Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2073/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 05 tháng 9 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công;

Căn cứ Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình khuyến công Quốc gia đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2012 của Bộ Công Thương về Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT/BTC-BCT ngày 18 tháng 02 năm 2014 của liên Bộ Tài chính - Công Thương về việc hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Chương trình khuyến công tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020” kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động, Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Huế; Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Ngọc Thọ

 

CHƯƠNG TRÌNH

KHUYẾN CÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2073/QĐ-UBND ngày 05/9/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu tổng quát

a) Huy động các nguồn lực tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức và cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (TTCN), các ngành nghề truyền thống và các dịch vụ khuyến công, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp - TTCN nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập và góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

b) Khuyến khích, hỗ trợ sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

- Giai đoạn 2016 - 2020 đào tạo được khoản 1150 lao động cho các cơ sở công nghiệp nông thôn; hỗ trợ khoảng 500 lượt học viên tham gia các khóa tập huấn khởi sự doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý, hội nghị, hội thảo chuyên đề; hỗ trợ xây dựng 5 - 8 mô hình trình diễn kỹ thuật; hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị và chuyển giao công nghệ cho khoảng 90 cơ sở công nghiệp nông thôn; hỗ trợ 60 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ triển lãm trong nước; hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và hệ thống xử lý nước thải chung cho 8 cụm công nghiệp.

- Đẩy mạnh hoạt động tư vấn khuyến công đối với các doanh nghiệp công nghiệp - TTCN vừa và nhỏ, các cơ sở ngành nghề truyền thống truyền thống trên địa bàn.

- Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; tăng số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn.

- Xây dựng quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công và quy định xây dựng, tổ chức thực hiện các đề án khuyến công.

II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Phạm vi điều chỉnh

Chương trình gồm các hoạt động khuyến công quy định tại Điều 4 Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công, thuộc các ngành, nghề quy định tại Điều 5 Nghị định số 45/2012/NĐ-CP .

2. Đối tượng áp dụng:

a) Các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư sản xuất CN - TTCN tại các huyện, thị xã, các phường thuộc thành phố Huế được chuyển đổi từ xã chưa quá 5 năm (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn); các cơ sở sản xuất thuộc các ngành nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận, các cơ sở sản xuất của các nghệ nhân hàng thủ công mỹ nghệ và cơ sở sản xuất hàng lưu niệm, quà tặng trên địa bàn thành phố Huế (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn); bao gồm:

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Cộng đồng khởi nghiệp;

- Hộ kinh doanh cá thể.

b) Các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn: Không giới hạn về quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân hàng năm và địa bàn đầu tư sản xuất

c) Các tổ chức, cá nhân thực hiện thực hiện các hoạt động dịch vụ khuyến công gồm: Trung tâm Khuyến công; các đơn vị dịch vụ tư vấn đào tạo, chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại và các hoạt động liên quan đến đầu tư sản xuất CN - TTCN, ngành nghề trong nông thôn, ngành nghề truyền thống; các hiệp hội và hội nghề,…

d) Cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương cấp tỉnh, huyện, thị xã, thành phố Huế.

III. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

1. Chương trình khuyến công tỉnh Thừa Thiên Huế là tập hợp các nội dung, nhiệm vụ về hoạt động khuyến công địa phương trong từng giai đoạn 5 năm được UBND tỉnh phê duyệt nhằm khuyến khích phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm đặc sản, hàng quà tặng, lưu niệm Huế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội, lao động ở địa phương.

2. Kế hoạch khuyến công là tập hợp các đề án, nhiệm vụ khuyến công hàng năm do các cơ sở, doanh nghiệp đăng ký trên cơ sở văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Sở Công Thương. Kế hoạch khuyến công được Sở Công Thương ban hành sau khi báo cáo xin ý kiến của UBND tỉnh.

3. Đề án khuyến công là đề án được lập để triển khai một hoặc một số nội dung hoạt động khuyến công. Đề án khuyến công có mục tiêu, nội dung và đối tượng thụ hưởng, có thời gian thực hiện và kinh phí xác định.

4. Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp hoặc số lao động bình quân năm như quy định tại Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

5. Hợp tác xã: Các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã và Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/3/2013 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã;

6. Tổ hợp tác: Thành lập và hoạt động theo Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác.

7. Hộ kinh doanh cá thể theo Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

IV. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề và nhu nhập nghề mới:

Tổng hợp nhu cầu đào tạo nghề và sử dụng lao động của các cơ sở công nghiệp nông thôn, ngành nghề truyền thống tại các địa phương để lập kế hoạch tổ chức thực hiện.

a) Tổ chức các khóa đào tạo nghề, truyền nghề theo nhu cầu của các cơ sở công nghiệp nông thôn để tạo việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động. Trung bình hàng năm đào tạo nghề và truyền nghề cho khoảng 200 lao động.

b) Đào tạo thợ giỏi, nghệ nhân để hình thành đội ngũ giảng viên phục vụ chương trình đào tạo nghề, nâng cao tay nghề, truyền nghề ở nông thôn.

2. Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp thông qua các hoạt động tư vấn, tập huấn đào tạo, hội thảo, hội nghị, diễn đàn (trung bình 2 khóa/năm); tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm các mô hình trong và ngoài tỉnh (trung bình 1 - 2 đợt/năm). Xúc tiến quảng bá và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp nông thôn.

3. Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật:

a) Tổ chức tham quan mô hình, hội nghị, hội thảo, diễn đàn, giới thiệu công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại cho các cơ sở công nghiệp nông thôn;

b) Hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn về chế biến nông - lâm - thủy sản và chế biến thực phẩm; sản xuất hàng công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất sản phẩm, phụ tùng; lắp ráp và sửa chữa máy móc, thiết bị, dụng cụ cơ khí, điện, điện tử - tin học; về khai thác, chế biến khoáng sản; chế biến nguyên liệu, đặc biệt là quy mô nhỏ tại các vùng nguyên liệu phân tán để cung cấp cho các cơ sở công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp; (trung bình 1 - 2 mô hình/năm)

c) Hỗ trợ xây dựng thí điểm nhằm nhân rộng các mô hình áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp;

d) Hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến vào các khâu sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xử lý ô nhiễm môi trường; (trung bình 15 cơ sở/năm)

đ) Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường (01 cơ sở/năm).

4. Xây dựng thương hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, thông qua việc tổ chức bình chọn sản phẩm định kỳ theo quy định. Hỗ trợ các cơ sở tham gia hội chợ, triển lãm hàng công nghiệp nông thôn, hàng thủ công mỹ nghệ trong và ngoài nước. Hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu và đầu tư các phòng trưng bày để giới thiệu, quảng bá sản phẩm và các hoạt động xúc tiến thương mại khác.

5. Tư vấn trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn trong việc: Lập dự án đầu tư; marketing; quản lý sản xuất - tài chính - kế toán - nhân lực; thành lập doanh nghiệp; liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh; thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói; ứng dụng công nghệ - thiết bị mới liên quan đến sản xuất công nghiệp nông thôn. Tư vấn hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiếp cận các chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách đất đai, chính sách khoa học công nghệ, chính sách tài chính - tín dụng và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước.

6. Cung cấp thông tin tuyên truyền:

a) Xây dựng và vận hành trung tâm dữ liệu điện tử về công nghiệp nông thôn, mạng lưới cộng tác viên khuyến công tại các huyện;

b) Xây dựng chương trình truyền hình, truyền thanh; phát hành các bản tin, ấn phẩm; xây dựng dữ liệu, trang thông tin điện tử; tờ rơi, tờ gấp và các hình thức thông tin đại chúng khác;

c) Tổ chức và hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia các cuộc thi, phát động, triển lãm nhằm quảng bá thông tin, tuyên truyền về hoạt động khuyến công;

d) Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tiếp cận và khai thác cơ sở dữ liệu về thông tin thị trường và quảng bá doanh nghiệp.

7. Hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển các cụm công nghiệp và di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường:

a) Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp thành lập các hiệp hội, hội ngành nghề; liên kết vệ tinh sản xuất các mặt hàng phụ trợ; mô hình liên kết cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ truyền thống với các doanh nghiệp du lịch;

b) Hỗ trợ xây dựng cụm liên kết doanh nghiệp công nghiệp;

c) Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp (01 cụm), hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp (01 cụm/năm) và hỗ trợ thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp;

d) Hỗ trợ tư vấn, lãi suất vốn vay cho các cơ sở công nghiệp nông thôn gây ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, cụm công nghiệp;

đ) Hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp.

8. Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công:

a) Nghiên cứu trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản liên quan nhằm hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách về hoạt động khuyến công;

b) Xây dựng kế hoạch khuyến công hàng năm. Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công;

c) Kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công và sản xuất sạch hơn;

d) Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho các Trung tâm Khuyến công. Xây dựng và duy trì mạng lưới cộng tác viên khuyến công;

đ) Xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu và tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác khuyến công;

e) Tổ chức tham quan khảo sát, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước; hội thảo chuyên đề, hội nghị đánh giá tổng kết về hoạt động khuyến công; xây dựng, duy trì và phổ biến các cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về khuyến công, sản xuất sạch hơn trong công nghiệp;

g) Xây dựng, vận hành hệ thống báo cáo đánh giá thực hiện Chương trình.

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Về cơ chế chính sách:

a) Đẩy mạnh việc rà soát, tham mưu xây dựng, bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện các văn bản về hoạt động khuyến công từ trung ương đến địa phương;

b) Xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm phục vụ công tác thống kê số liệu và theo dõi quản lý chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công;

c) Hoàn thiện quy định về hệ thống biểu bảng thống kê báo cáo và phương pháp kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động khuyến công ở cấp tỉnh;

d) Hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động khuyến công theo hướng hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, hỗ trợ các ngành nghề, sản phẩm tiêu biểu, chủ lực phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương đồng bộ với các chính sách khác như: Chính sách đất đai, ưu đãi đầu tư, tín dụng, khoa học và công nghệ.

2. Về tổ chức bộ máy:

a) Nâng cao năng lực của Trung tâm Khuyến công nhằm đảm bảo thực hiện tốt chức năng quản lý và thực hiện chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh; Nâng cao năng lực tư vấn hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trong xây dựng kế hoạch đầu tư, tổ chức sản xuất, thị trường tiêu thụ;

b) Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công.

3. Thiết lập và tăng cường sự phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức, cá nhân nhằm thúc đẩy hoạt động khuyến công.

4. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền; nâng cao vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công.

5. Ngoài nguồn kinh phí ngân sách hỗ trợ cho hoạt động khuyến công, lồng ghép với các dự án, chương trình mục tiêu khác để khuyến khích, thu hút nguồn vốn của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Kinh phí thực hiện Chương trình khuyến công giai đoạn 2016 - 2020 bao gồm kinh phí sự nghiệp kinh tế cho hoạt động khuyến công từ nguồn ngân sách của tỉnh được phân bổ hàng năm; nguồn hỗ trợ từ kinh phí khuyến công quốc gia theo chương trình, kế hoạch và đề án được phê duyệt; nguồn đối ứng từ các tổ chức, cá nhân tham gia chương trình và các nguồn vốn hợp pháp khác.

2. Tổng kinh phí thực hiện chương trình khuyến công tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020 dự ước khoảng 144.270 triệu đồng; Trong đó bao gồm:

- Nguồn kinh phí khuyến công : 55.700 triệu đồng

- Nguồn từ doanh nghiệp, nguồn khác: 88.570 triệu đồng

(có Phụ lục chi tiết kèm theo)

Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, kế hoạch, đề án, dự án được phê duyệt và khả năng ngân sách, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí kinh phí phù hợp cho hoạt động khuyến công hằng năm.

3. Hàng năm, căn cứ vào chương trình, UBND tỉnh, cấp huyện, cấp xã chỉ đạo bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện để bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương:

a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế tổ chức triển khai và thực hiện các nội dung của Chương trình.

b) Ban hành hoặc phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình.

c) Chỉ đạo Trung tâm Khuyến công xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, đề án khuyến công hàng năm theo các nội dung Chương trình tại Điều 1 Quyết định này; theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.

d) Chịu trách nhiệm kiểm tra, quản lý nguồn kinh phí ngân sách cấp cho hoạt động khuyến công đảm bảo thực hiện nhiệm vụ khuyến công theo quy định.

đ) Chịu trách nhiệm thanh toán, quyết toán ngân sách địa phương hỗ trợ hoạt động khuyến công với Sở Tài chính theo quy định hiện hành của Nhà nước.

e) Phối hợp với Sở Nội vụ kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về khuyến công trên địa bàn; phối hợp Sở Nội vụ, Sở Tài chính xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt đề án nâng cao năng lực Trung tâm Khuyến công về nhân sự, cơ sở vật chất và phương tiện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

g) Định kỳ báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh tình hình triển khai thực hiện Chương trình; hằng năm tổ chức tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện.

2. Sở Tài chính:

a) Thẩm tra kế hoạch vốn khuyến công hàng năm do Sở Công Thương lập; tham mưu UBND tỉnh kinh phí ngân sách nhà nước cho hoạt động khuyến công hàng năm trên cơ sở chương trình khuyến công đã được UBND tỉnh phê duyệt.

b) Thẩm tra quyết toán kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ hoạt động khuyến công của Sở Công Thương theo quy định hiện hành của Nhà nước.

3. Sở Nội vụ: tham mưu UBND tỉnh kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về khuyến công trên địa bàn tỉnh; tăng cường nhân sự cho Trung tâm Khuyến công.

4. Các Sở, Ban ngành liên quan trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình phối hợp với Sở Công Thương để thực hiện có hiệu quả Chương trình khuyến công; thực hiện lồng ghép các dự án thuộc các chương trình mục tiêu của do ngành, đơn vị mình quản lý với các đề án khuyến công thuộc Chương trình này để triển khai thực hiện.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thành phố Huế:

a) Phối hợp với Sở Công Thương phổ biến, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra giám sát các ngành, đơn vị tại địa phương thực hiện Chương trình.

b) Trên cơ sở Chương trình này và tình hình thực tế của địa phương lập kế hoạch thực hiện chương trình khuyến công của địa phương mình, báo cáo về UBND tỉnh và các Sở: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch Đầu tư để tổng hợp và đưa vào kế hoạch hàng năm phần ngân sách hỗ trợ cho địa phương.

c) Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch, đề án khuyến công hàng năm theo các nội dung chương trình quy định tại Điều 1 Quyết định này.

d) Tổ chức và huy động các nguồn lực, thực hiện lồng ghép các dự án thuộc chương tình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn với các đề án khuyến công thuộc chương trình khuyến công này để triển khai thực hiện.

đ) Định kỳ hàng quý gửi báo cáo cho Sở Công Thương về tình hình thực hiện Chương trình tại địa phương.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo Sở Công Thương để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung trong kế hoạch khuyến công hàng năm đảm bảo hiệu quả và yêu cầu, điều kiện thực tế./.

 

 

PHỤ LỤC

CHI TIẾT DỰ TOÁN KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 2073/QĐ-UBND ngày 05/9/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

Nội dung

ĐVT

SL

Đơn giá

Kinh phí thực hiện trong 1 năm

Kinh phí thực hiện giai đoạn 2016 - 2020

Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước

Kinh phí từ nguồn vốn đối ứng của doanh nghiệp

1

Đào tạo nghề, truyền nghề gắn với nhu cầu của cơ sở công nghiệp nông thôn (ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa không quá 50% chi phí, bao gồm chi phí tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, khen thưởng học viên, cấp chứng nhận học nghề; tài liệu, giáo trình; thù lao giáo viên dạy lý thuyết và hướng dẫn thực hành; nguyên, nhiên, vật liệu và dụng cụ học nghề; thuê lớp học và thiết bị dạy nghề,…)

Người

200

4.000

800.000

4.000.000

2.000.000

2.000.000

2

Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp thông qua các hoạt động tư vấn, tập huấn đào tạo, hội thảo, hội nghị, diễn đàn (trung bình 2 khóa/năm); tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm các mô hình trong và ngoài tỉnh (trung bình 1-2 đợt/năm). Xúc tiến quảng bá và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp nông thôn.

 

 

 

300.000

1.500.000

1.250.000

250.000

2.1

Tập huấn, hội thảo, hội nghị diễn đàn (1-2 khóa/năm, mỗi khóa 50 người)

Khóa

2

50.000

100.000

500.000

500.000

 

2.2

Tham quan khảo sát học tập kinh nghiệm các mô hình trong và ngoài tỉnh (1-2 đợt/năm)

Đợt

2

50.000

100.000

500.000

500.000

 

2.3

Xúc tiến quảng bá và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp nông thôn

Đợt

2

50.000

100.000

500.000

250.000

250.000

3

Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật

 

 

 

6.100.000

30.500.000

12.500.000

18.000.000

3.1

Tổ chức tham quan mô hình, hội nghị, hội thảo, diễn đàn, giới thiệu công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại cho các cơ sở công nghiệp nông thôn (hỗ trợ tối đa 100 triệu đồng/mô hình)

Mô hình

1

100.000

100.000

500.000

500.000

 

3.2

Hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn về chế biến nông - lâm - thủy sản và chế biến thực phẩm; sản xuất hàng công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất sản phẩm, phụ tùng; lắp ráp và sửa chữa máy móc, thiết bị, dụng cụ cơ khí, điện, điện tử - tin học; về khai thác, chế biến khoáng sản; chế biến nguyên liệu, đặc biệt là quy mô nhỏ tại các vùng nguyên liệu phân tán để cung cấp cho các cơ sở công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp (Hỗ trợ tối đa 30% và không quá 300 triệu đồng/mô hình)

Mô hình

1

1.000.000

1.000.000

5.000.000

1.500.000

3.500.000

3.3

Hỗ trợ xây dựng thí điểm nhằm nhân rộng các mô hình áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp (Hỗ trợ tối đa 30% và không quá 300 triệu đồng/mô hình)

Mô hình

1

1.000.000

1.000.000

5.000.000

1.500.000

3.500.000

3.4

Hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến vào các khâu sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xử lý ô nhiễm môi trường; (trung bình 15 cơ sở/năm, hỗ trợ tối đa 50% và không quá 100 triệu đồng cơ sở)

Cơ sở

15

200.000

3.000.000

15.000.000

7.500.000

7.500.000

3.5

Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường. (Hỗ trợ tối đa 30% và không quá 300 triệu đồng/cơ sở)

Cơ sở

1

1.000.000

1.000.000

5.000.000

1.500.000

3.500.000

4

Xây dựng thương hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, thông qua việc tổ chức bình chọn sản phẩm định kỳ theo quy định. Hỗ trợ các cơ sở tham gia hội chợ, triển lãm hàng công nghiệp nông thôn, hàng thủ công mỹ nghệ trong và ngoài nước. Hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu và đầu tư các phòng trưng bày để giới thiệu, quảng bá sản phẩm và các hoạt động xúc tiến thương mại khác

 

 

 

1.110.000

6.270.000

2.950.000

3.320.000

4.1

Bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu

+ Cấp huyện, thị xã: 2 kỳ x 30 triệu x 8 huyện, thị xã

+ Cấp tỉnh: 2 kỳ x 80 triệu đồng/kỳ

+ Hỗ trợ tổ chức tham gia cấp khu vực, quốc gia: 4 kỳ x 20 triệu đồng/kỳ

 

 

 

 

720.000

720.000

 

4.2

Hỗ trợ các cơ sở tham gia Hội chợ triễn lãm

Năm

 

 

100.000

500.000

500.000

 

4.3

Hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu (hỗ trợ tối đã 50% và không quá 35 triệu đồng/cơ sở)

Cơ sở

3

70.000

210.000

1.050.000

525.000

525.000

4.4

Đầu tư các phòng trưng bày để giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn (hỗ trợ tối đa 30% và không quá 100 triệu đồng/phòng

phòng

1

800.000

800.000

4.000.000

1.200.000

2.800.000

5

Tư vấn trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn trong việc: Lập dự án đầu tư; marketing; quản lý sản xuất - tài chính - kế toán - nhân lực; thành lập doanh nghiệp; liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh; thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói; ứng dụng công nghệ - thiết bị mới liên quan đến sản xuất công nghiệp nông thôn. Tư vấn hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiếp cận các chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách đất đai, chính sách khoa học công nghệ, chính sách tài chính - tín dụng và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước (Hỗ trợ tối đã 50% chi phí và không quá 35 triệu đồng/cơ sở)

Cơ sở

10

70.000

700.000

3.500.000

1.750.000

1.750.000

6

Cung cấp thông tin tuyên truyền:

+ Xây dựng và vận hành trung tâm dữ liệu điện tử về công nghiệp nông thôn, mạng lưới cộng tác viên khuyến công tại các huyện;

+ Xây dựng chương trình truyền hình, truyền thanh; phát hành các bản tin, ấn phẩm; xây dựng dữ liệu, trang thông tin điện tử; tờ rơi, tờ gấp và các hình thức thông tin đại chúng khác;

+ Tổ chức và hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia các cuộc thi, phát động, triển lãm nhằm quảng bá thông tin, tuyên truyền về hoạt động khuyến công;

+ Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tiếp cận và khai thác cơ sở dữ liệu về thông tin thị trường và quảng bá doanh nghiệp.

 

 

 

 

1.000.000

1.000.000

 

7

Hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển các cụm công nghiệp và di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường

 

 

 

19.700.000

96.500.000

33.250.000

63.250.000

7.1

Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp thành lập các hiệp hội, hội ngành nghề; liên kết vệ tinh sản xuất các mặt hàng phụ trợ; mô hình liên kết cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ truyền thống với các doanh nghiệp du lịch (hỗ trợ tối đa 50% kinh phí và không quá 50 triệu đông/hiệp hội)

Hiệp hội, hội nghề

1

100.000

100.000

500.000

250.000

250.000

7.2

Hỗ trợ xây dựng cụm liên kết doanh nghiệp công nghiệp (hỗ trợ tối đa 50% kinh phí và không quá 50 triệu đông/cụm liên kết)

Cụm

1

100.000

100.000

500.000

250.000

250.000

7.3

Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp (hỗ trợ tối đa 50% kinh phí và không quá 300 triệu đồng/cụm)

Cụm

01

500.000

500.000

500.000

250.000

250.000

7.4

 Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp và hỗ trợ thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp (hỗ trợ tối đa 30% kinh phí và không quá 3000 triệu đồng/cụm)

Cụm

01

10.000.000

10.000.000

50.000.000

15.000.000

35.000.000

7.5

Hỗ trợ tư vấn, lãi suất vốn vay cho các cơ sở công nghiệp nông thôn gây ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, cụm công nghiệp (Hỗ trợ tối đa 50% kinh phí và không quá 300 triệu đồng cơ sở)

Cơ sở

5

600.000

3.000.000

15.000.000

7.500.000

7.500.000

7.6

Hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp (hỗ trợ tối đã 30% chi phí và không quá 1 tỷ đồng/cụm)

Cụm

2

3.000.000

6.000.000

30.000.000

10.000.000

20.000.000

8

Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công:

+ Nghiên cứu trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản liên quan nhằm hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách về hoạt động khuyến công;

+ Xây dựng kế hoạch khuyến công hàng năm. Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công;

+ Kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công và sản xuất sạch hơn;

+ Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho các Trung tâm Khuyến công. Xây dựng và duy trì mạng lưới cộng tác viên khuyến công;

+ Xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu và tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác khuyến công;

+ Tổ chức tham quan khảo sát, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước; hội thảo chuyên đề, hội nghị đánh giá tổng kết về hoạt động khuyến công; xây dựng, duy trì và phổ biến các cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về khuyến công, sản xuất sạch hơn trong công nghiệp;

+ Xây dựng và vận hành hệ thống báo cáo đánh giá thực hiện Chương trình.

 

 

 

 

1.000.000

1.000.000

 

 

Tổng cộng

 

 

 

28.271.000

144.270.000

55.700.000

88.570.000