Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1721/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 05 tháng 09 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ LĨNH VỰC KHOÁNG SẢN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH LÂM ĐỒNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính bãi bỏ lĩnh vực khoáng sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh Lâm Đồng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm soát TTHC);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Trung tâm Công báo tỉnh; Web VP;
- Cổng Thông tin Điện tử tỉnh;
- Như điều 3;
- Lưu: VT, NC, KSTTHC.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Tiến

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ LĨNH VỰC KHOÁNG SẢN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH LÂM ĐỒNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1721/QĐ-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

PHẦN I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Danh mục thủ tục hành chính mới lĩnh vực khoáng sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường

STT

TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1

Cấp giấy phép thăm dò khoáng sản (ở khu vực trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khu vực chưa thăm dò khoáng sản)

2

Cấp giấy phép thăm dò khoáng sản (ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản hoặc ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình)

3

Gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản

4

Trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản

5

Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản

6

Phê duyệt trữ lượng khoáng sản

7

Cấp giấy phép khai thác khoáng sản (ở khu vực trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khu vực chưa thăm dò khoáng sản, ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản hoặc ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình)

8

Gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản

9

Trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản

10

Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản

11

Phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản

12

Cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản

13

Gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản

14

Trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản

2. Danh mục thủ tục hành chính bãi bỏ lĩnh vực khoáng sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường

STT

SỐ HỒ SƠ TTHC

TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1

T-LDG-062838-TT

Cấp giấy phép thăm dò khoáng sản (Bước 1)

2

T-LDG-062902-TT

Gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản

3

T-LDG-062917-TT

Trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản

4

T-LDG-063099-TT

Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản

5

T-LDG-063161 -TT

Cấp giấy phép khai thác khoáng sản (Bước 1)

6

T-LDG-063219-TT

Gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản

7

T-LDG-063246-TT

Trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản

8

T-LDG-063279-TT

Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản

9

T-LDG-062803-TT

Chấp thuận chủ trương lập hồ sơ cấp giấy phép thăm dò khoáng sản (Bước 1)

10

T-LDG-062864-TT

Cấp lại giấy phép thăm dò khoáng sản

11

T-LDG-063115-TT

Thủ tục tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản

12

T-LDG-063159-TT

Chấp thuận chủ trương lập hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản (bước 1)

13

T-LDG-063504-TT

Tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản

14

T-LDG-063548-TT

Cấp giấy phép chế biến khoáng sản

15

T-LDG-063564-TT

Gia hạn giấy phép chế biến khoáng sản

16

T-LDG-063589-TT

Trả lại giấy phép chế biến khoáng sản

17

T-LDG-063605-TT

Chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản

18

T-LDG-063623-TT

Tiếp tục thực hiện quyền chế biến khoáng sản

PHẦN II

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI

1. Cấp giấy phép thăm dò khoáng sản (ở khu vực trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khu vực chưa thăm dò khoáng sản)

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân trúng đấu giá khai thác khoáng sản chuẩn bị hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản, nộp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng tại số: 37 Pasteur - phường 4 - thành phố Đà Lạt. Công chức tiếp nhận kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ và lập giấy biên nhận hồ sơ giao cho người nộp.

Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc Phòng quản lý Tài nguyên Khoáng sản có trách nhiệm thẩm định hồ sơ; trường hợp văn bản, tài liệu đáp ứng đúng theo quy định thì Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản tiếp nhận hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ đề nghị thăm dò chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị thăm dò khoáng sản bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận chỉ thực hiện một lần.

b) Bước 2: Thẩm định hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản:

Trong thời gian không quá 55 ngày, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thành các công việc sau:

- Phối hợp với các ngành có liên quan và phòng chuyên môn thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra thực địa để xác định các vấn đề có liên quan như tọa độ, diện tích, cơ sở hạ tầng, nguồn gốc đất đai, các quy hoạch có liên quan, khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản khu vực đề nghị thăm dò khoáng sản.

- Gửi văn bản để lấy ý kiến đến các cơ quan có liên quan về khu vực đề nghị thăm dò khoáng sản.

- Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề có liên quan. Sau thời hạn nêu trên mà không có văn bản trả lời thì được coi như cơ quan được lấy ý kiến đã đồng ý.

- Sau khi hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, Phòng quản lý Tài nguyên Khoáng sản có trách nhiệm tổ chức thẩm định đề án thăm dò khoáng sản:

+ Trong thời gian không quá 20 ngày, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ; Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản và gửi kèm đề án thăm dò khoáng sản để lấy ý kiến góp ý của một số chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực khoáng sản trên 05 năm. Thời gian trả lời ý kiến của chuyên gia không quá 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường.

+ Trường hợp nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật và phải chỉnh sửa theo góp ý của một số chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực khoáng sản trên 05 năm thì Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần.

+ Tổng hợp ý kiến hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản trình UBND tỉnh Lâm Đồng và tham mưu UBND tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định nếu cần thiết. Trong thời gian không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản của Sở Tài nguyên và Môi trường kèm theo ý kiến góp ý của các chuyên gia; UBND tỉnh quyết định việc thông qua nội dung đề án thăm dò khoáng sản để cấp phép hoặc thành lập Hội đồng thẩm định trong trường hợp cần thiết.

Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa đề án theo ý kiến của UBND tỉnh Lâm Đồng hoặc của Hội đồng thẩm định, Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản thông báo nêu rõ lý do chưa thông qua đề án hoặc những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án thăm dò khoáng sản.

c) Bước 3: Sau khi hoàn thành việc thẩm định đề án thăm dò khoáng sản và các tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản bổ sung, chỉnh sửa xong hồ sơ (nếu có); trong thời hạn 21 ngày, Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét cấp phép.

Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản. Trong trường hợp không cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

d) Bước 4: Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp giấy phép thăm dò khoáng sản:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ cấp giấy phép thăm dò khoáng sản từ UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định.

Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Người nhận kết quả có trách nhiệm nộp lại giấy biên nhận hồ sơ, chứng từ thực hiện các nghĩa vụ theo quy định. Trường hợp nhận thay, người nhận thay phải có văn bản ủy quyền hoặc giấy giới thiệu của chủ đầu tư, chứng minh nhân dân (bản photo được chứng thực) của người được ủy quyền.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong giờ làm việc từ thứ hai đến sáng thứ bảy hàng tuần, trừ ngày nghỉ theo quy định.

1.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Bản chính đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản (theo mẫu);

- Bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản hệ VN 2000 (theo mẫu lập trên nền bản đồ trích lục từ bản đồ địa hình, hệ tọa độ VN-2000; khu vực có diện tích nhỏ hơn 100ha, có tỷ lệ không nhỏ hơn 1:5.000; diện tích từ 100ha - 500ha, có tỷ lệ không nhỏ hơn 1:10.000).

- Đề án thăm dò khoáng sản (theo mẫu);

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực: Bản cam kết bảo vệ môi trường đối với trường hợp thăm dò khoáng sản độc hại; văn bản xác nhận trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam trong trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài; văn bản xác nhận về vốn chủ sở hữu theo quy định phải có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời gian giải quyết: 90 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (Trường hợp phải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan về các vấn đề liên quan; thời gian tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép thăm dò bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án thăm dò khoáng sản không tính vào thời gian này).

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản, thăm dò khoáng sản theo quy định của pháp luật.

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan giải quyết: UBND tỉnh Lâm Đồng;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành có liên quan, UBND cấp huyện.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép thăm dò khoáng sản của UBND tỉnh Lâm Đồng.

1.8. Lệ phí:

- Diện tích thăm dò nhỏ hơn 100 ha, mức thu là 4.000.000 đồng/01 giấy phép;

- Diện tích thăm dò từ 100 ha đến 50.000 ha, mức thu là 10.000.000 đồng/01 giấy phép;

- Diện tích thăm dò trên 50.000 ha, mức thu là 15.000.000 đồng/01 giấy phép.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai theo quy định tại Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản;

- Đề án thăm dò khoáng sản.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: theo Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ:

a) Điều kiện 1: tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Được trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò theo quy định; nếu tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện hành nghề quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật khoáng sản năm 2010 thì phải có hợp đồng với tổ chức có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật Khoáng sản năm 2010 để thực hiện đề án thăm dò;

- Có đề án thăm dò phù hợp với quy hoạch khoáng sản; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;

- Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản.

b) Điều kiện 2: hộ kinh doanh được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Được trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản theo quy định; có hợp đồng với tổ chức có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật khoáng sản năm 2010 để thực hiện đề án thăm dò.

- Có đề án thăm dò phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có khoáng sản.

- Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản.

- Diện tích khu vực xin thăm dò không quá 01 ha.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;

- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

- Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản;

- Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản;

- Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;

- Thông tư số 129/2011/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2011 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động Khoáng sản;

- Thông tư số 17/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về điều kiện của các tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

….., ngày ….. tháng ….. năm …..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP THĂM DÒ KHOÁNG SẢN

Kính gửi:

Bộ Tài nguyên và Môi trường
(Ủy ban nhân dân tỉnh ………..)

 

(Tên tổ chức, cá nhân) ……………………………………………………………………………….

Trụ sở tại: …………………….. Điện thoại: ……………… Fax: …………………………………….

Quyết định thành lập doanh nghiệp số...., ngày.... tháng... năm.... hoặc Đăng ký kinh doanh số... ngày... tháng... năm....

Giấy phép đầu tư số.... ngày.... tháng.... năm... của (Cơ quan cấp giấy phép đầu tư) …….. (nếu có).

Đề nghị được cấp phép thăm dò khoáng sản (tên khoáng sản) ………. tại xã ……….., huyện …………. tỉnh ………………………………………………………………………………………….

Diện tích là ………...(ha, km2), được giới hạn bởi các điểm góc …………… có tọa độ xác định trên bản đồ khu vực thăm dò kèm theo.

Thời gian thăm dò ……………. (tháng, năm), kể từ ngày ký Giấy phép.

Hợp đồng kinh tế kỹ thuật số  ………….., ngày ….. tháng...năm... với (tên tổ chức lập đề án thăm dò) ………. (trong trường hợp chủ đầu tư không có đủ điều kiện để tổ chức thăm dò khoáng sản).

Mục đích sử dụng khoáng sản: ……………………………………………………………………….

(Tên tổ chức, cá nhân) …………………. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan.

 

 

Tổ chức, cá nhân làm đơn
(Ký tên, đóng dấu)

 

(Tên tổ chức, cá nhân đề nghị thăm dò khoáng sản)
----------------

 

 

 

 

 

ĐỀ ÁN THĂM DÒ KHOÁNG SẢN

(tên loại khoáng sản, thuộc xã..., huyện..., tỉnh...)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa danh nơi lập đề án, Năm 20...

 

 

(Tên tổ chức, cá nhân đề nghị thăm dò khoáng sản)
---------------

 

Danh sách tác giả lập Đề án:

- KSĐC... (Chủ biên)

- KS Trắc địa...

- KS ĐCTV-ĐCCT

- KS Khoan....

………..

 

 

 

ĐỀ ÁN THĂM DÒ KHOÁNG SẢN

(tên loại khoáng sản, thuộc xã..., huyện..., tỉnh...)

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Chức danh)

 

 

 

ĐƠN VỊ LẬP ĐỀ ÁN
(Chức danh)

 

 

 

Chữ ký, đóng dấu
(Họ và tên)

Chữ ký, đóng dấu
(Họ và tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa danh nơi lập Đề án, Năm 20…

 

 

 

 

A. NỘI DUNG ĐỀ ÁN THĂM DÒ KHOÁNG SẢN

MỞ ĐẦU

- Những căn cứ pháp lý để lập đề án và đối tượng khoáng sản.

- Mục tiêu, nhiệm vụ đề án.

- Sơ bộ về công nghệ khai thác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả kinh tế.

- Cơ sở tài liệu để lập đề án (nêu rõ và mô tả chi tiết những tài liệu đã có trước đây và tài liệu, kết quả khảo sát sử dụng lập đề án).

- Quá trình xây dựng đề án, tổ chức và các cá nhân tham gia lập đề án.

CHƯƠNG I

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN - KINH TẾ NHÂN VĂN

- Vị trí địa lý hành chính, tọa độ, diện tích của khu vực thăm dò.

- Các thông tin về đặc điểm địa lý tự nhiên - kinh tế, nhân văn.

- Lịch sử nghiên cứu địa chất và khoáng sản khu vực thăm dò. Các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản trong khu vực.

- Các kết quả nghiên cứu, điều tra, thăm dò khoáng sản liên quan đến diện tích lựa chọn thăm dò khoáng sản.

CHƯƠNG II

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, KHOÁNG SẢN

- Đặc điểm địa chất vùng bao quanh khu vực thăm dò: trình bày những nét chính về đặc điểm địa tầng, kiến tạo, macma, khoáng sản có trong vùng.

- Đặc điểm khoáng sản khu vực thăm dò, bao gồm:

+ Các biểu hiện, dấu hiệu, tiền đề có liên quan đến khoáng sản.

+ Quy mô, chất lượng và đặc điểm phân bố thân khoáng sản trong khu vực thăm dò.

CHƯƠNG III

PHƯƠNG PHÁP, KHỐI LƯỢNG

1. Cơ sở lựa chọn phương pháp

- Các quy chuẩn, quy phạm kỹ thuật áp dụng với đối tượng khoáng sản thăm dò.

- Cơ sở tài liệu, số liệu ban đầu về loại hình nguồn gốc và điều kiện thành tạo quặng; thành phần vật chất, mức độ phân bổ quặng, điều kiện thi công làm cơ sở dự kiến phân nhóm mỏ theo mức độ phức tạp và lựa chọn mạng lưới công trình thăm dò với đối tượng khoáng sản.

- Đánh giá hiệu quả các phương pháp địa chất đã triển khai trong giai đoạn trước: những tồn tại, hạn chế.

- Đề xuất lựa chọn mạng lưới, tổ hợp phương pháp thăm dò.

2. Các phương pháp và khối lượng các dạng công trình

- Công tác trắc địa: bao gồm trắc địa địa hình và trắc địa công trình (tỷ lệ phụ thuộc vào diện tích và mục tiêu thăm dò).

- Phương pháp địa chất.

- Phương pháp địa hóa (tùy thuộc loại khoáng sản thăm dò).

- Phương pháp địa vật lý (tùy thuộc loại khoáng sản thăm dò).

- Thi công công trình khai đào (dọn vết lộ, hào, hố, giếng), khoan.

- Công tác mẫu: lấy, gia công, phân tích các loại mẫu, dự kiến nơi gửi phân tích và cách thức kiểm tra chất lượng phân tích mẫu.

- Công tác địa chất thủy văn - địa chất công trình.

- Công tác nghiên cứu đặc tính công nghệ khoáng sản: mục đích, cách thức lấy mẫu nghiên cứu, yêu cầu nghiên cứu và dự kiến nơi nghiên cứu.

- Công tác văn phòng, lập báo cáo tổng kết.

Tất cả các dạng công tác nêu trên nhất thiết phải làm rõ mục đích yêu cầu, số lượng, khối lượng; cách thức thực hiện cụ thể cho từng hạng mục theo từng giai đoạn, từng năm thực hiện và lập bảng tổng hợp chung. Các công trình dự kiến thi công thể hiện trên các bản vẽ kỹ thuật, sơ đồ bố trí công trình.

CHƯƠNG IV

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

- Dự báo các tác động đến môi trường và dự kiến biện pháp giảm thiểu khi thực hiện đề án thăm dò.

- Những biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản trong quá trình thi công đề án thăm dò.

CHƯƠNG V

DỰ KIẾN PHƯƠNG PHÁP TÍNH TRỮ LƯỢNG

Trình bày dự kiến chỉ tiêu tính trữ lượng, phương pháp khoanh vẽ thân quặng và dự tính trữ lượng các cấp dự kiến đạt được trong diện tích khu vực thăm dò.

CHƯƠNG VI

TỔ CHỨC THI CÔNG

Dựa vào các căn cứ địa chất, kinh tế - kỹ thuật và phương pháp kỹ thuật, khối lượng đề ra trong đề án phải lập kế hoạch, tiến độ, thực hiện các dạng công tác phù hợp theo từng giai đoạn và tuân thủ theo đúng các quy trình, quy phạm, các quy định về chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật hiện hành. Thời gian thi công chỉ tính kể từ ngày cấp giấy phép thăm dò.

CHƯƠNG VII

DỰ TOÁN KINH PHÍ

Ngoài các căn cứ và danh mục dự toán, khi lập dự toán cần nêu rõ nguồn vốn đầu tư, đơn giá sử dụng và khả năng đáp ứng để thực hiện đầy đủ các phương pháp kỹ thuật, khối lượng các dạng công tác. Dự toán kinh phí thăm dò phải được lập trên cơ sở các quy định hiện hành của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

KẾT LUẬN

- Dự kiến kết quả và hiệu quả kinh tế sẽ đạt được.

- Đặc điểm khoáng sản (kích thước, thế nằm và chất lượng trung bình quặng).

- Tính khả thi mục tiêu trữ lượng, thi công đề án.

- Các yêu cầu, kiến nghị.

B. PHẦN BẢN VẼ

- Bản đồ (sơ đồ) vị trí giao thông.

- Bản đồ địa chất vùng, bản đồ khu vực thăm dò và bản đồ thân khoáng sản (nếu có).

- Sơ đồ bố trí công trình và lấy mẫu.

- Sơ đồ lưới khống chế mặt phẳng và độ cao.

- Mặt cắt địa chất, khoáng sản thiết kế công trình thăm dò.

- Các bản vẽ bình đồ, mặt cắt dự kiến tính trữ lượng khoáng sản.

- Các biểu, bảng khác liên quan.

C. CÁC TÀI LIỆU KÈM THEO

- Tài liệu khảo sát trong quá trình lập đề án.

- Tài liệu thu thập, tổng hợp phục vụ cho lập đề án thăm dò.

 

2. Cấp giấy phép thăm dò khoáng sản (ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản hoặc ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình)

2.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định, nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng tại số: 37 Pasteur - phường 4 - thành phố Đà Lạt. Công chức tiếp nhận kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ và lập giấy biên nhận hồ sơ giao cho người nộp.

b) Bước 2: Khi nhận được hồ sơ của tổ chức, cá nhân đầu tiên có nhu cầu thăm dò khoáng sản, Phòng Quản lý Tài nguyên và Khoáng sản có trách nhiệm:

- Tham mưu cho lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản thông báo công khai tên tổ chức, cá nhân, tên loại khoáng sản và vị trí khu vực đề nghị thăm dò khoáng sản tại trụ sở cơ quan và trên trang thông tin điện tử của UBND tỉnh Lâm Đồng để tiến hành lựa chọn hồ sơ của tổ chức, cá nhân xin cấp phép thăm dò.

- Sau 30 ngày, kể từ ngày thông báo công khai nhận được hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản của tổ chức, cá nhân đầu tiên. Sở Tài nguyên và Môi trường không được tiếp nhận thêm hồ sơ khác và tiến hành lựa chọn tổ chức, cá nhân để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản theo quy định.

c) Bước 3: Lựa chọn hồ sơ của tổ chức, cá nhân để cấp phép thăm dò trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn thông báo công khai; Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản tiếp nhận hồ sơ và thông báo công khai tên tổ chức, cá nhân được lựa chọn tại trụ sở cơ quan và trên trang thông tin điện tử của UBND tỉnh Lâm Đồng.

Đối với các tổ chức, cá nhân không được lựa chọn, tham mưu cho Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị thăm dò khoáng sản về lý do không được lựa chọn.

d) Bước 4: Thẩm định hồ sơ:

Trong thời gian không quá 55 ngày, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thành các công việc sau:

- Phối hợp với các ngành có liên quan và phòng chuyên môn thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra thực địa để xác định các vấn đề có liên quan như tọa độ, diện tích, cơ sở hạ tầng, nguồn gốc đất đai, các quy hoạch có liên quan, khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản….. khu vực đề nghị thăm dò khoáng sản.

- Gửi văn bản để lấy ý kiến đến các cơ quan có liên quan về khu vực đề nghị thăm dò khoáng sản.

- Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề có liên quan. Sau thời hạn nêu trên mà không có văn bản trả lời thì được coi như cơ quan được lấy ý kiến đã đồng ý.

- Sau khi hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, Phòng quản lý Tài nguyên Khoáng sản có trách nhiệm tổ chức thẩm định đề án thăm dò khoáng sản:

+ Trong thời gian không quá 20 ngày, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ; Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản và gửi kèm đề án thăm dò khoáng sản để lấy ý kiến góp ý của một số chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực khoáng sản trên 05 năm. Thời gian trả lời ý kiến của chuyên gia không quá 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường.

+ Trường hợp nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật và phải chỉnh sửa theo góp ý của một số chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực khoáng sản trên 05 năm thì Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần.

+ Tổng hợp ý kiến hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản trình UBND tỉnh Lâm Đồng và tham mưu UBND tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định nếu cần thiết. Trong thời gian không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản của Sở Tài nguyên và Môi trường kèm theo ý kiến góp ý của các chuyên gia; UBND tỉnh quyết định việc thông qua nội dung đề án thăm dò khoáng sản để cấp phép hoặc thành lập Hội đồng thẩm định trong trường hợp cần thiết.

Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa đề án theo ý kiến của UBND tỉnh Lâm Đồng hoặc của Hội đồng thẩm định, Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản thông báo nêu rõ lý do chưa thông qua đề án hoặc những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án thăm dò khoáng sản.

e) Bước 5: Sau khi hoàn thành việc thẩm định đề án thăm dò khoáng sản và các tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản bổ sung, chỉnh sửa xong hồ sơ (nếu có); trong thời hạn 21 ngày, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản cho UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét cấp phép.

Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản. Trong trường hợp không cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

f) Bước 6: Sau khi nhận được hồ sơ cấp giấy phép thăm dò khoáng sản từ UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định.

Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Người nhận kết quả có trách nhiệm nộp lại giấy biên nhận hồ sơ, nộp lệ phí cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản theo quy định. Trường hợp nhận thay, người nhận thay phải có văn bản ủy quyền hoặc giấy giới thiệu của chủ đầu tư, chứng minh nhân dân (bản photo được chứng thực) của người được ủy quyền.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong giờ làm việc từ thứ hai đến sáng thứ bảy hàng tuần, trừ ngày nghỉ theo quy định.

2.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản (theo mẫu);

- Bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản hệ VN 2000 (theo mẫu, lập trên nền bản đồ trích lục từ bản đồ địa hình, hệ tọa độ VN-2000; khu vực có diện tích nhỏ hơn 100ha, có tỷ lệ không nhỏ hơn 1:5.000; diện tích từ 100ha - 500ha, có tỷ lệ không nhỏ hơn 1:10.000).

- Đề án thăm dò khoáng sản (theo mẫu);

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực: Bản cam kết bảo vệ môi trường đối với trường hợp thăm dò khoáng sản độc hại; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam trong trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài; văn bản xác nhận về vốn chủ sở hữu theo quy định phải có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản.

Đối với các trường hợp thuộc khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình thì phải có chủ trương của UBND tỉnh cho phép thăm dò và không phải thực hiện các trình tự tại bước 2 và bước 3

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2.4. Thời gian giải quyết: 90 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trường hợp phải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan về các vấn đề liên quan; thời gian tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép thăm dò bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án thăm dò khoáng sản không tính vào thời gian này).

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản, thăm dò khoáng sản theo quy định của pháp luật.

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan giải quyết: UBND tỉnh Lâm Đồng;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành có liên quan, UBND cấp huyện.

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép thăm dò khoáng sản của UBND tỉnh Lâm Đồng

2.8. Lệ phí:

- Diện tích thăm dò nhỏ hơn 100 ha, mức thu là 4.000.000 đồng/01 giấy phép;

- Diện tích thăm dò từ 100 ha đến 50.000 ha, mức thu là 10.000.000 đồng/01 giấy phép;

- Diện tích thăm dò trên 50.000 ha, mức thu là 15.000.000 đồng/01 giấy phép.

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: tại Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản;

- Đề án thăm dò khoáng sản.

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Điều kiện 1: Theo quy định tại Luật Khoáng sản năm 2010 tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Được cơ quan có thẩm quyền lựa chọn theo quy định; tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện hành nghề quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật Khoáng sản năm 2010 thì phải có hợp đồng với tổ chức có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật Khoáng sản năm 2010 để thực hiện đề án thăm dò;

- Có đề án thăm dò phù hợp với quy hoạch khoáng sản; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;

- Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản.

b) Điều kiện 2: theo quy định tại Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 9 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ hộ kinh doanh được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Được cơ quan có thẩm quyền lựa chọn theo quy định; có hợp đồng với tổ chức có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật khoáng sản năm 2010 để thực hiện đề án thăm dò.

- Có đề án thăm dò phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có khoáng sản.

- Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản.

- Diện tích khu vực xin thăm dò không quá 01 ha.

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;

- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 9 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

- Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản;

- Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản;

- Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;

- Thông tư số 129/2011/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2011 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động Khoáng sản;

- Thông tư số 17/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về điều kiện của các tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

….., ngày ….. tháng ….. năm …..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP THĂM DÒ KHOÁNG SẢN

Kính gửi:

Bộ Tài nguyên và Môi trường
(Ủy ban nhân dân tỉnh ………..)

 

(Tên tổ chức, cá nhân) ……………………………………………………………………………….

Trụ sở tại: …………………….. Điện thoại: ……………… Fax: …………………………………….

Quyết định thành lập doanh nghiệp số...., ngày.... tháng... năm.... hoặc Đăng ký kinh doanh số... ngày... tháng... năm....

Giấy phép đầu tư số.... ngày.... tháng.... năm... của (Cơ quan cấp giấy phép đầu tư) …….. (nếu có).

Đề nghị được cấp phép thăm dò khoáng sản (tên khoáng sản) ………. tại xã ……….., huyện …………. tỉnh ………………………………………………………………………………………….

Diện tích là ………...(ha, km2), được giới hạn bởi các điểm góc …………… có tọa độ xác định trên bản đồ khu vực thăm dò kèm theo.

Thời gian thăm dò ……………. (tháng, năm), kể từ ngày ký Giấy phép.

Hợp đồng kinh tế kỹ thuật số  ………….., ngày ….. tháng...năm... với (tên tổ chức lập đề án thăm dò) ………. (trong trường hợp chủ đầu tư không có đủ điều kiện để tổ chức thăm dò khoáng sản).

Mục đích sử dụng khoáng sản: ……………………………………………………………………….

(Tên tổ chức, cá nhân) …………………. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan.

 

 

Tổ chức, cá nhân làm đơn
(Ký tên, đóng dấu)

 

(Tên tổ chức, cá nhân đề nghị thăm dò khoáng sản)
----------------

 

 

 

 

 

ĐỀ ÁN THĂM DÒ KHOÁNG SẢN

(tên loại khoáng sản, thuộc xã..., huyện..., tỉnh...)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa danh nơi lập đề án, Năm 20...

 

 

(Tên tổ chức, cá nhân đề nghị thăm dò khoáng sản)
---------------

 

Danh sách tác giả lập Đề án:

- KSĐC... (Chủ biên)

- KS Trắc địa...

- KS ĐCTV-ĐCCT

- KS Khoan....

………..

 

 

 

ĐỀ ÁN THĂM DÒ KHOÁNG SẢN

(tên loại khoáng sản, thuộc xã..., huyện..., tỉnh...)

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Chức danh)

 

 

 

ĐƠN VỊ LẬP ĐỀ ÁN
(Chức danh)

 

 

 

Chữ ký, đóng dấu
(Họ và tên)

Chữ ký, đóng dấu
(Họ và tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa danh nơi lập Đề án, Năm 20…

 

A. NỘI DUNG ĐỀ ÁN THĂM DÒ KHOÁNG SẢN

MỞ ĐẦU

- Những căn cứ pháp lý để lập đề án và đối tượng khoáng sản.

- Mục tiêu, nhiệm vụ đề án.

- Sơ bộ về công nghệ khai thác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả kinh tế.

- Cơ sở tài liệu để lập đề án (nêu rõ và mô tả chi tiết những tài liệu đã có trước đây và tài liệu, kết quả khảo sát sử dụng lập đề án).

- Quá trình xây dựng đề án, tổ chức và các cá nhân tham gia lập đề án.

CHƯƠNG I

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN - KINH TẾ NHÂN VĂN

- Vị trí địa lý hành chính, tọa độ, diện tích của khu vực thăm dò.

- Các thông tin về đặc điểm địa lý tự nhiên - kinh tế, nhân văn.

- Lịch sử nghiên cứu địa chất và khoáng sản khu vực thăm dò. Các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản trong khu vực.

- Các kết quả nghiên cứu, điều tra, thăm dò khoáng sản liên quan đến diện tích lựa chọn thăm dò khoáng sản.

CHƯƠNG II

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, KHOÁNG SẢN

- Đặc điểm địa chất vùng bao quanh khu vực thăm dò: trình bày những nét chính về đặc điểm địa tầng, kiến tạo, macma, khoáng sản có trong vùng.

- Đặc điểm khoáng sản khu vực thăm dò, bao gồm:

+ Các biểu hiện, dấu hiệu, tiền đề có liên quan đến khoáng sản.

+ Quy mô, chất lượng và đặc điểm phân bố thân khoáng sản trong khu vực thăm dò.

CHƯƠNG III

PHƯƠNG PHÁP, KHỐI LƯỢNG

1. Cơ sở lựa chọn phương pháp

- Các quy chuẩn, quy phạm kỹ thuật áp dụng với đối tượng khoáng sản thăm dò.

- Cơ sở tài liệu, số liệu ban đầu về loại hình nguồn gốc và điều kiện thành tạo quặng; thành phần vật chất, mức độ phân bổ quặng, điều kiện thi công làm cơ sở dự kiến phân nhóm mỏ theo mức độ phức tạp và lựa chọn mạng lưới công trình thăm dò với đối tượng khoáng sản.

- Đánh giá hiệu quả các phương pháp địa chất đã triển khai trong giai đoạn trước: những tồn tại, hạn chế.

- Đề xuất lựa chọn mạng lưới, tổ hợp phương pháp thăm dò.

2. Các phương pháp và khối lượng các dạng công trình

- Công tác trắc địa: bao gồm trắc địa địa hình và trắc địa công trình (tỷ lệ phụ thuộc vào diện tích và mục tiêu thăm dò).

- Phương pháp địa chất.

- Phương pháp địa hóa (tùy thuộc loại khoáng sản thăm dò).

- Phương pháp địa vật lý (tùy thuộc loại khoáng sản thăm dò).

- Thi công công trình khai đào (dọn vết lộ, hào, hố, giếng), khoan.

- Công tác mẫu: lấy, gia công, phân tích các loại mẫu, dự kiến nơi gửi phân tích và cách thức kiểm tra chất lượng phân tích mẫu.

- Công tác địa chất thủy văn - địa chất công trình.

- Công tác nghiên cứu đặc tính công nghệ khoáng sản: mục đích, cách thức lấy mẫu nghiên cứu, yêu cầu nghiên cứu và dự kiến nơi nghiên cứu.

- Công tác văn phòng, lập báo cáo tổng kết.

Tất cả các dạng công tác nêu trên nhất thiết phải làm rõ mục đích yêu cầu, số lượng, khối lượng; cách thức thực hiện cụ thể cho từng hạng mục theo từng giai đoạn, từng năm thực hiện và lập bảng tổng hợp chung. Các công trình dự kiến thi công thể hiện trên các bản vẽ kỹ thuật, sơ đồ bố trí công trình.

CHƯƠNG IV

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

- Dự báo các tác động đến môi trường và dự kiến biện pháp giảm thiểu khi thực hiện đề án thăm dò.

- Những biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản trong quá trình thi công đề án thăm dò.

CHƯƠNG V

DỰ KIẾN PHƯƠNG PHÁP TÍNH TRỮ LƯỢNG

Trình bày dự kiến chỉ tiêu tính trữ lượng, phương pháp khoanh vẽ thân quặng và dự tính trữ lượng các cấp dự kiến đạt được trong diện tích khu vực thăm dò.

CHƯƠNG VI

TỔ CHỨC THI CÔNG

Dựa vào các căn cứ địa chất, kinh tế - kỹ thuật và phương pháp kỹ thuật, khối lượng đề ra trong đề án phải lập kế hoạch, tiến độ, thực hiện các dạng công tác phù hợp theo từng giai đoạn và tuân thủ theo đúng các quy trình, quy phạm, các quy định về chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật hiện hành. Thời gian thi công chỉ tính kể từ ngày cấp giấy phép thăm dò.

CHƯƠNG VII

DỰ TOÁN KINH PHÍ

Ngoài các căn cứ và danh mục dự toán, khi lập dự toán cần nêu rõ nguồn vốn đầu tư, đơn giá sử dụng và khả năng đáp ứng để thực hiện đầy đủ các phương pháp kỹ thuật, khối lượng các dạng công tác. Dự toán kinh phí thăm dò phải được lập trên cơ sở các quy định hiện hành của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

KẾT LUẬN

- Dự kiến kết quả và hiệu quả kinh tế sẽ đạt được.

- Đặc điểm khoáng sản (kích thước, thế nằm và chất lượng trung bình quặng).

- Tính khả thi mục tiêu trữ lượng, thi công đề án.

- Các yêu cầu, kiến nghị.

B. PHẦN BẢN VẼ

- Bản đồ (sơ đồ) vị trí giao thông.

- Bản đồ địa chất vùng, bản đồ khu vực thăm dò và bản đồ thân khoáng sản (nếu có).

- Sơ đồ bố trí công trình và lấy mẫu.

- Sơ đồ lưới khống chế mặt phẳng và độ cao.

- Mặt cắt địa chất, khoáng sản thiết kế công trình thăm dò.

- Các bản vẽ bình đồ, mặt cắt dự kiến tính trữ lượng khoáng sản.

- Các biểu, bảng khác liên quan.

C. CÁC TÀI LIỆU KÈM THEO

- Tài liệu khảo sát trong quá trình lập đề án.

- Tài liệu thu thập, tổng hợp phục vụ cho lập đề án thăm dò.

 

3. Gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản

3.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định; nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng tại số: 37 Pasteur - phường 4 - thành phố Đà Lạt. Công chức tiếp nhận kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ và lập giấy biên nhận hồ sơ giao cho người nộp.

b) Bước 2: Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, Phòng quản lý Tài nguyên Khoáng sản có trách nhiệm kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu theo đúng quy định thì tham mưu ban hành văn bản tiếp nhận hồ sơ.

Trường hợp nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần.

c) Bước 3: Thẩm định hồ sơ:

Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra thực địa, thực hiện an toàn lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường, cơ sở hạ tầng, các hồ sơ có liên quan....khu vực đề nghị xin gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản.

Hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến khu vực đề nghị xin gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản.

d) Bước 4: Sau khi hoàn thành việc thẩm định hồ sơ và các tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản bổ sung, chỉnh sửa xong hồ sơ (nếu có), Phòng quản lý Tài nguyên Khoáng sản hoàn chỉnh hồ sơ và tham mưu cho lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét quyết định việc gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản.

Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định việc cho phép hoặc không cho phép gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản. Trong trường hợp không cho phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

đ) Bước 5: Sau khi nhận được hồ sơ gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản từ UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định.

Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Người nhận kết quả có trách nhiệm nộp lại giấy biên nhận hồ sơ, nộp lệ phí gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản theo quy định. Trường hợp nhận thay, người nhận thay phải có văn bản ủy quyền hoặc giấy giới thiệu của chủ đầu tư, chứng minh nhân dân (bản photo được chứng thực) của người được ủy quyền.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong giờ làm việc từ thứ hai đến sáng thứ bảy hàng tuần, trừ ngày nghỉ theo quy định.

3.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường.

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản (theo mẫu);

- Giấy phép thăm dò khoáng sản kèm bản đồ; Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đã thực hiện đến thời điểm đề nghị gia hạn và kế hoạch thăm dò khoáng sản tiếp theo;

- Bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản hệ VN 2000 (đã loại trừ ít nhất 30% diện tích khu vực thăm dò khoáng sản theo giấy phép đã cấp);

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực: các văn bản thực hiện nghĩa vụ liên quan đến hoạt động thăm dò tính đến thời điểm đề nghị gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3.4. Thời gian giải quyết: 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (Trường hợp phải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan về các vấn đề liên quan; thời gian tổ chức, cá nhân bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ không tính vào thời gian này).

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản.

3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan giải quyết: UBND tỉnh Lâm Đồng;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành có liên quan, UBND cấp huyện.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản của UBND tỉnh Lâm Đồng

3.8. Lệ phí: bằng 50% mức thu khi cấp giấy phép thăm dò.

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản theo quy định tại Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản được xem xét gia hạn khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 9 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ:

- Đã nộp đủ hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép thăm dò khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 45 ngày, trong đó, giải trình rõ lý do việc đề nghị gia hạn.

- Tại thời điểm đề nghị gia hạn chưa thực hiện hết khối lượng các hạng mục công việc theo Giấy phép thăm dò khoáng sản đã cấp hoặc có sự thay đổi về cấu trúc địa chất; phương pháp thăm dò so với đề án thăm dò đã được chấp thuận.

- Đến thời điểm đề nghị gia hạn tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản đã thực hiện các nghĩa vụ, cụ thể:

+ Thực hiện đúng Giấy phép thăm dò khoáng sản, đề án thăm dò khoáng sản đã được chấp thuận;

+ Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét, chấp thuận trong trường hợp thay đổi phương pháp thăm dò hoặc thay đổi khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% dự toán;

+ Bồi thường thiệt hại do hoạt động thăm dò gây ra;

+ Thông báo kế hoạch thăm dò cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thăm dò khoáng sản trước khi thực hiện;

+ Thu thập, lưu giữ thông tin về khoáng sản và báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;

- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

- Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản;

- Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;

- Thông tư số 129/2011/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2011 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động Khoáng sản.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

….., ngày ….. tháng ….. năm …..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP THĂM DÒ KHOÁNG SẢN

Kính gửi:

Bộ Tài nguyên và Môi trường
(Ủy ban nhân dân tỉnh…………..)

 

(Tên tổ chức, cá nhân) ………………………………………………………………………………..

Trụ sở tại: ………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ……………………………. Fax ………………………………………………………….

Được phép thăm dò (tên khoáng sản) ………….. tại xã ………………, huyện …………………, tỉnh ……………. theo Giấy phép thăm dò khoáng sản số …… ngày …………. tháng ………… năm …….của... Bộ Tài nguyên và Môi trường (Ủy ban nhân dân tỉnh...)

Đề nghị được gia hạn Giấy phép thăm dò, thời gian gia hạn …….tháng.

Diện tích trả lại là ……………. (ha, km2).

Diện tích tiếp tục thăm dò ………….. (ha, km2), được giới hạn bởi các điểm góc…... có tọa độ xác định trên bản đồ khu vực thăm dò kèm theo.

Lý do xin gia hạn ……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………

(Tên tổ chức, cá nhân) …………….. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan.

 

 

Tổ chức, cá nhân làm đơn
(Ký tên, đóng dấu)

 

4. Trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản

4.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định; nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng tại số: 37 Pasteur - phường 4 - thành phố Đà Lạt. Công chức tiếp nhận kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ và lập giấy biên nhận hồ sơ giao cho người nộp.

b) Bước 2: Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, Phòng quản lý Tài nguyên Khoáng sản có trách nhiệm kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu theo đúng quy định thì tham mưu ban hành văn bản tiếp nhận hồ sơ.

Trường hợp nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần.

c) Bước 3: Thẩm định hồ sơ:

Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra thực địa, thực hiện an toàn lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường, cơ sở hạ tầng, các hồ sơ có liên quan....khu vực đề nghị xin gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản.

Hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến khu vực đề nghị xin gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản.

d) Bước 4: Sau khi hoàn thành việc thẩm định hồ sơ và các tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản bổ sung, chỉnh sửa xong hồ sơ (nếu có), Phòng quản lý Tài nguyên Khoáng sản hoàn chỉnh hồ sơ và tham mưu cho lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét quyết định việc gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản.

Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định việc cho phép hoặc không cho phép gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản. Trong trường hợp không cho phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

đ) Bước 5: Sau khi nhận được hồ sơ gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản từ UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định.

Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Người nhận kết quả có trách nhiệm nộp lại giấy biên nhận hồ sơ, nộp lệ phí gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản theo quy định. Trường hợp nhận thay, người nhận thay phải có văn bản ủy quyền hoặc giấy giới thiệu của chủ đầu tư, chứng minh nhân dân (bản photo được chứng thực) của người được ủy quyền.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong giờ làm việc từ thứ hai đến sáng thứ bảy hàng tuần, trừ ngày nghỉ theo quy định.

4.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường.

4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản (theo mẫu);

- Giấy phép thăm dò khoáng sản kèm bản đồ; báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đã thực hiện đến thời điểm đề nghị trả lại;

- Bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản hệ VN 2000, kế hoạch thăm dò khoáng sản tiếp theo trong trường hợp trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò;

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực: các văn bản thực hiện nghĩa vụ liên quan đến hoạt động thăm dò tính đến thời điểm đề nghị trả lại.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4.4. Thời gian giải quyết: 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

(trường hợp phải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan về các vấn đề liên quan; các tổ chức, cá nhân phải bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ không tính vào thời gian này).

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản.

4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan giải quyết: UBND tỉnh Lâm Đồng;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành có liên quan, UBND cấp huyện.

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định về việc cho phép trả lại Giấy phép thăm dò (hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò) khoáng sản của UBND tỉnh Lâm Đồng

4.8. Lệ phí: Không

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản theo quy định tại Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT .

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;

- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

- Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản;

- Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;

- Thông tư số 129/2011/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2011 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động Khoáng sản.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………….., ngày... tháng... năm……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ TRẢ LẠI GIẤY PHÉP THĂM DÒ KHOÁNG SẢN (HOẶC TRẢ LẠI MỘT PHẦN DIỆN TÍCH KHU VỰC THĂM DÒ KHOÁNG SẢN)

Kính gửi:

 Bộ Tài nguyên và Môi trường
(Ủy ban nhân dân tỉnh…………..)

 

(Tên tổ chức, cá nhân): ………………………………………………………………………………..

Trụ sở tại: ………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ………………………….., Fax: ……………………………………………………………

Đề nghị được trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản (một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản của Giấy phép thăm dò khoáng sản) số ………, ngày.... tháng... năm... của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (UBND tỉnh...) cho phép thăm dò (khoáng sản).... tại khu vực... thuộc xã....huyện...tỉnh...

Đối với trường hợp trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò cần nêu rõ các nội dung sau:

- Diện tích đề nghị trả lại là: …………… (ha, km2)

- Diện tích khu vực tiếp tục thăm dò là: …………… (ha, km2).

Diện tích đề nghị trả lại và diện tích đề nghị tiếp tục thăm dò có tọa độ các điểm khép góc xác định trên bản đồ khu vực kèm theo.

Lý do đề nghị trả lại ………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………….

(Tên tổ chức, cá nhân) ……………… cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan.

 

 

Tổ chức, cá nhân làm đơn
(Ký tên, đóng dấu)

 

5. Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản

5.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định; nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng tại số: 37 Pasteur - phường 4 - thành phố Đà Lạt. Công chức tiếp nhận kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ và lập giấy biên nhận hồ sơ giao cho người nộp.

b) Bước 2: Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc Phòng quản lý Tài nguyên Khoáng sản có trách nhiệm thẩm định hồ sơ: Trường hợp văn bản, tài liệu theo đúng quy định thì tham mưu ban hành văn bản tiếp nhận hồ sơ;

Trường hợp nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì tham mưu hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần.

c) Bước 3: Thẩm định hồ sơ

Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra thực địa để xác định các vấn đề có liên quan như tọa độ, diện tích, khối lượng đã thực hiện, các nghĩa vụ đã thực hiện với Nhà nước, thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường, cơ sở hạ tầng.... trong khu vực chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản.

Trong thời gian không quá 30 ngày hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản.

d) Bước 4: Sau khi hoàn thành việc thẩm định hồ sơ và các tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản bổ sung, chỉnh sửa xong hồ sơ (nếu có), Phòng quản lý Tài nguyên Khoáng sản có trách nhiệm hoàn chỉnh và tham mưu cho lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét quyết định việc chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản.

Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định việc cho phép hoặc không cho phép chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản. Trong trường hợp không cho phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

đ) Bước 5: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản từ UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định.

Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Người nhận kết quả có trách nhiệm nộp lại giấy biên nhận hồ sơ và nộp lệ phí chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản theo quy định. Trường hợp nhận thay, người nhận thay phải có văn bản ủy quyền hoặc giấy giới thiệu của chủ đầu tư, chứng minh nhân dân (bản photo được chứng thực) của người được ủy quyền.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong giờ làm việc từ thứ hai đến sáng thứ bảy hàng tuần, trừ ngày nghỉ theo quy định.

5.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường.

5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản (theo mẫu);

- Hợp đồng chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản;

- Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản.

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực: các văn bản chứng minh việc tổ chức, cá nhân chuyển nhượng đã hoàn thành nghĩa vụ quy định tại các điểm b, c, d và e khoản 2 Điều 42; khoản 3 Điều 43 Luật khoáng sản năm 2010, gồm:

+ Thực hiện đúng Giấy phép thăm dò khoáng sản, đề án thăm dò khoáng sản đã được chấp thuận;

+ Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét, chấp thuận trong trường hợp thay đổi phương pháp thăm dò hoặc thay đổi khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% dự toán;

+ Bồi thường thiệt hại do hoạt động thăm dò gây ra;

+ Thu thập, lưu giữ thông tin về khoáng sản và báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản đã thực hiện được ít nhất 50% dự toán của đề án thăm dò khoáng sản.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản; quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam trong trường hợp tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng là doanh nghiệp nước ngoài.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

5.4. Thời gian giải quyết: 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trường hợp phải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan về các vấn đề liên quan; thời gian các tổ chức, cá nhân phải bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ không tính vào thời gian này).

5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản, thăm dò khoáng sản theo quy định của pháp luật.

5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan giải quyết: UBND tỉnh Lâm Đồng;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành có liên quan, UBND cấp huyện.

5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản của UBND tỉnh Lâm Đồng

5.8. Lệ phí: bằng 50% mức lệ phí khi cấp giấy phép thăm dò.

5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản theo quy định tại Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT .

5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Điều kiện 1: Theo Luật khoáng sản tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản nếu không có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản thì phải có hợp đồng với tổ chức đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1, điều 35 Luật Khoáng sản năm 2010 để tiếp tục thực hiện đề án thăm dò.

b) Điều kiện 2: Theo Nghị định số 15/2012/NĐ-CP của Chính phủ tính đến thời điểm chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân chuyển nhượng đã hoàn thành các nghĩa vụ, cụ thể:

- Thực hiện đúng Giấy phép thăm dò khoáng sản, đề án thăm dò khoáng sản đã được chấp thuận;

- Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét, chấp thuận trong trường hợp thay đổi phương pháp thăm dò hoặc thay đổi khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% dự toán;

- Bồi thường thiệt hại do hoạt động thăm dò gây ra;

- Thu thập, lưu giữ thông tin về khoáng sản và báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản đã thực hiện được ít nhất 50% dự toán của đề án thăm dò khoáng sản và quy định trong Giấy phép thăm dò khoáng sản.

- Tại thời điểm chuyển nhượng không có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ liên quan đến hoạt động thăm dò.

- Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng đã nộp đủ hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép thăm dò khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 90 ngày.

5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;

- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

- Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản;

- Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;

- Thông tư số 129/2011/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2011 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động Khoáng sản;

- Thông tư số 17/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về điều kiện của các tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

………., ngày... tháng... năm……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN THĂM DÒ KHOÁNG SẢN

Kính gửi:

Bộ Tài nguyên và Môi trường
(Ủy ban nhân dân tỉnh………….)

 

(Tên tổ chức, cá nhân) …………………………………………………………………………………

Trụ sở tại: ……………………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ……………………………… Fax: ………………………………………………………..

Đề nghị được chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản theo Giấy phép thăm dò số ………, ngày.... tháng.... năm ……. của.... Bộ Tài nguyên và Môi trường (UBND tỉnh...) cho phép hoạt động thăm dò (khoáng sản) …………… tại xã ............, huyện ……., tỉnh ………….

Thời hạn thăm dò ……. tháng (năm),

Tổ chức nhận chuyển nhượng: (Tên tổ chức, cá nhân) …………………………………………

Trụ sở tại: ………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………………… Fax: …………………………………………………….

Quyết định thành lập doanh nghiệp số...., ngày.... tháng... năm.... hoặc Đăng ký kinh doanh số... ngày... tháng... năm....

Giấy phép đầu tư số.... ngày.... tháng.... năm... của (Cơ quan cấp giấy phép đầu tư) …………. (nếu có)

Hợp đồng chuyển nhượng số ………….. ngày.... tháng.... năm …… và các văn bản khác liên quan.

Mục đích sử dụng khoáng sản: ……………………………………………………………………..

(Tên tổ chức, cá nhân) …………….. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan.

 

Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng
(Ký tên, đóng dấu)

Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng
(Ký tên, đóng dấu)

 

6. Phê duyệt trữ lượng khoáng sản

6.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định, nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng tại số: 37 Pasteur - phường 4 - thành phố Đà Lạt. Công chức tiếp nhận kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ và lập giấy biên nhận hồ sơ giao cho người nộp.

Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc Phòng quản lý Tài nguyên Khoáng sản có trách nhiệm thẩm định hồ sơ; trường hợp văn bản, tài liệu đúng quy định thì tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt trữ lượng nộp phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản theo quy định.

b) Bước 2: Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản tiếp nhận hồ sơ ngay sau khi tổ chức, cá nhân hoàn thành nghĩa vụ nộp phí thẩm định phê duyệt trữ lượng khoáng sản.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chỉ thực hiện một lần.

c) Bước 3: kiểm tra báo cáo trữ lượng khoáng sản:

Trong thời gian không quá 30 ngày, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ tài liệu báo cáo; phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra thực địa khu vực thăm dò khoáng sản, mẫu lõi khoan, hào, giếng trong trường hợp xét thấy cần thiết

Gửi văn bản kèm báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và các chuyên gia thuộc các lĩnh vực chuyên sâu để lấy ý kiến về các nội dung có liên quan trong báo cáo thăm dò khoáng sản. Thời gian trả lời của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và các chuyên gia không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường.

d) Bước 4: Tổng hợp ý kiến của các cơ quan chức năng và các chuyên gia; tổng hợp hồ sơ, tài liệu và kết quả thẩm định báo cáo thăm dò khoáng sản, trình UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, quyết định.

Trường hợp báo cáo không đạt yêu cầu theo ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và các chuyên gia thuộc các lĩnh vực chuyên sâu để trình UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản thông báo nêu rõ lý do để tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo, kèm theo ý kiến nhận xét bằng văn bản của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và các chuyên gia.

Thời gian tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt trữ lượng bổ sung, hoàn thiện báo cáo thăm dò khoáng sản không tính vào thời gian thẩm định báo cáo.

đ) Bước 5: Trong thời gian không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thăm dò đã bổ sung, hoàn chỉnh của tổ chức, cá nhân. Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt trữ lượng khoáng sản;

Trong trường hợp cần thiết, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định thành lập Hội đồng tư vấn kỹ thuật để thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản trước khi trình phê duyệt trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép (có biên bản họp sau khi kết thúc phiên họp thẩm định của Hội đồng tư vấn kỹ thuật):

+ Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa báo cáo thăm dò khoáng sản theo ý kiến của phiên họp thẩm định của Hội đồng tư vấn kỹ thuật, Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản nêu rõ nội dung cần bổ sung, hoàn thiện kèm theo biên bản họp của Hội đồng tư vấn kỹ thuật.

+ Khi nhận được báo cáo kết quả thăm dò đã bổ sung, hoàn chỉnh của tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt trữ lượng, Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra trình phê duyệt trữ lượng theo thẩm quyền.

- Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình phê duyệt trữ lượng khoáng sản của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản.

e) Bước 6: Trả kết quả hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản:

Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt trữ lượng đến nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan.

Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Người nhận kết quả có trách nhiệm nộp lại giấy biên nhận hồ sơ và chứng từ thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan theo quy định. Trường hợp nhận thay, người nhận thay phải có văn bản ủy quyền hoặc giấy giới thiệu của chủ đầu tư, chứng minh nhân dân (bản photo được chứng thực) của người được ủy quyền.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong giờ làm việc từ thứ hai đến sáng thứ bảy hàng tuần, trừ ngày nghỉ theo quy định.

6.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường.

6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản (theo mẫu);

- Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản (theo mẫu);

- Các phụ lục, bản vẽ và tài liệu nguyên thủy có liên quan;

- Phụ lục luận giải chỉ tiêu tạm thời tính trữ lượng khoáng sản; biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng công trình thăm dò khoáng sản đã thi công của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản;

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực: Đề án thăm dò khoáng sản đã được thẩm định và Giấy phép thăm dò khoáng sản;

- Dữ liệu của các tài liệu đã nộp được ghi trên đĩa CD.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

6.4. Thời gian giải quyết: 180 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (thời gian tổ chức, cá nhân đang bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo trữ lượng khoáng sản không tính vào thời gian này).

6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản.

6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan giải quyết: UBND tỉnh Lâm Đồng.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành có liên quan, UBND cấp huyện.

6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản của UBND tỉnh Lâm Đồng.

6.8. Lệ phí thẩm định:

Stt

Tổng chi phí thăm dò địa chất

Mức thu

1

Đến 200.000.000 đồng

4.000.000 đồng

2

Trên 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng

2%

3

Trên 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng

1%

4

Trên 1.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng

10.000.000 đồng + (0,5% x phần vượt trên 1 tỷ đồng)

5

Trên 10.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng

55.000.000 đồng + (0,3% x phần vượt trên 10 tỷ đồng)

6

Trên 20.000.000.000 đồng

85.000.000 đồng + (0,2% x phần vượt trên 20 tỷ đồng)

6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: theo Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT:

- Đơn đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản;

- Mẫu báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản.

6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Không

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;

- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 9 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

- Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản;

- Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản;

- Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;

- Thông tư số 129/2011/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2011 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động Khoáng sản;

- Thông tư số 17/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về điều kiện của các tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản;

- Quyết định số 27/2005/QĐ-BTC ngày 13 tháng 5 năm 2005 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập
- Tự do - Hạnh phúc
--------------

…….., ngày... tháng... năm...

ĐƠN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT TRỮ LƯỢNG KHOÁNG SẢN

Kính gửi:

Bộ Tài nguyên và Môi trường
(Ủy ban nhân dân tỉnh………..)

 

(Tên tổ chức, cá nhân) ……………………………………………………………………………….

Trụ sở tại: ………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………… Fax: ………………………………………………….

Đã hoàn thành công tác thi công các công trình thăm dò   theo Giấy phép thăm dò khoáng sản số ……. ngày.... tháng……. năm…….. của (Bộ Tài nguyên và Môi truờng hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

(Tên tổ chức, cá nhân) …………… đã thành lập báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản (tên báo cáo) …………….

(Tên tổ chức, cá nhân) ……….. xin chịu trách nhiệm trước (Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia/Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) ……… về tính trung thực, chính xác của các tài liệu nguyên thủy trong nội dung báo cáo.

(Tên tổ chức, cá nhân) ………. kính đề nghị (Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia/Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) ………. thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản./.

 

 

Tổ chức, cá nhân làm đơn
(Ký tên, đóng dấu)

 

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP
THĂM DÒ KHOÁNG SẢN
-----------------------

 

 

 

Tác giả:………..

Chủ biên:………

 

 

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN

(tên khoáng sản)..., tại xã..., huyện..., tỉnh...

 

THUYẾT MINH

(Trữ lượng tính đến ngày...tháng...năm...)

 

 

 

 

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP THĂM DÒ KHOÁNG SẢN
(Chức danh)

 

 

 

 

ĐƠN VỊ TƯ VẤN
(Chức danh)

Ký, đóng dấu
(
Họ và tên)

, đóng dấu
(Họ và tên)

 

 

 

 

 

 

 

Địa danh, tháng…….năm……

 

 

 

 

NỘI DUNG BÁO CÁO KẾT QUẢ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN

MỞ ĐẦU

- Cơ sở pháp lý của tổ chức, cá nhân thành lập báo cáo;

- Mục tiêu và nhiệm vụ của công tác thăm dò, thời gian thực hiện;

- Khối lượng công trình chính đã hoàn thành, trữ lượng đạt được và đánh giá kết quả thăm dò.

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT VỀ KHU THĂM DÒ

- Vị trí hành chính và địa lý của mỏ, ranh giới và diện tích thăm dò;

- Khái quát về địa hình, khí hậu, mạng lưới sông suối, tình hình dân cư, kinh tế, văn hóa. Điều kiện giao thông vận tải, cơ sở công nghiệp.

- Khái quát công tác nghiên cứu địa chất khu vực, lịch sử phát hiện, công tác điều tra, tìm kiếm và thăm dò đã tiến hành trước đây và hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản (nếu có).

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA CHẤT MỎ

- Khái quát về vị trí mỏ trong cấu trúc địa chất chung của vùng;

- Cấu tạo địa chất mỏ: khái quát về địa tầng, magma, kiến tạo và các yếu tố khống chế các thân quặng.

- Đặc điểm cấu tạo các thân khoáng: Số lượng, vị trí phân bố các thân khoáng. Mối liên kết của các thân khoáng theo đường phương và hướng cắm.

- Khái quát đặc điểm cấu tạo từng thân khoáng: Hình dáng, chiều dày, kích thước theo đường phương, hướng dốc, thế nằm, đặc điểm vót nhọn. Trình bày đặc điểm biến đổi các thông số của thân khoáng trong không gian, sự phân bố các thành phần có ích chính, đi kèm, các tạp chất có hại, quy luật phân bố các khoảnh giàu, nghèo quặng. Thành phần và đặc điểm phân bố các lớp kẹp không chứa quặng hoặc quặng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng, tỷ lệ của chúng trong thân khoáng. Đặc điểm phong hóa, sự biến đổi nguyên sinh và thứ sinh của khoáng sản và đá vây quanh.

Ở những mỏ có biểu hiện karst ngầm hoặc lộ trên mặt phải lý giải các phương pháp xác định mức độ karst.

Đối với các mỏ sa khoáng tiến hành mô tả đặc điểm địa mạo (cổ địa lý) tích tụ sa khoáng, điều kiện thế nằm của sa khoáng, đặc điểm hình dáng, kích thước, cấu tạo và thành phần của vỉa sản phẩm, thành phần và chiều dày lớp phủ, cấu tạo địa chất đáy sa khoáng, hàm lượng các thành phần có ích chính trong cát quặng, trong lớp phủ và trong đá lót đáy; hình dáng, kích thước, mức độ mài tròn các khoáng vật có ích, hàm lượng các thành phần chứa trong khoáng vật (đối với vàng: tuổi vàng). Thành phần cấp hạt, độ chứa sét, chứa đá tảng, sũng nước v.v...

Đối với các mỏ than cần thống kê số lượng vỉa đã phát hiện có thể khai thác, không khai thác. Các vỉa có thể khai thác mô tả chi tiết vị trí, chiều sâu, đặc tính đất đá vách, trụ vỉa than, các dấu hiệu để nổi vỉa. Diện phân bố chung và phân bố công nghiệp của vỉa; số công trình bắt vỉa...Đối với các vỉa đang khai thác cần chỉ dẫn diện tích và độ sâu khai thác, chiều dày, cấu tạo vỉa; so sánh kết quả khai thác với thăm dò.

CHƯƠNG 3

CÔNG TÁC THĂM DÒ ĐỊA CHẤT VÀ CÁC VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Công tác trắc địa:

a) Nhiệm vụ, khối lượng, thiết bị đo vẽ

- Mục đích, nhiệm vụ công tác trắc địa;

- Khối lượng công tác thực hiện so với đề án;

b) Công tác kỹ thuật

- Tài liệu đã có và mức độ sử dụng: Lưới khống chế, cấp hạng; bản đồ địa hình, tỷ lệ; thống kê tọa độ công trình...

- Thành lập lưới khống chế mặt phẳng và độ cao: Nêu từng loại lưới tam giác, giải tích, đa giác, hành trình thủy chuẩn các cấp: Đồ hình, số điểm, số lưới thành lập; thiết bị đo, độ chính xác; phương pháp đo, số vòng đo; ghi chép; phương pháp tính toán, bình sai, các số hiệu chỉnh, số liệu sau bình sai, kết quả đo tọa độ, độ cao sau bình sai...

- Thành lập bản đồ địa hình: Lưới đo vẽ địa hình; đường chuyền kinh vỹ, đồ hình; tổng số lưới, số điểm mới; thiết bị đo, độ chính xác; bảng tính toán bình sai thể hiện số liệu đo, số hiệu chính, tọa độ độ cao các điểm. Diện tích đo vẽ tỷ lệ bản đồ, khoảng chênh đường đồng mức; phương pháp đo điểm chi tiết địa hình địa vật, ghi chép nhật ký đo, khoảng cách trạm đo đến điểm đo, mật độ trung bình điểm chi tiết trên dm2; phương pháp triển điểm chi tiết địa hình địa vật, vẽ đường đẳng cao; công tác kiểm tra đối chiếu thực địa, phương pháp và kết quả kiểm tra so sánh.

- Công tác trắc địa công trình: Phương pháp xác định vị trí công trình từ thiết kế ra thực địa, cấp hạng các điểm trạm đo, số lượng công trình; phương pháp xác định tọa độ, độ cao các công trình thăm dò, thiết bị đo, phương pháp đo, ghi chép, cấp hạng các điểm trạm đo và khối lượng; phương pháp xác định tọa độ độ cao các tuyến thăm dò, điểm trên tuyến... So sánh độ cao công trình địa chất đã đo với độ cao trên bản đồ địa hình, lập bảng thống kê.

c) Công tác kiểm tra nghiệm thu:

- Công tác kiểm tra nghiệm thu của đơn vị thực hiện công tác trắc địa và của tổ chức cá nhân được cấp phép thăm dò bao gồm cả công tác thực địa và văn phòng.

- Kết luận về mức độ chính xác và khả năng sử dụng tài liệu trắc địa phục vụ công tác tính trữ lượng,

d) Các phụ lục kèm theo:

+ Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cấp tọa độ, độ cao các điểm trắc địa khởi tính, bản đồ gốc do cơ quan có thẩm quyền ban hành;

+ Bảng thống kê tọa độ, độ cao các điểm tam giác, giải tích, đa giác, đường chuyền các loại mới thành lập;

+ Bảng tính toán bình sai lưới tam giác, giải tích, đường chuyền, hành trình tủy chuẩn các cấp, bảng thống kê tọa độ, độ cao sau bình sai;

+ Bảng thống kê tọa độ, độ cao công trình thăm dò địa chất;

+ Bản đồ địa hình;

+ Sơ đồ lưới khống chế mặt phẳng và độ cao; sơ đồ lưới đo vẽ

+ Mặt cắt địa hình (nếu có);

+ Các nhật ký đo đạc thực địa;

+ Biên bản nghiệm thu.

2. Công tác thăm dò địa chất:

- Cơ sở phân chia nhóm mỏ trên cơ sở đặc điểm cấu tạo địa chất mỏ, kết quả nghiên cứu thống kê và địa thống kê một số thông số đặc trưng thân quặng như hệ số biến đổi chiều dày, hàm lượng, tính dị hướng, bán kính ảnh hưởng....

- Mạng lưới công trình thăm dò đã được áp dụng cho từng cấp trữ lượng, cách thức bố công trình thăm dò;

- Tóm tắt các phương pháp thăm dò đã tiến hành, kết quả đạt được, những tồn tại của từng phương pháp.

+ Công tác địa vật lý: Nhiệm vụ, khối lượng, phương pháp tiến hành và kết quả đạt được, đánh giá hiệu quả từng phương pháp. Đối với than nêu rõ cơ sở lựa chọn phương pháp đo, ghi, và biểu diễn biểu đồ karota; phương pháp phân tích tài liệu và xác định chiều dày, vách, trụ các vỉa than theo karota; so sánh kết quả đo karota và khoan; mức độ sử dụng kết quả karota để tính trữ lượng.

+ Công tác đo vẽ địa chất: Mục đích, nhiệm vụ, phương pháp và khối lượng công tác đo vẽ địa chất và kết quả đạt đuợc phục vụ công tác thăm dò.

+ Công trình khai đào: Mục đích, nhiệm vụ và cơ sở bố trí công trình khai đào; khối lượng và đánh giá hiệu quả, kết quả từng loại hình công trình.

+ Công tác khoan: Mục đích, nhiệm vụ và bố trí mạng lưới công trình khoan; thiết bị và công nghệ khoan, kết cấu và độ sâu các lỗ khoan; số lượng và khối lượng khoan, trạng thái lỗ khoan; tỷ lệ thu hồi mẫu lõi khoan theo chiều dài, trọng lượng hoặc thể tích. Đánh giá hiệu quả công trình khoan lấy mẫu phục vụ công tác nghiên cứu địa chất và tính trữ lượng.

+ Công tác lấy, gia công và phân tích mẫu: Mục đích, nhiệm vụ và luận giải về các phương pháp lấy mẫu đã áp dụng: chủng loại, số lượng, kích thước, khoảng cách giữa các mẫu, sơ đồ gia công, phương pháp phân tích, số lượng mẫu kiểm tra; kết quả kiểm tra, đánh giá sai số và khả năng sử dụng số liệu phân tích trong việc tính trữ lượng khoáng sản.

Đánh giá chất lượng thi công, độ tin cậy của các tài liệu thu được từ các công trình thăm dò và phân tích mẫu.

3. Các vấn đề về bảo vệ môi trường

Ảnh hưởng của công tác thăm dò đến môi trường xung quanh được phản ánh thông qua mức độ biến đổi cảnh quan thiên nhiên trong vùng, sự thay đổi chế độ nước mặt, nước ngầm, sự nhiễm bẩn bầu khí quyển, thủy quyển và giảm độ phì nhiêu của đất trồng và các ảnh hưởng tiêu cực khác.

Các giải pháp làm giảm thiểu tác động môi trường đã được thực hiện.

CHƯƠNG 4

ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG VÀ TÍNH CHẤT CÔNG NGHỆ CỦA KHOÁNG SẢN

1. Đặc điểm chất lượng khoáng sản

- Phân chia các loại, kiểu quặng tự nhiên và công nghiệp;

- Thành phần khoáng vật quặng chính, đi kèm và phi quặng của các loại quặng, thân quặng và toàn mỏ.

- Các tính chất về cơ lý, cấu tạo, kiến trúc và các đặc điểm khác. Quy luật phân bố các loại, kiểu quặng tự nhiên, quặng công nghiệp và tỷ lệ của chúng trong phạm vi mỏ (khoảnh mỏ) và trong từng thân khoáng. Sự biến đổi thành phần và tính chất cơ lý của quặng trong đới phong hóa (oxy hóa), độ sâu phát triển của đới này. Các tiêu chuẩn phân chia theo mức độ oxy hóa

- Thành phần hóa: Sự biến đổi thành phần chính theo mẫu đơn, theo khối tính trữ lượng của các loại quặng, thân quặng và toàn mỏ; hàm lượng các nguyên tố, thành phần có ích chính và tạp chất có hại. Xác định mối tương quan giữa các thành phần có ích chính và đi kèm. Đánh giá khả năng khai thác lựa chọn và chế biến các loại, kiểu quặng công nghiệp, các thành phần chính và đi kèm.

Đối với than, cần thống kê và đánh giá số lượng, chất lượng công tác lấy, phân tích mẫu. Đánh giá trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý, thành phần thạch học, độ dẻo của than theo từng vỉa than; phương pháp tính và xác định độ tro trung bình, độ tro hàng hóa; thành phần tro, độ nóng chảy, sức bền chịu nhiệt, thành phần lưu huỳnh đối với than giàu lưu huỳnh... Tính chất cơ lý của than: Tỷ trọng, độ kiên cố, chịu nhiệt, độ bền cơ học (riêng cho từng loại ôxy hóa và chưa ôxy hóa). Đối với vỉa phức tạp cần nêu độ bền cơ học, độ ướt rã của đá kẹp; mức độ thay đổi thành phần và tính chất của than khi để ngoài trời; đánh giá sự có mặt các khoáng sản có ích trong lớp phủ, đá vây quanh cũng như các nguyên tố S, Ge, Ga... Kiến nghị về phương pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên than đã thăm dò; điều kiện kỹ thuật và yêu cầu chất lượng đối với tro và chất thải của xưởng tuyển than và diệp thạch cháy để sản xuất gạch và xi măng...

2. Tính chất công nghệ của quặng

- Phương pháp lấy mẫu và nghiên cứu thí nghiệm tính chất công nghệ của quặng. Tính đại diện của mẫu về khối lượng, vị trí không gian, thành phần vật chất, hàm lượng các thành phần có ích chính, đi kèm và các chỉ tiêu khác đối với thân khoáng sản, toàn mỏ.

- Kết quả nghiên cứu tính chất công nghệ của khoáng sản quy mô phòng thí nghiệm, phòng thí nghiệm mở rộng, bán công nghiệp v..v.

- Các tổ chức thực hiện chương trình nghiên cứu và kết quả đạt được.

- Kết luận về tính chất công nghệ, khả năng làm giàu, chế biến và sử dụng trong công nghiệp.

- Đánh giá mức độ sử dụng kết quả nghiên cứu mẫu công nghệ để thiết kế sơ đồ công nghệ chế biến thu hồi tổng hợp các thành phần có ích. So sánh các thông số kinh tế - kỹ thuật thu được với các chỉ tiêu của xí nghiệp chế biến nguyên liệu khoáng có thành phần tương tự ở trong nước và ở nước ngoài.

CHƯƠNG 5

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN, ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT KHAI THÁC MỎ

Nội dung, khối lượng, phương pháp các công tác nghiên cứu địa chất thủy văn (ĐCTV) và địa chất công trình (ĐCCT) đã tiến hành. Lập luận về tính hợp lý và kết quả đã đạt được của công tác nghiên cứu. Đánh giá mức độ hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra, độ tin cậy của các thông số nghiên cứu thu được phục vụ thiết kế khai thác mỏ.

1. Đặc điểm địa chất thủy văn

a. Đặc điểm nước mặt

- Mạng lưới sông suối, chiều dài, rộng và sâu của các dòng sông suối. Độ dốc lòng sông, mức độ uốn khúc, đặc điểm phù sa...

- Độ cao mực nước sông suối, lưu lượng nước vào mùa khô, mùa mưa, sự biến đổi hàng tháng.

- Chế độ lũ lụt và diện tích bị ngập nước. Đặc điểm các dòng chảy tạm thời như ao, hồ, đầm lầy v.v... và sự ảnh hưởng của chúng đối với khai thác mỏ.

b. Đặc điểm nước ngầm

- Phân chia phức hệ địa chất thủy văn, mô tả các đơn vị chứa nước theo thứ tự tuổi địa tầng từ trẻ đến già. Diện tích phân bố, thành phần thạch học, khoáng vật của đá, thành phần hạt, tính phân lớp, độ nứt nẻ, mức độ karst hóa, vật chất đầm lầy, hang hốc karst và khe nứt, sản trạng và chiều dày của lớp.

- Tính chất vật lý và tính thấm nước của đá chứa nước, độ phong phú của nước. Tính chất thủy lực (không áp, có áp). Chiều sâu mực nước ngầm (hay mực áp lực) và động thái của chúng. Mức độ chênh lệch của mực nước (mực áp lực) so với gốc xâm thực địa phương và so với mức sâu nhất dự kiến khai thác. Sự liên hệ thủy lực giữa các tầng chứa nước và giữa nước mặt và nước ngầm.

- Đặc tính ĐCTV của đới phong hóa, của đới phá hủy kiến tạo và các đứt gãy lớn cắt qua các thân khoáng.

- Đặc điểm các tầng (lớp) cách nước.

- Đánh giá các nguồn nước và dự tính lượng nước có thể chảy vào mỏ. Khi tính toán phải căn cứ vào đặc điểm nguồn nước và dựa vào các mặt cắt ĐCTV để chọn sơ đồ, phương pháp và công thức tính phù hợp. Khi trong vùng nghiên cứu có mỏ đã hoặc đang khai thác có điều kiện ĐCTV tương tự với mỏ thăm dò thì nhất thiết phải sử dụng các số liệu thực tế về lượng nước chảy vào mỏ để đánh giá điều kiện ĐCTV của mỏ thăm dò. So sánh kết quả tính toán với số liệu thực tế để tìm hiểu nguyên nhân khắc phục. Đánh giá mức độ tin cậy của các số liệu tính toán.

- Dự đoán khả năng nước chảy vào mỏ khi hoạt động khai thác tiến đến gần sông, hồ, các công trình chứa nước hoặc các giếng khai thác cũ chứa nước. Khả năng bục nước chảy vào mỏ, biện pháp xử lý.

- Đánh giá các nguồn cung cấp nước sinh hoạt và nước kỹ thuật.

- Xác định số lượng và chất lượng của nguồn nước mặt và nước ngầm. Tính chất vật lý và thành phần hóa học của nước. Hàm lượng chất độc hại và lượng vi trùng trong nước. Đánh giá tính chất ăn mòn của nước đối với bê tông và kim loại. Khả năng sử dụng nước tháo khô mỏ vào mục đích cấp nước sinh hoạt. Điều kiện bảo vệ vệ sinh các nguồn nước cấp cho ăn uống.

2. Đặc điểm địa chất công trình

Khái quát về sự phân bố các loại đất đá theo diện và theo chiều sâu trong phạm vi thăm dò. Mô tả các loại đất đá theo thứ tự từ trên xuống dưới. Trạng thái đất đá khi còn tươi và khi đã bị phong hóa. Tính chất cơ lý của đất, đá nửa cứng, đá cứng, đặc biệt ở trụ và vách, quặng. Tính chất cơ lý của đất đá trong đới phá hủy, đới phong hóa. Phương pháp nghiên cứu thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý, đánh giá mức độ tin cậy của các kết quả thu được. So sánh các kết quả thí nghiệm trong phòng và ngoài trời (nếu có). Đối chiếu các số liệu thí nghiệm với số liệu của mỏ đã hoặc đang khai thác có điều kiện ĐCCT tương tự.

Các hiện tượng địa chất tự nhiên và địa chất công trình.

Diện phân bố, quy mô và giai đoạn phát triển, điều kiện và nguyên nhân phát sinh (trượt lở, mương xói, karst, xói ngầm, bùng nền...). Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển các hiện tượng. Mức độ nguy hại của chúng đối với xây dựng và khai thác mỏ. Biện pháp ngăn ngừa và xử lý.

3. Điều kiện kỹ thuật khai thác mỏ

- Khái quát cơ sở hạ tầng khu mỏ, mô tả các điều kiện địa chất - khai thác của mỏ ảnh hưởng tới phương pháp, công nghệ khai thác mỏ (địa hình, chiều dày và đặc điểm thạch học của trầm tích phủ, mức độ phức tạp về cấu tạo thân khoáng, chiều dày và sự biến đổi của chúng).

- Đối với mỏ dự kiến khai thác lộ thiên cần có các số liệu về tính chất, thành phần và chiều dày của đất đá phủ. Đặc điểm phong hóa, thành phần thạch học, đặc điểm phân lớp, hướng cắm và góc dốc của vỉa... làm căn cứ để tính toán xác định hệ số bóc trung bình, tối đa, góc dốc bờ tầng, bờ moong khai trường.

- Đối với mỏ dự kiến khai thác hầm lò, mô tả các tính chất cơ lý của đá vách, đá trụ và thân khoáng cũng như đất đá trong đới mềm yếu (đới phong hóa, karst, đới dập vỡ kiến tạo v.v...) cho phép tính toán, xác định áp lực đá lên nóc, đáy và hông lò và lên thành giếng mỏ. Các yếu tố khác làm phức tạp hóa trong quá trình khai thác như: mức độ karst, cát chảy, bục nước, khí độc hại, mức độ chứa phóng xạ của quặng và đất đá vây quanh, sự có mặt của các hợp chất độc hại, mức độ độc hại của bụi khi tiến hành công tác khai thác và các yếu tố khác ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

- Phạm vi diện tích không chứa khoáng sản cho phép bố trí các hạng mục công trình sản xuất và sinh hoạt cũng như sử dụng làm bãi thải.

CHƯƠNG 6

CÔNG TÁC TÍNH TRỮ LƯỢNG

- Chỉ tiêu dùng để tính trữ lượng theo Phụ lục báo cáo luận giải chỉ tiêu tạm thời tính trữ lượng khoáng sản;

- Luận giải về tính hợp lý của phương pháp tính trữ lượng được áp dụng;

- Nguyên tắc, cách thức khoanh nối thân khoáng tính trữ lượng;

- Phân khối và xếp cấp trữ lượng.

- Xác định các thông số tính trữ lượng.

- Kết quả tính trữ lượng khoáng sản chính, khoáng sản và thành phần có ích đi kèm (nếu có); khối lượng đất bốc, đá kẹp..

Trong trường hợp sử dụng phần mềm chuyên dùng để tính trữ lượng, cần phải mô tả phương pháp, quy trình tính toán đảm bảo khả năng xem xét, kiểm tra và hiệu chỉnh các cơ sở dữ liệu (database) như: tọa độ công trình thăm dò, hành trình lỗ khoan, các trường địa chất, vị trí và kết quả lấy mẫu. Kết quả xác lập mô hình hóa thân khoáng, các đặc trưng về tính dị hướng, biểu đồ variogram, xác định kích thước các vi khối tính trữ lượng và các thông số liên quan (chiều dày, hàm lượng, diện tích của chúng). Quá trình và kết quả tính toán phải trình bày sao cho dễ theo dõi và thẩm định tại Hội đồng.

Đối với than, luận giải thêm về ranh giới tính, cơ sở lập luận về ranh giới tính; sự phân chia khu thăm dò cho khai thác lộ thiên, hầm lò; ranh giới kỹ thuật an toàn cơ sở tính toán xác định. Đối với mỏ đang khai thác phải thống kê trữ lượng than khấu trừ.

CHƯƠNG 7

HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THĂM DÒ

- Chi phí chung cho công tác thăm dò, trong đó những hạng mục công việc chính được trình bày chi tiết;

- Giá thành thăm dò một tấn (một đơn vị tính) trữ lượng 121 và 122.

- Phân tích tính đúng đắn của các phương pháp công tác đã được áp dụng và những đề nghị để nâng cao hiệu quả thăm dò.

KẾT LUẬN

- Trình bày tóm tắt những nội dung công việc chính đã hoàn thành;

- Kết quả chính báo cáo thăm dò đã đạt được;

- Kết quả tính trữ lượng;

- Công tác nghiên cứu chất lượng và tính chất công nghệ của quặng;

- Điều kiện ĐCTV - ĐCCT.

- Đánh giá triển vọng chung của mỏ và kiến nghị công tác nghiên cứu tiếp theo.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Liệt kê các tài liệu đã xuất bản, các nguồn lưu trữ và các nguồn khác đã được sử dụng khi thành lập báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản trình Hội đồng ĐGTLKSQG. Nêu tên tài liệu, tác giả, năm và nơi xuất bản (thành lập).

PHỤ LỤC BÁO CÁO

1. Báo cáo luận giải chỉ tiêu tạm thời tính trữ lượng khoáng sản

- Khái quát về mỏ và khu vực thăm dò khoáng sản;

- Đặc điểm cấu tạo địa chất mỏ;

- Công tác thăm dò đã tiến hành;

- Cơ sở lựa chọn các thông số chỉ tiêu tạm thời tính trữ lượng khoáng sản xác định trên cơ sở các số liệu về địa chất mỏ, thành phần vật chất và tính chất công nghệ của quặng, điều kiện kỹ thuật khai thác mỏ thu thập được trong quá trình thăm dò; các tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn ngành, các yêu cầu công nghiệp và các chỉ tiêu tạm thời tính trữ lượng áp dụng cho các mỏ có cấu tạo địa chất, thành phần vật chất và điều kiện khai thác tương tự đang khai thác hoặc đã thăm dò trong vùng. Các thông số cần luận giải trong báo cáo:

a) Chỉ tiêu về chất lượng khoáng sản:

- Hàm lượng biên các thành phần có ích (hoặc quy đổi về hàm lượng của một thành phần có ích chính quy ước đối với mỏ tổng hợp). Hàm lượng biên của các thành phần có ích quy định cho mẫu đơn khi ranh giới thân khoáng không rõ ràng;

- Hàm lượng công nghiệp tối thiểu thành phần có ích (hoặc quy đổi về hàm lượng của một thành phần có ích chính quy ước đối với mỏ tổng hợp). Hàm lượng công nghiệp tối thiểu quy định cho các khối tính trữ lượng khoáng sản. Trường hợp đặc biệt có thể quy định cho nhóm khối trữ lượng hoặc toàn mỏ;

- Hàm lượng tối đa đối với thành phần có hại. Chỉ tiêu này quy định cho mẫu đơn và khối tính trữ lượng hoặc toàn mỏ;

- Hệ số chứa quặng tối thiểu trong khối tính trữ lượng. Chỉ tiêu này áp dụng cho các mỏ có sự phân bố khoáng sản có ích không liên tục hoặc dạng ổ, khi trữ lượng đạt chỉ tiêu không thể khoanh nối riêng trên cơ sở các tiêu chuẩn địa chất hoặc điều kiện kinh tế kỹ thuật và việc tính trữ lượng phải thực hiện bằng phương pháp xác suất trong phạm vi đới quặng (vỉa quặng, thân quặng);

b) Chỉ tiêu về chiều dày tính trữ lượng:

- Chiều dày tối thiểu thân khoáng (vỉa, thân, mạch quặng, hoặc tích mét phần trăm tối thiểu (hoặc gam.met tối thiểu);

- Chiều dày tối đa cho phép của lớp đá hoặc quặng không đạt chỉ tiêu nằm bên trong thân khoáng được khoanh vào ranh giới tính trữ lượng;

- Chiều sâu tối đa tính trữ lượng, chiều dày giới hạn của đá phủ hoặc hệ số bóc đất tối đa.

Ngoài các nội dung trên, tùy thuộc vào đặc điểm cấu tạo địa chất, điều kiện kỹ thuật khai thác mỏ, loại khoáng sản, thành phần vật chất khoáng sản, lĩnh vực sử dụng và yêu cầu công nghiệp cần bổ sung thêm các quy định vào chỉ tiêu cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

Kết quả tính trữ lượng theo các phương án hàm lượng đã lựa chọn; so sánh và đề xuất chỉ tiêu tạm thời tính trữ lượng tối ưu cho mỏ.

2. Phụ lục bảng tính:

a) Các phụ lục thống kê:

Bảng thống kê các công trình khai đào và lỗ khoan đã thi công; công trình khai đào và khoan không sử dụng để tính trữ lượng, nguyên nhân; bảng thống kê tọa độ và độ cao các lỗ khoan và công trình khai đào, các điểm cắt của các công trình thăm dò tại vách và trụ thân khoáng. Bảng thống kê chất lượng khoan và khai đào (tỷ lệ mẫu lõi khoan, kết quả kiểm tra khoan bằng công trình khai đào, số liệu đo độ cong lỗ khoan). Trong trường hợp sử dụng phương pháp thăm dò và lấy mẫu địa vật lý cũng cần lập các bảng thống kê kết quả đo. Bảng thống kê kết quả phân tích các loại (hóa, khoáng vật, cơ lý, các phân tích khác). Bảng thống kê và tính toán ĐCTV, ĐCCT, khí tượng thủy văn.

b) Các phụ lục bảng tính:

Thứ tự các bảng phải phù hợp với trình tự tính toán các thông số trữ lượng và phải gồm đầy đủ số liệu gốc và số liệu trung gian. Tùy theo phương pháp tính trữ lượng đã được áp dụng mà thành lập các bảng tính thích hợp; thông thường cần có các bảng tính sau:

- Bảng tính toán sai số phân tích mẫu các loại;

- Bảng tính thông số trung bình chiều dày, hàm lượng và các thông số khác theo công trình, theo khối và theo thân khoáng.

- Bảng thống kê kết quả đo diện tích.

- Bảng tính trữ lượng theo khối, thân quặng, theo loại quặng tự nhiên hoặc công nghiệp (khoáng sản chính, thành phần có ích đi kèm).

- Bảng tổng hợp trữ lượng.

3. Các bản vẽ kèm theo báo cáo

Các bản vẽ phải thành lập với số lượng ít nhất nhưng đảm bảo đưa vào đầy đủ nhất các tài liệu, thông tin, số liệu thăm dò và thể hiện rõ cấu trúc, hình dáng, kích thước và thế nằm của thân khoáng, đặc điểm địa chất, ĐCTV và ĐCCT của mỏ.

Bản vẽ phải thành lập rõ ràng, chính xác, đảm bảo tính thống nhất.

Dưới đây là các bản vẽ chủ yếu trong một báo cáo:

- Bản đồ vị trí giao thông khu mỏ tỷ lệ 1:100.000 - 1:200.000 (có thể đưa vào tập thuyết minh);

- Bản đồ địa chất khu vực tỷ lệ 1:10.000 - 1:50.000 kèm theo cột địa tầng và mặt cắt qua mỏ;

- Bản đồ địa chất (hoặc địa chất - địa vật lý) mỏ tỷ lệ 1:1000 - 1:10.000 (đối với các mỏ sa khoáng là bản đồ trầm tích đệ tứ, bản đồ địa mạo tỷ lệ 1:1000 - 1:10.000) kèm theo mặt cắt địa chất;

- Mặt cắt địa chất theo các tuyến thăm dò có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ bản đồ địa chất;

- Bình đồ địa chất, bình đồ lấy mẫu theo tầng (trong trường hợp các công trình thăm dò bố trí theo tầng);

- Các bình đồ đồng đẳng vách trụ vỉa (thân khoáng). Bình đồ đồng đẳng hàm lượng thành phần có ích chính, đi kèm, tạp chất có hại. Bình đồ đồng đẳng chiều dày vỉa (thân khoáng), chiều dày đất phủ. Các bình đồ này có tỷ lệ tương ứng với bản đồ địa chất mỏ;

- Biểu đồ nghiên cứu địa vật lý mỏ, bình đồ đo vẽ địa vật lý chi tiết kèm theo vị trí các tuyến; các kết quả xử lý các dị thường đã phát hiện. Bình đồ tổng hợp các dị thường địa vật lý, tỷ lệ 1:2.000 - 1:10.000 dựa theo số liệu nghiên cứu, địa vật lý tổng hợp và ranh giới thân khoáng. Các mặt cắt địa vật lý - địa chất. Các giản đồ karota lỗ khoan;

- Các bình đồ, hình chiếu dọc và mặt cắt tính trữ lượng. Trên các bản vẽ tính trữ lượng phải thể hiện ranh giới các khối tính. Đối với từng khối phải ghi số hiệu và cấp trữ lượng. Con số trữ lượng, hàm lượng trung bình và trữ lượng các khoáng sản có ích chính và đi kèm hoặc các chỉ tiêu về chất lượng trung bình khác được quy định trong chỉ tiêu. Tại các mỏ đang khai thác, trên các bản vẽ này phải đưa ranh giới trữ lượng tính theo số liệu trắc địa mỏ;

- Các thiết độ lỗ khoan và công trình thăm dò tỷ lệ 1:50 - 1:1000 (có thể đóng thành tập)

- Bản đồ địa chất thủy văn khu vực tỷ lệ 1:10.000 - 1:50.000 (khi trong báo cáo có phần ĐCTV khu vực); bản đồ tài liệu thực tế ĐCTV, ĐCCT tỷ lệ 1:1000 - 1:10.000. Bản đồ địa chất thủy văn, ĐCCT mỏ tỷ lệ 1:1000 - 10.000.

- Các mặt cắt ĐCTV, ĐCCT tỷ lệ tương ứng với bản đồ ĐCTV, ĐCCT.

- Các đồ thị khí tượng thủy văn, đồ thị quan trắc động thái nước mặt, nước ngầm. Đồ thị tổng hợp bơm nước thí nghiệm. Các đồ thị quan trắc địa chất công trình (quan trắc trượt lở, bùng nền lò, sụt lún mặt đất v.v...).

- Bản đồ địa hình khu mỏ tỷ lệ 1:1000 - 10.000. Các sơ đồ phân chia các tờ bản đồ được đo vẽ theo những tỷ lệ khác nhau 1:5000 - 1:10.000. Sơ đồ khống chế mặt phẳng, khống chế độ cao tỷ lệ 1:5000 - 1:10.000. Sơ đồ đường sườn kinh vĩ. Sơ đồ vị trí các mốc khống chế mặt phẳng và độ cao từ giải tích 3 và nivô kỹ thuật trở lên. Sơ đồ mốc và tiêu ngắm; mô tả kích thước và hình dạng của chúng.

 

7. Cấp giấy phép khai thác khoáng sản (ở khu vực trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khu vực chưa thăm dò khoáng sản, ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản hoặc ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình).

7.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định, nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng tại số: 37 Pasteur - phường 4 - thành phố Đà Lạt. Công chức tiếp nhận kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ và lập giấy biên nhận hồ sơ giao cho người nộp.

b) Bước 2: Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc Phòng quản lý Tài nguyên Khoáng sản có trách nhiệm kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ:

Trường hợp văn bản, tài liệu trong hồ sơ bảo đảm đúng quy định tham mưu ban hành văn bản tiếp nhận hồ sơ.

Trường hợp nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy khai thác khoáng sản chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần.

c) Bước 3: Thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản

- Trong thời gian không quá 25 ngày, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra thực địa để xác định các vấn đề có liên quan như tọa độ, nguồn gốc, hiện trạng, diện tích, vị trí địa điểm... khu vực đất đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản.

- Sau khi kiểm tra Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản xin ý kiến đến các cơ quan có liên quan về việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản (nếu thấy cần thiết).

- Trong thời gian không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề liên quan. Sau thời hạn nêu trên mà không có văn bản trả lời thì được coi như cơ quan được lấy ý kiến đã đồng ý.

- Trong thời gian không quá 35 ngày, Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến việc khai thác khoáng sản và xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

d) Bước 4: Sau khi hoàn thành việc thẩm định hồ sơ và các tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản bổ sung, chỉnh sửa xong hồ sơ (nếu có), Phòng quản lý Tài nguyên Khoáng sản có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ và tham mưu cho lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét cấp giấy phép khai thác khoáng sản.

Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy phép khai thác khoáng sản. Trong trường hợp không cấp phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

đ) Bước 5: Sau khi nhận được hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản từ UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định.

Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Người nhận kết quả có trách nhiệm nộp lại giấy biên nhận hồ sơ và nộp lệ phí cấp giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định.Trường hợp nhận thay, người nhận thay phải có văn bản ủy quyền hoặc giấy giới thiệu của chủ đầu tư, chứng minh nhân dân (bản photo được chứng thực) của người được ủy quyền.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong giờ làm việc từ thứ hai đến sáng thứ bảy hàng tuần, trừ ngày nghỉ theo quy định.

7.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường.

7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản (theo mẫu);

- Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản hệ VN 2000; (theo mẫu, lập trên nền bản đồ trích lục từ bản đồ địa hình, hệ tọa độ VN-2000; khu vực có diện tích nhỏ hơn 100ha, có tỷ lệ không nhỏ hơn 1:5.000; diện tích từ 100ha - 500ha, có tỷ lệ không nhỏ hơn 1:10.000).

- Dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt của chủ đầu tư;

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực: Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; văn bản xác nhận trúng đấu giá trong trường hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khu vực đã có kết quả thăm dò; giấy chứng nhận đầu tư; báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo quyết định phê duyệt hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo giấy xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; văn bản xác nhận vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

Đối với các trường hợp thuộc khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản, khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình (đối với trường hợp không phải thăm dò thì phải có chủ trương của UBND tỉnh) thì không phải nộp văn bản xác nhận trúng đấu giá trong trường hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khu vực đã có kết quả thăm dò.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

7.4. Thời gian giải quyết: Thời gian giải quyết tối đa là 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trường hợp phải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan về các vấn đề liên quan; thời gian các tổ chức, cá nhân phải bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ không tính vào thời gian này).

7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.

7.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan giải quyết: UBND tỉnh Lâm Đồng;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành có liên quan, UBND cấp huyện.

7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép khai thác khoáng sản của UBND tỉnh Lâm Đồng.

7.8. Lệ phí: Theo quy định tại Thông tư số 129/2011/TT-BTC

Số TT

Nhóm Giấy phép khai thác khoáng sản

Mức thu (đồng/giấyphép)

1

Giấy phép khai thác cát, sỏi lòng suối:

 

1.1

Có công suất khai thác dưới 5.000 m3/năm;

1.000.000

1.2

Có công suất khai thác từ 5.000 m3 đến 10.000 m3/năm;

10.000.000

1.3

Có công suất khai thác trên 10.000 m3/năm.

15.000.000

2

Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp:

 

2.1

Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích dưới 10 ha và công suất khai thác dưới 100.000 m3/năm;

15.000.000

2.2

Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích từ 10 ha trở lên và công suất khai thác dưới 100.000 m3/năm hoặc loại hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích dưới 10 ha và công suất khai thác từ 100.000 m3/năm trở lên, than bùn trừ hoạt động khai thác cát, sỏi lòng suối quy định tại mục 1 của Biểu mức thu này;

20.000.000

2.3

Giấy phép khai thác khoáng sản làm nguyên liệu xi măng; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích từ 10 ha trở lên và công suất khai thác từ 100.000 m3/năm trở lên, trừ hoạt động khai thác cát, sỏi lòng suối quy định tại mục 1 của Biểu mức thu này.

30.000.000

3

Giấy phép khai thác khoáng sản làm nguyên liệu xi măng; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường mà có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; đá ốp lát và nước khoáng.

40.000.000

4

Giấy phép khai thác các loại khoáng sản lộ thiên trừ các loại khoáng sản đã qui định tại điểm 1,2,3,6,7 của biểu mức thu này:

 

4.1

Không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;

40.000.000

4.2

Có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

50.000.000

5

Giấy phép khai thác các loại khoáng sản trong hầm lò trừ các loại khoáng sản đã qui định tại điểm 2,3,6 của biểu mức thu này.

60.000.000

6

Giấy phép khai thác khoáng sản quí hiếm.

80.000.000

7

Giấy phép khai thác khoáng sản đặc biệt và độc hại.

100.000.000

7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: theo quy định tại Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT: Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.

7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: theo quy định tại Luật Khoáng sản năm 2010 và Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 9 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ.

a) Điều kiện 1: Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 10 của Luật Khoáng sản năm 2010. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;

- Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

b) Điều kiện 2:

Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò và phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố nơi có khoáng sản. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác phù hợp.

- Có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

- Quy mô công suất khai thác không quá 3.000 m3 sản phẩm là khoáng sản nguyên khai/năm.

7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;

- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

- Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản;

- Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;

- Thông tư số 129/2011/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2011 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động Khoáng sản;

- Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác Khoáng sản.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập
- Tự do - Hạnh phúc
--------------

…….., ngày... tháng... năm...

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

Kính gửi:

Bộ Tài nguyên và Môi trường
(Ủy ban nhân dân tỉnh ………..)
Sở TNMT…

 

(Tên tổ chức, cá nhân) ……………………………………………………………………………….

Trụ sở tại: ………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: …………………………………… Fax: …………………………………………………

Quyết định thành lập doanh nghiệp số...., ngày.... tháng... năm.... hoặc Đăng ký kinh doanh số... ngày... tháng... năm....

Giấy chứng nhận đầu tư số.... ngày.... tháng.... năm... của (Cơ quan cấp giấy phép đầu tư) ….. cho dự án... của Công ty....

Báo cáo kết quả thăm dò (tên khoáng sản) ………… tại xã ……….. do ……….. thành lập năm ……… đã được phê duyệt theo Quyết định số ….. ngày....tháng.... năm....của ……….

Đề nghị được cấp phép khai thác (tên khoáng sản) ………….. tại khu vực... thuộc xã …….. huyện …………… tỉnh …………………..

Diện tích khu vực khai thác: …………… (ha, km2), được giới hạn bởi các điểm góc:……… có tọa độ xác định trên bản đồ khu vực khai thác kèm theo.

Trữ lượng khai thác: ……………. (tấn, m3,...)

Công suất khai thác: …………... (tấn, m3,...) /năm

Mức sâu khai thác:...

Thời hạn khai thác: ………. năm, kể từ ngày ký giấy phép. Trong đó thời gian xây dựng cơ bản mỏ là:....năm (tháng).

Mục đích sử dụng khoáng sản: ………………………………………………………………………

Đối với trường hợp đề nghị cấp phép khai thác nước khoáng, nước nóng cần bổ sung thông tin về công trình khai thác theo các thông số:

Số hiệu

C. sâu

Tọa độ

Lưu lượng

Hạ thấp

Mức nước

Ghi chú

GK

GK (m)

X       Y

(m3/ngày)

Smax (m)

tĩnh (m)

 

(Tên tổ chức, cá nhân) ……………… cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan.

 

 

Tổ chức, cá nhân làm đơn
(Ký tên, đóng dấu)

 

8. Gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản

8.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định, nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng tại số: 37 Pasteur - phường 4 - thành phố Đà Lạt. Công chức tiếp nhận kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ và lập giấy biên nhận hồ sơ giao cho người nộp.

b) Bước 2: Phòng quản lý Tài nguyên Khoáng sản có trách nhiệm kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ: trường hợp văn bản, tài liệu theo đúng quy định thì tham mưu ban hành văn bản tiếp nhận hồ sơ.

Trường hợp nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì tham mưu hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần.

c) Bước 3: Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan kiểm tra thực địa để xác định các vấn đề như: tọa độ; diện tích còn lại; khối lượng đã thực hiện; các nghĩa vụ đã thực hiện với Nhà nước; thực hiện an toàn và vệ sinh lao động; các biện pháp bảo vệ môi trường, cơ sở hạ tầng.... trong khu vực xin gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản.

Hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến khu vực đề nghị xin gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản.

d) Bước 4: Sau khi hoàn thành việc thẩm định hồ sơ và các tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản bổ sung, chỉnh sửa xong hồ sơ (nếu có), Phòng quản lý Tài nguyên Khoáng sản có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ và tham mưu cho Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét quyết định việc gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản.

Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định việc cho phép hoặc không cho phép gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản. Trong trường hợp không cho phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

đ) Bước 5: Sau khi nhận được hồ sơ gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản từ UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định.

Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Người nhận kết quả có trách nhiệm nộp lại giấy biên nhận hồ sơ và nộp lệ phí gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định. Trường hợp nhận thay, người nhận thay phải có văn bản ủy quyền hoặc giấy giới thiệu của chủ đầu tư, chứng minh nhân dân (bản photo được chứng thực) của người được ủy quyền.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong giờ làm việc từ thứ hai đến sáng thứ bảy hàng tuần, trừ ngày nghỉ theo quy định.

8.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường.

8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ.

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản (Theo mẫu);

- Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ (hệ VN 2000) tại thời điểm đề nghị gia hạn;

- Báo cáo kết quả hoạt động khai thác tính đến thời điểm đề nghị gia hạn;

- Giấy phép khai thác kèm bản đồ khu vực khai thác;

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực: các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản năm 2010 tính đến thời điểm đề nghị gia hạn gồm: Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật; Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ; Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện; Khai thác tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm; bảo vệ tài nguyên khoáng sản; thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường; Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản; Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

8.4. Thời gian giải quyết: 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trường hợp phải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan về các vấn đề liên quan; thời gian các tổ chức, cá nhân phải bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ không tính vào thời gian này).

8.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản hoặc nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản.

8.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan giải quyết: UBND tỉnh Lâm Đồng;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành có liên quan, UBND cấp huyện.

8.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định gia hạn giấy phép khai khoáng sản của UBND tỉnh Lâm Đồng.

8.8. Lệ phí: bằng 50% mức thu khi cấp giấy phép khai thác.

8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: theo quy định tại Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT: Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản.

8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: quy định tại Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 9 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ

a) Điều kiện 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản được xem xét gia hạn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Đã nộp đủ hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 45 ngày, trong đó giải trình rõ lý do đề nghị gia hạn.

- Có báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản, trong đó chứng minh rõ đến thời điểm đề nghị gia hạn chưa khai thác hết trữ lượng khoáng sản trong khu vực khai thác theo Giấy phép khai thác khoáng sản.

b) Điều kiện 2: Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác đã hoàn thành các nghĩa vụ cụ thể:

- Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật;

+ Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ;

+ Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện;

+ Khai thác tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm; bảo vệ tài nguyên khoáng sản; thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường;

+ Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản;

+ Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.

- Đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng đất, nước, hạ tầng kỹ thuật trong hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản và pháp luật có liên quan.

- Tại thời điểm đề nghị gia hạn, kế hoạch khai thác khoáng sản tiếp theo phải phù hợp với quy hoạch khoáng sản đã phê duyệt theo quy định.

8.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;

- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

- Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản;

- Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;

- Thông tư số 129/2011/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2011 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động Khoáng sản.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập
- Tự do - Hạnh phúc
--------------

…….., ngày... tháng... năm...

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

Kính gửi:

Bộ Tài nguyên và Môi trường
(Ủy ban nhân dân tỉnh………..)

 

(Tên tổ chức, cá nhân) ……………………………………………………………………………….

Trụ sở tại: ………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………… Fax: …………………………………………………

Đề nghị được gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản số ……….ngày.... tháng...năm....của Bộ Tài nguyên và Môi trường (UBND tỉnh..) cho phép khai thác (tên khoáng sản) …………. tại: xã ……….. huyện …………, tỉnh ………………………………………

Thời gian đề nghị được tiếp tục khai thác: ………năm.

Diện tích đề nghị tiếp tục khai thác:.... ha. Được giới hạn bởi các điểm góc………. có tọa độ xác định trên bản đồ kèm theo.

Trữ lượng còn lại: ………………… (tấn, m3,...).

Công suất khai thác: ………….. (tấn, m3, …)

Lý do xin gia hạn ………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………….

(Tên tổ chức, cá nhân) ……………….. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan.

 

 

Tổ chức, cá nhân làm đơn
(Ký tên, đóng dấu)

 

9. Trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản

9.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định, nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng tại số: 37 Pasteur - phường 4 - thành phố Đà Lạt. Công chức tiếp nhận kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ và lập giấy biên nhận hồ sơ giao cho người nộp.

b) Bước 2: Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc Phòng quản lý Tài nguyên Khoáng sản có trách nhiệm kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ: trường hợp văn bản, tài liệu theo đúng quy định Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản tiếp nhận hồ sơ;

Trường hợp nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần.

c) Bước 3: Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra thực địa để xác định các vấn đề như: tọa độ; diện tích còn lại; khối lượng đã thực hiện; các nghĩa vụ đã thực hiện với Nhà nước; thực hiện an toàn và vệ sinh lao động; các biện pháp bảo vệ môi trường, cơ sở hạ tầng.... trong khu vực đề nghị trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản. Hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến khu vực đề nghị trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản.

Sau khi hoàn thành việc thẩm định hồ sơ và các tổ chức, cá nhân đề nghị trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản bổ sung, chỉnh sửa xong hồ sơ (nếu có), Phòng quản lý Tài nguyên Khoáng sản có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ và tham mưu cho Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét quyết định việc trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản.

d) Bước 4: Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định việc cho phép hoặc không cho phép trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản. Trong trường hợp không cho phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

đ) Bước 5: Sau khi nhận được hồ sơ trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản từ UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định (nếu có).

Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Người nhận kết quả có trách nhiệm nộp lại giấy biên nhận hồ sơ và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định (nếu có). Trường hợp nhận thay, người nhận thay phải có văn bản ủy quyền hoặc giấy giới thiệu của chủ đầu tư, chứng minh nhân dân (bản photo được chứng thực) của người được ủy quyền.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong giờ làm việc từ thứ hai đến sáng thứ bảy hàng tuần, trừ ngày nghỉ theo quy định.

9.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường.

9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản (Theo mẫu);

- Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm đề nghị trả lại; Giấy phép khai thác khoáng sản;

- Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị trả lại; đề án đóng cửa mỏ trong trường hợp trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản;

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực: các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản năm 2010 tính đến thời điểm đề nghị trả lại gồm: Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật; Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ; Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện; Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản; Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

9.4. Thời gian giải quyết: 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trường hợp phải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan về các vấn đề liên quan; thời gian các tổ chức, cá nhân phải bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ không tính vào thời gian này).

9.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản hoặc nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản.

9.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan giải quyết: UBND tỉnh Lâm Đồng.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành có liên quan, UBND cấp huyện.

9.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định của UBND tỉnh Lâm Đồng.

9.8. Lệ phí: Không

9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản theo quy định tại Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT .

9.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

9.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;

- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

- Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản;

- Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;

- Thông tư số 129/2011/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2011 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động Khoáng sản.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập
- Tự do - Hạnh phúc
--------------

…….., ngày... tháng... năm...

ĐƠN ĐỀ NGHỊ TRẢ LẠI GIẤY PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN (TRẢ LẠI MỘT PHẦN DIỆN TÍCH KHU VỰC KHAI THÁC KHOÁNG SẢN)

Kính gửi:

Bộ Tài nguyên và Môi trường
(Ủy ban nhân dân tỉnh………..)

 

(Tên tổ chức, cá nhân) ……………………………………………………………………………….

Trụ sở tại: ………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………… Fax: ………………………………………………….

Đề nghị được trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản (một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản) theo Giấy phép số….. ngày.... tháng….. năm….. do Bộ Tài nguyên và Môi trường (UBND tỉnh...) cấp tại mỏ (tên mỏ)……………… thuộc xã ………. huyện ………. tỉnh ……. kể từ ngày.... tháng ….. năm …..

Đối với trường hợp trả lại một phần diện tích khai thác cần bổ sung các thông tin sau:

- Diện tích đề nghị trả lại là: …….. (ha, km2).

- Diện tích đề nghị được tiếp tục khai thác là: ……. (ha, km2).

Khu vực đề nghị trả lại và khu vực đề nghị được tiếp tục khai thác có tọa độ các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ kèm theo.

Lý do đề nghị trả lại ………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

(Tên tổ chức, cá nhân) ……………………… cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan.

 

 

Tổ chức, cá nhân làm đơn
(Ký tên, đóng dấu)

 

10. Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản

10.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định, nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng tại số: 37 Pasteur - phường 4 - thành phố Đà Lạt. Công chức tiếp nhận kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ và lập giấy biên nhận hồ sơ giao cho người nộp.

b) Bước 2: Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc Phòng quản lý Tài nguyên Khoáng sản có trách nhiệm kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ: Trường hợp văn bản, tài liệu theo đúng quy định thì Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản tiếp nhận hồ sơ.

Trường hợp nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần.

c) Bước 3: Phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan kiểm tra thực địa để xác định các vấn đề có liên quan như tọa độ, diện tích, khối lượng đã thực hiện, các nghĩa vụ đã thực hiện với Nhà nước, thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường, cơ sở hạ tầng.... trong khu vực chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản. Hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến khu vực đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản.

Sau khi hoàn thành việc thẩm định hồ sơ và các tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản bổ sung, chỉnh sửa xong hồ sơ (nếu có), Phòng quản lý Tài nguyên Khoáng sản có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ và tham mưu cho Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét quyết định việc chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản.

d) Bước 4: Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định việc cho phép hoặc không cho phép chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản. Trong trường hợp không cho phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

đ) Bước 5: Sau khi nhận được hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản từ UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định.

Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Người nhận kết quả có trách nhiệm nộp lại giấy biên nhận hồ sơ và nộp lệ phí chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản theo quy định. Trường hợp nhận thay, người nhận thay phải có văn bản ủy quyền hoặc giấy giới thiệu của chủ đầu tư, chứng minh nhân dân (bản photo được chứng thực) của người được ủy quyền.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong giờ làm việc từ thứ hai đến sáng thứ bảy hàng tuần, trừ ngày nghỉ theo quy định.

10.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường.

10.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản (theo mẫu);

- Hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, kèm theo bản kê giá trị tài sản chuyển nhượng; Giấy phép khai thác khoáng sản kèm bản đồ khu vực mỏ;

- Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản; báo cáo kết quả khai thác khoáng sản đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực: các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản năm 2010 tính đến thời điểm chuyển nhượng của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng gồm: Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật; Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ; Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện; Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản; Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

10.4. Thời gian giải quyết: 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trường hợp phải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan về các vấn đề liên quan; thời gian các tổ chức, cá nhân phải bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ không tính vào thời gian này).

10.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.

10.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan giải quyết: UBND tỉnh Lâm Đồng;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành có liên quan, UBND cấp huyện.

10.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản của UBND tỉnh Lâm Đồng.

10.8. Lệ phí: theo quy định tại Thông tư số 129/2011/TT-BTC phí bằng 50% mức thu khi cấp giấy phép khai thác.

10.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: theo quy định tại Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT: Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản.

10.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Theo quy định tại Luật Khoáng sản năm 2010, Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 9 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ:

a) Điều kiện 1: Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có đủ các điều kiện sau:

- Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch;

- Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;

- Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

c) Điều kiện 2: Tính đến thời điểm chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản đã hoàn thành công việc và nghĩa vụ như:

- Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản đã hoàn thành công tác xây dựng cơ bản, đưa mỏ vào khai thác thì được chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản.

- Hoàn thành các nghĩa vụ như:

+ Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật;

+ Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ; Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện;

+ Khai thác tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm; bảo vệ tài nguyên khoáng sản; thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường;

+ Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản;

+ Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.

- Khu vực được phép khai thác không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động khoáng sản.

- Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng đã nộp đủ hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 90 ngày.

10.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;

- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

- Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản;

- Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;

- Thông tư số 129/2011/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2011 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động Khoáng sản;

- Quyết định số 2952/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2007 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng tài nguyên khoáng sản tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh Lâm Đồng;

- Quyết định số 1339/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;

- Quyết định số 2556/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2008 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt khu vực cấm và tạm thời cấm HĐKS trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

- Quyết định số 1527/QĐ-UBND ngày 27 tháng 7 năm 2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc công bố khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

- Quyết định số 568/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2013 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc khoanh định các khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản và hạn chế hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập
- Tự do - Hạnh phúc
--------------

…….., ngày... tháng... năm...

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

Kính gửi:

Bộ Tài nguyên và Môi trường
(Ủy ban nhân dân tỉnh………..)

 

(Tên tổ chức, cá nhân) ……………………………………………………………………………….

Trụ sở tại: ………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: …………………………………… Fax: …………………………………………………

Đề nghị được chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản theo Giấy phép khai thác số... ngày... tháng... năm... của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (UBND tỉnh...) cho phép khai thác (tên khoáng sản) tại khu vực……….., thuộc xã………..huyện ………., tỉnh…………

Thời hạn được khai thác.... năm,

Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng: (Tên tổ chức, cá nhân) ………………………………..

Trụ sở tại: ……………………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ……………………………………. Fax: ………………………………………………….

Quyết định thành lập doanh nghiệp số...., ngày.... tháng... năm.... hoặc Đăng ký kinh doanh số... ngày... tháng... năm....

Giấy phép đầu tư số.... ngày.... tháng.... năm... của (Cơ quan cấp giấy phép đầu tư) ………… (nếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).

Kèm theo Hợp đồng chuyển nhượng số.... ký ngày... tháng... năm... và các văn bản khác liên quan.

(Tên tổ chức, cá nhân) …………….. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan.

 

Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng
(Ký tên, đóng dấu)

Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng
(Ký tên, đóng dấu)

 

11. Phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản

11.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định; nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng số: 37 Pasteur - phường 4 - thành phố Đà Lạt hoặc gửi qua bưu điện. Công chức tiếp nhận kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ và lập giấy biên nhận hồ sơ giao cho người nộp.

b) Bước 2: Trong thời gian không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng quản lý Tài nguyên Khoáng sản kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu có trong hồ sơ bảo đảm đúng quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ ban hành văn bản tiếp nhận hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu có trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

c) Bước 3: Trong thời gian không quá 28 (hai tám) ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ; xem xét hồ sơ, phối hợp với các ngành có liên quan và phòng chuyên môn thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra thực địa khu vực đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản.

- Lấy ý kiến nhận xét, phản biện của các chuyên gia về đề án đóng cửa mỏ khoáng sản.

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường; tổ chức, cá nhân được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề có liên quan.

- Trường hợp nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật hoặc phải chỉnh sửa theo ý kiến nhận xét, phản biện của các chuyên gia (nếu có) thì tham mưu cho Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

d) Bước 4: Trong thời gian không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến nhận xét, phản biện của các chuyên gia, Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp ý kiến góp ý, trình UBND tỉnh Lâm Đồng.

đ) Bước 5: Sau khi có quyết định thành lập Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, Chủ tịch Hội đồng tổ chức phiên họp Hội đồng.

Trong thời gian không quá 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên họp của Hội đồng thẩm định, hoàn thành biên bản họp Hội đồng thẩm định. Trường hợp phải bổ sung, hiệu chỉnh để hoàn thiện đề án hoặc phải lập lại đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, tham mưu cho Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản thông báo nêu rõ lý do chưa thông qua đề án hoặc những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án kèm theo bản sao biên bản họp Hội đồng thẩm định. Thời gian tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án không tính vào thời gian thẩm định.

e) Bước 6: Phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản

- Trường hợp đề án đóng cửa mỏ khoáng sản được thông qua, trong thời gian không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành biên bản họp Hội đồng thẩm định, Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn chỉnh và trình hồ sơ phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án đóng cửa mỏ;

- Trong thời hạn không quá 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản quyết định phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản;

- Sau khi hoàn thành các hạng mục và khối lượng công việc đóng cửa mỏ theo đề án đã được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt; tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản có văn bản báo cáo kết quả thực hiện đề án và các hồ sơ có liên quan gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tiến hành nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản và tham mưu cho Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản theo quy định.

g) Bước 7: Trả kết quả hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản:

Sau khi nhận được quyết định phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản từ UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định.

Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Người nhận kết quả có trách nhiệm nộp lại giấy biên nhận hồ sơ. Trường hợp nhận thay, người nhận thay phải có văn bản ủy quyền hoặc giấy giới thiệu của chủ đầu tư, chứng minh nhân dân (bản photo được chứng thực) của người được ủy quyền.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong giờ làm việc từ thứ hai đến sáng thứ bảy hàng tuần, trừ ngày nghỉ theo quy định.

11.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường.

11.3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ

a) Thành phần hồ sơ:

- Bản chính Đơn đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản (Theo mẫu);

- Giấy phép khai thác khoáng sản; đề án đóng cửa mỏ khoáng sản;

- Bản đồ hiện trạng (hệ VN 2000) khu vực khai thác khoáng sản tại thời điểm đề nghị đóng cửa mỏ;

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực: các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị đóng cửa mỏ gồm: Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật; Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ; Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện; Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản; Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

11.4. Thời gian giải quyết: Không quá 60 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản tiếp nhận (Thời gian chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ không tính vào thời hạn quy định này).

11.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.

11.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan giải quyết: UBND tỉnh Lâm Đồng.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành có liên quan, UBND cấp huyện.

11.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản của UBND tỉnh Lâm Đồng.

11.8. Lệ phí: không

11.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: theo Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường:

- Đơn đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản hoặc đóng cửa một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản;

- Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản.

11.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

11.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;

- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

- Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản;

- Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;

- Thông tư số 129/2011/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2011 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động Khoáng sản.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập
- Tự do - Hạnh phúc
--------------

…….., ngày... tháng... năm...

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐÓNG CỬA MỎ KHOÁNG SẢN (ĐÓNG CỬA MỘT PHẦN DIỆN TÍCH KHU VỰC KHAI THÁC KHOÁNG SẢN)

Kính gửi:

Bộ Tài nguyên và Môi trường
(Ủy ban nhân dân tỉnh………..)

 

(Tên tổ chức, cá nhân) ……………………………………………………………………………….

Trụ sở tại: ………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: …………………………………… Fax: …………………………………………………

Thực hiện Quyết định số ……. ngày ….. tháng ……. năm ……. của Bộ Tài nguyên và Môi trường (UBND tỉnh...) về việc phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản; biên bản kiểm tra thực địa ngày ….. tháng ….. năm …… của ………..

Đề nghị được đóng cửa mỏ khoáng sản (đóng cửa một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản) theo Giấy phép khai thác khoáng sản số ……. ngày....tháng …… năm …… của Bộ Tài nguyên và Môi trường (UBND tỉnh...) tại mỏ (tên mỏ) ………. thuộc xã ………. huyện ……. tỉnh....

(Đối với trường hợp đóng cửa một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản, cần bổ sung các thông tin sau):

- Diện tích đề nghị đóng cửa là: …….. (ha, km2).

- Diện tích đề nghị được tiếp tục hoạt động khai thác là: ………. (ha, km2).

- Diện tích khu vực đề nghị đóng cửa và khu vực tiếp tục được hoạt động khai thác có tọa độ các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ kèm theo.

(Tên tổ chức, cá nhân) …………….. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan.

 

 

Tổ chức, cá nhân làm đơn
(Ký tên, đóng dấu)

 

(Tên tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ ÁN ĐÓNG CỬA MỎ KHOÁNG SẢN

(tên loại khoáng sản, thuộc xã..., huyện..., tỉnh...
ghi theo nội dung Giấy phép khai thác khoáng sản)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa danh nơi lập đề án, Năm 20...

 

 

(Tên tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản)

 

 

 

 

 

 

ĐỀ ÁN ĐÓNG CỬA MỎ KHOÁNG SẢN

(tên loại khoáng sản, thuộc xã..., huyện..., tỉnh...
ghi theo nội dung trong Giấy phép khai thác khoảng sản)

 

 

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
ĐƯỢC PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

(Chức danh)

 

 

Chữ ký, đóng dấu
(Họ và tên)

ĐƠN VỊ LẬP ĐỀ ÁN (nếu có)

(Chức danh)

 

 

 

Chữ ký, đóng dấu
(Họ và tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa danh nơi lập đề án, Năm 20...

 

 

NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN ĐÓNG CỬA MỎ KHOÁNG SẢN

MỞ ĐẦU

1. Cơ sở để lập đề án đóng cửa mỏ:

- Giấy phép khai thác khoáng sản số…..;

- Dự án đầu tư công trình khai thác mỏ……được phê duyệt tại Quyết định số....ngày ….. tháng ….. năm ….., của....;

- Thiết kế khai thác mỏ……được phê duyệt tại Quyết định số ….. ngày    tháng     năm 20... của....;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường (Báo cáo ĐTM)/Dự án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác mỏ được phê duyệt/xác nhận tại Văn bản số.... ngày ….. tháng ….. năm ….. của....;

- Các báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản năm…..(có phụ lục liệt kê kèm theo);

- Tập hợp bình đồ, mặt cắt hiện trạng được lập theo báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản hàng năm…….(có phụ lục liệt kê kèm theo);

- Các quy định của Bộ Xây dựng, UBND cấp tỉnh (nơi khai thác khoáng sản) về định mức, đơn giá công trình xây dựng.

2. Mục đích, nhiệm vụ công tác đóng cửa mỏ

2.1. Mục đích

Nêu mục đích của công tác đóng cửa mỏ (đóng cửa một phần diện tích khu vực khai thác hay đóng của toàn bộ khu vực khai thác), làm rõ:

- Đưa khu vực khai thác trở lại trạng thái an toàn (như: bạt độ dốc bờ mỏ kết thúc, sườn tầng kết thúc khai thác...đối với khai thác lộ thiên; hay phá hỏa toàn phần hoặc đưa vật liệu chèn lấp từ mặt đất xuống khu vực kết thúc khai thác, xử lý các đường lò thông gió, đường lò vận chuyển, v.v...đối với trường hợp khai thác mỏ bằng phương pháp hầm lò v.v...).

- Cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác theo Dự án cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản....đã duyệt và trả lại diện tích đất cho địa phương quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai hay sử dụng cho mục đích khác? v.v... Đối với mục tiêu đã lựa chọn cần trình bày rõ cơ sở pháp lý và thực tiễn để đạt được.

2.2. Nhiệm vụ

Nêu khái quát và liệt kê các nội dung nhiệm vụ cụ thể mà công tác đóng cửa mỏ phải đạt được theo mục đích nêu trên.

CHƯƠNG I

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN - KINH TẾ NHÂN VĂN

1. Đặc điểm địa lý, tự nhiên khu vực đóng cửa mỏ

Mô tả vị trí địa lý, tọa độ, ranh giới... của địa điểm thực hiện đề án đóng cửa mỏ. Điều kiện tự nhiên, hệ thống đường giao thông; hệ thống sông suối; đặc điểm địa hình…, điều kiện kinh tế - xã hội, dân cư và các đối tượng xung quanh khu vực khai thác khoáng sản.

2. Lịch sử khai thác mỏ

Nêu khái quát quá trình khai thác từ khi có Giấy phép khai thác khoáng sản đến thời điểm lập đề án đóng cửa mỏ, kể cả lịch sử khai thác trước khi có Giấy phép khai thác khoáng sản (nếu có).

CHƯƠNG II

HIỆN TRẠNG KHU VỰC ĐÓNG CỬA MỎ

1. Tình hình tổ chức khai thác khoáng sản

Mô tả quá trình tổ chức khai thác khoáng sản theo Giấy phép khai thác khoáng sản, theo đó làm rõ một số nội dung sau:

1.1. Các thông số cơ bản của dự án đầu tư công trình khai thác mỏ

Nêu rõ các thông số của khu vực khai thác (tọa độ, diện tích, độ sâu, trữ lượng địa chất, trữ lượng huy động vào khai thác v.v...); các thông số hệ thống khai thác đã được tính toán, lựa chọn theo nội dung của Dự án đầu tư.

1.2. Các thông số cơ bản của thiết kế khai thác mỏ

Nêu rõ các thông số của khu vực khai thác tương tự như nội dung mục 1.1. Ngoài ra, nêu rõ có sự sai khác, lý do của sự sai khác về trữ lượng huy động vào thiết kế, các thông số kỹ thuật như đã nêu trên giữa Dự án đầu tư và thiết kế khai thác mỏ theo nội dung của thiết kế khai thác đã phê duyệt.

1.3. Kết quả tổ chức khai thác trong thực tế

Nêu rõ quá trình tổ chức khai thác theo Dự án đầu tư và thiết kế mỏ đã được phê duyệt, những vấn đề phát sinh trong quá trình khai thác về điều kiện địa chất - mỏ, thay đổi về trữ lượng (tăng/giảm) lý do; những nội dung thay đổi so với thiết kế (nếu có) về công nghệ khai thác, thiết bị khai thác chính v.v... trong đó, làm rõ một số thông tin sau:

- Nêu khái quát về khu mỏ: tiến độ và khối lượng khai thác theo từng năm và toàn bộ thời gian khai thác, trữ lượng và tuổi thọ mỏ, chế độ làm việc;

- Thống kê chi tiết khối lượng mỏ đã thực hiện (bao gồm cả khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm, đất đá bóc, đất đá thải ...) theo từng năm từ khi được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản đến thời điểm đóng cửa mỏ; đặc biệt cần làm rõ hệ số tổn thất, làm nghèo khoáng sản thực tế hàng năm, sự (tăng/giảm) của hệ số tổn thất, làm nghèo khoáng sản so với Dự án đầu tư, Thiết kế mỏ đã duyệt. Trường hợp có sự sai khác (tăng/giảm) trữ lượng khai thác thực tế và trữ lượng khoáng sản huy động vào thiết kế phải nêu rõ nguyên nhân; kèm theo các tài liệu chứng minh số liệu đã nêu;

- Nêu phương pháp khai thác, quy trình khai thác, công nghệ sử dụng trong khai thác. Trình tự và hệ thống khai thác, các thông số của hệ thống khai thác; công tác vận tải trong và ngoài mỏ; thông tin về hệ thống bãi thải của mỏ (nếu có) về vị trí, dung tích, tổng khối lượng đất đá thải v.v....;

- Nêu quá trình tổ chức xây dựng các công trình bảo vệ môi trường, các công việc phục hồi môi trường từ khi bắt đầu khai thác đến khi kết thúc khai thác theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc Dự án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Đánh giá về quá trình tổ chức khai thác.

2. Hiện trạng khu vực đề nghị đóng cửa mỏ

Nêu hiện trạng về các công trình phụ trợ khai thác mỏ (văn phòng, kho, sân bãi chứa đất đá, khoáng sản; đường xá, cầu cống v.v...); các công trình bảo vệ môi trường, công trình xử lý môi trường trong quá trình khai thác, cụ thể:

- Mô tả hiện trạng cấu tạo địa chất, mực nước ngầm tại khu vực khai thác khoáng sản dự kiến sẽ đóng cửa mỏ. Đánh giá, dự báo khả năng sụt lún, trượt lở, nứt gãy tầng địa chất, hạ thấp mực nước ngầm, nước mặt, sông, hồ; sự cố môi trường...trong quá trình khai thác và thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường;

- Trữ lượng khoáng sản được duyệt; trữ lượng khoáng sản được huy động vào thiết kế để khai thác, trữ lượng thực tế đã khai thác, tỷ lệ tổn thất, làm nghèo khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị đóng cửa mỏ; tổng khối lượng đất đá thải và hiện trạng các bãi thải tại thời điểm đề nghị đóng cửa mỏ (nếu có);

- Nêu đặc điểm hình, địa mạo của khu vực đề nghị đóng cửa mỏ;

- Hiện trạng mỏ tại thời điểm đề nghị đóng cửa mỏ: số lượng, khối lượng và mức độ an toàn các công trình mỏ (kể cả các bãi thải);

- Hiện trạng các công trình bảo vệ môi trường, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác từ khi bắt đầu khai thác đến khi kết thúc khai thác theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc Dự án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác đã duyệt.

Kèm theo các tài liệu, bản vẽ chứng minh các số liệu nêu trên gồm:

- Các bản vẽ, mặt cắt thể hiện cấu trúc địa chất, đặc điểm địa chất thủy văn - địa chất công trình khu vực tại thời điểm đóng cửa mỏ;

- Toàn bộ bản vẽ, mặt cắt kèm theo báo cáo định kỳ hoạt động khai thác mỏ hàng năm từ khi được cấp Giấy phép khai thác đến thời điểm đóng cửa mỏ;

- Các số liệu liên quan đến chất lượng (hàm lượng, thành phần khoáng vật, hóa học, cơ lý v.v..) của khoáng sản tại khu vực đề nghị đóng cửa mỏ (moong khai thác, đường lò chợ v.v...) kèm theo là bản đồ thể hiện vị trí các điểm lấy mẫu và kết quả phân tích mẫu.

3. Lý do đóng cửa mỏ (làm rõ các trường hợp sau):

- Đóng cửa toàn bộ hoặc một phần diện tích mỏ được cấp phép để thanh lý do đã khai thác hết trữ lượng khoáng sản trong diện tích được cấp phép?

- Đóng cửa để bảo vệ mỏ do chưa khai thác hoặc đã khai thác được một phần trữ lượng khoáng sản được cấp phép; lý do (do khai thác không hiệu quả, do tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản vi phạm pháp luật về khoáng sản hoặc pháp luật có liên quan).

CHƯƠNG III

PHƯƠNG PHÁP, KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÓNG CỬA MỎ

1. Phương án đóng cửa mỏ

Căn cứ vào hiện trạng khu vực đề nghị đóng cửa mỏ như đã nêu trên cũng như theo từng loại hình khai thác khoáng sản, ảnh hưởng của quá trình khai thác đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh; căn cứ cấu tạo địa chất, thành phần khoáng vật và chất lượng môi trường của khu vực triển khai Đề án đóng cửa mỏ; hiện trạng công trình bảo vệ môi trường, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác (tính đến thời điểm đóng cửa mỏ), tổ chức, cá nhân phải xây dựng các phương án cải tạo, phục hồi môi trường khả thi; công tác đóng cửa mỏ phải đảm bảo không để xảy ra các sự cố môi trường, sức khỏe cộng đồng và các quy định khác có liên quan;

Theo đó, mô tả khái quát từng phương án đề xuất; các công trình và khối lượng công việc cải tạo, phục hồi môi trường. Mỗi phương án xây dựng một bản đồ hoàn thổ không gian đã khai thác và thể hiện các công trình cải tạo, phục hồi môi trường. Đánh giá tác động ảnh hưởng đến môi trường, tính bền vững, an toàn của các công trình cải tạo, phục hồi môi trường của từng phương án (bao gồm: sụt lún, trượt lở, chống thấm, hạ thấp mực nước ngầm, nứt gãy, sự cố môi trường,...). Lựa chọn phương án tối ưu.

2. Khối lượng đóng cửa mỏ

Trên cơ sở phương án đóng cửa mỏ đã lựa chọn, tính toán cụ thể:

- Dạng, khối lượng công việc và các biện pháp thực hiện công tác đóng cửa mỏ, làm rõ các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác (nếu có);

- Khối lượng công việc phải thực hiện nhằm đảm bảo an toàn sau khi đóng cửa mỏ, kể cả các bãi thải của mỏ và bảng thống kê kèm theo;

- Giải pháp phục hồi đất đai và môi trường liên quan; số lượng, khối lượng đất màu, cây xanh (nếu có) cần sử dụng trong quá trình đóng cửa mỏ; nêu rõ sự thay đổi, phương án lựa chọn và lý do thay đổi so với Dự án cải tạo, phục hồi môi trường đã phê duyệt.

- Lập bảng thống kê các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu cần huy động để thực hiện đề án đóng cửa mỏ;

- Kiến nghị về việc bảo vệ hoặc sử dụng hợp lý các công trình mỏ và khu vực khai thác mỏ sau khi hoàn thành công việc đóng cửa mỏ;

- Rà soát, điều chỉnh các vị trí giám sát, các nội dung giám sát môi trường (đã được phê duyệt trong Dự án cải tạo, phục hồi môi trường khai thác) trong quá trình thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản.

III. Tiến độ thực hiện

- Tiến độ thực hiện và thời gian hoàn thành từng công việc cụ thể;

- Xác định tổng thời gian thực hiện đề án đóng cửa mỏ;

- Cơ quan tiếp nhận, quản lý, sử dụng các công trình mỏ, công trình bảo vệ môi trường và khu vực khai thác mỏ sau khi có quyết định đóng cửa mỏ.

CHƯƠNG IV

DỰ TOÁN KINH PHÍ

Chi phí đóng cửa mỏ và cơ sở đảm bảo cho nguồn kinh phí đó, kể cả những khoản bồi thường thiệt hại do việc đóng cửa mỏ gây ra.

CHƯƠNG V

TỔ CHỨC THI CÔNG

Trên cơ sở khối lượng, tiến độ thực hiện các công việc của đề án và thời gian hoàn thành đã tính toán đưa ra phương án tổ chức thi công đề án. Do tổ chức, cá nhân khai thác tự thực hiện hay thuê tổ chức, cá nhân khác? Cách thức tổ chức thực hiện cụ thể.

KẾT LUẬN

- Kiến nghị về việc bảo vệ hoặc sử dụng hợp lý các công trình mỏ và khu vực khai thác mỏ sau khi hoàn thành công việc đóng cửa mỏ;

- Các yêu cầu, kiến nghị khác (nếu có).

 

PHẦN PHỤ LỤC

1. Phụ lục các bản vẽ:

TT

Tên bản vẽ

1

Bản đồ hiện trạng khu vực khai thác mỏ. Tỷ lệ 1:1.000 - 1:2.000

2

Bản đồ địa hình khu vực mỏ tại thời điểm được cấp phép khai thác

3

Bản đồ kết thúc từng giai đoạn khai thác theo Dự án đầu tư

4

Bản đồ tổng mặt bằng mỏ (thể hiện rõ các công trình khai thác mỏ và các công trình phụ trợ: nhà cửa, đường xá, cầu cống v.v..)

5

Bản đồ kết thúc khai thác mỏ theo thiết kế khai thác

6

Các bản vẽ mặt cắt địa chất đặc trưng khu vực đóng cửa mỏ

7

Các bản vẽ thiết kế chi tiết các công trình đóng cửa mỏ, bãi thải

8

Sơ đồ vị trí lấy mẫu đáy moong kết thúc khai thác, hoặc tại các đường lò chợ v.v...

9

Bản đồ tổng thể khu vực sau khi thực hiện Đề án đóng cửa mỏ và thể hiện Bản đồ trên không gian ba chiều (3D)

Các bản vẽ khác (nếu có theo Dự án cải tạo, phục hồi môi trường)

2. Phụ lục các hồ sơ, tài liệu liên quan:

- Bản sao quyết định phê duyệt/giấy xác nhận Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Bản cam kết bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường; Giấy phép khai thác khoáng sản; Dự án cải tạo phục hồi môi trường trong khai thác;

- Bản sao quyết định phê duyệt Dự án đầu tư khai thác mỏ và thiết kế cơ sở; quyết định phê duyệt Thiết kế mỏ;

- Quyết định giao đất, Hợp đồng thuê đất;

- Bản đồ ba chiều (3D) hoàn thổ không gian đã khai thác đối với trường hợp Dự án cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Đơn giá, định mức của các bộ, ngành tương ứng; bản đồ quy hoạch sử dụng đất (nếu có);

- Toàn bộ bản vẽ bình đồ, mặt cắt hiện trạng kết thúc các năm khai thác kèm theo báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản;

- Tài liệu phân tích mẫu khoáng sản, đất đá (nếu có) tại khu vực đề nghị đóng cửa mỏ;

- Các bảng biểu, tài liệu kèm theo như đã nêu trong các chương.

 

12. Cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản

12.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật; nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng tại số: 37 Pasteur - phường 4 - thành phố Đà Lạt. Công chức tiếp nhận kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ và lập giấy biên nhận hồ sơ giao cho người nộp.

b) Bước 2: Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, Phòng quản lý Tài nguyên Khoáng sản có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và tham mưu cho Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản tiếp nhận hồ sơ.

Trường hợp nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị khai thác tận thu khoáng sản chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chỉ thực hiện một lần.

c) Bước 3: Thẩm định hồ sơ: trong thời gian không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường

- Phối hợp với các ngành có liên quan và phòng chuyên môn thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra thực địa để xác định: tọa độ, nguồn gốc, hiện trạng, diện tích, vị trí địa điểm, bãi thải .... khu vực đất đề nghị cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.

- Hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến khu vực đề nghị khai thác tận thu khoáng sản.

d) Bước 4: Sau khi hoàn thành việc thẩm định hồ sơ và các tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bổ sung, chỉnh sửa xong hồ sơ (nếu có), Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét cấp phép khai thác tận thu khoáng sản.

Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản. Trong trường hợp không cấp giấy phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

đ) Bước 5: Trả kết quả hồ sơ cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản:

Sau khi nhận được hồ sơ cấp phép khai thác tận thu khoáng sản từ UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định.

Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Người nhận kết quả có trách nhiệm nộp lại giấy biên nhận hồ sơ và nộp lệ phí cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản theo quy định. Trường hợp nhận thay, người nhận thay phải có văn bản ủy quyền hoặc giấy giới thiệu của chủ đầu tư, chứng minh nhân dân (bản photo được chứng thực) của người được ủy quyền.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong giờ làm việc từ thứ hai đến sáng thứ bảy hàng tuần, trừ ngày nghỉ theo quy định.

12.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường.

12.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản (theo mẫu);

- Bản đồ khu vực khai thác tận thu khoáng sản (theo mẫu); đối với khu vực có diện tích <100ha lập trên nền bản đồ trích lục từ bản đồ địa hình, hệ tọa độ VN-2000, có tỷ lệ không nhỏ hơn 1:5.000.

- Dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt của chủ đầu tư;

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực: Giấy chứng nhận đầu tư; báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo quyết định phê duyệt hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo giấy xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

12.4. Thời gian giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (thời gian chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ không tính vào thời hạn quy định này).

12.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.

12.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan giải quyết: UBND tỉnh Lâm Đồng;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành có liên quan, UBND cấp huyện.

12.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản của UBND tỉnh Lâm Đồng.

12.8. Lệ phí: Phí cấp giấy phép: 5.000.000 đồng/01 giấy phép.

12.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: theo Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT: Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.

12.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: theo Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ:

a) Điều kiện 1: Đối với hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác tận thu khoáng sản khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò và phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố nơi có khoáng sản. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác phù hợp.

- Có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

- Quy mô công suất khai thác không quá 3.000m3 sản phẩm là khoáng sản nguyên khai/năm.

b) Điều kiện 2: Tổ chức, cá nhân chỉ được cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản còn lại ở bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ của cơ quan có thẩm quyền.

12.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;

- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

- Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản;

- Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;

- Thông tư số 129/2011/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2011 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động Khoáng sản.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

…….., ngày... tháng... năm...

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP KHAI THÁC TẬN THU KHOÁNG SẢN

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh……….

(Tên tổ chức, cá nhân) ……………………………………………………………………

Trụ sở tại: ……………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………………………. Fax: ……………………………………

Quyết định thành lập doanh nghiệp số...., ngày.... tháng... năm.... hoặc Đăng ký kinh doanh số... ngày... tháng... năm....

Giấy chứng nhận đầu tư số.... ngày.... tháng.... năm... của (Cơ quan cấp giấy phép đầu tư) cho dự án... của Công ty....

Đề nghị được cấp phép khai thác tận thu (tên khoáng sản)................ tại mỏ……….. thuộc xã …………. huyện ………….. tỉnh ………………………………………………………………………

Diện tích khu vực khai thác:………… (ha, km2), được giới hạn bởi các điểm góc: ……….. có tọa độ xác định trên bản đồ kèm theo.

Trữ lượng khai thác: …………… (tấn, m3,...)

Công suất khai thác: ………….. (tấn, m3,...)

Thời hạn khai thác …………… năm, kể từ ngày ký giấy phép

(Tên tổ chức, cá nhân)………………………. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan.

 

 

Tổ chức, cá nhân làm đơn
(Ký tên, đóng dấu)

 

13. Gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản

13.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật; nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng tại số: 37 Pasteur - phường 4 - thành phố Đà Lạt. Công chức tiếp nhận kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ và lập giấy biên nhận hồ sơ giao cho người nộp.

b) Bước 2: Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, Phòng quản lý Tài nguyên Khoáng sản kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu theo đúng quy định thì tham mưu ban hành văn bản tiếp nhận hồ sơ.

Trường hợp nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì tham mưu cho Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần.

c) Bước 3: Thẩm định hồ sơ

Sau khi có văn bản tiếp nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra thực địa, thực hiện an toàn lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường, cơ sở hạ tầng, các hồ sơ có liên quan....khu vực đề nghị xin gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.

Hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến khu vực đề nghị xin gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.

d) Bước 4: Sau khi hoàn thành việc thẩm định hồ sơ và các tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bổ sung, chỉnh sửa xong hồ sơ (nếu có), Phòng quản lý Tài nguyên Khoáng sản hoàn chỉnh hồ sơ và tham mưu cho lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét quyết định việc gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.

Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định việc cho phép hoặc không cho phép gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản. Trong trường hợp không cho phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

đ) Bước 5: Không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản từ UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định.

Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Người nhận kết quả có trách nhiệm nộp lại giấy biên nhận hồ sơ và nộp lệ phí gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản theo quy định. Trường hợp nhận thay, người nhận thay phải có văn bản ủy quyền hoặc giấy giới thiệu của chủ đầu tư, chứng minh nhân dân (bản photo được chứng thực) của người được ủy quyền.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong giờ làm việc từ thứ hai đến sáng thứ bảy hàng tuần, trừ ngày nghỉ theo quy định.

13.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường.

13.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản (theo mẫu);

- Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản kèm bản đồ; Báo cáo kết quả khai thác tận thu khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị gia hạn;

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực gồm: các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tính đến thời điểm đề nghị gia hạn gồm: Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật; Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ; Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện; Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản; Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

13.4. Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (Thời gian chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ không tính vào thời hạn quy định này).

13.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.

13.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan giải quyết: UBND tỉnh Lâm Đồng;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành có liên quan, UBND cấp huyện.

13.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản của UBND tỉnh Lâm Đồng.

13.8. Lệ phí: bằng 50% mức thu khi cấp giấy phép khai thác tận thu.

13.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: theo quy định tại Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT: Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.

13.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân được gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản khi đáp ứng đủ các điều kiện sau theo Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 9 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ:

a) Điều kiện 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản được xem xét gia hạn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Đã nộp đủ hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 15 ngày, trong đó giải trình rõ lý do đề nghị gia hạn.

- Có báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản, trong đó chứng minh rõ đến thời điểm đề nghị gia hạn chưa khai thác hết trữ lượng khoáng sản trong khu vực khai thác theo Giấy phép khai thác khoáng sản.

b) Điều kiện 2: Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác đã hoàn thành các nghĩa vụ cụ thể:

- Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật;

+ Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ;

+ Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện;

+ Khai thác tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm; bảo vệ tài nguyên khoáng sản; thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường;

+ Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản;

+ Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.

- Đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng đất, nước, hạ tầng kỹ thuật trong hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản và pháp luật có liên quan.

- Tại thời điểm đề nghị gia hạn, kế hoạch khai thác khoáng sản tiếp theo phải phù hợp với quy hoạch khoáng sản đã phê duyệt theo quy định.

13.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;

- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

- Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản;

- Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;

- Thông tư số 129/2011/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2011 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động Khoáng sản.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập
- Tự do - Hạnh phúc
--------------------

………, ngày... tháng... năm.

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP KHAI THÁC TẬN THU KHOÁNG SẢN

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh ………………

(Tên tổ chức, cá nhân) ……………………………………………………………………

Trụ sở tại: …………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ……………………………. ……… Fax  ……………………………………

Đề nghị được gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản số ….. ngày.... tháng... năm.... của UBND tỉnh... cho phép khai thác (tên khoáng sản) ………… tại xã ….. huyện …….,

Thời gian đề nghị được tiếp tục khai thác …….. năm.

Diện tích đề nghị được tiếp tục khai thác.... ha. Được giới hạn bởi các điểm góc ….. có tọa độ xác định trên bản đồ kèm theo.

Công suất khai thác: ……….. (tấn, m3,...)

Lý do xin gia hạn ……………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

(Tên tổ chức, cá nhân) ………………… cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan.

 

 

Tổ chức, cá nhân làm đơn
(Ký tên, đóng dấu)

 

14. Trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản

14.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật; nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng tại số: 37 Pasteur - phường 4 - thành phố Đà Lạt. Công chức tiếp nhận kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ và lập giấy biên nhận hồ sơ giao cho người nộp.

b) Bước 2: Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, Phòng quản lý Tài nguyên Khoáng sản có trách nhiệm thẩm định hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu theo đúng quy định thì tham mưu ban hành văn bản tiếp nhận hồ sơ.

Trường hợp nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì tham mưu cho Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần.

- Phối hợp với các ngành có liên quan và phòng chuyên môn thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra thực địa để xác định các vấn đề có liên quan như tọa độ, diện tích, khối lượng đã thực hiện, các nghĩa vụ đã thực hiện với Nhà nước, thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường, cơ sở hạ tầng.... trong khu vực trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.

- Hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.

c) Bước 3: Sau khi hoàn thành việc thẩm định hồ sơ và các tổ chức, cá nhân đề nghị trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bổ sung, chỉnh sửa xong hồ sơ (nếu có), Phòng quản lý Tài nguyên Khoáng sản có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ và tham mưu cho Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét quyết định việc trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.

Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định việc cho phép hoặc không cho trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản. Trong trường hợp không cho phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

d) Bước 4: Sau khi nhận được hồ sơ trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản từ UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định (nếu có).

Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường theo. Người nhận kết quả có trách nhiệm nộp lại giấy biên nhận hồ sơ và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định (nếu có). Trường hợp nhận thay, người nhận thay phải có văn bản ủy quyền hoặc giấy giới thiệu của chủ đầu tư, chứng minh nhân dân (bản photo được chứng thực) của người được ủy quyền.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ làm việc từ thứ hai đến sáng thứ bảy hàng tuần, trừ ngày nghỉ theo quy định.

14.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường.

14.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản (theo mẫu);

- Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản kèm bản đồ; báo cáo kết quả khai thác tận thu khoáng sản tính đến thời điểm trả lại giấy phép; đề án đóng cửa mỏ.

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản năm 2010 tính đến thời điểm đề nghị trả lại gồm: Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật; Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ; Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện; Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản; Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

14.4. Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (Thời gian chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ không tính vào thời hạn quy định này).

14.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.

14.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan giải quyết: UBND tỉnh Lâm Đồng.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành có liên quan, UBND cấp huyện.

14.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản của UBND tỉnh Lâm Đồng.

14.8. Lệ phí: Không

14.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: theo quy định tại Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT: Đơn đề nghị trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.

14.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

14.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;

- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

- Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản;

- Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;

- Thông tư số 129/2011/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2011 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt động Khoáng sản.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

………, ngày... tháng... năm...

ĐƠN ĐỀ NGHỊ TRẢ LẠI GIẤY PHÉP KHAI THÁC TẬN THU KHOÁNG SẢN

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh………………

(Tên tổ chức, cá nhân) ……………………………………………………………………

Trụ sở tại: ……………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………., Fax …………………………………………

Đề nghị được trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản số ….. ngày.... tháng ….. năm….. do UBND tỉnh... cấp tại mỏ (tên mỏ) …………. thuộc xã ………….. huyện ……… tỉnh …… kể từ ngày.... tháng ……… năm ………

Lý do đề nghị trả lại: ………………………………………………………………………………….

(Tên tổ chức, cá nhân)…………………. cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và quy định của pháp luật khác có liên quan.

 

 

Tổ chức, cá nhân làm đơn
(Ký tên, đóng dấu)

 

II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ

1. Cấp giấy phép thăm dò khoáng sản (bước 1). Số hồ sơ: T-LDG-062838-TT

2. Gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản. Số hồ sơ: T-LDG-062902-TT

3. Trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản. Số hồ sơ: T-LDG-062917-TT

4. Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản. Số hồ sơ: T-LDG-063099-TT

5. Cấp giấy phép khai thác khoáng sản (bước 1). Số hồ sơ: T-LDG-063161-TT

6. Gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản. Số hồ sơ: T-LDG-063219-TT

7. Trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản. Số hồ sơ: T-LDG-063246-TT

8. Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản. Số hồ sơ: T-LDG-063279-TT

9. Chấp thuận chủ trương lập hồ sơ cấp giấy phép thăm dò khoáng sản (bước 1). Số hồ sơ: T-LDG-062803-TT

10. Cấp lại giấy phép thăm dò khoáng sản. Số hồ sơ: T-LDG-062864-TT

11. Thủ tục tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản. Số hồ sơ: T-LDG-063115-TT

12. Chấp thuận chủ trương lập hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản (bước 1). Số hồ sơ: T-LDG-063159-TT

13. Tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản. Số hồ sơ: T-LDG-063504-TT

14. Cấp giấy phép chế biến khoáng sản. Số hồ sơ: T-LDG-063548-TT

15. Gia hạn giấy phép chế biến khoáng sản. Số hồ sơ: T-LDG-063564-TT

16. Trả lại giấy phép chế biến khoáng sản. Số hồ sơ: T-LDG-063589-TT

17. Chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản. Số hồ sơ: T-LDG-063605-TT

18. Tiếp tục thực hiện quyền chế biến khoáng sản. Số hồ sơ: T-LDG-063623-TT

Lý do bãi bỏ các thủ tục hành chính này:

Các thủ tục hành chính đã được UBND tỉnh Lâm Đồng công bố tại Quyết định số 2138/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2009 và Quyết định số 1880/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2010;

Nội dung của các thủ tục hành chính trước đây được thống kê theo Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản (năm 1996) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản (năm 2005) và Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ đã hết hiệu lực, các căn cứ này đã được thay thế bằng Luật Khoáng sản năm 2010 và Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 9 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành khác.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1721/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới, bãi bỏ lĩnh vực khoáng sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh Lâm Đồng

  • Số hiệu: 1721/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 05/09/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Người ký: Nguyễn Xuân Tiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/09/2013
  • Ngày hết hiệu lực: 13/08/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản