Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 165/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2017 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 THEO QUYẾT ĐỊNH 1956/QĐ-TTg NGÀY 27/11/2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008;
Căn cứ Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; Thông tư 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định 18/2010/NĐ-CP ;
Căn cứ Hướng dẫn số 4577/BNV-ĐT ngày 07/10/2015 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBCC xã giai đoạn 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 3148/TTr-SNV ngày 26/12/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã thành phố Hà Nội đến năm 2020 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các sở: Nội vụ Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và truyền thông, Văn hóa và Thể thao Lao động Thương binh và Xã hội, Công an Thành phố, Bộ Tư lệnh Thủ đô; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị liên quan, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 THEO QUYẾT ĐỊNH 1956/QĐ-TTg CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định sổ 165/QĐ-UBND ngày 06/01/2017)
Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức danh, vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho cán bộ, công chức xã;
Tổ chức các lớp bồi dưỡng theo từng năm phù hợp với đặc điểm địa bàn, tính chất công việc chuyên môn của cán bộ và từng chức danh công chức chuyên môn của xã đảm bảo nguyên tắc “vừa làm, vừa học” không làm ảnh hưởng đến hoạt động phục vụ nhân dân.
1. Cán bộ cấp xã gồm:
- Cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể: Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy xã; Chủ tịch UBMT Tổ quốc; Chủ tịch hội Liên hiệp Phụ nữ; Chủ tịch hội Nông dân; Chủ tịch hội Cựu chiến binh; Bí thư Đoàn Thanh niên;
- Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND xã;
- Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND xã.
2. Công chức cấp xã gồm: 07 chức danh chuyên môn: Trưởng công an; Chỉ huy trưởng quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường; Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội.
1. Nội dung chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng
Nội dung, chương trình tài liệu đào tạo, bồi dưỡng áp dụng theo quy định của các bộ, ngành Trung ương, bao gồm: các chương trình có chuyên môn sâu đã được chỉnh sửa, bổ sung và được các sở, ngành chuyên môn thuộc Thành phố rà soát, thống nhất gồm:
- Bồi dưỡng các chức danh chuyên trách đảng, đoàn thể xã:
Kiến thức, kỹ năng cơ bản về tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị xã trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; Nghiệp vụ và các kỹ năng cần thiết trong công tác Đảng và các tổ chức chính trị-xã hội ở xã;
- Bồi dưỡng các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch HĐND và UBND xã:
Kiến thức cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị ở xã; Kiến thức và kỹ năng trong hoạt động của HĐND, UBND xã.
- Bồi dưỡng chức danh Trưởng công an xã:
Kiến thức về Quản lý hành chính Nhà nước ở cơ sở; Kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ Trưởng công an xã; Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.
- Bồi dưỡng chức danh Chỉ huy trưởng quân sự xã:
Kiến thức về Quản lý nhà nước, hành chính ở cơ sở; vấn đề về dân tộc, tôn giáo; Dân quân tự vệ làm công tác dân vận; vấn đề về quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
- Bồi dưỡng chức danh Văn phòng - thống kê:
Kiến thức về nghiệp vụ văn thư lưu trữ; nghiệp vụ thống kê; Nghiệp vụ quản trị văn phòng và văn hóa công sở.
- Bồi dưỡng chức danh Tư pháp - hộ tịch:
Kiến thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật; Quản lý nhà nước về công tác tư pháp xã, thị trấn; Một số vấn đề về xử lý vi phạm hành chính ở xã, phường, thị trấn; Phổ biến, giáo dục pháp luật ở xã.
- Bồi dưỡng chức danh Tài chính - kế toán:
Kiến thức tổng quan về Tài chính xã; Quản lý thu ngân sách và thu tài chính khác của xã; Quản lý chi ngân sách và thu tài chính khác của xã; Quản lý tài chính dự án do xã làm chủ đầu tư; Quản lý tài sản nhà nước tại xã.
- Bồi dưỡng về xây dựng cho công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường:
Kiến thức tổng quan về ngành xây dựng và quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn xã; Quy hoạch xây dựng trên địa bàn xã; Quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn xã; Quản lý hạ tầng kỹ thuật và môi trường trên địa bàn xã; Công tác thanh kiểm tra; xử lý, xử phạt vi phạm hành chính; giải quyết khiếu nại tố cáo về xây dựng trên địa bàn xã.
- Bồi dưỡng về địa chính, môi trường cho công chức địa chính nông nghiệp - xây dựng và môi trường:
Kiến thức quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở xã: Quy hoạch - Kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất; Sử dụng và chỉnh lý bản đồ địa chính; Đăng ký, thống kê đất đai và quản lý hồ sơ địa chính; Thanh tra, kiểm tra tài nguyên và môi trường ở cơ sở.
- Bồi dưỡng về nông nghiệp, nông thôn cho công chức địa chính nông nghiệp - xây dựng và môi trường:
Một số chủ trương chính sách, pháp luật của đảng và nhà nước về nông nghiệp, nông thôn; Quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp xã; Quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh tế trên địa bàn cấp xã; Hội nhập quốc tế trong nông nghiệp, nông thôn.
- Bồi dưỡng về Lao động - xã hội cho công chức Văn hóa - xã hội:
Kiến thức quản lý nhà nước về các lĩnh vực: việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp), an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin cho CBCC xã:
Kiến thức Tin học cơ bản; Tin học văn phòng; Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; Mạng và khai thác thông tin trên mạng; Phần mềm mã nguồn mở.
2. Trên cơ sở nội dung, chương trình tài liệu của các bộ, ngành TW, Thành phố lựa chọn các chương trình, nội dung phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thực trạng đội ngũ CBCC và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã đảm bảo không trùng lắp với các chương trình đào tạo bồi dưỡng khác.
3. Hình thức, thời gian, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng
- Đào tạo, bồi dưỡng theo hình thức “vừa làm, vừa học”, tập trung theo đợt, mỗi tuần học 03 ngày;
- Phương pháp ĐTBD theo hướng phát huy tính tự giác chủ động tư duy sáng tạo của học viên, tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên;
- Tổ chức trao đổi, phổ biến kinh nghiệm thông qua các chuyên đề thực tiễn do các báo cáo viên, giảng viên thỉnh giảng tại các Sở, ngành chuyên môn trực tiếp giảng dạy;
- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã thuộc thành phố Hà Nội đến năm 2020 (Biểu kế hoạch chi tiết đính kèm).
4. Kinh phí
Nguồn kinh phí ĐTBD cán bộ, công chức xã theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ do ngân sách Thành phố cấp theo định mức quy định của Nhà nước.
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
1. Sở Nội vụ
- Chủ trì, phối hợp với các sở, UBND các huyện, thị xã thuộc Thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch ĐTBD cán bộ, công chức xã hàng năm trình UBND Thành phố quyết định;
- Giúp UBND thành phố triển khai Kế hoạch đến UBND các huyện;
- Phối hợp với các sở, ngành lựa chọn nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với tình hình phát triển KT-XH của địa phương, trình độ đội ngũ CBCC xã và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo không trùng lắp với các chương trình đào tạo bồi dưỡng khác;
- Tổ chức mở lớp hoặc hợp đồng đào tạo với các cơ sở đào tạo có năng lực, thẩm quyền đảm bảo chất lượng, hiệu quả;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, các huyện, thị xã tổ chức sơ kết đánh giá kết quả và tiến độ thực hiện kế hoạch, định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Nội vụ và UBND Thành phố.
2. Các sở có 07 chức danh công chức chuyên môn ở xã (gồm sở: Tài chính, Tài nguyên và môi trường, Thông tin và truyền thông, Văn hóa và thể thao, Lao động Thương binh và xã hội, Công an Thành phố, Bộ Tư lệnh Thủ đô)
- Hàng năm, phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức thực hiện theo Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã của Thành phố, lựa chọn nội dung ĐTBD chuyên ngành phù hợp đặc điểm của thành phố Hà Nội;
- Cử công chức có đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia làm giảng viên thỉnh giảng và tham dự lớp tập huấn giảng viên theo yêu cầu của Thành phố;
- Bố trí công chức là giảng viên thỉnh giảng trực tiếp tham gia giảng dạy các chuyên đề liên quan đến chuyên môn của sở.
3. Sở Tài chính
- Cử công chức tham gia làm giảng viên thỉnh giảng, tập huấn và trực tiếp giảng dạy chương trình bồi dưỡng chức danh Tài chính - Kế toán;
- Cân đối, cấp kinh phí đầy đủ và kịp thời đảm bảo cho việc thực hiện các nội dung của kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã của Thành phố đến năm 2020 và hàng năm;
- Hướng dẫn, quản lý, sử dụng thanh quyết toán nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC xã của các cơ quan theo đúng quy định.
4. UBND các huyện, thị xã
- Rà soát, chọn, cử cán bộ, công chức xã tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng theo đúng đối tượng, chức danh theo thông báo chiêu sinh của UBND Thành phố, các Sở, ngành chuyên môn;
- Bố trí địa điểm tổ chức lớp học (nếu có); cử CBCC phối hợp quản lý học viên của đơn vị;
- Hàng năm tổng hợp đánh giá kết quả bồi dưỡng CBCC cấp xã báo cáo UBND Thành phố (qua Sở Nội vụ tổng hợp) để báo cáo Bộ Nội vụ.
Những năm đầu cần tập trung cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định (do biến động, thay đổi nhân sự đội ngũ cán bộ xã sau bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã nhiệm kỳ 2016 - 2020);
Năm 2020, tập trung vào đánh giá tình hình kết quả đào tạo, bồi dưỡng CBCC xã và tiếp tục hoàn thành các chỉ tiêu những năm trước chưa làm được.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về UBND Thành phố (qua Sở Nội vụ, cơ quan thường trực về đào tạo, bồi dưỡng CBCC) để kịp thời điều chỉnh, bổ sung bảo đảm thực hiện đúng mục đích, yêu cầu đề ra./.
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 THEO QUYẾT ĐỊNH 1956/QĐ-TTg CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số 165/QĐ-UBND ngày 06/01/2017 của UBND Thành phố Hà Nội)
TT | Nội dung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng | Đối tượng | Tổng số (người) | Được chia ra các năm | Ghi chú | |||
2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |||||
I | Cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể | 5813 | 1662 | 1320 | 1753 | Đánh giá kết quả ĐTBD CBCC xã đến năm 2019; tiếp tục hoàn thành các chỉ tiêu những năm trước chưa thực hiện được. |
| |
1 | Chương trình Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy và tổ chức chính trị | Bí thư Đảng ủy xã | 491 | 182 | 156 | 153 |
| |
Phó Bí thư Đảng ủy xã | 555 | 204 | 180 | 171 |
| |||
Chủ tịch UB MTTQ VN | 498 | 184 | 169 | 145 |
| |||
Chủ tịch Hội LHPN VN | 495 | 189 | 150 | 156 |
| |||
Bí thư Đoàn thanh niên CSHCM | 512 | 195 | 168 | 149 |
| |||
Chủ tịch Hội Nông dân VN | 508 | 201 | 171 | 136 |
| |||
Chủ tịch Hội CCB VN | 507 | 185 | 156 | 166 |
| |||
2 | Chương trình Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, UBND | Chủ tịch HĐND xã | 440 | 161 | 140 | 139 |
| |
Phó Chủ tịch HĐND xã | 521 | 211 | 165 | 145 |
| |||
Chủ tịch UBND xã | 502 | 186 | 157 | 159 |
| |||
Phó Chủ tịch UBND xã | 784 | 290 | 260 | 234 |
| |||
II | Công chức chuyên môn xã | 13823 | 4779 | 4592 | 4452 |
| ||
1 | Chương trình QLNN về lĩnh vực xây dựng | Công chức Địa chính - xây dựng | 627 | 233 | 210 | 184 |
| |
2 | Chương trình QLNN về địa chính - môi trường | Công chức Địa chính - môi trường | 332 | 119 | 112 | 101 |
| |
3 | Chương trình QLNN về nông nghiệp | Công chức Địa chính - nông nghiệp | 397 | 129 | 125 | 143 |
| |
4 | Chương trình bồi dưỡng công tác lao động, người có công và xã hội | Công chức Văn hóa - lao động, người có công | 427 | 152 | 135 | 140 |
| |
5 | Chương trình Trưởng Công an | Công chức Trưởng công an | 480 | 179 | 157 | 144 |
| |
6 | Chương trình Chỉ huy trưởng quân sự | Công chức Chỉ huy trưởng quân sự | 502 | 181 | 174 | 147 |
| |
7 | Chương trình Tư pháp - hộ tịch | Công chức Tư pháp - hộ tịch | 697 | 251 | 232 | 214 |
| |
8 | Chương trình Tài chính - kế toán | Công chức Tài chính - kế toán | 628 | 227 | 215 | 186 |
| |
9 | Chương trình văn hóa - xã hội | Công chức Văn hóa - xã hội | 590 | 212 | 205 | 173 |
| |
10 | Chương trình Văn phòng - thống kê | Công chức Văn phòng - thống kê | 900 | 304 | 302 | 294 |
| |
11 | Chương trình Công nghệ thông tin | Cán bộ, công chức xã | 8243 | 2792 | 2725 | 2726 |
| |
| Cộng (I + II) : | 19636 | 6441 | 5912 | 6205 |
|
- 1Quyết định 2061/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg do tỉnh Bình Định ban hành
- 2Quyết định 899/QĐ-UBND mở lớp bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức xã năm 2016 do tỉnh Ninh Binh ban hành
- 3Quyết định 1949/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức xã thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg do tỉnh An Giang ban hành
- 4Quyết định 3471/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức năm 2017 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5Kế hoạch 32/KH-UBND năm 2017 bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017- 2020
- 6Quyết định 633/QĐ-UBND năm 2017 về giao chỉ tiêu kế hoạch đào tạo năm học 2017-2018 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 7Kế hoạch 84/KH-UBND năm 2017 bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo giai đọan 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 8Quyết định 1237/QĐ-UBND namư 2017 phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn, cộng đồng thuộc Chương trình 135 năm 2016 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 1Luật cán bộ, công chức 2008
- 2Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức
- 4Thông tư 03/2011/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức do Bộ Nội vụ ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quyết định 2061/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg do tỉnh Bình Định ban hành
- 7Quyết định 899/QĐ-UBND mở lớp bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức xã năm 2016 do tỉnh Ninh Binh ban hành
- 8Quyết định 1949/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức xã thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg do tỉnh An Giang ban hành
- 9Quyết định 3471/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức năm 2017 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 10Kế hoạch 32/KH-UBND năm 2017 bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017- 2020
- 11Quyết định 633/QĐ-UBND năm 2017 về giao chỉ tiêu kế hoạch đào tạo năm học 2017-2018 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 12Kế hoạch 84/KH-UBND năm 2017 bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo giai đọan 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 13Quyết định 1237/QĐ-UBND namư 2017 phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn, cộng đồng thuộc Chương trình 135 năm 2016 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Quyết định 165/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã thành phố Hà Nội đến năm 2020 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg
- Số hiệu: 165/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/01/2017
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Ngô Văn Quý
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/01/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra