- 1Quyết định 1944/QĐ-BYT năm 2014 về Kế hoạch hành động phòng chống Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS-CoV) tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Công điện 3274/CĐ-BYT năm 2015 về tăng cường công tác phòng chống lây nhiễm hội chứng viêm đường hô hấp vùng trung đông do vi rút Corona (MERs-CoV) do Bộ Y tế điện
- 3Công điện 790/CĐ-TTg năm 2015 về phòng, chống dịch bệnh gây Hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung đông do vi rút Corona (Mers-Cov) gây ra của Thủ tướng Chính phủ điện
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2061/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 17 tháng 6 năm 2015 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007;
Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 201/TTr-SYT ngày 15/6/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phòng chống Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS-CoV) trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nội dung Kế hoạch được duyệt tại Điều 1 để tổ chức triển khai thực hiện đúng mục đích, có hiệu quả.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa Thể thao và Du lịch; Tổng Biên tập Báo Bình Định; Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Định; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các sở, ngành, đoàn thể có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHÒNG CHỐNG HỘI CHỨNG VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP VÙNG TRUNG ĐÔNG DO VI RÚT CORONA (MERS-COV) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2061/QĐ-UBND ngày 17/6/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi trút corona (MERS-CoV) gây nên (sau đây gọi tắt là bệnh MERS-CoV). Bệnh MERS-CoV có khả năng lây truyền từ người sang người, chủ yếu trong nhóm người có tiếp xúc gần. Người mắc bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính như: sốt, ho, viêm phổi nặng và nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp cấp; ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa như: tiêu chảy và có thể gây suy tạng, đặc biệt là suy thận, nguy cơ tử vong cao.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 790/CĐ-TTg ngày 03/6/2015; Công điện số 3274/CĐ-BYT ngày 20/5/2015 của Bộ Y tế về việc phòng chống dịch bệnh gây Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung đông do vi rút corona (MERS-CoV); Quyết định số 1944/QĐ-BYT ngày 05/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch hành động phòng chống Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung đông do vi rút corona (MERS-CoV); UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch phòng chống Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung đông do vi rút corona (MERS-CoV) trên địa bàn tỉnh; cụ thể như sau:
I. TÌNH HÌNH BỆNH MERS-CoV TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
1. Trên thế giới:
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến ngày 11/6/2015, trên thế giới ghi nhận 1.285 người nhiễm MERS-CoV, trong đó có 453 người đã tử vong. Có 26 quốc gia đã ghi nhận bệnh nhân MERS-CoV, gồm:
- Khu vực Trung Đông có 09 quốc gia: Ả-rập Xê-út, Quata, Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Oman, Yemen, Cô Oét, Lebenon, Jordan và Iran.
- Khu vực Châu Âu có 09 quốc gia: Anh, Pháp, Đức, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italy, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ.
- Châu Mỹ có 01 quốc gia là Mỹ.
- Châu Phi có 03 quốc gia: Ai Cập, Tunisia và Algeria.
- Châu Á có 04 quốc gia: Malaysia, Philippines, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Tại Hàn Quốc, từ ngày phát hiện ca nhiễm đầu tiên (20/5/2015) đến ngày 11/6/2015 đã ghi nhận 122 trường hợp mắc trong đó có 9 trường hợp tử vong.
2. Tại Việt Nam:
Qua hệ thống báo cáo giám sát đến nay, nước ta chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh MERS-CoV nào.
3. Nhận định, dự báo:
Căn cứ vào tình hình và đặc điểm dịch tễ của bệnh, nguy cơ dịch có thể xâm nhập vào Việt Nam cũng như có khả năng bùng phát thành dịch lớn tại cộng đồng nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng chống, do:
- MERS-CoV lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc gần, đặc biệt đã ghi nhận các trường hợp là các cán bộ y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân.
- Bệnh đã lây truyền từ một số nước vùng Trung Đông sang các quốc gia khác, các trường hợp mắc bệnh tại châu Á, châu Âu, châu Mỹ đều có tiền sử đi du lịch tại các nước khu vực Trung Đông.
- Nguy cơ bệnh có thể xâm nhập vào nước ta thông qua các khách du lịch, người lao động về từ vùng Trung Đông hoặc hành khách nhập cảnh có thời gian ở, đi qua vùng Trung Đông và Hàn Quốc.
- Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng bệnh hiện nay chủ yếu dựa vào vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa lây truyền tại cộng đồng.
1. Mục tiêu chung:
Phát hiện sớm trường hợp nhiễm MERS-CoV, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong.
2. Mục tiêu cụ thể (theo tình huống dịch bệnh)
a. Tình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh tại Bình Định
Phát hiện sớm ca bệnh tại cảng biển, cảng hàng không, nhà ga, bến xe để xử lý triệt để, tránh lây lan ra cộng đồng và các cán bộ y tế.
b. Tình huống 2: Xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Bình Định
Khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan ra cộng đồng.
c. Tình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồng.
Đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lan rộng trong cộng đồng.
1. Tình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh tại Bình Định.
a. Công tác chỉ đạo, kiểm tra:
- Tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các cấp từ tỉnh đến huyện, xã.
- Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai các hoạt động tại các đơn vị y tế địa phương.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, hướng dẫn công tác giám sát, sẵn sàng thu dung, điều trị, xử lý ổ dịch tại các địa phương.
b. Công tác giám sát, dự phòng:
- Tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân, có yếu tố dịch tễ liên quan thông qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm và giám sát các trường hợp nghi ngờ tại các cơ sở khám chữa bệnh, tại cộng đồng.
- Thực hiện tốt việc giám sát hành khách tại cảng biển, cảng hàng không, nhà ga, bến xe; thực hiện việc kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện các trường hợp nghi ngờ; xem xét áp dụng khai báo y tế phù hợp với tình hình Việt Nam và thông lệ quốc tế.
- Chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị, sinh phẩm y tế để lấy mẫu xét nghiệm gửi tuyến trên chẩn đoán xác định MERS-CoV.
- Rà soát, cập nhật các hướng dẫn kỹ thuật về giám sát, dự phòng xử lý ổ dịch theo tình hình dịch.
- Tổ chức tập huấn cho các cán bộ tham gia công tác phòng chống dịch cập nhật về các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật trong giám sát, phòng chống dịch.
- Thường xuyên tổ chức đánh giá nguy cơ để đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp.
- Kiện toàn các đội chống dịch cơ động, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương điều tra, xử lý ổ dịch.
c. Công tác điều trị:
- Các cơ sở khám, chữa bệnh chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, khu vực cách ly, giường bệnh; sẵn sàng tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân.
- Đẩy mạnh công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các bệnh viện.
- Thiết lập mạng lưới các đơn vị thu dung điều trị bệnh nhân MERS-CoV. Thiết lập khu vực cách ly riêng để khám và điều trị các trường hợp nghi ngờ nhiễm MERS-CoV không được để lây nhiễm trong bệnh viện.
- Rà soát, cập nhật các hướng dẫn kỹ thuật về hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu sử dụng các thuốc kháng vi rút phù hợp, hiệu quả.
- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cán bộ trong chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân.
- Kiện toàn các đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng hỗ trợ địa phương cấp cứu, điều trị bệnh nhân khi có yêu cầu.
d. Công tác truyền thông:
- Xây dựng các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch tại các cửa khẩu, cơ sở điều trị và cộng đồng; hướng dẫn cộng đồng tự theo dõi tình trạng sức khỏe và chủ động liên hệ với các đơn vị y tế khi cần thiết.
- Truyền tải các thông điệp, khuyến cáo phòng chống dịch bệnh tới các đoàn du lịch, người lao động tới các vùng có dịch MERS-CoV đặc biệt tại vùng Trung Đông.
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền kịp thời cung cấp thông tin để người dân không hoang mang lo lắng và phối hợp thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.
đ. Công tác hậu cần:
- Rà soát tình hình thuốc, vật tư, trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác giám sát, xử lý ổ dịch, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, xây dựng kế hoạch sửa chữa, bổ sung và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt kịp thời.
- Chuẩn bị sẵn sàng kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống khi có dịch xảy ra.
2. Tình huống 2: Xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Bình Định
a. Công tác chỉ đạo, kiểm tra:
- Cập nhật tình hình diễn biến của dịch trên cả nước và báo cáo thường xuyên về Ban Chỉ đạo các cấp để kịp thời có các chỉ đạo về phòng chống dịch.
- Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh các cấp tổ chức họp hàng tuần và đột xuất để thống nhất chỉ đạo triển khai các hoạt động tại các đơn vị y tế địa phương.
- Ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai các hoạt động tại các đơn vị y tế địa phương.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra giám sát, hướng dẫn các địa phương và đánh giá việc triển khai công tác phòng chống dịch của các địa phương.
b. Công tác giám sát, dự phòng:
- Tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân có yếu tố dịch tễ liên quan; giám sát, theo dõi tình trạng sức khỏe của những người có tiếp xúc gần với người bệnh trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Áp dụng việc báo cáo hàng ngày và chia sẻ thông tin kịp thời.
- Thực hiện giám sát chặt chẽ hành khách tại cảng biển, cảng hàng không, nhà ga, bến xe; tiếp tục duy trì kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Triển khai việc khai báo y tế đối với hành khách nhập cảnh phù hợp với tình hình dịch và thông lệ quốc tế.
- Tăng cường giám sát, lấy mẫu bệnh phẩm các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nặng chưa rõ nguyên nhân tại các bệnh viện để xét nghiệm xác định sự lưu hành, biến đổi, mức độ lây lan MERS-CoV.
- Đẩy mạnh giám sát dựa vào các kênh báo chí, các nguồn chính thức và không chính thức để kịp thời xác minh, tổ chức điều tra phát hiện ổ dịch, khoanh vùng, xử lý triệt để không để bùng phát dịch trong cộng đồng.
- Tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các đơn vị y tế; các đội chống dịch cơ động hỗ trợ các địa phương xử lý ổ dịch.
- Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm và cập nhật các tài liệu chuyên môn trong công tác giám sát, xử lý ổ dịch để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.
- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan (cảng biển, cảng hàng không, nhà ga, bến xe) trong việc giám sát, thông tin truyền thông và xử lý các tình huống xảy ra dịch trên địa bàn.
c. Công tác điều trị:
- Thực hiện tiếp nhận bệnh nhân theo phân tuyến điều trị, những bệnh nhân đầu tiên được điều trị tại các bệnh viện tuyến cuối, hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong.
- Thực hiện nghiêm ngặt việc tổ chức cách ly đối với bệnh nhóm A, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các bệnh viện theo quy định; làm thông thoáng buồng bệnh để giảm nồng độ vi rút.
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cho các cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân, không để xảy ra hiện tượng lây nhiễm sang cán bộ y tế.
- Tổ chức thường trực cấp cứu, thu dung, điều trị tại các đơn vị khám, chữa bệnh; các đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng hỗ trợ địa phương cấp cứu, điều trị bệnh nhân khi có yêu cầu.
- Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác chẩn đoán điều trị, chăm sóc để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.
d. Công tác truyền thông:
- Thường xuyên cập nhật các thông tin về tình hình dịch bệnh và phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Đẩy mạnh việc truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch tại cảng biển, cảng hàng không, nhà ga, bến xe, các cơ sở điều trị và cộng đồng.
đ. Công tác hậu cần:
- Căn cứ vào dự báo tình hình dịch tiếp tục bổ sung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đề phòng dịch bùng phát trên diện rộng.
- Thực hiện chính sách cho các cán bộ thực hiện công tác điều tra, xác minh ổ dịch, thường trực phòng chống dịch và cán bộ thực hiện thu dung, điều trị, chăm sóc bệnh nhân.
- Tiếp tục chuẩn bị sẵn sàng kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống trong trường hợp dịch bùng phát trên diện rộng.
- Xây dựng kế hoạch dự trữ, bổ sung thuốc, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch trong trường hợp dịch lan rộng, kéo dài.
3. Tình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồng
a. Công tác chỉ đạo, kiểm tra:
- Báo cáo thường xuyên, liên tục hàng ngày tình hình diễn biến của dịch; tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời các biện pháp phòng chống dịch.
- Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh của tỉnh, huyện, xã tổ chức họp vào 16 giờ hàng ngày để thống nhất chỉ đạo triển khai các hoạt động tại các đơn vị y tế địa phương.
- Phối hợp giữa các sở, ngành liên quan triển khai quyết liệt các hoạt động phòng chống dịch theo yêu cầu của Bộ Y tế, của Thủ tướng Chính phủ.
- Đánh giá tình hình dịch và thực hiện việc công bố dịch theo quy định của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.
- Ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai các hoạt động tại các đơn vị y tế địa phương.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra giám sát, hướng dẫn tại các địa phương và đánh giá việc triển khai công tác phòng chống dịch của các địa phương.
b. Công tác giám sát, dự phòng:
- Tăng cường giám sát các chùm ca bệnh viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân có yếu tố dịch tễ liên quan tại cộng đồng. Áp dụng việc báo cáo hàng ngày và chia sẻ thông tin kịp thời.
- Tổ chức khoanh vùng ổ dịch, triển khai các biện pháp hạn chế đi lại khi cần thiết, áp dụng các biện pháp phòng bệnh rộng rãi, bắt buộc đối với toàn bộ người dân trong khu vực ổ dịch.
- Tiếp tục triển khai giám sát MERS-CoV thông qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm; đẩy mạnh việc giám sát dựa vào các trang tin điện tử, báo chí, thông tin của các nguồn chính thức và không chính thức để kịp thời xác minh, tổ chức điều tra phát hiện ổ dịch, khoanh vùng, xử lý sớm các ổ dịch trong cộng đồng.
- Thực hiện giám sát chặt chẽ hành khách tại cảng biển, cảng hàng không, nhà ga, bến xe; tiếp tục duy trì kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện các trường hợp nghi ngờ thông qua sử dụng máy đo thân nhiệt.
- Tiếp tục thực hiện việc khai báo y tế đối với hành khách phù hợp với tình hình dịch và thông lệ quốc tế.
- Tăng cường giám sát, xét nghiệm để xác định sự lưu hành, biến đổi, mức độ lây lan MERS-CoV.
- Thường xuyên đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác giám sát, chẩn đoán, điều trị, dự phòng, xử lý ổ dịch, để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.
- Tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các đơn vị y tế; các đội chống dịch cơ động hỗ trợ các địa phương xử lý ổ dịch.
- Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm và cập nhật các tài liệu chuyên môn trong công tác giám sát, xử lý ổ dịch để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.
c. Công tác điều trị:
- Thực hiện quyết liệt việc phân tuyến, triển khai điều trị tại các bệnh viện tuyến huyện để điều trị bệnh nhân theo quy định nhằm giảm tải các bệnh viện tuyến cuối.
- Các bệnh viện chủ động triển khai kế hoạch mở rộng việc thu dung, điều trị bệnh nhân; sẵn sàng thiết lập các bệnh viện dã chiến khi cần thiết.
- Các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện nghiêm ngặt việc tổ chức cách ly đối với bệnh nhóm A, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các bệnh viện theo quy định; làm thông thoáng buồng bệnh để giảm nồng độ vi rút. Tập trung tối đa nguồn lực và chuyên môn kỹ thuật để điều trị bệnh nhân để hạn chế tối đa trường hợp tử vong.
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cho các cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân, không để xảy ra hiện tượng lây nhiễm sang cán bộ y tế.
- Tổ chức thường trực cấp cứu, thu dung, điều trị tại các đơn vị khám, chữa bệnh; các đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng hỗ trợ địa phương cấp cứu, điều trị bệnh nhân khi có yêu cầu.
- Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác chẩn đoán điều trị, chăm sóc để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.
d. Công tác truyền thông: Thường xuyên cập nhật các thông tin về tình hình dịch bệnh và phát các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch phù hợp với các đối tượng nguy cơ và phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đ. Công tác hậu cần: Căn cứ vào dự báo tình hình dịch, tiếp tục bổ sung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện để kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
IV. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN:
1. Sở Y tế:
- Triển khai các biện pháp giám sát, phát hiện, cách ly và điều trị kịp thời tất cả các trường hợp MERS-CoV, không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài, hạn chế tối đa số mắc và tử vong.
- Chủ động phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức về các biện pháp phòng chống dịch; Hướng dẫn thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; hướng dẫn người dân khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh thì phải đến ngay cơ quan y tế gần nhất để được theo dõi, cách ly và xử lý kịp thời.
- Đảm bảo đầy đủ thuốc, hóa chất, trang thiết bị, phương tiện, nhân lực cho phòng chống dịch và cấp cứu, điều trị bệnh nhân; tổ chức tốt phân loại bệnh nhân, phân tuyến điều trị để kịp thời tiếp nhận điều trị sớm bệnh nhân, hạn chế tối đa biến chứng và tử vong; đảm bảo khu vực cách ly theo quy định, hạn chế tối đa sự lây lan dịch bệnh.
- Bảo đảm thông tin kịp thời, báo cáo dịch theo đúng quy định.
- Tổ chức giải quyết các trường hợp tử vong theo đúng quy định của Bộ Y tế
2. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bình Định:
Phối hợp với Sở Y tế, các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác thông tin, giáo dục truyền thông với các hình thức đa dạng, phong phú, nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức về nguy cơ và tác hại của dịch bệnh; đồng thời chủ động, tự giác, thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh có hiệu quả; nghiêm cấm đưa tin sai sự thật gây hoang mang trong cộng đồng.
3. Cảng hàng không Phù Cát, Cảng biển Quy Nhơn, Ga Diêu trì, Ga Quy Nhơn:
Phối hợp với cơ quan y tế địa phương trong việc thiết lập khu vực cách ly đối với những trường hợp nghi ngờ MERS-CoV, nhất là các hành khách đi từ vùng có dịch hoặc ngang qua vùng dịch; tổ chức khai báo và lập tờ khai y tế theo hướng dẫn của ngành y tế và theo quy định.
4. Sở Tài chính:
Trên cơ sở đề xuất của ngành Y tế, tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí kịp thời cho công tác phòng chống dịch MERS-CoV.
5. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Chỉ đạo các ban, ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với y tế địa phương trong công tác giám sát, phát hiện và tuyên truyền cho nhân dân cách phòng bệnh, hướng dẫn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
- Cân đối, bố trí kinh phí hỗ trợ cho cơ quan y tế địa phương để triển khai các hoạt động giám sát, phát hiện khống chế dập tắt dịch và tổ chức cấp cứu, điều trị bệnh nhân.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các hội, đoàn thể tỉnh chỉ đạo các cấp hội, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế để thực hiện tốt công tác giám sát, phát hiện, hướng dẫn hội viên tham gia các phong trào vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh cá nhân và đến cơ sở khám bệnh khi có các biểu hiện nghi ngờ.
1. Giao Giám đốc Sở Y tế sử dụng từ nguồn kinh phí phòng chống dịch và nguồn kinh phí sự nghiệp được UBND tỉnh giao dự toán hàng năm để phục vụ cho các hoạt động phòng chống dịch MERS-CoV.
Trong trường hợp dịch bùng phát mạnh cần bổ sung kinh phí thì Sở Y tế lập kế hoạch cụ thể, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
2. Thủ trưởng các sở, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện đảm bảo các hoạt động phòng chống dịch theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này./.
- 1Công điện 04/CĐ-UBND năm 2015 về chủ động phòng chống Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS CoV) của Chủ tịch ủy ban nhân thành phố Hà Nội điện
- 2Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2015 về phòng, chống dịch bệnh gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung đông do vi rút Corona (Mers-Cov) do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 3Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2015 về tăng cường công tác phòng, chống Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do virus Corona (MERS-CoV) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 4Quyết định 1741/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch phòng, chống viêm gan vi rút, giai đoạn 2015 - 2019 của tỉnh Vĩnh Long
- 5Quyết định 1689/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Điều lệ Hội Hô hấp thành phố Hà Nội
- 6Chỉ thị 199/CT-HQHCM năm 2020 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona gây ra do Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Công văn 291/GDĐT-VP năm 2020 về cho học sinh nghỉ học do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Kế hoạch 25/KH-UBND năm 2020 về phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút corona trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 9Kế hoạch 30/KH-UBND năm 2020 về tiếp nhận, tổ chức cách ly công dân Việt Nam trở về từ Trung Quốc và các quốc gia có dịch chủ động phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) tại tỉnh Thừa Thiên Huế
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007
- 3Quyết định 1944/QĐ-BYT năm 2014 về Kế hoạch hành động phòng chống Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS-CoV) tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Công điện 3274/CĐ-BYT năm 2015 về tăng cường công tác phòng chống lây nhiễm hội chứng viêm đường hô hấp vùng trung đông do vi rút Corona (MERs-CoV) do Bộ Y tế điện
- 5Công điện 790/CĐ-TTg năm 2015 về phòng, chống dịch bệnh gây Hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung đông do vi rút Corona (Mers-Cov) gây ra của Thủ tướng Chính phủ điện
- 6Công điện 04/CĐ-UBND năm 2015 về chủ động phòng chống Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS CoV) của Chủ tịch ủy ban nhân thành phố Hà Nội điện
- 7Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2015 về phòng, chống dịch bệnh gây hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung đông do vi rút Corona (Mers-Cov) do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 8Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2015 về tăng cường công tác phòng, chống Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do virus Corona (MERS-CoV) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 9Quyết định 1741/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch phòng, chống viêm gan vi rút, giai đoạn 2015 - 2019 của tỉnh Vĩnh Long
- 10Quyết định 1689/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Điều lệ Hội Hô hấp thành phố Hà Nội
- 11Chỉ thị 199/CT-HQHCM năm 2020 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona gây ra do Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 12Công văn 291/GDĐT-VP năm 2020 về cho học sinh nghỉ học do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 13Kế hoạch 25/KH-UBND năm 2020 về phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút corona trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 14Kế hoạch 30/KH-UBND năm 2020 về tiếp nhận, tổ chức cách ly công dân Việt Nam trở về từ Trung Quốc và các quốc gia có dịch chủ động phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Quyết định 2061/QĐ-UBND năm 2015 ban hành Kế hoạch phòng chống Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS-CoV) trên địa bàn tỉnh Bình Định
- Số hiệu: 2061/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/06/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Mai Thanh Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/06/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực