Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số : 1680/1999/QĐ-UB

Sơn la, ngày 10 tháng 9 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH QUI ĐỊNH VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM CHỐNG LÃNG PHÍ

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND - UBND.

- Căn cứ pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Căn cứ các văn bản hiện hành quy định về các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Để thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng tài sản, tiền vốn của Nhà nước và trong dân cư để phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Xét đề nghị của ông giám đốc Sở Tài chính - vật giá.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này bản quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn tỉn Sơn La.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, các quy định trưúơc đây trái với quy định ban hành kèm theo quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3: Các Ông chánh văn phòng UBND tỉnh, giám đốc Sở Tài chính - vật giá, thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị có sử dụng ngân sách Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận :
- TT TU, HĐND tỉnh(b/c)
- Như điều 3(thi hành)
- Lưu,VP-CVK

T/M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
CHỦ TỊCH




Lê Bình Thanh

 

QUI ĐỊNH

VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ
(Ban hành kèm theo quyết định số : 1680/1999/QĐ-UB ngày 10/9/1999 của UBND tỉnh Sơn La )

CHƯƠNG I :

NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Tiết kiệm là sử dụng nguồn lực tài chính, lao động và các nguồn lực khác ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn chế độ quy định nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã xác định hoặc sử dụng đúng định mức tiêuc huẩn, chế độ quy định nhưng đạt hiệu quả cao hơn mục tiêu đã xác định.

'' TIẾT KIỆM LÀ QUỐC SÁCH''. Quản lí, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.

Điều 2: Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lí , sử dụng các nguồn lực phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo các quy định của Chính Phủ, và những hướng dẫn chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Người đứng đầu tổ chức được giao quản lí, sử dụng vốn và tài sản phải có các biện pháp cụ thể, thiết thực và chịu trách nhiệm về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, đơn vị hoặc lĩnh vực được giao.

Mọi công dân có nghĩa vụ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng để dành vốn đầu tư phát triển vì lợi ích của mình và của đất nước.

Điều 3: Các tổ chức phải thực hiện đúng qui chế dân chủ và công khai các nguồn lực ( Trừ các vấn đề cần bảo mệt theo quy định ), các cơ chế, chính sách quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo các quy định hiện hành của Trung ương và UBND tỉnh.

CHƯƠNG II :

NHỮNG QUI ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4 : Thực hiện cơ chế khoán thu, khoán chi, tạo sự chủ động tực hủ và tự chịu trách nhiệm của mỗi cơ quan đơn vị. Từng cơ quan, đơn vị văn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành xây dựng dự toán thu, chi ngân sách hàng năm có chia quý, tháng với tinh thần triệt để tiết kiệm. Căn cứ dự toán được duyệt đơn vị phải chủ động sắp xếp các khoản chi ( kể cả các khoản chi mới phát sinh), đảm bảo mọi khoản cho trong năm ngân sách đều phải nằm trong dự toán đã được phân bổ.

Căn cứ tổng mức kinh phí được cấp có thẩm quyền phẩn bổ, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm xây dựng phương án tiết kiệm chi của đơn vị và thực hiện nghiêm chỉnh kế hoạch tiết kiệm chi. Số kinh phí tiết kiệm được, đơn vị có trách nhiệm báo cáo Sở Tài chính - vật giá tổng hợp để trình UBND tỉnh quyết định cho đơn vị sử dụng để tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác cho đơn vị.

Điều 5: Về quản lí biên chế, quĩ lương : Các tổ chức được ngân sách Nhà nước cấp kinh phí tiền lương phải thực hiện đúng những quy định hiện hành về biên chế, tiền lương. Nghiêm cấm việc sử dụng lao động, quĩ lương vượt quá chỉ tiêu được duyệt.

Điều 6 : 6.1- Chế độ công tác phí : Thủ trưởng cơ quan đơn vị khi cử cán bộ, công chức đi công tác phải căn cứ vào yêu cầu công việc để xem xét, quyết định ( về số lượng cán bộ và thời gian đi công tác) đảm bảo tiết kiệm có hiệu quả trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị. Căn cứ tình hình cụ thể địa phương, UBND tỉnh thống nhất quy định mức chi công tác phí như sau :

- Tiền mua vé tàu, xe đi và về từ cơ quan đến nơi công tác theo giá cước thông thường Nhà nước hướng dẫn. Trường hợp nơi đến công tác không có phương tiện vận tải hành khách hoặc không thể có phương tiện nào đi được thì được thanh toán 1.000đồng/km.

- Cán bộ công chức đi công tác được thanh toán tiền vé máy bay và tiền vé tàu hoả ( loại có giường nằm) bao gồm :

+ Các đồng chí là Bí thư, phó bí thư, Thường vụ Tỉnh uỷ, chủ tịch, phó chủ tịch HĐND tỉnh, chủ tịch, phó chủ tịch UBND tỉnh, chủ tịch MTTQ tỉnh và uỷ viên UBND tỉnh.

+ Các đồng chí là chánh văn phòng Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; Giám đốc, phó giám đốc; Trưởng, phó các ban, ngành cấp tỉnh.

+ Các đồng chí là Bí thư, phó bí thư, Thường vụ Huyện uye; chủ tịch, phó chủ tịch HĐND huyện; chủ tịch, phó chủ tịch UBND huyện, chủ tịch MTTQ huyện, thị xã.

+ Cán bộ là chuyên viên chính và các chức danh khác có hệ số lương từ 3,91 trở lên.

+ Riêng tiêu chuẩn thanh toán vé máy bay tuyến Nà Sản - Hà Nội và ngược lại giao cho thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các huyện, thị xã quyết định.

- Trường hợp phải giải quyết công việc gấp mà người được cử đi công tác không đủ tiêu chuẩn thanh toán vé máy bay thì thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các huyện, thị xã xem xét, quyết định.

- Ngoài các đối tượng nêu trên, cán bộ công chức khác đi công tác bằng tàu hoả chỉ thanh toán với mức vé bình thương ( loại vé ngồi).

- Phụ cấp công tác phí nhằm hỗ trợ cán bộ, công chức Nhà nước khi đi công tác có thêm tiền để bù đắp chi phí bình thương hàng ngàu. Phụ cấp công tác phí được tính từ ngày cán bộ, công chức bắt đầu đi công tác đến khi về cơ quan của mình ( kể cả ngày lễ, chủ nhật). Mức quy định cụ thể :

+ Cán bộ, công chức đi công tác ra ngoài tỉnh được phụ cấp 20.000đ/ngày, nếu tỉnh thuộc vùng miền núi, biên giới, hải đảo được phụ cấp 40.000đ/ngày.

+ Cán bộ công chức đi công tác trong tỉnh cách trụ sở làm việc từ 20km trở lên được thanh toán 40.000đ/ngày. ( Trường hợp đặc biệt địa hình quá khó khăn trong việc đi lại mà không đạt được cự ly 20km thì thủ trưởng các đơn vị, chủ tịch UBND huyện, thị xã quyết định ).

- Căn cứ mức chi công tác phí trong dự toán hàng năm được giao và tình hình thực tế, thủ trưởng cơ quan, chủ tịch UBND huyện, thị xã xác định mức khoán công tác phí cho sát hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng cán bộ công chức theo mức không quá 100.000đồng/tháng ( cả với cán bộ đi công tác các huyện, xã và cán bộ phải thường xuyên đi công tác lưu động trên 15 ngày/tháng). Trường hợp đặc biệt phải khoán cao hơn mức quy định trên thì xin ý kiến chỉ đạo cụ thể của chủ tịch UBND tỉnh.

- Trường hợp cán bộ xã được cử đi công tác thường xuyên trong huyện trên 10 ngày/tháng, mức khoán công tác phí tối đa 30.000đ/tháng.

Chi công tác phí được tính trong chi quản lí hành chính của xã, thủ trưởng các đơn vị thuộc xã xem xét, đồng thời đề nghị UBND xã quyết định.

Điều 7 : Chế độ hội nghị :

- Việc tổ chức hội nghị tổng kết, sơ kết, hội thảo, hội nghị chuyên đề triển khai các chế độ chính sách và tâp huấn nghiệp vụ chuyên môn ( gọi chung là hội nghị) phải xác định rõ nội dung, số lượng đại biểu, thời gian, địa điểm hợp lý, đảm bảo tính thiết thực, không phô trường hình thức, nghiên cứu sắp xếp nhiều nội dung trong hội nghị để giảm bớt thời gian hội họp.

- Trong quá trình xem xét tổ chức hội nghị các cơ quan, đơn vị phải xem xét đến tính cần thiết của việc tổ chức hội nghị. Có thể chỉ áp dụng phương pháp gửi tài liệu và lấy ý kiến bằng văn bản.

- Thời gian tổ chức hội nghị không quá 03 ngày, tổ chức các lớp tập huấn không quá 10 ngày, trường hợp đặc biệt cần thêm thời gian phải được phép bằng văn bản của Thường trực Tỉnh uỷ, Thường trực HĐND hoặc chủ tịch UBND tỉnh.

- Hội nghị với qui mô toàn tỉnh phải được phép bằng văn bản của Thường trực Tỉnh uỷ hoặc Thường trực HĐND, UBND tỉnh. Hội nghj với qui mô toàn huyện, thị xã phải được phép bằng văn bản của Thường trực huyện uỷ, thị uỷ hoặc chủ tịch HĐND, UBND huyện, thị xã.

- Mức tiền ăn hội nghị cấp tỉnh là 20.000đồng/ngày/người, cấp huyện là 15.000đồng/ngày/người. Không chi tiền bồi dưỡng và tiền ăn cho những đại biểu ở gần nơi họp hội nghị không xa hơn 15km, kể cả cán bộ hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và lương sản xuất kinh doanh.

- Mức tiền thuê chỗ ngủ cho đại biểu dự hội nghị ( như quy định tiền thuê chỗ ở nơi đến công tác của cán bộ, viên chức, cán bộ xã đi công tác). Các kỳ đại hội của các tổ chức Đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, kỷ niệm năm chẵn của các ngành và các kỳ họp theo quy định của Đảng, HĐND, và UBND cấp tỉnh, cấp huyện, thị xã. Tuỳ theo tính chất của các cuộc họp mà cấp có thẩm quyền quyết định mức chi cho phù hợp, cấp tỉnh UBND tỉnh quyết định, cấp huyện, thị xã UBND huyện, thị xã quyết định.

- Việc tổ chức hội thảo các đề tài khoa học cấp tỉnh trở lên : Ngoài các chế độ chi hội nghị theo quy định, còn được chi hỗ trợ cho các cá nhân tham gia hội thảo, mức tối đa không quá 50.000đồng.

Nội dung chi hội nghị gồm :

- Tiền thuê hội trường trong những ngày tổ chức hội nghị ( nếu có), tiền tài liệu phục vụ hội nghị ( riêng tài liệu tập huấn được in bán không tính lãi), tiền thuê xe đưa đón đại biểu ( nếu có).

- Chi tiền ăn, tiền thuê chỗ ngủ, tiền tàu xe cho đại biểu dự hội nghị không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

- Tiền nước uống đại biểu dự hội nghị được bố trí mức bình quân là : 1.000đồng/người/ngày.

- Chi bù tiền ăn mức 10.000đồng/ngày/người với hội nghị cấp tỉnh, mức 5.000 đồng/ngày/người với hội nghị cấp huyện, thị xã cho những đại biểu có lương đăng ký ăn tại hội nghị. Đại biểu có đăng ký ăn nghỉ với cơ quan tổ chức hội nghị phải nộp tiền ăn, tiền thuê chỗ ngủ cho cơ quan tổ chức hội nghị.

- Tiền ăn của đại biểu và khách mời dự hội nghị ở xã chỉ chi trong trường hợp hội nghị cả ngày. Mức chi bình quân cho một đại biểu dự hội nghị là 8.000đồng/ngày/người ( mức chi này chỉ áp dụng cho hội nghị HĐND xã, đại hội theo nhiệm kỳ của các tổ chức chính trị, hội nghị triển khai công tác đầu năm, tổng kết cuối năm của các cơ quan Đảng, chính quyền ở xã). Các hội nghị có tính chất chỉ đạo triển khai công tác đầu năm, tổng kết công tác cuối năm của các cơ quan Đảng, chính quyền ở xã). Các hội nghị có tính chất chỉ đạo triển khai công tác chỉ đươc chi tiền nước uống với mức bình quân 1.000đồng/người/ngày.

- Các khoản chi khác như báo cáo viên, làm thêm giờ, thuốc chữa bệnh thông thường, trang trí hội trường.

- Chế độ trả thù lao cho giảng viên, báo cáo viên thực hiện như sau :

+ Giảng viên, báo cáo viên là Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Thứ trưởng ( và tương đương), giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, phó tiến sĩ, chuyên gia đầu ngành : 100.000đồng/buổi.

+ Giảng viên, báo cáo viên cấp Vụ, Viện ở Trung ương ; Báo cáo viên là Thường vụ Tỉnh uỷ, chủ tịch, phó chủ tịch HĐND và UBND tỉnh, chủ tịch UBMTTQ tỉnh : 80.000đồng/buổi.

+ Giảng viên, báo cáo viên là Tỉnh uỷ viên; lãnh đạo cấp sở, ban, ngành; bí thư, phó bí thư huyện, thị uỷ ; chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND các huyện, thị xã và chuyên viên cấp tỉnh : 60.000đồng/buổi.

+ Giảng viên, báo cáo viên khác cấp huyện, thị xã : 50.000đồng/buổi.

+ Giảng viên, báo cáo viên cấp xã, phường, thị trấn : 30.000đồng/buổi.

+ Giảng viên, báo cáo viên là cán bộ đã nghỉ hưu thì căn cứ chức vụ, học hàm, học vị trước khi nghỉ để tính các mức nêu trên.

Không dùng kinh phí hội nghị để tổ chức liên hoan, chiêu đãi, tặng quà dưới mọi hình thức hoặc chi phí cho các mục đích khác trái với quy định.

Điều 8: Chế độ chi tiếp khách :

8.1- Đối với khách nước ngoài :

- Phải hết sức tiết kiệm, chỉ sử dụng những sản phẩm thông thường trong nước để tiếp khách.

- Mức chi cho từng đối tượng khách nước ngoài do chủ tịch UBND các cấp quyết định. Đơn vị có trách nhiệm lập dự toán cụ thể trình UBND quyết định, nhưng tiền ăn tối đá không quá 50.000đồng/người/ngày, tiền thuê phòng ngủ theo giá tại thời điểm.

8.2- Đối với khách trong nước :

- Khách là lãnh đạo từ cấp Thứ trưởng, Bộ trưởng trở lên; lãnh đạo Tỉnhh uỷ, HĐND và UBND tỉnh bạn về làm việc với tỉnh và các huyện, thị xã; khách là các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã nghỉ hưu, mức chi tiếp khách tối đa không quá 30.000đồng/ngươi/ngày.

- Khách là cán bộ cấp vụ của Trung ương, chuyên viên cấp cao; lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh bạn về làm việc tại tỉnh, huyện, thị xã mức cho tối đa không quá 30.000đồng/người/ngày.

- Tiền thuê phòng ngủ theo quy định tại điều 6 của quy định này.

- Riêng cán bộ đi công tác từ tỉnh xuống huyện, xã và từ huyện, xã lên tỉnh, các đơn vị không sử dụng bất cứ nguồn công quĩ nào để chi tiếp khách. Nếu cán bộ đi dự hội nghị thì giải quyết theo chế độ chi hội nghị.

- Trương hợp cán bộ không thuộc chế độ chi tiếp khách theo quy định tại điểm 8.1 và 8.2 nêu trên, nhưng đi cùng đoàn khách thuộc chế độ chi tiếp khách thì được hưởng chế độ cùng đoàn khách.

Điều 9 : Việc tổ chức ngày lễ, kỷ niệm phải triệt để tiết kiệm, không phô trương hình thức.

- Kỷ niệm ngày thành lập ngành trong phạm vi toàn tỉnh chỉ tổ chức theo chu kỳ 5 năm một lần và phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thường trực Tỉnh uỷ, Thường trực HĐND tỉnh và Thường trực UBND tỉnh.

- Lễ đón nhận huân, huy chương... phải tổ chức kết hợp trong ngày lễ kỷ niệm hoặc hội nghị sơ kết, tổng kết. Mức cho cho lễ đón nhận danh hiệu thi đua áp dụng thống nhất theo chế độ hội nghị. Không dùng công quĩ để chi liên hoan, chiêu đãi, tặng quà cho khách tham dự.

- Không dùng kinh phí từ ngân sách để chi cho việc chiêu đãi, tặng quà trong lễ động thổ, khởi công, khánh thành các công trình, trừ trường hợp đặc biệt do chủ tịch UBND tỉnh quyết định.

- Trong ngày lễ, kỷ niệm, đại hội... chỉ có Tỉnh uỷ, HĐND, UBND và UBMTTQ tỉnh mới được tặng lẵng hoa và chỉ tặng chung.

- Thiếp chúc tết tỉnh chỉ có 01 thiếp chung của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND và UBMTTQ tỉnh. Các cơ quan, đơn vị không in thiếp chúc tết và lịch hàng năm.

Điều 10 : Chế độ trang bị mua sắm phương tiện, thiết bị :

- Việc mua sắm trang bị phương tiện, thiết bị và các tài sản khác ( gọi chung là thiết bị trong các cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách) phải theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và trong dự toán được duyệt hàng năm.

- Mua sắm tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên phải thực hiện hình thức đấu thầu theo quy định. Việc mua sắm tài sản đều phải thực hiện thẩm định giá trước khi mua sắm theo quy định tại quyết định số 155/1999/QĐ-UB ngày 26/01/1999 của UBND tỉnh về ban hành cơ chế thẩm định giá.

- Giá cả làm căn cứ kiểm soát mức chi mua thiết bị là giá bình quân phổ biến trên thị trường tại thời điểm mua.

- Thiết bị được mua sắm, trang bị phải là hàng sản xuất hoặc lắp ráp trong nước, trừ trường hợp hàng trong nước chưa sản xuất được hoặc hàng trong nước có mức giá cao hơn, chất lượng thấp hơn hàng nước ngoài.

Điều 11 : Chế độ sử dụng xe ô tô con :

- Đối với các loại xe ô tô con mua trước thời điểm theo quy định tại quyết định số 122/1999/QĐ-TTg ngày 10/5/1999 của Thủ tướng Chính Phủ được tiếp tục sử dụng.

- Tổ chức kiểm kê, đánh giá xe ô tô con trên toàn tỉnh, tiến hành điều chuyển xe ô tô con từ nơi thừa sang nơi thiếu theo định mức quy định của Chính Phủ.

- Việc mua sắm trang bị mới xe ô tô con phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành, nhất thiết phải được sự cho phép của Bộ Tài chính và được bố trí nguồn vốn mới được phép mua.

- Riêng xe ô tô con được các chương trình, dự án Quốc gia trang bị thì được phép sử dụng theo loại xe được trang bị.

- Tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô con phải tuân thủ theo quyết định số 122/1999/QĐ-TTg ngày 10/5/1999 của Thủ tướng Chính Phủ.

- Các cơ quan ở tỉnh khi cùng về họp và làm việc ở một đơn vị, cơ quan chủ trì hoặc cơ quan triệu tập hội nghị cần bố trí đi chung xe, hạn chế đến mức thấp nhất số xe cùng về họp và làm việc ở một đơn vị và cùng một thời gian.

- Công chức viên chức khác được cử đi công tác xa có nhiều người cùng đến công tác ở một địa điểm thì trên cơ sở xen ghép mà cơ quan đơn vị bố trí xe cho công chức, viên chức đi công tác tuỳ theo yêu cầu công tác và quỹ xe ô tô hiện có.

Điều 12: Chế độ trang bị, sử dụng phương tiện thông tin liên lạc (điện thoại, máy fax):

- Việc trang bị các phương tiện thông tin liên lạc phải căn cứ vào nhu cầu công việc của từng cơ quan cho phù hợp, đảm bảo tiết kiệm có hiệu quả, không được dùng cho mục đích riêng. Các cơ quan, đơn vị phải xây dựng phương án khoán chi hàng tháng cho từng chức danh lãnh đạo và từng máy điện thoại trong cơ quan, đơn vị mình.

- Mỗi phòng, ban thuộc sở, ban, ngành, huyện, thị xã và tương đường được trang bị 01 máy điện thoại cố định thông thường ( giá máy điện thoại cố định không kể đường dây và công lắp tối đa không quá 300.000đồng/máy). Mỗi cơ quan, đơn vị chỉ được trang bị 01 máy Fax.

- Văn phòng Tỉnh uỷ, HĐND - UBND tỉnh xét cần thiết thì trang bị máy nhắn tinh, nhưng phải trình Thường trực duyệt.

- Thủ trưởng cơ quan đơn vị có trách nhiệm quản lí chặt chẽ việc mua sắm trang bị và sử dụng phương tiện thông tin liên lạc trong đơn vị theo đúng các quy định tại Thông tư số : 98/1998/TT_BTC ngày 14/7/1998 của Bộ Tài chính. Điện thoại di động chỉ trang bị cho các đồng chí trong Thường trực Tỉnh uỷ, Thường vụ Tỉnh uỷ, chủ tịch, phó chủ tịch HĐND và UBND tỉnh ; Bí thư, chủ tịch HĐND và UBND các huyện, thị xã. Thủ trưởng các ngành, các Ban của Đảng, các đoàn thể, mặt trận Tổ quốc xét thất thực sự cần thiết phải sử dụng điện thoại di động phải báo cáo chủ tịch UBND tỉnh để quyết định. Các trường hợp đặc biệt khác phải được chủ tịch UBND tỉnh cho phép bằng văn bản.

- TRường hợp trước kho ban hành văn bản này mà các cán bộ không thuộc tiêu chuẩn sử dụng điện thoại di động theo quy định trên, đã được đầu tư máy thì : có thể tiếp tục sử dụng máy điện thoại di động nhưng phải trả toàn bộ tiền thuê bao và cước phí đàm thoại, nếu trường hợp không có nhu cầu sử dụng thì trả lại cơ quan, đơn vị.

- Việc chi trả chi phí lắp điện thoai ban đầu, tiền thuê bao hàng tháng, thanh toán cước phí điện thoại đường dài, cước phí điện thoại di động ( đối với trường hợp được phép sử dụng) của các đơn vị, sở, ban, ngành; các huyện, thị xã phải hết sức tiết kiệm thời gian và số lần gọi.

- Việc trang bị và sử dụng điện thoại ở nhà riêng thực hiện theo Thông tư số : 71/TC-HCSN ngày 30/9/1995 của Bộ tài chính.

Phạm vi, đối tượng được trang bị điện thoại cố định tại nhà riêng phục vụ cho công việc chung ngoài giờ hành chính gồm :

+ Bí thư, phó bí thư Tỉnh uỷ, uỷ viên thường vụ Tỉnh uỷ, chánh văn phòng Tỉnh uỷ, trưởng và phó ban Thường trực các ban Đảng của Tỉnh uỷ.

- Chủ tịch, phó chủ tịch HĐND - UBND tỉnh ; chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh.

+ Bí thư, phó bí thư; chủ tịch, phó chủ tịch HĐND và UBND các huyện, thị xã; thường vụ các huyện, thị uỷ, chủ tịch Uỷ ban MTTQ huyện, thị xã.

+ Thủ trưởng các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh.

+ Giám đốc các sở, ban, ngành và các chức danh tương đương thuộc tỉnh.

+ Giám đốc các DNNN.

Chi phí điện thoại tại nhà riêng gồm : chi phí lắp đặt máy ( loại máy thông thường), chi tiền trả tiền thuê bao hàng tháng, cước phí đàm thoại nội thị và đường dài. Cước phí điện thoại đường dài phải sử dụng hết sức tiết kiệm.

- Trường hợp cán bộ cấp phó các sở, ban, ngành và các chức danh tương đường nếu có nhu cầu sử dụng điện thoại tại nhà riêng thì được cơ quan đầu tư lắp đặt 01 máy điện thoại cố định thông thường ( giá máy điện thoại cố định không kể đường dây và công lắp tối đa không quá 300.000 đồng/máy). Tiền thuê bao hàng tháng, cước phí đàm thoại và sửa chữa máy thì cá nhân sử dụng phải tự thanh toán.

Căn cứ dự toán kinh phí hàng năm được duyệt các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã có thể quy định mức khoán tiền cước phí điện thoại cho từng chức danh lãnh đạo trong đơn vị, từng máy điện thoại trong cơ quan, đơn vị mình.

Điều 13 : Chế độ công vụ, trụ sở làm việc :

Trụ sở làm việc, nhà công vụ và các công trình kiến trúc khác thuộc tài sản công phải được sử dụng đúng mục đích, đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định. Đơn vị có diện tích nhà công vụ không sử dụng hết phải báo cáo về Tỉnh uỷ, UBND tỉnh ( tuỳ theo cấp quản lí) để có phương án sắp xếp bố trí; không được sử dụng trụ sở làm việc để cho thuê, chuyển làm cơ sở kinh doanh dịch vụ, làm nhà ở hoặc sử dụng vào các mục đích khác khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh việc sắp xếp, điều chỉnh nhà công vụ, trụ sở làm việc theo chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh.

Điều 14 : Chế độ tiết kiệm trong quản lí, sử dụng vốn và tài sản tại các doanh nghiệp Nhà nước:

Căn cứ hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu hành chính ( chế độ công tác phí, hội nghị phí, chế độ sử dụng xe con, chế độ sử dụng điện thoại...) do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành; các DNNN có trách nhiệm chấp hành chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu hành chính trong doanh nghiệp đăng ký với cơ quan Tài chính (Cục quản lí vốn và TSNN tại DN). Đảm bảo quản lí, sử dụng vốn, tài sản, quản lí chi phí, doanh thu thực hiện chế độ hạch toán kế toán, thống kê theo quy định.

Điều 15 : Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cộng đồng dân cư :

- Các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện qui ước về tỏo chức lễ hội, đám cưới, đám tang và các hoạt động văn hoá khác. Đảm bảo lành mạnh, văn minh, giữ gìn thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hoá dân tộc, thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng.

- Mặt trặn Tổ quốc và các tổ chức thành viên vận động các thành viên của tổ chức mình gương mẫu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giám sát việc thực hiện quy định của UBND tỉnh.

- Cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức Nhà nước phải gương mẫu thực hiện theo những mô hình mẫu đã hướng dẫn và vận động nhân dân cùng thực hiện thành phong trào rộng khắp.

CHƯƠNG III:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 16 : HĐND, UBND các huyện, thị xã; thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh và các cơ quan, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước ; các DNNN có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong Pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Nghị định 38/1998/NĐ-CP ngày 09/06/1998 của Chính Phủ ; các quy định của Bộ tài chính và UBND tỉnh. Đồng thời tổ chức hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng quy định trên, thực hiện công khai tài chính. Người đứng đầu tổ chức được giao quản lí, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước có trách nhiệm cụ thể hoá bằng những nội dung, biện pháp thiết thực và trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong đơn vị mình.

Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lí kịp thời các trường hợp vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Điều 17 : Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.

Tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lí kỷ luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, trường hợp nghiêm trọng phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thủ trưởng của các tổ chức có cá nhân vi phạm phải chịu trách nhiệm liên đới về những vi phạm đã xảy ra ở tổ chức mình.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1680/1999/QĐ-UB ban hành qui định về thực hành tiết kiệm chống lãng phí do tỉnh Sơn La ban hành

  • Số hiệu: 1680/1999/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 10/09/1999
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
  • Người ký:
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/09/1999
  • Ngày hết hiệu lực: 13/09/2007
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản