Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1555/QĐ-UBND

Tây Ninh, ngày 22 tháng 7 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN RỪNG SẢN XUẤT TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2019 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách bảo vệ rừng, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông lâm nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng;

Căn cứ Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08 tháng 7 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 4691/QĐ-BNN-TCLN ngày 27 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch thực hiện Đán quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng;

Căn cứ Quyết đnh s3189/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2018 của UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh Quy hoạch ba loại rừng tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2035;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1595/TTr-SNN ngày 19 tháng 6 năm 2019 và Báo cáo số 212/BC-SNN ngày 19 tháng 6 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Đề án Quản lý, phát triển rừng sản xuất tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019 - 2025, định hướng đến năm 2035 (kèm theo Đề án số 1594/ĐA-SNN ngày 19 tháng 6 năm 2019 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo đúng quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và cơ quan liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ NNPTNT;
- TT TU; HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 4;
- LĐVP, CVK;
- Lưu: VT, VP ĐĐBQH, HĐND và UBND tỉnh.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Chiến

 

ĐỀ ÁN

QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN RỪNG SẢN XUẤT TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035.

PHẦN MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT

Tây Ninh là một tỉnh miền Đông Nam bộ, nằm trong vừng chuyển tiếp giữa đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh phía bắc miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên, là tỉnh có đường biên giới phía Tây Nam dài 240 km giáp với Vương quốc Campuchia; có tổng diện tích tự nhiên là 4.041,25 km2, trong đó diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp đến năm 2025 là 72.253,43 ha, chiếm 17,78% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó: rừng đặc dụng: 31.550,38 ha, rừng phòng hộ: 30.174,56 ha, rừng sản xuất: 10.428,49 ha.

Trong các năm qua, mặc dù có quy hoạch rừng sản xuất, song các đơn vị chủ rừng chưa có dự án đầu tư phát triển rừng sản xuất, công tác giao, cho thuê rừng sản xuất cho tổ chức cá nhân sử dụng ổn định vào mục đích lâm nghiệp chưa thực hiện, nhất là rừng sản xuất là rừng tự nhiên (hầu hết là rừng nghèo), thời gian qua ngoài đóng góp về môi trường, chưa được đầu tư phát triển nâng cao giá trị đóng góp cho nền kinh tế.

Thực hiện Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08 tháng 7 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp”, theo đó mục tiêu của đề án là Phát triển lâm nghiệp bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường, từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả năng lực cạnh tranh. Trong đó, mục tiêu cụ thể là nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm và dịch vụ môi trường rừng; tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm 4 - 4,5%; góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững.

Định hướng thực hiện đề án là cơ cấu lại các loại rừng, phát triển nâng cao chất lượng rừng: Nâng cao trữ lượng rừng tự nhiên là rừng sản xuất là 25% so với hiện nay, đạt tăng trưởng bình quân từ 4 - 5m3/ha; nâng cao chất lượng rừng tự nhiên để đạt tỷ lệ gỗ thương phẩm bằng 75% trữ lượng gỗ cây đứng; nâng cao chất lượng rừng trồng đạt bình quân 15m3/ năm, đạt chất lượng gỗ thương phẩm là 80% và phát triển công nghiệp chế biến gỗ.

Để đạt được các mục tiêu trên, vấn đề nâng cao chất lượng, giá trị rừng sản xuất đóng góp cho sự phát triển kinh tế và môi trường là yêu cầu khách quan, và cần có giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Mặt khác, Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ và Phát triển rừng, theo đó, “hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư vào năm 2018”. (Nội dung này được Thủ tướng Chính phủ quy định đến năm 2020)

Từ các lý do trên, việc xây dựng đề án quản lý, phát triển rừng sản xuất tỉnh Tây Ninh là hết sức cần thiết, vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài để phát triển bền vững.

II. NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Luật Lâm nghiệp năm 2017;

- Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;

- Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ và Phát triển rừng,

- Nghị quyết 71/NQ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ và Phát triển rừng,

- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

- Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành một số chính sách bảo vệ rừng, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông lâm nghiệp;

- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

- Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngậy 01 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng;

- Quyết định số 4691/QĐ-BNN-TCLN ngày 27/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng;

- Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08 tháng 7 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp;

- -Thông tư 21/2017/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững;

- Quyết định số 1837/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2012 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc phê duyệt quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2011 - 2020;

- Quyết định số 382/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2017 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc Phê duyệt Đề án cơ cấu lại nông nghiệp tỉnh Tây Ninh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030;

- Quyết định số 3189/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2018 của UBND tỉnh Tây Ninh về Phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2035;

Phần thứ nhất

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN RỪNG SẢN XUẤT TỈNH TÂY NINH TRONG THỜI GIAN QUA

I. VỀ QUẢN LÝ RỪNG SẢN XUẤT

Quyết định số 1837/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2012 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2011 - 2020, theo đó quy hoạch rừng sản xuất là 9.995 ha; Theo Quyết định số 3189/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2018 của UBND tỉnh Tây Ninh về Phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2035, tổng diện tích quy hoạch rừng sản xuất là 10.428,49 ha

Quy hoạch rừng sản xuất phân bố trên địa bàn các huyện Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Bến Cầu, và Trảng Bàng được giao cho các đơn vị quản lý sau:

- Ban quản lý khu rừng Văn hóa lịch sử Chàng Riệc: 1.389,31 ha

- UBND huyện Tân Biên: 45.06 ha,

- Ban quản lý Khu rừng Phòng hộ Dầu Tiếng: 3.579,72 ha

- UBND huyện Châu Thành: 4.491,92 ha

- UBND huyện Bến Cầu: 775,13 ha

- Ban quản lý các Khu di tích lịch sử Cách mạng Miền Nam: 147,35 ha

Rừng tự nhiên huyện Châu Thành, Bến Cầu được UBND huyện giao UBND các có rừng xã tổ chức các Đội Bảo vệ rừng của xã để quản lý bảo vệ và phòng chống cháy, nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước. Diện tích đất rừng sản xuất được huyện giao khoán cho người dân trồng rừng và cao su.

Các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ quản lý rừng sản xuất chủ yếu là rừng trồng, ít rừng tự nhiên, nên công tác quản lý rừng sản xuất ít được quan tâm, tập trung nhiệm vụ chính là bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Do đó phần lớn người dân sử dụng đất rừng sản xuất chưa có hợp đồng khoán, tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng, trồng cao su, chưa có sự hỗ trợ của Nhà nước và người sử dụng đất cũng chưa thực hiện nghĩa vụ gì với nhà nước.

Các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ vừa hợp đồng khoán trồng rừng phòng hộ, đặc dụng của hợp đồng khoán trồng rừng sản xuất, song quyền lợi các hộ nhận khoán có khác nhau (Rừng trồng sản xuất được khai thác, rừng phòng hộ, đặc dụng chỉ được tỉa thưa), nên các hộ luôn có sự so bì, khiếu nại về sự không công bằng, do đó, việc các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ có quản lý rừng sản xuất đã bộc lộ sự bất cập, không hợp lý cần phải khắc phục.

II. VỀ HIỆN TRẠNG RỪNG SẢN XUẤT

Theo kết quả Kiểm kê rừng năm 2016, tổng diện tích rừng sản xuất là 9.861,9 ha (chiếm 13,81% diện tích quy hoạch lâm nghiệp, 2,4 % diện tích tự nhiên của tỉnh). Có chênh lệch so với quy hoạch giai đoạn 2011-2020 giảm 133 ha do sai số đo đạc, không có sự thay đổi về ranh giới.

Theo kết quả rà soát Quyết định số 3189/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2018 của UBND tỉnh Tây Ninh về Phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2035, tổng diện tích quy hoạch rừng sản xuất là 10.428,49 ha

Trong đó:

- Rừng tự nhiên : 4.250,98 ha (Tập trung chủ yếu ở huyện Châu Thành và Bến Cầu và một số ít ở huyện Tân Châu, Tân Biên)

- Rừng trồng: 4.657,45 ha. Trong đó, có 4.268,26 ha rừng trồng cao su đã thành rừng, rừng trồng cây lâm nghiệp 361,47 ha, cây ăn trái 27,72 ha

- Đất chưa có rừng: 1.520,06 ha, (chiếm 14,57% đất rừng sản xuất), gồm:

+ Đất có rừng trồng chưa thành rừng: 541,02 ha (cao su mới trồng)

+ Đất trống có cây tái sinh: 20,13 ha

+ Đất trống và trồng cây nông nghiệp: 837,71 ha

+ Đất khác: 121,20 ha

(Tổng diện tích có cây cao su là 4.809 ha, gồm 4.268 ha cao su khai thác và 541 cao su mới trồng chưa thành rừng)

1. Hiện trạng rừng tự nhiên: Loại rừng thường xanh lá rộng, rừng non tái sinh sau khai thác (Khai thác trước năm 1990), có trữ lượng trung bình 35m3/ha, xếp loại rừng nghèo và nghèo kiệt, loài cây chủ yếu là cây tạp (Từ nhóm IV đến nhóm VIII) nhiều cây bụi, dây leo, cây thân gỗ có giá trị kinh tế như dầu, sên, bằng lăng, chiếm tỷ lệ thấp.

Do địa hình thấp, ngập nước theo mùa hàng năm từ 2 đến 3 tháng, nhiều năm không có biện pháp lâm sinh cải tạo, nuôi dưỡng, làm giàu rừng, nên mức tăng trưởng rất thấp chỉ đạt bình quân từ 2 đến 2,5 m3/ha.

2. Hiện trạng rừng trồng: Rừng trồng chủ yếu là cây keo lai, mật độ trồng từ 800 đến 1200 cây/ha, có chu kỳ khai thác từ 5 đến 7 năm, sản lượng khai thác bình quân từ 60 - 80 m3/ha, đạt tăng trưởng hàng năm từ 10-15 m3/ha.

Ngoài ra, có trên 4800 ha trồng cây cao su, mật độ bình quân 550 cây/ ha, sản lượng mủ bình quân 2 tấn quy khô/ha/năm; chu kỳ khai thác gỗ 20-25 năm, sản lượng gỗ 150m3/ha.

(Chi tiết xem Biểu 01)

3. Về hiện trạng sử dụng rừng và đất rừng sn xuất

a) Rừng tự nhiên: Rừng huyện Châu Thành do UBND huyện Châu Thành quản lý. UBND huyện giao cho các xã: Ninh Điền, Hòa Hội, Phước Vinh, Hoà Thạnh trực tiếp tổ chức quản lý. UBND huyện tổ chức các Đội Bảo vệ rừng để bảo vệ rừng tự nhiên và được trả lương từ nguồn ngân sách khoán bảo vệ hằng năm của tỉnh, diện tích rừng tự nhiên được bảo vệ khá tốt, ít bị tác động và không bị người dân bao chiếm, sử dụng.

- Rừng tự nhiên huyện Bến Cầu do UBND huyện Bến Cầu quản lý. UBND huyện giao UBND xã Long Phước trực tiếp quản lý, bảo vệ

- Rừng tự nhiên huyện Tân Biên do Ban quản lý Khu rừng Văn hóa - Lịch sử Chàng Riệc quản lý; có 45,06 ha mới đưa vào quy hoạch lâm nghiệp do UBND huyện quản lý.

- Rừng tự nhiên huyện Tân Châu chủ yếu là ở khu vực 522 ha (thuộc khu 249 ha trong quy hoạch lâm nghiệp) mới chuyển từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất

- Rừng tự nhiên huyện Trảng Bàng, do Ban quản lý các khu di tích lịch sử cách mạng Miền nam quản lý

b) Rừng trồng: bao gồm cây cao su, cây lâm nghiệp và cây ăn quả do cá nhân, hộ gia đình sử dụng, (bao gồm hộ có hợp đồng nhận khoán và không có hợp đồng nhận khoán).

- Đất trống, đất trồng cây ngắn ngày do người dân bao chiếm sử dụng.

Hiện có 1.691 hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất rừng sản xuất không là rừng tự nhiên, Trong đó: có 638 hộ hợp đồng nhận khoán 1492 ha (Tân Biên 54 hộ/341 ha, Tân Châu 73 hộ/350 ha, Châu Thành 800 ha/511 hộ) và 1.053 hộ gia đình, cá nhân sử dụng không có hợp đồng 4320 ha.

(Chi tiết Biểu số 02 và danh sách thống kê kèm theo)

III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN RỪNG SẢN XUẤT THỜI GIAN QUA

1. Mặt được

- Quy hoạch rừng sản xuất ổn định trong nhiều năm ít có sự biến động, thay đổi;

- Rừng tự nhiên được bảo vệ khá tốt, ít bị xâm hại;

- Đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh với 4.268 ha cao su đang khai thác mủ và 541 ha sắp đến tuổi khai thác.

2. Mặt hạn chế

- Chưa có dự án đầu tư phát triển rừng sản xuất trên địa bàn từng huyện;

- Phần lớn rừng sản xuất chưa có chủ thực sự (UBND huyện, xã theo quy định của pháp luật không phải là chủ rừng), số còn lại do hộ gia đình sử dụng, nhưng chưa thực hiện giao, cho thuê rừng và đất rừng cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng ổn định vào mục đích lâm nghiệp;

- Nhà nước chưa định hướng loài cây trồng rừng sản xuất, phần lớn người dân trồng rừng một cách tự phát;

- Sự đầu tư của nhà nước đối với rừng sản xuất rất hạn chế, chủ yếu là kinh phí khoán bảo vệ rừng; kết cấu hạ tầng, giao thông các địa bàn rừng còn khó khăn, thậm chí có nơi không có đường giao thông;

- Ranh giới rừng sản xuất một số nơi chưa được cắm mốc trên thực địa nên khó khăn cho công tác quản lý, bị lấn chiếm sản xuất nông nghiệp, thậm chí có xảy ra việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trùng lên đất lâm nghiệp;

- Một số diện tích đất rừng sản xuất nhiều năm trồng cây ngắn ngày, nhưng chưa có xử lý buộc phải trồng rừng;

- Diện tích rừng tự nhiên chậm phát triển, chưa có biện pháp đầu tư làm giàu rừng, ngoài giá trị về môi trường rừng tự nhiên chưa đóng góp gì thêm cho nền kinh tế, song hàng năm nhà nước phải đầu tư bảo vệ, phòng chống cháy rừng.

- Hàng năm Nhà nước phải chi ngân sách cho bảo vệ rừng tự nhiên và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Rừng trồng cây keo lai, sản lượng thấp, trên địa bàn chưa có nhà máy chế biến gỗ công nghệ cao, việc nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ còn nhiều hạn chế.

- Một số nơi rừng sản xuất giao cho các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ quản lý (đã có giấy CNQSDĐ) mà chưa tách và giao địa phương để giao, cho thuê rừng theo quy định

3. Nguyên nhân của những hạn chế

Hầu hết các đơn vị được giao quản lý rừng sản xuất chưa xây dựng dự án đầu tư phát triển rừng sản xuất nên nhiều năm qua, rừng sản xuất phát triển một cách tự phát, chưa có định hướng phát triển, (chỉ có huyện Châu Thành có dự án trồng rừng sản xuất nhưng chỉ mới hỗ trợ các hộ trồng rừng),

Công tác giao đất, giao rừng sản xuất, cho thuê rừng, đất rừng sản xuất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chậm thực hiện.

Rừng tự nhiên trong nhiều năm chỉ đầu tư bảo vệ, chưa có biện pháp cải tạo, tu bổ làm giàu rừng, làm gia tăng giá trị kinh tế của rừng, nên mức tăng trưởng hàng năm còn rất thấp.

Rừng trồng là cây keo lai, chưa có sự kiểm soát chất lượng giống, người dân tự mua trôi nổi trên thị trường hoặc tự thu hái, gieo ươm để trồng nên chất lượng thấp, mức tăng trưởng không đồng đều, năng suất thấp.

Diện tích cây cao su chiếm tỷ trọng lớn trên diện tích đất rừng sản xuất của tỉnh, trong khi ngành chuyên môn chưa đề xuất mô hình trồng rừng sản xuất hiệu quả hơn trồng cây cao su, để định hướng cho người dân.

Từ những hạn chế trên, để đạt được mục tiêu tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tất yếu phải có giải pháp để sử dụng hiệu quả nhất là rừng và đất rừng sản xuất ở tỉnh ta trong thời gian tới.

Phần thứ hai.

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NỘI DUNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN RỪNG SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN 2019-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035

I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN RỪNG SẢN XUẤT

- Nhà nước khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng và chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

- Rừng sản xuất là rừng đa mục tiêu, trồng rừng sản xuất nhằm tăng thu nhập cho người làm nghề rừng và góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái.

- Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng đầu tư và hưởng lợi trực tiếp từ việc trồng rừng, khai thác và chế biến gỗ, lâm sản; Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí ban đầu nhằm khuyến khích phát triển rừng, đồng thời là để chi trả một phần giá trị môi trường do rừng trồng mang lại và bù đắp lợi nhuận thấp do tính đặc thù của nghề rừng.

- Phát triển rừng sản xuất phải gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm lâm sản, đảm bảo nghề rừng ổn định, bền vững.

- Ưu tiên hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng sản xuất, tạo động lực thúc đẩy phát triển lâm nghiệp ở các xã khó khăn.

- Đảm bảo mục tiêu phát triển rừng bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường, thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

- Đảm bảo rừng sản xuất có chủ thật sự, quản lý, sử dụng ổn định vào mục đích lâm nghiệp.

- Rừng sản xuất được quản lý theo phương án quản lý rừng bền vững.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Phát triển lâm nghiệp bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường; từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh. Trong đó, mục tiêu cụ thể là nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm và dịch vụ môi trường rừng; tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm từ 4 - 4,5%; góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

- Hoàn thành công tác giao, cho thuê rừng và đất rừng sản xuất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

- Nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị rừng tự nhiên, tăng trưởng >5m3/ha/năm đối với cây có giá trị lấy gỗ; phát triển du lịch sinh thái;

- Nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, tăng trưởng > 15m3/ha/năm theo hướng trồng cây gỗ lớn, cây lâu năm, kết hợp trồng cây dưới tán, cây dược liệu dưới tán rừng, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương;

- Tạo nguồn nguyên liệu thúc đẩy sự phát triển công nghiệp chế biến theo hướng nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu;

- Góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới.

III. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN RỪNG SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN 2019-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035

1. Chuyển giao rừng và đất rừng sản xuất từ các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đang quản lý vUBND huyện quản lý để giao, cho thuê cho các tchức, cá nhân sử dụng n định vào mục đích lâm nghiệp

Chuyển giao rừng và đất rừng sản xuất Ban quản lý khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng quản lý về UBND huyện Tân Châu; rừng và đất rừng sản xuất Ban quản lý khu rừng Văn hóa - Lịch sử Chàng Riệc quản lý về UBND huyện Tân Biên quản lý.

Mục đích của việc chuyển giao về UBND huyện quản lý để thực hiện giao, cho thuê rừng sản xuất, cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định vào mục đích lâm nghiệp, nếu các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ quản lý rừng sản xuất thì chỉ được thực hiện chế độ khoán cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân.

Mặt khác, diện tích rừng sản xuất hiện do Ban quản lý Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng và Ban quản lý Khu rừng Văn hóa lịch sử Chàng Riệc quản lý chủ yếu là rừng trồng và cao su người dân tự bỏ vốn đầu tư, không có rừng tự nhiên. Sau khi giao, cho thuê, ngân sách sẽ thu được tiền thuê đất hàng năm hoặc một lần.

Việc giao UBND các huyện quản lý rừng và đất rừng sản xuất chỉ là tạm thời quản lý để thực hiện việc giao, cho thuê rừng và đất rừng sản xuất vì UBND không phải là chủ rừng theo quy định của pháp luật mà quan điểm của Đảng và Nhà nước là rừng và đất rừng phải có chủ quản lý, sử dụng một cách hiệu quả, bền vững.

Về thẩm quyền UBND huyện giao, cho thuê đối với cá nhân, hộ gia đình, UBND tỉnh giao, cho thuê đối với tổ chức.

2. Thực hiện chủ trương giao, cho thuê rừng sn xuất cho tổ chức, cá nhân, đảm bảo rừng có chủ qun lý, sử dụng ổn định vào mục đích lâm nghiệp

Căn cứ luật Lâm nghiệp, Luật Đất đai, hàng năm UBND các huyện xây dựng Kế hoạch giao, cho thuê rừng và đất rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân; Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt. Trình tự, thủ tục, mẫu biểu... thực hiện theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP, ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

a) Giao, cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng (cây cao su, cây lâm nghiệp, cây ăn quả), đất đang trồng cây ngắn ngày, đất trống

Phần lớn diện tích rừng trồng, đất trồng cây ngắn ngày, đất trống đều có cá nhân, hộ gia đình sử dụng, gồm: cá nhân, hộ gia đình có hợp đồng nhận khoán và không có hợp đồng nhận khoán, tự đầu tư vốn trồng rừng.

Việc giao, cho thuê, theo hướng sau:

- Đối với các trường hợp có hợp đồng trồng rừng kể cả các Hợp đồng trồng rừng theo Chương trình 327 và 661 trước đây, nay thuộc quy hoạch rừng sản xuất và các hợp đồng nhận khoán trồng rừng sản xuất (bao gồm cả hợp đồng trồng cây cao su), chuyển sang giao rừng, cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng cho cá nhân, hộ gia đình tiếp tục quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý rừng sản xuất; (Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành một số chính sách bảo vệ rừng, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông lâm nghiệp)

- Đối với diện tích đất rừng sản xuất người dân tự trồng cao su, cây ăn trái, trồng rừng không có hợp đồng nhận khoán, UBND huyện cho thuê theo kế hoạch hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đối với đất rừng sản xuất, hiện trạng đang là đất trống, trồng cây hàng năm, thì buộc phải trồng rừng trong năm 2020, 2021. UBND huyện xem xét giao, cho thuê theo kế hoạch hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đối tượng giao đất rừng sản xuất, hạn mức giao theo quy định của Luật Đất đai, Luật Lâm nghiệp và quy định tại Đề án này.

- Đối tượng cho thuê, hình thức cho thuê, giá cho thuê, trả tiền thuê hàng năm hay một lần... thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm, đảm bảo đúng đối tượng, công bằng, công khai, minh bạch.

- Thẩm quyền, hình tự, thủ tục giao, cho thuê, đất rừng sản xuất thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Hạn mức giao cho hộ gia đình, cá nhân thực hiện theo quy định của Luật Đất đai, phần diện tích vượt hạn mức giao thì chuyển sang cho thuê theo quy định;

- Tổ chức, hộ gia đình được giao, được thuê không thực hiện đúng quy định của pháp luật, sử dụng đất rừng không đúng mục đích, không đúng nội dung hợp đồng cho thuê sẽ bị thu hồi, cụ thể:

+ Sau mười hai tháng liền kể từ ngày được giao, được thuê rừng sản xuất để bảo vệ và phát triển rừng mà chủ rừng không tiến hành các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng;

+ Sau hai mươi bốn tháng liền kể từ ngày được giao, được thuê đất để phát triển rừng mà chủ rừng không tiến hành các hoạt động phát triển rừng theo kế hoạch, phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

Các trường hợp thu hồi rừng, thu hồi đất đã giao, cho thuê, thực hiện theo quy định của Luật Luật Lâm nghiệp, luật Luật Đầu tư, Luật Đất đai và các quy định của pháp luật hiện hành

b). Giao, cho thuê rừng và đất rừng sn xuất là rừng tự nhiên.

Diện tích rừng tự nhiên đều do Nhà nước quản lý, không bị người dân bao chiếm, sử dụng.

Diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên, chủ yếu là ở huyện Châu Thành 3.347,5 ha, chiếm 78,70 % tổng diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên của tỉnh, phân bố cụ thể các xã sau: Hòa Thạnh: 281,68 ha, Ninh Điền: 1.147,05ha, Phước Vinh: 777,57 ha và Hòa Hội: 1.141,20 ha.

Theo quy định của pháp luật rừng sản xuất là rừng tự nhiên có thể giao cho cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa phương, để sản xuất lâm nghiệp. Tuy nhiên do rừng sản xuất ở tỉnh ta chủ yếu là rừng non, tái sinh sau khai thác, có trữ lượng thấp, cây có giá trị kinh tế lấy gỗ chiếm tỷ trọng thấp, nhiều năm nữa mới có thể khai thác được gỗ, Song rừng tương đối tập trung, diện tích liền khoảnh, phát triển khá tốt, có giá trị cao về phòng hộ và môi trường.

Từ hiện trạng rừng nêu trên, và thực hiện chủ trương đóng cửa rừng, không khai thác rừng tự nhiên, việc thực hiện giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa phương để sản xuất lâm nghiệp là kém hiệu quả, nhà nước phải tiếp tục chi ngân sách để bảo vệ rừng.

Tuy nhiên, có thể cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê để đầu tư phát triển du lịch sinh thái, trồng cây dưới tán rừng, trồng dược liệu ...vừa nâng cao giá trị gia tăng của rừng, vừa giữ được giá trị phòng hộ và cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Nhà nước ưu tiên cho thuê rừng sản xuất cho tổ chức có dự án thuê rừng để đầu tư phát triển du lịch sinh thái, trồng bổ sung cây có giá trị cao, trồng cây dược liệu dưới tán rừng, kinh doanh động, thực vật rừng dưới tán rừng, không khai thác cây rừng tự nhiên.

Rừng ở xã Long Phước, huyện Bến Cầu, hiện có di tích lịch sử của Huyện ủy Bến Cầu thời kháng chiến, theo Công văn số 3204/UBND-KGVX ngày 9/11/2017 của UBND tỉnh, về việc chuyển đổi vị trí khoanh vùng bảo vệ di tích lịch sử Căn cứ Rừng Nhum huyện Bến Cầu. Theo đó, có 5 ha khu di tích thực hiện theo Luật di sản, do diện tích nhỏ, không chuyển đổi loại rừng.

Rừng sản xuất huyện Trảng Bàng có di tích lịch sử Bời Lời, do nhà nước quản lý, ngoài việc quản lý theo luật Lâm nghiệp còn phải tuân thủ Luật Di sản;

3. Phát triển rừng sản xut là rừng trng

Hiện nay trên tổng diện tích quy hoạch rừng sản xuất, ngoài diện tích rừng tự nhiên là 4.250,98 ha, có hơn 4.800 ha trồng cây cao su, cây ăn quả, diện tích chưa có rừng và trồng cây ngắn ngày 837,61 ha. Diện tích đất chưa có rừng khoảng 800ha. Trong đó, ước tính có thể trồng rừng là cây lâm nghiệp có hỗ trợ từ ngân sách khoảng 400ha.

- Trồng rừng với diện tích đất trống đang trồng cây hàng năm, theo hướng Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp là trồng lấy gỗ, nhất là các loài cây gỗ lớn như các loài cây bản địa, Sao, dầu, gáo vàng... Ngoài ra, có thể trồng các loài cây lâu năm ăn trái xen với cây rừng như: Mít, xoài, điều,.. Cây lấy hạt, lấy nhựa, lấy trầm như: trôm, dó bầu, đười ươi,... theo quy định và khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT và ngành Nông nghiệp và PTNT địa phương, song đảm bảo đúng các quy định về quản lý rừng sản xuất và phù hợp các quy hoạch của địa phương.

Đối với diện tích đang trồng cao su, sau khi thanh lý, không khuyến khích tái canh cây cây cao su mà chuyển đổi sang trồng rừng, đặc biệt là các loài cây gỗ lớn, cây lấy gỗ có giá trị cao. Diện tích cao su hết tuổi khai thác, thanh lý hoặc rừng trồng sau khi khai thác thì phải trồng lại ngay trong mùa vụ kế tiếp, các trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Mô hình trồng rừng sản xuất thực hiện theo điều 30, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Về giống cây lâm nghiệp và các mô hình trồng rừng sản xuất

Đất rừng sản xuất huyện Tân Biên, Tân Châu có địa hình đất cao, ít ngập úng, có thể trồng cây gáo vàng, keo lai, dó bầu, trôm...

Đất trồng rừng huyện Châu Thành, địa hình phần lớn thấp, ngập nước vào mùa mưa từ 2 đến 3 tháng, phù hợp trồng cây keo lai, gáo vàng..

Cây gáo vàng sinh trưởng nhanh, chu kỳ khai thác từ 5 đến 7 năm, có đường kính 40-60 cm, cao 10m. Chất lượng gỗ tương đối tốt, làm gỗ gia dụng, có giá trị xuất khẩu, chịu được ngập úng. Thân và lá cây gáo vàng chứa 18% đạm nên có tác dụng cải tạo đất.

Một số mô hình trồng rừng sản xuất (tham khảo)

*Trồng thuần loại:

Cây keo lai: Mật độ 800 đến 1200 cây, chu kỳ khai thác 5-7 năm

Cây gáo vàng: Mật độ 500 cây/ha, chu kỳ khai thác 5-7 năm

*Trồng hỗn giao:

Hỗn giao theo hàng (2 hàng keo, 01 hàng dầu), mật độ: 120 cây dâu + 450 cây keo/ha

Trồng hỗn giao theo hàng (01 hàng cây keo lai, 01 hàng cây do bầu, hoặc cây trôm), mật độ 400 cây keo+ 400 trôm hoặc dó bầu/ha

Cây xoài, mít, điều hỗn giao với cây rừng gỗ lớn,...

4. Phát triển rng sản xuất là rng tự nhiên

Căn cứ hiện trạng rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo kết quả kiểm kê rừng năm 2016 thì hầu hết là rừng nghèo và rừng nghèo kiệt, có trữ lượng bình quân 30 - 40 m3/ha, chủng loại chủ yếu là các loài cây gỗ tạp, số loài có giá trị chiếm số lượng ít, việc nuôi dưỡng làm giàu rừng mất nhiều năm mới có thể khai thác được.

Từ thực tế trên, có thể chọn giải pháp nâng cao chất lượng giá trị rừng sản xuất là rừng tự nhiên, bằng biện pháp vệ sinh, tu bổ, nuôi dưỡng trồng bổ sung cây lâu năm, cây quý hiếm để phát triển kinh doanh du lịch sinh thái là chủ yếu, không khai thác gỗ từ rừng tự nhiên.

5. Các hoạt động khác nhằm nâng cao giá trị rừng sn xuất

a) Phát triển lâm sản ngoài gỗ

Chủ rừng được chủ động phát triển các loại lâm sản ngoài gỗ phù hợp với đặc tính của hệ sinh thái rừng, được trồng xen cây nông nghiệp, cây dược liệu dưới tán rừng nhưng không làm ảnh hưởng tới mục đích sử dụng chính của rừng.

Căn cứ điều kiện đất đai, thời tiết ở Tây Ninh, có thể phát triển lâm sản ngoài gỗ và trồng cây dưới tán rừng:

+ Có thể trồng bổ sung: tre, tầm vong, trúc, song, mây, nhào.. đối với nơi đất trống trong rừng tự nhiên;

+ Trồng cây dược liệu dưới tán rừng: Cây đinh lăng, hà thủ ô, gừng, nghệ.... tùy theo điều kiện cụ thể từng khu vực rừng.

b) Hoạt động du lịch sinh thái

- Chủ rừng được tự tổ chức hoặc hợp tác với các tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh dịch vụ du lịch trong rừng Nhà nước giao, cho thuê.

- Việc tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái trong rừng sản xuất không được làm thay đổi mục đích sử dụng rừng; các hoạt động về du lịch phải thực hiện theo quy định của pháp luật về hoạt động du lịch, trường hợp cần thiết phải xây dựng các công trình phục vụ cho du lịch thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về xây dựng.

- UBND huyện căn cứ quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh, xây dựng Đề án phát triển trên địa bàn huyện, trong đó chú ý việc khai thác du lịch sinh thái ở các địa bàn rừng bao gồm rừng tự nhiên, rừng trồng, đặc biệt là các khu vực ven sông Vàm Cỏ Đông, khu vực có thể phát triển các sản phẩm du lịch, nhất là địa bàn rừng tự nhiên huyện Châu Thành.

c) Nuôi động vật rừng dưới tán rừng

Nuôi động vật rừng phù hợp như: nuôi Ong, chim cảnh, thú nhỏ, các loài bò sát.... theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có thể khai thác hàng năm, nhưng đảm bảo giá trị phòng hộ của rừng, đồng thời duy trì, phát triển cảnh quan phong phú, đa dạng phục vụ yêu cầu du lịch, nghiên cứu khoa học,...

6. Các giải pháp hỗ trợ phát triển rừng sản xuất

a) Giải pháp về khoa học công nghệ.

Giống cây trồng rừng sản xuất, phải tiếp cận giống mới nhà nước công nhận, cho lưu thông trên thị trường; cây trồng phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng, được kiểm định của cơ quan có thẩm quyền, không sử dụng giống cây trồng trôi nổi trên thị trường, người dân tự gieo ươm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tiếp tục nghiên cứu các giống cây trồng, các mô hình trồng rừng hiệu quả ở các tỉnh bạn, nước ngoài có đất đai, khí hậu tương đồng để áp dụng, chuyển đổi cây trồng, sử dụng hiệu quả nhất đất rừng sản xuất hiện có.

b) Về chế biến gỗ công nghệ cao

Nâng cao giá trị gia tăng của gỗ và sản phẩm gỗ, không còn đường nào khác công nghệ chế biến phải hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm, tỷ lệ sử dụng gỗ ngày càng cao. Tạo động lực thúc đẩy phát triển trồng rừng sản xuất, nâng cao giá trị của rừng, từ đó, nâng cao đời sống của người dân tham gia trồng rừng.

Ở Tây Ninh, hiện nay có hơn 200 cơ sở chế biến gỗ, nguyên liệu sử dụng chủ yếu là cây rừng trồng, và cây trồng phân tán trong nhân dân. Song hầu hết có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, hầu hết là chế biến thô (cưa xẻ là chủ yếu) cung cấp nguyên liệu cho Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai. Tổng công suất các cơ sở hiện nay chỉ cưa xẻ được khoảng 30 - 40%, nguồn nguyên liệu, số còn lại phải vận chuyển ra tỉnh ngoài, nên giá nguyên liệu thấp, không hấp dẫn người dân trồng rừng.

Mặt khác, Tây Ninh chưa có nhà máy chế biến gỗ công nghệ cao, nhà máy sản xuất gỗ MDF nên tỷ lệ sử dụng gỗ thấp, lãng phí nguyên liệu, giá trị sản xuất rừng trồng theo đó cũng thấp hơn nơi có nhà máy.

Để khắc phục, cần có chính sách kêu gọi đầu tư, ưu đãi về thuế, thuê đất để phát triển ngành chế biến gỗ. Trong đó, ưu tiên nhà máy có công nghệ cao, đa dạng hóa sản phẩm cuối cùng, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, trên địa bàn tỉnh khoáng 02 nhà máy, quy mô khoảng > 50.000m3/năm kể cả chế biến cây cao su.

c) Về chứng ch rừng

Chứng chỉ rừng là tiêu chí giám sát, đánh giá quản lý rừng bền vững. Xây dựng chứng chỉ rừng nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và thế giới, góp phần nâng cao giá trị gia tăng của ngành lâm nghiệp. Chủ rừng hoặc địa phương có trên 100 ha rừng trở lên phải xây dựng chứng chỉ rừng. Theo Đề án từ năm 2024 mới có khai thác gỗ rừng trồng, cây cao su thanh lý lấy gỗ ổn định hàng năm, do đó có thể tiến hành xây dựng chứng chỉ rừng từ năm 2025,

7. Giải pháp về vốn

a) Vốn đầu tư hỗ trợ phát triển rừng sản xuất tngân sách nhà nước.

Thực hiện theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành một số chính sách bảo vệ rừng, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông lâm nghiệp, cụ thể:

- Hỗ trợ trồng mới rừng sản xuất là cây lâm nghiệp: 2.000 triệu đồng (Hỗ trợ 5 triệu đồng/ha, chỉ hỗ trợ 01 lần cho rừng trồng cây lâm nghiệp)

- Hỗ trợ công tác khuyến lâm: 200 triệu đồng (Hỗ trợ 500 ngàn đồng/ha, trồng cây lâm nghiệp)

- Hỗ trợ đường lâm nghiệp:

+ Đường ranh phòng chống cháy (đường ranh cản lửa): 4.260 triệu đồng (15m/ha; 30 triệu đồng/km)

+ Đường lâm nghiệp: 59.400 triệu đồng (15m/ha; 450 triệu/km)

- Hỗ trợ trồng rừng khảo nghiệm: 360 triệu đồng (18 triệu/ha)

- Học tập các mô hình trồng rừng sản xuất trong và ngoài nước: 300 triệu đồng

- Hỗ trợ xây dựng chứng chỉ rừng: 1.773 triệu đồng

(Việc lập dự án đầu tư theo mẫu kèm theo)

Rừng sản xuất huyện Bến Cầu có đường giao thông bao quanh, tách biệt với đất nông nghiệp, không còn diện tích phải trồng rừng, không phải thực hiện dự án hỗ trợ đầu tư phát triển rừng sản xuất.

Tổng cộng: 68.293.000.000 đồng (Sáu mươi tám tỷ, hai trăm, chín mươi ba triệu đồng). Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, chỉ hỗ trợ 01 lần.

Trong đó: Vốn đầu tư phát triển: 66.020.000.000 đồng

                Vốn sự nghiệp kinh tế: 2.273.000.000 đồng

(Chi tiết Biểu số 03, 03a,)

b) Vốn của tổ chức, cá nhân: Khoảng 80 tỷ đồng. (Không tính vốn ngoài ngân sách ngưi dân đã đầu tư trồng rừng, cao su, cây ăn trái hiện có)

Chính sách vay vốn trồng rừng sản xuất, thực hiện theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020; Thông tư số 27/2015/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hướng dẫn thực hiện cho vay trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi theo quy định tại Nghị định số 75/2015/N19- CP của Chính phủ

(Chi tiết Biểu số 04)

IV. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Phê duyệt đề án quý III.2019

2. Chuyển giao rừng sản xuất từ các Ban quản lý rừng sang UBND huyện quản lý quý IV/2019

3. UBND huyện xây dựng Kế hoạch giao, cho thuê rừng, đất rừng sản xuất hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ bản hoàn thành việc giao cho thuê rừng sản xuất 31/12/2020.

4. Trồng rừng sản xuất trên diện tích chưa có rừng, từ năm 2021, hoàn thành năm 2022

5. Xây dựng chứng chỉ rừng 2025-2026

V. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

1. Hiệu quả kinh tế

- Giao, cho thuê đất rừng sản xuất đến tổ chức hộ gia đình, cá nhân tạo điều kiện các đối tượng được giao, thuê đất phát huy hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập, thực hiện đầy đủ các quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai quy định.

- Diện tích cao su hơn 4.800ha, ước từ năm 2027 còn ổn định khoảng 4.000 (Do không khuyến khích tái canh cây cao su), sản lượng hàng năm khoảng 8.000 tấn mủ khô, lợi nhuận bình quân năm 30 triệu/ha; tổng lợi nhuận từ cao su 120 tỷ/năm

- Diện tích khai thác rừng keo, gáo vàng sau 1 chu kỳ 7 năm: Diện tích khai thác ổn định từ năm 2027 tối thiểu là 110 ha/ năm, (Chưa tính diện tích cây cao su sau khi khai thác chuyển sang trồng rừng) sản lượng hơn 16.000 m3/năm (chưa tính cây cao su thanh lý hàng năm), lợi nhuận 110 tỷ/năm

- Ngoài ra còn thu nhập từ cây ăn trái, lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới tán rừng khoảng 500 ha, lợi nhuận khoảng 20 tỷ đồng / năm

- Lợi nhuận ổn định từ năm 2027 là 250 tỷ đồng /năm.

- Phát triển công nghệ chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ, nâng cao giá trị các sản phẩm gỗ, lâm sản, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, tăng thu nhập cho lao động từ nghề rừng.

Ngoài ra, Nhà nước có nguồn thu ngân sách từ thuê rừng, thuê đất rừng sản xuất và không phải chi ngân sách để bảo vệ rừng tự nhiên như hiện nay.

(Chi tiết Biểu số 05)

2. Hiệu quả về xã hội, môi trường

- Tạo việc làm thường xuyên, ổn định cho khoảng 5.000 lao động; giảm nhanh, bền vững số hộ nghèo trên địa bàn các xã có rừng.

- Góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, xây dựng nông thôn mới

- Duy trì và nâng cao độ che phủ của rừng, góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo cung ứng dịch vụ môi trường rừng, phát triển du lịch sinh thái.

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và PTNT

Chủ trì phối hợp sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh chuyển giao diện tích quy hoạch rừng sản xuất từ Ban quản lý Khu rừng Văn hóa - Lịch sử Chàng Riệc về UBND huyện Tân Biên và từ Ban quản lý Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng về UBND huyện Tân Châu quản lý, để tiến hành công tác giao, cho thuê rừng và đất rừng sản xuất cho tổ chức, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp;

Chỉ đạo các Ban quản lý rừng Chàng Riệc, Dầu Tiếng hoàn chỉnh hồ sơ quản lý, các hợp đồng trồng rừng có liên quan và tổ chức bàn giao thực địa diện tích rừng sau khi có quyết định của UBND tỉnh;

Tổ chức thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch giao, cho thuê rừng và đất rừng sản xuất hàng năm của UBND huyện, thẩm định, phê duyệt các phương án phát triển lâm nghiệp bền vững của các tổ chức, cá nhân, tạo điều kiện cho UBND huyện hoàn thành công tác giao, cho thuê rừng và đất rừng sản xuất; thẩm định, phê duyệt các thiết kế, công trình lâm sinh, khai thác, dự án phát triển du lịch sinh thái theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.

Phối hợp các địa phương tập trung chỉ đạo các Ban quản lý rừng xử lý các hộ dân sản xuất cây ngắn ngày, tổ chức trồng rừng theo quy định.

2. STài nguyên và Môi trường

Phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện tham mưu UBND tỉnh chuyển giao đất rừng sản xuất từ các Ban quản lý rừng về UBND huyện quản lý, xác định ranh giới, cắm mốc diện tích rừng sản xuất trên thực địa để quản lý; hướng dẫn UBND huyện xây dựng Kế hoạch giao, cho thuê rừng và đất rừng sản xuất, tham mưu UBND tỉnh cho các tổ chức thuê đất rừng sản xuất.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì phối hợp Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn đầu tư phát triển để thực hiện đề án đảm bảo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước: tham mưu UBND tỉnh xem xét phê duyệt các dự án đầu tư có liên quan đến rừng và đất rừng sản xuất.

4. Sở Tài chính

Tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn sự nghiệp kinh tế thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng... theo quy định.

5. UBND các huyện có rng sản xuất

Xây dựng dự án đầu tư phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện, theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ trình UBND tỉnh phê duyệt, hàng năm có kế hoạch thực hiện; xây dựng kế hoạch giao, cho thuê rừng và đất rừng sản xuất cho các tổ chức, cá nhân sử dụng ổn định theo nội dung của đề án này; xây dựng dự án đầu tư phát triển rừng sản xuất, trình cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện, quy hoạch kết cấu hạ tầng, xây dựng đường lâm nghiệp đáp ứng yêu cầu giao thông vận chuyển lâm sản và phòng cháy chữa cháy rừng;

Lập Đề án định hướng phát triển du lịch đối với các khu rừng tự nhiên, kêu gọi tổ chức, doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch sinh thái ở địa phương.

Quản lý việc thực hiện công các bảo vệ và phát triển rừng của các chủ rừng; giao UBND xã tổ chức quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên chưa giao, cho thuê trên địa bàn;

Đối với các trường hợp cấp trừng giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất trên đất lâm nghiệp trước đây, Đề nghị UBND huyện khẩn trương xử lý theo quy định tại Quyết định số 223/QĐ-UBND của UBND tỉnh Ban hành Kế hoạch xử lý tài sản (cây trồng) trên đất khi thu hồi, hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp trùng trên đất quy hoạch lâm nghiệp và các trường hợp có Hợp đồng, giấy xác nhận cho trồng cây không đúng mục đích, sai quy hoạch lâm nghiệp.

6. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

Chỉ đạo các đơn trị trực thuộc từ tỉnh đến cơ sở phối hợp chính quyền địa phương, Kiểm lâm và đơn vị chủ rừng kiểm tra, truy quét, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, tham gia phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn.

7. Chủ rừng (tổ chức, hộ cá nhân được giao cho thuê rừng và đt rừng sản xuất)

Tổ chức thực hiện hiệu quả phương án quản lý, phát triển rừng bền vững, thực hiện nghiêm quy chế quản lý rừng sản xuất và các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng.

Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư hỗ trợ của nhà nước, sau khi trồng rừng mà 5 năm không thành rừng phải trả lại vốn đầu tư hỗ trợ của nhà nước và bị thu hồi rừng, đất rừng.

Chủ rừng được giao, cho thuê rừng tự nhiên, không để rừng bị phá, bị lấn chiếm, các hoạt động trồng cây ngoài gỗ, cây dược liệu, kinh doanh du lịch sinh thái không được làm mất đi mục đích chính của rừng.

Thực hiện nghiêm các quy định phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng; có nghĩa vụ nộp đầy đủ tiền thuê đất, thuê rừng, các loại thuê, phí theo quy định của pháp luật hiện hành.

Các hành vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, luật Đất đai sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, tùy theo mức độ có thể bị thu hồi rừng, đất rừng đã giao hoặc cho thuê.

PHẦN KẾT LUẬN -KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Rừng sản xuất là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ, phát triển du lịch và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường. Đề án quản lý và phát triển rừng sản xuất là định hướng, giải pháp quản lý phát triển rừng sản xuất ở tỉnh ta trong thời gian tới, đảm bảo tuân thủ quy chế quản lý rừng sản xuất, góp phần thực hiện thắng lợi đề án tái cơ cấu lâm nghiệp và chương trình mục tiêu phát triển rừng bền vững.

II. KIẾN NGHỊ

Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành quyết định chuyển giao diện tích quy hoạch rừng sản xuất từ Ban quản lý Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng, Ban quản lý Khu rừng Văn hóa lịch sử Chàng Riệc về UBND huyện Tân Châu và UBND huyện Tân Biên quản lý (Quyết định thu hồi diện tích rừng sản xuất của các Ban quản lý và Quyết định giao UBND huyện quản lý)

Có chính sách kêu gọi đầu tư 2 nhà máy chế biến gỗ công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị sản phẩm gỗ tại địa phương và kêu gọi các nhà đầu tư thuê rừng sản xuất đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nâng cao giá trị rừng sản xuất là rừng tự nhiên./.

 


Nơi nhận:
- UBND tỉnh;
- GĐ, PGĐ phụ trách;
- Lưu: VP.CCKL.

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Tạ Văn Đáo

 

Biểu số 01.

Hiện trạng rừng và đất rừng sản xuất theo kết quả Kiểm kê rừng

PHÂN LOẠI RỪNG

TỔNG DIỆN TÍCH

(ha)

CHÂU THÀNH

(ha)

BẾN CẦU

(ha)

TÂN BIÊN

(ha)

TÂN CHÂU

(ha)

TRẢNG BÀNG

(ha)

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

 

7

Tổng cộng

10.428,49

4.491,92

775.13

1.434,37

3.579,72

147.35

 

I. Rừng phân theo nguồn gốc

9.449,45

4.329,01

769,2

1.234

2.978,88

136,36

 

1. Rừng tự nhiên

4.250,98

3.347,5

712,2

84,43

45,51

61,34

 

- Rừng nguyên sinh

 

-

-

-

-

 

 

- Rừng thứ sinh

4.250,98

3.347,5

712,2

84,43

45,51

61,34

 

2. Rừng trồng

4.657,45

798,25

57

1.133,47

2.591,71

77,02

 

a) Rừng trồng cây Lâm nghiệp

361,47

29,32

57

148,52

49,61

77.02

 

b) Rừng trồng cao su

4.268,26

766,2

-

984,95

2.517,11

 

 

c) Rừng trồng cây ăn trái

27,72

2,73

-

-

24,99

 

 

III. Rừng tự nhiên phân theo loài cây

4.250,98

3.347,5

712,2

84,43

45.51

61,34

 

1. Rừng gỗ

4.250,98

3.347,5

712,2

84,43

45,51

61,34

 

Rừng gỗ lá rộng thường xanh hoặc rụng lá, nửa rụng lá

4.250,98

3.347,5

712,2

84,43

45,51

61,34

 

IV. Rừng tự nhiên phân theo trữ lượng

4.250,98

3.347,5

712,2

84,43

45,51

61,34

 

1. Rừng giàu

 

-

-

-

-

 

 

2. Rừng trung bình

 

-

-

-

 

 

 

3. Rừng nghèo

10,30

2,87

-

7,43

 

 

 

4. Rừng nghèo kiệt

4.240,68

3.344,63

712,2

77,43

45,51

61,34

 

5. Rừng chưa có trữ lượng

 

-

-

-

 

 

 

V. Đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp

1520,06

346,17

5,93

216,47

942,5

8,99

 

1. Đất có rừng trồng chưa thành rừng

541,02

183,26

-

16,10

341,66

 

 

2. Đất trống có cây gỗ tái sinh

20,13

12,41

5,26

-

2,46

 

 

3. Đất trống không có cây gỗ tái sinh

102,52

11,56

0,67

-

90,29

 

 

4. Đất có cây nông nghiệp ngắn ngày

735,19

114,57

-

181,47

439,15

 

 

5. Đất khác trong lâm nghiệp

121,2

24,37

-

18,90

68,94

8,99

 

 

Biểu số 02.

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG RỪNG VÀ ĐẤT RỪNG SẢN XUẤT

Nội dung

Tân Biên

Tân Châu

Châu Thành

Bến Cầu Và Trảng Bàng

Tổng Cộng

Số hộ

Diện tích

Số hộ

Diện tích

Số hộ

Diện tích

Số hộ

Diện tích

Số hộ

Diện tích

I. Rừng tự nhiên

 

84,43

 

45,51

 

3.347,5

 

773,54

 

4.250,98

II. Đất rừng sản xuất: (ha)

 

1.349,94

 

3.534,21

 

1.144,42

 

148,94

 

6091,50

I .Có Hợp đồng khoán

54

341,

73

350

511

800

 

 

638

1.492

- Trồng rừng

 

143

05

19

65

99

 

 

 

 

- Trồng cao su

 

198,

68

331

446

701

 

 

 

 

2. Không có Hợp đồng khoán

133

998

820

2.976

100

126

 

 

1.053

4.320

-Trồng cao su

95

799,

 

2587

49

50

 

 

 

 

-Trồng cây hàng năm và đất khác

38

199,

 

389

51

27

 

 

 

 

-Chưa xác định người sử dụng

 

11

 

208.21

 

218,42

 

 

 

 

Tổng cộng I+II(ha)

 

1.434,37

 

3.579,72

 

4.491,92

 

992,48

1.691

10.428,49

 

Biểu số 03: VỐN HỖ TRỢ ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Năm

TT

Nội dung

Định mc hỗ tr(tr.đng)

Huyện Tân Biên

Huyện Tân Châu

Huyện Châu Thành

Tổng cộng

Khối lượng

Vốn đầu (Tr.đồng)

Khối lượng

Vốn đầu tư (Tr.đồng)

Khối lưng

Vốn đầu tư (Tr.đồng)

Khối lượng

Vốn đầu tư (Tr.đồng)

Tổng

Vốn ĐTPT

Vốn SNKT

Tổng

Vốn ĐTPT

Vốn SNKT

Tổng

Vốn ĐTPT

Vốn SNKT

Tổng

Vốn ĐTPT

Vốn SNKT

Năm 2021

1

Hỗ trợ trồng rừng sản xuất

 

 

225

225

 

 

625

625

 

 

150

150

 

 

1,000

1,000

-

 

Cây gỗ lớn

7

 

-

 

 

 

-

 

 

 

-

 

 

 

-

-

-

 

Cây gỗ nhỏ

5

45ha

225

225

 

125ha

625

625

 

30 ha

150

150

 

200ha

1,000

1,000

-

2

Hỗ trợ công tác khuyến lâm

0.5

45ha

23

 

23

253ha

63

 

63

30ha

15

 

15

328ha

100

-

100

3

Hỗ trợ đường lâm nghiệp

 

 

3,360

3,360

 

 

9,600

9,600

 

 

2,850

2,850

 

 

15,810

15,810

-

a

Đường ranh PCCR

30

7km

210

210

 

20km

600

600

 

20km

600

600

 

47km

1,410

1,410

-

b

Đường lâm nghiệp

450

7km

3,150

3,150

 

20km

9,000

9,000

 

5km

2,250

2,250

 

32km

14,400

14,400

-

4

Hỗ trợ trồng rừng khảo nghiệm

18

 

-

 

 

 

-

 

 

 

-

 

 

 

-

-

-

5

Tham quan, học tập các mô hình trồng rừng sản xuất trong và ngoài nước

20

5 người

100

 

100

 

100

 

100

5 người

100

 

100

10 người

300

-

300

6

Hỗ trợ xây dựng chứng chỉ rừng bền vững

0.3

 

-

 

 

 

-

 

 

 

-

 

 

800ha

-

-

-

Cộng năm 2021

 

 

3,708

3,585

123

 

10,388

10,225

163

 

3,115

3,000

115

 

17,210

16,810

400

Năm 2022

1

Hỗ trợ trồng rừng sản xuất

 

 

225

225

 

 

625

625

 

 

150

150

 

 

1,000

1,000

-

 

Cây gỗ lớn

7

 

-

 

 

 

-

 

 

 

-

 

 

 

-

-

-

 

Cây gỗ nhỏ

5

45ha

225

225

 

125ha

625

625

 

30ha

150

150

 

200ha

1,000

1,000

-

2

Hỗ trợ công tác khuyến lâm

0.5

45ha

23

 

23

125ha

63

 

63

30ha

15

 

15

200ha

100

-

100

3

Hỗ trợ đường lâm nghiệp

 

 

3,360

3,360

 

 

9,600

9,600

 

 

3,150

3,150

 

 

16,110

16,110

-

a

Đường ranh PCCR

30

7km

210

210

 

20km

600

600

 

30km

900

900

 

57km

1,710

1,710

-

b

Đường lâm nghiệp

450

7km

3,150

3,150

 

20km

9,000

9,000

 

5km

2,250

2,250

 

32km

14,400

14,400

-

4

Hỗ trợ trồng rừng khảo nghiệm

18

 

-

 

 

4ha

72

72

 

4ha

72

72

 

8ha

144

144

-

5

Tham quan, học lập các mô hình trồng rừng sản xuất trong và ngoài nước

20

 

-

 

 

 

-

 

 

 

-

 

 

 

-

-

-

6

Hỗ trợ xây dựng chứng chỉ rừng bền vững

0.3

 

-

 

 

 

-

 

 

 

-

 

 

 

-

-

-

Cng năm 2022

 

 

3,608

3,585

23

 

10,360

10,297

63

 

3,387

3,372

15

 

17,354

17,254

100

Năm 2023

1

Hỗ trợ trồng rừng sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

-

-

 

Cây gỗ lớn

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

-

-

 

Cây gỗ nhỏ

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

-

-

2

Hỗ trợ công tác khuyến lâm

0.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

-

-

3

Hỗ trợ đường lâm nghiệp

 

 

3.360

3,360

 

 

6,720

6,720

 

 

3,660

3.660

 

 

13,740

13,740

-

a

Đường ranh PCCR

30

7km

210

210

 

14km

420

420

 

17km

510

510

 

38km

1,140

1,140

-

b

Đường lâm nghiệp

450

7km

3,150

3,150

 

14km

6,300

6,300

 

7km

3.150

3,150

 

28km

12,600

12,600

-

4

Hỗ trợ trồng rừng khảo nghiệm

18

 

 

 

 

6ha

108

108

 

6 ha

108

108

 

12ha

216

216

-

Cộng năm 2023

 

 

3,360

3,360

-

 

6,828

6,828

-

 

3,76S

3.768

-

 

13,956

13,956

-

Sau năm 2023

3

Hỗ trợ đường lâm nghiệp

 

 

 

 

 

 

9,000

9,000

 

 

9,000

9,000

 

 

18,000

18,000

-

b

Đường lâm nghiệp

450

 

 

 

 

20km

9,000

9,000

 

20km

9,000

9,000

 

40km

18,000

18,000

-

4

Hỗ trợ trồng rừng khảo nghiệm

18

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

-

-

6

Hỗ trợ xây dựng chứng chỉ rừng bền vững

0.3

1.331 ha

500

 

300

3.457ha

1.037

 

1.037

1.121 ha

336

 

336

5901ha

1,773

-

1,773

 

Cng sau năm 2023

 

 

399

-

399

 

10,037

9,000

1,037

 

9,336

9,000

336

 

19,773

18,000

1,773

Tng cng

 

 

11,074

10,530

544

-

37,612

36,350

1,262

-

19,606

19,140

466

-

68,293

66,020

2,273

 

Biểu số 03a: TỔNG HỢP VỐN ĐẦU TƯ HỖ TRỢ TỪ' NGÂN SÁCH

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nội dung

Số tiền

Chia theo nhóm

Vốn ĐTPT

Vốn SNKT

Ghi chú

1

Trồng rừng sản xuất

2,000

2,000

 

 

2

Công tác Kiểm lâm

200

 

200

 

3

Đường lâm nghiệp

 

 

 

 

Đường ranh PCCR

4,260

4,260

 

 

Đường lâm nghiệp

59,400

59,400

 

 

4

Trồng rừng khảo nghiệm

360

360

 

 

5

Tham quan, học tập các mô hình trồng rừng sản xuất trong và ngoài nước

300

 

300

 

6

Hỗ trợ xây dựng chứng chỉ rừng bền vững

1,773

 

1,773

 

Tổng cộng

68,293

66,020

2,273

 

 

Biểu số 04

VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÁC TỔ CHỨC CÁ NHÂN NGOÀI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:

SỐ TT

NỘI DUNG

Diện tích

(ha)

Vốn dầu (ư 01 ha

(triệu đồng)

Tổng vốn đầu tư

(triệu đồng)

Ghi chú

01

Rừng trồng cây lâm nghiệp

400

25

10.000

Đầu tư 01 lần chu kỳ 7 năm

02

Rừng trồng mới cây cao su, cây ăn quả

400

50

20.000

 

03

Dược liệu dưới tán rừng

1000

50

50,000

Ước thực hiện

 

Tổng cộng

 

 

80.000

 

Băng chữ: (Tám mươi tỷ đồng)

 

Biểu số 05.

LỢI NHUẬN BÌNH QUÂN NĂM

( Ổn định từ năm 2027 tr đi)

SỐ TT

NỘI DUNG

Diện tích khai thác/năm (Ha/năm)

Lợi nhuận 01 ha

(triệu đồng)

Tổng lợi nhuận (triệu đồng)

Ghi chú

01

Cao su

4.000

30

120.000

 

02

Rừng trồng cây lâm nghiệp

110

100

110.000

 

03

Lâm sản ngoài gỗ, dược liệu...

500

40

20.000.

 

 

Tổng cộng

 

 

250.000

 

Bằng chữ: (Hai trăm, năm mươi tỷ đng)

 

PHỤ LỤC I.

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN.

(Luật Lâm nghiệp 2017)

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác: diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.

Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng tự nhiên và rừng trồng được phân thành 03 loại như sau:

- Rừng đặc dụng;

- Rừng phòng hộ;

- Rừng sản xuất.

1. Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng, bao gồm:

a) Vườn quốc gia;

b) Khu dự trữ thiên nhiên;

c) Khu bảo tồn loài - sinh cảnh;

đ) Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;

đ) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia.

2. Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng: được phân theo mức độ xung yếu bao gồm:

a) Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới;

b) Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển

3. Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

4. Chng chỉ quản lý rừng bền vững là văn bản công nhận một diện tích rừng nhất định đáp ứng các tiêu chí về quản lý rừng bền vững.

5. Giao rừng sản xuất:

Nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:

a) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có diện tích rừng; đơn vị vũ trang;

b) Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ đối với diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được giao cho ban quản lý rừng đó.

6. Nhà nước cho thuê rừng là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng rừng thông qua hợp đồng cho thuê rừng.

Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền thuê rừng một lần hoặc hằng năm để sản xuất lâm nghiệp; sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. (Điều 17. Luật Lâm nghiệp)

7. Thuê môi trường rừng là việc tổ chức, cá nhân thỏa thuận với chủ rừng để được sử dụng môi trường rừng trong một thời gian nhất định thông qua hợp đồng cho thuê môi trường rừng theo quy định của pháp luật.

8. Dịch vụ môi trường rừng là hoạt động cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng.

9. Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật. Bao gồm:

9.1. Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ.

9.2. Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.

9.3. Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng (sau đây gọi là đơn vị vũ trang).

9.4. Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp.

9.5. Hộ gia đình, cá nhân trong nước.

9.6. Cộng đồng dân cư.

9.7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất.

 

PHỤ LỤC II.

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN ……….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:    /ĐA-SNN

, ngày  tháng  năm 20

 

ĐỀ CƯƠNG

DỰ ÁN HỖ TRỢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN RỪNG SẢN XUẤT

(Hoặc báo cáo kinh tế- kỹ thuật đầu tư phát triển rừng sản xuất)

Phần thứ nhất

SỰ CN THIẾT PHẢI LẬP DỰ ÁN HTRỢ ĐẦU TƯ RNG SẢN XUẤT

I. Cơ s pháp lý

II. Cơ sthực tin

III. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực dự án:

Vị trí địa lý, ranh giới

Địa hình, vị trí Khí hậu thủy văn:

            4. Địa chất thổ nhưỡng

            5. Dân sinh kinh tế

            6. Cơ sở hạ tầng: Đường giao thông, Điện, nước, thông tin, văn hóa, giáo dục trong vùng dự án...

IV. Hiện trạng rừng, hiện trạng sử dụng đất rừng của Dự án

Đất có rừng:

a) Rừng tự nhiên: ………….ha; chia theo trạng thái rừng:

- Rừng giàu: ...ha;

- Rừng trung bình: ...ha;

- Rừng nghèo: ....ha;

b) Rừng trồng:

            - Rừng trồng vốn nhà nước:...ha;

            - Rừng trồng vốn dân:...ha;

            2. Đất chưa có rừng:

            3. Đất có trồng cây nông nghiệp:

            - Đất đang trồng cây cao su: ... ha;

            - Đất đang trồng cây ăn quả:... ha;

            - Đất đang trồng cây nông nghiệp ngắn ngày: ... ha;

(có bản đồ và biểu chi tiết kèm theo)

Phần thứ hai

NỘI DUNG DỰ ÁN

I. Tên, phạm vi dự án, thi gian và chủ dự án

1. Tên dự án: Dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất huyện.... giai đoạn…….

2. Vị trí, phạm vi dự án

a) Vị trí địa lý:

b) Phạm vi dự án

3. Thời gian thực hiện dự án:

4. Cơ quan thực hiện dự án:

II. Mục tiêu, nhiệm vụ dự án:

1. Mục tiêu:

- Về kinh tế:

- Về xã hội:

- Môi trường:

- An ninh quốc phòng:

III Quy hoạch sử dụng đất rừng sn xuất giai đoạn....:

Hiện trạng đất rừng sản xuất:

Quy hoạch sử dụng đất rừng sản xuất:

IV. Nội dung hỗ trđầu tư

1. Trồng rừng (diện tích, loài cây, suất đầu tư)

2. Khuyến lâm

3. Đường ranh, phòng chống cháy

4. Đường lâm nghiệp

5. Xây dựng chứng chỉ rừng (nếu có)

Tổng vốn đầu tư: ...triệu đồng, trong đó:

Nguồn vốn: Ngân sách, vốn dân, vốn tín dụng.

(Có thiết kế công trình kèm theo)

V. Phân kỳ đầu tư:

VI. Hiệu quả đầu tư

a) Về kinh tế

b) Về môi trường

c) Về xã hội

d) Về an ninh quốc phòng

VII. Tổ chức thực hiện

Phần thứ ba

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

2. Kiến nghị

 

PHỤ LỤC III.

Biên bản bàn giao rừng và đất rừng sản xuất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Tây Ninh, ngày   tháng    năm 20

BIÊN BẢN

Về việc bàn giao rừng và đất rừng sản xuất huyện....

Căn cứ Quyết định số  /QĐ-UBND ngày  tháng  tháng năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án Quản lý phát triển rừng sản xuất tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2035;

Căn cứ Quyết định số  /QĐ-UBND ngày tháng năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thu hồi diện tích rừng sản xuất do Ban quản lý khu rừng quản lý

Căn cứ Quyết định số  /QĐ-UBND ngày tháng năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh giao UBND huyện     quản lý    ha rừng sản xuất.

Hôm nay, ngày   tháng   năm 2019, tại……, chúng tôi gồm có

I. THÀNH PHẦN

1. SNông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Ông:

2. S Tài nguyên và Môi trường

-Ông

3. Bên bàn giao: Ban quản lý Khu rừng....

- Ông

- Ông

4. Bên nhn bàn giao: Ủy ban nhân dân huyn ...

- Ông

- Ông

II. Nội dung giao, nhận

1. Hiện trạng rừng và đt rừng sn xut

Tổng diện tích:

Trong đó:

            - Rừng tự nhiên:

            - Rừng trồng:

                        + Rừng trồng cây lâm nghiệp

                        + Cây cao su

                        + Cây ăn trái

- Đất trồng cây ngắn ngày, đất trống:

- Đất khác

2. Hiện trạng sử dụng

- Diện tích rừng trồng đã được nhà nước đầu tư: ha (chi tiết có phụ lục kèm theo)

- Diện tích rừng trồng do dân tự đầu tư trồng: ha/hộ.

- Diện tích cây cao su đã có hợp đồng giao khoán: ha/ hộ (chi tiết có phụ lực kèm theo).

- Diện tích cây cao su không có hợp đồng khoán ha/hộ

- Diện tích đất đang trồng cây nông nghiệp ngắn ngày, ha/hộ;

- Diện tích đất khác: ha

1. Bên bàn giao: Ban quản lý Khu rừng....

Bàn giao tất cả diện tích rừng và đất rừng sản xuất cùng hồ sơ liên quan cho Ủy ban nhân dân huyện... tiếp tục thực hiện quản lý theo quy định của pháp luật.

2. Bên nhận bàn giao: Ủy ban nhân dân huyện...

Tiếp nhận tất cả diện tích rừng và đất rừng sản xuất cùng hồ sơ liên quan.

Thực hiện quản lý rừng sản xuất theo Đề án ...

Biên bản kết thúc vào lúc giờ phút cùng ngày. Tất cả cùng thống nhất nội dung trên, cùng đồng ý ký tên./.

 

BÊN NHẬN

BÊN GIAO