Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 85/KH-UBND | Đồng Tháp, ngày 06 tháng 4 năm 2020 |
TÁI ĐÀN GẮN VỚI TÁI CƠ CẤU CHĂN NUÔI HEO SAU DỊCH BỆNH DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI GIAI ĐOẠN 2020 - 2025
Thực hiện Hướng dẫn 4249/HD-BNN-TY ngày 18/6/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) về kiểm soát vận chuyển lợn để nuôi làm giống, nuôi thương phẩm trong và ngoài vùng có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; Công văn số 5329/BNN-CN ngày 25/7/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn để phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; Công văn số 13/BCĐDTLCP ngày 19/12/2019 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Dịch tả lợn Châu Phi về tái đàn trong chăn nuôi lợn (heo); Công văn số 1964/BNN- TY ngày 18/3/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tổ chức tái đàn, tăng đàn lợn bảo đảm an toàn sinh học; Công văn số 1965/BNN-TY ngày 18/3/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tổ chức hướng dẫn tái đàn, tăng đàn lợn đảm bảo an toàn sinh học; Quyết định số 212/QĐ-UBND-HC ngày 04/3/2020 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc công bố hết dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch Tái đàn gắn với Tái đàn gắn với tái cơ cấu chăn nuôi heo sau dịch bệnh Dịch tả heo Châu Phi (DTHCP) giai đoạn 2020 - 2025, nội dung cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
- Kiểm soát bệnh DTHCP, thực hiện tái đàn heo góp phần ổn định sản xuất, đảm bảo cung cấp thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.
- Tái đàn heo, phải gắn với tái cơ cấu chăn nuôi heo; tổ chức lại sản xuất, giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ, chuyển sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, đáp ứng các điều kiện về an toàn sinh học (ATSH), hướng đến phát triển chăn nuôi bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
- Từ năm 2020, giảm dần các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, tăng dần số cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô lớn (tối thiểu từ 50 con đối với heo sinh sản, 100 con đối với heo thịt).
- Đến năm 2025, có ít nhất 30% số hộ chăn nuôi lớn (tối thiểu từ 50 con đối với heo sinh sản, 100 con đối với heo thịt) đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về ATSH, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
- Từng bước phục hồi tỷ trọng của ngành chăn nuôi (phấn đấu giá trị sản xuất hàng năm khoảng 2.352 tỷ đồng, bằng 95,8% so với thực hiện năm 2018 và tăng 10,3% so với thực hiện năm 2019, tương ứng tăng 219 tỷ đồng).
II. NỘI DUNG TÁI ĐÀN HEO, GẮN VỚI TÁI CƠ CẤU CHĂN NUÔI HEO
1. Nguyên tắc tái đàn, gắn với tái cơ cấu chăn nuôi heo
- Mỗi cơ sở chăn nuôi thực hiện tái đàn với số lượng khoảng 10% (nuôi chỉ báo) tổng số heo có thể nuôi tại cơ sở có quy mô nuôi trên 100 con heo ở một thời điểm hoặc nuôi không quá 10 con đối với cơ sở có quy mô nuôi từ 100 con trở xuống. Theo dõi, giám sát chặt chẽ số heo nuôi chỉ báo trong khoảng thời gian ít nhất 30 ngày. Sau khi nuôi tái đàn được 30 ngày, thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm, nếu tất cả các mẫu xét nghiệm đều âm tính với bệnh DTHCP, khi đó mới nuôi tái đàn với số lượng có thể lên đến 100% tổng số heo có thể nuôi tại cơ sở.
- Tổ chức, cá nhân chăn nuôi heo chịu sự quản lý, định hướng của ngành chuyên môn trong việc tái đàn, gắn với tái cơ cấu sản xuất; tuân thủ điều kiện về ATSH, an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường theo quy định. Không được tái đàn khi chưa bảo đảm các điều kiện cơ sở chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi và điều kiện bảo vệ môi trường…
2. Điều kiện tái đàn, gắn với tái cơ cấu chăn nuôi heo
2.1. Điều kiện vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường
- Tổ chức, cá nhân thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã, phường, thị trấn trước khi tái đàn (làm cơ sở thống kê đàn, tổ chức theo dõi, giám sát bệnh) và định kỳ hàng quý (từ ngày 25 đến ngày 30 của tháng cuối quý) thực hiện kê khai theo biểu mẫu quy định (Phụ lục 1). Trường hợp không kê khai sẽ không được hỗ trợ thiệt hại khi xảy ra dịch bệnh.
- Thực hiện đăng ký các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định tại Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND ngày 20/3/2019 của Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành quy định về bảo vệ môi trường (BVMT) đối với hoạt động sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (viết tắt là Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND).
- Cơ sở chăn nuôi phải có tường, rào bao quanh, đảm bảo an toàn cho khu vực chăn nuôi. Có biện pháp ngăn chặn côn trùng, gặm nhấm tránh mang mầm bệnh vào trong chuồng trại chăn nuôi; có hố tiêu độc, khử trùng ở lối ra, vào; có khu vực cách ly để kiểm soát, vệ sinh, tiêu độc khử trùng con người và phương tiện trước khi ra, vào trại.
- Thường xuyên thực hiện vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi, máng ăn, dụng cụ chăn nuôi. Ghi chép các hoạt động chăn nuôi, quản lý dịch bệnh, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học.
- Khu vực chăn nuôi còn quỹ đất dự phòng trong trường hợp dịch bệnh xảy ra, buộc phải tiêu hủy.
2.2. Điều kiện về con giống
Chọn mua con giống rõ nguồn gốc ở các cơ sở chăn nuôi có uy tín, có giấy chứng nhận kiểm dịch và kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh DTHCP đối với các trường hợp mua con giống ngoài Tỉnh.
2.3. Điều kiện về chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý - giám sát dịch bệnh
- Thực hiện quy định về tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm cho đàn vật nuôi (Dịch tả cổ điển, Phó thương hàn, Tụ huyết trùng, Tai xanh, LMLM và E. coli...).
- Hàng ngày, thực hiện việc vệ sinh chuồng nuôi, máng ăn, dụng cụ chăn nuôi; có biện pháp ngăn chặn côn trùng, loài gặm nhấm để tránh mang mầm bệnh từ ngoài vào trong chuồng, trại nuôi heo. Ghi chép các hoạt động chăn nuôi, quản lý dịch bệnh, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học.
- Bổ sung chế phẩm nâng cao sức đề kháng cho đàn heo; thường xuyên theo dõi, giám sát sức khỏe đàn heo.
- Sử dụng nước máy, nước giếng (nếu có) hoặc nước sông đã được xử lý bằng hóa chất khử trùng nước (chlorine hoặc benkocid) để cho gia súc ăn, uống, tắm rửa và vệ sinh chuồng trại.
- Chú ý giữ ấm cho gia súc đặc biệt trong những ngày mưa bão hoặc khi thời tiết lạnh.
- Chấp hành nghiêm việc lấy mẫu giám sát dịch bệnh của cơ quan chuyên môn các điều kiện về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
- Các điều kiện khác thực hiện theo yêu cầu Công văn số 5329/BNN-CN ngày 25/7/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
3. Bố trí lại khu vực chăn nuôi
- Các huyện, thị xã, thành phố chủ động bố trí lại khu vực chăn nuôi cho phù hợp theo Luật chăn nuôi năm 2018 và Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND. Theo đó, cần quản lý, giám sát thực hiện quy định không được chăn nuôi trong khu vực nội thành, nội thị. Riêng làng bột Tân Phú Đông, thành phố Sa Đéc được định hướng phát triển du lịch gắn với làng nghề truyền thống, mật độ dân cư đông nên chính quyền địa phương cần tuyên truyền, vận động, yêu cầu các hộ chăn nuôi cam kết không được chăn nuôi heo trong khu vực này, hỗ trợ di dời ra khu vực ngoại thành hoặc chuyển sang địa bàn các huyện lân cận, hoặc chuyển đổi ngành nghề khác. Đồng thời, hỗ trợ sơ chế các phụ phế phẩm từ bột để bán cho các hộ chăn nuôi ở các khu vực khác hoặc các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi.
- Đối với các trường hợp không tuân thủ theo đúng quy định thì kiên quyết xử lý. Trong đó, tập trung vào các điều kiện về chăn nuôi, điều kiện đảm bảo an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Thú y năm 2015 và Luật Chăn nuôi năm 2018.
- Hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn, hướng dẫn cho các hộ chăn nuôi heo kiến thức về các biện pháp ATSH, an toàn dịch bệnh và BVMT trong chăn nuôi.
- Hỗ trợ tập huấn, đào tạo nghề cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chuyển đổi ngành nghề hoặc chuyển sang đối tượng vật nuôi khác.
- Hỗ trợ xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn, được ưu tiên trong kiểm dịch động vật, được vận chuyển; mua bán, giết mổ trong vùng dịch. Được ưu tiên tiêu hủy có hỗ trợ khi có dịch bệnh xảy ra.
- Hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hộ chăn nuôi quy mô lớn, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định, được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo các cơ chế, chính sách hiện hành. Ngoài ra, cần thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra, thẩm định, đánh giá hộ chăn nuôi đáp ứng đủ các điều kiện về ATSH, an toàn dịch bệnh và BVMT thì tiến hành hỗ trợ kinh phí theo các chế độ, chính sách hiện hành.
- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định về chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Thú y năm 2015 và Luật Chăn nuôi năm 2018.
- Kiên quyết không hỗ trợ tiêu hủy khi có dịch bệnh xảy ra đối với các trường hợp không đăng ký chăn nuôi theo quy định. Nhà nước chỉ tổ chức tiêu hủy để phòng, chống dịch bệnh; nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan và không gây ô nhiễm môi trường.
- Xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các trường hợp cố tình vi phạm các quy định về tái đàn làm lây lan dịch bệnh gây hậu quả nghiêm trọng và gây ô nhiễm môi trường.
- Khuyến khích đầu tư sản xuất con giống, giới thiệu các cơ sở sản xuất con giống có chất lượng, an toàn dịch bệnh, có giấy chứng nhận kiểm dịch cho các cơ sở chăn nuôi. Hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi chọn mua con giống rõ nguồn gốc từ các cơ sở sản xuất giống có uy tín, có chất lượng; được xét nghiệm âm tính với bệnh DTHCP.
- Cơ quan Thú y thực hiện việc kiểm dịch, lấy mẫu giám sát định kỳ; đồng thời, thường xuyên kiểm tra chất lượng con giống, tinh heo đực giống nhằm đảm bảo các cơ sở cung cấp tinh heo đực giống trên địa bàn Tỉnh cung cấp nguồn tinh có chất lượng cho người chăn nuôi.
- Tổ chức thống kê, rà soát lại đàn heo giống, tập huấn các kỹ thuật chăn nuôi heo giống, lồng ghép vào các chương trình tập huấn chung về chăn nuôi heo ATSH, tiến hành kiểm tra định kỳ chất lượng con giống, khả năng sản xuất con giống, khả năng cung cấp tinh heo cho người chăn nuôi trên địa bàn Tỉnh (toàn Tỉnh hiện còn 18 con heo đực giống/4 hộ chăn nuôi được Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản giám sát định kỳ).
2. Giải pháp về kêu gọi liên kết, gắn sản xuất với tiêu thụ
- Kêu gọi, hỗ trợ các công ty, doanh nghiệp nghiên cứu thực hiện đầu tư trong lĩnh vực sản xuất chăn nuôi heo bằng cách liên kết, hợp tác đầu tư dưới hình thức cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin phòng chống dịch bệnh, trang thiết bị phục vụ chăn nuôi...
- Kêu gọi, hỗ trợ các công ty, doanh nghiệp có đủ năng lực đầu tư vào các lĩnh vực giết mổ, chế biến gắn liên kết sản xuất với tiêu thụ, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.
- Tổ chức hội thảo, tọa đàm kết nối cung cầu nhằm giới thiệu các công ty, doanh nghiệp với các hộ chăn nuôi quy mô lớn, các hợp tác xã, tổ hợp tác chăn nuôi trên địa bàn Tỉnh liên kết sản xuất và tiêu thụ.
3. Giải pháp hướng dẫn chăn nuôi theo hướng ATSH
- Khuyến cáo người chăn nuôi không tái đàn heo khi chưa công bố hết dịch DTHCP và điều kiện chăn nuôi chưa đảm bảo theo yêu cầu chăn nuôi ATSH.
- Thực hiện tái đàn theo Công văn số 5329/BNN-CN ngày 25/7/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hướng dẫn 4249/HD-BNN-TY ngày 18/6/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Công văn số 13/BCĐDTLCP ngày 19/12/2019 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống DTLCP.
- Tăng cường công tác tuyên truyền về chăn nuôi ATSH, tiếp tục tập huấn cho người dân chăn nuôi heo phương pháp chăn nuôi ATSH, thực hành chăn nuôi tốt; xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh.
- Định kỳ tổ chức các đợt vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi trên toàn Tỉnh, các khu vực có nguy cơ cao mang tính lây lan mầm bệnh như: các ổ dịch cũ, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ heo và chế biến các sản phẩm từ thịt heo.
- Lồng ghép các hướng dẫn về phương pháp vệ sinh, tiêu độc, khử trùng thường kỳ đối với các cơ sở, trại, chuồng nuôi vào các chương trình tập huấn cho người chăn nuôi, cũng như đối với các phương tiện, dụng cụ sử dụng trong quá trình chăn nuôi, con người ra vào khu vực chăn nuôi và các vấn đề vệ sinh phòng dịch;
- Phổ biến việc ứng dụng các tiến bộ về công nghệ chuồng trại, nuôi heo trang trại, áp dụng các quy trình chăm sóc nuôi dưỡng tiên tiến; chuyển giao quy trình kỹ thuật về xây dựng các kiểu chuồng trại.
- Tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển chăn nuôi bền vững theo quy định hiện hành trên địa bàn Tỉnh.
- Đề xuất Chính phủ ban hành các chính sách để hỗ trợ việc tái đàn, đồng thời khuyến khích phát triển chăn nuôi quy mô lớn, tập trung đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về ATSH như: chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi để mua con giống tốt đáp ứng yêu cầu sản xuất (rõ nguồn gốc, chất lượng tốt, sạch bệnh…); chính sách hỗ trợ đối với các hộ chăn nuôi ATSH, an toàn dịch bệnh…
5. Giải pháp về xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung
- Xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng chăn nuôi, gắn liên kết sản xuất với tiêu thụ bao gồm: hệ thống chăn nuôi công nghiệp hay bán công nghiệp gắn với xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung, quy mô lớn nhằm tạo thành chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.
- Ban hành chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở giết mổ để đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. UBND huyện, thị xã, thành phố chủ trì phối hợp với sở, ngành chuyên môn tổ chức thẩm định, đánh giá dự án đầu tư cơ sở giết mổ và đề xuất hỗ trợ theo các quy định hiện hành.
Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch Tái đàn gắn với tái cơ cấu chăn nuôi heo sau dịch bệnh Dịch tả heo Châu Phi giai đoạn 2020 - 2025 là 34.007.380.000 đồng (chi tiết xem Phụ lục 2). Cụ thể:
1. Kinh phí hỗ trợ tinh giống, con giống, xử lý chất thải chăn nuôi heo: 224.000.000 đồng; từ nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ.
2. Kinh phí kiểm tra tinh heo đực giống: 618.800.000 đồng; từ nguồn kinh phí xã hội hóa.
3. Kinh phí tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu: 385.800.000 đồng; từ nguồn kinh phí thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp/ hoặc kinh phí khuyến nông hàng năm.
4. Kinh phí kiểm tra giám sát cơ sở chăn nuôi heo an toàn dịch bệnh: 2.055.900.000 đồng; từ nguồn kinh phí phòng, chống dịch bệnh được bố trí hàng năm.
5. Tập huấn cho các hộ chăn nuôi về các biện pháp chăn nuôi ATSH: 361.440.000 đồng; từ nguồn kinh phí khuyến nông.
6. Kinh phí tập huấn kỹ thuật nuôi cho nông dân chuyển đổi đối tượng vật nuôi khác (bò, dê, gà, vịt…): 361.440.000 đồng; từ nguồn kinh phí khuyến nông.
7. Kinh phí hỗ trợ vay vốn lãi suất ưu đãi để đầu tư xây dựng chuồng trại, phương tiện vận chuyển, công trình xử lý chất thải chăn nuôi là 30.000.000.000 đồng; từ nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp theo Nghị quyết số 138/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của Hội đồng nhân dân Tỉnh được ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp thực hiện.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương trong việc giám sát và quản lý việc tái đàn của các hộ chăn nuôi trên địa bàn quản lý.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu nông nghiệp trong đó hộ nuôi sẽ được cung cấp các thông tin có liên quan qua hệ thống dữ liệu.
- Thông tin cho người chăn nuôi hiểu rõ được những quyền lợi sẽ được hưởng khi tái đàn, cơ sở cung cấp con giống đạt chất lượng, sạch bệnh để người chăn nuôi chọn mua khi tái đàn.
- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc phối hợp chặt chẽ với các ngành, đơn vị có liên quan, UBND huyện, thị xã, thành phố triển khai có hiệu quả các giải pháp tái đàn heo nhằm giúp cho người chăn nuôi sớm ổn định, phát triển sản xuất.
- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản thực hiện:
+ Tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn heo, chủ động kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh không để dịch bệnh lây lan rộng gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.
+ Chủ động chuẩn bị các bước cần thiết hỗ trợ cho việc quá trình tái đàn như: tiến hành tập huấn việc áp dụng các biện pháp ATSH trong chăn nuôi heo, tuyên truyền, phổ biến các kiến thức pháp luật có liên quan cho người chăn nuôi, quy trình phòng bệnh; vệ sinh, tiêu độc khử trùng…
+ Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện, thị xã, thành phố quản lý tốt công tác giám sát dịch bệnh trên đàn gia súc trên địa bàn toàn Tỉnh; thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, mua bán, vận chuyển gia súc đúng quy định hiện hành.
+ Phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn theo dõi, đôn đốc, khuyến khích thành lập các hội quán, tổ hợp tác, hợp tác xã trong chăn nuôi heo; tổ chức liên kết với các công ty, doanh nghiệp đề xúc tiến liên kết cung cầu, gắn sản xuất với tiêu thụ.
- Rà soát, tổng hợp và đề xuất phân khai vốn từ các nguồn kinh phí được giao dự toán hàng năm để lồng ghép thực hiện Kế hoạch gửi Sở Tài chính ý kiến để trình UBND Tỉnh xem xét, phê duyệt.
Trên cơ sở đề xuất phân khai vốn từ các nguồn kinh phí của Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính tham mưu, đề xuất trình UBND Tỉnh xem xét, phê duyệt phân khai vốn để bố trí cho các đơn vị tham gia thực hiện Kế hoạch.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện các điều kiện bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi heo trên địa bàn Tỉnh. Tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi và xử lý theo thẩm quyền hoặc trình UBND Tỉnh xử lý đối với các hành vi vi phạm theo đúng quy định.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, lồng ghép vào các bản tin của địa phương về điều kiện tái đàn heo để người chăn nuôi biết thực hiện, tránh trường hợp tái đàn ào ạt, mất kiểm soát dễ làm phát sinh dịch bệnh và gây ra tình trạng cung vượt cầu.
6. Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp
- Chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp hướng dẫn hồ sơ thủ tục vay vốn để các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi theo quy định tại Nghị quyết số 138/2017/NQ-HDND ngày 07/12/2017.
- Phối hợp các sở, ngành liên quan triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các chính sách ưu đãi hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh.
- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng, ngân hàng có chính sách ưu tiên tín dụng, ưu tiên người chăn nuôi bị thiệt hại vì bệnh DTHCP được vay vốn để khôi phục sản xuất, tái đàn heo, mở rộng mô hình chăn nuôi heo an toàn dịch bệnh theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Công văn số 1901/NHNN-TD ngày 21/3/2019 và Công văn số 4666/NHNN-TD ngày 19/6/2019 về việc hỗ trợ khách hàng vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của bệnh DTLCP.
- Tiếp thu và giải đáp kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi trong việc tiếp cận vốn vay thuộc phạm vi thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền phối hợp xử lý.
7. UBND huyện, thị xã, thành phố
- UBND huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phân vùng lại khu vực chăn nuôi (UBND thành phố Sa Đéc thực hiện các biện pháp nhằm chuyển đổi không nuôi heo tại khu vực thuộc làng bột Tân Phú Đông).
- Chủ động tổ chức thực hiện kế hoạch tái đàn, giám sát việc tái đàn heo. Trong đó, chú trọng thực hiện tốt công tác thống kê tổng đàn, theo dõi, giám sát tình hình dịch bệnh trên heo tại địa phương. Kịp thời báo cáo khi phát hiện dấu hiệu dịch bệnh về Sở Nông nghiệp và PTNT để có giải pháp xử lý kịp thời, đúng quy định; tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về việc tái đàn phải gắn với chăn nuôi heo ATSH, không tái đàn ồ ạt, mất kiểm soát, dễ làm phát sinh dịch bệnh.
- Theo dõi quá trình thực hiện tái đàn heo trên địa bàn quản lý, báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Kế hoạch tái đàn cũng như đề xuất các nhu cầu, định hướng phát triển đàn heo về Sở Nông nghiệp và PTNT để tham mưu UBND Tỉnh giải quyết kịp thời.
- Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế phối hợp cùng Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tổ chức thẩm định, chọn các hộ chăn nuôi đủ điều kiện để tái đàn và xúc tiến hỗ trợ các chính sách phát triển chăn nuôi của Trung ương và của Tỉnh.
- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định về chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Thú y năm 2015 và Luật Chăn nuôi năm 2018.
- Chỉ đạo UBND cấp xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ giám sát chặt chẽ việc tái đàn; tổ chức kiểm tra, thẩm định điều kiện tái đàn của các hộ chăn nuôi làm cơ sở hỗ trợ tiêu hủy khi có dịch bệnh xảy ra (chỉ xem xét hỗ trợ đối với tổ chức cá nhân thực hiện tái đàn theo quy định).
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, ở nhiều cấp độ, nhất là thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở về các biện pháp chăn nuôi ATSH, an toàn dịch bệnh; tái đàn, tăng đàn heo, tránh tình trạng đầu cơ, đẩy giá cao quá mức; đảm bảo hài hòa lợi ít của người chăn nuôi, người phân phối, cung ứng dịch vụ và người tiêu dùng.
8. Đề nghị các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi heo
Thực hiện nghiêm các quy chuẩn kỹ thuật về giống, thức ăn, ATSH, vệ sinh môi trường, thú y, giết mổ và chế biến.
Yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành, các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan, UBND cấp huyện tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
MẪU KÊ KHAI HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI
(Kèm theo Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 06/4/2020 của UBND tỉnh Đồng Tháp)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
KÊ KHAI HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI
Tên chủ hộ:...........................
Địa chỉ:..................................
Số điện thoại (nếu có): ,
Số TT | Loại vật nuôi trong quý | Đơn vị tính | Số lượng nuôi trong quý | Mục đích nuôi | Thời gian bắt đầu nuôi | Dự kiến thời gian xuất | Số lượng vật nuôi xuất trong quý (con) | Sản lượng vật nuôi xuất trong quý (kg) | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Tổ chức, cá nhân thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi nộp bản kê khai trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua thư điện tử, email, fax. | …….., Ngày tháng năm ….. |
TỔNG KINH PHÍ DỰ TOÁN THỰC HIỆN TÁI ĐÀN HEO GẮN VỚI TÁI CƠ CẤU
(Kèm theo Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 06/4/2020 của UBND tỉnh Đồng Tháp)
STT | Nội dung | Năm | ||||||
Tổng cộng | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 | 2025 | ||
1 | Hỗ trợ tinh giống, con giống, xử lý chất thải chăn nuôi heo | 224.000 | 224.000 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
2 | Kiểm tra chất lượng tinh heo đực giống | 618.800 | 47.600 | 71.400 | 95.200 | 119.000 | 142.800 | 142.800 |
3 | Kinh phí Tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu | 385.800 | 64.300 | 64.300 | 64.300 | 64.300 | 64.300 | 64.300 |
4 | Kinh phí hỗ trợ xây dựng cơ sở chăn nuôi heo an toàn dịch bệnh (ATDB) | 2.055.900 | 0 | 411.180 | 411.180 | 411.180 | 411.180 | 411.180 |
5 | Tập huấn cho các hộ chăn nuôi về các biện pháp chăn nuôi ATSH | 361.440 | 60.240 | 60.240 | 60.240 | 60.240 | 60.240 | 60.240 |
6 | Kinh phí tập huấn kỹ thuật nuôi cho nông dân chuyển đổi đối tượng vật nuôi khác (bò, dê, gà, vịt) | 361.440 | 60.240 | 60.240 | 60.240 | 60.240 | 60.240 | 60.240 |
7 | Hỗ trợ vay vốn lãi suất ưu đãi để đầu tư xây dựng chuồng trại, phương tiện vận chuyển, công trình xử lý chất thải chăn nuôi | 30.000.000 | 5.000.000 | 5.000.000 | 5.000.000 | 5.000.000 | 5.000.000 | 5.000.000 |
Tổng cộng | 34.007.380 | 5.456.380 | 5.667.360 | 5.691.160 | 5.714.960 | 5.738.760 | 5.738.760 |
- 1Quyết định 14/2019/QĐ-UBND quy định về hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Nghê An giai đoạn 2019-2020 theo Quyết định 50/2014/QĐ-TTg
- 2Kế hoạch 282/KH-UBND năm 2019 thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Lào Cai đến năm 2020
- 3Nghị quyết 05/2020/NQ-HĐND quy định về chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2020-2025
- 4Quyết định 2046/QĐ-UBND năm 2020 quy định về hỗ trợ phát triển tái đàn heo trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 5Quyết định 2496/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt thực hiện "Kế hoạch Quốc gia phòng, chống bệnh Dịch tả heo Châu Phi, giai đoạn 2020-2025” trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 6Quyết định 545/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi heo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2025”
- 1Luật bảo vệ môi trường 2014
- 2Luật thú y 2015
- 3Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Luật Chăn nuôi 2018
- 5Nghị quyết 138/2017/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 6Quyết định 07/2019/QĐ-UBND quy định về bảo vệ môi trường đối với hoạt động sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 7Công văn 4666/NHNN-TD năm 2019 về hỗ trợ khách hàng vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 8Quyết định 14/2019/QĐ-UBND quy định về hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Nghê An giai đoạn 2019-2020 theo Quyết định 50/2014/QĐ-TTg
- 9Kế hoạch 282/KH-UBND năm 2019 thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Lào Cai đến năm 2020
- 10Công văn 5329/BNN-CN năm 2019 về tăng cường biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn để phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 11Hướng dẫn 4249/HD-BNN-TY năm 2019 về kiểm soát vận chuyển lợn để nuôi làm giống, nuôi thương phẩm trong và ngoài vùng có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12Công văn 1965/BNN-TY năm 2020 về tổ chức hướng dẫn tái đàn, tăng đàn lợn bảo đảm an toàn sinh học do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13Nghị quyết 05/2020/NQ-HĐND quy định về chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2020-2025
- 14Công văn 13/BCĐDTLCP năm 2019 về tái đàn trong chăn nuôi lợn do Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Dịch tả lợn Châu Phi
- 15Quyết định 2046/QĐ-UBND năm 2020 quy định về hỗ trợ phát triển tái đàn heo trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 16Quyết định 2496/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt thực hiện "Kế hoạch Quốc gia phòng, chống bệnh Dịch tả heo Châu Phi, giai đoạn 2020-2025” trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 17Quyết định 545/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi heo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2025”
Kế hoạch 85/KH-UBND năm 2020 về Tái đàn gắn với tái cơ cấu chăn nuôi heo sau dịch bệnh Dịch tả heo Châu Phi giai đoạn 2020-2025 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- Số hiệu: 85/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 06/04/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
- Người ký: Nguyễn Thanh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/04/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra