Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1553/2009/QĐ-UBND

Tuy Hòa, ngày 21 tháng 8 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN VÀ ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ TỪ NGÂN SÁCH TỈNH ĐỂ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN, KIÊN CỐ HÓA KÊNH MƯƠNG, CƠ SỞ HẠ TẦNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG LÀNG NGHỀ Ở NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2009-2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước để tiếp tục thực hiện các Chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009-2015;

Căn cứ Nghị quyết số 130/2009/NQ-HĐND ngày 09 tháng 7 năm 2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên khóa V, kỳ họp thứ 14 về tiêu chí, định mức phân bổ vốn và định mức hỗ trợ từ ngân sách tỉnh để thực hiện các Chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn từ năm 2009-2015;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (tại Tờ trình số 238/TTr-KHĐT ngày 10 tháng 8 năm 2009),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định tiêu chí, định mức phân bổ vốn và định mức hỗ trợ từ ngân sách tỉnh để thực hiện các chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn từ năm 2009-2015”.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Giám đốc các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Công Thương, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện. Định kỳ 6 tháng báo cáo tình hình thực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh để kịp thời chỉ đạo.

Điều 3. Quy định ban hành kèm theo Quyết định này thay thế Quyết định số 1147/2008/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên về việc quy định tiêu chí, định mức phân bổ vốn và điều chỉnh mức hỗ trợ của tỉnh, để thực hiện Chương trình phát triển đường giao thông nông thôn và kiên cố hóa kênh mương từ năm 2008 đến năm 2010. Các quy định đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành trước đây trái với Quy định này đều bãi bỏ.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Công Thương, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phạm Ngọc Chi

 

QUY ĐỊNH

VỀ TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN VÀ ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ TỪ NGÂN SÁCH TỈNH ĐỂ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN, KIÊN CỐ HÓA KÊNH MƯƠNG, CƠ SỞ HẠ TẦNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG LÀNG NGHỀ Ở NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2009-2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1553/2009/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên)

I. TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN

1. Chương trình phát triển đường giao thông nông thôn và kiên cố hoá kênh mương

Chương trình phát triển đường giao thông nông thôn và kiên cố hóa kênh mương được triển khai trên toàn bộ địa bàn các xã, thị trấn của các huyện, riêng thành phố Tuy Hòa được áp dụng trên địa bàn các xã và 4 phường: Phú Lâm, Phú Thạnh, Phú Đông và phường 9. Trong giai đoạn 2009-2015, trên cơ sở mức vốn được Bộ Tài chính thông báo, ưu tiên bố trí từ 80-90% tổng vốn để bố trí thực hiện các Chương trình này trên địa bàn toàn tỉnh.  

- Định mức phân bổ vốn từng năm cho mỗi huyện, thành phố được tính theo điểm của từng xã, thị trấn, phường của mỗi huyện, thành phố:

+ Gọi V là tổng số vốn sẽ phân bổ cho các huyện, thành phố thực hiện Chương trình giao thông nông thôn và kiên cố hóa kênh mương;

+ Gọi Q là tổng số điểm của các huyện, thành phố;

+ Gọi Qh là tổng số điểm của từng huyện, thành phố;

+ Gọi Vh  mức phân bổ vốn cho từng huyện, thành phố;

+ Gọi Vi số vốn định mức phân bổ cho 1 điểm;

Ta có: Vi = V/Q

Khi đó, mức vốn phân bổ cho từng huyện, thành phố được xác định:

Vh = Qh . Vi

Việc tính điểm cho từng huyện, thành phố dựa trên điểm của từng xã, thị trấn, phường. Cụ thể như sau:

- Đối với huyện miền núi, các xã miền núi và bãi ngang khó khăn thuộc huyện đồng bằng (53 xã): Cơ sở tính điểm từng xã thuộc khu vực này: các xã khu vực III (theo quy định của Ban Dân tộc miền núi): mỗi xã tính 10 điểm/xã; các xã khu vực II: mỗi xã tính 9 điểm/xã; các xã khu vực I và các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển: mỗi xã tính 8 điểm/xã.

- Đối với các xã, thị trấn còn lại của huyện đồng bằng và các xã, 4 phường của thành phố Tuy Hòa: Các xã đồng bằng: mỗi xã tính 7 điểm/xã; các thị trấn và các phường: Phú Lâm, Phú Thạnh, Phú Đông và phường 9 thuộc thành phố Tuy Hòa được tính 6 điểm/thị trấn, phường.

(Chi tiết xác định tổng số điểm làm cơ sở phân bổ vốn cho từng huyện, thành phố xem Phụ lục kèm theo Quy định này)

- Mức phân bổ cụ thể cho Chương trình phát triển đường giao thông nông thôn và kiên cố hóa kênh mương: Trên cơ sở tổng vốn của chương trình phân bổ cho từng huyện, thành phố; mức phân bổ cụ thể cho Chương trình phát triển đường giao thông nông thôn và kiên cố hóa kênh mương giao Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xem xét nhu cầu và khả năng huy động của từng địa phương để phân bổ, nhưng phải đảm bảo ưu tiên cho các dự án đường giao thông nông thôn để thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng đã đề ra.

- Đối với Chương trình bê-tông hóa đường hẻm phố: Trong giai đoạn 2009-2015, hàng năm trên cơ sở nhu cầu và khả năng cân đối, bố trí 2 - 3% tổng vốn để thực hiện Chương trình này, tiêu chí và định mức hỗ trợ theo phần II của Tờ trình này và được xem xét điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Chương trình đường giao thông nông thôn đến các Khu di tích trong đề án được Ủy ban nhân dân tỉnh đầu tư để kỷ niệm 400 năm tỉnh Phú Yên: Trong hai năm 2009 và 2010 bố trí một phần vốn của Chương trình giao thông nông thôn để lồng ghép thực hiện các tuyến đường giao thông nông thôn đến các Khu di tích chưa có đường giao thông. Trong năm 2009, chọn 02 tuyến đường: đường giao thông nông thôn xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa (đường vào Di tích lịch sử Mộ và Đền thờ Lương Văn Chánh) và đường giao thông nông thôn xã An Hiệp, huyện Tuy An (đường vào Khu di tích Đền thờ Lê Thành Phương); năm 2010 sẽ tiếp tục thực hiện các tuyến đường khác. Tiêu chí hỗ trợ theo phần II của Quy định này.

2. Chương trình cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn

Trong giai đoạn 2009-2015, trên cơ sở nhu cầu của các huyện, thành phố và Sở Công Thương, bố trí 5-10% tổng vốn để thực hiện, tiêu chí và định mức hỗ trợ theo phần II của Quy định này và được xem xét điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tế.

3. Chương trình cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản

Hiện nay chưa có quy định thực hiện Chương trình này, do vậy trong năm 2009 chưa phân bổ vốn để thực hiện Chương trình này. Từ năm 2010-2015, trên cơ sở nhu cầu của các huyện, thành phố và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bố trí 5-10% tổng vốn để thực hiện, tiêu chí và định mức hỗ trợ theo phần II của Quy định này và được xem xét điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tế.

II. ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ TỪ NGÂN SÁCH TỈNH VÀ CƠ CHẾ THỰC HIỆN

1. Tiêu chí và định mức hỗ trợ

a) Chương trình phát triển đường giao thông nông thôn và kiên cố hóa kênh mương:

- Đối với huyện miền núi, các xã miền núi và bãi ngang khó khăn thuộc huyện đồng bằng (53 xã), định mức hỗ trợ như sau:

+ Các xã thuộc khu vực III vùng dân tộc thiểu số và miền núi: ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% theo tổng dự toán được duyệt của mỗi công trình;

+ Các xã thuộc khu vực II vùng dân tộc thiểu số và miền núi: ngân sách tỉnh hỗ trợ 90%, nhân dân đóng góp và huy động các nguồn khác 10% theo tổng dự toán được duyệt của mỗi công trình;

+ Các xã thuộc khu vực I vùng dân tộc thiểu số và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển: ngân sách tỉnh hỗ trợ 80%, nhân dân đóng góp và huy động các nguồn khác 20% theo tổng dự toán được duyệt của mỗi công trình.

- Đối với các xã còn lại thuộc các huyện đồng bằng và 4 phường của thành phố Tuy Hòa (phường Phú Thạnh, Phú Đông, Phú Lâm và phường 9), định mức hỗ trợ như sau:

+ Khu vực các xã của các huyện đồng bằng: ngân sách tỉnh hỗ trợ 70%, nhân dân đóng góp và huy động các nguồn khác 30% tổng dự toán được duyệt của mỗi công trình phát triển đường giao thông nông thôn và kiên cố hóa kênh mương;

+ Khu vực các thị trấn của các huyện đồng bằng và 4 phường của thành phố Tuy Hòa: ngân sách tỉnh hỗ trợ 60%, nhân dân đóng góp và huy động các nguồn khác 40% tổng dự toán được duyệt của mỗi công trình phát triển đường giao thông nông thôn và kiên cố hóa kênh mương.

- Đối với Chương trình bê tông hóa đường hẻm phố: Thực hiện ở 8 phường còn lại của thành phố Tuy Hòa. Định mức hỗ trợ: ngân sách tỉnh hỗ trợ 60%, nhân dân đóng góp và huy động các nguồn khác 40% tổng dự toán được duyệt của mỗi công trình.

- Đối với các dự án xây dựng đường giao thông nông thôn đến các Khu di tích trong đề án được Ủy ban nhân dân tỉnh đầu tư để kỷ niệm 400 năm tỉnh Phú Yên: Di tích thuộc địa bàn các huyện miền núi, các xã miền núi và xã bãi ngang ven biển đặc biệt khó khăn huyện đồng bằng, ngân sách tỉnh hỗ trợ theo tỷ lệ được quy định cho đường giao thông nông thôn nêu trên cho mỗi công trình, phần còn lại ngân sách huyện và các nguồn huy động khác cân đối bổ sung; Di tích thuộc địa bàn các xã còn lại, các phường, thị trấn, ngân sách tỉnh hỗ trợ 80%, ngân sách huyện, thành phố và các nguồn huy động khác bố trí 20% tổng dự toán được duyệt của mỗi công trình.

b) Chương trình cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn:

- Đối tượng và phạm vi áp dụng thực hiện theo Quyết định số 3473/2004/QĐ-UB ngày 25 tháng 11 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định về huy động, quản lý và sử dụng các nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên, bao gồm: làng nghề hiện có đang hoạt động; làng nghề cần được phục hồi; làng nghề hình thành mới;

- Các công trình cơ sở hạ tầng làng nghề được ngân sách hỗ trợ, bao gồm: hệ thống cấp nước sạch; hệ thống xử lý chất thải (bao gồm chải rắn và chất thải lỏng); hệ thống kho, bãi, sân phơi,... hoặc hạng mục công trình mang tính đặc thù riêng của làng nghề nhằm phục vụ cho nhu cầu chung của làng nghề;

- Định mức hỗ trợ từ ngân sách tỉnh: Định mức hỗ trợ được thực hiện theo định mức của Chương trình phát triển đường giao thông nông thôn và kiên cố hóa kênh mương nêu trên. Làng nghề thuộc địa bàn nào thì ngân sách tỉnh hỗ trợ theo tỷ lệ tương ứng, phần còn lại được huy động từ ngân sách địa phương và các nguồn khác.

c) Chương trình cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản:

- Đối tượng và phạm vi áp dụng: các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung từ 10 ha trở lên trên địa bàn tỉnh.

- Các công trình cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản được ngân sách hỗ trợ, bao gồm: Hệ thống kênh mương cấp nước sạch, kênh mương thoát nước thải; đường giao thông nông thôn, hệ thống điện đến vùng nuôi trồng.

- Định mức hỗ trợ từ ngân sách tỉnh: được thực hiện theo định mức của Chương trình phát triển đường giao thông nông thôn và kiên cố hóa kênh mương nêu trên. Vùng nuôi trồng thủy sản thuộc địa bàn nào thì ngân sách tỉnh hỗ trợ theo tỷ lệ tương ứng, phần còn lại được huy động từ ngân sách địa phương và các nguồn khác.

2. Cơ chế thực hiện

- Định mức hỗ trợ theo Quy định này chỉ áp dụng cho các công trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ năm 2009-2015, không áp dụng cho các công trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ các năm trước nhưng chưa thanh quyết toán xong.

- Các chương trình kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn được thực hiện bắt đầu từ năm 2000, đến nay, các công trình đầu tư ở những khu vực thuận lợi có thể huy động được vốn nhân dân đóng góp và các nguồn khác cơ bản đã thực hiện xong. Trong những năm gần đây, phần huy động đóng góp của nhân dân ở các xã miền núi, xã bãi ngang, một số xã thuộc các huyện vùng đồng bằng gặp nhiều khó khăn. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giảm bớt nguồn vốn huy động từ người dân, cho phép sử dụng nguồn vốn khác (nguồn cân đối ngân sách, nguồn huy động từ quỹ đất và các nguồn huy động khác) để lồng ghép thực hiện, với tổng vốn tham gia không nhỏ hơn 10% giá trị công trình.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân bổ chi tiết cho các công trình

Trên cơ sở tổng vốn được Ủy ban nhân dân tỉnh giao, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động phân bổ chi tiết cho các công trình cụ thể theo nguyên tắc sau:

- Đối với các dự án đường giao thông nông thôn đến các di tích thuộc Đề án kỷ niệm Phú Yên 400 năm và Chương trình cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản bố trí đúng tên dự án và mức vốn tỉnh đã thông báo.

- Đảm bảo tỷ lệ giữa các công trình phát triển đường giao thông nông thôn và kiên cố hóa kênh mương theo hướng ưu tiên cho các dự án phát triển đường giao thông nông thôn nhằm thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh.

- Phân bổ nguồn vốn hỗ trợ cho công trình nào cần xác định rõ mức huy động nhân dân đóng góp và từ các nguồn khác tương ứng với công trình đó theo cơ chế hỗ trợ như đã nêu. Đồng thời cam kết và chịu trách nhiệm huy động đủ phần đóng góp của nhân dân và từ các nguồn khác để thực hiện công trình;

Sau khi phân bổ chi tiết, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đăng ký lại phương án phân bổ cho Ủy ban nhân dân tỉnh đồng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, tổng hợp danh mục đăng ký theo các tiêu chí quy định trên báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở liên quan để theo dõi, phối hợp thực hiện. 

- Từ năm 2009-2015, ngân sách nhà nước hỗ trợ bằng tiền.

2. Chế độ thông tin, báo cáo, kiểm tra, giám sát

- Định kỳ trước ngày 20 của tháng cuối quý, Ủy ban nhân dân các huyện báo cáo tình hình thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn cho Ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở quản lý ngành, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để theo dõi, kiểm tra, giám sát, thực hiện.

- Giao Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, kiểm tra, giám sát và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc. Định kỳ 6 tháng báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tình hình thực hiện Chương trình trong phạm vi ngành quản lý./.

 

PHỤ LỤC

XÁC ĐỊNH TỔNG SỐ ĐIỂM CỦA CÁC HUYỆN VÀ THÀNH PHỐ, ĐỂ LÀM CƠ SỞ PHÂN BỔ VỐN HỖ TRỢ
(Kèm theo Quyết định số 1553/2009/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên)

1. Tính điểm cho các huyện miền núi, các xã miền núi và xã bãi ngang thuộc các huyện đồng bằng, thành phố dựa vào các xã thuộc khu vực I, II, III và các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, các xã, thị trấn còn lại của các huyện đồng bằng, các xã, 04 phường thuộc thành phố Tuy Hòa, cụ thể như sau:

- Các xã khu vực III: mỗi xã tính 10 điểm (a=10); các xã khu vực II: mỗi xã tính 9 điểm (b=9); các xã khu vực I và các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển: mỗi xã tính 8 điểm (c=8).

- Các xã đồng bằng: mỗi xã tính 7 điểm (d=7); các thị trấn và các phường: Phú Lâm, Phú Thạnh, Phú Đông và phường 9 thuộc thành phố Tuy Hòa được tính 6 điểm/TT, phường (e=6).

2. Gọi A là số xã miền núi thuộc khu vực III; gọi B là số xã miền núi thuộc khu vực II; gọi C là số xã miền núi thuộc khu vực I và số xã bãi ngang đặc biệt khó khăn; gọi D là số xã đồng bằng; gọi E là số thị trấn và 4 phường của thành phố Tuy Hòa (phường Phú Lâm, phường Phú Thạnh, phường Phú Đông, phường 9).

3. Gọi Q là tổng số điểm của các huyện, thành phố:

Q = A * a + B * b + C * c + D * d + E * e

4. Gọi Ah là số xã miền núi thuộc khu vực III của mỗi huyện; gọi Bh là số xã miền núi thuộc khu vực II của mỗi huyện; gọi Ch là số xã miền núi thuộc khu vực I và số xã bãi ngang đặc biệt khó khăn của mỗi huyện, thành phố; gọi Dh là số xã đồng bằng của mỗi huyện và thành phố; gọi Eh là thị trấn và và 4 phường của thành phố Tuy Hòa (phường Phú Lâm, phường Phú Thạnh, phường Phú Đông, phường 9) của mỗi huyện, thành phố.

5. Gọi Qh là tổng số điểm của từng huyện, thành phố:

Qh = A* a + B* b + C* c + Dh * d + Eh * e

6. Gọi V là tổng số vốn sẽ phân bổ cho các huyện, thành phố trong một năm để thực hiện chương trình giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương.

7. Gọi Vi số vốn định mức phân bổ cho 1 điểm: Vi  = V/Q

8. Gọi Vh  mức phân bổ cho từng huyện, thành phố. Khi đó mức vốn phân bổ cho từng huyện, thành phố được xác định là: Vh = Qh * Vi

Chi tiết tổng số điểm của từng huyện, thành phố như biểu sau:

CHI TIẾT TỔNG SỐ ĐIỂM CỦA TỪNG HUYỆN, THÀNH PHỐ ĐỂ PHÂN BỔ VỐN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN VÀ KIÊN CỐ HÓA KÊNH MƯƠNG GIAI ĐOẠN 2009-2015

TT

Địa phương

Tổng số xã, phường

Tổng số điểm

Trong đó

Khu vực III
(10 điểm/xã)

Khu vực II
 (9 điểm/xã)

Khu vực I và bãi
ngang (8 điểm/xã)

Xã đồng bằng
(7 điểm/xã)

Thị trấn và 4
phường thuộc thành phố (6 điểm/đơn vị)

Số xã

Số điểm

Số xã

Số điểm

Số xã

Số điểm

Số xã

Số điểm

Số đơn vị

Số điểm

1

Huyện Sông Hinh

11

99

3

30

5

45

3

24

 

 

 

 

2

Huyện Sơn Hòa

14

130

5

50

8

72

1

8

 

 

 

 

3

Huyện Đồng Xuân

11

96

1

10

6

54

4

32

 

 

 

 

4

Huyện Sông Cầu

11

81

1

10

 

 

2

16

7

49

1

6

5

Huyện Tuy An

16

120

 

 

3

27

3

24

9

63

1

6

6

Huyện Phú Hòa

9

63

 

 

 

 

1

8

7

49

1

6

7

Huyện Đông Hòa

10

72

 

 

 

 

2

16

8

56

 

 

8

Huyện Tây Hòa

11

82

 

 

1

9

3

24

7

49

 

 

9

Thành phố Tuy Hòa (không tính 8 phường: từ phường 1 đến phường 8)

8

53

 

 

 

 

1

8

3

21

4

24

 

Tổng cộng

101

796

10

100

23

207

20

160

41

287

7

42

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1553/2009/QĐ-UBND ban hành tiêu chí, định mức phân bổ vốn và định mức hỗ trợ từ ngân sách tỉnh để thực hiện các chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn từ năm 2009-2015 do tỉnh Phú Yên ban hành

  • Số hiệu: 1553/2009/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 21/08/2009
  • Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
  • Người ký: Phạm Ngọc Chi
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 31/08/2009
  • Ngày hết hiệu lực: 09/04/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản