- 1Quyết định 56/2017/QĐ-UBND về quy chế trích lập, quản lý và sử dụng nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 2Hướng dẫn 8055/NHCS-TDSV về nghiệp vụ cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm do Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành
- 1Quyết định 131/2002/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác
- 3Luật việc làm 2013
- 4Luật ngân sách nhà nước 2015
- 5Nghị định 61/2015/NĐ-CP Quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Nghị định 74/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm
- 8Công văn 1965/BNN-TY năm 2020 về tổ chức hướng dẫn tái đàn, tăng đàn lợn bảo đảm an toàn sinh học do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2020 về tập trung triển khai quyết liệt giải pháp tái đàn, ổn định phát triển chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Bình Định
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2046/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 27 tháng 5 năm 2020 |
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÁI ĐÀN HEO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Việc làm ngày 16/11/2013;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Căn cứ Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;
Căn cứ Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;
Căn cứ Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội;
Căn cứ Văn bản số 1965/BNN-TY ngày 18/3/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tổ chức hướng dẫn tái đàn, tăng đàn lợn bảo đảm an toàn sinh học;
Căn cứ Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 20/ 02/2020 của UBND tỉnh về việc tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp tái đàn, ổn định phát triển chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Bình Định;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 172/TTr-SNN ngày 22/5/2020 và ý kiến của Sở Tài chính tại Văn bản số 1388/STC-QLNS ngày 21/5/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về hỗ trợ vay vốn người chăn nuôi tái đàn, ổn định phát triển chăn nuôi, khôi phục đàn heo trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÁI ĐÀN HEO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2046/QĐ-UBND ngày 27/5/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định)
1. Quyết định này quy định việc hỗ trợ cho vay đối với hộ gia đình, cơ sở chăn nuôi tái đàn, ổn định phát triển chăn nuôi, khôi phục đàn heo.
2. Quyết định này quy định trình tự, thủ tục hồ sơ, quy trình giải quyết, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
Nhằm hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho người chăn nuôi tái đàn, ổn định phát triển, khôi phục đàn heo, bù vào thiếu hụt do Dịch tả heo Châu Phi, bình ổn giá thịt heo.
Hộ gia đình, người lao động, cơ sở chăn nuôi heo.
Điều 4. Điều kiện hỗ trợ: Đảm bảo 01 trong 03 điều kiện sau
1. Hộ, cơ sở chăn nuôi có heo bị Dịch tả heo Châu Phi.
2. Điều kiện chuồng trại đảm bảo an toàn sinh học và tự nguyện cam kết chấp hành quy định phòng, chống dịch bệnh.
3. Chăn nuôi từ 10 con heo thịt/lứa hoặc 03 con heo sinh sản trở lên; trong đó ưu tiên cho vay phát triển heo sinh sản.
Tổng nguồn vốn thực hiện: 150.000.000.000 đồng (Một trăm năm mươi tỷ đồng).
Trong đó:
- Nguồn vốn ngân sách tỉnh ủy thác qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh là 75.000.000.000 đồng.
- Ngân hàng Chính sách xã hội cân đối nguồn để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội là 75.000.000.000 đồng.
Phân bổ vốn: Theo Phụ lục đính kèm.
Điều 6. Đối tượng, mục đích, mức vay, thời hạn, phương thức và quy trình thủ tục cho vay
1. Đối tượng cho vay
Hộ gia đình, người lao động (người trực tiếp chăn nuôi heo), cơ sở chăn nuôi heo, đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh chuồng trại theo quy định và tự nguyện cam kết chấp hành quy định phòng, chống dịch bệnh.
2. Mục đích sử dụng vốn vay: Mua con giống, thức ăn, thuốc và mở rộng chuồng trại để phục vụ cho chăn nuôi heo.
3. Mức cho vay tối đa 5.000.000 đồng/01 con heo, cho vay tối đa không quá 100.000.000 đồng/01 hộ gia đình, người lao động, cơ sở chăn nuôi heo.
4. Lãi suất cho vay
- Lãi suất cho vay: 7,92%/năm.
- Lãi suất nợ quá hạn: 130% lãi suất cho vay.
5. Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay tối đa 12 tháng.
6. Về hỗ trợ lãi suất vay và các khoản phí phát sinh.
Ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ lãi suất vay và các khoản chi phí phát sinh cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh trên cơ sở dư nợ cho vay, cụ thể như sau:
- Đối với nguồn vốn Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cân đối để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội (75.000.000.000 đồng), ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ tiền lãi vay vốn tối đa không quá 12 tháng với mức lãi suất vay là 7,92%/năm ≈ 0,66%/tháng (bằng lãi suất cho vay hộ cận nghèo theo quy định tại công văn số 8055/NHCS-TDSV ngày 30/10/2019 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội về hướng dẫn nghiệp vụ cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm).
- Đối với nguồn vốn ngân sách tỉnh ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh (75.000.000.000 đồng), ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ các khoản chi phí theo quy định tại Điều 6 của Quy chế kèm theo Quyết định số 56/2017/QĐ-UBND ngày 28/9/2017 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành quy chế trích lập, quản lý và sử dụng nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Bình Định (tối đa không quá 12 tháng) nhằm đảm bảo đủ bù đắp các khoản: Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, chi trả phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội và chi công tác chỉ đạo, quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát, khen thưởng của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội, các sở, ngành và cơ quan liên quan (không vượt mức hỗ trợ lãi suất vay 7,92%/năm ≈ 0,66%/tháng) và Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh có trách nhiệm quyết toán theo chi phí thực tế phát sinh.
7. Phương thức cho vay: Thực hiện cho vay theo phương thức cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay cho các tổ chức chính trị - xã hội và thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn theo quy định hiện hành của Ngân hàng Chính sách xã hội.
8. Quy trình, thủ tục cho vay, nguyên tắc cho vay, điều kiện cho vay, công tác kiểm tra giám sát, xử lý nợ đến hạn, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn thực hiện đúng theo quy định của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội đối với chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm và Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm và theo các văn bản hướng dẫn hiện hành của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội.
9. Thực hiện xử lý nợ bị rủi ro đối với trường hợp cho vay phát triển tái đàn và phân phối, sử dụng lãi hỗ trợ tương ứng với dư nợ cho vay của nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương theo Quyết định số 56/2017/QĐ- UBND ngày 28/9/2017 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành quy chế trích lập, quản lý và sử dụng nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Bình Định.
10. Định kỳ hàng quý trước ngày 10 của tháng liền kề, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổng hợp, báo cáo lãi cho vay phát sinh được hỗ trợ gửi Sở Tài chính xem xét trình UBND tỉnh phê duyệt (riêng quý 4, đơn vị thực hiện trước ngày 28/12).
11. Chế độ báo cáo thống kê: Định kỳ 6 tháng, năm hoặc đột xuất Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổng hợp nguồn vốn, kết quả cho vay từ chính sách phát triển tái đàn heo gửi UBND tỉnh, các cơ quan liên quan.
Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan
1. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Phối hợp Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, Sở Tài chính xây dựng dự thảo Hướng dẫn/Quy chế tổ chức triển khai hỗ trợ vay vốn phát triển tái đàn heo trên địa bàn tỉnh Bình Định trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Đồng thời, căn cứ tình hình thiệt hại, định hướng phát triển chăn nuôi của tỉnh và nhu cầu vay vốn, phối hợp cân đối phân bổ nguồn vốn cho các địa phương để tổ chức cho vay.
- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương kiểm tra hoạt động tái đàn của các đối tượng vay tại các địa phương. Tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả tái đàn của các đối tượng hưởng lợi từ chính sách.
- Phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn tiêu chuẩn kỹ thuật con giống để các địa phương chủ động thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra việc tổ chức thực hiện chính sách.
2. Sở Tài chính
- Tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí đảm bảo đủ và kịp thời để tổ chức thực hiện chính sách.
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách.
- Hướng dẫn thủ tục thanh quyết toán lãi suất hỗ trợ đúng quy định.
3. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển tái đàn heo trên địa bàn theo đúng quy định.
4. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh
- Tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn ngân sách tỉnh ủy thác sang Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh theo đúng quy định của pháp luật và các quy định tại Quyết định này.
- Thực hiện cho vay không quá 60 ngày. Trường hợp địa phương nào sử dụng không hết nguồn vốn, giao chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh chủ động điều chỉnh sang địa phương khác có nhu cầu.
5. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Phê duyệt danh sách các hộ, cơ sở chăn nuôi đủ điều kiện hưởng lợi chính sách.
- Giao trách nhiệm cho cơ quan chuyên môn nghiệp vụ chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, theo dõi, báo cáo tình hình thực hiện chính sách.
- Ngoài những quy định hỗ trợ của chính sách này, UBND các huyện, thị xã, thành phố xem xét, cân đối, bố trí vốn để hỗ trợ cho công tác quản lý, báo cáo, kiểm tra, giám sát tình hình chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh.
6. Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác
- Tuyên truyền, vận động và hướng dẫn Tổ tiết kiệm và vay vốn kết nạp thành viên, tổ chức bình xét cho vay.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, quản lý hoạt động tín dụng theo văn bản liên tịch và hợp đồng uỷ thác đã ký với Ngân hàng Chính sách xã hội.
7. UBND xã, phường, thị trấn
- Tổ chức rà soát, thống kê, lựa chọn các hộ, cơ sở đủ điều kiện hưởng lợi chính sách, đảm bảo đúng đối tượng, công khai, minh bạch trình UBND huyện, thị xã, thành phố phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm xác nhận đối tượng vay vốn theo Quyết định này.
- Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc trả nợ, trả lãi đúng quy định.
- Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn,...
8. Trách nhiệm của người vay
- Kê khai hồ sơ đầy đủ, trung thực, chính xác.
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích.
- Hoàn trả gốc đúng quy định.
PHÂN BỔ NGUỒN VỐN CHO VAY PHÁT TRIỂN TÁI ĐÀN HEO TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG
Tổng nguồn vốn: 150.000.000.000 đồng
Số TT | Địa phương | Số tiền (đồng) | Ghi chú |
01 | Huyện An Lão | 5.000.000.000 |
|
02 | Huyện Vân Canh | 5.000.000.000 |
|
03 | Huyện Vĩnh Thạnh | 5.000.000.000 |
|
04 | Thành phố Quy Nhơn | 5.000.000.000 |
|
05 | Huyện Tây Sơn | 10.000.000.000 |
|
06 | Huyện Phù Cát | 10.000.000.000 |
|
07 | Huyện Phù Mỹ | 10.000.000.000 |
|
08 | Huyện Tuy Phước | 20.000.000.000 |
|
09 | Thị xã An Nhơn | 25.000.000.000 |
|
10 | Huyện Hoài Ân | 30.000.000.000 |
|
11 | Huyện Hoài Nhơn | 25.000.000.000 |
|
| Tổng cộng | 150.000.000.000 |
|
* Ghi chú: Nguồn vốn phân bổ cho các địa phương căn cứ vào tình hình thiệt hại chăn nuôi do Dịch tả heo Châu Phi, nhu cầu, định hướng phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh.
- 1Kế hoạch 91/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án “Phát triển đàn trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết giai đoạn 2019-2025 và những năm tiếp theo” do tỉnh Thái Bình ban hành
- 2Quyết định 2256/QĐ-UBND năm 2019 về Đề án Phát triển đàn trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết giai đoạn 2019-2025 và những năm tiếp theo do tỉnh Thái Bình ban hành
- 3Kế hoạch 85/KH-UBND năm 2020 về Tái đàn gắn với tái cơ cấu chăn nuôi heo sau dịch bệnh Dịch tả heo Châu Phi giai đoạn 2020-2025 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 1Quyết định 131/2002/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác
- 3Luật việc làm 2013
- 4Luật ngân sách nhà nước 2015
- 5Nghị định 61/2015/NĐ-CP Quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Quyết định 56/2017/QĐ-UBND về quy chế trích lập, quản lý và sử dụng nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 8Nghị định 74/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm
- 9Kế hoạch 91/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án “Phát triển đàn trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết giai đoạn 2019-2025 và những năm tiếp theo” do tỉnh Thái Bình ban hành
- 10Quyết định 2256/QĐ-UBND năm 2019 về Đề án Phát triển đàn trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết giai đoạn 2019-2025 và những năm tiếp theo do tỉnh Thái Bình ban hành
- 11Hướng dẫn 8055/NHCS-TDSV về nghiệp vụ cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm do Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành
- 12Công văn 1965/BNN-TY năm 2020 về tổ chức hướng dẫn tái đàn, tăng đàn lợn bảo đảm an toàn sinh học do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2020 về tập trung triển khai quyết liệt giải pháp tái đàn, ổn định phát triển chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 14Kế hoạch 85/KH-UBND năm 2020 về Tái đàn gắn với tái cơ cấu chăn nuôi heo sau dịch bệnh Dịch tả heo Châu Phi giai đoạn 2020-2025 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
Quyết định 2046/QĐ-UBND năm 2020 quy định về hỗ trợ phát triển tái đàn heo trên địa bàn tỉnh Bình Định
- Số hiệu: 2046/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/05/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Trần Châu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/05/2020
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết