Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 93/2003/TT-BTC | Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2003 |
Căn cứ Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam như sau:
1. Thông tư này áp dụng cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
2. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được ngân sách Nhà nước cấp vốn điều lệ. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có trách nhiệm đảm bảo hoàn vốn và bù đắp chi phí, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước đối với các hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
3. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là đơn vị hạch toán độc lập, được sử dụng các khoản thu nhập để trang trải các chi phí trong quá trình hoạt động; được phân phối chênh lệch thu chi tài chính theo đúng các quy định tại thông tư này.
4. Hội đồng quản lý, Giám đốc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý an toàn vốn và tài sản của Quỹ, sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.
5. Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính, hướng dẫn, kiểm tra và phê duyệt quyết toán hoạt động thu, chi tài chính hàng năm của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
II. QUY ĐỊNH VỀ VỐN VÀ TÀI SẢN
1. Vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam gồm:
1.1. Vốn điều lệ bao gồm:
- 200 tỷ đồng do Ngân sách Nhà nước cấp.
- Bổ sung từ Quỹ bổ sung vốn điều lệ.
Khi có yêu cầu thay đổi mức vốn điều lệ, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1.2. Tiền đền bù thiệt hại về môi trường của các tổ chức, cá nhân nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.
1.3. 50% tiền thu phí bảo vệ môi trường hàng năm. Việc thu, nộp và trích nguồn kinh phí này cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được thực hiện theo quy định của Chính phủ về phí, lệ phí.
1.4. 10% kinh phí ngân sách Nhà nước hàng năm dành cho hoạt động quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Nguồn kinh phí này được xác định trong kế hoạch ngân sách Nhà nước hàng năm và cấp cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
1.5. Tiền viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
1.6. Vốn nhận uỷ thác của các các tổ chức trong và ngoài nước để cho vay hoặc cấp vốn theo hợp đồng uỷ thác.
1.7. Vốn thu hồi nợ gốc các khoản cho vay.
1.8. Vốn khác theo quy định của pháp luật.
Các khoản vốn theo quy định từ điểm 1.2 đến 1.5 nói trên được gọi là vốn bổ sung hàng năm của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
2. Vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phải được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, đảm bảo an toàn và cho các mục tiêu sau:
- Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi các dự án bảo vệ môi trường theo cơ chế như sau:
+ Mức vốn cho vay không vượt quá 70% tổng chi phí của chương trình, dự án đầu tư bảo vệ môi trường.
+ Lãi suất do HĐQL Quỹ quy định cho từng nhóm đối tượng nhưng không vượt quá 50% mức lãi suất cho vay thương mại. Bộ Tài chính thông trần lãi suất làm cơ sở để HĐQL Quỹ xác định lãi suất cho vay trong từng thời kỳ.
+ Đối với 1 dự án, lãi suất vay vốn được xác định tại thời điểm ký hợp đồng vay vốn và cố định trong suốt thời hạn vay.
+ Trường hợp các dự án vay vốn vi phạm hợp đồng vay vốn, trả nợ không đúng hạn, chủ dự án phải chịu lãi phạt quá hạn bằng 200% lãi suất cho vay trong hạn.
- Hỗ trợ lãi suất vay vốn và tài trợ cho hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định.
- Đầu tư, mua sắm tài sản cố định phục vụ cho hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam không vượt quá 7% vốn điều lệ của Quỹ. Toàn bộ công tác đầu tư, mua sắm tài sản cố định của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được thực hiện theo các quy định như đối với doanh nghiệp Nhà nước. Hàng năm Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phải xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm tài sản cố định trình Hội đồng quản lý xem xét phê duyệt và thực hiện công tác đầu tư, mua sắm trong phạm vi kế hoạch được duyệt.
- Mua trái phiếu Chính phủ từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước trên cở sở có sự đồng ý của tổ chức, cá nhân cung cấp vốn.
3. Bộ Tài chính bố trí và cấp phát vốn điều lệ, vốn ngân sách Nhà nước cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo dự toán ngân sách Nhà nước, các quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật ngân sách Nhà nước. Tiền đền bù thiệt hại về môi trường và tiền thu phí bảo vệ môi trường hàng năm được cấp cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo quy định hiện hành của Nhà nước.
4. Hàng năm, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phải cân đối nguồn vốn và nhu cầu vốn cho hoạt động Bảo vệ môi trường; thực hiện kế hoạch hoá các nguồn vốn huy động.
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định.
5. Kiểm kê, đánh giá lại tài sản
5.1. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phải thực hiện kiểm kê, đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau:
- Kiểm kê, đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Thu hồi tài sản thế chấp khi chủ đầu tư không trả được nợ.
- Thanh lý, nhượng bán tài sản
5.2. Việc kiểm kê, đánh giá lại tài sản phải theo đúng các quy định hiện hành đối với doanh nghiệp Nhà nước. Các khoản chênh lệch tăng hoặc giảm do đánh giá lại tài sản (trừ khoản thu hồi tài sản thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của Quỹ khi chủ đầu tư không trả được nợ) được hạch toán tăng hoặc giảm vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo quy định như đối với doanh nghiệp Nhà nước.
6. Đối với các trường hợp tổn thất về tài sản của Quỹ, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phải xác định rõ nguyên nhân và xử lý:
6.1. Nếu tài sản bị tổn thất do lỗi của tập thể và cá nhân thì tập thể, cá nhân gây ra phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
6.2. Nếu tài sản đã mua bảo hiểm theo pháp luật thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.
7. Việc trích lập và sử dụng khấu hao tài sản cố định của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với doanh nghiệp.
8. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được quyền cho thuê các tài sản thuộc quyền quản lý của Quỹ theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật.
9. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được thanh lý, nhượng bán những tài sản kém, mất phẩm chất, tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi, tài sản lạc hậu kỹ thuật không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả.
Khi thanh lý tài sản, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phải định giá tài sản và tổ chức đấu giá theo quy định của pháp luật. Chênh lệch giữa số tiền thu được do thanh lý, nhượng bán tài sản với giá trị còn lại của tài sản trên sổ sách kế toán và chi phí thanh lý, nhượng bán (nếu có) được hạch toán vào thu nhập của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
III. QUY ĐỊNH VỀ TRÍCH LẬP QUỸ DỰ PHÒNG RỦI RO
1. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được trích lập quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất do nguyên nhân khách quan phát sinh trong quá trình cho vay các dự án bảo vệ môi trường.
2. Mức trích lập Quỹ dự phòng rủi ro do Hội đồng quản lý quyết định hàng năm nhưng tối thiểu bằng 0,2% tính trên dư nợ cho vay hàng năm của Quỹ. Việc trích lập thực hiện theo mỗi năm một lần khi kết thúc năm tài chính.
3. Quỹ dự phòng rủi ro được sử dụng để bù đắp các khoản rủi ro của các dự án phát sinh do nguyên nhân bất khả kháng như: tổn thất do thiên tai, hoả hoạn; sau khi sử dụng tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm (nếu có) để giảm trừ tổn thất;
4. Cuối năm, nếu không sử dụng hết quỹ dự phòng rủi ro, số dư của quỹ được chuyển sang quỹ dự phòng rủi ro năm sau. Trường hợp số dư quỹ dự phòng rủi ro không đủ bù đắp tổn thất phát sinh trong năm, Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
5. Thẩm quyền xử lý rủi ro
- Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ quyết định gia hạn nợ, miễn giảm lãi tiền vay và khoanh nợ trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Quỹ. Thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/3 thời hạn vay vốn ghi trong hợp đồng tín dụng.
- Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xoá nợ trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản lý Quỹ.
1. Nguyên tắc xác định và cấp hỗ trợ lãi suất
- Chủ đầu tư các dự án bảo vệ môi trường chỉ được nhận hỗ trợ lãi suất đối với số vốn vay đầu tư tại các tổ chức tín dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án. Chủ đầu tư không được hỗ trợ lãi suất đối với các khoản nợ quá hạn.
- Hỗ trợ lãi suất khi dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng và hoàn trả được vốn vay cho các tổ chức tín dụng.
- Mức hỗ trợ lãi suất do HĐQL Quỹ quyết định nhưng không quá mức trần lãi suất do Bộ Tài chính thông báo tại thời điểm ký kết hợp đồng hỗ trợ lãi suất.
2. Xác định mức hỗ trợ lãi suất
Mức hỗ trợ | = | Số nợ gốc được hỗ trợ lãi suất | x | % mức hỗ trợ được duyệt | x | Thời hạn thực vay tính theo năm đối với số nợ gốc được hỗ trợ lãi suất |
3. Lập kế hoạch hỗ trợ lãi suất
Hàng năm, căn cứ kế hoạch vốn bổ sung và nhu cầu hỗ trợ lãi suất của các dự án, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam lập kế hoạch hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các dự án thuộc đối tượng quy định.
Tổng số tiền hỗ trợ lãi suất vay vốn không được vượt quá 20% vốn bổ sung hàng năm của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam không kể vốn điều lệ ngân sách Nhà nước cấp.
Kế hoạch hỗ trợ lãi suất hàng năm phải được Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thông qua và báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Nguyên tắc tài trợ
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thực hiện việc tài trợ cho các đối tượng theo quy định tại Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
Mức tài trợ của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam tối đa bằng 50% chi phí để thực hiện nhiệm vụ.
2. Lập kế hoạch tài trợ
Hàng năm, căn cứ kế hoạch vốn bổ sung và nhu cầu tài trợ của các đối tượng, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam lập kế hoạch tài trợ cho các đối tượng theo quy định.
Tổng số tiền tài trợ hàng năm không được vượt quá 30% vốn bổ sung hàng năm của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
Kế hoạch tài trợ hàng năm phải được hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam duyệt và báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Thu nhập của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là toàn bộ các khoản thực thu trong năm, phát sinh từ các hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ khác của Quỹ, bao gồm:
1.1. Thu nhập từ hoạt động nghiệp vụ:
- Thu lãi cho vay của các dự án vay vốn đầu tư của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;
- Thu lãi tiền gửi của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam gửi tại Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng thương mại;
- Thu phí nhận uỷ thác cho vay lại theo hợp đồng uỷ thác;
- Thu hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ khác;
1.2. Thu nhập từ hoạt động tài chính:
- Thu lãi từ hoạt động mua, bán trái phiếu Chính phủ;
- Thu từ hoạt động cho thuê tài sản;
- Các khoản thu từ dịch vụ tài chính khác.
1.3. Thu nhập từ hoạt động bất thường:
- Các khoản thu phạt;
- Thu thanh lý, nhượng bán tài sản của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam (sau khi trừ giá trị còn lại và các khoản chi phí thanh lý, nhượng bán);
- Thu chênh lệch do đánh giá lại tài sản thế chấp khi chủ đầu tư không trả được nợ, tài sản hình thành từ vốn vay của Quỹ;
- Thu nợ đã xoá nay thu hồi được;
- Các khoản thu nhập bất thường khác.
2. Chi phí của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là các khoản thực chi cần thiết cho hoạt động của Quỹ, có hoá đơn, chứng từ hợp lệ. Mức chi, đối tượng chi được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật chưa có quy định, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam căn cứ vào khả năng tài chính xây dựng định mức, quyết định việc chi tiêu và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Các khoản chi phí phải nằm trong kế hoạch tài chính năm đã được Hội đồng quản lý phê duyệt, bao gồm:
2.1. Chi hoạt động nghiệp vụ:
- Chi phí huy động vốn;
- Chi phí dịch vụ thanh toán;
- Chi phí uỷ thác;
- Chi trích lập quỹ dự phòng rủi ro;
- Chi khác cho hoạt động nghiệp vụ.
2.2. Chi cho người lao động làm việc trực tiếp tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam:
- Chi lương, phụ cấp lương theo chế độ lương của doanh nghiệp Nhà nước;
- Chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đóng góp kinh phí công đoàn theo chế độ Nhà nước quy định;
- Chi ăn ca: mức chi mỗi người không vượt quá mức lương tối thiểu Nhà nước quy định cho công nhân viên chức;
- Chi trang phục giao dịch, chi phương tiện bảo hộ lao động theo quy định;
- Chi phụ cấp cho thành viên Hội đồng quản lý, cán bộ làm việc bán chuyên trách; chi thuê chuyên gia.
2.3. Chi phí quản lý:
- Chi phí khấu hao tài sản cố định
- Chi cho hoạt động quản lý và công vụ:
+ Chi mua sắm công cụ lao động, vật tư văn phòng;
+ Chi về cước phí Bưu điện và truyền tin: Gồm chi về bưu phí, truyền tin, điện báo, telex, fax...trả theo hoá đơn của cơ quan bưu điện;
+ Chi điện, nước, y tế, vệ sinh cơ quan.
+ Chi xăng dầu vận chuyển phục vụ cán bộ, công chức, viên chức đi công tác theo chế độ Nhà nước quy định.
+ Chi công tác phí cho cán bộ, công chức, viên chức đi công tác trong và ngoài nước thanh toán theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
+ Chi phí tuyên truyền, họp báo, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi phí hội nghị trong phạm vi kế hoạch tài chính được duyệt.
+ Chi cho việc thanh tra, kiểm tra theo chế độ quy định.
+ Chi bảo dưỡng sửa chữa tài sản theo kế hoạch tài chính hàng năm.
+ Chi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ.
- Trích quỹ dự phòng trợ cấp thôi việc. Mức trích từ 1%-3% trên quỹ lương cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
Quỹ dự phòng trợ cấp thôi việc dùng để chi trợ cấp thôi việc, mất việc làm theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm.
Nếu Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm hàng năm không chi hết được chuyển số dư sang năm sau. Trường hợp Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính thì toàn bộ phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ.
- Chi phí quản lý khác theo quy định.
2.4. Chi hoạt động tài chính:
- Chi phí cho hoạt động mua, bán trái phiếu Chính phủ;
- Chi phí cho thuê tài sản;
2.5. Các khoản chi bất thường:
- Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá.
- Chi phí để thu các khoản phạt theo quy định.
- Chi bảo hiểm tài sản và chi các loại bảo hiểm khác theo quy định.
- Chi chênh lệch do đánh giá lại tài sản thế chấp khi chủ đầu tư không trả được nợ, tài sản hình thành từ vốn vay của Quỹ;
- Chi hỗ trợ cho các hoạt động của Đảng, đoàn thể của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo quy định của Nhà nước (không bao gồm các khoản chi ủng hộ công đoàn ngành, địa phương, các tổ chức xã hội và cơ quan khác).
- Các khoản chi phí khác theo quy định.
3. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam không được hạch toán vào chi phí các khoản sau:
- Các khoản thiệt hại đã được Chính phủ hỗ trợ hoặc cơ quan bảo hiểm, bên gây thiệt hại bồi thường;
- Các khoản chi phạt do vi phạm hành chính do nguyên nhân chủ quan, phạt vi phạm chế độ tài chính; các khoản ngân sách đã chi cho Cục Môi trường.
- Các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, nâng cấp, cải tạo tài sản cố định thuộc nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản;
- Các khoản chi cho sửa chữa, bảo dưỡng và trang thiết bị các tài sản phúc lợi;
- Các khoản ngân sách Nhà nước đã chi cho Cục Môi trường.
4. Trong thời gian 5 năm đầu hoạt động, trường hợp các khoản thu của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam không đủ bù đắp chi phí, HĐQL Quỹ báo cáo Bộ Tài chính xem xét xử lý cụ thể.
VII. PHÂN PHỐI THU NHẬP VÀ SỬ DỤNG CÁC QUỸ
1. Phân phối thu nhập
Chênh lệch thu, chi tài chính hàng năm sau khi trả tiền phạt do vi phạm các quy định của pháp luật, được phân phối như sau :
- Trích 10% vào quỹ bổ sung vốn điều lệ;
- Trích 50% vào quỹ đầu tư phát triển;
- Trích quỹ khen thưởng và phúc lợi. Mức trích hai quỹ thực hiện theo quy định như đối với doanh nghiệp Nhà nước.
- Số còn lại sau khi trích lập các quỹ trên sẽ được bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển.
2. Mục đích sử dụng các quỹ
2.1. Quỹ bổ sung vốn điều lệ được dùng để tăng vốn điều lệ cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
2.2. Quỹ đầu tư phát triển được sử dụng để đầu tư, mua sắm tài sản, đổi mới công nghệ trang thiết bị, điều kiện làm việc.
2.3. Quỹ khen thưởng dùng để:
- Thưởng cuối năm hoặc thưởng thường kỳ cho cán bộ viên chức của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Mức thưởng do Giám đốc quyết định trên cơ sở năng suất lao động, thành tích của mỗi cán bộ, viên chức làm việc tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
- Thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, quy trình nghiệp vụ mang lại hiệu quả. Mức thưởng do Giám đốc Quỹ quyết định.
- Thưởng cho cá nhân và đơn vị ngoài Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có quan hệ, đóng góp hiệu quả vào hoạt động của Quỹ. Mức thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ quyết định.
2.4. Quỹ phúc lợi dùng để:
- Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa, bổ sung vốn xây dựng các công trình phúc lợi của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, góp vốn đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành, hoặc với các đơn vị theo hợp đồng thoả thuận.
- Chi cho các hoạt động thể thao, văn hoá, phúc lợi công cộng của tập thể cán bộ, viên chức Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
- Chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho cán bộ, viên chức Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
- Đóng góp cho Quỹ phúc lợi xã hội và chi các hoạt động phúc lợi khác.
Giám đốc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phối hợp với Ban chấp hành công đoàn Quỹ để quản lý, sử dụng qũy này.
VIII. CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN THỐNG KÊ VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
1. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được vận dụng chế độ kế toán của Quỹ Hỗ trợ phát triển để thực hiện kế toán các hoạt động của Quỹ.
2. Hàng năm, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có trách nhiệm lập và báo cáo, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính các kế hoạch sau:
- Kế hoạch vốn hàng năm bao gồm: vốn điều lệ Ngân sách Nhà nước cấp bổ sung; vốn Ngân sách Nhà nước cấp cho các mục tiêu theo quy định; vốn thu hồi nợ vay; vốn huy động khác.
- Kế hoạch sử dụng vốn bao gồm: kế hoạch cho vay đầu tư; kế hoạch hỗ trợ lãi suất; kế hoạch tài trợ không hoàn lại.
- Kế hoạch thu - chi tài chính kèm theo thuyết minh chi tiết về các mục thu, chi và các định mức chi tiêu cụ thể.
3. Định kỳ (quý, năm) Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam lập và gửi báo cáo tài chính cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính:
- Báo cáo quý được gửi chậm nhất vào ngày 25 tháng đầu quý sau.
- Báo cáo quyết toán được gửi chậm nhất vào ngày 30/3 của năm sau để Bộ Tài chính xem xét, thẩm định và phê duyệt.
4. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam chịu sự kiểm tra tài chính của Bộ Tài chính, gồm:
- Kiểm tra báo cáo kế toán và báo cáo quyết toán định kỳ hoặc đột xuất.
- Kiểm tra chuyên đề theo từng yêu cầu của công tác quản lý tài chính.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.
Lê Thị Băng Tâm (Đã ký) |
- 1Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 2Quyết định 782/2003/QĐ-BTNMT ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 4Quyết định 35/2008/QĐ-TTg về việc tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 78/2014/QĐ-TTg về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 132/2015/TT-BTC về hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 212/QĐ-BTC năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2015
- 8Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018
- 1Thông tư 132/2015/TT-BTC về hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 212/QĐ-BTC năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2015
- 3Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018
- 1Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 2Quyết định 82/2002/QĐ-TTg thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 39/2003/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm
- 4Quyết định 782/2003/QĐ-BTNMT ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 6Quyết định 35/2008/QĐ-TTg về việc tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 78/2014/QĐ-TTg về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Thông tư 93/2003/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 93/2003/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 06/10/2003
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Lê Thị Băng Tâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 164
- Ngày hiệu lực: 23/10/2003
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra