- 1Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước
- 2Quyết định 225/1998/QĐ-TTg về Quy chế công khai tài chính đối với ngân sách Nhà nước các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách, các doanh nghiệp Nhà nước và các quỹ có nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 182/2001/QĐ-TTg sửa đổi Quy chế công khai tài chính đối với Ngân sách Nhà nước các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách, các doanh nghiệp Nhà nước và các quỹ có nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân kèm theo QĐ 225/1998/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 10/2002/NĐ-CP về Chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu
- 5Quyết định 192/2004/QĐ-TTg ban hành Quy chế công khai tài chính đối với các cấp NSNN, các đơn vị dự toán NS, các tổ chức được NSNN hỗ trợ, các dự án đầu tư XDCB có sử dụng vốn NSNN, các DNNN, các quỹ có nguồn từ NSNN và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005
- 2Quyết định 25/2006/QĐ-TTg về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2006/QĐ-UBND | Tân An, ngày 12 tháng 5 năm 2006. |
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA UBND TỈNH VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 29/11/2005;
Căn cứ Quyết định số 25/2006/QĐ-TTg ngày 26/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
Xét Tờ trình số 418/TTr-STC ngày 10/4/2006 và công văn số 524/STC-CV ngày 26/4/2006 của Sở Tài chính về việc đề nghị ban hành Chương trình hành động của UBND tỉnh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; và căn cứ ý kiến thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Sở Tư pháp tại công văn số 391/STP-VBQP ngày 19/4/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
CỦA UBND TỈNH VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 19/2006/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2006 của UBND tỉnh Long An)
A/ MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH:
1. Mục tiêu:
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực của địa phương cho phát triển kinh tế-xã hội, từng bước tạo nếp sống lành mạnh, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và công dân về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2006 tạo điều kiện để xây dựng và thực hiện chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí những năm tiếp theo: 2007 và 2008, trong đó tập trung vào lĩnh vực quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước, tiền, tài nguyên thiên nhiên và tài sản Nhà nước.
2. Yêu cầu:
Căn cứ các quy định của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật ngân sách Nhà nước; Nghị định của Chính phủ; Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật, các cấp, các ngành, tổ chức và cá nhân quán triệt Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm tăng cường hiểu biết, nâng cao nhận thức để quản lý, sử dụng tài sản, tài nguyên thiên nhiên, kinh phí ngân sách Nhà nước có hiệu quả, đúng quy định. Đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thành nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành, từng cơ quan đơn vị, tổ chức kinh tế.
B/ CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, TRỌNG ĐIỂM CỦA CHƯƠNG TRÌNH:
I. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước:
1. Rà soát các văn bản quy định của Trung ương đang áp dụng tại địa phương xem những vấn đề chưa phù hợp, không khả thi để có kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời.
2. Tiến hành rà soát các định mức, tiêu chuẩn, chế độ có liên quan đến chi ngân sách thuộc thẩm quyền địa phương ban hành để có điều chỉnh hoặc ban hành mới đối với các lĩnh vực chưa có quy định trên cơ sở khả năng ngân sách địa phương cho phép.
3. Thực hiện nghiêm quy định của Luật ngân sách Nhà nước trong tất cả các khâu: lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng, kiểm soát chi và quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước. Việc phân bổ, giao ngân sách cho các đơn vị cấp tỉnh và cho ngân sách cấp dưới phải đảm bảo đúng thẩm quyền, trình tự, nội dung và thời gian theo Luật định. Đồng thời, phải đúng định mức tiêu chuẩn, chế độ Nhà nước quy định, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch.
4. Tiếp tục thực hiện và mở rộng chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế, kinh phí quản lý hành chính đối với tất cả các cơ quan Nhà nước và thực hiện cơ chế tự chủ tài chính gắn với tự chịu trách nhiệm theo quy định của Chính phủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập và đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa đối với các lĩnh vực sự nghiệp (Văn hóa, Y tế, Giáo dục, TDTT ...).
5. Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước, điều hành chi ngân sách trên cơ sở dự toán được giao và mục tiêu đã được bố trí phù hợp với tiến độ thu và khả năng ngân sách.
6. Tổ chức thực hiện đúng các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu trong mua sắm, sửa chữa và về bán đấu giá tài sản thanh lý, tài sản tịch thu sung công quỹ nộp kịp thời vào ngân sách Nhà nước.
7. Thực hiện tốt cơ chế tiết kiệm 10% chi thường xuyên để góp phần làm lương và các quy định khác về cơ chế nguồn làm lương. Thực hiện tiết kiệm ít nhất 10% điện năng sử dụng hằng ngày cho tiêu dùng điện của các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách.
8. Trong quí II/2006 hoàn thành phương án rà soát, bố trí, sắp xếp lại số phương tiện đi lại, xe ôtô hiện có trong các cơ quan hành chính sự nghiệp của tỉnh, huyện, thị xã theo đúng định mức tiêu chuẩn, chế độ sử dụng xe ôtô công vụ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện việc điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu; tạm dừng việc mua mới phương tiện đi lại ở cơ quan, đơn vị, tổ chức Nhà nước kể từ 01/6/2006. Trường hợp thật sự cần thiết, bức xúc mua sắm mới để phục vụ nhu cầu công tác chung, Sở Tài chính đề xuất phải được sự đồng ý của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh thì mới thực hiện.
9. Thực hiện tiết kiệm chi tiêu ngân sách, giảm bớt hội họp, giao lưu không thiết thực, các hoạt động phô trương hình thức như: khởi công, động thổ, khánh thành, đón nhận huân chương; tiết kiệm sử dụng xăng dầu, điện, nước và máy móc thiết bị, phương tiện trang thiết bị phục vụ công tác, làm việc. Từ năm 2006, tất cả các đơn vị, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước khi tổ chức hội nghị, tổng kết, lễ kỷ niệm phải kết hợp nhiều nội dung nhằm nâng cao hiệu quả triệt để tiết kiệm, chống lãng phí. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức không được sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước để chi quà biếu, quà tặng không đúng chế độ quy định. Phải triệt để tiết kiệm trong chi tiếp khách.
10. Quản lý, sử dụng hoa hồng: Người được cơ quan, tổ chức giao mua sắm phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc, tài sản khác hoặc thanh lý dịch vụ nếu có khoản hoa hồng thì phải kê khai, nộp lại cơ quan, tổ chức để hạch toán theo đúng quy định và quản lý, sử dụng cho hoạt động của cơ quan, tổ chức đó. Nghiêm cấm giữ lại khoản hoa hồng để sử dụng sai mục đích.
- Quản lý, sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu, chương trình quốc gia: Kinh phí chương trình mục tiêu, chương trình quốc gia phải được sử dụng đúng mục đích và nội dung chương trình đã được phê duyệt, đảm bảo không vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Kinh phí chương trình mục tiêu, chương trình quốc gia chỉ được quyết toán sau khi đã được nghiệm thu kết quả thực hiện.
- Việc sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phải đúng mục đích, không được trùng lặp với các nguồn kinh phí khác và đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải bảo đảm công khai, công bằng, dân chủ, khách quan và đúng phương thức tuyển chọn theo quy định. Cơ quan, tổ chức quản lý nghiên cứu khoa học và công nghệ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm đánh giá, nghiệm thu kết quả nghiên cứu khoa học. Tổ chức đánh giá sơ kết công tác nghiên cứu khoa học giai đoạn 2001-2005, những thành tựu đạt được, những yếu kém cần khắc phục.
- Đối với đề án tin học hóa quản lý Nhà nước (Đề án 112) của một số Sở, ngành: Phải khai thác, quản lý, sử dụng một cách có hiệu quả trong công việc, tránh tình trạng sử dụng không phục vụ cho công tác, sai mục đích, gây lãng phí.
1. Tiếp tục thực hiện việc bố trí sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước cho các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp theo đúng tiêu chuẩn, định mức quy định của Nhà nước. Rà soát quỹ nhà công, đất công hiện có ở các cấp quản lý, qua đó có kế hoạch sử dụng có hiệu quả quỹ nhà công, đất công dôi ra không cần dùng, tạo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển ở địa phương.
2. Rà soát lại các tài sản ở các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước, tài sản không cần dùng thì thanh lý nộp ngân sách, tài sản lạc hậu phải sửa chữa nhiều tốn kém không hiệu quả thì thay mới theo khả năng ngân sách.
Chống lãng phí trong đầu tư xây dựng là nội dung trọng tâm, yêu cầu các ngành, các cấp phải thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả. Các cơ quan, đơn vị có chức năng quản lý, phê duyệt, triển khai dự án đầu tư phải thực hiện đúng quy trình, quy chế quản lý đầu tư của Nhà nước, thực hiện đầu tư có tập trung, không dàn trải để đảm bảo yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
1. Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư:
- Rà soát lại các dự án đã được phê duyệt để xem những dự án nào chưa thật sự cần thiết đầu tư, chưa xác định rõ hoặc không có hiệu quả đầu tư, chưa cân đối đủ nguồn vốn, chưa đảm bảo các tiêu chuẩn, kỹ thuật và các quy định của Quy chế quản lý đầu tư xây dựng, trình cấp thẩm quyền ra quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt đầu tư.
- Khi thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển vùng, ngành, quy hoạch xây dựng và các dự án trước khi phê duyệt phải có nguồn vốn bảo đảm và khả năng cân đối được vốn đầu tư phù hợp giữa nhu cầu và khả năng, tuyệt đối không bố trí danh mục công trình xây dựng cơ bản mới khi chưa có nguồn vốn đảm bảo.
- Khảo sát, thiết kế xây dựng công trình: Việc khảo sát, thiết kế xây dựng công trình phải theo đúng quy trình, quy phạm khảo sát, thiết kế do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Việc thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng phải đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Thiết kế phải phù hợp với yêu cầu sử dụng, sử dụng hết công suất và theo khả năng nguồn vốn, tránh việc thiết kế không đúng theo quy định gây lãng phí.
2. Đối với các dự án đang thực hiện đầu tư:
- Các nhà thầu xây dựng không được ký hợp đồng xây dựng lại cho các nhà thầu không đủ năng lực, điều kiện thi công và phải đảm bảo chất lượng công trình đúng theo thiết kế được duyệt. Hội đồng nghiệm thu có trách nhiệm đối với chất lượng công trình trong công tác nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng.
- Giữ đúng tổng mức vốn đầu tư, cơ cấu đầu tư, không điều chỉnh tăng tổng mức vốn đầu tư trong quá trình thực hiện dự án.
- Rà soát lại các dự án đầu tư nếu xét thấy chưa thật sự cần thiết hoặc hiệu quả đầu tư chưa cao thì kiên quyết dừng đầu tư.
- Việc bố trí vốn xây dựng cơ bản ưu tiên:
+ Hoàn trả các khoản ngân sách đã vay hoặc tạm ứng đến hạn phải trả.
+ Bố trí đủ vốn đối ứng các công trình dự án sử dụng vốn ODA.
+ Thanh toán các khoản nợ khối lượng xây dựng cơ bản các công trình hoàn thành theo tiến độ.
+ Sau khi bố trí cho các nhiệm vụ trên mới bố trí các công trình khởi công mới.
+ Thực hiện đấu thầu xây lắp và thiết bị theo đúng quy định
3. Đối với công tác quyết toán vốn đầu tư:
Đảm bảo thực hiện đúng công tác quyết toán vốn đầu tư theo quy định, không để các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng không quyết toán được.
Năm 2006, thực hiện rà soát lại tất cả các công trình xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng của những năm trước nhưng chưa thực hiện công tác quyết toán. Trong quý II/2006 phải tiến hành dứt điểm công tác quyết toán các công trình đó.
1. Tiếp tục thực hiện và hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện cổ phần hóa và chuyển sang Công ty TNHH một thành viên đối với các doanh nghiệp Nhà nước theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2005 và 2006. Thực hiện giải thể, bán, phá sản các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thua lỗ đảm bảo tính kịp thời, tránh kéo quá dài thời gian gây thất thoát lãng phí tiền, tài sản Nhà nước.
2. Các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp có vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chi phối cần phải căn cứ Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các tiêu chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật, các chế độ chi tiêu để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhằm đạt hiệu quả sử dụng tiết kiệm các nguồn lực được Nhà nước giao.
VI. Thực hành tiết kiệm đối với sản xuất và tiêu dùng của nhân dân:
1. Các Sở ban ngành, Đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thị xã trong phạm vi quản lý của mình tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao ý thức của nhân dân về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, khuyến khích toàn dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Các cơ quan, tổ chức phải đưa nội dung thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vào tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm; các cơ quan chủ quản phải đưa nội dung thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vào tiêu chí đánh giá, xếp loại các cơ quan, đơn vị trực thuộc.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được khen thưởng theo quy định của pháp luật
C/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ Ở ĐỊA PHƯƠNG:
l. Thủ trưởng các Sở ban ngành, Đoàn thể tỉnh, Giám đốc các doanh nghiệp Nhà nước, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng vốn, tài sản Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước có trách nhiệm tổ chức phổ biến, tuyên truyền giáo dục cả chiều rộng lẫn chiều sâu về Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã được Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005; Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật, và Thông tư hướng dẫn, Chương trình hành động của UBND tỉnh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đến CBCNV và người lao động trong cơ quan, đơn vị và các tổ chức đơn vị trực thuộc để quán triệt, thông suốt thực hiện nghiêm túc.
2. Để thực hành tiết kiệm và chống lãng phí trong việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản Nhà nước, lao động, tài nguyên thiên nhiên đạt hiệu quả; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập, các doanh nghiệp Nhà nước phải căn cứ vào hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành để tổ chức sử dụng ở mức thấp hơn nhưng vẫn đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đã được xác định, hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng đạt cao hơn về mục tiêu, nhiệm vụ đã định; Đồng thời, qua thực hiện rà soát, kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét bổ sung, sửa đổi những quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ không còn phù hợp với tình hình thực tiễn; xây dựng, hoàn thiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ để là căn cứ áp dụng, đối chiếu, so sánh, đánh giá mức độ thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí cụ thể trên từng lĩnh vực ở từng cấp, từng ngành.
3. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính ở các cơ quan, đơn vị và các địa phương; trong đó thực hiện tốt việc cải cách tài chính công trên các khâu từ khâu lập, phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách Nhà nước đến việc phân cấp giao quyền chủ động, quyền định đoạt đi đôi với việc tự chịu trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị và chính quyền địa phương trong việc quản lý điều hành ngân sách, tài chính, giá cả, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tiền vốn, tài sản Nhà nước trước tập thể người lao động, trước cấp trên và trước pháp luật đúng theo quy định của Luật NSNN và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
4. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính công, nguồn hàng viện trợ và phải chịu trách nhiệm trực tiếp, gián tiếp trong khi để xảy ra tình trạng lãng phí, tiêu cực trong đơn vị. Mọi vi phạm đều phải được kiểm điểm làm rõ, xử lý nghiêm minh và công bố kết quả xử lý, bảo đảm tính công khai, minh bạch trong việc quản lý cán bộ thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở từng cơ quan, đơn vị và địa phương.
5. Năm 2006, tiếp tục triển khai thực hiện việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế, kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan Nhà nước được quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ; Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.
6. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải thường xuyên kiểm tra chặt chẽ chế độ chi tiêu ngân sách ở cơ quan, đơn vị mình, phù hợp với định mức, tiêu chuẩn, chế độ do Nhà nước ban hành, kể cả các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ tài chính xây dựng chế độ chi tiêu nội bộ không được trái, không vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ của Nhà nước ban hành; người ra quyết định chi sai phải bồi thường, bị xử lý theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Kho bạc Nhà nước tỉnh và huyện có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, thực hiện chi trả, thanh toán kịp thời các khoản chi ngân sách Nhà nước khi có đủ điều kiện thanh toán theo quy định; có quyền tạm đình chỉ hoặc từ chối thanh toán chi trả các khoản chi đối với các đơn vị khi không đủ điều kiện thực hiện theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.
7. Thực hiện công khai tài chính, sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp Nhà nước theo quy định tại các Quyết định số 192/QĐ-TTg ngày 16/11/2004, Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 20/11/1998 và Quyết định số 182/QĐ-TTg ngày 20/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm mục tiêu là minh bạch hóa tài chính cho CBCNV, người lao động trong cơ quan đơn vị; trên cơ sở đó thực hiện vai trò giám sát, kiểm tra việc chi tiêu ngân sách, sử dụng tài sản Nhà nước, phòng chống lãng phí, tiêu cực.
8. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức tiếp tục triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của tập thể người lao động tham gia bàn bạc, thảo luận, giám sát nội bộ việc quản lý chi tiêu tài chính và sử dụng tài sản ở đơn vị; nâng cao ý thức tiết kiệm trong chi tiêu; đấu tranh ngăn ngừa các tiêu cực, lãng phí; xây dựng quy chế hoạt động, nội quy làm việc, bảo đảm tiết kiệm thời gian lao động và hao phí vật tư nhưng vẫn đạt được hiệu quả kinh tế-xã hội, hoàn thành có chất lượng nhiệm vụ, chỉ tiêu, mục tiêu được giao trong quá trình làm việc của cơ quan hành chính sự nghiệp và trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước.
9. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:
- Kiểm tra, thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là một nội dung của kế hoạch thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành của các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, được xem là biện pháp để phát hiện, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Công tác kiểm tra, thanh tra năm 2006 tập trung vào các lĩnh vực:
+ Quản lý sử dụng đất đai, khai thác tài nguyên.
+ Các dự án đầu tư sử dụng ngân sách Nhà nước, các chương trình mục tiêu-quốc gia, quản lý sử dụng các nguồn viện trợ, tài trợ của nước ngoài.
+ Mua sắm, trang bị phương tiện đi lại và trang thiết bị làm việc.
Thanh tra tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra trong hệ thống thanh tra theo các lĩnh vực nêu trên, tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh về kết quả thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vào tháng 12/2006.
- Các Sở ban ngành, Đoàn thể tỉnh; UBND huyện, thị xã phải tập trung xử lý kịp thời, dứt điểm các vi phạm trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã phát hiện qua công tác kiểm tra, thanh tra những năm qua còn tồn đọng; kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kịp thời xử lý các hành vi vi phạm, gây lãng phí ngân sách Nhà nước, tiền, tài sản Nhà nước.
1. UBND tỉnh giao trách nhiệm cho Thủ trưởng các Sở ban ngành, Đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thị xã; Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Giám đốc các doanh nghiệp Nhà nước căn cứ Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chương trình hành động của UBND tỉnh để xây dựng Chương trình hành động thực hành tiết tiệm, chống lãng phí cụ thể của cơ quan, đơn vị và tổ chức triển khai thực hiện, tạo chuyển biến tích cực trong năm 2006 tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả cho những năm tiếp theo, hàng quý có kiểm điểm đánh giá kết quả việc thực hiện gửi Sở Tài chính để báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
Hàng năm các Sở ban ngành, Đoàn thể tỉnh; UBND huyện, thị xã và doanh nghiệp Nhà nước báo cáo thực hiện chương trình hành động của UBND tỉnh và chương trình hành động cụ thể của đơn vị, địa phương mình gửi Sở Tài chính trước ngày 10/9 hàng năm để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài chính, cuối năm có tổng kết và thông báo công khai kết quả thực hiện.
2. Thủ trưởng các Sở ban ngành, Đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; các tổ chức, đơn vị và Giám đốc các doanh nghiệp Nhà nước phải thường xuyên kiểm tra chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc chấp hành các định mức, tiêu chuẩn, chế độ và các quy định của pháp luật về chi tiêu ngân sách, quản lý sử dụng tài sản của Nhà nước.
3. Giao cho Giám đốc Sở Tài chính có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, theo dõi các ngành, các cấp trong việc triển khai thực hiện Chương trình hành động này, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện định kỳ về UBND tỉnh./.
- 1Quyết định 242/QĐ-UBND năm 2013 về chương trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn năm 2013 -2015 do Tỉnh Hà Nam ban hành
- 2Quyết định 08/2013/QĐ-UBND về Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2013 - 2015
- 3Quyết định 91/QĐ-UBND năm 2013 về Chương trình hành động tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của tỉnh Ninh Bình
- 4Quyết định 1680/1999/QĐ-UB ban hành qui định về thực hành tiết kiệm chống lãng phí do tỉnh Sơn La ban hành
- 1Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước
- 2Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005
- 3Quyết định 25/2006/QĐ-TTg về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 225/1998/QĐ-TTg về Quy chế công khai tài chính đối với ngân sách Nhà nước các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách, các doanh nghiệp Nhà nước và các quỹ có nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 182/2001/QĐ-TTg sửa đổi Quy chế công khai tài chính đối với Ngân sách Nhà nước các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách, các doanh nghiệp Nhà nước và các quỹ có nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân kèm theo QĐ 225/1998/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 10/2002/NĐ-CP về Chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu
- 7Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 8Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 9Quyết định 192/2004/QĐ-TTg ban hành Quy chế công khai tài chính đối với các cấp NSNN, các đơn vị dự toán NS, các tổ chức được NSNN hỗ trợ, các dự án đầu tư XDCB có sử dụng vốn NSNN, các DNNN, các quỹ có nguồn từ NSNN và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 11Quyết định 242/QĐ-UBND năm 2013 về chương trình hành động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn năm 2013 -2015 do Tỉnh Hà Nam ban hành
- 12Quyết định 08/2013/QĐ-UBND về Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2013 - 2015
- 13Quyết định 91/QĐ-UBND năm 2013 về Chương trình hành động tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của tỉnh Ninh Bình
- 14Quyết định 1680/1999/QĐ-UB ban hành qui định về thực hành tiết kiệm chống lãng phí do tỉnh Sơn La ban hành
Quyết định 19/2006/QĐ-UBND ban hành Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Số hiệu: 19/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/05/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Long An
- Người ký: Dương Quốc Xuân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/05/2006
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết