Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/2017/QĐ-UBND | Nghệ An, ngày 21 tháng 08 năm 2017 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước; số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định 620/QĐ-TTg ngày 12/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Nghị quyết số 09/2017/NQ-HĐND ngày 13/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khóa XVII, Kỳ họp thứ 4 về Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 4279/STNMT-NBHĐ ngày 16/8/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 với những nội dung chính sau:
1. Quan điểm của quy hoạch
- Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn 2035 phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An; phục vụ, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên nước, chủ động phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn tỉnh;
- Phát huy trách nhiệm của toàn xã hội trong quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn 2035 đối với nước mặt có tính đến tác động của biến đổi khí hậu và nước mặt là nguồn cấp nước chính cho các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu của quy hoạch
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Quản lý, phân bổ nguồn nước đảm bảo hài hòa, hợp lý giữa các ngành, tổ chức, cá nhân dùng nước, cấp đủ nước cho các ngành kinh tế, ưu tiên đảm bảo 100% nước cấp cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp có giá trị cao; Bảo vệ tài nguyên nước không bị ô nhiễm, suy thoái cạn kiệt, bảo vệ chức năng nguồn nước; Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhằm đảm bảo an ninh lâu dài về tài nguyên nước, góp phần thúc đẩy, hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
2.2.1. Đảm bảo nguồn cấp nước sinh hoạt đến năm 2020 là 117 triệu m3/năm; đến 2025 là 125 triệu m3/năm và đến năm 2035 là 180,2 triệu m3/năm;
2.2.2. Đảm bảo nước cho phát triển công nghiệp đến năm 2020 là 123,7 triệu m3/năm đến 2025 là 222,74 triệu m3/năm và đến năm 2035 là 420,74 triệu m3/năm;
2.2.3. Phân bổ hài hòa, hợp lý tài nguyên nước giữa các vùng/tiểu vùng, lưu vực/tiểu lưu vực cho ngành nông nghiệp với nhu cầu nước năm 2020 là 2,334 tỷ m3/năm, đến năm 2025 là 2,339 tỷ m3/năm và đến năm 2035 là 2,282 tỷ m3/năm;
2.2.4. Quản lý việc xây dựng, vận hành các công trình khai thác phía thượng lưu, đảm bảo lượng nước cấp nước cho hệ thống Bara Đô Lương với lưu lượng 44,0m3/giây và cống Nam Đàn với lưu lượng 40,55m3/giây. Duy trì dòng chảy tối thiểu trên các sông chính: Sông Cả, sông Hiếu, sông Giăng, sông Nậm Mô, sông Con, sông Hoàng Mai, sông Cửa Lò, sông Hầu và sông Thái;
2.2.5. Quản lý, bảo vệ để khai thác hiệu quả, ổn định, lâu dài nguồn nước mặt với tổng lượng có thể khai thác khoảng 16,25 tỷ m3/năm;
2.2.6. Quản lý, bảo vệ nguồn nước, xây dựng các công trình để khai thác, đáp ứng cho sinh hoạt và các nhu cầu khác (không kể nước cho thủy điện) trên phạm vi toàn tỉnh đến năm 2020 đạt 2,65 tỷ m3/năm, đến năm 2025 là 2,767 tỷ m3/năm và đến năm 2035 là 2,96 tỷ m3/năm, trong trường hợp biến đổi khí hậu, đảm bảo tổng nhu cầu nước của các ngành theo các giai đoạn của quy hoạch là: 2,81 tỷ m3/năm vào năm 2020, 2,74 tỷ m3/năm vào năm 2025 và năm 2035 là 2,93 tỷ m3/năm;
2.2.7. Quản lý, bảo vệ tài nguyên nước không bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, đảm bảo chức năng nguồn nước, đáp ứng mục tiêu chất lượng nước cho các ngành, các đối tượng khai thác, sử dụng nước trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
a) Giai đoạn 2017-2025: Bảo vệ tài nguyên nước mặt đáp ứng chất lượng cho các mục đích sử dụng đạt mức B1÷A2 theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT;
b) Giai đoạn 2026-2035: Bảo vệ tài nguyên nước mặt đạt mức A2÷A1 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT;
2.2.8. Phòng, chống lũ, lụt cho khu vực hạ lưu sông Cả với tần suất chống lũ là P = 1% và lũ nội đồng cho các sông độc lập ven biển với P = 10%;
2.2.9. Phòng, chống hạn hán cho các vùng: Lưu vực sông Hiếu, vùng trung lưu sông Cả;
2.2.10. Phòng, chống xâm nhập mặn cho các vùng hạ lưu sông Cả và vùng các sông độc lập ven biển.
3. Phương án quy hoạch
3.1. Phân vùng quy hoạch:
Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Nghệ An được phân chia thành 08 vùng và các tiểu vùng thuộc các vùng như sau:
3.1.1. Vùng thượng lưu sông Cả, gồm 03 tiểu vùng:
a) Thượng lưu Sông Cả - Bản Vẽ;
b) Bản Vẽ - Khe Bố;
c) Khe Bố - Ngã ba Cây Chanh.
3.1.2. Vùng sông Nậm Mô.
3.1.3. Vùng trung lưu sông Cả, gồm 02 tiểu vùng:
a) Ngã ba Cây Chanh - Đập Đô Lương;
b) Đập Đô Lương - Cống Nam Đàn.
3.1.4. Lưu vực sông Giăng.
3.1.5. Vùng lưu vực sông Hiếu, gồm 03 tiểu vùng:
a) Thượng lưu sông Hiếu - Bản Mồng;
b) Bản Mồng - Ngã ba Cây Chanh;
c) Lưu vực sông Con (sông Dinh).
3.1.6. Vùng hạ lưu sông Cả.
3.1.7. Vùng các sông độc lập ven biển.
3.1.8. Vùng thượng lưu sông Chu (phần diện tích thuộc tỉnh Nghệ An).
(Chi tiết diện tích các vùng/tiểu vùng và địa phương thuộc các vùng/tiểu vùng tại Phụ lục 01 kèm theo).
3.2. Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước:
3.2.1. Nguyên tắc phân bổ tài nguyên nước:
a) Phân bổ nguồn nước tài nguyên nước mặt tỉnh Nghệ An gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, có xét đến quy hoạch khai thác, sử dụng nước của các ngành và các yêu cầu chuyển nước giữa thượng lưu và hạ lưu;
b) Phân bổ nguồn nước phải đảm bảo tính bền vững, dựa trên cơ sở kết quả đánh giá giữa nhu cầu khai thác, sử dụng nước với khả năng đáp ứng của nguồn nước và đảm bảo sự đồng thuận giữa các ngành sử dụng nước;
c) Trong điều kiện bình thường: Đáp ứng đủ nhu cầu nước cho các ngành, đảm bảo dòng chảy tối thiểu trên các sông. Hạn chế và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước;
d) Trong điều kiện xảy ra hạn hán, thiếu nước: Đảm bảo đủ 100% nhu cầu nước cho sinh hoạt, đáp ứng tối đa khả năng của nguồn nước cho các mục đích khác. Hạn chế và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước;
3.2.2. Thứ tự ưu tiên trong phân bổ tài nguyên nước:
a) Đảm bảo đủ nước sử dụng cho sinh hoạt cả về số lượng và chất lượng;
b) Đảm bảo dòng chảy tối thiểu cho môi trường để duy trì hệ sinh thái thủy sinh trên các sông chính của từng khu dùng nước;
c) Đảm bảo yêu cầu nước cho phát triển công nghiệp, ưu tiên các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp đóng góp giá trị kinh tế lớn cho tỉnh;
d) Đảm bảo cung cấp nước cho ngành nông nghiệp, trong đó ưu tiên cho chăn nuôi, và nuôi trồng thủy sản.
3.2.3. Lượng nước sử dụng để phân bổ:
(Chi tiết lượng nước mặt sử dụng để phân bổ tại Phụ lục 02 kèm theo).
3.2.4. Phân bổ tài nguyên nước cho các đối tượng khai thác:
a) Phân bổ nguồn nước trong điều kiện bình thường:
- Đảm bảo đủ nước cho các nhu cầu khai thác, sử dụng, khai thác bền vững nguồn nước và bảo vệ môi trường;
- Nguồn nước dự phòng để cấp cho thành phố Vinh trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước là nguồn nước dưới đất thuộc thành phố Vinh và huyện Nam Đàn với tổng lưu lượng khoảng 255.000 m3/ngày đêm; thị xã Cửa Lò được xem xét, quyết định sau năm 2020.
b) Phân bổ nguồn nước trong điều kiện thiếu nước; Trong điều kiện thiếu nước, thứ tự ưu tiên và tỷ lệ phân bổ cho các ngành như sau:
- Nước cho sinh hoạt: Đảm bảo 100% nhu cầu;
- Nước cho công nghiệp: Đảm bảo 100% nhu cầu;
- Nước cho nông nghiệp: Đảm bảo cấp 80% so với nhu cầu, ưu tiên cấp đủ 100% nhu cầu nước cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
(Tỷ lệ phân bổ nguồn nước cho các ngành theo các giai đoạn của quy hoạch, theo tần suất nước đến và trong trường hợp hạn hán, thiếu nước tại Phụ lục 03 kèm theo).
3.2.5. Phân vùng chức năng nguồn nước:
(Chức năng nguồn nước các sông/đoạn sông theo các giai đoạn của quy hoạch thuộc các vùng/tiểu vùng thể hiện chi tiết tại Phụ lục 04-a kèm theo).
3.2.6. Định hướng nguồn khai thác:
(Định hướng nguồn khai thác cho các ngành thể hiện chi tiết trong Phụ lục 04-b kèm theo).
3.2.7. Mạng giám sát tài nguyên nước:
(Mạng lưới giám sát tài nguyên nước thể hiện chi tiết tại Phụ lục 05-a, 05-b, 05-c kèm theo).
3.3. Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước:
3.3.1. Chỉ tiêu, phương án bảo vệ nguồn nước:
a) Giai đoạn 2015-2020:
- Về công tác thu gom xử lý nước thải:
+ Đối với nước thải sinh hoạt tại các khu đô thị, khu dân cư tập trung: thu gom, xử lý được 70% tổng lượng nước thải đạt chuẩn thải ra môi trường tùy theo mục đích sử dụng nước tại mỗi đoạn sông;
+ Đối với nước thải bệnh viện: 95% nước thải bệnh viện tuyến tỉnh, 80% đối với các bệnh viện tuyến huyện trở lên được thu gom xử lý đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường tùy theo mục đích sử dụng nước;
+ Đối với nước thải công nghiệp: 100% các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã và đang hoạt động xử lý đạt chuẩn thải ra môi trường tùy theo mục đích sử dụng nước của mỗi đoạn sông. Đối với các cơ sở, khu công nghiệp, cụm công nghiệp xây mới kiểm soát 100% yêu cầu xử lý đạt chuẩn thải ra môi trường.
- Về công tác cải thiện, phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm; duy trì, bảo vệ các nguồn nước có chất lượng tốt:
+ Phê duyệt được danh mục các nguồn nước cần lập hành lang bảo vệ trên địa bàn tỉnh;
+ Lập hành lang bảo vệ nguồn nước cho các đoạn sông, các hồ chứa ưu tiên trong giai đoạn trước năm 2020 theo Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ được phê duyệt;
+ Cải thiện chất lượng nước, giảm thiểu mức độ ô nhiễm, bảo đảm các đoạn sông đều đạt mục tiêu chất lượng nước theo quy hoạch;
+ Trám lấp 50% trong tổng số 1.352 giếng phải trám lấp trên địa bàn tỉnh;
+ Hoàn thiện công tác điều tra, đánh giá nước dưới đất khu vực đồng bằng ven biển và vùng hạ lưu sông Cả;
+ Giảm thiểu tình trạng suy thoái, cạn kiệt nguồn tài nguyên nước dưới đất khu vực khai thác nước lớn, khu vực được xác định là nguồn nước dự phòng, cấp nước tập trung cho sinh hoạt;
+ Bảo vệ miền cấp nước cho nước dưới đất cho các khu vực dễ bị tổn thương vùng hạ lưu sông Cả.
- Về công tác quản lý tài nguyên nước:
+ 90% số lượng cơ sở xả nước thải đang hoạt động thuộc diện phải xin phép được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước;
+ Hoàn thiện bộ cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác cấp phép, quản lý tài nguyên nước.
b) Giai đoạn 2020-2025:
- Về công tác thu gom xử lý nước thải:
+ Đối với nước thải sinh hoạt: thu gom xử lý đạt chuẩn 80% tổng lượng nước thải phát sinh trên toàn tỉnh;
+ Đối với nước thải bệnh viện: 100% nước thải bệnh viện tuyến huyện trở lên được thu gom xử lý đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường tùy theo mục đích sử dụng nước;
+ Đối với nước thải công nghiệp: 100% các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã và đang hoạt động xử lý đạt chuẩn thải ra môi trường tùy theo mục đích sử dụng nước của mỗi đoạn sông. Đối với các cơ sở, khu công nghiệp, cụm công nghiệp xây mới kiểm soát 100% yêu cầu xử lý đạt chuẩn thải ra môi trường.
- Về công tác cải thiện, phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm; duy trì, bảo vệ các nguồn nước có chất lượng tốt:
+ Hoàn thành việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước cho 100% đoạn sông, hồ chứa ưu tiên trong giai đoạn trước năm 2025 theo Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ được phê duyệt;
+ Cải thiện chất lượng nước, giảm thiểu mức độ ô nhiễm, bảo đảm các đoạn sông đều đạt mục tiêu chất lượng nước theo quy hoạch;
+ Hoàn thiện công tác trám lấp giếng khoan phải trám lấp trên địa bàn tỉnh;
+ Bảo vệ miền cấp nước cho nước dưới đất cho các khu vực dễ bị tổn thương các huyện ven biển;
+ Giảm thiểu tình trạng suy thoái, cạn kiệt nguồn tài nguyên nước dưới đất khu vực khai thác nước lớn, khu vực được xác định là nguồn nước dự phòng, cấp nước tập trung cho sinh hoạt bao gồm cả thị xã Cửa Lò.
- Về công tác quản lý tài nguyên nước:
+ 100% số lượng cơ sở xả nước thải đang hoạt động thuộc diện phải xin phép được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước;
+ Hoàn thiện và kết nối bộ cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh với bộ cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước trên lưu vực để quản lý hiệu quả tài nguyên nước;
+ Hoàn thiện công tác điều tra, đánh giá nước dưới đất khu vực trung du.
c) Giai đoạn 2025-2035.
- Về công tác thu gom xử lý nước thải: Thu gom xử lý 100% đạt chuẩn thải vào môi trường đối với tất cả các loại nước thải phát sinh trong các vùng quy hoạch.
- Về bảo vệ chất lượng nước:
+ 100% các đoạn sông, hồ chứa được bảo vệ và đáp ứng được mục tiêu chất lượng nước theo quy hoạch cho giai đoạn 2025-2035;
+ Hoàn thành việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước cho 100% đoạn sông, hồ chứa trong Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ được phê duyệt.
- Về công tác quản lý tài nguyên nước:
+ 100% số lượng cơ sở xả nước thải đang hoạt động thuộc diện phải xin phép được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước;
+ Điều tra, đánh giá được toàn bộ nước dưới đất trên địa bàn toàn tỉnh.
3.3.2. Bảo vệ chất lượng nước mặt:
a) Thứ tự ưu tiên bảo vệ:
- Ưu tiên cao nhất bảo vệ nguồn nước các sông, đoạn sông có khai thác nước cấp cho sinh hoạt với yêu cầu bảo đảm cả số lượng và chất lượng trong mọi tình huống;
- Các nguồn nước có giá trị đa dạng sinh học cao, có giá trị lịch sử, bảo tồn văn hóa;
- Nguồn nước, cảnh quan môi trường và hệ sinh thái của tất cả các sông chính, chịu tác động của nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, làng nghề, nước thải bệnh viện;
- Nguồn nước cấp bảo đảm phát triển nông nghiệp, công nghiệp và phát triển các ngành kinh tế khác trong khu vực.
b) Nội dung bảo vệ theo các giai đoạn của kỳ quy hoạch
- Giai đoạn 2015-2020:
+ Cải thiện chất lượng nước, khắc phục tình trạng ô nhiễm tại các đoạn sông hiện đang bị ô nhiễm hoặc chưa đáp ứng được mục đích sử dụng hiện tại để từng bước đưa về đáp ứng được mục tiêu chất lượng nước trong kỳ quy hoạch;
+ Duy trì, bảo vệ chất lượng nước tại các đoạn sông chưa bị ô nhiễm để bảo đảm đáp ứng được mục tiêu chất lượng nước trong kỳ quy hoạch;
+ Phục hồi, bảo vệ nguồn sinh thủy và các nguồn nước có giá trị bảo tồn;
+ Kiểm soát được các nguồn thải gây ô nhiễm tại các vùng quy hoạch.
- Giai đoạn 2020-2025:
+ Duy trì, bảo vệ chất lượng nước các đoạn sông để bảo đảm mục tiêu chất lượng nguồn nước trong kỳ quy hoạch;
+ Kiểm soát hiệu quả các nguồn thải hiện có và các nguồn thải mới phát sinh trong kỳ quy hoạch;
+ Triển khai lập và thực hiện quy hoạch xả thải để bảo vệ nguồn nước và bảo vệ môi trường tại các vùng quy hoạch.
- Giai đoạn 2025-2035:
+ Bảo vệ, cải thiện chất lượng nước các đoạn sông để bảo đảm bảo phù hợp mục tiêu chất lượng nguồn nước quy chuẩn Việt Nam hiện hành;
+ Kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả các nguồn thải trên toàn tỉnh và trong các vùng quy hoạch;
(Mục tiêu chất lượng nước các sông chính, sông quan trọng, hồ chứa tại các vùng/tiểu vùng theo các giai đoạn của quy hoạch trong Phụ lục 06 kèm theo).
3.3.3. Bảo vệ nguồn sinh thủy:
- Tăng cường trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đến năm 2020 nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và chất lượng của độ che phủ đạt 57%;
- Quy hoạch chuyển đổi hoặc bổ sung chức năng rừng đặc dụng ở một số khu rừng phòng hộ có giá trị đa dạng sinh học cao ở vùng thượng lưu sông Cả (Kỳ Sơn, Tương Dương), vùng lưu vực sông Giăng (Thanh Chương) và vùng lưu vực sông Hiếu (Quế Phong, Quỳ Hợp, Quỳ Châu và Tân Kỳ);
- Tăng cường diện tích trồng rừng phòng hộ ở các vùng/tiểu vùng có độ dốc lớn, đồng thời tích cực trồng rừng tại những nơi có độ dốc thấp, thảm thực bì thuộc đối tượng trồng rừng để nâng cao hiệu quả của rừng phòng hộ;
- Quy hoạch rừng phòng hộ gắn liền với các công trình hồ chứa thủy lợi, thủy điện đầu nguồn: Bản Vẽ, Khe Bố (Tương Dương); Hủa Na (Quế Phong); Bản Mồng (Quỳ Châu, Quỳ Hợp); Vực Mấu (Quỳnh Lưu, Hoàng Mai); Sông Sào (Nghĩa Đàn).
3.3.4. Duy trì, phục hồi các nguồn nước:
- Duy trì dòng chảy tối thiểu trên dòng chính sông Cả, sông Hiếu, sông Con (sông Dinh), sông Giăng, sông Nậm Mô và các sông độc lập ven biển;
- Phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm không đáp ứng được cho mục đích sử dụng sinh hoạt trên các tại các vùng/tiểu vùng: Thượng lưu sông Cả, vùng trung lưu sông Cả, vùng lưu vực sông Hiếu (tiểu vùng Bản Mồng - Ngã ba cây Chanh, lưu vực sông Con) và vùng các sông độc lập ven biển (sông Bùng);
- Phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm không đáp ứng được cho mục đích tưới, nuôi trồng thủy sản trên các đoạn sông tại các vùng/tiểu vùng: Thượng lưu sông Cả, vùng trung lưu sông Cả (sông Rào Gang), vùng lưu vực sông Hiếu (tiểu vùng Bản Mồng - Ngã ba cây Chanh) và vùng các sông độc lập ven biển (sông Thái);
(Chi tiết yêu cầu duy trì dòng chảy tối thiểu dòng chính các sông và nguồn nước cần phục hồi tại Phụ lục 07-a và 07-b kèm theo).
3.3.5. Mạng giám sát chất lượng nước, giám sát xả nước thải:
Giữ nguyên 43 điểm thuộc mạng quan trắc nước mặt hiện có, bổ sung 05 điểm giám sát chất lượng nước mặt;
Giữ nguyên 13 điểm thuộc mạng quan trắc chất lượng nước dưới đất hiện có, bổ sung 30 điểm quan trắc nước dưới đất;
(Chi tiết tại Phụ lục số 05-b, 5-c kèm theo).
3.4. Quy hoạch phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra:
3.4.1. Phòng chống lũ, lụt:
a) Đối với phòng, chống giảm thiểu lũ quét tại các vùng thượng lưu sông Cả và sông Hiếu:
- Biện pháp công trình:
+ Tăng cường trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn, tăng cường các hoạt động quản lý xây dựng cơ bản, chương trình di dân tái định cư;
+ Xây dựng hồ chứa điều tiết lũ ở khu vực thường xảy ra lũ quét;
+ Xây dựng đê, tường chắn lũ quét: Các khu vực có điều kiện xây dựng công trình ngăn lũ quét, nghiên cứu xây dựng các tuyến đê hoặc tường chắn lũ quét để giữ dòng lũ cháy trong lòng dẫn, ngăn chặn các tác động của lũ quét đối với khu vực cần bảo vệ.
- Biện pháp phi công trình:
+ Lập bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét: Lập được bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét (nguy cơ cao, nguy cơ trung bình và vùng ít có khả năng xảy ra lũ quét);
+ Quản lý sử dụng đất: Quy hoạch sử dụng đất hạn chế phát triển trong vùng nguy cơ lũ quét cao. Rà soát, bổ sung quy hoạch đối với các khu dân cư để thực hiện tái định cư ra khỏi vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất cao;
+ Xây dựng hệ thống cảnh báo dự báo, nối mạng thông tin và truyền dẫn dữ liệu đo đạc trực tuyến: Xây dựng chương trình dự báo lũ quét; tăng cường trang thiết bị và năng lực xử lý thông tin dự báo cho ban chỉ huy phòng, chống lụt bão của tỉnh và của các huyện để có hệ thống chỉ huy đồng bộ, kịp thời, chính xác;
+ Lập kế hoạch phòng chống giảm nhẹ lũ quét ở các cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã;
+ Lập kế hoạch quản lý rủi ro do lũ quét gây ra trên địa bàn tỉnh.
b) Đối với phòng, chống giảm thiểu lũ, lụt vùng hạ lưu sông Cả và vùng các sông độc lập ven biển
- Tiêu chuẩn phòng lũ:
+ Mức đảm bảo chống lũ trên sông Cả với tần suất là P = 1%;
+ Đối với các lưu vực sông Con, tiêu chuẩn chống lũ hè thu P = 10%.
- Giải pháp công trình:
+ Xây dựng hệ thống đê bảo vệ các vùng kinh tế, các khu dân cư;
+ Kết hợp xây dựng hệ thống đê với các công trình hồ chứa thượng nguồn tham gia cắt lũ.
- Giải pháp phi công trình:
+ Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, đầu tư trang thiết bị cho Ban phòng chống lụt bão của tỉnh;
+ Xây dựng hệ thống cảnh báo dự báo, nối mạng thông tin và truyền dẫn dữ liệu đo đạc trục tuyến;
+ Lập kế hoạch phòng chống giảm nhẹ lũ, ngập lụt ở các cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã;
+ Lập kế hoạch Quản lý rủi ro do lũ, lụt gây ra trên địa bàn tỉnh;
+ Thông thoáng dòng chảy thoát lũ;
+ Tuyên truyền giáo dục cộng đồng.
3.4.2. Phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn:
- Giải pháp công trình:
+ Nâng cấp và hoàn thiện đầu tư xây dựng hệ thống các công trình khai thác, sử dụng nước đảm bảo hoạt động 100% công suất, kết hợp xây dựng các hồ chứa theo quy hoạch thủy lợi nhằm tăng cường dòng chảy kiệt cho các sông, vùng phía hạ lưu;
+ Song song với giải pháp xây dựng hồ chứa tạo nguồn phía thượng lưu, đầu tư xây dựng cống ngăn mặn tại cửa sông Lam.
- Giải pháp phi công trình:
+ Thực hiện nội dung quy hoạch phân bổ như đã xây dựng;
+ Duy trì dòng chảy tối thiểu: Thực hiện theo nội dung quy hoạch phân bổ;
+ Trồng, bảo vệ rừng: tăng cường diện tích trồng rừng, đặc biệt chú trọng bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ và nâng cao chất lượng rừng;
+ Giám sát các nguồn nước và việc thực hiện điều tiết nước trong các hồ chứa để giảm thiểu các tác động do hạ thấp mực nước trên dòng chính sông Cả, sông Hiếu, sông Giăng và sông Nậm Mô trong thời gian hạn hán, đặc biệt là các hồ chứa lớn trong vùng như hồ Bản Vẽ, hồ Bản Mồng và hồ Sông Sào;
+ Tăng cường nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị kinh tế, xã hội và môi trường của nước cũng như sự cần thiết phải thực hiện các biện pháp giảm nhẹ thiệt hại của hạn hán;
+ Sử dụng nước một cách tiết kiệm, ứng dụng khoa học công nghệ, thực hiện các biện pháp tưới tiết kiệm nước, chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
3.5. Giải pháp, kinh phí, tiến độ thực hiện quy hoạch:
3.5.1. Giải pháp và tiến độ thực hiện:
a) Giải pháp về quản lý
- Tăng cường năng lực quản lý tài nguyên nước các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh;
- Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước, ưu tiên những vùng đang và có nguy cơ thiếu nước, những khu vực có nhu cầu khai thác nước tăng mạnh trong kỳ quy hoạch;
- Thực hiện chương trình kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước theo định kỳ; kiểm kê hiện trạng khai thác, sử dụng nước;
- Hoàn thiện, nâng cấp hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, gắn với cơ sở dữ liệu về môi trường, đất đai và các lĩnh vực khác, bảo đảm tích hợp với hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước, cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường của trung ương;
- Thực hiện quy hoạch phân bổ, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra ở các huyện, thị xã, thành phố. Định kỳ rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch cho phù hợp với yêu cầu thực tế;
- Xây dựng chương trình giám sát và báo cáo về tình hình khai thác sử dụng tài nguyên nước thuộc các vùng/tiểu vùng, các lưu vực/tiểu lưu vực trên địa bàn tỉnh;
- Tăng cường giám sát chặt chẽ việc vận hành của các hồ chứa thủy lợi, thủy điện: Bản Vẽ, Khe Bố, Chi Khê, Bản Mồng và Vực Mấu;
- Tiếp tục rà soát, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó, tập trung vào cơ chế, chính sách trong việc khai thác, sử dụng nước bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, bền vững, ưu tiên sử dụng tài nguyên nước để cấp cho sinh hoạt, công nghiệp và các lĩnh vực sản xuất quan trọng gắn với bảo vệ tài nguyên nước;
- Tăng cường công tác quản lý và cấp phép về tài nguyên nước: Hoàn tất việc đăng ký, cấp phép đối với các công trình khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước để đưa vào quản lý theo quy định;
- Tăng cường năng lực và sự tham gia của các bên liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước; xây dựng cơ chế đối thoại, trao đổi thông tin, cơ chế trách nhiệm giữa các ngành khai thác sử dụng tài nguyên nước và cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước;
- Công tác truyền thông: Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phổ biến pháp luật về tài nguyên nước trong các cơ quan chuyên môn ở cấp cơ sở (cấp huyện, cấp xã), tuyên truyền giáo dục trong nhân dân;
- Công khai các thông tin về các cơ sở gây ô nhiễm và các nguồn nước bị ô nhiễm và phát huy sức mạnh cộng đồng trong theo dõi, giám sát các hoạt động bảo vệ nguồn nước.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện xin phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh;
- Định kỳ lập danh sách các tổ chức, cá nhân chưa có giấy phép, thông báo và công bố trên các phương tiện thông tin.
b) Giải pháp về khoa học công nghệ:
- Trong quan trắc, giám sát tài nguyên nước sử dụng công nghệ tự động và truyền số liệu kỹ thuật số từ các trạm quan trắc về trung tâm quản lý dữ liệu;
- Sử dụng công nghệ định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) kết hợp với các công cụ ứng dụng hệ thống thông tin địa lý; công nghệ phân tích ảnh viễn thám;
- Triển khai kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu để phòng, chống, giảm nhẹ tác động của hạn hán;
- Sử dụng các biện pháp tiết kiệm nước trong nông nghiệp.
c) Giải pháp về đầu tư:
- Đầu tư kinh phí cho việc thực hiện các dự án, chương trình đề xuất của quy hoạch;
- Đầu tư xây dựng mạng quan trắc, giám sát tài nguyên nước;
- Tăng cường công tác quản lý bằng cách đầu tư nguồn vốn để thực hiện các chương trình dự án, đề án trong lĩnh vực tài nguyên nước;
- Tăng cường trang thiết bị phục vụ quản lý, điều tra, kiểm kê, đánh giá, quan trắc, giám sát, dự báo tài nguyên nước, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên nước.
d) Giải pháp về huy động nguồn vốn:
- Áp dụng việc đa dạng hóa nguồn vốn, xã hội hóa dưới nhiều hình thức khác nhau trên cơ sở nhà nước và nhân dân cùng làm đối với những dự án có ý nghĩa cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên nước;
- Vốn ngân sách nhà nước bao gồm cả trung ương và địa phương. Huy động kết hợp với nguồn vốn do các tổ chức phi chính phủ tài trợ cho các công trình ở những khu vực đặc biệt khó khăn có tỷ lệ các hộ nghèo đói cao, chỉ tập trung vào các dự án công ích, nhân đạo mang tính xã hội và cộng đồng;
- Kêu gọi đầu tư, thu hút vốn đầu tư của các cá nhân, doanh nghiệp đối với các dự án liên quan đến hoạt động phát triển sản xuất, kinh doanh của đơn vị, vốn đầu tư của các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế.
3.5.2. Kinh phí, tiến độ thực hiện:
a) Tổng kinh phí là 28.171,5 tỷ đồng; trong đó: Địa phương và huy động nguồn xã hội hóa là 1.071,5 tỷ đồng (vốn ngân sách địa phương là 871,5 tỷ đồng, vốn xã hội hóa là 200 tỷ đồng), vốn ngân sách Trung ương là 27.100 tỷ đồng; cụ thể theo các giai đoạn quy hoạch như sau:
- Kinh phí giai đoạn 2017 - 2020: 340,5 tỷ đồng;
- Kinh phí giai đoạn 2020 - 2025: 436,5 tỷ đồng;
- Kinh phí giai đoạn 2025 - 2035: 27.394,5 tỷ đồng.
(Các dự án ưu tiên thực hiện quy hoạch tại Phụ lục số 08 kèm theo).
Điều 2. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nội dung quy hoạch; công bố quy hoạch.
- Hướng dẫn đôn đốc các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án có liên quan đến tài nguyên nước, bảo đảm phù hợp với các mục tiêu, nội dung, giải pháp của Quy hoạch này.
- Chỉ đạo rà soát, thống kê, đánh giá và phối hợp với các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, và thành phố và các đơn vị có liên quan thực hiện các danh mục nhiệm vụ, dự án ưu tiên trên cơ sở đó xây dựng các chương trình cụ thể, xác định rõ những nội dung cần ưu tiên, để theo chức năng nhiệm vụ của các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, và thành phố thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan chức năng có liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch này; định kỳ hàng năm, 5 năm sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện quy hoạch.
- Chủ trì, liên hệ với các cơ quan Trung ương, các tỉnh liên quan trong việc triển khai thực hiện quy hoạch.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, Bạn, ngành cấp tỉnh có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh thẩm định nhiệm vụ, dự án trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch.
3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh thẩm định về kinh phí các nhiệm vụ, dự án, cân đối, bố trí vốn đầu tư hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để thực hiện có hiệu quả các nội dung của quy hoạch.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh có liên quan xây dựng các chương trình, dự án, kế hoạch chi tiết phục vụ phát triển nông nghiệp liên quan đến tài nguyên nước phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung, giải pháp của Quy hoạch. Lồng ghép quy hoạch trồng rừng với nội dung quy hoạch bảo vệ nguồn sinh thủy và bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Công Thương: Theo chức năng nhiệm vụ của mình, trong quá trình xây dựng quy trình vận hành các hồ chứa thủy điện, các nhiệm vụ, kế hoạch có liên quan đến tài nguyên nước phải đảm bảo phù hợp với các mục tiêu, nội dung, giải pháp của quy hoạch này cho hiệu quả.
6. Sở Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng dự án cấp nước, thu gom, xử lý nước thải các khu đô thị, thị xã, thị trấn nhằm đảm bảo mục tiêu cấp nước, thu gom, xử lý nước thải trên địa bàn toàn tỉnh theo các giai đoạn của quy hoạch. Lồng ghép các dự án trong quy hoạch này với dự án thu gom, xử lý nước thải, chất thải trên địa bàn tỉnh cho hiệu quả.
7. Các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh khác có liên quan: Theo chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp với cơ quan chủ trì triển khai công việc liên quan để thực hiện quy hoạch.
8. UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch trên địa bàn quản lý. Đồng thời tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân thực hiện quy hoạch, góp phần khai thác, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả và bảo vệ tài nguyên nước.
- Trên cơ sở các nội dung của quy hoạch, lồng ghép, tích hợp các nội dung Quy hoạch tài nguyên nước vào các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế và xã hội của địa phương.
9. Các tổ chức, cá nhân có các hoạt động có liên quan đến nguồn nước, phải thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật và theo các nội dung của quy hoạch (lập hồ sơ đề nghị cấp phép trong khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước, nộp phí bảo vệ môi trường, phí khai thác tài nguyên…); đầu tư, nghiên cứu đối mới công nghệ trong quá trình sản xuất để sử dụng tiết kiệm nguồn nước, cũng như phải xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quy định, đảm bảo mục tiêu chất lượng nước trước khi xả thải ra môi trường. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa trong công tác thu gom, xử lý nước thải, bảo vệ tài nguyên nước.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
PHÂN CHIA VÙNG/TIỂU VÙNG
(Kèm theo Quyết định số 56/2017/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2017 của UBND tỉnh Nghệ An)
TT | Vùng/ tiểu vùng | F | Phạm vi/đơn vị hành chính |
I | Vùng thượng lưu sông Cả | 4.636 |
|
1 | Thượng lưu Sông Cả - Bản Vẽ | 1.620 | - Huyện Kỳ Sơn: Keeng Đu, Đoọc May, Bắc Lý, Mỹ Lý, Na Loi, Mường Lống, Bảo Thắng, Huổi Tụ. - Huyện Tương Dương: Mai Sơn, Nhôn Mai, Hữu Khuông, vùng ngập hồ Bản Vẽ. |
2 | Bản Vẽ - Khe Bố | 1.670 | - Huyện Tương Dương: Lương Minh, Yên Na, Yên Tĩnh, Thạch Giám, thị trấn Hòa Bình, Tam Thái, Yên Hòa, Nga My, Tam Hợp, Tam Đình, Yên Thắng, Xiêng My; - Huyện Con Cuông: Bình Chuẩn |
3 | Khe Bố - Ngã 3 Cây Chanh | 1.346 | - Huyện Tương Dương: Tam Quang - Huyện Con Cuông: Cam Lâm, Lạng Khê, Châu Khê, Chi Khê, Yên Khê, Bồng Khê, thị trấn Con Cuông, Đôn Phục; - Huyện Anh Sơn: Tam Sơn, Đỉnh Sơn |
II | Vùng sông Nậm Mô | 1.506 | - Huyện Kỳ Sơn: Nậm Cắn, Phà Đánh, Hữu Lập, Bảo Nam, Chiêu Lưu, Hữu Kiệm, thị Mường Xén, Tà Cạ, Tây Sơn, Mường Típ, Mường Ải, Na Ngoi, Nậm Càn. - Huyện Tương Dương: Lưu Kiền, Xá Lượng. |
III | Vùng trung lưu sông Cả | 1528,3 |
|
1 | Ngã 3 Cây Chanh - Đập Đô Lương | 521,3 | - Huyện Anh Sơn: Cẩm Sơn, Hùng Sơn, Tường Sơn, Đức Sơn, Hội Sơn, Thạch Sơn, Vĩnh Sơn, Lạng Sơn, Tào Sơn, thị trấn Anh Sơn, Long Sơn, Khai Sơn, Cao Sơn, Lĩnh Sơn, Hòa Sơn; - Huyện Đô Lương: Giang Sơn Đông, Giang Sơn Tây, Lam Sơn, Ngọc Sơn, Bồi Sơn, Hồng Sơn, Tràng Sơn, Đông Sơn, Bài Sơn, Bắc Sơn. |
2 | Đập Đô Lương - Cống Nam Đàn 2 | 1.007 | - Huyện Đô Lương: Nam Sơn, Đặng Sơn, Lưu Sơn, thị trấn Đô Lương, Yên Sơn, Văn Sơn, Thịnh Sơn, Hòa Sơn, Đà Sơn, Lạc Sơn, Tân Sơn, Thái Sơn, Trung Sơn, Thuận Sơn, Xuân Sơn, Minh Sơn, Quang Sơn, Thượng Sơn, Hiến Sơn, Đại Sơn, Trù Sơn, Mỹ Sơn, Nhân Sơn; - Huyện Thanh Chương: Thanh Hương, Thanh Tiên, Thanh Hưng, Thanh Phong, Thanh Văn, Thanh Lĩnh, Thanh Tường, Thanh Đồng, Thanh Thịnh, Thanh An, TT Dùng, Đồng Văn, Thanh Ngọc, Ngọc Sơn, Thanh Chi, Thanh Khê, Thanh Thủy, Thanh Hà, Võ Liệt, Thanh Long, Xuân Tường, Thanh Dương, Thanh Lương, Thanh Khai, Thanh Yên, Thanh Tùng, Thanh Mai, Thanh Giang, Thanh Xuân, Thanh Lâm, Cát Văn, Ngọc Lâm, Thanh Sơn; - Huyện Nam Đàn: Nam Hưng, Nam Thái, Nam Thượng, Nam Tân |
IV | Vung sông Giăng | 1.060 | - Huyện Con Cuông: Môn Sơn, Lục Dạ; - Huyện Anh Sơn: Phúc Sơn; - Huyện Thanh Chương: Thanh Đức, Hạnh Lâm, Thanh Nho, Thanh Mỹ, Thanh Hòa, Phong Thịnh, Thanh Liên |
V | Vùng sông Hiếu | 4.935 |
|
1 | Thượng lưu sông Hiếu Bân Mồng | 2.399 | - Huyện Quế Phong: Hạnh Dịch, Nậm Giải, Tri Lễ, Tiền Phong, thị trấn Kim Sơn, Mường Noọc, Châu Kim, Châu Thôn, Nậm Nhoóng, Cắm Muộn, Quang Phong, Quế Sơn; - Toàn bộ huyện Quỳ Châu; - Huyên Quỳ Hợp: Xã Yên Hợp |
2 | Bản Mồng - Ngã 3 Cây Chanh | 1.742 | - Huyện Quỳ Hợp: Đồng Hợp, Hạ Sơn; - Huyện Nghĩa Đàn: Nghĩa Đàn, Nghĩa Mai, Nghĩa Yên, Nghĩa Sơn, Nghĩa Lâm, Nghĩa Lạc, Nghĩa Lợi, Nghĩa Hồng, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Minh, Nghĩa Trung, Nghĩa Bình, Nghĩa Tân, Nghĩa Thắng, Nghĩa Lạc, Nghĩa Lợi, Nghĩa Đức, Nghĩa An, Nghĩa Khánh, Nghĩa Long, Nghĩa Lộc; - Thị xã Thái Hòa: toàn bộ thị xã Thái Hòa - Huyện Tân Kỳ: Thị trấn Tân Kỳ, Nghĩa Bình, Đồng Nghĩa, Nghĩa Thái, Tân Phú, Tân Xuân, Giai Xuân, Tân Hợp, Đồng Văn, Tiên Kỳ, Nghĩa Hợp, Nghĩa Dũng, Nghĩa Hoàn, Tân Long, Nghĩa Phúc, Tân An, Kỳ Tân, Tân Long, Kỳ Sơn, Hương Sơn, Phú Sơn, Nghĩa Hành, Tân Hương; - Huyện Anh Sơn: Thọ Sơn, Thành Sơn, Bình Sơn; - Huyện Con Cuông: Thạch Ngàn, Mậu Đức. |
3 | Sông con | 794 | - Huyện Quỳ Hợp: Châu Tiến, Châu Hồng, Châu Thành, Châu Cường, Liên Hợp, Châu Lộc, Châu Thái, Nam Sơn, Bắc Sơn, Châu Lý, Châu Đình, Châu Quang, thị trấn Quỳ Hợp, Thọ Hợp, Văn Lợi, Minh Hợp, Nghĩa Xuân, Tam Hợp; - Huyện Nghĩa Đàn: Nghĩa Hưng, Nghĩa Liên, Nghĩa Hiếu. |
VI | Vùng hạ lưu sông Cả | 529,2 | - Huyện Nam Đàn: Vân Diên, thị trấn Nam Đàn, Xuân Hòa, Nam Xuân, Nam Lĩnh, Nam Giang, Kim Liên, Hùng Tiến, Nam Lộc, Hồng Long, Khánh Sơn, Xuân Lâm, Nam Cát, Nam Trung, Nam Kim, Nam Phúc, Nam Cường; - Toàn bộ huyện Hưng Nguyên; - Toàn bộ TP Vinh; - Huyện Nghi Lộc: Nghi Diên, Nghi Vạn, Nghi Kim, Nghi Liên, Nghi Trung, thị trấn Quán Hành, Nghi Thịnh, Nghi Khánh, Nghi Trường, Nghi Thạch, Nghi Phong, Nghi Xuân, Nghi Thái, Phúc Thọ; - Thị xã Cửa Lò: Nghi Thu, Nghi Hương, Nghi Hòa, Nghi Hải. |
VII | Vùng sông độc lập ven biển | 1.675 | - Toàn bộ huyện Yên Thành; - Toàn bộ huyện Quỳnh Lưu; - Toàn bộ huyện Diễn Châu; - Huyện Nghĩa Đàn: Nghĩa Thọ, Nghĩa Phú, Nghĩa Hội; Toàn bộ thị xã Hoàng Mai; Huyện Nam Đàn: Nam Nghĩa, Nam Thanh, Nam Anh; - Huyện Nghi Lộc: Nghi Kiều, Nghi Công Nam, Nghi Công Bắc, Nghi Lâm, Nghi Mỹ, Nghi Phương, Nghi Văn, Nghi Đông, Nghi Hưng, Nghi Thuận, Nghi Long, Nghi Quang, Nghi Thiết, Nghi Xá, Nghi Hợp, Nghi Hoa, Nghi Tiến, Nghi Yên; - Thị xã Cửa Lò: Nghi Tân, Nghi Thủy, Thu Thủy. |
VIII | Vùng sông Chu | 621,5 | Huyện Quế Phong: xã Thông Thụ và xã Đồng Văn |
Tổng | 16.491 |
|
LƯỢNG NƯỚC MẶT CÓ THỂ PHÂN BỔ TẠI CÁC VÙNG/TIỂU VÙNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Kèm theo Quyết định số 56/2017/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2017 của UBND tỉnh Nghệ An)
Đơn vị tính: 106 m3
Vùng/tiểu vùng | ĐKBT | 2020-BĐKH | 2025-BĐKH | 2035-BĐKH | ||||||||
P50% | P85% | P95% | P50% | P85% | P95% | P50% | P85% | P95% | P50% | P85% | P95% | |
I. Vùng thượng lưu sông Cả |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tiểu vùng thượng lưu sông Cả - Bản Vẽ | 679,40 | 362,64 | 242,94 | 661,20 | 342,88 | 233,60 | 663,82 | 344,41 | 234,74 | 669,70 | 347,88 | 234,73 |
Tiểu vùng Bản Vẽ - Khe Bố | 1.108,20 | 569,82 | 324,92 | 964,84 | 464,91 | 279,76 | 968,10 | 466,61 | 280,89 | 975,38 | 470,41 | 283,42 |
Tiểu vùng Khe Bố -Ngã ba cây Chanh | 1.081,69 | 512,04 | 273,80 | 1057,67 | 496,19 | 285,85 | 1061,13 | 497,99 | 287,00 | 1.068,83 | 501,99 | 289,57 |
II. Vùng lưu vực sông Nậm Mô | 905,74 | 536,57 | 394,85 | 848,66 | 488,37 | 337,45 | 852,29 | 490,72 | 338,76 | 860,49 | 496,08 | 338,81 |
III. Vùng trung lưu sông Cả |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tiểu vùng Ngã ba cây Chanh-Đô Lương | 571,50 | 301,43 | 202,63 | 585,93 | 349,91 | 226,03 | 587,69 | 350,97 | 226,71 | 591,61 | 353,35 | 228,25 |
Tiểu Vùng Đô Lương - Nam Đàn 2 | 1.174,94 | 597,99 | 596,28 | 1.201,28 | 672,90 | 482,08 | 1.206,00 | 676,06 | 484,67 | 1.213,99 | 680,60 | 487,97 |
IV. Vùng lưu vực sông Giăng | 1.185,69 | 622,61 | 396,94 | 1.228,59 | 699,45 | 488,86 | 1.232,30 | 701,60 | 490,38 | 1.240,55 | 706,38 | 493,78 |
V. Vùng sông Hiếu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tiểu vùng thượng lưu sông Hiếu Bản Mồng | 2.525,61 | 1.279,78 | 824,16 | 2.564,11 | 1.302,27 | 840,31 | 2.573,03 | 1.307,46 | 844,02 | 2.593,03 | 1.319,14 | 852,37 |
Tiểu vùng Bản Mồng - Ngã ba cây Chanh | 1.648,49 | 987,96 | 714,26 | 1.644,03 | 1.047,84 | 819,82 | 1.680,89 | 1.083,10 | 854,54 | 1.689,53 | 1.088,20 | 858,46 |
Tiểu vùng sông Con | 570,81 | 301,27 | 177,35 | 567,31 | 335,50 | 240,98 | 574,62 | 342,17 | 247,41 | 578,57 | 344,71 | 249,39 |
VI. Vùng hạ lưu sông Cả | 1.591,39 | 1.403,36 | 1.313,57 | 1.675,11 | 1.472,92 | 1.377,15 | 1.716,67 | 1.505,21 | 1.405,05 | 1.723,97 | 1.510,69 | 1.409,66 |
VII. Vùng sông độc lập ven biển | 3.484,16 | 3.003,97 | 2.777,35 | 3.435,52 | 2.970,90 | 2.753,22 | 3.459,25 | 2.995,51 | 2.778,70 | 3.477,41 | 3.008,18 | 2.788,80 |
VIII. Vùng thượng lưu sông Chu | 2.316,31 | 1.214,74 | 794,60 | 2.436,80 | 1.251,48 | 769,59 | 2.445,81 | 1.256,66 | 773,23 | 2.465,97 | 1.268,32 | 781,43 |
Tổng | 18.843,93 | 11.694,18 | 9.033,64 | 18.871,07 | 11.895,51 | 9.134,69 | 19.021,59 | 12.018,48 | 9.246,08 | 19.149,03 | 12.095,93 | 9.296,66 |
TỶ LỆ PHÂN BỔ NƯỚC MẶT CHO CÁC NGÀNH TẠI CÁC VÙNG/TIỂU VÙNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Kèm theo Quyết định số 56/2017/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2017 của UBND tỉnh Nghệ An)
Bảng 1: Lượng nước phân bổ cho sinh hoạt và công nghiệp (triệu m3/năm)
Vùng | 2020 | 2025 | 2035 | |||
Nước mặt | Nước dưới đất | Nước mặt | Nước dưới đất | Nước mặt | Nước dưới đất | |
I. Vùng thượng lưu sông Cả |
|
|
|
|
|
|
Tiểu vùng thượng lưu sông Cả - Bản Vẽ | 1.52 | 0.25 | 1.59 | 0.25 | 2.45 | 0.25 |
Tiểu vùng Bản Vẽ - Khe Bố | 1.53 | 0.37 | 1.65 | 0.37 | 2.64 | 0.37 |
Tiểu vùng Khe Bố - Ngã ba cây Chanh | 2.18 | 0.30 | 2.73 | 0.30 | 4.58 | 0.30 |
II. Vùng lưu vực sông Nậm Mô | 1.63 | 0.23 | 1.71 | 0.23 | 2.61 | 0.23 |
III. Vùng trung lưu sông Cả |
|
|
|
|
|
|
Tiểu vùng ngã ba cây Chanh đến Đ.Đô Lương | 5.86 | 2.57 | 6.26 | 5.10 | 13.76 | 5.49 |
Tiểu Vùng Đô Lương - Nam Đàn 2 | 9.12 | 2.54 | 5.86 | 6.55 | 15.22 | 3.26 |
IV. Vùng lưu vực sông Giăng | 4.17 | 0.32 | 3.29 | 1.38 | 6.52 | 0.32 |
V. Vùng sông Hiếu |
|
|
|
|
|
|
Tiểu vùng thượng lưu Sông Hiếu - Bản Mồng | 3.99 | 0.11 | 4.40 | 0.11 | 6.74 | 0.11 |
Tiểu vùng Bản Mồng - Ngã ba cây Chanh | 21.38 | 1.99 | 30.40 | 1.99 | 53.57 | 1.99 |
Tiểu vùng sông Con | 12.76 | 1.86 | 19.37 | 3.66 | 39.74 | 1.86 |
VI. Vùng hạ lưu sông Cả | 39.58 | 2.45 | 54.15 | 2.45 | 89.13 | 2.45 |
VII. Vùng sông độc lập ven biển | 121.90 | 3.10 | 189.99 | 3.10 | 343.04 | 3.10 |
VIII. Vùng thượng lưu sông Chu | 0.82 | 0.03 | 0.85 | 0.03 | 1.26 | 0.03 |
Tổng | 226.44 | 16.10 | 322.25 | 25.50 | 581.25 | 19.74 |
Bảng 2: TỶ lệ phân bổ nước mặt cho ngành nông nghiệp trong điều kiện bình thường (%)
Vùng | 2020 | 2025 | 2035 | ||||||
P50% | P85% | P95% | P50% | P85% | P95% | P50% | P85% | P95% | |
I. Vùng thượng lưu sông Cả |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tiểu vùng thượng lưu sông Cả - Bản Vẽ | 100% | 100% | 86.05% | 100% | 100% | 85.87% | 100% | 100% | 85.91% |
Tiểu vùng Bản Vẽ - Khe Bố | 100% | 100% | 97.05% | 100% | 100% | 97.04% | 100% | 100% | 97.04% |
Tiểu vùng Khe Bố - Ngã ba cây Chanh | 100% | 100% | 91.73% | 100% | 100% | 93.55% | 100% | 100% | 93.06% |
II. Vùng lưu vực sông Nậm Mô | 100% | 100% | 91.31% | 100% | 100% | 91.10% | 100% | 100% | 90.42% |
III. Vùng trung lưu sông Cả |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tiểu vùng Ngã ba cây Chanh - Đô Lương | 96.72% | 80.73% | 69.24% | 96.39% | 80.54% | 69.06% | 96.93% | 81.04% | 69.47% |
Tiểu vùng Đô Lương - Nam Đàn | 94.36% | 78.86% | 66.46% | 94.34% | 78.83% | 66.56% | 94.58% | 79.42% | 66.88% |
IV. Vùng lưu vực sông Giăng | 100% | 198.90% | 96.32% | 100% | 98.84% | 95.99% | 100% | 99.00% | 96.50% |
V. Vùng sông Hiếu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tiểu vùng thượng lưu Sông Hiếu - Bản Mồng | 100% | 100% | 91.19% | 100% | 100% | 91.20% | 100% | 100% | 91.46% |
Tiểu vùng Bản Mồng - Ngã ba cây Chanh | 100% | 100% | 98.59% | 100% | 100% | 98.71% | 100% | 100% | 99.08% |
Tiểu vùng sông Con | 99.49% | 86.85% | 73.33% | 100% | 87.50% | 75.38% | 100% | 88.53% | 76.63% |
VI. Vùng hạ lưu sông Cả | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% |
VII. Vùng sông độc lập ven biển | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% |
VIII. Vùng thượng lưu sông Chu | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% |
Bảng 3: Tỷ lệ phân bổ nước mặt cho ngành nông nghiệp trong điều kiện BĐKH (%)
Vùng | 2020-BĐKH | 2025-BĐKH | 2035-BĐKH | ||||||
P50% | P85% | P95% | P50% | P85% | P95% | P50% | P85% | P95% | |
I. Vùng thượng lưu sông Cả |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tiểu vùng thượng lưu sông Cả - Bản Vẽ | 100% | 97,92% | 83.33% | 100% | 97.61% | 83.33% | 100% | 97.19% | 83.33% |
Tiểu vùng Bản Vẽ - Khe Bố | 100% | 100% | 91.00% | 100% | 100% | 83.31% | 100% | 100% | 83.33% |
Tiểu vùng Khe Bố - Ngã ba cây Chanh | 100% | 100% | 82.25% | 100% | 100% | 84.20% | 100% | 100% | 84.03% |
II. Vùng lưu vực sông Nậm Mô | 100% | 91.28% | 84.21% | 100% | 90.79% | 84.55% | 100% | 90.44% | 84.57% |
III. Vùng trung lưu sông Cả |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tiểu vùng Ngã ba cây Chanh đến Đô Lương | 98.07% | 84.24% | 75.10% | 97.78% | 83.94% | 74.89% | 97.96% | 83.66% | 74.76% |
Tiểu vùng Đô Lương - Nam Đàn 2 | 92.32% | 77.00% | 66.19% | 92.21% | 77.12% | 66.39% | 92.51% | 77.06% | 66.41% |
IV. Vùng lưu vực sông Giăng | 100% | 100% | 95.94% | 100% | 100% | 95.83% | 100% | 100% | 96.11% |
V. Vùng sông Hiếu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tiểu vùng thượng lưu Sông Hiếu - Bản Mồng | 100% | 100% | 90.97% | 100% | 100% | 90.98% | 100% | 100% | 91.22% |
Tiểu vùng Bản Mồng - Ngã ba cây Chanh | 100% | 100% | 99.32% | 100% | 100% | 99.48% | 100% | 100% | 99.94% |
Tiểu vùng sông Con | 100% | 91.79% | 83.54% | 100% | 92.46% | 84.43% | 100% | 93.33% | 85.22% |
VI. Vùng hạ lưu sông Cả | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% |
VII. Vùng sông độc lập ven biển | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% |
VIII. Vùng thượng lưu sông Chu | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 92% |
CHỨC NĂNG NGUỒN NƯỚC CÁC SÔNG/ĐOẠN SÔNG THEO CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUY HOẠCH THUỘC CÁC VÙNG/TIỂU VÙNG
(Kèm theo Quyết định số 56/2017/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2017 của UBND tỉnh Nghệ An)
TT | Vùng | Sông/đoạn sông chính | Chức năng chính | Chức năng khác |
I | Vùng thượng lưu sông Cả |
|
|
|
1 | Tiểu vùng thượng lưu sông Cả - Bản Vẽ | Dòng chính sông Cả | - Cấp nước tưới | - Điều hòa; Thủy điện, giao thông thủy |
2 | Tiểu vùng Bản Vẽ - Khe Bố | Dòng chính sông Cả | - Cấp nước tưới | - Điều hòa; |
3 | Tiểu vùng Khe Bố - Ngã ba cây Chanh | Dòng chính sông Cả | - Cấp nước tưới | - Điều hòa; - Thủy điện |
II | Vùng lưu vực sông Nậm Mô | Dòng chính sông Nậm Mô | - Cấp nước tưới | - Điều hòa; - Thủy điện; - Cấp nước Sinh hoạt, Công nghiệp |
III | Vùng trung lưu sông Cả |
|
|
|
1 | Tiểu vùng ngã ba cây Chanh đến Đô Lương | Dòng chính sông Cả | - Lấy nước sinh hoạt; - Cấp nước tưới | - Cấp nước Sinh hoạt, Công nghiệp; - Giao thông thủy; - Hỗ trợ sinh thái; - Văn hóa xã hội |
2 | Tiểu vùng Đô Lương - Nam Đàn 2 | Dòng chính sông Cả | - Lấy nước sinh hoạt; - Cấp nước tưới | - Điều hòa; - Giao thông thủy; - Hỗ trợ sinh thái |
IV | Vùng lưu vực sông Giăng | Dòng chính sông Giăng | - Cấp nước tưới | - Điều hòa; |
V | Vùng sông Hiếu |
|
|
|
1 | Tiểu vùng thượng lưu sông Hiếu - Bản Mồng | Dòng chính sông Hiếu | - Cấp nước tưới | - Điều hòa; |
2 | Tiểu vùng Bản Mồng - Ngã ba cây Chanh | Dòng chính sông Hiếu | - Cấp nước tưới | - Cấp nước sinh hoạt, công nghiệp |
3 | Tiểu vùng sông Con | Dòng chính sông Con | - Cấp nước tưới | - Cấp nước sinh hoạt, công nghiệp |
VI | Vùng hạ lưu sông Cả | Dòng chính sông Cả | - Cấp nước tưới | - Cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, giao thông thủy - Hỗ trợ sinh thải; |
VII | Vòng sông độc lập ven biển |
|
|
|
1 | Sông Bùng | Dòng chính sông Bùng | - Cấp nước tưới | - Cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, giao thông thủy - Hỗ trợ sinh thái; |
2 | Sông Hoàng Mai | Dòng chính sông Hoàng Mai, hồ chứa Vực Mấu | - Cấp nước tưới | - Cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, giao thông thủy - Hỗ trợ sinh thái; |
3 | Sông Cấm | Dòng chính sông cấm | - Cấp nước tưới | - Cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, giao thông thủy - Hỗ trợ sinh thái; |
4 | Sông Hầu | Dòng chính sông Hầu | - Cấp nước tưới | - Cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, giao thông thủy - Hỗ trợ sinh thái; |
5 | Sông Thái | Dòng chính sông Thái | - Cấp nước tưới | - Cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, giao thông thủy - Hỗ trợ sinh thái; |
ĐỊNH HƯỚNG NGUỒN KHAI THÁC CHO CÁC NGÀNH
(Kèm theo Quyết định số 56/2017/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2017 của UBND tỉnh Nghệ An)
TT | Vùng/tiểu vùng | Ngành | ||
Nông nghiệp | Sinh hoạt | Công nghiệp | ||
I | Vùng thượng lưu sông Cả |
|
|
|
1 | Tiểu vùng thượng lưu sông Cả - Bản Vẽ | Sông Cả, Suối Nậm Sổng, Suối Nậm Xốc, Suối Xiểng Dược, Suối Xung, Suối Tắm, Suối Bén, Suối Chính, Suối Hỷ, Suối Cha Lai, Suối Kẹp | Sông Cả, Suối Nậm Sổng, Suối Kẹp, Suối Chai Lai, Suối Hỷ, Suối Bén, Suối Tắm, Suổi Xung, Suối Xiềng Dược. | Sông Cả |
2 | Tiểu vùng Bản Vẽ - Khe Bố | Sông Cả, Suối Lác, Suối Chà Lạp, Suối Vĩ, Suối Cờ, Sông Nguyên | Sông Cà, Đập Yên Hòa, Suối Chà Lạp, Suối Cờ, Suối Nguyên, Suối Lác, Suối Vĩ. | Sông Cả |
3 | Tiểu vùng Khe Bố - Ngã ba cây Chanh | Sông Cả, Hồ Phai Co, Hồ Khe Choải, Hồ Khe Du, Hồ Khe Cơi, Suối Thơi, Suối Cùng, Suối Choang, Suối Phèn, Suối Diêm | Sông Cả, Suối Thơi, Suối Choang, Suối Phèn, Suối Diêm, Hồ Khe Du, Hồ Khe Cơi, Hồ Khe choài, | Sông Cả |
II | Vùng lưu vực sông Nậm Mô | Sông Nậm Mô, Sông Nậm Típ, Suối Vong, sông Nậm Cắn, Sông Cà Nhôn, Suối Lôi, Suối Nhi, Suối Pa, Suối Thù, Suối Ca Nan, suối Nậm Kiền, Suối Áng, | Nhánh của sông Cà, sông Nậm Mô, sông Cà Nhôn, sông Nậm Típ, suối Vong, suối Ca Nan, Sông nậm cắn, Suối Nậm Kiền. |
|
III | Vùng trung lưu sông Cả |
|
|
|
1 | Tiểu vùng Ngã ba cây Chanh - Đô Lương | Hồ Khe Ngầm, Hồ Mộ Dạ, Hồ Đồng Thiêng, Đập Khe Mùi, Hồ Chọ Quan, Suối Sừng, Suối Cây Thị, | Sông Cả, Hồ Khe Ngầm, Đập Khe Mùi, Hồ Chọ Quan, Suối Sừng, Suối Cây Thị. | Sông Cả |
2 | Tiểu vùng Đô Lương - Nam Đàn | Hồ Tràng Đen, Hồ Cầu Cau, Hồ Lãi Lò, Hồ Sông Rệ, Hồ Ruộng Xối, Hồ Đồng, Hồ Khe Chung, Hồ Ba Cơi, Đập 32 (Khe Lệnh), Hồ Cao Cang, Sông Trù, Phụ lưu số 33, Sông Rổ, Sông Cầu Nây, Sông Bá Bia, Sông Gang, | Sông Cả, Kênh chính Đô Lương từ sông Cả, Hồ Tràng Đen, Hồ Sông Rệ, Hồ Ba Cơi, Hồ Cao Cang, Sông Rổ, Sông Cầy Nây, Sông Gang, Sông Bá Bia, Hồ Ruộng Xối | Hồ chứa, Hệ thống kênh Đô Lương |
IV | Vùng lưu vực sông Giăng | Sông Giăng, Suối Khăng, Suối Coòng, Suối Búng, Suối Mây, Suối Cang, Suối Mọi, Suối Yên, Phụ lưu số 8, Suối Vều, Suối Lộp Ôp, Suối Sướn, Sông Con, Sông Lèn, | Sông Giăng, Sông Con, Sông Lèn, Suối Vều, Suối Yên, Suối Căng, Suối Mây, Suối Khăng, Suối Sướng, Suối Lèn, Suối Búng, Suối Coòng. | Sông Giăng |
V | Vùng sông Hiếu |
|
|
|
1 | Tiểu vùng thượng lưu Sông Hiếu - Bản Mồng | Sông Hiếu, Sông Nậm Hạt, Sông Quang, Sông Nậm Pông, Suối Kẽ Nính, Sông Kẽ Sớn, Suối Tằn, Suối Mưn, Suối Cô Ba, Suối Cồng, Suối Tong, Suối Nhã, Suối Bạ, Suối Cung, | Sông Hiếu, Sông Nậm Pông, Sông Quang, Suối Kẽ Nính, Suối Tằn, Suối Mưn, Suối Tong, Suối Cô Ba, Suối Cồng, Suối Nhã, Suối Bạ, Suối Cung, Sông Nậm Hạt. | Hồ chứa Bản Mồng, Sông Hiếu, sông Con |
2 | Tiểu vùng Bản Mồng - Ngã ba cây Chanh | Đập Đội Cung, Đập Khe Mai, Hồ Làng Sinh, Hồ Khe Canh, Hồ Gừa, Hồ Hòn Mái, Hồ Đồn Diệc, Hồ Trúc Đồng, Suối Cung, Suối Dền, Suối Cái, Suối Đa, Suối Thần, Sông Giang, Sông Sào, Hồ sông Sào, Suối Thiềm, Khe Sanh, Suối Lon, Suối Trắng, Suối Gia, Khe Ang, Suối Làng Chôi, Suối Đông, Suối Chu, | Sông Hiếu, Hồ Làng Sình, Hồ Hòn Mái, Hồ Trúc, Suối Thiềm, Suối Trắng, Suối Thần, Sông Giang, Suối Gia, Suối Dền, Suối Cái, Suối Cung, Hồ Đồn Diệc, Hồ Cung, Hồ Gừa, Sông Chu, Khe Ang, Suối Đông, Suối Làng Chôi. | Hồ chứa Bản Mồng, Sông Hiểu, Sông Con. |
3 | Tiểu vùng sông Con | Hồ Muỗng, Hồ Thung Mây, Sông Con, Huổi Khỉ, Suối Tiêm, Huổi Huống, Nậm Chông, Suối Huổi Lìn, Suối Châu Lộc, Suối Lào, Sông Giao, Suối Đồng Bẩy. | Sông Con, Hồ Muỗng, Hồ Thung Mây, Suối Huổi Lìn, Suối Châu Lộc, Suối Đồng Bẩy, Suối Giao. | Sông Con |
VI | Vùng hạ lưu sông Cả | Hồ Thạch Tiền, Hồ Khe Ngang, Hồ Ba Khe, Hồ Cửa Ông, Hồ Mụ Sỹ, Hồ Bãi Chạc, Hồ Le Le, Hồ Triều Dương, Hồ Khe Ngang, Hồ Bàu Đá, Phụ lưu số 38, Sông Cầu Đước, Sông Rào Đồng, | Sông Cả qua cống Nam Đàn, hồ Triều Dương, Sông Cấm, Hồ Le Le, Hồ Bãi Chạc, Hồ Mụ Sỹ, Hồ Bàu Đá, Hồ Cửa Ông, Hồ Thạch Tiền, Hồ Khe Ngang, sông Cầu Đước. | Sông Cả, Hệ thống thủy lợi Nam Đàn, Kênh Gai, Kênh Thấp |
VII | Vùng sông độc lập ven biển | Hồ Khe Nu, Hồ Khe Cái, Đập Khe Làng, Hồ Nghi Công, Hồ Khe Thị 1, Đập Lèn Rơi, Hồ Khe Bưởi, Hồ Khe Xiêm, Hồ Quy Lộ, Hồ Tây Nguyên, Đập Khe Sân, Hồ Bà Tùy, Đập Eo Dâu, Đập Khe Gang, Hồ Đồng Cầu, Đập 3-2, Hồ Vực Mấu, Hồ Vệ Vừng, Hồ Đập Đầm, Hồ Quản Hài, Hồ Lim, Sông Hoàng Mai, Sông Làng Thuyền, Suối Ô, Phụ lưu số 3, Sông Hầu, Sông Bùng, Suối Vàu, Sông Cầu Bà, Sông Đò Chè, Phụ lưu số 4, Sông Nhà Lê, Sông Bùng, sông Cấm, sông Nhà lê, Sông Thái, Sông Cửa Lò, Sông Mai Giang, Sông Me. | Sông Bùng, Sông Cấm, Sông Nhà lê, sông Hoàng Mai, Hồ Khe Nu, Đập Khe Gang, Hồ Đập Đầm, Hồ Quản Hài, Hồ Lim, Hồ Vệ Vừng, Hồ Bà Tùy, Hồ Vực Mấu, Hồ Quy Lộ, Sông Cầu Bà, Sông Đò Chè, Sông Hầu, Sông Vàu, Hồ Tây Nguyên, Hồ Khe Cái, Sông Me, Sông Mai Giang, Sông Cửa Lò, Sông Thái. | Sông Nhà Lê, Hồ Xuân Dương, Sông Bùng, Sông Thái, Hồ Vệ Vừng, Sông Cấm |
VIII | Vùng thượng lưu sông Chu | Nậm Hàn, Nậm Liêm, Nậm Cấn, Suối Piệt, Suối Câng, Suối Ke, Suối Hinh, Nậm Khúc | Suối Ke, Suối Piệt, Suối Câng, Nậm Khúc, Nậm Liêm, Nậm Hàn, Nậm Cấn, Suối Hinh. | Sông Chu |
(Kèm theo Quyết định số 56/2017/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2017 của UBND tỉnh Nghệ An)
Bảng 1: Vị trí quan trắc nước mặt dự kiến trong mạng giám sát tài nguyên nước mặt
TT | Tên trạm | Trên sông | Vị trí | Yếu tố đo | Ghi chú | |||
Xã | Huyện | Khôi phục | Nâng cấp thêm yếu tố đo | Xây mới | ||||
1 | Mường Xén | Nậm Mô | Tà Kạ | Kỷ Sơn | Q |
| x |
|
2 | Bản Vẽ | Cả | Lưỡng Minh | Tương Dương | Q |
|
| x |
3 | Hồ Khe Bố | Cả | Tam Quang | Tương Dương | Q |
|
| x |
4 | Bản Mồng | Hiếu | Yên Hợp | Quỳ Hợp | Q | x |
|
|
5 | Thác Muối | Giăng | Thanh Thủy | Thanh Chương | Q | x | x |
|
6 | Hưng Hòa | Cả | Hưng Hòa | Thành phố Vinh | H |
|
| x |
7 | Hồ Vực Mấu | Hoàng Mai | Quỳnh Trang | Quỳnh Lưu | H,Q |
|
| x |
BỔ SUNG ĐIỂM GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT
TT | Ký hiệu | Vị trí lấy mẫu | Thuộc sông, hồ | Mục đích |
1 | NMBS1 | Thượng nguồn sông Cả | Sông Cả | Kiểm soát chất lượng nước sông Cả ngay khi vào Việt Nam |
2 | NMBS2 | Thanh Chương | Sông Giăng | Kiểm soát chất lượng nước sông Giăng |
3 | NMBS3 | Thị trấn Quỳ Hợp | Sông Con | Kiểm soát chất lượng nước sông Con đoạn lấy nước cấp cho trạm cấp nước Quỳ Hợp |
4 | NMBS4 | Gần điểm lấy mẫu nhà máy Hùng Thành (huyện Nam Đàn) | Sông Đào | Kiểm soát chất lượng nước sông Đào đoạn lấy nước cấp cho các nhà máy nước trên sông |
5 | NMBS5 | Thị trấn Yên Thành, huyện Yên Thành | Kênh Đô Lương | Kiểm soát tác động tại khu vực TT. Yên Thành |
DANH MỤC CÁC ĐIỂM QUAN TRẮC NƯỚC DƯỚI ĐẤT
TT | Ký hiệu | Lưu Lượng | Loại giếng | Tên chủ khai thác, sử dụng | Địa chỉ | Tọa độ | Mục đích sử dụng | Độ sâu giếng | Tầng chứa nước | |
X | Y | |||||||||
1 | QT20384 | 1400 | GK | Công ty cấp nước Cửa Lò | Khu C - KCN Nam Cấm | 2083134 | 596046 | Cấp nước dân sinh và sản xuất | 100 | o3-s1 |
2 | QT10144 | 1000 | GK | Lô Văn Tý | Bản Tân Hương, xã Yên Khê, huyện Con Cuông | 2101787 | 515387 | Sinh hoạt, ăn uống, tưới tiêu trang trại | 25 | c-p |
3 | QT10038 | 622 | GK | Nhà máy bia Sài Gòn | Phan Đăng Lưu, thành phố Vinh | 2065485 | 599693 | Sản xuất bia | 53 | qp |
4 | QT10583 | 600 | GK | Trạm cấp nước Anh Sơn | Khối 5, thị trấn Anh Sơn | 2093833 | 535187 | Cấp nước dân sinh và sản xuất | 60 | c-p |
5 | QT20136 | 360 | GK | Giếng sinh hoạt cộng đồng xóm Phượng | Xóm Phượng, xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp | 2140373 | 556380 | Cấp nước dân sinh và sản xuất | 70 | q |
6 | QT20113 | 200 | GK | Nhà máy nước sạch xã Tam Hợp | Xóm Tân Mỹ, xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp | 2141365 | 554973 | Sinh hoạt, sản xuất công nghiệp | 100 | cl/k |
7 | QT10211 | 150 | GK | Phan Văn Chung | Thôn tháng 8, Đình Sơn | 2105044 | 518864 | Tưới nông trường chè | 28 | c-p |
8 | QT10159 | 120 | GK | Lương Ngọc Quỳnh (bãi trồng rau) | Thôn Kẻ May, xã Cẩm Sơn | 2099559 | 525487 | Sản xuất nông nghiệp | 25 | c-p |
9 | QT20135 | 120 | GK | Giếng sinh hoạt cộng đồng Xóm Liên Xuân | Xóm Liên Xuân, xã Nghĩa Xuân, huyện Quý Hợp | 2139817 | 558160 | Cấp nước dân sinh và sản xuất | 70 | o3-s1 |
10 | QT10098 | 105 | GK | Nguyễn Đức Thân | Thôn Tân Trà, xã Bồng Khê, huyện Con Cuông | 2106230 | 512857 | Sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt | 24 | c-p |
11 | QT10174 | 100 | GK | Tiểu đoàn 5 | Trung đoàn 335 xã Tường Sơn | 2096827 | 528596 | Cấp nước dân sinh và sản xuất | 65 | c-p |
12 | QT10199 | 100 | GĐ | Nguyễn Thị Lượng | Khối 4A, TT Anh Sơn | 2094097 | 534981 | Cấp nước dân sinh và sản xuất | 6 | c1 |
13 | QT10242 | 100 | GĐ | Giếng Làng | Thôn 2, xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn | 2093358 | 547600 | Cấp nước dân sinh và sản xuất | 4 | t21 |
14 | QT20327 | 100 | GK | Hồ Xuân Hoan | Khối 1, phường Quỳnh Xuân, thị xã Hoàng Mai | 2125808 | 601258 | Nuôi trồng thủy sản | 30 | qh2 |
15 | QT20365 | 100 | GK | Khu Du lịch Bãi Lữ | Xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc | 2088404 | 596063 | Cấp nước cho khu du lịch và lưu trú | 80 | t3 |
16 | QT20376 | 80-90 | GK | Công trình cấp nước khu di tích quê ngoại Bác Hồ | Xóm Sen 3, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn | 2066317 | 586917 | Sinh hoạt, cứu hỏa | 29 | qh1 |
17 | QT10480 | 70 | GK | Nguyễn Đức Phó | Xóm Hồng Thịnh, xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu | 2105671 | 587691 | Sinh hoạt và sản xuất hoa, cây cảnh | 13 | qp |
18 | QT10435 | 40 | GK | Nhà hàng Ngọc Vinh | Khối 1, phường Thu Thủy, TX Cửa Lò | 2080931 | 602428 | Ăn uống, sinh hoạt | 6 | qh2 |
19 | QT20275 | 20 | GĐ | Khu Resort Quỳnh Nghĩa | Thôn 3, xã Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu | 2116521 | 602742 | Ăn uống, sinh hoạt | 7 | qh2 |
20 | QT10263 | 11 | GK | DNTN Trung Hoa | KCN nhỏ Nam Giang, huyện Đô Lương | 2090290 | 559069 | Sinh hoạt | 40 | qh1 |
21 | QT20095 | 10 | GK | Hợp tác xã Hợp Thành | KCN Thung Khuộc, Quỳ Hợp | 2137854 | 547125 | Sinh hoạt, SX Công nghiệp | 40 | c-p |
22 | QT10082 | 9 | GĐ | Cao Xuân Hoàng | Khối Hòa Trung, TT Hòa Bình, huyện Tương Dương | 2130440 | 470652 | sinh hoạt | 7 | n |
23 | QT20400 | 5 | GK | Hồ Thị Kim | Xóm 1, xã Quỳnh Minh, huyện Quỳnh Lưu | 2117774 | 601707 | Ăn uống, sinh hoạt | 7 | qh1 |
24 | QT20235 | 4 | GK | Hoàng Thị Mai | Khối 5, TT Thanh Chương, huyện Thanh Chương | 2077101 | 562001 | Sinh hoạt, kinh doanh nhà hàng | 25 | t21 |
25 | QT40090 | 3 | GK | Trần Thị Lành | Xóm 5, xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn | 2068502 | 0581652 | Sinh hoạt, ăn uống | 34 | t2 |
26 | N13 |
| GK | Khu công nghiệp Bắc Vinh | Xã Hưng Đông, thành phố Vinh | 2069669 | 595064 |
|
|
|
27 | QT20390 | 2 | GĐ | Lê Xuân Quế | Xóm Sơn Trung, xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn | 2148030 | 569874 | Sinh hoạt | 8 | t21 |
23 | QT30024 | 2 | GK | Nguyễn Đức Sân | Khối Phú Lợi 2, phường Quỳnh Dị, TX Hoàng Mai | 2127472 | 601889 | Sinh hoạt | 18 | qh2 |
29 | QT20083 | 1 | GK | Dương Đình Cương | Khối Tân Hương 1, thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu | 2163482 | 534400 | Ăn uống, sinh hoạt | 32 | pr3-e1 |
30 | QT10040 | 2 | GK | Hoàng Nghĩa Hiếu | Xóm Phong Quang, xã Hưng Hòa, thành phố Vinh | 2067277 | 604668 | sinh hoạt | 12 | qh2 |
PHÂN VÙNG MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC SÔNG CHÍNH/SÔNG QUAN TRỌNG/HỒ CHỨA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Kèm theo Quyết định số 56/2017/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2017 của UBND tỉnh Nghệ An)
TT | Nguồn nước | Vị trí | Mục tiêu chất lượng nước theo các giai đoạn | ||
2015-2020 | 2020- 2025 | 2025- 2035 | |||
I | Sông chính/sông quan trọng |
|
|
| |
1 | Sông Chu | Trên toàn bộ địa bàn huyện Quế Phong | A2 | A2 | A1 |
2 | Sông Cả |
|
|
|
|
Đoạn 1 | Từ thượng lưu (huyện Kỳ Sơn) đến điểm hợp lưu với sông Hiếu (huyện Con Cuông) | A2 | A2 | A1 | |
Đoạn 2 | Từ điểm hợp lưu vốn sông Hiếu (huyện Con Cuông) đến xã Đặng Sơn (huyện Đô Lương) | B1 | A2 | A2 | |
Đoạn 3 | Từ xã Đặng Sơn (huyện Đô Lương) đến xã Hồng Long (huyện Nam Đàn) | A2 | A2 | A2 | |
Đoạn 4 | Từ xã Hồng Long, huyện Nam Đàn ra biển | B1 | A2 | A2 | |
3 | Sông Đào | Trên toàn bộ địa bàn huyện Nam Đàn | A2 | A2 | A2 |
4 | Sông Cầu Đước |
|
|
|
|
Sông Cầu Đước | Trên toàn bộ địa bàn huyện Hưng Nguyên | B1 | B1 | A2 | |
5 | Sông Nậm Mô | Trên toàn bộ địa bàn huyện Kỳ Sơn | A2 | A2 | A1 |
6 | Sông Giăng | Từ thượng lưu tới điểm nhập lưu với sông Cả | A2 | A2 | A2 |
7 | Sông Hiếu |
|
|
|
|
Đoạn 1 | Từ thượng lưu (huyện Quế Phong) đến điểm nhập lưu với sông Con | A2 | A2 | A1 | |
Đoạn 2 | Từ điểm nhập lưu với sông Con đến vị trí cách cách trạm bơm NMN thị xã Thái Hòa 10m vẽ thượng lưu (huyện Nghĩa Đàn) | B1 | A2 | A2 | |
Đoạn 3 | Từ vị trí cách trạm bơm nhà máy nước thị xã Thái Hòa 1km về phía thượng lưu đến huyên Tân Kỳ | A2 | A2 | A2 | |
Đoạn 4 | Từ huyện Tân Kỳ đến điểm nhập lưu với sông Cả | B1 | A2 | A2 | |
8 | Sông Con |
|
|
|
|
Đoạn 1 | Từ thượng lưu đến vị trí cách trạm bơm nhà máy nước thị trấn Quỳ Hợp 3 km về hạ nguồn | A2 | A2 | A2 | |
Đoạn 2 | Từ vị trí cách trạm bơm nhà máy nước thị trấn Quỳ Hợp 3 km về hạ nguồn đến điểm nhập lưu với sông Hiếu | B1 | A2 | A2 | |
9 | Sông Thái | Trên toàn bộ địa bàn huyện Quỳnh Lưu | B1 | A2 | A2 |
10 | Sông Hoàng Mai | Trên toàn bộ địa bàn huyện Quỳnh Lưu | B1 | B1 | A2 |
11 | Sông Bùng | Trên toàn bộ địa bàn huyện Diễn Châu | A2 | A2 | A2 |
12 | Sông Cửa Lò | Trên toàn bộ địa bàn huyện Nghi Lộc, Cửa Lò | B1 | B1 | A2 |
13 | Sông Rào Gang | Trên toàn bộ địa bàn huyện Độ Lương và huyện Thanh Chương | B1 | A2 | A2 |
II | Các hồ chứa |
|
|
|
|
1 | Hồ Sông Sào | Nghĩa Đàn | B1 | B1 | B1 |
2 | Hồ Vực Mấu | Quỳnh Lưu | A2 | A2 | A2 |
LƯU LƯỢNG DÒNG CHẢY TỐI THIỂU TẠI CÁC SÔNG CHÍNH
(Kèm theo Quyết định số 56/2017/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2017 của UBND tỉnh Nghệ An)
Bảng 1: Lưu lượng dòng chảy tối thiểu
TT | Điểm kiểm soát | Sông | Tháng (m3/s) | |||||||
XII | I | II | III | IV | V | VI | VII | |||
1 | Cửa ra sông Nậm Mô | Nậm Mô | 44.9 | 38.6 | 32.2 | 25.1 | 26.7 | 57.9 | 58.9 | 92.8 |
2 | Cửa ra sông Giăng | sông Giăng | 16.2 | 5.9 | 2.3 | 1.8 | 2.1 | 10.9 | 16.6 | 12.4 |
3 | Cửa ra sông Con | sông Con | 13.1 | 9.3 | 7.1 | 5.9 | 4.4 | 4.9 | 5.5 | 8.6 |
| Dòng chính sông Hiếu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Hạ du hồ Bản Mồng | sông Hiếu | 33.1 | 34.4 | 33.6 | 34.4 | 34.3 | 33.5 | 34.2 | 34.2 |
5 | Trạm Nghĩa Khánh | sông Hiếu | 33.0 | 33.4 | 33.0 | 33.4 | 33.4 | 33.0 | 33.2 | 33.4 |
| Dòng chính sông Cả |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 | Hạ du hồ Bản Vẽ | sông Cả | 65.0 | 143.0 | 120.3 | 97.8 | 143.0 | 91.0 | 100.0 | 50.0 |
7 | Hạ du hồ Khe Bố | sông Cả | 114.1 | 211.7 | 237.6 | 111.4 | 255.0 | 181.0 | 224.0 | 138.0 |
8 | Trạm thủy văn Dừa | sông Cả | 168 | 249.3 | 268.1 | 136.2 | 276.5 | 214.1 | 314 | 254 |
9 | Trạm thủy văn Yên Thượng | sông Cả | 262.0 | 298.0 | 314.0 | 213.7 | 333.8 | 275.4 | 371.2 | 318.0 |
DANH MỤC SÔNG/ĐOẠN SÔNG, VỊ TRÍ, KHU VỰC CẦN PHỤC HỒI CHẤT LƯỢNG NƯỚC
TT | Vùng/tiểu vùng | Số điểm quan trắc | Điểm quan trắc | Sông/đoạn sông/vị trí, khu vực cần phục hồi chất lượng nước |
I | Vùng Thượng lưu sông Cả |
|
|
|
1 | Tiểu vùng thượng lưu sông Cả - Bản Vẽ | 0 |
|
|
2 | Tiểu vùng Bản Vẽ - Khe Bố | 1 | M10 | Dòng chính Sông Cả |
3 | Tiểu vùng Khe Bố - Ngã ba Cây Chanh | 1 | M11 | Dòng chính Sông Cả |
II | LV sông Nậm Mô | 1 | M9 | Sông Nậm Mô |
III | Trung lưu sông Cả |
|
|
|
1 | Tiểu vùng ngã ba Cây Chanh - đập Đô Lương | 3 | M12 | Dòng chính Sông Cả |
M13 | Dòng chính Sông Cả | |||
M14 | Dòng chính Sông Cả | |||
2 | Tiểu vùng Đô Lương - Nam Đàn 2 | 3 | M8 | sông Rào Gang |
M15 | Dòng chính Sông Cả | |||
M16 | Dòng chính Sông Cả | |||
IV | Vùng lưu vực sông Hiếu |
|
|
|
1 | Thượng lưu sông Hiếu - Hồ Bản Mồng | 2 | M5 | Dòng chính sông Hiếu |
M3 | Dòng chính sông Hiếu | |||
2 | Tiểu vùng Bản Mồng - Ngã ba Cây Chanh | 2 | M6 | Dòng chính sông Hiếu |
M7 | Dòng chính sông Hiếu | |||
3 | Tiểu vùng sông Con | 2 | M25 | Dòng chính sông Con |
M4 | Dòng chính sông Con | |||
V | Vùng Hạ lưu sông Cả |
|
|
|
1 |
| 13 | M17 | Dòng chính Sông Cả |
M18 | Dòng chính Sông Cả | |||
M28 | Thủy vực tiếp nhận nước thải của khu công nghiệp Cửa Lò, thị xã Của Lò (mương đất tiêu thoát nước). | |||
M29 | Thủy vực tiếp nhận nước thải của cụm công nghiệp Nghi Phú, thành phố Vinh (ao phía Tây Nam cụm công nghiệp). | |||
M36 | sông Rào Đừng - Tại bara Rào Đừng, xã Hưng Hòa, thành phố Vinh | |||
M3 7 | sông Đào - Tại trạm bơm nước thô Cầu Mượu - Quốc lộ 46 | |||
M38 | Nước sông Đào tại Cầu Cửa Tiền | |||
M32 | Hồ Goong 1 | |||
M33 | Hồ Goong 2 | |||
M34 | Hồ Cửa Nam | |||
M35 | Nước hồ Bảy Mẫu (tiếp nhận nước thải của khu công nghiệp Bắc Vinh) | |||
VI | Vùng sông độc lập ven biển |
|
|
|
|
| 8 | M19 | sông Mai Giang (lấy tại cầu Mai Giang), thị xã Hoàng Mai |
M20 | sông Thái (lấy tại cầu Giát), thị trấn cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu. | |||
M21 | kênh Vách Bắc (lấy tại cầu Lồi), xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu | |||
M22 | sông Bùng (lấy tại cầu Bùng), huyện Diễn Châu | |||
M23 | Nước kênh Nhà Lê (lấy tại cầu Lèn Dơi) xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc | |||
M24 | Sông Cấm (lấy tại cầu Cấm), huyện Nghi Lộc. | |||
M26 | kênh tiếp nhận nước thải cụm công nghiệp Diễn Hồng, huyện Diễn Châu | |||
M27 | Thủy vực tiếp nhận nước thải của khu công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghi Lộc |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN QUY HOẠCH
(Kèm theo Quyết định số 56/2017/0Đ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2017 của UBND tỉnh Nghệ An)
TT | Tên dự án | Thời gian thực hiện | Nguồn kinh phí | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Kinh phí |
| Giai đoạn 2017-2020 | 190,5 | ||||
1 | Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước | 2017 - 2018 | NSNN | Sở Tài nguyên và Môi trường | UBND các huyện | 1,0 |
2 | Xây dựng và duy trì hệ thống hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu TNN tỉnh Nghệ An | 2017 - 2018 | NSNN | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các Sở: Nông nghiệp phát triển nông thôn, Công thương, Giao thông Vận tải, Y tế, Xây dựng, UBND các huyện, thị xã, thành phố | 3,0 |
3 | Xây dựng báo cáo TNN tỉnh Nghệ An | 2017 - 2018 | NSNN | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các Sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố | 2,5 |
4 | Tăng cường thiết bị, công cụ phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước ở các cấp tỉnh Nghệ An | 2017 -2020 | NSNN | Sở Tài nguyên và Môi trường | UBND các huyện, thị xã, thành phố | 10,0 |
5 | Cải thiện, phục hồi môi trường các đoạn sông ô nhiễm nghiêm trọng (giai đoạn 1) | 2017 -2020 | NSNN | Sở Tài nguyên và Môi trường | UBND các huyện, thị xã, thành phố | 20,0 |
6 | Xây dựng quy hoạch tài nguyên nước các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Nghệ An (giai đoạn 1) | 2017 - 2020 | NSNN | UBND các huyện, thị xã, thành phố | Các Sở: Tài nguyên Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | 6,0 |
7 | Điều tra, xác định phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh các khu vực lấy nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Nghệ An | 2017 - 2020 | NSNN | Sở Tài nguyên và Môi trường | UBND các huyện, thị xã, thành phố | 3,0 |
8 | Xây dựng mạng quan trắc TNN tỉnh Nghệ An giai đoạn 1 | 2017 -2020 | NSNN | Sở Tài nguyên và Môi trường | UBND các huyện, thị xã, thành phố | 12,0 |
9 | Đầu tư bổ sung trang thiết bị cho Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường tỉnh | 2017 -2020 | NSNN | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư | 5,0 |
10 | Trồng rừng và bảo vệ rừng giai đoạn 1 | 2018 -2020 | NSNN | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố | 96,0 |
11 | Điều tra, xác định dòng chảy tối thiểu trên các sông, ngưỡng giới hạn khai thác với nước mặt, các tầng chứa nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An | 2018 -2020 | NSNN | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các, Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố | 5,0 |
12 | Xây dựng thí điểm mô hình xử lý, cải thiện ô nhiễm bằng thực vật thủy sinh tại các ao, hồ ô nhiễm nặng | 2018 -2020 | NSNN | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các, Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố | 12,0 |
13 | Điều tra, đánh giá tiềm năng và trữ lượng nước dưới đất có thể khai thác trên địa bàn tỉnh Nghệ An - Giai đoạn 1 | 2019 -2020 | NSNN | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các, Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố | 15,0 |
| Giai đoạn 2020-2025 | 266,5 | ||||
14 | Cải thiện, phục hồi môi trường các đoạn sông ô nhiễm nghiêm trọng (giai đoạn 2) | 2020 -2025 | NSNN | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các, Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố | 60,0 |
15 | Xây dựng quy hoạch tài nguyên nước các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Nghệ An (giai đoạn 2) | 2020 -2025 | NSNN | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các, Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố | 12,0 |
16 | Xây dựng mạng quan trắc TNN tỉnh Nghệ An (giai đoạn 2) | 2020 -2025 | NSNN | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các, Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố | 25,0 |
17 | Trồng rừng và bảo vệ rừng (giai đoạn 2) | 2020 -2025 | NSNN | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở TN&MT, UBND các huyện, thị xã, thành phố | 50,0 |
18 | Xây dựng hệ thống quan trắc và xây dựng bản đồ cảnh báo ở các khu vực có nguy cơ lũ, lũ quét, khu vực ngập lụt, khu vực thường xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn | 2020 -2025 | NSNN | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố | 58,0 |
19 | Quy hoạch hệ thống thu gom, điểm xử lý nước thải sinh hoạt cho các khu đô thị, khu dân cư tập trung vùng sông ven biển độc lập | 2020 -2025 | NSNN | Sở Xây dựng | UBND các huyện, thị xã, thành phố | 4,5 |
20 | Quy hoạch xả nước thải làng nghề trên địa bàn tỉnh | 2020 -2025 | NSNN | Sở Xây dựng | UBND các huyện, thị xã, thành phố | 12,0 |
21 | Lập hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn toàn tỉnh | 2020 -2025 | NSNN | Sở Tài nguyên và Môi trường | UBND các huyện, thị xã, thành phố | 15,0 |
22 | Điều tra, đánh giá tiềm năng và trữ lượng nước dưới đất có thể khai thác trên địa bàn tỉnh Nghệ An Giai đoạn 2 | 2019 -2020 | NSNN | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các, Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố | 30,0 |
| Giai đoạn 2025-2035 | 94,5 | ||||
23 | Điều tra, đánh giá tiềm năng và trữ lượng nước dưới đất có thể khai thác trên địa bàn tỉnh Nghệ An - Giai đoạn 3 | 2025 -2030 | NSNN | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các, Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố | 80 |
24 | Xây dựng bộ mô hình phục vụ quản lý TNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An | 2025 - 2030 | NSNN | Sở Tài nguyên và Môi trường | UBND các huyện, thị xã, thành phố | 4,5 |
25 | Dự án chuyển nước ra đảo Ngư phục vụ phát triển kinh tế | 2025 -2035 | NSNN | Sở Tài nguyên và Môi trường | UBND các huyện, thị xã, thành phố | 10,0 |
Các dự án thuộc vốn ngân sách Trung ương, và dự án kết hợp từ nguồn vốn NN của tỉnh và nguồn vốn xã hội hóa:
TT | Tên dự án | Thời gian thực hiện | Nguồn kinh phí | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Kinh phí |
| Giai đoạn 2017-2020 | 150,0 | ||||
26 | Đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, XLNT các khu đô thị, thị xã, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh (giai đoạn 1: ưu tiên thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, thị xã Hoàng Mai, các huyện: Nghị Lộc, Diễn Châu, và Quỳnh Lưu) | 2017 - 2020 | NSNN, huy động nguồn vốn xã hội hóa | Sở Xây dựng | Sở TNMT và UBND các huyện, thị xã, thành phố. | 150,0 |
| Giai đoạn 2020-2025 | 170,0 | ||||
27 | Đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, XLNT các khu đô thị, thị xã, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh (giai đoạn 2) | 2020-2025 | NSNN, huy động nguồn vốn xã hội hóa | Sở Xây dựng | Sở TNMT và UBND các huyện, thị xã, thành phố | 120 |
28 | Xây dựng thí điểm các vùng đệm lọc sinh học ven sông cho các đoạn sông ô nhiễm nặng | 2025-2035 | NSNN | Sở Tài nguyên và Môi trường | UBND các huyện, thị xã, thành phố | 50 |
| Giai đoạn 2025-2035 | 27.300 | ||||
29 | Đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, XLNT các khu đô thị, thị xã, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh (giai đoạn 3) | 2025-2035 | NSNN, huy động nguồn vốn xã hội hóa | Sở Xây dựng | Sở TNMT và UBND các huyện, thị xã, thành phố | 200 |
30 | Xây dựng cống ngăn mặn, giữ ngọt trên sông Lam | 2025-2035 | NSNN (Trung ương) | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, các huyện: Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc | 25.000 |
31 | Xây dựng hồ Thốc Muối trên sông Giăng | 2025-2035 | NSNN (Trung ương) | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở Tài nguyên và môi trường, UBND huyện Thanh Chương | 2.100 |
- 1Quyết định 1947/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch Tài nguyên nước tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 2Nghị quyết 33/2016/NQ-HĐND về thông qua Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 3Nghị quyết 102/2017/NQ-HĐND quy hoạch tài nguyên nước mặt tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và định hướng đến 2025
- 4Nghị quyết 12/NQ-HĐND năm 2017 về Quy hoạch Tài nguyên nước tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035
- 5Nghị quyết 28/2017/NQ-HĐND về Quy hoạch tài nguyên nước đến năm 2025 và định hướng đến 2035 tỉnh Hà Nam
- 6Nghị quyết 20/2017/NQ-HĐND về thông qua quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Phú Thọ đến năm 2030
- 7Quyết định 04/2018/QĐ-UBND về phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035
- 8Quyết định 258/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và một phần
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Luật tài nguyên nước 2012
- 4Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5Nghị định 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật tài nguyên nước
- 6Quyết định 620/QĐ-TTg năm 2015 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Luật ngân sách nhà nước 2015
- 8Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9Quyết định 1947/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch Tài nguyên nước tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 10Nghị quyết 33/2016/NQ-HĐND về thông qua Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 11Nghị quyết 102/2017/NQ-HĐND quy hoạch tài nguyên nước mặt tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và định hướng đến 2025
- 12Nghị quyết 09/2017/NQ-HĐND về quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035
- 13Nghị quyết 12/NQ-HĐND năm 2017 về Quy hoạch Tài nguyên nước tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035
- 14Nghị quyết 28/2017/NQ-HĐND về Quy hoạch tài nguyên nước đến năm 2025 và định hướng đến 2035 tỉnh Hà Nam
- 15Nghị quyết 20/2017/NQ-HĐND về thông qua quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Phú Thọ đến năm 2030
- 16Quyết định 04/2018/QĐ-UBND về phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Hà Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035
Quyết định 56/2017/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035
- Số hiệu: 56/2017/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/08/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Nguyễn Xuân Đường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra