- 1Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 2Nghị định 24/2006/NĐ-CP Sửa đổi Nghị định 57/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Phí và Lệ phí
- 3Thông tư 45/2006/TT-BTC sửa đổi Thông tư 63/2002/TT-BTC hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí do Bộ Tài chính ban hành
- 4Nghị định 04/2007/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
- 5Luật Tài nguyên nước 1998
- 6Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001
- 7Thông tư 63/2002/TT-BTC hướng dẫn các quy định pháp luật về phí và lệ phí do Bộ Tài chính ban hành
- 8Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
- 9Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 10Thông tư liên tịch 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải do Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 11Thông tư liên tịch 106/2007/TTLT/BTC-BTNMT bổ sung Thông tư liên tịch 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải do Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Tài chính ban hành
- 12Nghị định 21/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 80/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1947/QĐ-UBND | Rạch Giá, ngày 18 tháng 8 năm 2009 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và Nghị định số 04/2007/NĐ-CP 08 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2003 giữa Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT-BTC-BTNMT ngày 06 tháng 9 năm 2007 của Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2003 của liên Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 115/TTr-STNMT ngày 09 tháng 7 năm 2009 về việc ban hành quy định tổ chức thực hiện việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành quy định về việc tổ chức thực hiện việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Giao trách nhiệm cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (Cơ quan thường trực Chi cục Bảo vệ môi trường) phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quy định này và được phép áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật mới do Nhà nước ban hành quy định trong công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.
Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Kho bạc Nhà nước, Cục trưởng Cục Thuế, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này thay thế Quyết định số 2215/QĐ-UB ngày 24 tháng 8 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1947/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2009 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)
Căn cứ pháp lý xây dựng quy định:
Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước năm 1998;
Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 10, thông qua ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và Nghị định số 04/2007/NĐ-CP 08 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2003 giữa Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT-BTC-BTNMT ngày 06 tháng 9 năm 2007 của Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2003 của liên Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Quy định “Tổ chức thực hiện việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” với những nội dung sau:
1. Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh, từng bước thay đổi hành vi gây ô nhiễm của các tổ chức và cá nhân theo hướng có lợi cho môi trường.
2. Sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên nước, bảo vệ nguồn nước mặt, nước ngầm trên địa bàn tỉnh.
3. Nâng cao nhận thức của các tổ chức và cá nhân trong công tác bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
4. Tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương và Trung ương để tái đầu tư khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, cải thiện môi trường các nguồn nước mặt như sông, hồ, biển,…
Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang theo Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT-BTC-BTNMT ngày 06/9/2007 của Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của liên Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
I. ĐỐI TƯỢNG NỘP PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG:
1. Đối tượng chịu nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp:
Đối tượng chịu nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp áp dụng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Nước thải công nghiệp là nước thải ra môi trường từ:
1.1. Cơ sở sản xuất công nghiệp;
1.2. Cơ sở chế biến thực phẩm, nông sản, lâm sản, thủy sản; cơ sở hoạt động giết mổ gia súc;
1.3. Cơ sở sản xuất rượu, bia, nước giải khát; cơ sở thuộc da, tái chế da;
1.4. Cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề;
1.5. Cơ sở chăn nuôi công nghiệp tập trung;
1.6. Cơ sở cơ khí, sửa chữa ô tô, xe máy tập trung;
1.7. Cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản;
1.8. Cơ sở nuôi tôm công nghiệp; cơ sở sản xuất và ươm tôm giống;
1.9. Nhà máy cấp nước sạch; hệ thống xử lý nước thải tập trung.
2. Đối tượng không chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp:
Đối tượng không chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải bao gồm:
a) Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện, nước tuần hoàn trong các nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh;
b) Nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra.
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tính theo từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải như sau:
STT | CHẤT GÂY Ô NHIỄM CÓ TRONG NƯỚC THẢI | MỨC THU (đồng/kg chất gây ô nhiễm có trong nước thải) | ||||
Tên gọi | Ký hiệu | Môi trường tiếp nhận A | Môi trường tiếp nhận B | Môi trường tiếp nhận C | Môi trường tiếp nhận D | |
1 | Nhu cầu oxy hóa học | ACOD | 300 | 250 | 200 | 100 |
2 | Chất rắn lơ lửng | ATSS | 400 | 350 | 300 | 200 |
3 | Thủy ngân | AHg | 20.000.000 | 18.000.000 | 15.000.000 | 10.000.000 |
4 | Chì | APb | 500.000 | 450.000 | 400.000 | 300.000 |
5 | Arsenic | AAs | 1.000.000 | 900.000 | 800.000 | 600.000 |
6 | Cadmium | ACd | 1.000.000 | 900.000 | 800.000 | 600.000 |
Trong đó môi trường tiếp nhận nước thải bao gồm 4 loại A, B, C và D được xác định như sau:
- Môi trường tiếp nhận nước thải loại A: các phường thuộc thành phố Rạch Giá (trừ phường Vĩnh Hiệp và xã Phi Thông);
- Môi trường tiếp nhận nước thải loại B: các phường thuộc thị xã Hà Tiên và phường Vĩnh Hiệp, xã Phi Thông thuộc thành phố Rạch Giá;
- Môi trường tiếp nhận nước thải loại C: các thị trấn thuộc các huyện Kiên Lương, Hòn Đất, Giồng Riềng, Gò Quao, Tân Hiệp, An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Phú Quốc, Châu Thành; các xã thuộc huyện Châu Thành và các xã không thuộc môi trường tiếp nhận loại D;
- Môi trường tiếp nhận nước thải loại D: các xã vùng sâu vùng xa thuộc huyện Gò Quao, Hòn Đất, Giồng Riềng, Tân Hiệp, An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận; các xã nằm vùng biển và hải đảo thuộc huyện Kiên Lương, Phú Quốc, thị xã Hà Tiên và huyện Kiên Hải.
- Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính cho từng chất gây ô nhiễm theo công thức sau:
Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp (đồng) | = | Tổng lượng nước thải thải ra (m3) | x | Hàm lượng chất ô nhiễm có trong nước thải (mg/l | 10-3 | x | Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của chất gây ô nhiễm thải ra môi trường tiếp nhận tương ứng (đồng/kg) |
- Trường hợp nước thải công nghiệp của một đối tượng nộp phí có nhiều chất gây ô nhiễm quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải thì số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp là tổng số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp của từng chất gây ô nhiễm có trong nước thải.
IV. KÊ KHAI, THẨM ĐỊNH VÀ NỘP PHÍ:
1. Nguyên tắc chung:
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính theo lượng nước sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp. Trong trường hợp một nhà máy sử dụng nhiều nguồn nước khác nhau (tự khai thác nước để sử dụng và sử dụng nước của các đơn vị cấp nước sạch) và cho nhiều mục đích khác nhau (công nghiệp, sinh hoạt, làm mát thiết bị, vệ sinh nhà xưởng,…) thì khi tính phí được phép khấu trừ tiền phí đã nộp hoặc trừ đi nguồn nước thải không phải tính phí.
a) Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp có nghĩa vụ:
- Kê khai số phí phải nộp hàng quý với Sở Tài nguyên và Môi trường theo đúng quy định (mẫu số 01 ban hành kèm theo Quy định này) trong vòng 5 ngày đầu tháng đầu tiên của quý tiếp theo và bảo đảm tính chính xác của việc kê khai;
Nộp đủ, đúng hạn số tiền phí phải nộp vào tài khoản “Tạm thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải” tại Kho bạc Nhà nước tại địa phương theo thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường, nhưng chậm nhất không quá ngày 15 tháng đầu tiên của quý tiếp theo;
- Quyết toán tiền phí phải nộp hàng năm với Sở Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm dương lịch.
- Có trách nhiệm trang bị phương tiện kiểm soát lưu lượng nước thải trên cơ sở khách quan và đúng thực tế. Trường hợp đơn vị có sử dụng nước cấp thì phải gửi kèm hóa đơn hàng tháng do đơn vị cấp nước ghi nhận khi gửi phiếu kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.
- Có trách nhiệm thông báo ngay về Sở Tài nguyên và Môi trường khi đơn vị tạm ngưng hoạt động hoặc giải thể để Sở Tài nguyên và Môi trường kịp thời giám sát khi đơn vị ngưng hoạt động. Đồng thời Sở Tài nguyên và Môi trường kết toán sổ sách thu nộp phí của đơn vị theo quy định.
b) Số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp nộp vào Kho bạc Nhà nước được hạch toán vào chương, loại, khoản tương ứng, mục và tiểu mục theo mục lục của ngân sách nhà nước hiện hành và điều tiết ngân sách nhà nước theo đúng hướng dẫn tại điểm 3 Mục V Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 và Mục 6 của Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT-BTC-BTNMT ngày 06/9/2007 sau khi trừ đi số phí trích để lại Sở Tài nguyên và Môi trường (Cơ quan thường trực Chi cục Bảo vệ môi trường).
c) Sở Tài nguyên và Môi trường (Cơ quan thường trực Chi cục Bảo vệ môi trường) có nhiệm vụ:
- Thẩm định Tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, ra thông báo số phí phải nộp và thời hạn nộp tiền vào ngân sách nhà nước (theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Quy định này). Kiểm tra phương tiện kiểm soát lưu lượng nước thải trên cơ sở khách quan và đúng thực tế hoặc thẩm định hóa đơn hàng tháng do đơn vị cấp nước ghi nhận trên cơ sở 70-80% (trong trường hợp đơn vị có sử dụng nước cấp). Căn cứ để thẩm định tờ khai là kết quả đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải lần đầu. Trong trường hợp chưa có số liệu trên, việc thẩm định tờ khai được thực hiện trên cơ sở Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt. Trường hợp chưa có các căn cứ nêu trên, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tạm thu theo mức kê khai của đối tượng nộp phí. Sau khi có số liệu đánh giá, lấy mẫu phân tích lần đầu sẽ thực truy thu (nếu số phí tạm nộp ít hơn số phí phải nộp) hoặc hoàn trả (nếu số phí tạm nộp nhiều hơn số phí phải nộp) đối với đối tượng nộp phí. Trường hợp đối tượng nộp phí có số phí tạm nộp nhiều hơn số phí phải nộp nhưng tiếp tục phát sinh số phí phải nộp thì số phí đã nộp vượt được trừ vào số phí phải nộp các kỳ tiếp theo.
- Thông báo số phí phải nộp thực hiện như sau: nếu sai số giữa tờ khai của đối tượng nộp phí và số liệu phân tích, đánh giá lần đầu hoặc số liệu của ĐTM đã được phê duyệt nằm trong giới hạn cho phép là 30% (ba mươi phần trăm), thì phí bảo vệ môi trường đối với nước thải được thu theo mức kê khai của đối tượng nộp phí. Trường hợp sai số lớn hơn giới hạn cho phép, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với đối tượng nộp phí tổ chức đánh giá, lấy mẫu phân tích tải lượng và các thông số ô nhiễm của nước thải để xác định số phí phải nộp. Kinh phí thực hiện đánh giá, lấy mẫu phân tích lần 2 này được quy định tại Mục 5 Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT-BTC-BTNMT ngày 06/9/2007 và Quy định này.
- Mở sổ sách kế toán để theo dõi riêng tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của đối tượng nộp phí trên địa bàn, theo dõi và quản lý, sử dụng phần tiền phí quy định tại Mục 5 Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT-BTC-BTNMT ngày 06/9/2007 và Quy định này.
- Hàng năm, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm dương lịch, thực hiện quyết toán với cơ quan thuế cùng cấp việc thu, nộp tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thu được trên địa bàn theo đúng chế độ quy định.
- Lập kế hoạch sử dụng phần phí thu được theo quy định tại Mục V Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 và Mục 6 Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT-BTC-BTNMT ngày 06/9/2007 và Quy định này trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư bảo vệ môi trường trên địa bàn.
d) Đối với các cơ sở sản xuất, dịch vụ thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, vì lý do an ninh và bí mật quốc gia, việc thẩm định Tờ khai phí bảo vệ môi trường do Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thực hiện và thông báo với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi cơ sở hoạt động (theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Quy định này).
e) Khi thay đổi nguyên liệu, sản phẩm thay đổi dây chuyền sản xuất, quy trình công nghệ; lắp đặt thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, hệ thống xử lý nước thải, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm báo cáo Cơ quan thường trực Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản để được xác định lại mức phí phải nộp cho phù hợp.
2. Đánh giá lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ thẩm định Tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp:
a) Đánh giá, lấy mẫu phân tích lần đầu đối với các dự án mới:
- Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức việc đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải lần đầu đối với tất cả các cơ sở thuộc đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo phân cấp tương ứng với việc thẩm định báo cáo ĐTM và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kết quả của việc đánh giá, lấy mẫu phân tích trên là cơ sở để Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định tờ khai nộp phí của doanh nghiệp.
- Ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn kinh phí để trang trải chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải lần đầu phục vụ cho việc xác định số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Khoản chi này là một nội dung chi của nguồn kinh phí cho các hoạt động sự nghiệp về môi trường được cấp trong kế hoạch hàng năm.
- Hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch, dự toán kinh phí đối với nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phương bảo đảm để trang trải chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải lần đầu phục vụ cho việc xác định số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.
- Việc chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cho hoạt động đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải lần đầu phục vụ cho việc xác định số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
b) Đánh giá lấy mẫu phân tích lần 02 trở đi:
Trong trường hợp sai số giữa Tờ khai của đối tượng nộp phí và số liệu đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải lần đầu hoặc số liệu của ĐTM đã được phê duyệt quá giới hạn cho phép, Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành các thủ tục đánh giá, lấy mẫu phân tích lần thứ 2 để xác định số phí phải nộp của đối tượng nộp phí.
Việc đánh giá, lấy mẫu phân tích lần thứ 2 trở đi do các tổ chức được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép và mã số hoạt động đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải thực hiện thông qua hợp đồng đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải giữa Sở Tài nguyên và Môi trường và tổ chức trên.
Trường hợp có tranh chấp giữa tổ chức đánh giá, lấy mẫu phân tích và đối tượng nộp phí và kết quả đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải, đề nghị báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Bộ Tài nguyên và Môi trường giải quyết.
V. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN PHÍ THU ĐƯỢC:
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, được quản lý và sử dụng như sau:
1. Tỷ lệ để lại cho Sở Tài nguyên và Môi trường (Cơ quan thường trực Chi cục Bảo vệ môi trường).
a) Để lại 20% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thu được cho Sở Tài nguyên và Môi trường để trang trải chi phí cho việc thu phí hoặc điều chỉnh định mức phát thải của chất gây ô nhiễm. Trong đó:
- 5% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được sử dụng để trang trải chi phí cho việc thu phí theo quy định tại khoản 8 Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;
- 15% còn lại được sử dụng để trang trải chi phí cho việc đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ công tác thẩm định tờ khai nộp phí hoặc để phục vụ cho việc thu phí.
Toàn bộ số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được trích theo quy định trên đây, Sở Tài nguyên và Môi trường phải sử dụng đúng mục đích, có chứng từ hợp pháp theo chế độ quy định, cuối năm nếu chưa chi hết thì được chuyển sang năm sau để chi theo chế độ quy định.
b) Phần phí còn lại (80% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thu được) được nộp vào ngân sách nhà nước và phân chia cho các cấp ngân sách theo hướng dẫn tại khoản 3 Mục V Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 và Mục 6 của Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT-BTC-BTNMT ngày 06/9/2007 và Quy định này.
2. Quản lý, sử dụng phần phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp nộp vào ngân sách.
Phần phí còn lại (80% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thu được) được nộp vào ngân sách nhà nước và phân chia cho các cấp ngân sách theo hướng dẫn tại khoản 3 Mục V Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003; Mục 6 của Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT-BTC-BTNMT ngày 06/9/2007 và Quy định này, cụ thể như sau:
a) Ngân sách Trung ương hưởng 50% để bổ sung vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo Quyết định số 82/2003/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Việc quản lý, sử dụng phần phí này thực hiện theo Thông tư số 93/2003/TT-BTC ngày 06 tháng 10 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
b) Ngân sách địa phương được hưởng 50% để bổ sung vào Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Kiên Giang khi Quỹ được Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập và đi vào hoạt động. Hiện nay, do Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Kiên Giang chưa được thành lập, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tạm thời nộp vào ngân sách địa phương theo quy định hiện hành. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được sử dụng cho việc bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh (phòng ngừa, khắc phục và xử lý ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường), đầu tư mới, nạo vét cống rãnh, duy tu, bảo vệ hệ thống thoát nước tại địa phương.
Việc chi trả, thanh toán các khoản chi từ phần phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp nộp vào ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
VI. CHỨNG TỪ THU VÀ ĐỒNG TIỀN NỘP PHÍ:
1. Chứng từ thu: sử dụng biên lai thu theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính phát hành, quản lý sử dụng ấn chỉ thuế.
2. Đồng tiền nộp phí:
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp nộp bằng đồng Việt Nam. Trường hợp nộp bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu phí.
I. TRÁCH NHIỆM, NHIỆM VỤ CỦA CÁC BAN, NGÀNH LIÊN QUAN:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường (Cơ quan thường trực Chi cục Bảo vệ môi trường) có trách nhiệm:
- Tổ chức tiếp tục việc đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải lần đầu đối với các đơn vị mới hoạt động và lần hai đối với các đơn vị đang hoạt động (khi có nhu cầu) thuộc đối tượng nộp thu và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Tổ chức tập huấn, triển khai cho các đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức các tổ chức, cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
- Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Mở sổ sách kế toán để theo dõi riêng tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của đối tượng nộp phí trên địa bàn, theo dõi và quản lý, sử dụng phần tiền phí quy định tại Mục V Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT-BTC-BTNMT ngày 06/9/2007.
- Lập kế hoạch sử dụng phần phí thu được theo quy định tại Mục V Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 và Mục 6 của Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT-BTC-BTNMT ngày 06/9/2007 và Quy định này trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư và bảo vệ môi trường trên địa bàn.
- Tổ chức hướng dẫn các Ủy ban nhân dân huyện, thị xã và thành phố chỉ đạo cho các Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Chi cục Bảo vệ môi trường thống kê, hướng dẫn lập bản kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với các đối tượng được quy định tại mục I.1 quy mô phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường.
2. Sở Tài chính có trách nhiệm:
- Cân đối và bổ sung nguồn vốn ngân sách hàng năm cho Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ được giao trong năm 2009 và các năm tiếp theo.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi và quyết toán phần phí để lại theo quy định tại Mục V Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT-BTC-BTNMT ngày 06/9/2007.
3. Kho bạc Nhà nước tỉnh có trách nhiệm: tổ chức thực hiện hạch toán kế toán thu, chi ngân sách nhà nước đối với tiền thu phí được theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003; Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT-BTC-BTNMT ngày 06/9/2007 và pháp luật về ngân sách nhà nước hiện hành.
4. Cục Thuế tỉnh có trách nhiệm: kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và thực hiện quyết toán việc thu, nộp tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo thẩm quyền.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố có trách nhiệm: chỉ đạo các phòng chuyên môn trực thuộc tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn quản lý của mình.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường (Cơ quan thường trực Chi cục Bảo vệ môi trường) có trách nhiệm: tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đối với các Công ty, Xí nghiệp, Công ty Cổ phần, Công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố có trách nhiệm: chỉ đạo các phòng chuyên môn tổ chức phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường (Cơ quan thường trực Chi cục Bảo vệ môi trường) thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn quản lý của mình đối với các hộ kinh doanh cá thể.
3. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm: tổ chức phối hợp thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn quản lý đối với những hộ không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
D. KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM:
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động bảo vệ môi trường, phát hiện sớm và báo cáo kịp thời các đối tượng gian dối trong việc kê khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp so với thực tế, ngăn chặn các hành vi gian dối trong việc kê khai phí bảo vệ môi trường thì được khen thưởng.
2. Tổ chức cá nhân có hành vi phá hoại, gây tổn hại đến môi trường, không tuân theo Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ; Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 giữa Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường; Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT-BTC-BTNMT ngày 06/9/2007 của Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường, vi phạm các quy định trong việc kê khai số phí phải nộp tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự./.
……………………. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TỜ KHAI NỘP PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Quý ……………….. năm 200….
Kính gửi: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang
- Tên đơn vị nộp phí:
- Địa chỉ:.................................................................... MS: □□ □□□□□□□ □ □□□
- Điện thoại:................................................................... Fax:
- Tài khoản số:............................................................... Tại ngân hàng:
1. Lĩnh vực sản xuất, chế biến:
2. Tổng lượng nước thải hàng tháng (m3):
3. Môi trường tiếp nhận nước thải:
4. Các chỉ số ô nhiễm có trong nước thải:
Chỉ số ô nhiễm | Hàm lượng tính theo chỉ số ô nhiễm của nước thải (mg/l) | Mức tính tương ứng với từng chất (đ/kg) | Số phí phải nộp hàng tháng theo chỉ số ô nhiễm (đồng) |
ACOD |
|
|
|
ATSS |
|
|
|
AHg |
|
|
|
APb |
|
|
|
AAs |
|
|
|
ACd |
|
|
|
Tổng cộng |
|
5. Số phí bảo vệ môi trường phải nộp hàng tháng = Tổng số phí phải nộp hàng tháng tính theo chất gây ô nhiễm.
6. Xác định số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp hàng quý:
STT | Chỉ tiêu | Số tiền (đồng) |
1 | Số phí phải nộp trong quý |
|
2 | Số phí quý trước chưa nộp ngân sách nhà nước |
|
3 | Số phí nộp ngân sách nhà nước thừa quý trước |
|
4 | Số phí còn phải nộp ngân sách nhà nước(1+2-3) |
|
Số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước (viết bằng chữ):
Tôi xin cam đoan số liệu kê khai trên đây là đúng, nếu sai xin chịu xử lý theo quy định của pháp luật.
Sở Tài nguyên và Môi trường Nhận tờ khai ngày.................. | ……., ngày......tháng.....năm 200.. |
UBND TỈNH KIÊN GIANG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:............./TB-STNMT | Rạch Giá, ngày......tháng......năm 2009 |
THÔNG BÁO NỘP PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Quý ………………………… năm 200…
(Lần thông báo……..)
Tên đơn vị nộp phí:
Địa chỉ:
Căn cứ Tờ khai và kết quả thẩm định nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp quý ……………….. năm 200.… của đơn vị, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp đơn vị phải nộp quý này như sau:
STT | Chỉ tiêu | Số tiền (đồng) |
1 | Số phí kỳ trước chuyển qua |
|
a) | Nộp thiếu |
|
b) | Nộp thừa |
|
2 | Số phí phát sinh quý này |
|
3 | Số phí phải nộp quý này (2+1a-1b) |
|
Số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước (viết bằng chữ):
Yêu cầu đơn vị nộp tiền theo thông báo trên đây vào Kho bạc Nhà nước tỉnh Kiên Giang, Đơn vị: Sở Tài nguyên và Môi trường.
Tài khoản số: 920.01.00.00019
Hạn nộp trước ngày tháng năm 200
Sau khi đơn vị đã nộp phí bảo vệ môi trường vào Kho bạc Nhà nước tỉnh Kiên Giang, đề nghị đơn vị photo giữ lại một lai thu cho Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường - 1226A Nguyễn Trung Trực, Tp. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Trường hợp đơn vị chưa rõ hoặc có thắc mắc, liên hệ theo Số điện thoại: (077) 3913 777; Fax: (077) 3963 737./.
| GIÁM ĐỐC |
BỘ CÔNG AN hoặc | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:....... /....... |
|
THẨM ĐỊNH TỜ KHAI PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
Quý...... năm......
Kính gửi: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang
- Căn cứ tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp quý... năm... của đơn vị
- Địa chỉ:
Bộ Công an (hoặc Bộ Quốc phòng), xác định số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp đơn vị.................................... phải nộp quý này như sau:
STT | Chỉ tiêu | Số tiền (đồng) |
1 | Số phí kỳ trước chuyển qua |
|
a) | Nộp thiếu |
|
b) | Nộp thừa |
|
2 | Số phí phát sinh quý này |
|
3 | Số phí phải nộp quý này (2 + 1a – 1b) |
|
Số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước (viết bằng chữ):
| ....., ngày... tháng... năm...... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
- 1Quyết định 886/2005/QĐ-UB ban hành Quy định thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
- 2Quyết định 179/2004/QĐ-UB Quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 3Quyết định 40/2011/QĐ-UBND tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn do tỉnh Điện Biên hành
- 4Quyết định 1691/QĐ-UBND năm 2013 phân cấp thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 1Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 2Nghị định 24/2006/NĐ-CP Sửa đổi Nghị định 57/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Phí và Lệ phí
- 3Thông tư 45/2006/TT-BTC sửa đổi Thông tư 63/2002/TT-BTC hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí do Bộ Tài chính ban hành
- 4Nghị định 04/2007/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
- 5Luật Tài nguyên nước 1998
- 6Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001
- 7Quyết định 82/2002/QĐ-TTg thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Thông tư 63/2002/TT-BTC hướng dẫn các quy định pháp luật về phí và lệ phí do Bộ Tài chính ban hành
- 9Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 10Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
- 11Thông tư 93/2003/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 12Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 13Thông tư liên tịch 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải do Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 14Thông tư liên tịch 106/2007/TTLT/BTC-BTNMT bổ sung Thông tư liên tịch 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải do Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Tài chính ban hành
- 15Nghị định 21/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 80/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 16Quyết định 886/2005/QĐ-UB ban hành Quy định thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành
- 17Quyết định 179/2004/QĐ-UB Quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 18Quyết định 40/2011/QĐ-UBND tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn do tỉnh Điện Biên hành
- 19Quyết định 1691/QĐ-UBND năm 2013 phân cấp thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Quyết định 1947/QĐ-UBND năm 2009 tổ chức thực hiện việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- Số hiệu: 1947/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/08/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
- Người ký: Lâm Hoàng Sa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/08/2009
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực