Hệ thống pháp luật

BỘ CÔNG NGHIỆP
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 15/2001/QĐ-BCN

Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2001 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGÀNH

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 74/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 141/HĐBT ngày 24 tháng 8 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Điều lệ về công tác tiêu chuẩn hoá;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý Công nghệ và Chất lượng sản phẩm,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này 05 tiêu chuẩn ngành như sau:

- 64 TCN 118-2000         Chất lượng nước - phương pháp xác định hàm

 lượng Xyanua trong nước thải công nghiệp.

- 64 TCN 119-2000         Chất lượng nước - phương pháp xác định hàm

 lượng Crôm trong nước thải công nghiệp.

- 64 TCN 120-2000         Chất lượng nước - phương pháp xác định hàm

 lượng Mangan trong nước thải công nghiệp.

- 64 TCN 121-2000         ắc quy chì khởi động-Yêu cầu kỹ thuật và phương

 pháp thử.

- 64 TCN 122-2000         ắc quy xe gắn máy - Yêu cầu kỹ thuật và phương

 pháp thử

Điều 2. Các tiêu chuẩn trên được áp dụng thống nhất trong toàn ngành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ và các đơn vị trong ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận
- Như Điều 4,
- Lưu VP, CNCL.

KT.BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
THỨ TRƯỞNG




Lê Quốc Khánh

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH

64 TCN 118-2000 CHẤT LƯỢNG NƯỚC XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG XYANUA TRONG NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng xyanua trong nước thải công nghiệp có hàm lượng từ 0,05 đến 0,2 mg CN-/l.

1.2. Tiêu chuẩn này dùng để kiểm soát chất lượng nước thải công nghiệp theo TCVN 5945-1995 trước khi đổ vào hệ thống thải công cộng.

2. Các quy định chung

2.1. Trong nước thải hàm lượng “xynua” được coi là toàn bộ các hợp chất chứa nhóm CN.

2.2. Các hoá chất sử dụng là hoá chất đạt tiêu chuẩn tinh khiết hoá học (TKHH) hoặc tinh khiết phân tích (TKPT).

2.3. Nước dùng để phân tích đạt tiêu chuẩn TCVN 4851-89 (ISO 3696:1987).

3. Hóa chất và thiết bị

3.1. Hoá chất và thuốc thử:

- Nước Brom bão hoà

- Thuốc thử pyridin: 60 ml pyridin tinh khiết (T sôi 114(-115() trộn với 40 ml nước và 10 ml axit clohydric đặc-dung dịch hydrazin sunfat 0,5%:0,5 g hydrazin sunfat hoà tan trong 100 ml nước.

- Dung dịch Benzidin 5% trong axit clohydric loãng (2:100)

- Dung dịch tiêu chuẩn xyanua gốc (dung dịch A): Hoà tan 0,25 g kali xyanua trong 100 ml nước. Nồng độ xyanua được xác định theo phương pháp chuẩn độ bằng bạc.

- Dung dịch tiêu chuẩn phân tích (dung dịch B): Khi làm pha loãng từ dung dịch tiêu chuẩn gốc (dung dịch A) để có dung dịch 1(g CN-/l.

3.2. Máy móc:

Máy so màu có bước sóng 520 nm hay kính lọc xanh lá mạ và cuvet 10 mm.

4. So màu xác định xyanua trong mẫu

4.1. Nguyên tắc của phương pháp: Oxy hoá xyanua trong mẫu bằng brom tạo thành bromxyan, phản ứng giữa bromxyan với pyridin và benzidin cho sản phẩm màu đỏ được  sử dụng để so mầu xác định xyanua.

4.2. Cất loại bỏ các chất cản trở: nếu mẫu chứa những chất cản trở như các chất oxyhoá, các chất tạo màu trong nước, các sunfua và thioxyanat có hàm lượng lớn hơn 10 mg/l trong mẫu thì cần phải cất xyanua ra khỏi mẫu (xem phần phụ lục).

4.3. Lập đường chuẩn:

Lần lượt lấy 0; 0,5; 1,0; 1,5; 2,0 và 2.5 (g CN- vào các bình định mức dung tích 25 ml. Thêm vào mỗi bình khoảng 0,2 ml nước brom bão hoà (cho tới xuất hiện màu vàng nhạt của brom) và lắc kỹ. Lượng brom dư được loại bỏ bằng cách cho từng giọt dung dịch hydrazin sunfat đến khi mất màu vàng của brom và thêm dư một giọt, lắc kỹ và để yên 1 phút. Sau đó vừa lắc vừa cho vào dung dịch 3ml hỗn hợp thuốc thử pyridin và 0,6ml dung dịch benzidin, định mức, lắc kỹ và để yên khoảng 15 đến 20 phút. Đo mật độ quang của dung dịch màu tại bước sóng 520 mm, cuvét 10mm, dung dịch so sánh gồm các thuốc thử nhưng không có dung dịch xyanua.

4.4. Xác định xyanua trong mẫu:

Cho vào một lượng mẫu sau khi cất hoặc qua giai đoạn đầu xử lý loại mọi yếu tố cản trở chứa từ 0.50-5,0(g CN - (dung dịch trung tính) vào bình định mức dung tính 25ml. Hiện mầu phức của xyanua và đo độ mật độ quang như mục 4.3. Từ giá trị mật độ quang, tìm lượng xyanua tương ứng trên đường chuẩn.

5. Kết quả

Hàm lượng xyanua X (mg/l) trong mẫu được tính theo công thức sau:

M x 1000

X  =     ------------

                    V

với M - Lượng CN- được tìm theo đường chuẩn, mg,

V  - thể tích mẫu đem phân tích, ml

 

PHỤ LỤC

1. Một vài nét chung

Phương pháp xử lý mẫu trước khi tiến hành phép phân tích được áp dụng phụ thuộc vào bản chất của các hợp chất chứa xyanua và những chất, các yếu tố có thể cản trở phép xác định đó. Các sunfua, các kim loại nặng, glycin... các chất có mầu, các chất dễ thuỷ phân gây đục ảnh hưởng tới phép chuẩn độ và so mầu. Những chất  oxy hoá cũng bị ảnh hưởng do phân huỷ xyanua trong quá trình chưng cất.

Sunfua được loại trừ khỏi mẫu bằng một lượng nhỏ chì cacbonat trong môi trường pH 11,0. Kết tủa chì sunfua được lọc, tách khỏi mẫu và lặp lại vài lần cho tách hết sunfua.

Các axit béo được chiết tách khỏi mẫu bằng isooctan, hexan hay cloroform sau khi đã axit hoá mẫu về pH 6-7 bằng axit axetic. Các chất oxy hoá được loại trừ bằng phép chuẩn độ với Na2S2O3 với giấy chỉ thị iot-hồ tinh bột.

 

2. Phương pháp chưng cất xyanua để loại bỏ các chất cản trở

2.1. Dụng cụ chưng cất

- Bình cất dung tích 500 ml, cổ nhám      

- Phễu nhỏ giọt có phần đuôi kéo dài chạm đáy bình

- ống sinh hàn

- Hai bình hấp thụ có dung tích khoảng 120-150ml có ống nối với bơm hút chân không.

2.2. Hoá chất cần dùng

- Dung dịch NaOH, 0.1N

- Dung dịch HgCL2: 34g HgCl2 hoà tan trong 500 ml nước cất

- Dung dịch MgCl2: hoà tan 51 g MgCl2.6H2O trong 100 ml nước cất

  - axit sunfuric đậm đặc.

2.3. Cách tiến hành

Cho một lượng mẫu chứa khoảng 50 mg CN vào bình chưng cất 1 (nếu cần thiết pha loãng thêm tới thể tích 450 ml) và 50ml dung dịch NaOH 0.1N vào mỗi bình hấp thụ 5. Kiểm tra toàn bộ hệ thống chưng cất và điều khiển vận tốc bọt khí được hút qua bình cất sao cho cứ 1 giây 1 bọt qua dung dịch. Sau đó thông qua phễu 3 cho vào bình cất 20 ml dung dịch HgCl2 và 10 ml dung dịch MgCl2. Tráng phễu bằng nước cất sau khoảng 3 phút cho qua phễu vào bình cất một lượng axit sunfuric đậm đặc theo tỷ lệ 5 ml axit cho 100 ml dung dịch mẫu chưng cất. Đun nóng bình cất cho đến khi đạt nhiệt độ sôi và tiến hành cất dung dịch trong 1 giờ. Thường xuyên kiểm tra tốc độ thổi khí qua dung dịch. Sau khi ngừng đun, tiếp tục thổi khí thêm khoảng 15 phút và kết thúc quá trình chưng cất. Nếu mẫu chứa các chất khó phân hủy như cobanxyanua cho thêm vào bình hấp thụ 50 ml kiềm nữa và đun cất thêm một giờ nữa.

Chuyển định lượng dung dịch trong các bình hấp thụ vào bình định mức dung tích 250 ml, định mức và lắc kỹ (nếu mẫu chứa nhỏ hơn 0,1 mg CN /l không cần pha loãng và phân tích dung dịch của hai bình hấp thụ). Xyanua trong dung dịch mẫu được  xác định theo mục 4.4.

Sơ đồ chưng cất Xyanua

1. Bình cầu chưng cất

2. Nút nhám

3. Phễu nhỏ giọt

4. ống sinh hàn

5. Bình hấp thụ

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH

64-119-2000 CHẤT LƯỢNG NƯỚC XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CROM TỔNG TRONG NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng crom trong nước thải công nghiệp có hàm lượng crom nhỏ hơn 2 mg/l.

1.2. Tiêu chuẩn này dùng để kiểm soát chất lượng nước thải công nghiệp trước khi đổ vào hệ thống thải công cộng.

2. Các vấn đề chung

2.1. Crom tổng bao gồm các hợp chất của Cr (VI) và Cr (III).

2.2. Nguyên tắc của phương pháp: Crom trong môi trường kiềm được  oxy hoá bằng hydroperoxit thành Cr(VI) rồi tạo phức màu tím hồng với thuốc thử diphenylcarbazid trong môi trường axit sunfuric. Đo màu ở bước sóng cực đại ( = 540 nm.

2.3. Các hoá chất sử dụng là loại tinh khiết hoá học (T.K.H.H) hay tinh khiết phân tích (T.K.P.T).

2.4. Nước dùng để phân tích đạt tiêu chuẩn TCVN 4851-89 (ISO 3690:1987).

3. Dụng cụ và hoá chất

3.1. Dụng cụ:

- Các dụng cụ thuỷ tinh thông thường có trong phòng thí nghiệm.

- Máy so màu có bước sóng ( = 540 nm (hoặc kính lọc màu xanh lá mạ), cuvet 10 mm.

3.2. Thuốc thử:

- Diphenylcarbazid, dung dịch 0,04%: Hoà tan 0,2 gam 1,5 diphenylcarbazid trong 100 ml etanol 95% và 400 ml dung dịch H2SO4(1+10). Dung dịch bảo quản trong tủ lạnh và bền trong 1 tháng. Nếu dung dịch đổi màu sang màu nâu thì phải bỏ đi.

- Dung dịch Cr(VI) tiêu chuẩn A: Hoà tan 0,2828 gam K2Cr2O7 (đã sấy trước ở 150(C) trong nước và định mức đến 1 lít. Trong 1 ml dung dịch A có 100 (g Cr.

- Dung dịch (Cr(VI) tiêu chuẩn B: Hút 10 ml dung dịch A pha loãng bằng nước trong bình định mức 100 ml. Trong 1 ml dung dịch B có 10 (g Cr. Dung dịch B chỉ pha trong ngày làm việc.

- Axit sunfuric d = 1,78 và dung dịch (1+10)

- Etanol 95(

- Natri hydroxit , dung dịch 10%

- Hydroperoxit, dung dịch 30%

- Phenolphtalein, dung dịch 1% trong etanol 95

4. Lấy mẫu

Mẫu được lấy theo tiêu chuẩn TCVN 5999-1995.

5. Dựng đường chuẩn

Lần lượt cho 0; 1; 5; 10; 15; 20; 30; 40 (g Cr (VI) vào bình định mức dung tích 50 ml, thêm nước đến khoảng 30 ml và 2,5 ml thuốc thử diphenylcarbazid. Định mức tới vạch và lắc kỹ. Sau 10 phút đo mầu dẫy chuẩn ở bước sóng cực đại ( = 540 nm (hay kính lọc mầu xanh lá mạ) trong cuvet 10 mm, dung dịch so sánh là dung dịch không chứa crom.

6. Tiến hành phân tích

Kiềm hoá 100 ml dung dịch mẫu bằng dung dịch natri hydroxit 10%, cho dư 5 ml natri hydroxit, oxy hoá crom bằng 1 ml hydroperoxit. Đun sôi dung dịch mẫu đến còn khoảng nửa thể tích ban đầu để oxy hoá crom thành Cr(VI) và đuổi hết hydroperoxit dư. Để nguội dung dịch và định mức dung dịch mẫu trong bình định mức 100 ml. Nếu dung dịch có kết tủa thì lọc dung dịch. Lấy một lượng mẫu sao cho hàm lượng crom có khoảng 10-30 (g vào bình định mức dung tích 50 ml. Trung hoà  mẫu bằng axit sunfuric (1+10) theo phenolphtalein, rồi thêm vào bình 2,5 ml thuốc thử diphenylcarbazid. Đo mầu sau 10 phút như ở mục 5.

Hàm lượng crom trong dung dịch mẫu được xác định từ đường chuẩn.

7. Tính kết quả

Hàm lượng crom trong mẫu nước được tính theo công thức:

                                                m x 1000

                                        c = -------------

                                                      v

Trong đó :

c- Nồng độ crom trong mẫu nước, mg/l;

m- Hàm lượng crom trong phần dung dịch mẫu lấy đo mầu, mg;

v- Thể tích dung dịch mẫu lấy so mầu, ml.

8. Các chỉ dẫn riêng

8.1. Molybden cũng tạo phức mầu với diphenylcarbazid, nhưng nồng độ phải lớn hơn 200 mg/lit mới gây ảnh hưởng tới phương pháp.

8.2. Vanadi cũng tạo phức màu vàng với diphenylcarbazid, nhưng sau 10 phút màu của phức đã bị bạc mầu.

TIÊU CHUẨN NGÀNH    

64 TCN 120-2000 CHẤT LƯỢNG NƯỚC XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MANGAN TRONG NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng mangan trong nước thải công nghiệp có hàm lượng từ 0,2 mg Mn/l đến 5 mg Mn/l.

1.2. Tiêu chuẩn này dùng để kiếm soát chất lượng nước thải công nghiệp trước khi đổ vào hệ thống thải công cộng.

2. Các vấn đề chung

2.1. Trong nước thải hàm lượng mangan được coi là toàn bộ các hợp chất mangan có các hoá trị khác nhau.

2.2. Nguyên tắc của phương pháp: oxy hoá mangan trong môi trường đệm axetat và pyrophotphat lên hợp chất màu tím bằng periodat, so màu xác định ở bước sóng 520 nm.

2.3. Các hoá chất sử dụng là các hoá chất đạt tiêu chuẩn tinh khiết hóa học (TKHH) hoặc tinh khiết phân tích (TKPT).

2.4. Nước dùng để phân tích đạt tiêu chuẩn TCVN 4851-89 (ISO 3696:1987).

3. Hoá chất và thiết bị

3.1. Hoá chất:

- Axid clohydric, dung dịch (1+1)

- Natri periodat, tinh thể

- Natri axetat , tinh thể

- Natri pyrophotphat, tinh thể

- Kali perrmanganat, tinh thể

3.2. Dung dịch chuẩn mangan

- Cân 0,2877g KMnO4 đã được  làm khô 2 ngày trong bình hút ẩm vào cốc dung tích 250 ml. Thêm 50 ml nước và lắc cho tan hoàn toàn, thêm 10 ml dung dịch axit clohydric, đun đến mất màu tím và đun sôi nhẹ dung dịch trong vòng 10 phút để đuổi hết khí Clo. Để nguội, chuyển dung dịch vào bình định mức dung tích 1000 ml, thêm nước đến vạch mức và lắc đều. Ta được dung dịch chuẩn A chứa 0,1 mg Mn/ml.

- Hút 100 ml dung dịch chuẩn A vào bình định mức dung tích 1000 ml, thêm nước đến vạch mức và lắc đều. Ta được dung dịch chuẩn B chứa 0,01 mg Mn/l.

3.3. Máy so màu có bước sóng 520 nm, hay máy có kính lọc màu xanh lá mạ.

4. Lấy mẫu và bảo quản mẫu

Lấy mẫu và bảo quản mẫu theo TCVN 5999-1995.

5. Tiến hành xác định

5.1. Lập đường chuẩn

Lần lượt lấy 0; 0,5; 1; 2; 4; 8 mililit dung dịch chuẩn B vào ống so màu dung tích 50 ml, thêm nước đến 50 ml, thêm 0,2 g natri periodat, 5g natri axetat, 1g natri pyrophotphat và lắc cho tan hết các tinh thể muối. Sau 5 phút so màu dãy tiêu chuẩn ở bước sóng 520 nm (hay máy có kính lọc màu xanh lá mạ), cuvet 10mm, dung dịch so sánh là dung dịch không chứa Mangan. Lập đường chuẩn với kết quả đo được.

5.2. Tiến hành xác định

Nếu trước khi phân tích mà mẫu bị đục thì lọc mẫu vào bình đã được  sây khô. Tuỳ theo hàm lượng mangan trong mẫu mà lấy từ 2 đến 50 ml mẫu vào ống so màu dung tích 50 ml, thêm nước đến 50 ml và tiến hành như ở phần 5.1. Từ giá trị mật độ quang đo được, tìm giá trị mangan tương ứng trên đường chuẩn.

6. Tính kết quả

Hàm lượng Mangan (X) có trong mẫu được tính theo công thức :

                                    M x 1000

                           X = -------------

                                           V

X: Hàm lượng mangan trong mẫu, mg/l;

V: Thể tích dung dịch mẫu lấy để xác định, ml;

M: Lượng mangan tìm được  trên đường chuẩn, mg.

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH

64 TCN 121-2000 ẮC QUY CHÌ KHỞI ĐỘNG YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại ắc quy chì-axit dùng khởi động, thắp sáng trong xe hơi và các mục đích sử dụng nguồn điện một chiều. Tất cả các loại ắc quy tiêu chuẩn có điện thế danh nghĩa 12V. Trong trường hợp ắc quy có điện thế danh nghĩa khác sẽ được quy đổi tương ứng với số ngăn của ắc quy.

2. Tiêu chuẩn tham khảo

GERMAN STANDARD Starter Batteries for Starting, Lighting and ignition

DIN 43 539-Part 2-April 1983

DIN 43 539 Part 1. (Measuring Equipment)

INTERNATIONAL STANDARD IEC 95-1 1988-Part1.

TCVN 4472-1993: ắc quy chì khởi động

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này các thuật ngữ và định nghĩa được hiểu như sau:

3.1. Dung lượng danh định: là dung lượng được ghi trên bình ắc quy ở chế độ phóng nạp 20 giờ

                                    C20 = I20 . 20 (Ah)

Trong đó: C20 là dung lượng danh định theo chế độ phóng điện 20 giờ, tính bằng Ah.

I20: là cường độ phóng, tính bằng Amper (A)

3.2. Dòng điện phóng I20: Cường độ dòng điện phóng theo chế độ 20 giờ.

                                                 C20

                                      I20 = ----- (A)

                                                   20

3.3. Khởi động lạnh: là khả năng phóng điện ở dòng điện cao trong môi trường nhiệt độ thấp.

3.4. ắc quy miễn bảo dưỡng (Maintenance Free, được viết tắt là MF): là ắc quy rất ít hao nước trong quá trình sử dụng, tuổi thọ cao và tự phóng thấp đạt theo tiêu chuẩn này.

3.5. ắc quy mới: là ắc quy trong vòng 60 ngày kể từ ngày sản xuất.

3.6. Điện thế cuối: là điện thế đo ở thời điểm kết thúc phóng điện.

3.7. Độ tự phóng điện: là quá trình phản ứng hoá học liên tục xảy ra ở các điện cực tạo ra một dòng điện nhỏ trong ắc quy làm tổn thất dung lượng.

4. Yêu cầu kỹ thuật

4.1. Bình ắc quy phải đảm bảo kín không thoát hơi ở quanh chân đầu điện cực và quanh nắp, phải chịu được áp suất chênh lệch với môi trường một lượng là 21kPa ( 1,33 kPa (160 ( 10) mmHg trong thời gian từ 3 giây - 5 giây.

4.2. Khi đặt nghiêng bình ắc quy một góc 45( so với vị trí làm việc, điện dịch không chảy được ra ngoài.

4.3. Nhựa gắn kín nắp của bình ắc quy phải đồng nhất, chịu được acit, không thấm nước và chịu được  sự thay đổi nhiệt độ từ -18(C(60(C. Khi nhiệt độ thay đổi ở khoảng nhiệt độ trên nhựa gắn kín nắp không được chảy, cháy, nứt, bong hoặc các đường dán vỏ nắp không bị hở làm rò rỉ điện dịch ra ngoài.

4.4 Khả năng khởi động ban đầu

Khả năng khởi động ban đầu của ắc quy phải đạt được các thông số quy định trong bảng 1

Bảng 1

 

 

ắc quy

 

Dòng điện phóng khởi động Ip(A)

 

Loại bình ắc quy (Ah)

Thời gian tối thiểu kết thúc khởi động (giây)

Điện áp đầu ra (V)

Sau 30 giây từ lúc bắt đầu phóng

Điện

áp

cuối

Mới sản xuất

3,5 C20

<100

180

9

6

3,2 C20

(100

Lưu 1 năm

3,5 C20

<100

120

8,4

6

3,2 C20

(100

Ghi chú: C20 là dung lượng danh định của ắc quy.

4.5. Dung lượng danh định của ắc quy

Dung lượng được xác định theo chế độ phóng điện 20 giờ với dòng điện liên tục không đổi Ip = 0,05 C20 ampe và nhiệt độ điện dịch trước khi phóng không quá 27(C ( 5(C bình ắc quy phải ngừng phóng điện khi điện áp ở hai đầu điện cực giảm đến điện thế cuối 10,5V.

ắc quy kiểm tra phải có dung lượng đạt ít nhất 95% dung lượng danh định ở 1 trong 3 chu kỳ đầu.

4.6. Khả năng phóng điện khởi động lạnh của ắc quy.

Khả năng phóng điện khởi động lạnh của ắc quy được xác định bằng khả năng phóng điện của ắc quy sau khi thử dung lượng ở nhiệt độ -18(C ( 1(C. Các thông số của ắc quy phải đạt như bảng 2.

 

Bảng 2

Nhiệt độ trước khi phóng

điện ((C)

Dòng điện phóng khởi động Ip(A)

 

Loại bình ắc quy (Ah)

Thời gian tối thiểu kết thúc khởi động (giây)

Điện áp đầu ra (V)

Sau 30 giây từ lúc bắt đầu phóng

Điện

áp

cuối

(-18 (1) (C

3,5 C20

<100

150

8,4

6

3,2 C20

(100

4.7. Khả năng nhận nạp

ắc quy đưa đi thử khả năng nhận nạp là ắc quy chưa qua các phép thử nào, ắc quy được nạp no và phóng ở dòng điện Ip = 0,1 C20A trong thời gian 5 giờ. Sau đó ắc quy được đưa vào môi trường làm lạnh ở nhiệt độ 0(C ( 2(C cho đến khi nhiệt độ điện dịch một trong các ngăn giữa đạt 0(C ( 2(C. Ngay sau đó ắc quy được nạp trong 10 phút ở điện thế 14,4V(0,1V. Dòng điện nạp sau 10 phút phảt đạt giá trị In không nhỏ hơn 2 I20A.

4.8. Độ tự phóng điện (tổn thất dung lượng của bình ắc quy)

ắc quy sau khi nạp no được để yên 21 ngày đêm trong môi trường có nhiệt độ 40(C ( 2(C sau đó thử khởi động lạnh theo mục 4.6, điện thế sau 30 giây tối thiểu phải đạt 8V.

4.9. Tuổi thọ của ắc quy

Tuổi thọ của ắc quy được tính theo chu kỳ phóng, nạp điện. Tuổi thọ của ắc quy phải đạt thấp nhất 7 đơn vị tuần lễ theo phép thử của tiêu chuẩn.

4.10. Khả năng chịu rung động của ắc quy

Bình ắc quy sau khi thử khởi động lạnh được nạp no, để ổn định ở nhiệt độ 27(C ( 5(C và được phóng theo dòng điện khởi động lạnh mục 4.6, ghi lại giá trị điện thế sau 30 giây và thời gian phóng đến điện thế cuối. Sau đó ắc quy được đưa lên máy thử rung động có tần số rung động là 22Hz ( 2Hz, có gia tốc là 6g (g: là gia tốc trọng trường = 9,8 m/giây2), chịu được rung động trong 4 giờ liên tục ắc quy không bị nứt. Sau đó ắc quy được phóng theo dòng điện khởi động lạnh lại một lần nữa như trên, điện thế sau khi phóng 30 giây không nhỏ hơn trước khi thử rung động 0,3V và thời gian phóng đến điện thế cuối không giảm quá 20% so với trước khi thử rung động.

4.11. Tiêu hao nước của ắc quy khi quá nạp ở điện thế không đổi

Bình ắc quy đậy kín, lau khô và cân sau đó ắc quy được nạp trong 21 ngày với điện áp 14,4V ( 0,1V, ở nhiệt độ 40(C ( 2(C lượng nước tiêu hao phải nhỏ hơn 6 gam/1Ah của dung lượng danh định.

5. Phương pháp thử

5.1. Các phương pháp thử và kiểm tra

Các phương pháp thử và kiểm tra theo quy định trong bảng 3

                                                  

Bảng 3

 

Số thứ tự

 

Hạng mục thử và kiểm tra

Điều mục

Yêu cầu

kỹ thuật

Phương pháp thử

Chu kỳ thử/năm

1

Kiểm tra độ kín của ắc quy

4.1, 4.2

5.4

Toàn bộ SP

2

Kiểm tra độ bền dán vỏ, nắp

4.3

5.5

6 tháng

3

Thử khả năng khởi động đầu của ắc quy

4.4

5.6

1 tháng

4

Thử dung lượng danh định của ắc quy

4.5

5.7

1 tháng

5

Thử khả năng phóng khởi động lạnh (-18(C)

4.6

5.8

1 tháng

6

Thử khả năng nhận, nạp của ắc quy

4.7

5.9

3 tháng

7

Thử tụ phóng điện của ắc quy

4.8

5.10

3 tháng

8

Thử tuổi thọ của ắc quy

4.9

5.11

3 tháng

9

Thử khả năng chịu rung động của ắc quy

4.10

5.12

3 tháng

10

Thử tiêu hao nước của ắc quy

4.11

5.13

3 tháng

11

Thử khả năng khởi động của ắc quy lưu 1 năm

4.1

5.6.2

6 tháng

5.2. Dụng cụ kiểm tra và yêu cầu trước khi thử nghiệm

5.2.1. Dụng cụ kiểm tra

Máy phóng nạp khởi động

Các ampe kế cấp chính xác 1A. Đối với dòng khởi động lớn cấp chính xác không thấp hơn 1,5A, thang đo loại 0A(750A.

Vốn kế cấp chính xác 0,5V, điện trở nội (300 (/V

Máy rung động có tần số 22Hz ( 2Hz, có gia tốc là 6g (g: là gia tốc trọng trường = 9,8 m/giây2).

Máy làm lạnh đến nhiệt độ -18(C

Nhiệt kế cấp chính xác đến 1(C

Tỷ trọng kế loại 1,1 ( 1,3, độ chính xác 0,05

Các thước đo độ dài, chính xác tới 0,5mm.

Cân độ chính xác tới 0,5g.

5.2.2. Yêu cầu trước khi thử

- ắc quy được  đổ axit sunfuric có tỷ trọng d = 1,28 ( 0,01 ở nhiệt độ 27(C . Nếu ở nhiệt độ khác (t) thì quy về nhiệt độ tiêu chuẩn 27(C:

D27 = Dt + 0,0007 (t-27)

Trong đó:

D27: là tỷ trọng của axit ở 27(C

Dt: là tỷ trọng ở nhiệt độ t

0,0007: là hệ số tăng giảm do thay đổi nhiệt độ

t: là nhiệt độ thực đo của axit.

- Tất cả các thí nghiệm phải tiến hành trên ắc quy đã được nạp no theo một trong hai phương pháp sau ở nhiệt độ môi trường 27(C ( 5(C.

Phương pháp thứ nhất:

Nạp với cường độ dòng điện không đổi: ắc quy được  nạp với dòng điện không đổi In = 0,1 C20A đến điện thế 14,4V, khi ắc quy có hiện tượng thoát khí trong điện dịch thì giảm xuống In = 0,05 C20A tới khi nạp no thì dừng lại. ắc quy được coi như nạp no nếu sau 3 lần đo liên tiếp mỗi lần đo cách nhau 15 phút, tỷ trọng điện dịch trong quá trình nạp không thay đổi là được.

Phương pháp thứ hai:

Nạp với điện thế không đổi: ắc quy được nạp ở điện thế không đổi 16V(0,1V với cường độ giới hạn In = 0,2 C20A trong khoảng 22 giờ đến 30 giờ cho tới khi nạp no. Kiểm tra như phương pháp thứ nhất.

- Trong khi thí nghiệm không để gián đoạn ví dụ ngừng qua ngày nghỉ cuối tuần hay nghỉ lễ.

- Tất cả các điện thế đều phải đo trực tiếp tại đầu cực của ắc quy.

5.3. Kiểm tra tỷ trọng điện dịch

Dùng tỷ trọng kế đo tỷ trọng điện dịch. Tỷ trọng điện dịch ở nhiệt độ 27(C đối với bình ắc quy đã được nạp no là 1,28 ( 0,01.

5.4. Kiểm tra độ kín của bình ắc quy

5.4.1. Khi chưa có điện dịch

Dùng bơm hút không khí ra hoặc bơm vào để áp suất trong bình ắc quy chênh lệch với áp suất bên ngoài 21 kPa ( 1,33 kPa (160 ( 10 mmHg), trong thời gian 3 giây - 5 giây nếu áp suất vẫn giữ ổn định là được. Kiểm tra từng ngăn đơn của bình. Phương pháp kiểm tra này cũng được áp dụng cho toàn bộ sản phẩm được tiến hành bằng thiết bị tự động trên dây chuyền lắp ráp.

5.4.2. Khi có điện dịch

Đổ điện dịch ắc quy đến độ cao quy định (điện dịch ngập điểm trên của tấm cực 15 mm : 20 mm), vặn chặt nút lại, lau khô mặt bình. Nghiêng 4 mặt bình ắc quy một góc 45( so với mặt làm việc, để trong 5 phút, ắc quy phải không bị rò rỉ điện dịch ở bất cứ vị trí nào. Phần kiểm tra này làm với bình ắc quy trước khi thử khởi động đầu ở mục 5.6.

5.5. Kiểm tra tính chịu nhiệt của nhựa gắn nắp bình

Khi thử tính chịu nhiệt của nhựa gắn nắp bình, không đổ axit vào ắc quy. Tháo nút, cho ắc quy vào sấy ở tủ sấy. Đưa nhiệt độ tăng dần đến 60(C, để nghiêng ắc quy một góc 45( và giữ ở nhiệt độ 60(C trong 6 giờ. Sau đó lấy ra quan sát nhựa gắn ắc quy phải không bị chảy hay biến dạng, đường dán vỏ nắp không hở hoặc vênh, ắc quy sau khi thử nóng được tiếp tục thử lạnh.

Trước khi thử lạnh, bình ắc quy phải được đưa về nhiệt độ phòng sau đó bình ắc quy được  đưa vào máy làm lạnh ở nhiệt độ -18(C, trong vòng 6 giờ quan sát bề mặt ắc quy và thử lại độ kín theo điều 5.4.1.

Nếu ắc quy vẫn kín coi như thỏa mãn

Các bình ắc quy đã thử chỉ tiêu này không cho phép thử khởi động ban đầu theo điều 5.6.

5.6. Kiểm tra khả năng  khởi động ban đầu của ắc quy

5.6.1. Khởi động với ắc quy mới

ắc quy mới trước khi đưa thử nghiệm phải được để ít nhất trong 12 giờ ở nhiệt độ 27(C ( 5(C. Sau đó đổ điện dịch vào các ngăn ắc quy, để không quá 30 phút, kiểm tra lại mức điện dịch, nếu điện dịch thấp hơn vạch quy định thì đổ thêm điện dịch đến vạch quy định. ắc quy được phóng khởi động theo các thông số quy định ở bảng 1 mục 4.4.

5.6.2. Khởi động với ắc quy lưu 1 năm

Với ắc quy chưa qua sử dụng, lưu 1 năm ở nhiệt độ không quá 27(C ( 5(C và độ ẩm không khí không quá 80%. Đổ điện dịch vào các ngăn ắc quy, nếu nhiệt độ điện dịch của ắc quy lớn hơn quy định thì làm lạnh bằng nước trong thời gian không quá 30 phút. Kiểm tra lại mức điện dịch, sau đó ắc quy được  phóng điện khởi động ngay theo các thông số quy định ở bảng 1 mục 4.4. ắc quy được  nạp lại theo mục 5.2.2.

5.7. Kiểm tra dung lượng của ắc quy

ắc quy sau khi thử khả năng khởi động ban đầu theo mục 5.6.1., được  nạp no và tiến hành điều chỉnh tỷ trọng điện dịch trong các ngăn theo mục 5.3.

Để không quá 1 giờ sau khi nạp no, ắc quy được  phóng điện liên tục với dòng điện Ip=I20. Phép thử được  thực hiện khi nhiệt độ điện dịch ở một trong các ngăn giữa đạt 27(C ( 5(C. Trong quá trình phóng điện ắc quy được ngâm trong bể nước có nhiệt độ được giữ ổn định 27(C ( 5(C. Phép thử kết thúc khi điện thế cuối được  đo ở hai đầu điện cực là 10,5V. Dung lượng phải đạt ít nhất 95% dung lượng danh định, nếu không đạt cho phép thử lặp lại lần 2, lần 3.

Dung lượng Ct của bình ắc quy được tính theo công thức:

                        Ct = I20 . t (Ah)

Trong đó:

t: thời gian phóng điện liên tục, tính bằng giờ kể từ khi phóng điện đến khi điện áp hai đầu điện cực bằng 10,5V.

5.8. Thử khả năng khởi động lạnh của ắc quy

ắc quy sau khi thử dung lượng được  nạp no theo mục 5.2.2. và đưa đi thử khả năng khởi động lạnh như sau:

Không quá 1 giờ sau  khi nạp xong, ắc quy được đưa vào môi trường làm lạnh -18(C ( 1(C trong thời gian đủ để một trong các ngăn giữa của ắc quy đạt -18(C ( 1(C, đem phóng khởi động lạnh ngay theo các thông số quy định ở bảng 2 mục 4.6. Sau khi phóng khởi động xong, nhiệt độ ắc quy lên đến 0(C thì đem nạp lại theo mục 5.2.2.

5.9. Thử khả năng nhận nạp của ắc quy

ắc quy được nạp no và được phóng với dòng điện Ip=0,1C20A trong thời gian 5 giờ. Sau đó ắc quy được đưa vào môi trường làm lạnh 0(C ( 2(C cho đến khi nhiệt độ điện dịch một trong các ngăn giữa đạt 0(C ( 2(C. Ngày sau đó ắc quy được nạp trong 10 phút ở điện thế 14,4V ( 0,1V. Dòng điện nạp sau 10 phút phải đạt được giá trị không nhỏ hơn 2 I20.

5.10. Thử độ tự phóng điện của ắc quy

ắc quy sau khi thử dung lượng và phóng điện khởi động sẽ tiến hành thử độ tự phóng điện.

ắc quy sau khi được  nạp no theo mục 5.2.2., lau khô, vặn chặt nút, rồi để yên 21 ngày đêm ở nhiệt độ 40(C ( 2(C. Sau thời gian này không nạp lại mà tiến hành thử khởi động lạnh theo mục 5.8 Trong phép thử này điện thế tối thiểu phải đạt 8V sau khi phóng 30 giây.

5.11. Thử tuổi thọ của bình ắc quy

ắc quy sau khi thử khởi động lạnh để không quá một tuần lễ, sau đó được nạp no theo mục 5.2.2. sẽ tiến hành thử tuổi thọ lần lượt qua các bước sau:

a- 10 lần luân phiên phóng, nạp theo chế độ:

Nạp 5 giờ ở điện thế 14,8V ( 0,1V với cường độ nạp tối đa I=5 I20

Phóng 2 giờ với dòng điện I=5 I20

Nạp 5 giờ, phóng 2 giờ là một luân phiên.

b- Nạp 5 giờ ở điện thế 14,8V ( 0,1V với cường độ dòng tối đa I=5 I20

c- Để ắc quy nghỉ trong vòng 65 giờ. Trong quá trình từ (a) đến (c) ắc quy được ngâm trong bể nước 40(C ( 2(C.

d- ắc quy được phóng khởi động lạnh theo mục 5.8 (chú ý không nạp lại trước khi thử).

Cả 4 giai đoạn từ (a) đến (d) gọi là 1 đơn vị tuần lễ.

Sau một đơn vị tuần lễ lại tiếp tục thử 1 đơn vị tuần lễ tiếp theo. Phép thử kết thúc sau khi thử khởi động lạnh, điện thế sau khi phóng điện 30 giây nhỏ hơn 7,2V, hoặc phóng 2 giờ với dòng điện I=5 I20 đến điện thế cuối 10V, dung lượng đạt được dưới 50% dung lượng danh định. ắc quy thử nghiệm phải đạt 7 đơn vị tuần lễ. Trong quá trình thử nếu là ắc quy miễn bảo dưỡng (MF) không được bổ sung thêm nước.

Nếu có một lý do nào đó phải ngắt quãng trong quá trình thử, ắc quy phải được nạp lại theo mục 5.2.2. cho hồi phục lại để tiếp tục thử. Nếu điện thế sau khi phóng điện 30 giây nhỏ hơn 7,2V thì dùng thử, đơn vị tuần lễ bị ngắt quãng này không được tính trong tuổi thọ.

5.12. Thử rung động

ắc quy trước khi thử rung động đã được thử kín theo mục 5.4.2. ở nhiệt độ 27(C ( 5(C, ắc quy phải kín, không bị rò rỉ điện dịch.

ắc quy đã được  nạp no theo mục 5.2.2. để ổn định ở nhiệt độ 27(C ( 5(C  sau đó được phóng điện theo dòng điện phóng khởi động (bảng 2, mục 4.6.), ghi lại điện thế sau 30 giây và thời gian phóng liên tục đến điện thế cuối, sau đó ắc quy được nạp no theo mục 5.2.2., sau đó ắc quy được vặn chặt nút, lau khô, đặt lên bàn rung động, kẹp chặt và tiến hành rung động theo phương thẳng đứng với tần số 22Hz ( 2Hz. ắc quy được rung động trong 4 giờ liên tục với gia tốc là 6g.

Sau thời gian rung động ắc quy lại được phóng điện theo dòng phóng khởi động như trên. Đo điện thế sau khi phóng điện 30 giây không nhỏ hơn trước khi rung động 0,3V và thời gian phóng đến điện thế cuối 6V không giảm quá 20% so với trước khi  thử rung động.

5.13. Thử tiêu hao nước của ắc quy khi quá nạp ở điện thế không đổi

ắc quy được tiến hành thử không quá một giờ sau khi được  nạp no. ắc quy được lau khô, và đem cân, đậy nút kín và nạp trong 21 ngày đêm với điện áp 14,4V(0,1V, nhiệt độ 40(C ( 2(C, sau đó ắc quy được cân lại, lượng nước tiêu hao phải nhỏ hơn 6gam/1Ah dung lượng danh định của ắc quy.

6. Bao gói - ghi nhãn - vận chuyển và bảo quản sản phẩm

6.1. Bao gói - ghi nhãn

6.1.1. Bao gói

ắc quy thành phẩm ở dạng khô, chưa có điện dịch phải đảm bảo kín (có băng nhôm dán kín các lỗ nút, hoặc vặn chặt nút, bịt kín các lỗ thông hơi bằng băng keo), mỗi sản phẩm được để trong hộp hoặc thùng cacton cứng.

6.1.2. Ghi nhãn

Trên mỗi bình ắc quy phải ghi rõ:

Tên sản phẩm

Nhãn hiệu hàng hoá

Ký hiệu quy ước ắc quy:

+ Dung lượng danh định (Ah)

+ Điện thế danh định.

Ký hiệu đầu cực: Cực (+), cực (-), vạch mức điện dịch.

Ngày, tháng, năm sản xuất.

Trên bao bì chứa đựng ắc quy phải ghi:

Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất

Tên sản phẩm

Dung lượng danh định

Điện thế danh định

Hướng dẫn sử dụng, bảo quản.

6.2. Vận chuyển và bảo quản sản phẩm

ắc quy phải được  bảo quản trong nhà thoáng mát, khô ráo, không để bị nắng hay mưa trực tiếp vào. Không để ắc quy gần các nguồn nhiệt, hoá chất.

Không xếp cao quá quy định, xếp nghiêng, không chồng trực tiếp lên nhau quá năm hàng.

Không quăng, ném khi bốc vác, vận chuyển.

TIÊU CHUẨN NGÀNH

64 TCN 122-2000 ẮC QUY XE GẮN MÁY YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại ắc quy chì dùng cho mục đích khởi động, thắp sáng và đánh lửa các loại xe gắn máy.

2. Tiêu chuẩn tham khảo

2.1. JIS D 5302: Lead-axit for motorcycle

2.2 TCVN 4472-1993: ắc quy chì khởi động    

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này các thuật ngữ và định nghĩa được hiểu như sau:

3.1. Điện thế danh định: điện thế danh nghĩa của ắc quy, tính bằng V

3.2. Dung lượng danh định: Dung lượng danh định C10, được tính bằng cách nhân cường độ dòng điện phóng theo chế độ 10 giờ với thời gian phóng điện đo được tính bằng giờ khi ắc quy phóng điện đến điện thế cuối.

                                    C10 = I10 . 10 (Ah)

Trong đó:

C10: là dung lượng danh định theo chế độ phóng điện 10 giờ, tính bằng Ah.

I10: là cường độ phóng theo chế độ 10 giờ, tính bằng A.

                                                C10

                                    I10 = --------

                                                 10

3.3. Điện thế cuối: là điện thế đo ở thời điểm kết thúc phóng điện.

3.4. ắc quy nạp no: ắc quy được nạp theo chế độ In=0,1 C10A cho đến khi điện thế ngăn đạt 2,4V thì giảm xuống 0,05 C10A cho đến khi nạp no thì dừng nạp, ắc quy được coi như nạp no nếu 3 giờ nạp liên tục, điện thế bình ắc quy và tỷ trọng điện dịch không thay đổi (có tính đến sự thay đổi nhiệt độ).

4. Yêu cầu kỹ thuật

4.1. Bình ắc quy phải đảm bảo gắn kín không thoát hơi ở quanh chân đầu điện cực và quanh nắp, phải chịu được áp suất chênh lệch với môi trường một lượng là 21kPa ( 1,33kPa (160 ( 10) mmHg trong thời gian từ 3-5 giây.

4.2. Khi đặt nghiêng bình ắc quy một góc 45( so với vị trí làm việc, điện dịch không được chảy ra ngoài.

4.3. Vỏ ắc quy và nắp nhựa phải chịu được axit và chịu được  sự thay đổi nhiệt độ từ -18(C ( 60(. Khi đến nhiệt độ thay đổi ở khoảng nhiệt độ trên vỏ ắc quy và nắp nhựa không được biến dạng, rạn nứt hoặc bong làm điện dịch chảy ra ngoài.

4.4. Khả năng khởi động ban đầu

Khả năng khởi động ban đầu của ắc quy phải đảm bảo được thông số theo bảng 1

Bảng 1

 

 

 

ắc quy

Dòng điện phóng khởi động Ip, A

Thời gian tối thiểu kết thúc khởi động, giây

Điện thế đầu ra, V

Sau 5 giây từ lúc bắt đầu phóng

Điện thế cuối

Loại

bình 6V

Loại

bình 12V

Loại

bình 6V

Loại

bình 12V

Trong vòng 60 ngày kể từ khi sản xuất

8 C10

30

4.5

9

3

6

Lưu 1 năm

8 C10

30

4.25

8.5

3

6

 

4.5. Dung lượng của ắc quy

Dung lượng được  xác định theo chế độ phóng điện 10 giờ với dòng điện liên tục không đổi Ip = 0,1 C10A và nhiệt độ điện dịch trước khi phóng không quá 27(C ( 5(C. Bình ắc quy phải ngừng phóng điện khi điện thế ở hai đầu điện cực giảm đến điện thế cuối 10,5V đối với ắc quy 12V và 5,25V đối với ắc quy 6V.

Cho phép ắc quy phóng điện ở nhiệt độ 27(C ( 5(C. Kết quả phải quy về dung lượng ở nhiệt độ 27(C. Nếu ở nhiệt độ khác thì quy về nhiệt độ 27(C:

                                    D27 = Dt + 0,0007 (t-27)

Trong đó:

D27: là tỷ trọng của axit ở 27(C

Dt: là tỷ trọng của axit ở nhiệt độ t

0,0007: là hệ số tăng giảm do thay đổi nhiệt độ

t: là nhiệt độ thực đo của axit.

ắc quy sau khi kiểm tra phải có dung lượng đạt ít nhất 95% dung lượng danh định từ 1 cho đến 3 chu kỳ đầu.

4.6. Khả năng phóng điện khởi động của ắc quy

Khả năng phóng điện khởi động được  xác định bằng khả năng phóng điện với dòng Ip = 8 C10A. Các thông số của ắc quy phải đạt như quy định trong bảng 2.

 

Bảng 2

 

Nhiệt độ trước khi phóng điện không quá, 0(C

Thời gian tối thiểu kết thúc khởi động, giây

Dòng điện phóng khởi

động

Ip, A

Điện thế đầu ra, V

Sau 5 giây từ lúc bắt đầu phóng

Điện thế cuối

Loại

bình 6V

Loại

bình 12V

Loại

bình 6V

Loại

bình 12V

0(C ( 2(C

30

8 C10

4.25

8.5

3

6

 

4.7. Khả năng chịu rung động

Bình ắc quy khi đưa lên máy rung động có tần số 22Hz ( 2Hz, có gia tốc là 6g (g: là gia tốc trọng trường = 9,8 m/giây2), sau 3 giờ rung động liên tục bình không nứt và phóng điện đạt được theo thông số của bảng 2 nhưng ở nhiệt độ 27(C ( 5(C.

4.8. Khả năng nhận nạp điện

Khả năng nhận nạp điện của ắc quy được xác định bằng dòng điện nạp. Bình ắc quy mới chưa qua sử dụng sau khi nạp no, phóng điện 5 giờ với Ip=0,1C10A, sau đó nạp với điện thế 7,2V (đối với bình 6V) và 14,4V (đối với bình 12V), trong vòng 10 phút dòng điện nạp không nhỏ hơn I10A.

4.9. Khả năng chịu được quá nạp của ắc quy

Bình ắc quy phải chịu được quá nạp bằng dòng điện liên tục không đổi In=0,1C10A trong 100 giờ với 4 chu kỳ liên tục. Sau mỗi chu kỳ nạp 100 giờ để hở mạch 68 giờ và phóng kiểm tra bằng dòng điện Ip = 8 C10A ở nhiệt độ 40(C ( 2(C và phải đạt theo quy định ở bảng 2, chỉ tiêu này có thể dùng để thay cho chỉ tiêu 4.11 khi không đủ điều kiện kiểm tra chỉ tiêu thuổi thọ.

4.10. Độ tự phóng điện (tổn thất dung lượng của bình ắc quy)

Độ tự phóng điện của bình ắc quy so với dung lượng danh định sau 14 ngày đêm không giảm quá 14%.

4.11. Tuổi thọ của ắc quy:

Tuổi thọ của ắc quy được tính theo chu kỳ phóng nạp điện, phải đạt thấp nhất 200 chu kỳ theo phép thử trong tiêu chuẩn.

5. Phương pháp thử

5.1. Môi trường và dụng cụ kiểm tra

5.1.1. Môi trường kiểm tra: Kiểm tra bình thường ở điều kiện nhiệt độ 27(C ( 5(C, độ ẩm tương đối 25-85%.

5.1.2. Dụng cụ kiểm tra:

Máy phóng nạp, khởi động.

Amper kế chính xác 0,5% giá trị đo. Đối với dòng khởi động lớn cấp chính xác không thấp hơn 1% giá trị đo (0(70A).

Vốn kế cấp chính xác 0,5V

Máy rung động có tần số 22Hz ( 2Hz, có gia tốc là 6g (g: là gia tốc trọng trường = 9,8 m/giây2).

Máy làm lạnh đến nhiệt độ -18(C.

Nhiệt kế loại 0(C đến 100(C chính xác 1(C.

Tỷ trọng kế loại 1,1(1,3, độ chính xác 0,05.

Đồng hồ bấm giây

Các thước đo độ dài, chính xác tới 0,5 mm

5.2. Kiểm tra tỷ trọng điện dịch

Dùng tỷ trọng kế để đo tỷ trọng điện dịch

ắc quy được nạp no thì dừng nạp. Tỷ trọng điện dịch ở nhiệt độ 25(C đối với bình ắc quy tích điện khô đã được  nạp no là d = 1,28 ( 0,01.

5.3. Kiểm tra độ kín của bình ắc quy

5.3.1. Khi chưa rót điện dịch

Dùng bơm hút ra hoặc bơm vào để áp suất trong bình chênh lệch với áp suất bên ngoài 21kPa ( 1,33 kPa (160 ( 10 mmHg). Quan sát trong thời gian 3 giây ( 5 giây xem áp suất giữ ổn định hay không nếu áp lực không thay đổi là đạt. Kiểm tra từng ngăn đơn của bình.

5.3.2. Khi có điện dịch

Đổ điện dịch ắc quy đến vạch quy định (điện dịch ngập điểm trên của tấm cực 15mm). Đậy  chặt nút lại, lau khô mặt bình. Nghiêng 4 mặt bình ắc quy một góc 45(C so với mặt phẳng, để trong 5phút, quan sát hiện tượng rò rỉ điện dịch trên mặt bình, nếu xuất hiện điện dịch thì không đạt.

5.4. Kiểm tra tính chịu nhiệt của nhựa gắn nắp bình

Khi thử tính chịu nhiệt của nhựa gắn nắp bình không được đổ điện dịch vào bình ắc quy.

Tháo nút, cho ắc quy vào tủ sấy, đưa nhiệt độ tăng lên 60(C, để nghiêng ắc quy một góc 45(C và giữ ở nhiệt độ đó trong 6 giờ. Sau đó lấy ra quan sát nhựa gắn nắp bình ắc quy phải không bị chảy hay biến dạng, đường dán vỏ nắp không hở hoặc vênh.

Trước khi thử lạnh bình ắc quy phải được đưa về nhiệt độ phòng sau đó bình ắc quy được đưa vào buồng lạnh ở nhiệt độ -18(C trong vòng 6 giờ, sau đó lại đưa lên 20(C , quan sát bề mặt nắp nhựa ắc quy và thử lại độ kín theo điều 5.3. Nếu ắc quy vẫn kín coi như thỏa mãn.

Các bình ắc quy đã thử chỉ tiêu này không cho phép khởi động ban đầu theo điều 4.4 nữa.

5.5. Kiểm tra khả năng khởi động ban đầu của ắc quy tích điện khô

Đổ dung dich axit với tỷ trọng d = 1,28 ( 0,01 vào ắc quy tích điện khô, để ổn định trong 1 giờ, giảm nhiệt độ xuống 27(C ( 5(C, phóng điện khởi động bằng dòng điện Ip=8C10A trên máy khởi động cho đến khi điện thế cuối theo các thông số kỹ thuật trong bảng 1.

5.6. Kiểm tra dung lượng của ắc quy

ắc quy sau khi thử khả năng khởi động, được nạp no sẽ tiến hành điều chỉnh tỷ trọng của điện dịch trong các ngăn theo điều 5.2

Để ổn định ắc quy từ 2 ( 8 giờ sau khi nạp no, phóng với dòng điện Ip=0,1 C10A. Cứ 30 phút kiểm tra nhiệt độ, tỷ trọng và điện thế một lần. Khi điện thế ở đầu điện cực giảm xuống 5,4V (đối với ắc quy 6V) hoặc 10,8V (đối với ắc quy 12V), thì cứ 15 phút phải kiểm tra một lần cho đến lúc điện thế giảm xuống 5,25V (đối với ắc quy 6V) hoặc 10,5V (đối với ắc quy 12V) thì ngừng.

Dung lượng của bình ắc quy Ct, tính bằng ampe giờ (Ah) theo công thức:

                                    Ct = I10.T

Trong đó:

T: thời gian phóng điện liên tục (tính bằng giờ) kể từ khi phóng điện đến khi điện thế 2 đầu điện cực bằng 5,25V (đối với ắc quy 6V) hoặc 10,5V (đối với ắc quy 12V).

Kết quả được quy về dung lượng ở nhiệt độ 27(C theo công thức:

                                                       Ct

                                    C270 = --------------

                                                1+0,01(t-27)      

Trong đó:

Ct: dung lượng thực tế đo được trong quá trình phóng điện tính theo nhiệt độ trung bình của điện dịch.

0,01: là hệ số nhiệt độ của dung lượng

t: là nhiệt độ trung bình của điện dịch trong quá trình phóng điện (C .

5.7. Kiểm tra khả năng khởi động

ắc quy sau khi kiểm tra dung lượng sẽ kiểm tra khả năng khởi động như sau:

Bình ắc quy được nạp no không quá một giờ sau khi nạp, ắc quy được đưa vào môi trường làm lạnh trong thời gian đủ để một trong các ngăn giữa đạt nhiệt độ 0(C ( 2(C. Tiến hành khởi động theo thông số quy định ở bảng 2.

5.8. Kiểm trả khả năng chịu rung động

ắc quy được  nạp no đưa lên máy rung động có tần số 22Hz(2Hz, có gia tốc là 6g (g: là gia tốc trọng trường = 9,8 m/giây2), rung động trong 3 giờ liên tục. Sau đó kiểm tra phóng khởi động với dòng điện phóng Ip=8C10A phải đạt theo quy định theo bảng 2, ở nhiệt độ 27(C ( 5(C. ắc quy qua thử rung động sẽ không qua thử nghiệm tiếp các chỉ tiêu khác nữa.

5.9. Kiểm tra khả năng nhận nạp điện

Lấy ắc quy mới sản xuất trong vòng 60 ngày, chưa tham gia các thử nghiệm khác để kiểm tra khả năng nhận nạp điện. Thử nghiệm sẽ tiến hành như sau:

ắc quy được nạp và đảm bảo các yêu cầu của điện dịch, sau đó phóng với dòng điện Ip=0,1.I10 trong 5 giờ rồi đưa về nhiệt độ 0(C (khi nhiệt độ trong các ngăn giữa đạt được 0(C) và nạp điện với điện thế 7,2V (đối với bình 6V) và 14,4V (đối với bình 12V).

Sau 10 phút ghi giá trị dòng điện nạp, dòng điện nạp không nhỏ hơn 0,1C10A.

5.10. Kiểm tra khả năng chịu được quá nạp

ắc quy được nạp liên tục bằng dòng điện nạp In=0,1C10A trong 100 giờ. Trong thời gian này ắc quy được ngâm trong bể nước để nhiệt độ điện dịch không quá 40(C ( 3(C, mức nước cách mặt ắc quy 25 mm. Hằng ngày dùng nước cất bổ sung cho các ngăn để đảm bảo đủ điện dịch.

Khi kết thúc để mạch hở 68 giờ, sau đó phóng với dòng Ip=8C10A. Ngừng phóng điện khi điện thế đầu 2 cực là 6V (đối với ắc quy 12V) và 3V (đối với ắc quy 6V). Lặp lại thao tác trên thêm 3 chu kỳ nữa. Mỗi lần phóng khởi động phải đạt theo quy định ở bảng 2.

Tất cả các ắc quy khi đã kiểm tra chỉ tiêu quá nạp sẽ không qua thử nghiệm tiếp các chỉ tiêu khác nữa.

5.11. Kiểm tra độ tự phóng điện

ắc quy sau khi thử dung lượng và phóng điện khởi động sẽ tiến hành thử độ tự phóng điện.

Bình mẫu được đưa về trạng thái nạp no. Tiếp tục kiểm tra dung lượng thêm 2 ( 3 chu kỳ theo điều 5.6. để lấy dung lượng trung bình. Sau đó ắc quy được nạp no, điều chỉnh tỷ trọng, lau khô, vặn chặt nút, để trong phòng với nhiệt độ từ 40(C ( 2(C.

Sau 14 ngày đêm đem ra đo dung lượng danh định theo điều 5.6.

Độ tự phóng của ắc quy (S) tính bằng phần trăm, theo công thức:

                                                C - C1

                                    S = -------------- . 100%

                                                    C

Trong đó:

C: dung lượng trung bình của ắc quy trước khi để yên 14 ngày đêm, Ah.

C1: dung lượng của ắc quy sau khi để yên 14 ngày đêm, Ah.

5.12. Thử tuổi thọ

ắc quy thử tuổi thọ là ắc quy đã qua thử dung lượng và phóng khởi động.

ắc quy được nạp no với dòng điện nạp In=0,4C10A. Sau đó phóng với dòng điện phóng Ip=0,4C10A trong 1 giờ rồi lại tiếp tục nạp với dòng điện nạp In=0,1C10A trong 5 giờ.

Chu kỳ: 1 giờ phóng và 5 giờ nạp

Sau 24 chu kỳ, ắc quy lại được thử dung lượng theo điều 5.6. Sau khi thử dung lượng kết thúc. ắc quy lại được  nạp no và tiếp tục phép thử theo chu kỳ trên.

Số chu kỳ thử dung lượng và thử khởi động của các lần thử trước được tính vào tuổi thọ.

Phép thử tuổi thọ được coi là kết thúc khi dung lượng kiểm tra giữa các chu kỳ thử nhỏ hơn 40% dung lượng danh định.

Trong quá trình thử ắc quy chỉ được châm thêm nước cất sau khi thử kiểm tra dung lượng hoặc trước khi nạp no. ắc quy được  điều chỉnh tỷ trọng và mức điện dịch đúng theo yêu cầu kỹ thuật. Bình thử luôn luôn ngâm trong bể nước, mặt nước thấp hơn mặt bình 25mm, thành bình cách thành bể tối thiểu 20mm và giữ ở nhiệt độ 40(C ( 2(C.

6. Bao gói - Ghi nhãn - Vận chuyển và bảo quản sản phẩm

6.1. Bao gói - ghi nhãn

6.1.1. Bao gói

ắc quy thành phẩm ở dạng khô, chưa có điện dịch phải đảm bảo kín (vặn chặt nút, bịt kín lỗ thông hơi), mỗi sản phẩm được để trong hộp hoặc thùng cacton cứng.

6.1.2. Ghi nhãn

Trên mỗi bình, ắc quy phải ghi rõ

Tên sản phẩm

Nhãn hiệu hàng hoá

Ký hiệu quy ước ắc quy:

+ Dung lượng danh định (Ah)

+ Điện thế danh định.

Ký hiệu đầu cực: Cực (+), cực (-), vạch mức điện dịch.

Ngày, tháng, năm sản xuất.

Trên bao bì chứa đựng ắc quy phải ghi:

Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất

Tên sản phẩm

Dung lượng danh định

Điện thế danh định

Hướng dẫn sử dụng, bảo quản.

6.2. Vận chuyển và bảo quản sản phẩm

ắc quy phải được  bảo quản trong nhà thoáng mát, khô ráo, không để bị nắng hay mưa trực tiếp vào. Không để ắc quy gần các nguồn nhiệt, hoá chất.

Không xếp cao quá quy định, xếp nghiêng, không chồng trực tiếp lên nhau quá năm hàng.

Không quăng, ném khi bốc vác, vận chuyển.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 15/2001/QĐ-BCN ban hành tiêu chuẩn ngành Chất lượng nước, ắc quy chì khởi động do Bộ trưởng Bộ công nghiệp ban hành

  • Số hiệu: 15/2001/QĐ-BCN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 22/03/2001
  • Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp
  • Người ký: Lê Quốc Khánh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản