Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 193/QĐ-KTNN | Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2014 |
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 1426/QĐ-KTNN ngày 31/12/2013 của Tổng Kiểm toán Nhà nước giao nhiệm vụ về hoạt động kiểm toán năm 2014 cho các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Tổ trưởng Tổ soạn thảo Đề cương kiểm toán Chuyên đề quản lý, sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này hướng dẫn kiểm toán chuyên đề phát hành, quản lý và sử dụng vốn Trái phiếu Chính phủ năm 2013 cho đầu tư xây dựng cơ bản.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC |
CHUYÊN ĐỀ PHÁT HÀNH, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ NĂM 2013 CHO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 193/QĐ-KTNN ngày 10 tháng 03 năm 2014 của Tổng Kiểm toán Nhà nước)
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHÁT HÀNH, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
Trái phiếu Chính phủ (TPCP) được phát hành cho các mục đích đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các mục đích khác nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.
TPCP được phát hành theo các phương thức: Đấu thầu phát hành trái phiếu; Bảo lãnh phát hành trái phiếu; Đại lý phát hành trái phiếu.
3. Nguyên tắc phát hành và quản lý vốn
3.1. Nguyên tắc phát hành
Việc phát hành TPCP phải đảm bảo các nguyên tắc chung là:
- Công khai, minh bạch, công bằng;
- Tuân thủ các quy định của pháp luật;
- Chủ thể phát hành trái phiếu phải đảm bảo quản lý, sử dụng vốn trái phiếu đúng mục đích, hiệu quả và bố trí nguồn vốn trả nợ đầy đủ, đúng hạn.
3.2. Nguyên tắc quản lý vốn trái phiếu Chính phủ
- Các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn TPCP phải được quản lý theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng, các Nghị quyết của Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về kế hoạch vốn TPCP giai đoạn 2011-2015 và kế hoạch vốn TPCP hàng năm, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giao kế hoạch vốn TPCP giai đoạn 2012-2015 và hàng năm.
- Đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả.
4. Điều kiện và nguyên tắc giao chi tiết kế hoạch vốn TPCP cho các dự án
4.1. Điều kiện để được giao kế hoạch vốn
a) Đối với các dự án giao thông, thuỷ lợi, các dự án y tế, ký túc xá sinh viên:
- Thuộc danh mục dự án và kế hoạch vốn TPCP giai đoạn 2012-2015 theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 368/QĐ-TTg ngày 03/4/2012, số 602/QĐ-TTg ngày 24/5/2012, số 699/QĐ-TTg ngày 09/6/2012, số 1515/QĐ-TTg ngày 15/10/2012, số 1903/QĐ-TTg ngày 20/12/2012 và các quyết định giao bổ sung của Thủ tướng Chính phủ (nếu có).
- Thuộc danh mục dự án và kế hoạch vốn TPCP hàng năm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn TPCP của từng năm trong giai đoạn 2012-2015.
- Đảm bảo đủ, đúng thủ tục đầu tư theo quy định hiện hành.
b) Đối với các dự án thuộc Chương trình kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên:
- Thuộc danh mục đầu tư của Chương trình kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên được xác định theo quy định tại Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2008-2012 (sau đây viết tắt là Đề án số 20/2008/QĐ-TTg) và các quyết định bổ sung của Thủ tướng Chính phủ (nếu có).
- Đảm bảo đủ, đúng thủ tục đầu tư theo quy định hiện hành.
4.2. Nguyên tắc giao chi tiết kế hoạch vốn
a) Đối với các dự án giao thông, thuỷ lợi; các dự án y tế; ký túc xá sinh viên:
- Đảm bảo khớp đúng với mức vốn kế hoạch năm của từng dự án theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và quyết định (hoặc thông báo) của Bộ KH&ĐT về việc giao kế hoạch vốn TPCP hàng năm; trừ các trường hợp sau:
+ Trường hợp thực hiện theo quy định tại điểm c mục này thì mức vốn giao cho dự án có thể thấp hơn mức vốn kế hoạch năm của dự án theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và quyết định (hoặc thông báo) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) về việc giao kế hoạch vốn TPCP hàng năm.
+ Trường hợp dự án được cấp có thẩm quyền cho phép điều chỉnh hoặc bổ sung mức vốn kế hoạch năm.
- Không bố trí vốn TPCP cho các đối tượng theo quy định tại điểm c mục này.
- Tổng số vốn TPCP giao cho từng dự án trong giai đoạn 2012-2015 không vượt quá kế hoạch vốn TPCP giai đoạn 2012-2015 của từng dự án theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 368/QĐ-TTg ngày 03/4/2012, số 602/QĐ-TTg ngày 24/5/2012, số 699/QĐ-TTg ngày 09/6/2012, số 1515/QĐ-TTg ngày 15/10/2012, số 1903/QĐ-TTg ngày 20/12/2012 và các quyết định giao bổ sung của Thủ tướng Chính phủ (nếu có).
b) Đối với các dự án thuộc Chương trình kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên:
- Đảm bảo đúng nguyên tắc bố trí vốn quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 368/QĐ-TTg ngày 03/4/2012, số 602/QĐ-TTg ngày 24/5/2012 và các quyết định khác của Thủ tướng Chính phủ (nếu có).
- Không bố trí vốn TPCP cho các đối tượng theo quy định tại điểm c mục này.
- Tổng số vốn TPCP giao cho các dự án trong năm 2012 và giai đoạn 2012-2015 không vượt quá kế hoạch vốn TPCP năm 2012 và giai đoạn 2012-2015 của Chương trình theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 368/QĐ-TTg ngày 03/4/2012; số 602/QĐ-TTg ngày 24/5/2012 và các quyết định giao bổ sung của Thủ tướng Chính phủ (nếu có).
c) Không bố trí vốn TPCP cho các trường hợp sau:
- Phần tăng thêm khối lượng thực hiện của các dự án do điều chỉnh hạng mục làm tăng quy mô, tăng tổng mức đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định số 1790/QĐ-TTg ngày 29/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:
+ Dự án giao thông: Tăng cấp đường, kéo dài thêm tuyến đường chính của dự án. Đối với cầu: Tăng khổ cầu (tăng làn xe chạy) và tăng số nhịp làm tăng chiều dài cầu chính.
+ Dự án thủy lợi: Tăng cao trình đập; tăng chiều dài của đê, kè; tăng chiều dài của kênh chính; tăng công suất trạm bơm tưới tiêu.
+ Dự án bệnh viện: Tăng số giường bệnh của bệnh viện; tăng diện tích sàn xây dựng bệnh viện;
+ Dự án ký túc xá sinh viên: Tăng diện tích sản xây dựng ký túc xá;
+ Dự án kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ giáo viên: Tăng diện tích sàn xây dựng và nhà công vụ giáo viên.
- Các hạng mục sử dụng vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác.
- Kinh phí thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế thuộc Đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện và bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện sử dụng vốn TPCP và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2008-2010 theo Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg ngày 02/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết tắt là Đề án số 47/2008/QĐ-TTg) và Đề án “Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các bệnh viện chuyên khoa lao, tâm thần, ung bướu, chuyên khoa nhi và một số bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc vùng miền núi, khó khăn sử dụng vốn TPCP và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2009-2013” theo Quyết định số 930/QĐ-TTg ngày 30/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết tắt là Đề án số 930/QĐ-TTg).
- Kinh phí giám sát, kiểm tra việc thực hiện Đề án số 47/2008/QĐ-TTg , Đề án số 930/QĐ-TTg và Đề án số 20/2008/QĐ-TTg của các Ban Chỉ đạo Đề án và các cơ quan liên quan.
d) Các Bộ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giao và gửi báo cáo kết quả giao kế hoạch vốn TPCP hàng năm đảm bảo theo đúng thời gian, mẫu biểu quy định tại các quyết định (hoặc thông báo) kế hoạch vốn TPCP hàng năm của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ KH&ĐT.
5. Trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương
5.1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn:
- Các dự án có điều chỉnh các hạng mục, nhưng không làm tăng quy mô, không làm tăng tổng mức đầu tư được duyệt thì được thực hiện và thanh toán vốn TPCP;
- Các dự án có điều chỉnh các hạng mục làm tăng quy mô, tăng tổng mức đầu tư thì không được thanh toán vốn TPCP cho phần khối lượng tăng thêm do tăng quy mô. Các Bộ, địa phương có dự án thuộc đối tượng này phải báo cáo Bộ KH&ĐT để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
b) Chủ trì kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện vốn TPCP kế hoạch năm 2013 của các bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Định kỳ hàng quý báo cáo Chính phủ tình hình thực hiện vốn TPCP kế hoạch năm 2013.
c) Tổng hợp danh mục dự án sử dụng vốn TPCP còn lại phải chuyển đổi hình thức đầu tư của các Bộ và địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các giải pháp xử lý cụ thể.
d) Giao các bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kế hoạch vốn TPCP năm 2013 theo nguyên tắc:
- Đối với các dự án giao thông, thủy lợi; y tế; ký túc xá sinh viên: Giao danh mục và chi tiết mức vốn TPCP kế hoạch năm 2013 cho từng dự án.
- Đối với các dự án thuộc Chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên: Giao tổng số vốn TPCP kế hoạch năm 2013 cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Đối với các dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La: Giao tổng số vốn TPCP kế hoạch năm 2013 cho từng tỉnh.
5.2. Bộ Tài chính
- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đồng gửi cho Bộ KH&ĐT theo định kỳ:
+ Tình hình huy động vốn TPCP theo định kỳ 6 tháng và hàng năm.
+ Tình hình giải ngân nguồn vốn TPCP hàng tháng của các Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; hàng quý báo cáo chi tiết tình hình giải ngân nguồn vốn TPCP theo từng dự án của các Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Thực hiện hạch toán, quyết toán và sử dụng nguồn vốn huy động từ TPCP; hướng dẫn tổ chức quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư các dự án theo đúng quy định;
- Đối với các dự án giao thông, thủy lợi; các dự án y tế; ký túc xá sinh viên: Bộ Tài chính có ý kiến thẩm tra giao kế hoạch vốn TPCP trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản giao chi tiết kế hoạch vốn của các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (thẩm tra sau); trong đó nêu rõ các dự án được giao kế hoạch vốn không đúng quy định và không được thanh toán (nếu có).
- Căn cứ vào số liệu báo cáo của Kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính thông báo thu hồi vốn ứng trước kế hoạch năm 2013 nguồn vốn TPCP đối với các dự án được giao tại Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 27/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Số vốn thu hồi là số kế hoạch vốn đã được giao để thu hồi trong năm 2013.
5.3. Các Bộ và các Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Các Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ kế hoạch vốn TPCP năm 2013 được giao:
- Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ và quyết định (hoặc thông báo) của Bộ KH&ĐT về việc giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ, các Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh thông báo kế hoạch chi tiết tới từng dự án, tiểu dự án; đảm bảo các điều kiện và nguyên tắc theo quy định.
- Hoàn trả các khoản vốn ứng trước của từng dự án và từng chương trình theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo kết quả giải ngân của từng dự án đến hết thời gian quy định.
- Báo cáo kết quả giao kế hoạch vốn TPCP năm 2013 gửi Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính trước 20 tháng 01 năm 2013.
- Định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm, báo cáo tình hình thực hiện và giải ngân vốn TPCP kế hoạch năm 2013 theo quy định.
- Các Bộ: Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công an, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Xây dựng, các địa phương có trách nhiệm phối hợp với Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính tổ chức triển khai, thúc đẩy giải ngân các dự án sử dụng vốn TPCP kế hoạch năm 2013; báo cáo và đề xuất giải pháp xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, gửi Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính để kịp thời tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Các Bộ, địa phương sử dụng nguồn vốn TPCP phải tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện khẩn trương, dứt điểm, đảm bảo chất lượng, đúng chế độ quy định, sớm đưa công trình vào sử dụng phát huy hiệu quả, không để xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí, tiêu cực.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin về các dự án đầu tư từ nguồn vốn TPCP do Bộ và địa phương quản lý. Trường hợp phát hiện các thông tin không chính xác, phải kịp thời gửi báo cáo cho Bộ KH&ĐT để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ.
- Huy động và cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước (đối với dự án do Bộ quản lý), nguồn vốn ngân sách địa phương (đối với dự án do địa phương quản lý) và các nguồn vốn khác để bổ sung nhằm hoàn thành các dự án thuộc danh mục sử dụng vốn TPCP nhưng chưa được bố trí đủ vốn.
6. Tình hình phát hành và phân bổ vốn TPCP năm 2013
6.1. Công tác phát hành
Công tác phát hành trái phiếu thực hiện theo quy trình, hàng năm Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT trình Thủ tướng Chính phủ, Quốc Hội tổng mức phát hành, sau đó tổ chức phát hành theo từng đợt căn cứ vào nhu cầu của các dự án, và nhu cầu bù đắp bội chi ngân sách.
Nghiệp vụ phát hành, quan trọng nhất là xác định được mức lãi suất TPCP, mức lãi suất phải đảm bảo không vượt lãi suất trần do Bộ Tài chính quy định, được tính toán trên cơ sở tuân thủ chính sách tài chính tiền tệ của nhà nước trong từng thời kỳ, vừa phải đảm bảo đủ hấp dẫn, nhưng không gây khó khăn, trở ngại cho việc huy động vốn của các ngân hàng thương mại...
Số đã phát hành năm 2013 là 181.093 tỷ đồng, trong đó cho đầu tư xây dựng cơ bản là 60.000 tỷ đồng.
6.2. Công tác phân bổ kế hoạch vốn hàng năm
Ngày 27/12/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2086/QĐ-TTg về việc giao kế hoạch vốn TPCP năm 2013, theo đó kế hoạch vốn được phân bổ cho 05 bộ, ngành và 61 tỉnh, thành phố là 60.000 tỷ đồng.
7. Công tác quản lý, sử dụng và thanh toán vốn trái phiếu Chính phủ
Công tác quản lý, sử dụng và thanh toán vốn TPCP được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 231/2012/TT-BTC ngày 28/12/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư đối với các dự án sử dụng nguồn vốn TPCP giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 1790/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về thanh toán vốn TPCP giai đoạn 2012-2015.
8. Văn bản pháp luật liên quan (Phụ lục số 01/VBTP kèm theo)
1. Xác nhận tính đúng đắn và trung thực về số liệu và tình hình phát hành, quản lý, sử dụng vốn TPCP;
2. Đánh giá tính tuân thủ hệ thống các văn bản về phát hành, quản lý, sử dụng và thanh toán TPCP;
3. Đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý, sử dụng TPCP; đánh giá công tác phát hành, quản lý và sử dụng vốn TPCP so với định hướng phát triển kinh tế hàng năm của Quốc hội, Chính phủ;
4. Phát hiện kịp thời hành vi tham nhũng, lãng phí và sai phạm trong phát hành, quản lý, sử dụng vốn TPCP; xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, kiến nghị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
5. Đánh giá các văn bản hướng dẫn, điều hành của các Bộ, địa phương trong thực hiện phát hành, quản lý và sử dụng vốn TPCP, để kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách cho phù hợp;
6. Chỉ ra thiếu sót, bất cập để kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền từ trung ương tới địa phương về quản lý Nhà nước đối với công tác phát hành, quản lý và sử dụng vốn TPCP.
II. PHẠM VI, GIỚI HẠN KIỂM TOÁN
1. Phạm vi kiểm toán
Công tác phát hành, lập, phân bổ, quản lý và sử dụng vốn TPCP năm 2013 (ghi theo quyết định kiểm toán); Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, Quyết toán khối lượng hoàn thành giai đoạn (quyết toán A - B) các dự án sử dụng vốn TPCP năm 2013 (ghi theo quyết định kiểm toán).
* Ghi chú: Tuỳ tình hình thực tế, căn cứ quy mô, thời gian và nhân lực kiểm toán viên, khi lập kế hoạch kiểm toán, chọn mẫu mỗi lĩnh vực một số công trình, dự án trình lãnh đạo KTNN phê duyệt để thực hiện kiểm toán.
2. Đơn vị được kiểm toán
2.1. Tại Trung ương
a) Kiểm toán tại các cơ quan tổng hợp
- Bộ Kế hoạch - Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Kho bạc Nhà Nước;
b) Kiểm toán tại các đơn vị quản lý, sử dụng vốn TPCP
- Bộ Quốc phòng;
- Bộ Giao thông và Vận tải;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ Y tế;
c) Kiểm tra, đối chiếu tại các đơn vị (trường hợp cần thiết)
- Ngân hàng Nhà nước;
- Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Và một số bộ, ngành khác.
2.2. Tại địa phương
- Sở Kế hoạch - Đầu tư;
- Sở Tài chính;
- Kho bạc Nhà Nước;
- Các Sở ban ngành liên quan và các đơn vị sử dụng vốn TPCP.
3. Giới hạn kiểm toán
- Chỉ kiểm toán việc quản lý và sử dụng vốn TPCP cho đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB).
- Các Tổ kiểm toán căn cứ tình hình thực tế để xác định giới hạn kiểm toán cho phù hợp.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN
- Phương pháp kiểm toán: Quá trình kiểm toán sử dụng các phương pháp kiểm toán cơ bản: phân tích, tổng hợp, đối chiếu, kiểm tra chi tiết,…. Ngoài các phương pháp kiểm toán cơ bản, tùy nội dung, mục tiêu kiểm toán có thể áp dụng phương pháp kiểm tra hiện trường, thuê/lấy ý kiến chuyên gia, thuê kiểm định chất lượng công trình… Trường hợp thuê chuyên gia, thuê kiểm định chất lượng công trình phải báo cáo và được sự chấp thuận của Lãnh đạo KTNN.
- Nội dung kiểm toán: Kiểm toán công tác phát hành, quản lý và sử dụng vốn TPCP năm 2013. Nội dung kiểm toán cụ thể như sau:
1. Kiểm toán tổng hợp tại các cơ quan Trung ương
1.1. Kiểm toán công tác phát hành
1.1.1. Tại Bộ Tài chính
a) Tại Vụ NSNN và các vụ có liên quan.
- Công tác chỉ đạo điều hành thực hiện công tác phát hành TPCP.
- Đánh giá công tác lập, giao kế hoạch phát hành TPCP về thời gian, quy mô đã phù hợp chưa;
- Đánh giá công tác xác định lãi suất phát hành: Lãi suất phát hành TPCP đã được tính toán dựa trên cơ sở các chính sách tài chính tiền tệ hiện hành của nhà nước hay chưa, đảm bảo chính xác và hợp lý hay chưa...
b) Tại Kho bạc Nhà nước (Vụ huy động vốn và các vụ có liên quan)
Đánh giá việc thực hiện phát hành TPCP theo trình tự, thủ tục quy định về đấu thầu, nộp kho bạc:
- Thực hiện đấu thầu đã đảm bảo rõ ràng, minh bạch và chính xác chưa, có đúng quy trình và thủ tục không, đã nộp đầy đủ số thu vào Kho bạc Nhà nước;
- Chi phí cho các đợt phát hành TPCP đã minh bạch, hợp lý và tuân thủ các quy định của nhà nước hay chưa, có tiết kiệm và hiệu quả không.
1.1.2. Tại các đơn vị có liên quan đến công tác phát hành TPCP
Trường hợp cần thiết thực hiện kiểm tra, đối chiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và một số ngân hàng trong việc tổ chức phát hành TPCP. Nội dung, mục tiêu cụ thể khi thực hiện kiểm tra, đối chiếu đối với các đơn vị trên liên quan đến công tác phát hành TPCP khi Đoàn kiểm toán thực hiện kiểm toán tại Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước (Việc đối chiếu phải được lập kế hoạch cụ thể về thời gian, nội dung đối chiếu trình lãnh đạo KTNN phê duyệt trước khi thực hiện).
1.2. Công tác lập, phân bổ, giao kế hoạch vốn
1.2.1. Tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Đánh giá công tác tham mưu ban hành văn bản chính sách, chế độ về phân bổ, quản lý và sử dụng vốn TPCP.
- Công tác lập, phân bổ, giao kế hoạch vốn có tuân thủ các Nghị quyết của Quốc hội về danh mục được sử dụng vốn TPCP; các nghị quyết, chỉ thị của thủ tướng Chính phủ về quản lý, sử dụng vốn TPCP hay chưa;
- Thông báo kế hoạch vốn cho các Bộ, địa phương đã kịp thời và tuân thủ Luật Ngân sách hay chưa, có đúng danh mục và thứ tự ưu tiên không; có đảm bảo đầy đủ căn cứ giao vốn?.
- Công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát việc phân bổ vốn TPCP; công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư từ nguồn vốn TPCP.
1.2.2. Tại Bộ Tài chính (Vụ Đầu tư)
- Đánh giá công tác tham mưu ban hành văn bản chính sách, chế độ về quản lý và sử dụng vốn TPCP.
- Đánh giá công tác thẩm tra kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn vốn TPCP của các bộ, ngành và địa phương:
+ Tình hình, kết quả thẩm tra;
+ Tình hình, kết quả thực hiện ý kiến thẩm tra kế hoạch vốn của Bộ Tài chính của các bộ, ngành, địa phương.
- Đánh giá việc quản lý, theo dõi và thu hồi vốn TPCP ứng trước kế hoạch.
1.3. Công tác quản lý, sử dụng và thanh toán vốn TPCP
1.3.1. Tại Kho bạc Nhà nước
Kiểm toán công tác thanh toán vốn đầu tư từ nguồn TPCP
- Đánh giá tình hình tổng hợp kết quả giải ngân vốn TPCP của bộ, ngành, địa phương.
- Đánh giá công tác theo dõi, kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư từ nguồn vốn TPCP cho các dự án có đúng quy trình, thủ tục theo quy định không;
1.3.2. Tại Bộ Tài chính (Vụ Đầu tư)
- Kiểm toán tuân thủ chính sách, chế độ, pháp luật của Nhà nước có liên quan trong công tác giải ngân, thanh toán; công tác quản lý và sử dụng vốn;
- Đánh giá công tác tổng hợp vốn TPCP của các bộ, ngành, địa phương hàng năm; tổng hợp tình hình nợ đọng XCDB; kết quả thực hiện các dự án của các bộ, ngành, địa phương; những khó khăn, vướng mắc trong tổng hợp nguồn vốn này;
- Công tác tổng hợp, phân tích, đánh giá, báo cáo tham mưu cho Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn TPCP;
- Nghiên cứu, phát hiện những bất cập trong các văn bản hướng dẫn quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư từ nguồn vốn TPCP để kiến nghị sửa đổi, bổ sung.
- Công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành: đánh giá công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn TPCP thuộc trách nhiệm được phân cấp quản lý về hồ sơ, thời gian; đánh giá kết quả xử lý qua thẩm tra, phê duyệt quyết toán.
2. Kiểm toán tổng hợp tại các Bộ, ngành, địa phương trực tiếp sử dụng vốn Trái phiếu Chính phủ
2.1. Sở KH&ĐT (hoặc Vụ Kế hoạch - Tài chính) :
- Công tác xây dựng kế hoạch vốn TPCP năm 2013 (đối với các dự án giao thông; thủy lợi; y tế; ký túc xá sinh viên; Chương trình kiên cố hóa lớp học và nhà công vụ cho giáo viên);...
- Công tác thông báo kế hoạch vốn cho các dự án giao thông; thủy lợi; y tế; ký túc xá sinh viên và các dự án thuộc lĩnh vực khác sử dụng vốn TPCP có kịp thời không? Có đảm bảo theo đúng số vốn danh mục đã được Bộ KH&ĐT giao không?
- Kiểm tra, đánh giá công tác phân bổ số vốn chi tiết cho từng dự án thuộc Chương trình kiên cố hóa lớp học và nhà công vụ cho giáo viên; các dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La.
(trong đó lưu ý việc rà soát các danh mục dự án được thông báo, phân bổ số vốn chi tiết có đúng với danh mục theo các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, quyết định hoặc thông báo của Thủ tướng chính phủ và quyết định hoặc thông báo của Bộ KH&ĐT không?)
- Việc rà soát danh mục các dự án sử dụng vốn TPCP và các nguyên tắc bố trí vốn TPCP có đảm bảo theo quy định của Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ và Văn bản số 7356/BKHĐT-TH ngày 28/10/2011 của Bộ KH&ĐT hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 1792/CT-TTg ; Thông tư số 231/2012/TT-BTC ngày 28/12/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn TPCP giai đoạn 2012-2015; nhất là việc điều chỉnh tổng mức đầu tư do mở rộng quy mô.
- Việc bố trí hoàn trả số vốn ứng trước theo kết quả giải ngân của từng dự án đến hết thời gian quy định, gồm: đối với các dự án được Thủ tưởng Chính phủ cho ứng trước từ năm 2011 trở về trước: theo kết quả giải ngân đế hết thời gian được Thủ tướng Chính phủ cho phép; đối với các dự án được Thủ tướng Chính phủ cho ứng trước trong năm 2012: theo kết quả giải ngân đến ngày 31/01/2013.
- Kiểm toán công tác thẩm định, phê duyệt dự án; điều chỉnh dự án sử dụng vốn TPCP.
- Công tác tổng hợp, phân loại và tham mưu trong việc cân đối các nguồn vốn để xử lý nợ đọng XDCB thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền.
- Việc bố trí vốn đối ứng, điều chỉnh kế hoạch vốn có đảm bảo đúng quy định?.
2.2. Tại Sở Tài chính (hoặc Vụ Kế hoạch - Tài chính):
- Đánh giá công tác tổng hợp thanh toán, quyết toán vốn TPCP hàng năm;
- Đánh giá việc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án về việc chấp hành các quy định về quản lý, sử dụng và quyết toán vốn TPCP theo các quy định tại Thông tư số 231/2012/TT-BTC ngày 28/12/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn TPCP giai đoạn 2012-2015.
- Đánh giá việc chấp hành quy định về chế độ và mẫu biểu báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn TPCP theo quy định.
- Các văn bản quản lý và điều hành quản lý, sử dụng và quyết toán vốn TPCP của các Bộ, địa phương có phù hợp với các quy định chung của nhà nước hay không, có điểm nào còn bất cập cần kiến nghị sửa đổi hay không.
- Công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành
+ Đánh giá công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tư các dự án vốn TPCP thuộc trách nhiệm được phân cấp quản lý về hồ sơ, thời gian.
+ Đánh giá kết quả xử lý qua thẩm tra, phê duyệt quyết toán.
2.3. Tại Kho bạc Nhà nước
- Đánh giá tình hình, tổng hợp kết quả giải ngân vốn TPCP trong toàn tỉnh;
- Đánh giá công tác theo dõi, kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư từ nguồn vốn TPCP cho các dự án có đúng quy định và quy trình không;
- Việc cấp phát và ứng chi vốn TPCP từ Kho bạc Nhà nước cho các dự án đầu tư (trong kế hoạch) phải theo khối lượng thực hiện. Đối với dự án chưa có khối lượng thực hiện, việc tạm ứng vốn tối đa là 30% của tổng mức kế hoạch vốn được giao hàng năm. Việc cấp phát và ứng chi tiếp chỉ thực hiện sau khi thanh toán khối lượng hoàn thành.
- Đánh giá việc chấp hành quy định về chế độ và mẫu biểu báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn TPCP theo quy định.
- Việc thanh toán, sử dụng vốn ứng trước kế hoạch vốn TPCP có đúng quy định và có đảm bảo hiệu quả?.
3. Kiểm toán chi tiết tại các đơn vị sử dụng vốn TPCP (Các sở, ngành sử dụng vốn TPCP của các địa phương và các đơn vị sử dụng vốn TPCP của các Bộ, ngành trung ương)
3.1. Kiểm toán kế hoạch vốn năm trước chuyển sang (nếu có):
Đối chiếu với số dư kỳ trước chuyển sang, các văn bản cho phép chuyển nguồn của các cơ quan có thẩm quyền, biên bản thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng ... để xác định nguồn vốn TPCP kỳ trước chuyển sang trong kỳ kiểm toán;
3.2. Kiểm toán kế hoạch vốn được giao trong năm 2013:
Xác định tổng số kế hoạch vốn đã giải ngân trong năm 2013 và kế hoạch vốn chuyển sang năm 2014, trong đó lưu ý chỉ được phép kéo dài kế hoạch vốn năm 2013 đối với các dự án đã được cấp có thẩm quyền cho phép.
3.3. Kiểm toán công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn TPCP:
Thực hiện kiểm tra chi tiết hồ sơ tài liệu để đánh giá các nội dung sau:
+ Công tác quản lý và sử dụng vốn;
+ Việc sử dụng vốn có đúng mục đích, nội dung, đối tượng;
+ Tình hình thực hiện kế hoạch; tiến độ giải ngân; tình hình nợ đọng XDCB trong thực hiện vốn TPCP tính đến thời điểm cuối của giai đoạn được kiểm toán theo quyết định (trong đó nợ nhà thầu, nợ vay tạm ứng...).
3.4. Kiểm toán việc chấp hành các quy định về thời gian quyết toán kinh phí; các quy định về chế độ báo cáo, công tác kiểm tra, xét duyệt quyết toán;
3.5. Kiểm toán công tác quản lý, điều hành:
Trên cơ sở các văn bản quy định, hướng dẫn về quản lý, chỉ đạo điều hành Nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, cơ quan quản lý…nhằm:
- Đánh giá cụ thể những mặt làm được và chưa được của các cơ quan đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng vốn TPCP; những bất cập về cơ chế, chính sách trong việc quản lý, chỉ đạo và điều hành.
- Thống kê số lượng và đánh giá các văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành và của địa phương đã ban hành, bao gồm cả các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng các dự án sử dụng ngân sách nhà nước. Trong đó: đánh giá về tính đồng bộ, phù hợp pháp luật của các văn bản đã ban hành; tính khả thi của các quy định; những hạn chế, bất cập có liên quan.
3.6. Kiểm toán chi phí đầu tư thực hiện (kiểm toán chi tiết dự án):
Thực hiện kiểm toán giá trị khối lượng công trình hoàn thành; thủ tục, trình tự đầu tư theo nội dung và thủ tục kiểm toán hướng dẫn tại Quy trình kiểm toán Dự án đầu tư xây dựng công trình của Kiểm toán Nhà nước.
- Lựa chọn một số công trình quan trọng của trung ương, địa phương để đi sâu đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng vốn TPCP; hiệu quả dự án sau khi hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng; hiệu quả đầu tư đối với dự án giãn, đình hoãn; tiến độ thực hiện dự án. Trong đó:
(1) Về đánh giá tính kinh tế:
Đánh giá việc thực hiện dự án có đảm bảo tiết kiệm hoặc lãng phí trong từng nội dung và toàn dự án.Việc đánh giá dựa trên một số tiêu chí sau:
- Đánh giá sự phù hợp về quy mô, kết cấu, hạ tầng, môi trường với mục tiêu đầu tư của dự án;
- Đánh giá sự hợp lý trong việc áp dụng tiêu chuẩn thiết kế, vật liệu sử dụng cho công trình, định mức, đơn giá, tính toán khối lượng, biện pháp thi công…;
- Đánh giá số kinh phí tiết kiệm được thông qua công tác lựa chọn nhà thầu;
- Đánh giá chi phí đầu tư tăng lên do những sai sót trong việc quản lý chi phí, giá trị thanh toán khối lượng hoàn thành (nếu có);
- Những thiệt hại về kinh tế phát sinh trong quá trình thực hiện dự án (nếu có) như: dừng thi công, chậm tiến độ, điều chỉnh thiết kế, sự cố công trình, trượt giá, vi phạm hợp đồng...;
(2) Về đánh giá tính hiệu quả
Đánh giá kết quả đầu ra so với chi phí đã đầu tư hoặc mức độ sử dụng kinh phí đầu tư so với kết quả đầu ra cho trước; đánh giá hiệu quả xã hội của dự án. Việc đánh giá dựa trên một số tiêu chí sau:
- Đánh giá hiệu quả đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, an sinh của đất nước nói chung, của các bộ, ngành và địa phương nói riêng; những tác động của công trình đến công tác xóa đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, thu nhập, cải thiện môi trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của khu vực có dự án đầu tư;
- Đánh giá, phân tích số dự án, công trình hoàn thành, bàn giao nhưng hiệu quả sử dụng thấp, chỉ sử dụng một phần hoặc không sử dụng, hoặc sử dụng không hiệu quả (chi tiết theo từng loại công trình giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế), xác định rõ nguyên nhân.
(3) Về đánh giá tính hiệu lực
- Đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu của các đề án, dự án: Đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu đầu tư của công trình so với quyết định đầu tư; mức độ phát huy công năng sử dụng của công trình và tình hình quản lý, khai thác công trình sau đầu tư.
- Đánh giá tiến độ thực hiện dự án, đưa công trình vào khai thác, sử dụng có kịp thời không, có phát huy hiệu quả không, trong đó tập trung một số vấn đề:
+ Tổng số dự án phải kéo dài thời gian thi công, không hoàn thành quy định của pháp luật; phân tích, đánh giá và xác định rõ nguyên nhân các dự án chậm tiến độ, đình trệ, giải ngân chậm;
+ Tổng số dự án, công trình phải tạm dừng, đình hoãn, giãn tiến độ thực hiện từ nguồn vốn TPCP, đặc biệt trong công tác rà soát trong năm 2013...
- Việc chấp hành các văn bản quản lý, điều hành, thực hiện dự án như: Quyết định đầu tư; các quyết định phê duyệt thiết kế, dự toán, kế hoạch đấu thầu, Hợp đồng, các văn bản chỉ đạo của cấp có thẩm quyền...
(Tùy thuộc vào từng đơn vị được kiểm toán, Tổ kiểm toán xác định tiêu chí đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả cho phù hợp với quy mô, tính chất, đặc thù của từng địa phương trình lãnh đạo Đoàn kiểm toán phê duyệt).
3.7. Kiểm toán đánh giá việc thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí và Luật Phòng chống tham nhũng.
Riêng đối với kiểm toán việc quản lý, sử dụng vốn TPCP tại Bộ Quốc phòng, ngoài nội dung và phương pháp kiểm toán như trên thì đối với các dự án sử dụng vốn TPCP mang tính chất đặc thù thì thực hiện kiểm toán theo quy định tại Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày 06/6/2005 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù.
IV. BIỂU MẪU VÀ HỒ SƠ KIỂM TOÁN
- Báo cáo kiểm toán của Đoàn kiểm toán (Mẫu số 02) áp dụng cho Đoàn kiểm toán;
- Báo cáo kiểm toán của Tổ kiểm toán tại từng Chủ đầu tư được kiểm toán (Mẫu số 03);
- Kế hoạch kiểm toán chi tiết của Tổ kiểm toán: Áp dụng mẫu hồ sơ chung của Kiểm toán Nhà nước;
- Các mẫu biểu sử dụng trong quá trình kiểm toán như Biên bản xác nhận tình hình và số liệu kiểm toán của Kiểm toán viên, Biên bản kiểm toán, Kế hoạch kiểm toán chi tiết...: Áp dụng mẫu hồ sơ chung của Kiểm toán Nhà nước.
1. Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành II chủ trì thực hiện cuộc kiểm toán;
2. Thành lập Đoàn kiểm toán để thực hiện kiểm toán độc lập, không thực hiện kiểm toán lồng ghép, trong đó:
- Trưởng Đoàn: Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành II;
- Phó trưởng đoàn: 01 Vụ Tổng hợp; 01 KTNN chuyên ngành II.
- Thành viên Đoàn 105 người, chia thành 21 Tổ, mỗi tổ 5KTV (trong đó: KTNN chuyên ngành II 05 tổ; KTNN chuyên ngành Ia 01 tổ; chuyên ngành III 01 tổ; Vụ Tổng hợp 01 tổ và mỗi KTNN khu vực bố trí 01 tổ (13 tổ)).
- Phạm vi kiểm toán:
+ Thực hiện kiểm toán trong cả năm 2014 đối với chuyên đề này, cụ thể như sau:
(1) KTNN chuyên ngành II
-> 01 Tổ kiểm toán tại Bộ Nông nghiệp và PTNT; kiểm toán tổng hợp tại Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT và KBNN và 01 tỉnh (chia thành 03 đợt).
-> 01 Tổ kiểm toán tại Bộ GTVT và 02 tỉnh (chia thành 03 đợt).
-> 03 Tổ thực hiện kiểm toán chi tiết tại 09 tỉnh (mỗi tổ 03 tỉnh/03 đợt), thành phố trực thuộc trung ương.
(2) KTNN chuyên ngành 01a: thực hiện kiểm toán tại Bộ Quốc phòng;
(3) KTNN chuyên ngành III: Thực hiện kiểm toán tại Bộ Y tế và 02 tỉnh;
(5) Vụ Tổng hợp: thực hiện kiểm toán tại 03 tỉnh;
(6) 13 khu vực: Sẽ thực hiện kiểm toán tại 39 tỉnh (mỗi tổ 3 tỉnh và thực hiện kiểm toán đồng thời khi kiểm toán ngân sách địa phương đối với các địa phương có kiểm toán ngân sách năm 2013 (chỉ kiểm toán đồng thời về thời gian kiểm toán, về nhân sự và chuyên môn thuộc Đoàn kiểm toán chuyên đề TPCP).
Tổng cộng: Kiểm toán chi tiết tại 56 tỉnh/62 tỉnh được phân bổ vốn (trừ tỉnh Bình Dương do không có vốn TPCP, một số tỉnh có số vốn bố trí thấp); 04 Bộ (trừ Bộ Công An do kinh phí ít (53,7 tỷ đồng) và kiểm toán tại 03 cơ quan tổng hợp (Bộ Tài chính; Bộ KH&ĐT; KBNN).
- Thời hạn kiểm toán: Thực hiện kiểm toán trong cả năm 2014 (bình quân mỗi địa phương 45 ngày; bộ, ngành 60 ngày).
VI. TỔNG HỢP BÁO CÁO KIỂM TOÁN
Trưởng đoàn kiểm toán có trách nhiệm tổ chức tổng hợp, lập báo cáo kiểm toán chung của Đoàn trên cơ sở các báo cáo kiểm toán của Tổ kiểm toán, Biên bản kiểm toán và các tài liệu có liên quan.
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC PHÁT HÀNH, QUẢN LÝ VÀ SỬ SỤNG VỐN TPCP
I. CÁC VĂN BẢN VỀ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH
1. Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 03/06/2008 về sử dụng TPCP đầu tư bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện, bệnh viện lao, tâm thần, ung bướu, chuyên khoa nhi (gọi tắt là bệnh viện đa khoa tỉnh) trạm y tế xã và một số bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc vùng miền núi khó khăn.
2. Nghị quyết số 32/2009/QH12 ngày 19/06/2009 cho phép phát hành bổ sung 20.000 tỷ đồng vốn TPCP để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án đã có trong danh mục, đồng thời bổ sung mục tiêu đầu tư xây dựng ký túc xá cho sinh viên và các dự án cấp bách, nhất là ở các địa phương nghèo, kinh tế chậm phát triển;
3. Nghị quyết số 881/UBTVQH12 ngày 04/01/2010 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phân bổ vốn TPCP năm 2010.
4. Thông báo số 415/UBTVQH12 ngày 15/01/2011 cho phép 40 dự án đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội cho phép bổ sung trong năm 2011;
5. Nghị quyết 51/2010/QH12 của Quốc hội ngày 8/11/2010 về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2011;
6. Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội
7. Nghị quyết số 10/2011/QH13 ngày 08/11/2011 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015;
8. Nghị quyết số 12/2011/QH13 ngày 09/11/2011 của Quốc hội về kế hoạch vốn TPCP giai đoạn 2011-2015.
9. Nghị quyết số 10/2012/NQ-CP ngày 24/04/2012 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và phương hướng nhiệm vụ phát triển đất nước năm 2011 - 2015;
10. Nghị quyết số 473/UBTVQH13 ngày 27/3/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kế hoạch phân bổ TPCP giai đoạn 2011-2015;
11. Nghị quyết số 495/NQ-UBTVQH13 ngày 18/5/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kế hoạch phân bổ 5.500 tỷ đồng vốn TPCP giai đoạn 2011-2015 cho các dự án thuộc lĩnh vực Thủy Lợi.
12. Ngị quyết số 50/2013/QH13 ngày 21/6/2013 của Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hành Luật Thực hành, tiết kiệm chống lãng phí trong sử dụng vốn TPCP cho đầu tư XDCB giai đoạn 2006-2012;
13. Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường vốn đầu tư từ vốn NSNN và TPCP.
14. Nghị định số 01/2011/NĐ-CP ngày 05/01/2011 của Chính phủ về việc phát hành TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương;
15. Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 03/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn TPCP giai đoạn 2012-2015 và năm 2012;
16. Quyết định số 699/QĐ-TTg ngày 09/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao bổ sung kế hoạch kế hoạch vốn TPCP giai đoạn 2012-2015 và năm 2012.
17. Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 27/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn TPCP năm 2013.
18. Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ;
19. Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường, đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn nhà nước;
20. Thông tư số 103/2006/TT-BTC ngày 02/11/2006 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 88/2003/TT-BTC ngày 16/9/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 182/2003/QĐ-TTg ngày 5/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát hành TPCP để đầu tư một số công trình giao thông, thuỷ lợi quan trọng của đất nước;
21. Văn bản số 1740/TTg-KTTH ngày 30/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư các công trình thuỷ lợi Đồng bằng Sông Cửu Long
II. CÁC VĂN BẢN VỀ TỔ CHƯC THỰC HIỆN PHÁT HÀNH
22. Thông tư số 132/2010/TT-BTC ngày 07/9/2010 của Bộ Tài chính Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Quyết định số 46/2006/QĐ-BTC ngày 06/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế phát hành TPCP theo lô lớn.
23. Thông tư số 31/2005/TT-BTC ngày 20/4/2005 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 32/2004/TT-BTC ngày 12/4/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phát hành TPCP qua hệ thống Kho bạc Nhà nước;
24. Thông tư 32/2004/TT-BTC ngày 12/4/2004 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn phát hành TPCP qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.
25. Thông tư số 17/2012/TT-BTC ngày 08/02/2012 của Bộ Tài chính Hướng dẫn phát hành TPCP tại thị trường trong nước.
26. Quyết định 66/2004/QĐ-BTC ngày 11/8/2004 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế hướng dẫn về trình tự, thủ tục phát hành TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương
27. Quyết định 935/2004/QĐ-NHNN ngày 23/7/2004 của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế đấu thầu TPCP tại Ngân hàng NN
28. Thông tư 29/2004/TT-BTC ngày 06/4/2006 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc bảo lãnh phát hành và đại lý phát hành TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương
29. Thông tư số 21/2004/TT-BTC ngày 24/3/2004 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn việc đấu thầu TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung;
30. Quyết định số 1790/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về thanh toán vốn TPCP giai đoạn 2012-2015.
III. CÁC VĂN BẢN VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
31. Thông tư số 231/2012/TT-BTC ngày 28/12/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư đối với các dự án sử dụng nguồn vốn TPCP giai đoạn 2011-2015;
32. Thông tư 50/2011/TT-BTC ngày 24/4/2011 của Bộ Tài chính quy định về chế độ biểu mẫu báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN, vốn TPCP;
33. Thông tư 99/2013/TT-BTC ngày 26/7/2013 của Bộ Tài chính quy định về chế độ và biểu mẫu báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN, Vốn TPCP;
34. Công văn số 9550/BKH&ĐT-TH ngày 20/11/2012 của Bộ KH&ĐT về báo cáo nợ đọng XDCB và danh mục các dự án phải đình hoãn;
35. Công văn 9005/BKH&ĐT-TH ngày 20/11/2012 của Bộ KH&ĐT về hướng dẫn ứng chi và điều chuyển vốn NSNN và vốn TPCP kế hoạch 2012;
36. Công văn 15375/BTC-ĐT ngày 11/11/2013 của Bộ tài chính về hướng dẫn thu hồi vốn ứng trước kế hoạch năm 2013 nguồn vốn NSNN và vốn TPCP;
37. Công văn số 5274/BTC-ĐT ngày 19/4/2012 của Bộ Tài chính về quản lý thanh toán vốn đầu tư kế hoạch năm 2012;
38. Công văn số 17315/BTC-ĐT ngày 16/12/2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thanh toán vốn đầu tư kế hoạch năm 2013;
39. Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn NSNN.
- 1Nghị định 71/2005/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù
- 2Luật Kiểm toán Nhà nước 2005
- 3Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 4Thông tư 103/2006/TT-BTC sửa đổi Thông tư 88/2003/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định 182/2003/QĐ-TTg về việc phát hành trái phiếu Chính phủ để đầu tư một số công trình giao thông, thuỷ lợi quan trọng của đất nước do Bộ Tài chính ban hành
- 5Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 6Thông tư 21/2004/TT-BTC hướng dẫn đấu thầu trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung do Bộ Tài chính ban hành
- 7Thông tư 32/2004/TT-BTC hướng dẫn phát hành trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 8Quyết định 935/2004/QĐ-NHNN về Quy chế đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 9Quyết định 66/2004/QĐ-BTC về Quy chế hướng dẫn về trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Thông tư 31/2005/TT-BTC sửa đổi Thông tư 32/2004/TT-BTC hướng dẫn việc phát hành trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 11Thông tư 29/2004/TT-BTC hướng dẫn việc bảo lãnh phát hành và đại lý phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương do Bộ Tài chính ban hành
- 12Quyết định 20/2008/QĐ-TTg phê duyệt đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 47/2008/QĐ-TTg phê duyệt đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp Bệnh viện đa khoa huyện và Bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2008-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Nghị quyết số 18/2008/QH12 về việc đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân do Quốc hội ban hành
- 15Quyết định 930/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các bệnh viện chuyên khoa lao, tâm thần, ung bướu, chuyên khoa nhi và một số bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc vùng miền núi, khó khăn sử dụng vốn trái phiếu chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2009-2013 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Nghị quyết số 32/2009/QH12 về điều chỉnh mục tiêu tổng quát, một số chỉ tiêu kinh tế, ngân sách nhà nước, phát hành bổ sung trái phiếu chính phủ năm 2009 và miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân do Quốc hội ban hành
- 17Thông tư 132/2010/TT-BTC hướng dẫn Sửa đổi Quyết định 46/2006/QĐ-BTC về quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn do Bộ Tài chính ban hành
- 18Nghị quyết 51/2010/QH12 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 do Quốc hội ban hành
- 19Nghị định 01/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương
- 20Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội do Chính phủ ban hành
- 21Thông tư 50/2011/TT-BTC Quy định về chế độ và biểu mẫu báo cáo tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 22Thông tư 86/2011/TT-BTC quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 23Chỉ thị 1792/CT-TTg năm 2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 24Công văn 7356/BKHĐT-TH hướng dẫn Chỉ thị về tăng cường quản lý đầu tư từ Ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 25Nghị quyết 10/2011/QH13 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 do Quốc hội ban hành
- 26Nghị quyết 12/2011/QH13 về kế hoạch vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2011 - 2015 do Quốc hội ban hành
- 27Thông tư 17/2012/TT-BTC hướng dẫn phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước do Bộ Tài chính ban hành
- 28Quyết định 368/QĐ-TTg năm 2012 giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012 - 2015 và năm 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 29Công văn 5274/BTC-ĐT về quản lý thanh toán vốn đầu tư kế hoạch năm 2012 do Bộ Tài chính ban hành
- 30Nghị quyết 10/NQ-CP năm 2012 Chương trình hành động triển khai Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011-2015 do Chính phủ ban hành
- 31Nghị quyết 495/NQ-UBTVQH13 về Kế hoạch phân bổ 5.500 tỷ đồng vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2011 - 2015 cho dự án thuộc lĩnh vực thủy lợi do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 32Quyết định 699/QĐ-TTg năm 2012 giao bổ sung kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012 - 2015 và năm 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 33Nghị quyết 473/NQ-UBTVQH13 về kế hoạch phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 34Quyết định 602/QĐ-TTg năm 2012 giao bổ sung kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012 - 2015 và năm 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 35Công văn 9005/BKHĐT-TH hướng dẫn ứng chi và điều chuyển vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ kế hoạch 2012 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 36Công văn 9590/BKHĐT-TH về báo cáo nợ đọng xây dựng cơ bản và danh mục dự án phải đình hoãn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 37Thông tư 231/2012/TT-BTC quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 38Quyết định 1790/QĐ-TTg về thanh toán vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 39Quyết định 2086/QĐ-TTg năm 2012 giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2013 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 40Chỉ thị 14/CT-TTg năm 2013 tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 41Thông tư 99/2013/TT-BTC quy định chế độ và biểu mẫu báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ do Bộ Tài chính ban hành
- 42Nghị quyết 50/2013/QH13 kết quả giám sát "Việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2006 - 2012" do Quốc hội ban hành
- 43Công văn 15375/BTC-ĐT hướng dẫn thu hồi vốn ứng trước kế hoạch năm 2013 nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ do Bộ Tài chính ban hành
- 44Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013
- 45Nghị quyết 65/2013/QH13 về phát hành bổ sung và phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016 do Quốc hội ban hành
- 46Công văn 17315/BTC-ĐT năm 2013 hướng dẫn thanh toán vốn đầu tư kế hoạch năm 2013 do Bộ Tài chính ban hành
- 47Chỉ thị 27/CT-TTg năm 2013 về tăng cường, đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành sử dụng vốn Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 193/QĐ-KTNN năm 2014 hướng dẫn kiểm toán chuyên đề phát hành, quản lý và sử dụng vốn Trái phiếu Chính phủ năm 2013 do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 193/QĐ-KTNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/03/2014
- Nơi ban hành: Kiểm toán Nhà nước
- Người ký: Nguyễn Hữu Vạn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra