinh sau khai thác.
7. Thực vật và động vật
7.1. Thực vật
Thảm thực vật ở Vĩnh Phúc thể hiện rõ trong nền cảnh chung của rừng nhiệt đới gió mùa. Đặc biệt Vĩnh Phúc có Vườn Quốc gia Tam Đảo; gần đây, qua khảo sát bước đầu, các nhà thực vật học đã thống kê được trong Vườn có 1.436 loài, thuộc 741 chi trong 219 họ của 6 ngành thực vật. Trong đó có 58 loài mang gen quý hiếm và 68 loài đặc hữu có tên trong Sách đỏ của Việt Nam và thế giới. Dựa vào sinh cảnh phân bố, có thể chia hệ thực vật ở Tam Đảo thành các loại: Rảng cỏ, cây bụi, các loài cây gỗ trên núi đất và núi đá. Theo giá trị sử dụng, có thể chia hệ thực vật này thành các nhóm: Cây cho tinh dầu, cây làm rau ăn, cây làm cảnh, cây cho gỗ, cây dược liệu, cây cho tinh bột, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm cây cho gỗ và cây dược liệu. Ở Tam Đảo còn có nhiều loài thực vật lần đầu tiên được thu thập và mô tả ở Việt Nam.
7.2. Động vật
Hệ động vật ở Tam Đảo rất phong phú về thành phần loài, với khoảng 1.141 loài, thuộc 150 họ của 39 bộ. Trong đó, 64 loài có giá trị khoa học cần bảo tồn, 16 loài đặc hữu, 18 loài có tên trong Sách đỏ Thế giới và 8 loài cấm buôn bán.
Trong đó, lớp lưỡng cư có 19 loài, đặc biệt, loài cá cóc Tam Đảo thuộc những loài động vật quý hiếm được đưa vào Sách đỏ. Lớp bò sát có 46 loài, trong đó tắc kè, kỳ đà, thằn lằn là những loài có số lượng lớn. Lớp chim nhiều hơn cả, có tới 158 loài, trong đó có nhiều loại quý như gà lôi trắng, gà tiền. Lớp thú có 58 loài; các loài lớn như gấu, hổ, báo...; các loài nhỏ như cầy, sóc, chuột, hươu, hoẵng...; một số có giá trị khoa học cao như cheo cheo, voọc đen má trắng, voọc mũi hếch...
Trong các loài động vật ở rừng Tam Đảo, có 47 loài được xem là quý hiếm, trong đó có loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt diệt. Vườn Quốc gia Tam Đảo là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, có giá trị to lớn trong bảo vệ môi trường, điều tiết và cung cấp nước, phục vụ nghiên cứu khoa học và du lịch, nghỉ dưỡng, cung cấp lâm sản, dược liệu. Với độ che phủ rừng chiếm 90% diện tích, có thể coi Vườn Quốc gia Tam Đảo là kho dự trữ các nguồn gen động, thực vật quý hiếm của nước ta, và là điểm du lịch hấp dẫn.
Tóm lại, các yếu tố tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc là điều kiện tương đối thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng sinh học, với nhiều cây trồng nhiệt đới, các giống cây á nhiệt đới, thủy sản có giá trị kinh tế, đáp ứng được yêu cầu bảo tồn nguồn gen và nhu cầu đa dạng của thị trường.
THỰC TRẠNG BẢO TỒN NGUỒN GEN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2013-2020
I. Kết quả đạt được của việc bảo tồn nguồn gen trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2013-2020
Qua rà soát, đánh giá giai đoạn 2013 -2020 cho thấy, thông qua các dự án, nhiệm vụ khoa học, nhiệm vụ theo chức năng, việc bảo tồn và phát triển các nguồn gen trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được một số cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện trên một số đối tượng nguồn gen động, thực vật (cây, con, vi sinh vật) được nghiên cứu bảo tồn hoặc được doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiếp nhận phát triển, bước đầu hình thành sản phẩm đặc trưng của tỉnh hoặc lưu thông trên thị trường như: Cây nông nghiệp (Dưa chuột nhắt Tam Dương, Dứa Hướng Đạo, Susu Tam Đảo, Nho rừng Tam Đảo, Bưởi Diễn, Lúa, Đậu Đỗ, Cà chua, Khoai tây…); cây lâm nghiệp và dược liệu (Bạch đàn, Thông, Keo tai tượng, Dó trầm, Nhội; Thẩu tấu, Tre, Bổ béo đen, Vù hương, Lá Khôi, Trà hoa vàng Tam Đảo, Sâm Ngọc Linh, Hoàng đằng, Hoa tiên, Củ Dòm, Hoàng tinh hoa trắng, Bạch chỉ, Đinh lăng, Mạch môn, Ngưu tất, Đương quy, Ba kích, Đinh lăng, Nhân trần, Ích mẫu, Diệp hạ châu, Húng quế, Cúc hoa vàng, Gừng, Nghệ, Lan dược liệu, Lan đai trâu, Tam bảo sắc, Lan vũ nữ, Lô hội, Trinh nữ hoàng cung, Dây thìa canh, Sâm cau, Giảo cổ lam, Kim ngân hoa ,…); con (Trâu, Bò, Lợn rừng, Gà, Ong, Cò Hải Lựu, Cá cóc Tam Đảo, Rắn Vĩnh Sơn…); vi sinh vật: Vi khuẩn Lactobacillus, Bacillus, Rhodopseudomonas sp, Nấm mốc Trichoderma sp, Xạ khuẩn Streptomyces sp, Nấm men Saccharomyces sp. Một số nhiệm vụ khoa học điển hình, có giá trị bảo tổn các loài gen quý hiếm như: (i) Bảo tồn và phát triển cây dược liệu quý hiếm Trà hoa vàng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, đã thu thập được 14 loài Trà hoa vàng có nhiều xuất xứ (nơi thu thập khác nhau như; Tamdaoensis, Euphlebia, Hakodae, Tienii, Phanii, Risoma Peteloti, Yên Bái, Hakoda Định Hóa.v.v.), trong đó có 1 loài “Kim hoa trà” từ Trung Quốc và 1 loài Trà Cúc Phương, với tổng cộng 270 cá thể bố mẹ; đã có hơn 30.000 cây Trà hoa vàng thuộc 14 loài được trồng sinh trưởng và phát triển tốt trên diện tích 15ha tại xã Ngọc Thanh, Thành phố Phúc Yên; (ii) Bảo tồn nguồn gen cây thuốc quí Bổ béo đen (Goniothalamus vietnamensis Ban) Vù hương (Cinnamomum parthenoxynon (Jack Meisn) và lá Khôi (Ardisia Silverstris Pitard), Hoa tiên (Asarum glabrum), Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia), Củ dòm (Stephania dielsiana).v.v. tại Vườn Quốc gia Tam Đảo, đã sản xuất, nhân giống được 6.000 cây giống Hoa tiên, Hoàng tinh hoa trắng và Củ Dòm, 2.900 cây Bổ béo đen, 2.300 cây Vù hương, 2.900 cây lá khôi; (iii) Bảo tồn và phát triển đàn ong mật, tạo ra được gần 1.900 đàn ong giống mới, thu hoạch được hơn 1,7 tấn sữa ong chúa, gần 70.000 tấn mật ong, gần 5,0 tấn phấn hoa và hơn 2,0 tấn sáp ong các loại (iv) Bảo tồn Vườn Cò Hải Lựu, tại thôn Dừa Lẽ, xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, đã góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, các loài gen quý hiếm của tỉnh; (iv) Bảo tồn và phát triển loài Cá Cóc Tam Đảo. Cá Cóc Tam Đảo được ghi nhận là một trong 5 loài cá Cóc Việt Nam được chính phủ xếp vào nhóm 1B (những loài cần bảo vệ đặc biệt, cấm hoàn toàn việc khai thác), với số lượng còn lại rất ít và đang có nguy cơ tuyệt chủng, qua đề tài đã xây dựng mô hình nuôi cá Cóc Tam Đảo trong môi trường nhân tạo và thả các cá thể Cá Cóc Tam Đảo nuôi bán tự nhiên về môi trường sống tự nhiên.v.v.
Ngoài ra, theo Báo cáo tổng hợp rà soát, thống kê các loài, nguồn gen bản địa quý hiếm có giá trị kinh tế cao cần được ưu tiên bảo tồn và phát triển trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc - 2018 cho thấy, tổng diện tích dược liệu trên địa bàn huyện Tam Đảo hiện đạt khoảng 45ha, với các loại chủ yếu: Ba kích, Đinh lăng, Trà hoa vàng..., có mặt ở hầu hết các xã trong huyện, song nhiều nhất là 3 xã Đạo Trù, Đại Đình, Tam Quan. Toàn huyện có khoảng 5-7 vườn dược liệu/20 vườn ươm giống cây các loại, gồm những dược liệu quý như: Hà thủ ô đỏ, Ba kích, Hoài sơn, Cát xâm, Khôi tía (Khôi nhung), Kim tuyến, Trà hoa vàng các loại; Bên cạnh đó, về công tác quản lý bảo vệ rừng nhằm bảo tồn nguồn gen, do UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa nội dung quản lý bảo vệ rừng, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và có 30 người dưới sự quản lý của UBND các xã, thị trấn có rừng Quốc gia đã phối hợp với Kiểm lâm Vườn quốc gia Tam Đảo tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng, thường xuyên tuần tra truy quét trên rừng nên tình trạng săn bắt và buôn bán động vật hoang dã đã giảm đi nhiều, hiện tượng săn bắt và buôn bán động vật hoang dã chỉ tập trung vào các loài thú nhỏ, các loài ếch nhái, bò sát và côn trùng và không còn người vào rừng Tam Đảo để khai thác lâm sản. Hiện nay, Ban quản lý Vườn quốc gia Tam Đảo vẫn duy trì hoạt động Trung tâm cứu hộ gấu tại Vườn quốc gia để góp phần cứu hộ những cá thể gấu bị săn bắt và nuôi giữ trái phép ở Việt Nam.
1. Công tác quản lý, bảo tồn các nguồn gen ở Vĩnh Phúc vẫn chưa có nhiều chuyển biến mạnh mẽ; nhiều giống loài đang có nguy cơ tuyệt chủng, nhiều hệ sinh thái bị suy giảm rõ rệt.
2. Việc khai thác, đánh bắt tự nhiên các nguồn gen còn bừa bãi, quá mức.
3. Công tác tuyên truyền, phổ biến về ý nghĩa và vai trò quan trọng về công tác bảo tồn quỹ gen chưa được coi trọng thích đáng và chưa thường xuyên.
III. Nguyên nhân của tồn tại hạn chế
1. Do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội làm thu hẹp nơi cư trú của các giống, loài.
2. Do nhận thức của cộng đồng trong bảo tồn quỹ gen, đặc biệt các các nguồn gen quý hiếm còn hạn chế; thiếu hiểu biết về pháp luật hoặc nhận dạng chưa đúng đối tượng cần được bảo vệ nghiêm ngặt; buôn bán trái phép động vật, thực vật quý hiếm, dẫn đến một số nguồn gen có nguy cơ bị tuyệt chủng.
3. Do tình trạng ô nhiễm chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ảnh hưởng đến môi trường sống của các giống, loài; và do việc xâm nhập của các loài sinh vật ngoại lai xâm hại...
4. Do cháy rừng và các tai biến thiên nhiên khác.
IV. Nhu cầu và ý nghĩa của việc bảo tồn nguồn gen trong giai đoạn 2021-2025
1. Nhu cầu về nguồn gen bảo tồn
So với nhu cầu thực tế, số lượng nguồn gen cần được bảo tồn và khai thác sử dụng trên địa bàn Vĩnh Phúc còn rất khiêm tốn thông qua các nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, cấp Tỉnh nêu trên và kết quả điều tra, thống kê năm 2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc cho thấy: (i) Có 26 giống cây trồng nông nghiệp bản địa cần được bảo tồn và phát triển, tuy nhiên chỉ còn 3 giống cây bản địa đó là Dưa chuột ta Vĩnh Phúc, cây Lạc gié Vĩnh Phúc và Dứa Hướng Đạo, còn lại 23 giống lúa bản địa đang được bảo tồn trong Ngân hàng gen thực vật quốc gia (6 giống Lúa tẻ, 1 giống Lúa nếp và 14 giống Lúa tám); (ii) Có đến 450 loài cây lâm nghiệp nhóm cây gỗ được trồng và phân bố tự nhiên trên địa bàn tỉnh (chủ yếu khu vực Vườn Quốc gia Tam Đảo và vùng phụ cận), trong đó có đến 94 loài bản địa có giá trị và có tiềm năng phát triển; có khoảng hơn 500 loài dược liệu loài bản địa khác nhau, trong đó có 69 loài/nhóm loài trong Sách đỏ Việt Nam 2007 và Nghị định 32/2006-CP. Bao gồm 8 loài rất nguy cấp (CR), 24 loài nguy cấp (EN) và 37 loài sẽ nguy cấp (VU), quý hiếm có giá trị cần ưu tiên bảo tồn và phát triển; (iii) Có 323 loài cây hoa, cây cảnh, thuộc 75 họ, 4 ngành thực vật bậc cao đó là: Ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Thông (Pynophyta), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), trong đó có 29 loài có trong Sách đỏ Việt Nam 2007 và Nghị định 32/2006-CP, có giá trị và tiềm năng sử dụng cần ưu tiên bảo tồn và phát triển; (iv) đã ghi nhận 84 loài nấm lớn thuộc 2 ngành, 15 bộ, 38 họ, trong đó có 17 loài nấm có giá trị kinh tế cần bảo tồn và phát triển, với 2 nhóm chức năng chính bao gồm: Dược liệu (bao gồm dược liệu thường và dược liệu quý) và Thực phẩm); 15/17 loài được liệt kê vào nhóm chức năng làm dược liệu, 5/17 loài trong nhóm làm thực phẩm, 4 loài thuộc nhóm vừa làm dược liệu vừa làm thực phẩm; đặc biệt, loài Cordyceps takaomontana Yakushiji & Kumazawa, Tremelia fuciformis Berk. (2014, 2016) thuộc nhóm dược liệu quý; (vi) xác lập được 93 loại thú thuộc 25 bộ, 6 họ đã ghi nhận đang tồn tại ở Vườn Quốc gia Tam Đảo (khoảng 28% tổng số loài thú ghi nhận được ở Việt Nam (Nguyễn Xuân Đặng et. al. 2009) và khoảng 26% tổng số loài đang bị đe dọa (Sách Đỏ Việt Nam 2007), trong đó có 21 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 và trong Nghị định 32/2006/CP của Chính phủ cần ưu tiên bảo tồn; loài chim ghi nhận 17 bộ và 53 họ, với 332 loài ở vùng núi, 85 loài ở vùng trung du và 51 loài ở vùng đồng bằng (chiếm khoảng 41% so với danh lục thành phần loài chim Việt Nam (với 828 loài ghi nhận được), trong đó có 23 loài chim quý hiếm, có giá trị kinh tế và bảo tồn nguồn gen; ghi nhận 136 loài bò sát thuộc 2 bộ, 18 họ, với nhiều loài bò sát đặc trưng cho vùng sinh thái núi cao, trong đó có 27 loài có giá trị bảo tồn (20 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) ở cấp độ rất nguy cấp (CR), nguy cấp (EN), và sẽ nguy cấp (VU) và 10 loài có trong NĐ 32-2006/CP); ghi nhận 62 loài ếch nhái thuộc 3 bộ, 88 họ, trong đó có 12 loài có giá trị bảo tồn cho khu hệ ếch nhái (9 loài trong Sách đỏ Việt Nam (2007) - loài Cóc mày gai mí Megophrys palpebralespinosa ở cấp độ rất nguy cấp (CR), 4 loài nguy cấp (EN) và 3 loài sắp nguy cấp (VU) và 1 loài trong NĐ32-2006/CP); có 362 loài côn trùng khu hệ bướm thuộc 11 họ, với 2 họ có số loài nhiều nhất là họ bướm giáp (Nymphalidae) với 87 loài và họ bướm nhảy (Hesperiidae) có 77 loài; côn trùng bộ cánh cứng (Coleoptera) gồm 299 loài thuộc 210 giống và 26 họ, họ có số lượng loài nhiều nhất là: Xén tóc (Cerambycidae) với 57 giống (chiếm 27,14% tổng số giống) và 78 loài (chiếm 26,09% tổng số loài), trong đó ghi nhận được 16 loài có giá trị, cần ưu tiên bảo tồn cho khu hệ côn trùng (bướm có 7 loài, bộ cánh cứng có 9 loài và 1 loài bọ lá (Phyliium succiforlium) thuộc bộ Bọ que); ghi nhận 81 loài cá, thuộc 24 họ, 8 bộ, họ cá chép thuộc bộ cá chép chiếm số loài nhiều nhất (36 loài), trong đó ghi nhận được 15 loài cá có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007), có giá trị ưu tiên bảo tồn và phát triển (một số loài có giá trị kinh tế rất cao như cá Lăng chấm, cá Anh vũ....); xác định được 46 loài và nhóm loài thuộc 35 giống 13 họ động vật nổi có mặt tại các thuỷ vực suối, sông và hồ (nhóm giáp xác râu ngành - Cladocera có số loài cao nhất (21 loài), nhóm giáp xác chân chèo - Copepoda có 11 loài, nhóm trùng bánh xe - Rotatoria có 10 loài, nhóm vỏ bao - Ostracoda và ấu trùng côn trùng có 2 loài); ghi nhận 32 loài thuộc 6 bộ, 13 họ động vật đáy (lớp chân bụng Gastropoda có số loài cao nhất (14 loài), tiếp đến là lớp giáp xác Malacostraca có 14 loài và lớp hai mảnh vỏ Bivalvia có 7 loài), trong đó có 1 loài (Indochinamon tannanti) được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và được đánh giá ở mức VU (sẽ nguy cấp) và có 2 loài là Tôm càng (Macrobrachyum vietnamense), Cua đồng (Somanniathelphusa kyphuensis) được coi là các loài đặc hữu; xác định được 126 loài thuộc 34 họ thực vật thủy sinh (nhóm thực vật ưa ẩm có 66 loài thuộc 35 chi và 19 họ, nhóm thực vật sống trôi nổi trên mặt nước có 30 loài thuộc 13 chi và 12 họ, nhóm thực vật sống chìm trong nước có 30 loài thuộc 15 chi và 13 họ).
Mặc dù, nhu cầu về nguồn gen cần được bảo tồn của tỉnh Vĩnh Phúc là rất lớn, nhưng trong giai đoạn 2021-2025 các cơ quan quản lý, đơn vị nghiên cứu có liên quan ở trong và ngoài tỉnh đã rà soát, thống nhất đề xuất lựa chọn các đối tượng nguồn gen có tính cấp thiết, nguy cấp, đang bị đe dọa tuyệt chủng, chưa được bảo tồn, có trong sách đỏ hoặc quy định hiện hành để đưa vào danh mục bảo tồn, khai thác nhằm đảm bảo mục tiêu của công tác bảo tồn. Các nguồn gen được đề xuất tập trung chủ yếu vào các giống cây trồng, thủy sản bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế cao.
2. Ý nghĩa của việc bảo tồn nguồn gen
Kiểm kê được tình hình phân bố của các nguồn gen cây trồng, thủy sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Đánh giá được mức độ đe dọa của các giống, loài bản địa đặc hữu, quý hiếm làm để thu thập cho lưu giữ và đề xuất phương án bảo tồn hiệu quả nguồn gen.
Lưu giữ, bảo quản an toàn và nguyên trạng được nguồn gen hiện có của tỉnh bằng sự kết hợp hài hòa cả 2 hình thức chuyển chỗ và tại chỗ.
Khai thác và phát triển nhanh mạnh các nguồn gen thành sản phẩm thương mại, sản phẩm chủ lực của địa phương, tạo dựng OCOP, phát triển nguồn gen thành những nguồn cho sản phẩm chủ lực, sản phẩm quốc gia.
Tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức trong công tác bảo tồn nguồn gen; khung pháp lý về bảo tồn nguồn gen được hoàn thiện.
MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu tổng quát
Bảo tồn và khai thác phát triển nguồn gen các giống cây trồng, thủy sản bản địa, nhất là các loài quý hiếm, đặc hữu, có giá trị kinh tế cao, có giá trị khoa học, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng- an ninh, y tế, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường - đa dạng sinh học tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021-2025.
2. Mục tiêu cụ thể
Điều tra, đánh giá tư liệu hóa 04 nguồn gen thủy sản quý, có giá trị kinh tế hoặc có nguy cơ tuyệt chủng vào danh mục bảo tồn.
Thu thập và xây dựng các mô hình lưu giữ, bảo tồn nguồn gen các loại cây gỗ quý: Lim xanh; Lát hoa, Gù hương.
Khai thác, phát triển nguồn gen các giống, loài cây: dược liệu, lan, nấm ăn, nấm dược liệu quý hiếm, đặc hữu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng- an ninh, y tế, khoa học, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường - đa dạng sinh học.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân nhằm bảo tồn và khai thác hợp lý, sử dụng bền vững nguồn gen thông qua các mô hình bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng.
II. Nội dung, nhiệm vụ của Đề án
1. Các nguồn gen được lựa chọn vào danh mục bảo tồn cần có các tiêu chí sau: i) Cây trồng nông-lâm nghiệp, cây dược liệu, thủy sản quý hiếm, đặc hữu; ii) Có giá, có thị trường, hoặc có tiềm năng để khai thác phát triển thành sản phẩm hàng hóa, đặc sản của địa phương; iii) Một số loài hoang dã có quan hệ gần với cây trồng, thủy sản, có những đặc tính tốt, có thể phát triển thành đối tượng nuôi hoặc phục vụ công tác lai tạo, chọn giống; iv) Một số nguồn gen đã được khai thác phát triển nhưng qua thời gian đã có dấu hiệu thoái hóa, suy giảm chất lượng, năng suất cần được bảo tồn, phục tráng lại.
2. Nội dung danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ bảo tồn nguồn gen
(Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo)
3. Các nhiệm vụ cần thực hiện bao gồm:
Điều tra, thu thập, đánh giá, tư liệu hóa nguồn gen thủy sản quý, có giá trị kinh tế hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen một số loài cây gỗ quý hiếm.
Bảo tồn, lưu giữ và phát triển nguồn gen một số loài cây dược liệu.
Bảo tồn, lưu giữ và phát triển nguồn gen một số loài lan quý.
Bảo tồn, lưu giữ và phát triển nguồn gen một số giống nấm ăn, nấm dược liệu.
1. Thực hiện thông qua các nhiệm vụ KH&CN giai đoạn 2021-2025.
2. Khảo sát nguồn gen theo vùng sinh thái, kiểm kê các giống cây trồng, đặc biệt là các cây lấy gỗ, cây dược liệu, hoa, thủy sản quý hiếm, đặc hữu, có giá trị kinh tế cao làm cơ sở xây dựng mô hình bảo tồn và khai thác, phát triển bền vững các giống cây trồng, thủy sản bản địa.
3. Điều tra, xác định được các nguồn gen mới, quý hiếm, nguy cấp để đề xuất đưa vào danh mục cần bảo tồn. Thu thập, lưu giữ nguồn gen mới của cây, cây lấy gỗ, cây dược liệu, hoa, thủy sản.
4. Tư liệu hóa nguồn gen dưới các hình thức: phiếu điều tra, phiếu mô tả, phiếu đánh giá, tiêu bản, hình vẽ, bản đồ phân bố, ảnh, ấn phẩm thông tin, cơ sở dữ liệu (dưới dạng văn bản hoặc số hóa).
5. Lựa chọn, xác định các loại cây, con cần phải bảo tồn và hình thức bảo tồn theo đặc điểm sinh học của từng đối tượng như: Bảo tồn tại chỗ (in-situ): được áp dụng cho tất cả mọi đối tượng cần được bảo tồn, những đối tượng chưa có nguy cơ tuyệt chủng hoặc xâm hại nhằm phù hợp với điều kiện môi trường sống tự nhiên của các loài, đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển; Bảo tồn chuyển chỗ (ex-situ, on farm, in-vitro): được áp dụng đối với những đối tượng có nguy cơ bị đe dọa, những loài quý hiếm trong tự nhiên, phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Hình thức chủ yếu áp dụng bảo tồn đơn giản, nhân giống tại các trung tâm, trạm, trại,… để hạn chế nguy cơ tuyệt chủng.
6. Xác định các giải pháp khoa học và kỹ thuật để khai thác, phát triển một số loài cây quý, hiếm, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng- an ninh, y tế, khoa học, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường - đa dạng sinh học.
7. Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về các nhiệm vụ KH&CN để các tổ chức, cá nhân có liên quan được biết và đăng ký tham gia thực hiện.
8. Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chủ trì, đơn vị và người dân tham gia trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN.
9. Tổng kết, đánh giá từng nhiệm vụ KH&CN sau khi kết thúc và tổng kết đánh giá đề án sau khi kết thúc giai đoạn 2021-2025.
1. 04 nguồn gen thủy sản quý, có giá trị kinh tế hoặc có nguy cơ tuyệt chủng được tư liệu hóa.
2. Các loại cây Lim xanh; 3.000 cây giống Lát hoa và Gù hương được bảo tồn.
3. Trên 70 loài cây dược liệu bản địa; 07 giống Lan quý hiếm; 05 giống nấm ăn, nấm dược liệu được bảo tồn và phát triển.
1. Tổng kinh phí thực hiện: 22.000.000.000,0đ (Hai mươi hai tỷ đồng chẵn). Trong đó:
Năm 2021: 1.000.000.000,0 đ.
Năm 2022: 8.000.000.000,0 đ.
Năm 2023: 7.000.000.000,0 đ.
Năm 2024: 5.000.000.000,0 đ.
Năm 2025: 1.000.000.000,0 đ.
(Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo)
2. Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc hàng năm.
Là cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm trước UBND trong việc tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện nội dung của Đề án.
Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Đề án theo từng năm và giai đoạn. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về công tác tham mưu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm bảo tồn quỹ gen cấp tỉnh.
Quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quỹ gen cấp tỉnh theo quy định.
Báo cáo định kỳ việc thực hiện Đề án về UBND tỉnh và Bộ KH&CN theo quy định.
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ cân đối ngân sách tỉnh trình UBND tỉnh, HĐND tỉnh để phân bổ kinh phí thực hiện Đề án trong nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học hàng năm.
3. Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện, thành phố có liên quan
Phối hợp tuyên truyền, phổ biến về Đề án và sự cần thiết bảo vệ quỹ gen trên địa bàn tỉnh.
Chỉ đạo các tổ chức cá nhân thuộc quyền quản lý tham gia chủ trì/phối hợp thực hiện Đề án.
Phối hợp quản lý, kiểm tra, đánh giá các nhiệm vụ cụ thể thuộc Đề án trong quá trình tổ chức thực hiện và nghiệm thu, đánh giá.
4. Sở Thông tin truyền thông, Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Phúc
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tuyên truyền ý nghĩa, tác dụng hiệu quả và sự cần thiết của việc bảo tồn quỹ gen; các nội dung Đề án triển khai trong giai đoạn 2021-2025.
Các tổ chức, cá nhân, các Trường Đại học, Viện nghiên cứu... trong và ngoài tỉnh, các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp triển khai thực hiện Đề án.
Trên đây là Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021-2025; UBND tỉnh giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan, các địa phương tổ chức triển khai thực hiện; thường xuyên kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Đề án; định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định.
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ KH&CN BẢO TỒN NGUỒN GEN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Đề án Khung các nhiệm vụ khoa học và công nghệ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện trong giai đoạn 2021-2025)
STT | Tên nhiệm vụ KH&CN | Tổ chức chủ trì | Đối tượng/số lượng nguồn gen bảo tồn | Dự kiến KPNS KH&CN Tỉnh | Ghi chú |
1 | Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen quý hiếm loài cây Lim xanh (Erythrophleum fordii); | Được xác định thông qua thủ tục tuyển chọn/giao trực tiếp | Cây Lim xanh (Erythrophleum fordii) được bảo tồn, lưu giữ nguồn gen và nhân giống. | 2.000 | Đặc điểm, tính đặc hữu/tính cấp thiết của đối tượng dự kiến nghiên cứu được giải trình ở Phụ lục 2 có STT tương ứng kèm theo; kinh phí cụ thể được thẩm định theo quy định. |
2 | Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen 2 loài cây quý hiếm: Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss.) và Gù hương Cinnamomum balansae H.) | Như trên | 2 loài cây quý hiếm: Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss.) và Gù hương Cinnamomum balansae H.) được bảo tồn, lưu giữ và nhân 3.000 cây giống. | 1.500 | Như trên |
3 | Điều tra, thu thập, đánh giá, tư liệu hóa nguồn gen thủy sản quý, có giá trị kinh tế hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. | Như trên | 04 nguồn gen thủy sản (cá Lăng chấm, cá Mòi cờ hoa, cá Chiên, cá Rầm xanh) được điều tra, thu thập, đánh giá, tư liệu hóa. | 1.500 | Như trên |
4 | Bảo tồn, lưu giữ và phát triển nguồn gen một số giống nấm ăn, nấm dược liệu tại tỉnh Vĩnh Phúc. | Như trên | 05 giống nấm có giá trị: 1. Nấm Đầu khỉ (Hericium erinaceus); 2. Nấm Mộc nhĩ đen (Auricularia auricula -judae); 3. Mộc nhĩ nhung (Auricularia polytricha) 4. Nấm Sò (Pleurotus ostreatus); 5. Nấm Rơm (Volvariella volvacea) | 1.500 | Như trên |
5 | Xây dựng vườn bảo tồn, lưu giữ, nhân giống và phát triển một số loài cây dược liệu bản địa của tỉnh Vĩnh Phúc | Như trên | 40 loài cây dược liệu bản địa được lưu giữ, bảo tồn trong vườn: 1. Ngũ gia bì hương (Acanthopanaxgracillistynus); 2. Ngũ gia bì gai (Acanthopanaxtrifoliatus L.); 3. Thủy xương bồ lá to (Acorusmacrospadiceus); 4. Trầm hương (Aquilariacrassna Pierre ex); 5. Nấm đất (Balanophoralaxiflora H.); 6. Cầu diệp sao (Bulbophyllumastelidum A.); 7. Chè sốp (Camellia fleuryi (A. Chev.); 8. Trà hoa trái mỏng (Camellia pleurocarpa); 9. Re hương (Cinnamomumparthenoxylon); 10. Hoàng liên (Coptisquinquesecta); 11. Ngọc vạn Tam Đảo /DendrobiumdaoenseGagnep; 12. Đại giác /DendrobiumlongicornuLindl; 13. Tắc kè đá /Drynariaboniic. Chr.; 14. Cốt toái bổ /Drynariafortunei; 15. Lan phích Việt Nam /Flickingeriavietnamensis; 16. Châu thụ /Gaultheria fragrantissima Wall.; 17. Màu cau trắng /Goniothalamusmacrocalyx Ban; 18. Giác đế Tam Đảo /Goniothalamustakhtajanii Ban; 19. Tổ Kén (Thâu kén) /HelicteresangustifoliaL.; 20. Chùm gửi trung bộ /HelixantheraannamicaDans.; 21 Hồi đá vôi /IlliciumdifengpiB.N.Chang; 22. Tỏi dại /LiliumbarawniiF.E.Bt; 23. Hài xoắn /Paphiopedilumdianthum; 24. Hài xanh /Phaphiopedilummalipoense; 25 Hoàng tinh hoa đỏ /Polygonatumkingianum; 26. Ba gạc bắc bộ (hoa đỏ) /Rauvolfiaserpentina (L.) B. ex Kurz; 27. Ba gạc vòng /Rauvolfiaverticillata; 28 Quyển bá trường sinh /Selaginellatamariscina; 29. Kim cang nhiều tán /Smilax elegantissimaGagnep.; 30. Kim cang petelot /Smilax petelotii T. Koyama; 31 Hòe bắc bộ /SophoratonkinensisGagnep.; 32. Huyết rồng /Spatholobusparviflorus; 33. Bách bộ nam /StemonacochinchinensisGagnep.; 34. Bách bộ dung /StenomasaxorumGagn.; 35. Bình vôi hoa đầu /StephaniacepharanthaHayata; 36 Củ bình vôi /Stephaniaglabra(Roxb.) Miers.; 37. Thiên niên kiện /Homalomena occulta (Lour.); 38. Hà thủ ô đỏ /Fallopia multilora (Thunb.); 39. Khúc khắc/Smilax glabra Roxb.; 40. Đỗ trọng nam /Parameria Laevigata (Juss.) Modenke (P.barbata (Bl.) Schum) | 4.000 | Như trên |
6 | Bảo tồn, lưu giữ và phát triển nguồn gen một số loài cây dược liệu bằng các biện pháp công nghệ sinh học tiên tiến tại tỉnh Vĩnh Phúc. | Như trên | 18 loài cây dược liệu bản địa: 1. Trà hoa vàng (Camellia chrysantha, thuộc họ Chè (Theaceae). 2. Đinh lăng (Polyscias fruticosa).; 3. Sa nhân tím (Amomum longiligulare, Sa nhân thuộc họ Gừng (Zingiberaceae); 4. Khôi tía (Ardisia silvestris Pitard Họ: Đơn nem (danh pháp khoa học: Myrsinaceae); 5. Gừng gió (Zingber zerumbert sm. Họ khoa học: Thuộc họ gừng Zinbiberaceae).; 6. Cà gai leo (Solanum procumbens Lour); 7. Giảo cổ lam 5 lá (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.); 8. Thục quỳ (Althaea rosea (L.); 9. Bản lam căn (Clerodenron cytophyllum Turcz); 10. Cát cánh (Platycodon grandiflorum (Jacq.); 11. Rau đắng đất (Glinus oppositifolius (L.); 12. Khổ sâm (Sophora flavescens Ait.); 13. Bạch cập (Blettila striata); 14. Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georg.); 15. Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge.); 16. Sâm cau đen (Curculigo orchioides Gaertn.); 17. Cỏ ngọt (Stevia rebaudiana); 18. Sâm khoai (Smallanthus sonchifolius). | 4.500 | Như trên |
7 | Bảo tồn, lưu giữ và phát triển nguồn gen một số loài hoa Lan quý bằng các biện pháp công nghệ sinh học tiên tiến tại tỉnh Vĩnh Phúc. |
| 07 giống Lan bản địa có giá trị để ưu tiên bảo tồn: 1. Lan Hoàng thảo Tam Đảo /Dendrobium daoense; 2. Lan phi điệp vàng /Dendrobium daoense; 3. Lan Phi điệp tím /Dendrobium anosum; 4. Lan Trầm tím /Dendrobium Nestor; 5. Lan Hoàng thảo kèn /Dendrobium Lituiflorum; 6. Lan Kiều tím (Dendrobium amabile (Lour.) O’Brien.) 7. Địa Lan Thanh trường /Cymbidium sinense Heynh.; | 3.000 | Như trên |
8 | Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển một số nguồn gen dược liệu quý trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. | Như trên | 11 cây dược liệu quý: 1. Rau sắng (Melientha suavis Pierre); 2. Bát giác liên/ (Podophyllum tonkinense/Dysosma tonkinense Gagnep; 3. Thổ tế tân/Asarum caudigerum Hance; 4. Cát sâm/Callerya speciosa; 5. Na leo/Kadsura heteroclita; 6. Khôi trắng/Ardisia gigantifolia Stapf; 7. Bách bộ hoa tím/Stemona saxorum Gagnep.; 8. Một lá/Nervilia fordii (Hance) Schlechter; 9. Ý dĩ/Coix lachryma jobi; 10. Địa liền/Kaempferia galanga L; 11. Cây Râu mèo/Orthosiphon aristatus | 4.000 | Như trên |
Dự kiến tổng kinh phí giai đoạn 2021 - 2025 | 22.000 |
|
ĐẶC ĐIỂM, TÍNH ĐẶC HỮU/TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỐI TƯỢNG DỰ KIẾN NGHIÊN CỨU
(Kèm theo Đề án Khung các nhiệm vụ khoa học và công nghệ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện trong giai đoạn 2021-2025)
STT | Đặc điểm, tính đặc hữu/tính cấp thiết của đối tượng dự kiến nghiên cứu | Ghi chú | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1 | Cây Lim xanh tên khoa học Erythrophloeum fordii Oliver, họ đậu, lớp gỗ lớn, thuộc nhóm IIA danh mục thực vật rừng có nguy cơ đe dọa tuyệt chủng nếu không được quản lý chặt chẽ, thuôc Phụ lục II CITES. Tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cây Lim xanh phân bố tại một số nơi gồm: xã Bắc Bình, xã Tử Du, xã Liễn Sơn huyện Lập Thạch; xã Hồ Sơn, thị trấn Đại Đình huyện Tam Đảo. Số lượng cá thể còn khoảng 3000 cây cây tự nhiên, mọc thành từng chòm. Lim xanh có công dụng như sau: * Công dụng về gỗ: - Gỗ Lim quý, cứng, chắc, nặng, bền, không bị mối mọt, thường dùng trong kiến trúc (làm cột, kèo, xà và các bộ phận cấu trúc trong các công trình, xây dựng công trình thuỷ lợi, cầu cống, đóng tàu thuyền, làm ván sàn, tà vẹt, đóng đồ trang trí trong gia đình). - Gỗ Lim không bị cong vênh, nứt nẻ, biến dạng do thời tiết nên rất được ưa chuộng trong làm cửa, lát sàn nhà, lát cầu thang, đồ gia dụng. Đặc biệt gỗ Lim có những đường vân xoắn rất đẹp mắt. - Gỗ Lim không chịu được ẩm nên khi sử dụng gỗ trong môi trường ẩm người ta phải xử lý chống ẩm. - Ngoài ra gỗ Lim còn rất nặng vì thế gây nên nhiều khó khăn trong quá trình khai thác, vận chuyển và lắp đặt sản phẩm. * Công dụng về dược liệu: - Nấm Lim xanh là loại nấm quý mọc trên gốc và thân cây gỗ Lim xanh đã chết ở vùng núi rừng Quảng Nam vốn được coi là vị thuốc quý bởi tác dụng thần kỳ của nó trong việc giải độc cho cơ thể, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh, trong đó có ung thư. Đặc biệt khả năng thanh lọc, giải độc và phục hồi gan của Nấm Lim xanh được đánh giá là tốt nhất so với các loại thảo dược khác. - Nấm Lim xanh được dùng để hỗ trợ điều trị: Nhóm bệnh ung thư hệ tiêu hóa: vòm họng, thực quản, ung thư dạ dày, đại tràng. Đặc biệt rất tốt với bệnh tiểu đường; Nhóm bệnh ung thư hệ nội tiết và hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư nội tạng: gan, phổi, thận, tụy, tuyến giáp, não. Nhóm bệnh ung thư hệ sinh dục: cổ tử cung, vú, tuyến tiền liệt,... - Tác dụng thẩm mỹ: Làm đẹp da, chống lão hóa, trừ tàn nhan, giảm cân, chống béo phì, cân bằng cơ thể - Còn với ung thư giai đoạn cuối Nấm Lim xanh giúp ổn định và nâng cao thể trạng bệnh nhân để kéo dài sự sống. Cây Lim xanh là cây đặc hữu của Việt Nam, phân bố ở đai thấp vùng có lượng mưa 1500-3000 mm/năm, từ Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Huế, Quảng Nam tới Bình Thuận. Là cây ưa sáng, lúc non chịu bóng, lớn lên tính ưa sáng càng rõ và thường chiếm tầng trên của rừng. Lim xanh ưa đất feralit đỏ vàng, tốt, tầng dày, ẩm mát, còn tính chất đất rừng, tái sinh dưới các dạng rừng có độ tàn che 0,3-0,7, tái sinh chồi mạnh hơn hạt. Sống hỗn giao với Sồi, Giẻ, Trám trắng, Sau sau, Săng lẻ, Gội, Trâm,… Lim xanh là loại cây thân gỗ lớn, chiều cao trung bình khi trưởng thành là 20 - 25m có thể cao hơn 30m, đường kính thân 70 - 90cm, thân cây tròn, thẳng, gốc dạng bạnh vè nhưng nhỏ, bên trong màu nâu đỏ, vỏ ngoài màu nâu, chứa nhiều lỗ bì sần sùi, vỏ nứt dạng vẩy hoặc mảng lớn khi về già, cây mọc lẻ thường có đặc điểm phân cành thấp, cành non màu xanh lục. |
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2 | 1. Lát hoa (Chukrasia tabuỉaris A.Juss). Cây gỗ quý, có vân vòng năm rất đẹp (nhất là gốc và rễ), màu đỏ sáng, cứng trung bình, ít co giãn, không mối mọt, rất được ưa chuộng trong kiến trúc và đóng đồ dùng gia đình như giường, tủ, bàn ghế, đồ mỹ nghệ xuất khẩu. Loài bị khai thác nhiều và triệt đế (đào tận gốc), diện tích rừng bị thu hẹp, suy giảm ít nhất 20% theo quan sát hiện nay và trong tương lai 5-10 năm tới. Đang bị đe doạ. Được xếp vào mức sắp nguy cấp (VU) 2. Gù hương ('Cinnamomum balansae H.) Là loài đặc hữu của Việt Nam. Trong thân và lá có tinh đầu quý. Hạt chứa dầu béo. Gỗ tốt không bị mối mọt, có mùi long não nên được ưa chuộng để đóng các đồ gia dụng. Được xếp vào mức sắp nguy cấp (VU) trong sách đỏ Việt Nam 2007 và năm trong nhóm 11 của nghị định 06/2019/NĐ-CP (về Quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp). Mối đe dọa lớn nhất là khai thác để chưng cất tinh dầu. Tất cả các vật liệu như thân, cành, lá, rễ đều có thể chưng cất tinh dầu. Vì thế loài có nguy cơ tuyệt chủng rất cao. |
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3 | 1. Cá Lăng chấm - Tên khoa học: Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803) - Đặc điểm nổi bật, tính đặc hữu: Cá Lăng chấm là loài cá hoang dã có giá trị kinh tế cao của hệ thống sông Hồng. Thịt cá Lăng chấm mềm, ít xương dăm, giá bán cao, được coi là loại cá đặc sản nước ngọt hàng đầu của miền Bắc. Cá sống các hệ thống sông lớn ở phía Bắc như sông Hồng. Cá bơi lội hoạt bát, ăn động vật. Sau 1 năm đạt chiều dài 22-25 cm, sau 2 năm tăng gấp đôi, về sau giảm dần nhưng khối lượng cá tăng lên đáng kể. Cá Lăng cái thành thục ở tuổi 3 , cá lăng đực thành thục ở tuổi 4 , đẻ trứng trong hang đá, hốc ngầm tự nhiên hoặc đào hố để đẻ, trứng chìm, dính; thời kỳ sinh sản từ tháng 4-6 (tập trung vào tháng 5-6) có thể kéo dài tới tháng 8. Cá bố mẹ biết chăm sóc con. Trên hệ thống sông Hồng nơi cá đẻ tập trung là ngòi Đum, ngòi Nhù, ngòi Thia. Từ tháng 7 -8 đã bắt gặp cá con có kích thước 3-5cm gần bãi đẻ. Khai thác cá Lăng có 2 mùa: Mùa chính từ trước mùa lũ tháng 3-6 (cá di cư sinh sản) và mùa phụ từ tháng 9-10 (cá đi trú Đông). Ở địa bàn Vĩnh Phúc, vị trí bãi đẻ từ ngã ba Việt Trì đến Vĩnh Tường, Yên Lạc. Thịt cá nạc ngon và béo. Ngư cụ khai thác chính là xung điện, các loại câu, lưới thưa. Sản lượng cá Lăng chấm khai thác trước đây trên hệ thống sông Hồng khá cao. Riêng tỉnh Lào Cai cá Lăng chấm chiếm 15-20% sản lượng cá đánh bắt. Hệ thống sông Hồng khoảng 26 - 30 tấn/năm (hồ chứa Hòa Bình 8-9 tấn, sông Lô - Gâm 9 -10 tấn, sông Thao 5 - 6 tấn, hồ Thác Bà 4 - 5 tấn). Tuy nhiên hiện nay sản lượng này không còn nữa mà đã suy giảm rất nhiều. 2. Cá Mòi cờ hoa - Tên khoa học: Clupanodon thrissa (Linnaeus , 1758) - Đặc điểm nổi bật, tính đặc hữu: Cá Mòi cờ hoa phân bố ở hạ lưu các con sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Lam và các sông ở Nam Trung Bộ. Cá Mòi cờ sống ở ven bờ, hàng năm đến mùa đẻ trứng, cá di cư vào các hệ thống sông lớn miền Bắc nhất là hệ thống sông Hồng để sinh sản, trứng nở phát triển thành cá con khi ra tới biển; mùa sinh sản từ tháng 3-5, đẻ rộ vào trung tuần tháng 4. Cá Mòi cờ hoa là loài cá cỡ nhỏ, số lượng đông. Bãi đẻ của cá tập trung ở vùng Hưng Yên trở lên (sông Hồng), nơi đẻ cao nhất là Đoan Hùng (sông Lô), Thác Bà (sông Chảy), Hòa Bình (sông Đà), Phú Bình (sông Cầu). Ở Vĩnh Phúc, vị trí bãi đẻ từ ngã ba Việt Trì đến Vĩnh Tường, Yên Lạc. Phương tiện khai thác gồm có lưới mòi, chài quăng, đặc biệt là lưới cày mòi, một dụng cụ có khả năng tận thu đàn cá có trên sông vào mùa đẻ, mực nước thấp. 3. Cá Chiên - Tên khoa học: Bagarius rutilus (Ng & Kottelat, 2000) - Đặc điểm nổi bật, tính đặc hữu: Cá Chiên thường sống ở đáy các sông suối, những nơi có nước chảy xiết và nhiều ghềnh thác. Ban ngày cá trú ở những hang hốc dưới thác nước, ban đêm mới ra hoạt động, bắt mồi ở những vùng nước xung quanh. Cá Chiên phân bố rộng trong hệ thống sông Hồng, giới hạn hạ lưu xuống tận Hưng Yên nhưng có nhiều ở khu vực thượng lưu và trung lưu các con sông, suối. Hiện nay, vùng phân bố của cá Chiên bị thu hẹp, cá sống chủ yếu ở vùng thượng lưu, nơi có nhiều ghềnh thác hiểm trở như Lai Châu trên sông Đà, Lào Cai trên sông Thao, Hà Giang trên sông Lô, ở sông Hồng vẫn còn gặp cá Chiên nhưng rất hiếm. Cá Chiên là loài có kích thước lớn, là loài cá dữ, ăn động vật; thành thục sau 3-4 năm tuổi, mùa sinh sản từ tháng 3-6 hoặc có thể muộn hơn. Khi sinh sản, di cư từ hạ lưu lên trung thượng lưu nơi nước chảy, đáy nhiều sỏi đá. Cá bố mẹ có tập tính bảo vệ trứng và cá con. Cá Chiên có thịt thơm ngon, đặc sản của các vùng nước nhiệt đới. Mùa sinh sản của cá Chiên ngoài tự nhiên trùng vào những tháng xuân hè, từ tháng 3 đến tháng 6 hoặc muộn hơn. Đối với cá Chiên ngoài tự nhiên thành thục ở lứa tuổi thấp nhất đã gặp là 6, chiếm tỷ lệ 25%, ở lứa tuổi 7 chiếm 66% trên tổng số cá trong lứa tuổi đã gặp (4 - 13 tuổi). Qua kiểm tra bằng cắt mô tế bào trứng của cá có hệ số thành thục đạt 4,7% vào tháng 5 cho thấy trứng đã phát triển đến giai đoạn IV (Phạm Báu và ctv, 2000). Khi sinh sản cá di cư lên thượng nguồn nơi có nước chảy. Bãi đẻ chính của cá Chiên trên hệ thống sông Hồng hầu như không còn, cá đẻ phân tán và rải rác trên khu vực thượng nguồn các sông suối. Ở Vĩnh Phúc, vị trí bãi đẻ từ ngã ba Việt Trì trở xuống Yên Lạc. 4. Cá Rầm xanh - Tên khoa học: Sinilabeo lemassoni (Pellegrin & Chevey, 1936) - Đặc điểm nổi bật, tính đặc hữu: Cá Rầm xanh phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc, tập trung ở vùng Thượng và Trung lưu thuộc các hệ thống sông Hồng (sông Đà, sông Thao, sông Chảy, sông Lô - Gâm), hệ thống sông Thái Bình (sông Cầu, sông Thương), sông Mã, sông Cả, sông Lam. Giới hạn phân bố thấp nhất về phía Nam của cá Rầm xanh là Quảng Nam (sông Thu Bồn), và Quảng Ngãi (sông Trà Khúc). Cá Rầm xanh sống đáy và kề đáy, nơi nước chảy, đáy nhiều sỏi đá và rong rêu. Thức ăn gồm thực vật, mùn bã và một số động vật không xương sống. Cá xuất hiện nhiều vào mùa đông (mùa cá đẻ). Cá Rầm xanh có kích thước tương đối lớn, cá thể nặng nhất tới 5-6kg, trung bình là 1-2kg. Cá lớn rất nhanh ở 2 năm đầu đời, sau đó giảm đi rõ rệt. Cá Rầm xanh thành thục vào tuổi 3 , mùa cá đẻ vào tháng 12-2 năm sau. Bãi đẻ nơi nước chảy xiết, đáy nhiều sỏi đá, tập trung thành đàn lớn, đẻ ban đêm, nhiệt độ thấp. Ở địa bàn Vĩnh Phúc, vị trí bãi đẻ từ Tứ Yên trở xuống ngã ba Việt Trì. * Theo đánh giá, các nguồn gen được nêu từ mục 1-4 là: Nguồn gen quý, hiếm, đặc hữu của Việt Nam có nguy cơ suy thoái hoặc tuyệt chủng và có giá trị ứng dụng trong nông nghiệp, bảo vệ môi trường. |
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4 | 1. Nấm Đầu khỉ (Hericium erinaceus).Là một loại nấm dược liệu. Quả thể Nấm Đầu khỉ có dạng hình cầu hay hình trứng, mọc riêng rẽ hoặc thành chùm có tua nấm dày đặc, rũ xuống. Vì vẻ bề ngoài như vậy, nên nó còn có tên là nấm Bờm Sư tử (Lion’s Mane mushroom). Khi còn non quả thể này có màu trắng hoặc trắng ngà, đến khi già chuyển sang màu vàng hoặc vàng sậm. 2. Nấm Mộc nhĩ đen (Auricularia auricula -judae); 4. Mộc nhĩ nhung (Auricularia polytricha)Nấm mộc nhĩ vừa làm nấm ăn vừa làm dược liệu. Quả thể nấm có dạng đĩa dẹp với cuống rất ngắn, giữ cánh mộc nhĩ đeo được trên giá thể. Vì cánh mộc nhĩ chính là khối keo cho nên chúng có khả năng biến đổi, khi còn tươi hoặc khi ngâm nước mộc nhĩ nở to và mềm mại, khi để khô chúng co lại và giòn. Mặt trên của quả thể nấm có một lớp lông mịn màu xám đến nâu hoặc đen, mặt dưới trơn láng thường có màu nâu đen đến tím. Mặt dưới quả thể nấm cũng là cơ quan sinh sản nên thường phủ một lớp phấn trắng là các bào tử của Nấm. 4. Nấm Sò (Pleurotus ostreatus)Nấm Sò là một loại nấm ăn giàu dinh dưỡng, có đặc điểm chung là tai nấm dạng phễu lệch, mọc thành cụm tập trung, mỗi cánh nấm bao gồm 3 phần: mũ, phiến và cuống. ... Hệ sợi sơ cấp phát triển đầy đủ tạo nên hệ sợi thứ cấp, sau đó xảy ra sự kết hợp của hệ sợi nấm thứ cấp và hình thành quả thể nấm hoàn chỉnh 5. Nấm Rơm (Volvariella volvacea)Nấm Rơm là một loại nấm ăn, gồm nhiều loài khác nhau, có đặc điểm hình dạng khác nhau như có loại màu xám trắng, xám, xám đen… kích thước đường kính "cây nấm" lớn, nhỏ tùy thuộc từng loại. Nấm Rơm có cấu tạo gồm các phần: mũ nấm, phiến nấm, cuống nấm, bao nấm, sợi nấm. * Theo đánh giá, các nguồn gen Nấm được nêu từ mục 1-5 là: Nguồn gen có giá trị ứng dụng trong nông nghiệp, y - dược và bảo vệ môi trường. |
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
5 |
* Theo đánh giá, các nguồn gen được nêu từ mục 1-40 là: Nguồn gen quý, hiếm, đặc hữu của Việt Nam có nguy cơ suy thoái hoặc tuyệt chủng và có giá trị ứng dụng trong nông nghiệp, y - dược, bảo vệ môi trường. | Ký hiệu mức độ nguy cấp: CR - Rất nguy cấp - Critically Endangered (nguy cơ tuyệt chủng cao ngoài tự nhiên); EN - Nguy cấp - Endangered (có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên);VU - Sẽ nguy cấp - Vulnerable (sẽ có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên)
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
6 | 1. Trà hoa vàng (Camellia chrysantha, thuộc họ Chè (Theaceae).Cây có thân gỗ, nhỏ, màu xanh, cao khoảng từ 2m đến 5m. Cành cây thưa và vỏ cây có màu vàng xám nhạt. Lá đơn, mọc cách, dài và hẹp, có hình tròn. Phiến lá thuôn, dài khoảng từ 11cm đến 14cm, rộng khoảng 4 - 5cm, không có lông, mép lá có răng cưa nhỏ, gân bên khoảng 10 đôi và cuống lá dài 6-7mm. Hoa trà hoa vàng mọc đơn độc trên cuống lá. Mỗi bông có khoảng 8-10 cánh hoa, màu vàng bắt mắt. Có 3-4 vòi nhụy và chỉ dính nhau 1 phần. Hoa có đường kính khoảng 5cm đến 6cm, có nhiều thế hóa đa dạng2. Đinh lăng (Polyscias fruticosa). Là cây ưa ẩm, ưa sáng, chịu hạn tương đối, chịu bóng nhưng không chịu được ngập úng. Phân bố rộng khắp các vùng sinh thái, có thể phát triển trên nhiều loại đất nhưng tốt nhất là đất pha cát. Cây phát triển mạnh khi nhiệt độ dưới 28oC, tốt nhất vào mùa Thu và Xuân. Trong Đinh lăng đã tìm thấy có các alcaloit, glucozit, saponin, flavonoit, tanin, vitamin B1 các axit amin trong đó có lyzin, xystei, và methionin … là những axit amin không thể thay thế được. Hàm lượng saponin toàn phần trong các bộ phận của cây Đinh lăng: Rễ (0,49%), vỏ rễ (1,00%), lõi rễ (0,11%) và lá (0,38%). Bên cạnh đó, trong Đinh lăng còn có các thành phần như alkaloid, glycosid, các vitamin B1, B2, B6, vitamin C, phytosterol và 20 loại acid amin. Bộ phận sử dụng là rễ, thân, lá. Có tác dụng hoạt huyết dưỡng não; ức chế men MAO từ đó cải thiện triệu chứng run của những người mắc bệnh Parkinson; điều trị và phòng tránh các căn bệnh: suy nhược thần kinh, tinh thần căng thẳng, kém tập trung, trí nhớ bị suy giảm; chữa trị bệnh hen suyễn; sử dụng lá cây đinh lăng nấu nước uống có thể giúp hạ huyết áp và lợi tiểu. 3. Sa nhân tím (Amomum longiligulare, Sa nhân thuộc họ Gừng (Zingiberaceae)Sa nhân tím là cây thân thảo sống lâu năm, thân rễ khoẻ, bò lan dưới đất mỏng, có khi nổi lên trên mặt đất, tái sinh bằng thân ngầm. Chiều cao cây 2,0-2,5m, là loài duy nhất có bẹ lá ôm thân bong ra ở gần đỉnh bẹ dài 2-3cm. Lá hình elip, hình mác, chiều rộng 4-6cm, chiều dài 30-35cm. 4. Cây Khôi tía ( Ardisia silvestris Pitard Họ: Đơn nem (danh pháp khoa học: Myrsinaceae)Cây Khôi tía (cây Khôi nhung) là loài thực vật nhỏ, thân mọc đứng, chiều cao chỉ khoảng 1.5 - 2m. Bên trong thân rỗng xốp, thân không phân nhánh hoặc phân nhánh ít. Lá mọc so le, tập trung nhiều ở ngọn, mép lá nguyên, rộng 6 - 10cm, dài 25 - 40cm, mặt trên lá có gân nổi rõ và phiến lá có màu xanh lục/tía. Hoa mọc thành chùm, kích thước nhỏ, chùm hoa dài khoảng 10 - 15cm. Quả mọng và có màu đỏ khi chín. 5. Cây Gừng gió (Zingber zerumbert sm. Họ khoa học: Thuộc họ gừng Zinbiberaceae).Cây cao từ 1 mét đến 1,3 mét, thân rễ dạng củ phân nhiều nhánh, khi còn non củ màu vàng, thơm, càng già củ càng to, chắc, trong ruột có màu vàng. Lá sắp xếp sít nhau tạo thành thân giả, phía ngoài có lông rải rác; Lá mọc cách, ở hai phía đối nhau, gần như không cuống; phiến lá hình mác thuôn, thon ở gốc, chóp lá hình nhọn, mặt trên xanh lục đậm, mặt dưới xanh nhạt và có lông rải rác. Cụm hoa bông, hình trụ hay trứng, chóp tù, mọc từ thân rễ, thẳng, có nhiều vẩy xếp lợp lên nhau bao quanh. Cụm hoa có nhiều lá xếp lợp lên nhau. Hoa mọc ở mỗi kẽ lá, mép có răng tròn. Quả nang hình trụ hay bầu dục. Ở Việt Nam, cây mọc rải rác ở các tỉnh trung du, vùng núi thấp và đôi khi cả ở đồng bằng. Cây ưa ẩm, chịu bóng, thường mọc ở ven rừng và dưới tán rừng kín. ở vùng trung du và đồng bằng, cây mọc lẫn trong các lùm bụi dưới chân đồi hoặc quanh các làng bản. Trong quá trình phát triển ở các vùng lãnh thổ khác nhau, khí hậu khác nhau, nhiệt độ khác nhau loài Gừng gió (Z. zerumbert) có nhiều thay đổi: Có loại Gừng gió (Z. zerumbert) có hoa màu đỏ; có loại Gừng gió (Z. zerumbert) có hoa màu trắng; cũng có loại Gừng gió (Z. zerumbert) có hoa màu đỏ hoặc màu trắng. 6. Cà gai leo (Solanum procumbens Lour)- Là loài cây bụi mọc leo hay bò dài, thường mọc tự nhiên hoặc được trồng trọt ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, trung du, ven biển. - Các hợp chất có trong cây cà gai leo như polyphenol, terpenoid, steroid và alkaloid. - Trong dân gian, cây Cà gai leo được sử dụng như thuốc điều trị bệnh viêm gan, xơ gan, có tác dụng giải độc gan rất tốt, chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, phù thũng, ho gà, rắn cắn, mụn nhọt, lở ngứa. 7. Giảo cổ lam 5 lá (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Phân bố khắp các vùng núi thuộc miền Bắc và miền Trung, chủ yếu ở các vùng có núi đá vôi. Cây mọc nhiều trong rừng, rừng thưa, lùm bụi từ vùng đồng bằng đến độ cao 2.000m như ở Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hòa Bình và Bắc Kạn. Chứa hơn 100 loại saponin, trong đó có nhiều loại saponin giống với saponin nhân sâm và tam thất. Ngoài ra, giảo cổ lam còn chứa flavonoid, một chất có tác dụng sinh học tốt và chống lão hóa mạnh. Số saponin trong giảo cổ lam nhiều gấp 3-4 lần so với trong nhân sâm. Trong đó, một số có cấu trúc hóa học giống như cấu trúc có trong nhân sâm (gisenoside). Bộ phận sử dụng: Thân lá rửa sạch, phơi khô hoặc dùng tươi. Công dụng: Giúp hạ mỡ máu, giảm cholestrol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu; chống huyết khối, hạ mỡ máu, tăng cường lưu thông máu, làm hạ huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu cao, cao huyết áp, phòng ngừa các biến chứng về tim mạch; giúp hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2, phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường; chống lão hóa, giảm căng thẳng, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc; chống viêm gan, giúp giải độc gan; tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành và tăng sản của khối u. 8. Thục quỳ (Althaea rosea (L.) Là cây ưa sáng, không ưa nước, được phân bố rộng rãi trên khắp cả nước. Thành phần hóa học: hoa chứa flavonoid là cyanidin. Bộ phận dùng làm thuốc: Hoa, hạt, rễ, lá. Hoa được dùng trị đại tiểu tiện không thông suốt, kinh nguyệt không đều, bạch đới, ong và bò cạp đốt, bỏng lửa. Hạt dùng trị thủy thũng, đại tiểu tiện không thông suốt, sỏi niệu đạo. Rễ dùng trị dao chém, bỏng, lỵ; còn dùng chữa viêm ruột, cảm nhiễm niệu đạo, đái đỏ, viêm cổ tử cung, bạch đới. 9. Bản lam căn (Clerodenron cytophyllum Turcz) Cây ưa sáng mọc ở đồi ở cạnh đường đi, phân bố ở trung du, đồng bằng có nhiều ở miền Bắc và Trung bộ ở nước ta. Thành phần hóa học rễ chứa: Arginine, glutamin, indican, indigo, salicylic acid, indirubin, uridine, kinetin. Tác dụng: Thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, lợi yết hầu. Chữa trị sốt cao như cảm cúm, viêm não đơn độc, sởi, viêm họng, viêm đơn đào thể, sưng tuyến mang tai. 10. Cát cánh (Platycodon grandiflorum (Jacq.) Thành phần chủ yếu trong rễ cát cánh là các platycodin A, C, D, D2; các polygalacin D, D2; các sapogenin gồm platycodigenin và axit polygalacic. Ngoài ra, Cát cánh còn chứa phytosterol và một lượng đáng kể các chất thuộc nhóm tanin. Trong lá, hoa, thân, cành Cát cánh đều có chứa saponin có tác dụng phá huyết mạnh hơn saponin trong rễ. Chủ yếu sử dụng làm thuốc ho, tiêu đờm, viêm họng, hen suyễn khó thở. 11. Rau đắng đất (Glinus oppositifolius (L.) Rau đắng đất thường mọc ở các tỉnh ven biển, trải dài từ Nam Định đến Đồng bằng sông Cửu Long. Cây phát triển mạnh ở các vùng đất pha cát. Bộ phận sử dụng: toàn bộ cây. Được sử dụng làm bài thuốc chữa viêm gan, làm mát gan và tiêu độc cho cơ thể rất hiệu quả. Theo y học cổ truyền, toàn cây Rau đắng đất có vị đắng, tính mát, quy vào kinh can, thận. Cây có tác dụng lợi tiêu hóa, nhuận gan, ích mật, thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc. Theo y học hiện đại, Rau đắng đất có thành phần chính là các saponin, flavonoid, cây có chứa nhiều vitamin C, chất xơ rất có lợi cho người mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao. 12. Khổ sâm (Sophora flavescens Ait.) Thuộc họ Đậu (Fabaceae), thường mọc hoang dại ở một số tỉnh phía bắc của Việt Nam. Thành phần hóa học: Trong rễ cây đã tìm thấy các chất như: 2,5% chất ancaloid có tên matrin C15H24N20, oxymatrin C15H240,N2.H20 và sophocacpin C15H24N20.H20. Ngoài ra trong rễ cây còn chứa chất xytisin C11H14ON2. Trong đó, phần lá cây Khổ sâm có chứa 47mg% vitamin C, trong hoa thì có 0,12% tinh dầu. Rễ cây có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, sát khuẩn, trị táo thấp. Trong y học cổ truyền Sophora flavescens Ait được sử dụng để điều trị một số chứng bệnh như nhiệt lỵ, thấp chẩn (eczema), mụn nhọt, lở ngứa, tiện huyết, xích bạch đới…. Thuốc cũng rất hiệu quả trong việc chống sán lãi, viêm tai giữa, viêm kết mạc mạn tính và cấp, chống sốt và ẩm ướt cơ thể, eczema, tiêu chảy cấp, nhiễm trùng roi âm đạo. Ngoài ra, khổ sâm cho rễ còn có tác dụng chống rối loạn nhịp tim. 13. Bạch cập (Blettila striata) Bạch cập được phân bố chủ yếu ở miền Nam và miền Đông Trung Quốc gần sông Dương Tử, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Thái Lan và Myanmar, phát triển hoang dã trên các sườn núi có nhiệt độ mát. Về thành phần hóa học, Bạch cập chứa rất nhiều lớp chất tự nhiên khác nhau như bibenzyl, dihydrophenanthrenes, biphenanthrenes, phenanthrenes, saponin triterpenoids, saponin steroid, cyanidin glycosid, phenanthraquinones, anthraquinones, lignans, axit hữu cơ và glucosyloxybenzyl 2-isobutylmalates. Ngoài ra, Bạch cập cũng chứa nhiều polysaccharides. Theo các tài liệu công bố, đến nay đã phân lập được khoảng 130 hợp chất tự nhiên có giá trị từ Bạch cập. Bạch cập có tác dụng bổ phế, sinh cơ, hóa ứ, cầm máu, dùng trong các trường hợp thổ huyết, máu cam, chữa tà khí vào dạ dày, chứng huyết lỵ, nhiệt sang lâu khỏi. 14. Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis Georg.) Cây thường sống ở vùng cao, sườn núi về hướng mặt trời mọc, nơi khô ráo. Hiện Việt Nam không có giống phải nhập từ Trung Quốc. Rễ Hoàng cầm có nhiều hợp chất flavonoid đã được phân lập và xác định cấu trúc. Các chất quan trọng là baicalin (C21H18O11), baicalein (C15H10O5), scutellarein (C15H10O6), scutellarin (C21H18O2), wogonin (C16H12O5). Hoàng cầm vị đắng tính hàn, có tác dụng tả phế hỏa, thanh thấp nhiệt. Dùng chữa hàn nhiệt vãng lại, phế nhiệt sinh ho, tả lỵ đau bụng, thâp nhiệt da vàng, đầu nhức, tả lỵ, đau bụng, mắt đỏ đau, động thai. 15. Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge.) Phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ẩm và cận nhiệt đới. Chỉ có ít loài ở vùng nhiệt đới, thích nghi khác tốt với khí hậu vùng núi cao. Bộ phận sử dụng: rễ củ khô. Rễ Đan sâm chứa một số nhóm hợp chất chủ yếu sau: Phenol và acid phenolic: danshensu, acid rosmarinic , acid rosmarinic methyl ester, các acid salvianolic A, B,C,G, acid lithospermic, acid lithospermic dimethyl ester. Các hợp chất diterpen: miltiron, salviol, Ro (09-0680), fegurinol, dehydromiltiron, miltionon, danshenspirocetal lacton, epi-danshenspirocetal lacton, tanshinon I, tanshinon IIA, tanshinon IIB, hydroxytanshinon IIA, cryptotanshinon, dihydrotanshinon I, isocryptotan-shinon, isotanshinon I, isotanshinon IIA, danshenxinkun D, silvilenon. Các thành phần khác như: β-sitosterol, tanin, vitamin E. Có tác dụng hoạt huyết, thông kinh, giảm đau, thanh tâm lương huyết. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, huyết tích hòn cục, đau thắt ngực; mất ngủ, tâm phiền. 16. Sâm cau đen (Curculigo orchioides Gaertn.) Cây mọc hoang trên các đồi cỏ ven rừng núi nhiều nơi ở miền Bắc Việt Nam và cũng tìm thấy trên vùng đồi núi cao ở Lâm Đồng. Bộ phận sử dụng: thân rễ. Trong thân rễ sâm cau có chứa tinh bột, chất nhầy, tanin, acid béo, beta-sitosterol, stigmasterol và các hợp chất flavonoid, các chất thuộc nhóm cycloartan, triterpenic, cycloartan glycosid là curculigosaponin (A, B, C, D). Sâm cau là dược thảo có chứa steroid thiên nhiên, có tác dụng dạng testosteron (một nội tiết tố sinh dục nam). Có tác dụng bổ thận tráng dương, ôn trung táo thấp, tán ứ trừ tê, tráng gân cốt, điều hòa tiêu hóa. Thường được dùng chữa: nam giới tinh lạnh, liệt dương, phụ nữ đái đục, bạch đới, người già đái són lạnh dạ; thần kinh suy nhược, phong thấp, lưng gối lạnh đau, vận động khó khăn. 17. Cỏ ngọt (Stevia rebaudiana) Được du nhập vào Việt Nam và trồng trọt khá nhiều tại các tỉnh miền Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc…Thành phần chất ngọt trong lá cỏ ngọt là các loại đường Steviol Glycoside (STG), như Stevioside và Rebaudioside A (RebA), mỗi loại chiếm từ 3 - 10% khối lượng lá khô, tiếp theo là Rebaudioside C ~ 1,1% và Dulcoside A ~ 0,5% và Steviolbioside ~ 0,1%...Các chế phẩm Stevioside và RebA từ lá cỏ ngọt được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới như là các loại đường chức năng, tác nhân tạo ngọt, các chất điều vị có năng lượng thấp và thay thế đường mía truyền thống trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, cũng như mỹ phẩm... Hiện nay, chúng đã được coi là glycogen 'thế hệ thứ ba' của thế giới. Stevioside và RebA là hai loại đường được sản xuất nhiều nhất từ cỏ ngọt, có độ ngọt gấp từ 250 đến 450 lần so với đường mía. Ngoài ra, Stevioside và RebA còn có nhiều tác dụng lâm sàng, như khả năng kích thích tiết insulin của tuyến tụy trong điều trị các bệnh nhân tiểu đường và rối loạn các chuyển hóa cacbonhydrat khác. 18. Sâm khoai (Smallanthus sonchifolius) Còn gọi là Sâm đất, Địa tàng thiên, Thượng đẳng sâm, Sâm Fansipan, Táo đất... là loại dược liệu có nguồn gốc từ vùng núi Andes, Sâm khoai (yacón) hiện được trồng nhiều ở Argentina, Bolivia, Brazil, Cộng hòa Séc, Ecuador, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Peru và Hoa Kỳ). Là cây nhập nội. Củ Sâm khoai với tỉ lệ caoaxit phenolic (chlorogenic, caffeic và acid ferulic), fructo oligosaccharides (FOS - chất xơ hòa tan) là nguồn chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp hạ đường huyết, cải thiện hoạt động của các loại vi khuẩn đường ruột có lợi và các tác dụng tốt khác trên đường tiêu hóa. Củ Sâm khoai còn chứa axit caffeic, axit chlorogenic, axit ferulic và axit gallic sử dụng làm nguồn nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng cho người tiểu đườ * Theo đánh giá, các nguồn gen cây dược liệu được nêu từ mục 1-18 là: Nguồn gen quý, hiếm, đặc hữu của Việt Nam có nguy cơ suy thoái hoặc tuyệt chủng và có giá trị ứng dụng trong nông nghiệp, y - dược và bảo vệ môi trường. |
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
7 | 1. Lan Hoàng thảo Tam Đảo (Dendrobium daoense)Thân dài 30 - 50 cm, hình trụ, dầy khoảng 0,4 cm, lóng dài 3 - 5 cm. Lá hai dãy, hình mác, đỉnh nhọn, gốc thót, dài 7 - 9 cm, rộng 1,8 - 2,5 cm. Cụm hoa bên, 1 - 2 hoa, mọc trên thân không còn lá hoặc lá rụng gần hết. Lá bắc hình mác, dài khoảng 0,6 cm. Hoa màu vàng, đường kính 2 - 3 cm, cuống hoa và bầu dài 2 - 3 cm. Các lá đài hình mác rộng, đỉnh nhọn, dài 2 - 2,4 cm, rộng 0,7 - 0,9 cm. Cằm dài khoảng 0,5 cm, đỉnh tù tròn. Cánh hoa hình trứng đỉnh nhọn, dài 2 - 2,5 cm, rộng 1 - 1,2 cm. Môi hình phễu, khi trải phẳng có hình lưỡi xẻng tròn đầu, dài 2,7 - 2,8 cm, rộng 2,5 - 2,6 cm, không rõ rệt 3 thùy, bề mặt phủ lông ngắn thưa dọc gân, mép xẻ răng mịn. Cột màu vàng nhạt, cao 0,3 - 0,4 cm; răng cột hình tam giác. Nắp màu tím, bề mặt phủ nhú rất mịn.Phân hạng: EN B1 2e 3d. Biện pháp bảo vệ: Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R).2. Lan phi điệp vàng (Dendrobium daoense).- Giá trị: Loài đặc hữu của Việt Nam. Loài có khu phân bố và nơi cư trú rất hẹp chủ yếu tại vùng sườn núi Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện đã bị suy giảm nghiêm trọng do khai thác để trồng, bán làm cây cảnh và chặt phá rừng hủy hoại nơi cư trú. - Phân hạng: EN B1 2e 3d. Biện pháp bảo vệ: Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R). - Đặc điểm: Thân dài 30 - 50 cm, hình trụ, dầy khoảng 0,4 cm, lóng dài 3 - 5 cm. Lá hai dãy, hình mác, đỉnh nhọn, gốc thót, dài 7 - 9 cm, rộng 1,8 - 2,5 cm. Cụm hoa bên, 1 - 2 hoa, mọc trên thân không còn lá hoặc lá rụng gần hết. Ra hoa vào tháng 4 - 6. Tái sinh bằng chồi và hạt. Mọc bám trên các cây gỗ lớn trong rừng, ở độ cao 900 - 1200 m. 3. Lan Phi điệp tím (Dendrobium anosum) Lan Phi điệp (Dendrobium anosmum) là một trong những loài lan được ưa chuộng nhất trong các loài hoa lan sử dụng làm cảnh. Thân cao khoảng chừng 40-60cm, có khi tới 2m, có giống rụng lá vào mùa Thu và có giống xanh tốt quanh năm. Hoa to, có màu sắc hoa đẹp, mùi thơm đậm của trầm hương, lâu tàn (3-4 tuần lễ). Nhiều hoa trên phát hoa, một cây nếu mạnh khỏe có thể ra tới 50-70 hoa, có khóm có thể ra tới 100 hoa. Hoa mọc ở các đốt gần ngọn 2-4 chiếc to khoảng 7cm. Có thể nói giống lan này thường được trồng nhiều nhất vì nó dễ trồng, có khả năng chịu nóng, lạnh tương đối tốt. Một giò lan Phi Điệp được bán với giá từ vài trăm nghìn đến cả chục triệu đồng. Đây là một trong những loài lan rừng Việt Nam rất quý được nước ngoài biết đến và đặt mua với số lượng lớn nhưng chủ yếu khai thác trong tự nhiên, vi phạm điều khoản của Hiệp ước CITES và không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. 4. Lan Trầm tím (Dendrobium Nestor) Lan Trầm tím là loài hoa quý hiếm có giá trị kinh tế cao bởi nét đẹp quyến rũ và rực rỡ. Thân cây hoa không quá dài (chỉ từ 30 - 40cm) nhưng mập mạp rất chắc chắn và khoẻ mạnh. Lan Trầm tím có thân dạng thòng xuống đất, có đường kính trung bình khoảng 1cm, thân thường có màu xanh cốm và sọc trắng mờ bao xung quanh. Lá có màu xanh đậm, thường nhọn dần về phía đầu lá, mỗi lá có nhiều sọc trắng mờ dọc theo bề mặt lá, lá Lan Trầm tím có kích thước từ 7 - 10cm. Rễ thuộc loại rễ chùm, đầu rễ thường có màu xanh tím, hoặc xanh trắng, thân rễ thường có màu ngà trắng. Cần hoa Lan Trầm tím ngắn và thường mọc ở ngay đầu mắt thân, có chiều dài khoảng 4cm tùy thuộc và kích thước của cây. Mỗi cần hoa thường cho ra khoảng 1 - 4 bông, mỗi bông thường có kích thước từ 4 - 5cm. Loài hoa này dễ thích nghi với môi trường sống và có tốc độ sinh trưởng phát triển khá tốt. Ngoài ra, sức hấp dẫn lớn nhất của Lan Trầm tím đối với người yêu hoa chính là hương thơm nhẹ nhàng, dễ chịu, tạo ra một cảm giác thư giãn, khoan khoái. Những ai đã từng tiếp xúc với loài hoa này một lần chắc chắn sẽ không bao giờ quên được mùi hương độc đáo đó. Là loài hoa có giá trị kinh tế khá cao nhưng chủ yếu là khai thác trực tiếp từ rừng nên số lượng Lan Trầm tím cũng giảm đi rất nhanh chóng. Trong khi đó khả năng nhân trong điều kiện tự nhiên là rất thấp.5. Lan Hoàng thảo kèn (Dendrobium Lituiflorum)Hoàng thảo kèn là loài lan tuyệt đẹp và rất quý hiếm. Thân cây có chiều dài khoảng từ 50 -80 cm rủ xuống mềm mại, hình trụ và căng tròn nhẵn bóng. Dáng thân thon nhọn về phía ngọn thân, đôi khi còn tạo những đốt hình thoi nhẹ nhàng rất thu hút. Cây ra hoa rất sai. Hoa có mùi thơm khó mà cưỡng lại được, thơm lâu và rất lâu tàn. Những chùm hoa mọc từ 2 -3 chiếc trên 1 mắt tại các đốt thân. Một bông hoa thường to từ 4 - 5 cm với hương thơm nồng nàn. Hiện nay loài Lan này có giá trung bình 2-3 triệu đồng/giò cá biệt có những giò lên tới vài chục triệu đồng nhưng vẫn không đủ để cung cấp lượng lớn cho thị trường .Vì vậy rất cần có biện pháp để phát triển loài lan quý này. 6. Lan Kiều tím (Dendrobium amabile (Lour.) O’Brien.) Là một loài đặc hữu rất đẹp của Việt Nam, sống phụ sinh (sống bám trên thân và cành cây gỗ trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở độ cao khoảng 900m). Lan Hoàng thảo kiều tím là loài có dáng cây và hoa đẹp, được yêu thích trồng làm cảnh. Lan Hoàng thảo kiều tím có nguồn gen quý hiếm, mức đe dọa xếp hạng EN B1 2e 3d trong sách đỏ Việt Nam, (2007), đây là loài có dáng cây và hoa đẹp, được yêu thích trồng làm cảnh. Hiện nay giống lan này là đối tượng được bảo vệ trong thiên nhiên, cần gấp rút thu thập cây sống đem về trồng trong vườn thực vật để giữ nguồn gen và nhân giống làm cảnh. 7. Địa Lan Thanh trường (Cymbidium sinense Heynh.); Tên Việt Nam: Lan kiếm tàu, Mặc lan, Thanh trường, Đại hoàng. Tên Latin: Cymbidium sinense. Đồng danh: Cymbidium sinense (Jack. In Andr.) Willd, Cymbidium albojucundissimum Hayata 1914; Cymbidium chinense Heynh. 1841; Cymbidium fragrans Salisb. 1812; Cymbidium hoosai Makino 1902. Địa Lan Thanh trường sống phụ sinh, mọc bụi, củ giả nhỏ, nhiều bẹ xơ. Lá mọc sát nhau, hình giải hẹp, dài 40 - 60cm, rộng 2,5 - 4cm, đầu nhọn, gốc thuôn hẹp thành cuống và bẹ. Cụm hoa thẳng vượt khỏi lá. Hoa trung bình ở đỉnh cuống chung, cánh môi ngắn hơn cánh hoa, 2 thùy bên ở sát gốc, thùy giữa thuôn hẹp dần ở đỉnh. Cột nhị nhụy mảnh, dài. hoa 15-20 chiếc to 5 cm, sắc hoa có nhiều mầu cho nên tên Việt gọi theo mầu hoa, rất thơm nở từ mùa Thu tới mùa Xuân. Nơi mọc: Tam Đảo, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Tây Nguyên, Lâm Đồng.v.v * Theo đánh giá, các nguồn gen được nêu từ mục 1-7 là: Nguồn gen quý, hiếm, đặc hữu của Việt Nam có nguy cơ suy thoái hoặc tuyệt chủng và có giá trị ứng dụng trong nông nghiệp, y - dược, văn hóa, bảo vệ môi trường. | | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
8 | 1. Rau sắng (Melientha suavis Pierre), Rau sắng (Melientha suavis Pierre) là cây gỗ nhỏ, cao 3 - 5 m hay hơn. Vỏ cây dày, màu xám nhạt. Cành và lá non màu lục, rủ xuống, mềm, có vị ngọt của mì chính. Lá có phiến hình mác, nhẵn bóng, dày, dài 7 - 12 cm, rộng 3 - 6 cm; gốc và chóp lá tù, gân bên 4 - 5 đôi, không rõ ở hai mặt, mép nguyên; cuống lá dài 1 - 2 mm. Cụm hoa chuỳ hoặc bông kép, dài 13 cm, mọc trên thân và cành già. Hoa hình cầu, cao 2 mm, tạp tính, rất thơm. Đài nhỏ, không có thuỳ rõ. Tràng gồm 4 - 5 phiến hình mác, hợp ở dưới. Nhị 4 - 5, mọc đối với thuỳ tràng và ngắn hơn. Đĩa của hoa đực gồm 4 - 5 tuyến, xen với cánh hoa, nạc, hình nêm. Nhuỵ lép hình trứng, không có núm rõ ràng. Hoa cái có tuyến đĩa hình trứng ngược, dẹt, ngắn hơn bầu. Bầu 1 ô, gần hình cầu, nhỏ, không cuống, đường kính 2 mm; vòi không có núm, hình khối nạc hơi chia thuỳ. Quả hạch, hoá gỗ, hình thuôn hay hình trứng, dài 2,5 cm, đường kính 1,3 - 1,5 cm, màu lục nhạt, nhẵn, vị ngọt, hơi ngứa. Hạt 1, có xơ trắng. Mùa hoa tháng 3 - 4, quả chín tháng 6 - 8. Tái sinh bằng hạt và chồi. Mọc vùng rừng núi đá vôi và cả núi đất. Phân bố: Trong nước: Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Hà Tây (Chùa Hương), Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, KonTum, Gia Lai, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Thế giới: Thái Lan, Lào, Campuchia. Giá trị: Nguồn gen độc đáo. Là một trong hai loài của chi Melientha phân bố ở Đông Dương. Lá non nấu canh ăn ngon như có mì chính. Hạt rang ăn. Rễ làm thuốc trị sán.Tình trạng: Loài có khu phân bố rộng nhưng bị chia cắt. Bị tác động của con người phá rừng phát nương làm rẫy, làm cho nơi cư trú bị xâm hại. Số lượng cá thể càng ngày càng giảm. Phân hạng: VU B1 2e. Biện pháp bảo vệ: Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "biết không chính xác" (K). Không nên chặt phá cây. Bảo vệ môi trường sinh thái bằng cách hạn chế chặt phá rừng. Trồng bằng hạt và cành. 2. Bát giác liên (Podophyllum tonkinense/Dysosma tonkinense Gagnep) và 3. Thổ tế tân (Asarum caudigerum Hance), Cây Bát giác liên Dysosma tonkinensis và Thổ tế tân Asarum caudigerum là các nguồn gen quý, đặc hữu của tỉnh Vĩnh Phúc trong Quyết định số ngày của Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (tham khảo tương ứng mục III.3.3.a.1 và III.3.3.a.20). Hiện nay, dược liệu Bát giác liên, Thổ tế tấn được sử dụng trong y học dân gian. Đây cũng là nguồn gen có giá trị ứng dụng trong y - dược không chỉ bảo tồn mà còn phù hợp điều kiện khí hậu thổ nhưỡng để phát triển thành vùng nguyên liệu ở tỉnh Vĩnh Phúc. 4. Cát sâm (Callerya speciosa); Cát sâm còn được gọi là sâm nam với hương vị dịu mát, chứa nhiều thảnh phần dược tính cao. Thường được dùng trong các bải thuốc thanh nhiệt, bồi bổ cơ thể, chữa ho nhiều đởm, nhức đầu, bí tiểu... Mức bảo tồn: VƯ Alc,d (mức nguy cấp trong tương lai gần) 5. Na leo (Kadsura heteroclita ); Là loại dược liệu quý dùng để chữa cam sài trẻ em, làm cho ăn ngon miệng, lành mạnh gân cốt, chữa động kinh, tê thấp, chữa trị kiết lỵ, mụn nhọt...Mức bảo tồn: vu Alc,d (mức nguy cấp trong tương lai gần). 6. Khôi trắng (Ardisia gigantifolia Stapf), Cây Lá Khôi trắng Ardisia gigantifolia là nguồn gen quý, đặc hữu của tỉnh Vĩnh Phúc trong Quyết định số ngày của Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (tham khảo mục III.3.3.a.26). Hiện nay, dược liệu Lá Khôi trắng được sử dụng trong YHCT. Đây cũng là nguồn gen có giá trị ứng dụng trong y - dược không chỉ bảo tồn mà còn phù hợp điều kiện khí hậu thổ nhưỡng để phát triển thành vùng nguyên liệu ở tỉnh Vĩnh Phúc. 7. Bách bộ hoa tím (Stemona saxorum Gagnep.); Cây Bách bộ hoa tím Stemona saxorum là nguồn gen quý, đặc hữu của Việt Nam được quy định trong Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” (tham khảo Phụ lục II mục 1) cũng là nguồn gen quý, đặc hữu của tỉnh Vĩnh Phúc trong Quyết định số ngày của Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (tham khảo mục III.3.3.a.21). Các nguồn gen chính được thu thập ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và được phát hiện ở Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện nay, dược liệu Bách bộ hoa tím được sử dụng trong YHCT. Đây cũng là nguồn gen có giá trị ứng dụng trong y - dược không chỉ bảo tồn mà còn phù hợp điều kiện khí hậu thổ nhưỡng để phát triển thành vùng nguyên liệu ở tỉnh Vĩnh Phúc. Một trong những ứng dụng trong hỗ trợ bảo vệ sức khỏe có thể là định hướng sản xuất chế phẩm kháng ho và viêm phế quản. 8. Một lá (Nervilia fordii (Hance) Schlechter); Cây Một lá Nervilia fordii là nguồn gen quý, đặc hữu của tỉnh Vĩnh Phúc trong Quyết định số ngày của Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (tham khảo tương ứng mục III.3.3.a.23). Hiện nay, dược liệu Một lá được sử dụng trong y học dân gian. Đây cũng là nguồn gen có giá trị ứng dụng trong y - dược không chỉ bảo tồn mà còn phù hợp điều kiện khí hậu thổ nhưỡng để phát triển thành vùng nguyên liệu ở tỉnh Vĩnh Phúc. 9. Ý dĩ (Coix lachryma jobi); - Cây Ý dĩ là nguồn gen quý, đặc hữu của Việt Nam được quy định trong Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” (tham khảo Phụ lục II mục 36) cũng là nguồn gen quý của tỉnh Vĩnh Phúc trong Quyết định số ngày của Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (tham khảo mục III.3.3.a.65). Các nguồn gen chính được thu thập ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu và được phát hiện ở Vĩnh Phúc. Cây Ý dĩ cũng được trồng sử dụng các nguồn gen nói trên ở các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Tam Đảo. Hiện nay, dược liệu Ý dĩ được sử dụng trong YHCT. Như vậy đây là nguồn gen có giá trị ứng dụng trong nông nghiệp, công nghiệp, y - dược không chỉ bảo tồn mà còn phù hợp điều kiện khí hậu thổ nhưỡng để phát triển thành vùng nguyên liệu ở tỉnh Vĩnh Phúc. Một trong những ứng dụng trong hỗ trợ bảo vệ sức khỏe có thể là định hướng sản xuất chế phẩm. 10. Địa liền (Kaempferia galanga L); Cây Địa liền là nguồn gen quý, đặc hữu của Việt Nam được quy định trong Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” (tham khảo Phụ lục II mục 8) cũng là nguồn gen quý của tỉnh Vĩnh Phúc trong Quyết định số ngày của Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (tham khảo mục III.3.3.a.64). Các nguồn gen chính được thu thập ở các tỉnh Hưng Yên, Bắc Giang và được phát hiện ở Vĩnh Phúc. Cây Địa liền cũng được trồng sử dụng các nguồn gen nói trên ở các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa. Hiện nay, dược liệu Địa liền được sử dụng trong YHCT cũng như là gia vị xuất khẩu cho thị trường Trung Quốc. Như vậy đây là nguồn gen có giá trị ứng dụng trong nông nghiệp, công nghiệp, y - dược không chỉ bảo tồn mà còn phù hợp điều kiện khí hậu thổ nhưỡng để phát triển thành vùng nguyên liệu ở tỉnh Vĩnh Phúc. Một trong những ứng dụng trong hỗ trợ bảo vệ sức khỏe có thể là định hướng sản xuất chế phẩm bảo vệ đau vai gáy xương khớp. 11. Cây Râu mèo (Orthosiphon aristatus) là loài dược liệu quý đa tác dụng, phân bố rải rác ở vùng đồng bằng và miền núi như: Cao Bằng, Thanh Hóa (Vĩnh Lộc), Hà Nội (Ba Vì), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Lâm Đồng, Phú Yên (Tuy Hòa), Ninh Thuận (Phan Rang), Kiên Giang (Phú Quốc)... Tuy trồng nhiều nhưng quy mô nhỏ nên vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Theo Viện Dược liệu, hằng năm nước ta nước phải nhập khẩu hàng chục tấn dược liệu cây râu mèo từ Trung Quốc, Campuchia. Theo Đông y, cây Râu mèo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, trừ thấp, dùng làm thuốc lợi tiểu mạnh, thông mật, dùng trong bệnh sỏi thận, sỏi túi mật, viêm túi mật, dùng trị viêm thận cấp tính và mãn tính; viêm bàng quang; sỏi tiết niệu...Có khả năng hạ đường máu giúp tránh được việc tăng cân gây ảnh hưởng sức khỏe nhờ vào cơ chế kích thích hình thành glycogen ở gan, các chất sinensetin và tetramethylscutellarein có tác dụng ức chế tế bào u báng Ehrlich. Ngoài công dụng hạ đường máu, Râu mèo có thể trị tê thấp, phù thũng, viêm gan... Theo tài liệu Ấn Độ nếu đem Râu mèo hãm với nước sôi có công dụng điều trị về thận, bàng quang, ngoài ra còn trị bệnh thấp khớp và gout. Về dược lý lâm sàng, theo các tác giả Ấn Độ, râu mèo rất có ích theo đều trị bệnh thận và phù thũng. Trên bệnh nhân, Râu mèo có tác dụng làm kiềm hóa máu, sự có mặt của hoạt chất orthosiphonin và muối kali trong dược liệu có tác dụng giữa cho acid uric và muối urat ở dạng hòa tan, do đó phòng ngừa được sự lắng đọng của chúng để tạo thành sỏi thận. Ở Thái Lan, thí nghiệm trên những người tình nguyện khỏe mạnh, dịch Râu mèo có tác dụng làm tăng sự bài tiết citrat và oxalat; Oxalat với hàm lượng cao có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Dịch chiết cloroíbrm Râu mèo phân đoạn C/2-B có tác dụng hạ đường huyết của chuột thí nghiệm, không kích thích trực tiếp bài tiết insulin mà có thể gây hạ đường huyết thông qua một cơ chế ngoại tụy bằng cách kích thích tăng sử dụng glucose ngoại vi ở các mô. Cây Râu mèo là: Nguồn gen quý, hiếm, đặc hữu của Việt Nam có nguy cơ suy thoái hoặc tuyệt chủng và có giá trị ứng dụng trong nông nghiệp, y - dược và bảo vệ môi trường. | |
- 1Quyết định 361/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh, cấp quốc gia, giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 2Quyết định 1507/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025
- 3Quyết định 1192/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh An Giang ban hành
- 4Quyết định 1909/QĐ-UBND năm 2021 về điều chỉnh tên và phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh: "Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật phân ly giới tính tinh trùng nhằm tăng nhanh đàn lợn giống Móng Cái trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh"
- 5Quyết định 3187/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án "Khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen tỉnh Quảng Bình thực hiện trong giai đoạn 2021-2025"
- 1Nghị định 32/2006/NĐ-CP về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
- 2Luật đa dạng sinh học 2008
- 3Quyết định 38/2012/QĐ-UBND về Quy định thực hiện cơ chế đầu tư, hỗ trợ phát triển giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 – 2015
- 4Luật khoa học và công nghệ năm 2013
- 5Quyết định 1976/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 08/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khoa học và Công nghệ
- 7Quyết định 335/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020, hướng tới mục tiêu Thành phố Xanh
- 8Nghị định 95/2014/NĐ-CP quy định về đầu tư và cơ chế tài chính hoạt động khoa học và công nghệ
- 9Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10Quyết định 1671/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 25/2016/QĐ-UBND quy định thực hiện chính sách hỗ trợ đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020
- 12Thông tư 17/2016/TT-BKHCN quy định quản lý thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 13Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
- 14Nghị định 65/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh
- 15Quyết định 361/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh, cấp quốc gia, giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 16Quyết định 1507/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025
- 17Quyết định 1192/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh An Giang ban hành
- 18Quyết định 1909/QĐ-UBND năm 2021 về điều chỉnh tên và phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh: "Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật phân ly giới tính tinh trùng nhằm tăng nhanh đàn lợn giống Móng Cái trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh"
- 19Quyết định 3187/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án "Khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen tỉnh Quảng Bình thực hiện trong giai đoạn 2021-2025"
Quyết định 2082/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2021-2025
- Số hiệu: 2082/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/08/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Vũ Việt Văn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra