- 1Quyết định 123-HĐBT năm 1987 sửa đổi chế độ, chính sách đối với Cán bộ y tế xã, phường, thị trấn do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Quyết định 131/TTG năm 1995 sửa đổi Quyết định 58/TTg năm 1994 về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 58/TTg năm 1994 về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 1Bộ luật Lao động 1994
- 2Nghị định 12/CP năm 1995 ban hành Điều lệ Bảo Hiểm Xã Hội
- 3Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, Công chức năm 2000
- 4Bộ Luật Lao động sửa đổi 2002
- 5Nghị định 01/2003/NĐ-CP sửa đổi Điều lệ bảo hiểm xã hội kèm theo Nghị định 12/CP năm 1995
- 6Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 182/2004/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 182/2004/QĐ-TTG NGÀY 15 THÁNG 10 NĂM 2004 VỀ VIỆC TÍNH THỜI GIAN CÔNG TÁC ĐỂ HƯỞNG CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁN BỘ Y TẾ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 01/1998/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ về hệ thống tổ chức y tế địa phương;
Căn cứ Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội và Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cán bộ y tế có bằng cấp (bác sĩ, y sĩ, dược sĩ, y tá, nữ hộ sinh, dược tá, lương y) có thời gian làm việc tại trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây được gọi chung là cấp xã) được hưởng sinh hoạt phí theo Quyết định số 123/HĐBT ngày 19 tháng 8 năm 1987 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc sửa đổi chế độ, chính sách đối với cán bộ y tế xã, phường, thị trấn, liền sau đó được ký hợp đồng làm việc tại trạm y tế cấp xã theo quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 2 Quyết định số 58/TTg ngày 03 tháng 02 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở thì thời gian công tác từ ngày 01 tháng 9 năm 1987 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 1994 được tính là thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Điều 2. Cán bộ y tế cấp xã được hưởng lương theo Quyết định số 58/TTg ngày 03 tháng 02 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 131/TTg ngày 04 tháng 3 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số điểm trong Quyết định số 58/TTg ngày 03 tháng 02 năm 1994 về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở, nếu từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2002 mà chưa đóng bảo hiểm xã hội, thì được truy nộp bảo hiểm xã hội cho thời gian chưa tham gia bảo hiểm xã hội.
Mức đóng bảo hiểm xã hội bằng 15% tiền lương tháng theo hợp đồng lao động, trong đó ngân sách địa phương đóng với mức 10%, bản thân cán bộ y tế cấp xã đóng với mức 05% tiền lương tháng theo hợp đồng lao động vào quỹ bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội. Tiền lương làm cơ sở truy nộp bảo hiểm xã hội được tính theo mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Quyết định 240/2006/QĐ-TTg về việc thực hiện chế độ bảo hiểm y tế tự nguyện đối với cán bộ dân số, gia đình và trẻ em ở xã, phường, thị trấn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 01/1998/NĐ-CP về hệ thống tổ chức y tế địa phương
- 3Công văn 1958/LĐTBXH-BHXH năm 2014 về cộng nối thời gian công tác để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Dự thảo Nghị định hướng dẫn triển khai bảo hiểm vi mô
- 1Quyết định 240/2006/QĐ-TTg về việc thực hiện chế độ bảo hiểm y tế tự nguyện đối với cán bộ dân số, gia đình và trẻ em ở xã, phường, thị trấn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 123-HĐBT năm 1987 sửa đổi chế độ, chính sách đối với Cán bộ y tế xã, phường, thị trấn do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Bộ luật Lao động 1994
- 4Nghị định 12/CP năm 1995 ban hành Điều lệ Bảo Hiểm Xã Hội
- 5Quyết định 131/TTG năm 1995 sửa đổi Quyết định 58/TTg năm 1994 về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 01/1998/NĐ-CP về hệ thống tổ chức y tế địa phương
- 7Quyết định 58/TTg năm 1994 về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 8Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, Công chức năm 2000
- 9Bộ Luật Lao động sửa đổi 2002
- 10Nghị định 01/2003/NĐ-CP sửa đổi Điều lệ bảo hiểm xã hội kèm theo Nghị định 12/CP năm 1995
- 11Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
- 12Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn Quyết định 182/2004/QĐ-TTg về việc tính thời gian để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ y tế xã, phường, thị trấn do Bộ Y tế - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 13Công văn 1958/LĐTBXH-BHXH năm 2014 về cộng nối thời gian công tác để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 14Dự thảo Nghị định hướng dẫn triển khai bảo hiểm vi mô
Quyết định 182/2004/QĐ-TTg về việc tính thời gian công tác để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ y tế xã, phường, thị trấn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 182/2004/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/10/2004
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 18
- Ngày hiệu lực: 08/11/2004
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực