Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1947/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 21 tháng 10 năm 2016 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012;
Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Thông tư số 42/2015/TT-BTNMT ngày 29/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật quy hoạch tài nguyên nước;
Căn cứ Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐND ngày 15/7/2016 của HĐND tỉnh Quảng Ngãi về việc thông qua Quy hoạch Tài nguyên nước tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Trên cơ sở kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định Dự án tại Báo cáo thẩm định số 01/BCTĐ-HĐTĐ ngày 13/11/2015; xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 3156/TTr-STNMT ngày 04/10/2016 về việc phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch Tài nguyên nước tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm quy hoạch
a) Quy hoạch quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và các quy hoạch ngành, lĩnh vực của địa phương đã được phê duyệt;
b) Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi theo hướng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững;
c) Phát huy trách nhiệm của toàn xã hội và thực hiện có hiệu quả các hoạt động xã hội hóa trong công tác khai thác và bảo vệ tài nguyên nước.
2. Mục tiêu tổng quát
a) Phục vụ công tác quản lý, khai thác sử dụng hợp lý, bền vững các nguồn nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và dân sinh, đảm bảo an ninh lâu dài tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
b) Đáp ứng nhu cầu dùng nước của các ngành, các huyện, thành phố; đảm bảo cung cấp đủ nước cho ăn uống, sinh hoạt, nước cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và bảo vệ môi trường;
c) Phát huy hiệu quả sử dụng và tiết kiệm nước của tất cả các ngành dùng nước trong các vùng quy hoạch; bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm thiểu sự ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước và những thiệt hại do thiên tai về nước gây ra.
3. Mục tiêu cụ thể
3.1. Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước:
a) Đảm bảo nhu cầu nước cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường tài nguyên nước giai đoạn 2016 - 2020 là 1.667,52 triệu m3/năm vào năm 2016 và 1.718,48 triệu m3/năm vào năm 2020 và đến năm 2030 là 1.810,97 triệu m3/năm. Trong đó:
- Cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt với 30,87 triệu m3/năm vào năm 2016 và 72,54 triệu m3/năm vào năm 2020 và đến năm 2030 là 86,43 triệu m3/năm, trong đó nước dưới đất chiếm 14,1- 22,3%.
- Cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch và môi trường với 976,63 triệu m3/năm vào năm 2016 và 1.018,57 triệu m3/năm vào năm 2020 và đến năm 2030 là 1.207,1 triệu m3/năm (trong đó thủy điện Thượng Kon Tum bổ sung vào thượng nguồn sông ĐăkĐrinh với lưu lượng bình quân các tháng mùa khô khoảng 13m3/s và hồ chứa Nước Trong để đảm bảo lượng nước vào hệ thống Thạch Nham sau nâng cấp với 132,45 triệu m3/năm, nhằm cung cấp về mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8).
- Cấp nước cho các nhu cầu ở huyện Lý Sơn với 2,03 triệu m3/năm vào năm 2016 và 2,07 triệu m3/năm vào năm 2020 và đến năm 2030 là 2,19 triệu m3/năm.
b) Duy trì dòng chảy hạ du trong mùa kiệt trên các dòng sông chính: Thượng sông Trà Khúc 18 m3/s, thượng sông Trà Bồng 2,5 m3/s, thượng sông Vệ 4,5m3/s và sông Trà Câu 2,4 m3/s; hạ sông Trà Khúc 18 m3/s, hạ sông Trà Bồng 3,8 m³/s, hạ sông Vệ 4,9 m3/s.
c) Ưu tiên khai thác, sử dụng nguồn nước mặt hợp lý và kết hợp sử dụng nước dưới đất để cung cấp ổn định nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp và bảo vệ môi trường theo tầm nhìn đến năm 2030.
3.2. Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước:
a) Duy trì dòng chảy tối thiểu vào mùa khô trên các sông chính, sông nhánh thuộc các lưu vực sông: Trà Khúc, Trà Bồng, Vệ và Trà Câu; phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu tình trạng cạn kiệt, ô nhiễm tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
b) Bảo vệ toàn diện và sử dụng có hiệu quả các địa điểm lấy nước, các tầng chứa nước quan trọng, đảm bảo chất lượng nước phục vụ cho các mục đích sinh hoạt, tưới tiêu, chăn nuôi, công nghiệp; kiểm soát được tình hình ô nhiễm các nguồn nước.
4. Nội dung quy hoạch
4.1. Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước:
4.1.1. Phân bổ tài nguyên nước theo ngành chủ yếu:
a) Ăn uống, sinh hoạt:
Nhu cầu nước cho ăn uống, sinh hoạt được ưu tiên hàng đầu về số lượng và chất lượng. Lượng nước được khai thác năm 2016 là 30,87 triệu m3/năm, năm 2020 là 72,54 triệu m3/năm và năm 2030 là 86,43 triệu m3/năm; trong đó nước dưới đất cấp cho ăn uống, sinh hoạt chiếm 14,1- 22,3%.
b) Ngành nông nghiệp:
Nhu cầu nước ngành nông nghiệp không thay đổi nhiều trong giai đoạn quy hoạch, chủ yếu tăng lên do tăng hoạt động khai thác về mùa khô. Lượng nước có thể khai thác cho nông nghiệp năm 2016 là 874,91 triệu m3/năm; năm 2020 là 879,03 triệu m3/năm và năm 2030 là 885 triệu m3/năm; trong đó nước dưới đất cấp cho nông nghiệp chiếm 11,5%.
c) Ngành công nghiệp:
Nhu cầu nước cho công nghiệp tăng lên rất nhanh trong giai đoạn quy hoạch tài nguyên nước của vùng quy hoạch, cho phép khai thác năm 2016 là 25,6 triệu m3/năm, năm 2020 là 106,59 triệu m3/năm và năm 2030 là 133,57 triệu m3/năm; trong đó nước dưới đất cấp cho công nghiệp chiếm 13,3%.
4.1.2. Phân bổ tài nguyên nước trong quy hoạch theo cấp huyện:
Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước đến cấp huyện bao gồm quy hoạch phân bổ tài nguyên nước dưới đất giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt phục vụ cho nhu cầu ăn uống sinh hoạt, môi trường, du lịch và nhu cầu cấp nước cho công nghiệp, nông nghiệp và nhu cầu khác giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (tại Phụ lục I kèm theo Quyết định) và quy hoạch các công trình khai thác nước dưới đất tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (tại Phụ lục II kèm theo Quyết định).
4.2. Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước:
4.2.1. Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt:
a) Quy hoạch bảo vệ chất lượng nước của các nguồn nước mặt:
Quy hoạch bảo vệ chất lượng nước của các nguồn nước mặt phải dựa trên căn cứ chỉ tiêu chất lượng nước mặt cần bảo vệ để duy trì chất lượng nguồn nước mặt trong suốt quá trình khai thác sử dụng, nhất là về mùa khô; đảm bảo chất lượng nằm trong giới hạn cho phép về chất lượng nước theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
b) Quy hoạch bảo vệ trữ lượng nguồn nước mặt:
- Duy trì dòng chảy tối thiểu trên các sông có sự tham gia điều tiết của hồ chứa, gồm: Thượng sông Trà Khúc 18 m3/s, thượng sông Trà Bồng 2,5 m3/s, thượng sông Vệ 4,5m3/s và sông Trà Câu 2,4 m3/s; hạ sông Trà Khúc 18 m3/s, hạ sông Trà Bồng 3,8 m3/s, hạ sông Vệ 4,9 m3/s;
- Nâng cao năng lực trữ nước, điều tiết và cấp nước của các hồ chứa, đập dâng thuộc các lưu vực.
4.2.2. Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước dưới đất:
a) Quy hoạch bảo vệ chất lượng nguồn nước dưới đất:
Bảo vệ chất lượng nước dưới đất trong suốt thời gian khai thác của các tầng chứa nước sao cho đảm bảo chất lượng nằm trong giới hạn cho phép về chất lượng nước theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất.
b) Quy hoạch bảo vệ trữ lượng nguồn nước dưới đất:
Bảo vệ trữ lượng nước dưới đất sao cho trữ lượng khai thác tại các vùng cân bằng và các đơn vị cấp huyện không vượt trữ lượng đã tính toán, dựa trên cơ sở trữ lượng nguồn nước dưới đất cho phép khai thác trong các tầng chứa nước trên địa bàn tỉnh.
4.3. Quy hoạch phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra:
4.3.1. Quy hoạch giảm thiểu lũ quét tại vùng núi thượng lưu các hệ thống sông: Thượng sông Trà Bồng, thượng sông Trà Khúc và thượng sông Vệ:
a) Giải pháp phi công trình:
- Trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn: Nhằm giảm cường suất lũ trên vùng quy hoạch, có tác dụng hạn chế lũ quét; duy trì diện tích rừng tự nhiên còn lại song song với việc mở rộng diện tích rừng trồng đảm bảo đến năm 2020 đưa độ che phủ của rừng toàn tỉnh đạt 52%.
- Quy hoạch bố trí, sắp xếp dân cư; tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động xây dựng cơ bản, không cho xây dựng khu dân cư tại các vùng có nguy cơ lũ quét cao.
- Hoàn thiện, nâng cấp mạng lưới các trạm cảnh báo thiên tai hiện có trên địa bàn tỉnh, nâng cao khả năng phòng tránh lũ quét.
b) Giải pháp công trình
- Sự xuống cấp của các công trình hồ, đập tiềm ẩn nguy cơ gây lũ quét rất cao khi vào mùa mưa lũ do công trình dễ mất ổn định và dễ bị vỡ đập; do đó cần phải rà soát các công trình đập dâng, hồ chứa nước đã xuống cấp để có kế hoạch gia cố, nâng cấp.
- Xóa bỏ những khu vực có nguy cơ lũ quét cao bằng các công trình ổn định mái dốc, chống sạt lở.
4.3.2. Quy hoạch giảm thiểu lũ lụt và tiêu thoát nước khu vực hạ du sông Trà Bồng, sông Trà Khúc, sông Vệ và sông Trà Câu:
Phần lớn khu vực có khả năng ngập lụt là dải đồng bằng trũng thuộc hạ lưu sông Trà Khúc, hạ lưu sông Trà Bồng, sông Vệ và sông Trà Câu, trên địa bàn các huyện ven biển. Các vùng quy hoạch này cần đưa vào thi công hệ thống cống tiêu thoát lũ đã quy hoạch, đồng thời tăng tầng phủ thảm thực vật nhằm hạn chế tốc độ dòng chảy mặt khi có mưa lớn.
a) Giải pháp phi công trình:
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm quy định các cơ chế chính sách về phòng, chống và cứu hộ, hỗ trợ thiên tai; kiện toàn bộ máy tổ chức, ban chỉ huy và đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai các cấp;
- Nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo quản lý thiên tai và nâng cao nhận thức cộng đồng; bố trí lịch thời vụ và giống cây trồng phù hợp; trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn.
b) Giải pháp công trình:
- Ưu tiên xây dựng, nạo vét, khơi thông các trục tiêu nước cấp bách cho các khu tiêu thuộc vùng tiêu hạ lưu sông Trà Bồng; khu tiêu Sơn Tịnh thuộc vùng tiêu bắc sông Trà Khúc; khu tiêu Tư Nghĩa thuộc vùng tiêu Nam sông Trà Khúc - Bắc sông Vệ; vùng tiêu sông Thoa.
- Vùng hạ lưu sông Trà Khúc đảm bảo sự vận hành điều tiết của hệ thống các hồ chứa thủy điện, thủy lợi đúng theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Trà Khúc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Đối với lưu vực sông Trà Bồng, Trà Câu: Nâng cấp sửa chữa và xây dựng mới các tuyến đê, kè chống sạt lở bờ sông; nạo vét lòng sông để đảm bảo giao thông thủy và khả năng tiêu thoát lũ.
5. Danh mục các dự án ưu tiên, khái toán kinh phí thực hiện quy hoạch
5.1. Danh mục các dự án ưu tiên: (tại Phụ lục III kèm theo Quyết định)
5.2. Khái toán kinh phí thực hiện quy hoạch:
a) Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2016-2030: 154,560 tỷ đồng;
Trong đó:
- Kinh phí thực hiện các dự án ưu tiên: 55,800 tỷ đồng;
- Kinh phí thực hiện công trình khai thác nước dưới đất: 98,760 tỷ đồng;
b) Dự kiến phân kinh phí theo giai đoạn thực hiện:
- Giai đoạn 2016 - 2020: 56,366 tỷ đồng, gồm:
+ Kinh phí thực hiện các dự án ưu tiên: 21,800 tỷ đồng;
+ Kinh phí thực hiện các công trình khai thác nước dưới đất: 34,566 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2021 - 2030: 98,194 tỷ đồng, gồm:
+ Kinh phí thực hiện các dự án ưu tiên: 34,000 tỷ đồng;
+ Kinh phí thực hiện các công trình khai thác nước dưới đất: 64,194 tỷ đồng;
c) Dự kiến nguồn vốn đầu tư:
- Ngân sách Trung ương và vốn viện trợ quốc tế để thực hiện các dự án ưu tiên giai đoạn 2016 - 2030: 34,00 tỷ đồng;
- Ngân sách tỉnh để thực hiện dự án ưu tiên giai đoạn 2016 - 2020: 21,800 tỷ đồng;
- Ngân sách huyện và vốn huy động cộng đồng để thực hiện công trình khai thác nước dưới đất giai đoạn 2016 - 2030: 98,760 tỷ đồng.
6. Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch
6.1. Giải pháp quản lý:
a) Tăng cường năng lực quản lý tài nguyên nước:
- Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước, ưu tiên thực hiện cho những vùng đang và có nguy cơ thiếu nước, những khu vực có nhu cầu khai thác nước tăng mạnh trong kỳ quy hoạch;
- Thực hiện chương trình kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước theo định kỳ; kiểm kê hiện trạng khai thác sử dụng nước; xây dựng chương trình giám sát và báo cáo về tình hình khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước trên các khu vực thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, trong đó đặc biệt lưu ý vấn đề xả thải vào nguồn nước.
b) Tăng cường công tác thể chế, năng lực quản lý ở các cấp:
- Ban hành các quy định cụ thể về quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên phạm vi toàn tỉnh phù hợp điều kiện tự nhiên;
- Xây dựng chương trình cụ thể để tuyển dụng cán bộ có trình độ và năng lực chuyên môn phù hợp; tổ chức công tác đào tạo, tập huấn hoặc đào tạo lại để tăng cường năng lực của cán bộ quản lý các cấp về kỹ năng quản lý và giải quyết các vấn đề thực tiễn.
c) Tăng cường công tác quản lý và cấp phép tài nguyên nước:
- Thực hiện việc rà soát, kiểm tra, phát hiện các tổ chức, cá nhân khai thác nước mặt, khoan, thăm dò, khai thác nước dưới đất chưa có giấy phép hoặc chưa đăng ký khai thác nước dưới đất để xử lý và yêu cầu thực hiện theo đúng quy định;
- Xây dựng và thực hiện chương trình thanh tra, kiểm tra hằng năm, kết hợp với công tác kiểm tra đột xuất, chú trọng đối với các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng nước có quy mô lớn và đối với các khu vực nằm trong vùng hạn chế, vùng cấm khai thác nước dưới đất.
6.2. Các giải pháp kỹ thuật:
a) Tăng cường các biện pháp quản lý, chống thất thoát, lãng phí tài nguyên nước, nâng hiệu quả khai thác nước của các công trình khai thác, sử dụng nước, đặc biệt là các công trình thủy lợi và cấp nước tập trung;
b) Nghiên cứu đầu tư xây dựng mạng quan trắc tự động, giám sát khai thác sử dụng tài nguyên nước trên các khu vực dùng nước nhằm phát hiện sớm các vi phạm trong khai thác tài nguyên nước, đặc biệt ở các khu vực có nguy cơ cạn kiệt nguồn nước.
6.3. Giải pháp huy động vốn cho các công trình, dự án:
Huy động vốn từ mọi nguồn để đảm bảo có kinh phí cho việc thực hiện quy hoạch và quản lý tài nguyên nước nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra.
a) Nguồn ngân sách nhà nước (Trung ương); vốn viện trợ quốc tế và các nguồn vốn khác từ các tổ chức quốc tế như ADB, WB, JICA, KOICA, DANIDA AFD...: Để thực hiện các dự án ưu tiên giai đoạn 2016 - 2030;
b) Nguồn ngân sách tỉnh tập trung thực hiện các dự án ưu tiên và thi công trình khai thác nước dưới đất quy mô nhỏ giai đoạn 2016 - 2020.
c) Nguồn ngân sách địa phương (cấp huyện) và vốn huy động cộng đồng (xã hội hóa) thực hiện các công trình khai thác nước dưới đất quy mô nhỏ giai đoạn 2016 - 2030.
7. Thời gian thực hiện quy hoạch
- Giai đoạn 1: Từ năm 2016 - 2020;
- Giai đoạn 2: Từ năm 2021 - 2030.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
Tổ chức thực hiện các nội dung của Quy hoạch, công bố Quy hoạch, hướng dẫn đôn đốc các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, bảo đảm phù hợp với các mục tiêu, nội dung, giải pháp của Quy hoạch này.
Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các cơ quan chức năng có liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch này; định kỳ hằng năm, 05 năm sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện Quy hoạch; trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định điều chỉnh mục tiêu, nội dung Quy hoạch trong trường hợp cần thiết.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Rà soát các điểm có nguy cơ úng ngập để xúc tiến xây dựng bản đồ ngập lụt. Tổ chức thực hiện hiệu quả Quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt; tham mưu thực hiện tu bổ, nâng cấp công trình đầu mối các hồ, đập thủy lợi để đảm bảo an toàn công trình, phòng chống lũ, nâng cao hiệu quả lấy nước và bảo vệ chất lượng nước của sông trục chính, đảm bảo đạt chất lượng cung cấp nước thô cho các công trình, dự án sử dụng nước mặt.
Thực hiện công tác quản lý và khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi; nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích ứng với từng vùng và điều kiện biến đổi khí hậu; đảm bảo khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
3. Sở Xây dựng
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025 theo Quyết định số 1566/QĐ-TTg ngày 09/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Tham mưu thực hiện có hiệu quả việc cấp nước sinh hoạt, tiêu thoát nước thải và thu gom rác thải đô thị.
4. Các Sở: Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Y tế
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với các ngành có liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước trong cộng đồng dân cư, các trường học, các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.
5. Sở Giao thông vận tải
Tham mưu thực hiện mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch phê duyệt, trong đó chú trọng giao thông thủy nội địa nhằm phát huy hết tiềm năng, lợi thế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
6. Các Sở: Công Thương, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, nắm bắt tình hình, phát hiện kịp thời các sai phạm trong khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước thuộc lĩnh vực quản lý để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.
7. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc thẩm định công nghệ, thiết bị trong khai thác, sản xuất nước sạch, xử lý nước thải của các tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các chính sách ưu tiên cho việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến trong khai thác, sử dụng nước và xử lý nước thải.
8. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, ngành liên quan cân đối, bố trí vốn đầu tư hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Quy hoạch.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn:
Thực hiện việc rà soát, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của ngành tài nguyên môi trường. Thường xuyên kiểm tra phát hiện và xử lý các sai phạm trong quản lý sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn theo thẩm quyền, kịp thời xử lý hoặc đề xuất biện pháp xử lý khi vượt thẩm quyền.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các Hội, đoàn thể:
Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước.
Tham gia công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước.
11. Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy hoạch, trường hợp cần sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ cụ thể, các cấp, ngành, địa phương chủ động đề xuất, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
QUY HOẠCH PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐẾN CẤP HUYỆN
(Kèm theo Quyết định số 1947/QĐ-UBND ngày 21/10/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
TT | Vùng phân bổ tài nguyên nước | Tài nguyên nước dưới đất (triệu m3/năm) | Tài nguyên nước mặt (triệu m3/năm) | ||||
Năm 2016 | Giai đoạn 2016-2020 | Tầm nhìn đến năm 2030 | Năm 2016 | Giai đoạn 2016-2020 | Tầm nhìn đến năm 2030 | ||
1 | Thành phố Quảng Ngãi | 11,04 | 16,42 | 22,50 | 43,70 | 49,30 | 51,42 |
2 | Huyện Sơn Hà | 4,60 | 5,20 | 5,35 | 59,04 | 60,43 | 63,13 |
3 | Huyện Sơn Tây | 3,20 | 4,10 | 4,27 | 55,82 | 58,97 | 60,78 |
4 | Huyện Ba Tơ | 1,96 | 2,52 | 2,81 | 52,80 | 57,81 | 59,21 |
5 | Huyện Trà Bồng | 4,50 | 5,10 | 5,32 | 58,90 | 60,58 | 62,24 |
6 | Huyện Tây Trà | 4,20 | 5,31 | 5,39 | 58,32 | 60,32 | 62,45 |
7 | Huyện Minh Long | 1,95 | 2,50 | 2,76 | 53,62 | 58,73 | 60,39 |
8 | Huyện Bình Sơn | 8,07 | 10,30 | 10,93 | 132,45 | 132,45 | 134,17 |
9 | Huyện Sơn Tịnh | 7,50 | 8,10 | 8,88 | 104,72 | 107,80 | 109,54 |
10 | Huyện Đức Phổ | 6,50 | 7,00 | 7,69 | 94,46 | 97,93 | 99,28 |
11 | Huyện Mộ Đức | 6,40 | 7,00 | 7,73 | 94,55 | 97,98 | 99,71 |
12 | Huyện Tư Nghĩa | 6,70 | 7,10 | 7,92 | 100,59 | 103,10 | 104,89 |
13 | Huyện Nghĩa Hành | 5,90 | 6,90 | 7,55 | 97,01 | 99,69 | 102,58 |
14 | Huyện Lý Sơn | 0,028 | 0,030 | 0,031 | 0,98 | 1,02 | 1,04 |
QUY HOẠCH CÔNG TRÌNH KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2016 - 2030 (*)
(Kèm theo Quyết định số 1947/QĐ-UBND ngày 21/10/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
TT | Vùng quy hoạch | Năm 2016 | Giai đoạn 2016-2020 | Tầm nhìn đến năm 2030 | Tầng chứa nước khai thác | Chiều sâu khai thác trung bình (m) | Khoảng cách giữa các công trình khai thác (m) | Tổng trữ lượng khai thác các kì quy hoạch (m3/ngày đêm) | Vốn đầu tư dự kiến (triệu đồng) | ||||||
Số công trình khai thác | Lưu lượng khai thác 1 lỗ khoan (m3/ngày đêm) | Tổng trữ lượng khai thác (m3/ngày đêm) | Tổng số công trình khai thác | Lưu lượng khai thác 1 lỗ khoan (m3/ngày đêm) | Tổng trữ lượng khai thác (m3/ngày đêm) | Tổng số công trình khai thác | Lưu lượng khai thác 1 lỗ khoan (m3/ngày đêm) | Tổng trữ lượng khai thác (m3/ngày đêm) | |||||||
1 | Thành phố Quảng Ngãi |
|
|
| 20 | 800 | 16.000 | 30 | 800 | 24.000 | qh | 30 | 50 | 40.000 | 20,5 |
2 | Huyện Sơn Hà |
|
|
|
|
| 2.000 |
|
| 2.000 |
|
|
| 4.160 | 8,25 |
| Sơn Hải | 2 | 80 | 160 | 5 | 80 | 400 | 5 | 80 | 400 | G | 100 | 50 | 960 | 2,50 |
| Sơn Giang |
|
|
| 5 | 80 | 400 | 5 | 80 | 400 | q | 50 | 50 | 800 | 1,50 |
| Sơn Thủy |
|
|
| 5 | 80 | 400 | 5 | 80 | 400 | q | 50 | 50 | 800 | 1,25 |
| Sơn Ba |
|
|
| 5 | 80 | 400 | 5 | 80 | 400 | F | 100 | 50 | 800 | 1,50 |
| Sơn Nham |
|
|
| 5 | 80 | 400 | 5 | 80 | 400 | F | 100 | 50 | 800 | 1,50 |
3 | Huyện Sơn Tây |
|
|
|
|
| 1.000 |
|
| 1.000 |
|
|
| 2.120 | 8,25 |
| Sơn Mùa | 2 | 60 | 120 | 5 | 50 | 250 | 5 | 50 | 250 | q | 40 | 50 | 620 | 1,50 |
| Sơn Bua |
|
|
| 5 | 50 | 250 | 5 | 50 | 250 | q | 100 | 50 | 500 | 2,15 |
| Sơn Dung |
|
|
| 5 | 50 | 250 | 5 | 50 | 250 | q | 100 | 50 | 500 | 2,40 |
| Sơn Long |
|
|
| 5 | 50 | 250 | 5 | 50 | 250 | F | 100 | 100 | 500 | 2,20 |
4 | Huyện Ba Tơ |
|
|
|
|
| 800 |
|
| 8.00 |
|
|
| 1.760 | 9,25 |
| Ba Xa | 2 | 80 | 160 | 5 | 40 | 200 | 5 | 40 | 200 | q+F | 120 | 50 | 560 | 2,50 |
| Ba Ngạc |
|
|
| 5 | 40 | 200 | 5 | 40 | 200 | q+F | 120 | 50 | 400 | 2,00 |
| Ba Dinh |
|
|
| 5 | 40 | 200 | 5 | 40 | 200 | q+F | 120 | 50 | 400 | 2,50 |
| Ba Tô |
|
|
| 5 | 40 | 200 | 5 | 40 | 200 | q+F | 120 | 50 | 400 | 2,25 |
5 | Huyện Trà Bồng |
|
|
|
|
| 1.200 |
|
| 1.200 |
|
|
| 2.500 | 8,50 |
| Trà Giang | 2 | 50 | 100 | 5 | 80 | 400 | 5 | 80 | 400 | q+F | 120 | 40 | 900 | 3,50 |
| Trà Tân |
|
|
| 5 | 80 | 400 | 5 | 80 | 400 | q+F | 120 | 40 | 800 | 2,50 |
| Trà Thủy |
|
|
| 5 | 80 | 400 | 5 | 80 | 400 | q+F | 120 | 50 | 800 | 2,50 |
6 | Huyện Tây Trà |
|
|
|
|
| 1.600 |
|
| 1.600 |
|
|
| 3.300 | 10,26 |
| Trà Nham | 2 | 50 | 100 | 5 | 80 | 400 | 5 | 80 | 400 | q+F | 120 | 50 | 900 | 2,40 |
| Trà Thọ |
|
|
| 5 | 80 | 400 | 5 | 80 | 400 | q+F | 120 | 50 | 800 | 2,60 |
| Trà Xinh |
|
|
| 5 | 80 | 400 | 5 | 80 | 400 | q+F | 150 | 50 | 800 | 2,63 |
| Trà Khê |
|
|
| 5 | 80 | 400 | 5 | 80 | 400 | q+F | 150 | 50 | 800 | 2,63 |
7 | Huyện Minh Long |
|
|
|
|
| 1.200 |
|
| 1.200 |
|
|
| 2.500 | 7,75 |
| Long Môn | 2 | 50 | 100 | 5 | 80 | 400 | 5 | 80 | 400 | q+F | 120 | 50 | 900 | 2,50 |
| Long Sơn |
|
|
| 5 | 80 | 400 | 5 | 80 | 400 | q+F | 120 | 50 | 800 | 2,25 |
| Long Mai |
|
|
| 5 | 80 | 400 | 5 | 80 | 400 | q+F | 150 | 50 | 800 | 3,00 |
8 | Huyện Bình Sơn |
|
|
| 20 | 160 | 3.200 | 20 | 200 | 4.000 | q | 30 | 100 | 7.200 | 3,50 |
9 | Huyện Sơn Tịnh |
|
|
| 25 | 160 | 4.000 | 25 | 160 | 4.000 | q | 30 | 100 | 8.000 | 4,50 |
10 | Huyện Đức Phổ |
|
|
| 10 | 160 | 1.600 | 10 | 160 | 1.600 | q | 30 | 100 | 3.200 | 4,50 |
11 | Huyện Mộ Đức |
|
|
| 10 | 160 | 1.600 | 10 | 160 | 1.600 | q | 30 | 100 | 3.200 | 4,50 |
12 | Huyện Tư Nghĩa |
|
|
| 15 | 160 | 2.400 | 15 | 200 | 3.000 | q | 30 | 100 | 5.400 | 4,00 |
13 | Huyện Nghĩa Hành |
|
|
| 15 | 160 | 2.400 | 15 | 200 | 3.000 | q | 30 | 100 | 5.400 | 4,00 |
14 | Huyện Lý Sơn |
|
|
| 6 | 150 | 900 |
|
|
| B | 32 | 100 | 900 | 1,00 |
| Cộng toàn tỉnh |
|
| 740 |
|
| 39.900 |
|
| 49.000 |
|
|
| 89.640 | 98,76 |
(*) Các công trình khai thác nước dưới đất được xây dựng chi tiết khi triển khai thực hiện quy hoạch tại các vùng và đơn vị quy hoạch cấp huyện, thành phố.
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN
(Kèm theo Quyết định số 1947/QĐ-UBND ngày 21/10/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
TT | Tên dự án | Kinh phí (triệu đồng) | Thời gian |
I | Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước |
|
|
1 | Dự án tăng cường năng lực/tổ chức quản lý tài nguyên nước ở cấp huyện và một số ngành của tỉnh | 500 | 2016 - 2017 |
2 | Dự án tuyên truyền, cập nhật pháp luật về tài nguyên nước | 300 | 2016 - 2017 |
II | Quy hoạch, điều tra tài nguyên nước |
|
|
3 | Điều tra, đánh giá xác định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi | 11.000 | 2016 - 2018 |
4 | Điều tra, đánh giá chi tiết tài nguyên nước phục vụ cấp nước cho sinh hoạt và bảo vệ tài nguyên nước vùng Dung Quất- Vạn Tường | 10.000 | 2017 - 2020 |
5 | Xây dựng mạng quan trắc chuyên môn tài nguyên nước tỉnh Quảng Ngãi giám sát các vùng khai thác, các hồ chứa thủy điện | 8.000 | 2021 - 2030 |
6 | Điều tra thống kê và lập danh mục các giếng khoan phải xử lý trám lấp, lập kế hoạch xử lý trám lấp, trám lấp một số giếng ở khu vực xung yếu- phòng tránh nhiễm bẩn nguồn nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi | 8.000 | 2021 - 2030 |
7 | Điều tra, đánh giá chi tiết tài nguyên nước phục vụ xây dựng công trình cấp nước trong điều kiện BĐKH và nước biển dâng vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi | 11.000 | 2021 - 2030 |
8 | Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến tài nguyên nước tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu | 7.000 | 2021 - 2030 |
| Cộng | 55.800 |
|
- 1Quyết định 2100/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt “Quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020"
- 2Quyết định 2567/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh An Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 3Nghị quyết 20/2016/NQ-HĐND về Quy hoạch tài nguyên tỉnh An Giang đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030
- 4Quyết định 555/QĐ-UBND năm 2016 bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát, sỏi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020
- 5Quyết định 3054/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch hành động về công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2020
- 6Quyết định 3866/QĐ-UBND năm 2016 điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án: Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Bình Định giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030 - nội dung bảo vệ nước mặt
- 7Quyết định 2933/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch tài nguyên nước mặt thành phố Cần Thơ giai đoạn 2015-2025 và tầm nhìn đến năm 2035
- 8Quyết định 20/2016/QĐ-UBND sửa đổi khoản 2, Điều 8 quy định về quản lý, hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng kèm theo Quyết định 40/2014/QĐ-UBND
- 9Nghị quyết 33/2016/NQ-HĐND về thông qua Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 10Nghị quyết 102/2017/NQ-HĐND quy hoạch tài nguyên nước mặt tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và định hướng đến 2025
- 11Quyết định 56/2017/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Luật tài nguyên nước 2012
- 5Quyết định 2100/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt “Quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020"
- 6Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 7Nghị định 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật tài nguyên nước
- 8Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9Thông tư 42/2015/TT-BTNMT quy định kỹ thuật quy hoạch tài nguyên nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 10Quyết định 1566/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 2567/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh An Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 12Nghị quyết 20/2016/NQ-HĐND về Quy hoạch tài nguyên tỉnh An Giang đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030
- 13Quyết định 555/QĐ-UBND năm 2016 bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát, sỏi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020
- 14Quyết định 3054/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch hành động về công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2020
- 15Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch Tài nguyên nước giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành.
- 16Quyết định 3866/QĐ-UBND năm 2016 điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án: Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Bình Định giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030 - nội dung bảo vệ nước mặt
- 17Quyết định 2933/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch tài nguyên nước mặt thành phố Cần Thơ giai đoạn 2015-2025 và tầm nhìn đến năm 2035
- 18Quyết định 20/2016/QĐ-UBND sửa đổi khoản 2, Điều 8 quy định về quản lý, hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng kèm theo Quyết định 40/2014/QĐ-UBND
- 19Nghị quyết 33/2016/NQ-HĐND về thông qua Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 20Nghị quyết 102/2017/NQ-HĐND quy hoạch tài nguyên nước mặt tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và định hướng đến 2025
- 21Quyết định 56/2017/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035
Quyết định 1947/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch Tài nguyên nước tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Số hiệu: 1947/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/10/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Trần Ngọc Căng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra