Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TỔNG CỤC HẢI OUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/1999/QĐ - TCHQ

Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ QUY CHẾ TẠM THỜI QUẢN LÝ DỊCH VỤ KHAI THUẾ HẢI QUAN

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HÁI OUAN

- Căn cứ Pháp lệnh Hải quan ngày 20 tháng 2 năm 1990;

- Căn cứ Nghị định 15/CP ngày 2 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiêm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

- Căn cứ Nghị định số 16/CP ngày 7 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan;

- Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 162/CP-KTTH ngày 17 tháng 2 năm 1998 về cải tiến thủ tục hải quan;

- Xét đề nghị của Cục trưởng Cục giám sát và quản lý về hải quan

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành "Quy chế tạm thời về quản lý dịch vụ khai thuê hải quan" để triển khai thí điểm tại các địa phương: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan; Cục trưởng các Cục Hải quan các tỉnh, thành phố nói tại Điều 1 trên đây; Hiệu trưởng Trường cao đẳng Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Điều 4. Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan chịu trách nhiệm hướng dẫn chi tiết và theo dõi, tổng kết viêc thi hành Quy chế ban hành Kèm theo Quyết định này.

 

 

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HÁI OUAN




Phan Văn Dĩ
nh

 

QUY CHẾ TẠM THỜI

QUẢN LÝ DỊCH VỤ KHAI THUÊ HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 15/1999/QĐ - TCHQ ngày 08/01/1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

Dịch vụ khai thuê hải quan là một loại hoạt động dịch vụ, trong đó một doanh nghiệp đứng ra thay mặt cho chủ hàng khai báo và làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu trên cơ sở một hợp đổng được ký kết giữa chủ hàng và doanh nghiệp đó.

Điều 2.

1. Chỉ những doanh nghiệp được thành lập theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành, đáp ứng các tiêu chuẩn quy định trong Quy chế này, đã đăng ký với Tổng cục Hải quan mới được làm dịch vụ khai thuê hải quan.

2. Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp được tự làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất - nhập khẩu của mình.

CHƯƠNG II:

DOANH NGHIỆP LÀM DỊCH VỤ KHAI THUÊ HẢI QUAN

Điều 3. Thủ tục đăng ký kinh doanh

1. Doanh nghiệp muốn đăng ký làm dịch vụ khai thuê hải quan phải nộp các giấy tờ sau đây cho Tổng cục Hải quan:

- Đơn xin đăng ký làm dịch vụ khai thuê hải quan;

- Bản sao công chứng giấy phép thành lập doanh nghiệp;

- Công văn phê chuẩn của đơn vị chủ quản (nếu có);

- Báo cáo số vốn đăng ký và số tài khoản ngân hàng.

2. Sau khi nhận được "Giấy chứng nhận đăng ký làm dịch vụ khai thuê hải quan" do Tổng cục Hải quan cấp, doanh nghiệp phải làm các thủ tục sau đây tại các Hải quan địa phương nơi dự định hoạt động:

a. Xuất trình "Giấy chứng nhận đăng ký làm dịch vụ khai thuê hải quan" do Tổng cục Hải quan cấp;

b. Đăng ký tên, chứng minh thư, số điện thoại của người phụ trách quản lý nghiệp vụ khai thuê hải quan cũng như nhân viên trực tiếp làm dịch vụ khai thuê hải quan của doanh nghiệp, mẫu dấu chuyên dùng trong khai báo hải quan của doanh nghiệp;

c. Đăng ký số tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp.

Điều 4.

Doanh nghiệp làm dịch vụ khai thuê hải quan, tùy theo thỏa thuận trong hợp đổng khai thuê hải quan, có thể thay mặt chủ hàng thực hiện một việc hoặc tất cả các việc sau:

1. Khai báo và hoàn tất hổ sơ có liên quan đến lô hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và/hay lưu trữ, vận chuyển được chủ hàng ủy nhiệm;

2. Xuất trình hàng hóa để Hải quan kiểm tra;

3. Tự tính thuế và nộp các loại thuế (khi được chủ hàng ủy nhiệm) liên quan đến lô hàng xuất, nhập khẩu theo pháp luật quy định;

4. Khi được ủy quyền, có quyền khiếu nại, yêu cầu xét lại hay yêu cầu điều chỉnh lại các số liệu khai báo liên quan đến lô hàng hóa xuất, nhập khẩu được ủy nhiệm theo quy định của pháp luật.

Điều 5.

1. Khi làm dịch vụ khai thuê hải quan, nhân viên của doanh nghiệp đi làm dịch vụ này phải xuất trình hợp đồng về khai thuê hải quan (lần đầu), trong đó ghi rõ: tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của chủ hàng cũng như của doanh nghiệp làm dịch vụ khai thuê hải quan, nội dung hợp đổng, trách nhiệm, quyền hạn của hai bên;

2. Doanh nghiệp làm dịch vụ khai thuê hải quan được làm dịch vụ này tại tất cả các cửa khẩu Hải quan nơi đã đăng ký hoạt động, trường hợp phải làm thủ tục hải quan tại địa phương khác thì phải đăng ký với Hải quan địa phương đó.

Điều 6.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp làm dịch vụ khai thuê hải quan:

1. Không được cho đơn vị khác mượn danh nghĩa để làm dịch vụ khai thuê hải quan và không được lợi dụng danh nghĩa doanh nghiệp khác để làm dịch vụ khai thuê hải quan;

2. Không được tiết lộ những bí mật thương mại khi thực hiện công việc của mình làm tổn hại đến lợi ích của đơn vị ủy nhiệm;

3. Mở sổ sách theo dõi và nhật ký làm việc, ghi chép trung thực, chính xác và đầy đủ hoạt động dịch vụ của mình, lưu giữ đầy đủ các loại chứng từ, biên lai, điện tử do đơn vị ủy thác giao cho ...; phải lưu giữ hổ sơ liên quan đến việc thực hiện hợp đổng khai thuê hải quan trong thời hạn là 5 năm kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan đối với lô hàng hóa theo hợp đổng đó và có trách nhiệm xuất trình đầy đủ cho cơ quan Hải quan khi có yêu cầu.

Điều 7.

1. Hàng quý, sáu tháng, một năm, doanh nghiệp làm dịch vụ khai thuê hải quan có báo cáo gửi Tổng cục Hải quan, trong đó phân tích khối lượng dịch vụ trong năm, những sai sót xảy ra và nguyên nhân, tình hình chấp hành các quy định liên quan đến Hải quan;

2. Khi có thay đổi tên gọi, địa chỉ, người chịu trách nhiệm chính về hoạt động dịch vụ khai thuê hải quan, nhân viên trực tiếp làm dịch vụ khai thuê hải quan, tính chất và phạm vi làm dịch vụ, vốn đăng ký và các nội dung khác đã đăng ký, doanh nghiệp phải báo trước bằng văn bản cho Tổng cục Hải quan;

3. Khi giải thể hay bị phá sản, doanh nghiệp phải báo cáo bằng văn bản cho Tổng cục Hải quan để sau khi giải quyết xong các thủ tục, Tổng cục Hải quan sẽ hủy bỏ "Giấy chứng nhận đăng ký làm dịch vụ khai thuê hải quan".

4. Nếu ngừng hoạt động từ ba tháng trở lên, doanh nghiệp phải báo cho Hải quan địa phương nơi đăng ký biết, nếu ngừng hoạt động quá sáu tháng thì phải làm thủ tục hủy "Giấy chứng nhận đăng ký làm dịch vụ khai thuê hải quan".

5. Quá 6 tháng kể từ ngày nhận được "Giấy chứng nhận đăng ký làm dịch vụ khai thuê hải quan" mà doanh nghiệp không triển khai hoạt động thì Tổng cục Hải quan sẽ hủy giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đó.

Điều 8.

Doanh nghiệp làm dịch vụ khai thuê hải quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc làm thủ tục khai thuê hải quan cho hàng hóa xuất, nhập khẩu. Trường hợp có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật.

Điều 9.

1. Doanh nghiệp làm dịch vụ khai thuê hải quan có thể bị tạm ngừng quyền hoạt động dịch vụ khai thuê hải quan nếu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a. Vi phạm pháp luật về hải quan và các quy định có liên quan khác;

b. Không có nhân viên trực tiếp làm dịch vụ khai thuê hải quan đáp ứng các tiêu chuẩn quy định trong Quy chế này;

c. Không chấp hành các quyết định xử phạt của Hải quan khi có hành vi vi phạm pháp luật về hải quan hoặc các quy định khác có liên quan;

d. Không thông báo cho Hải quan các thay đổi trong những nội dung đã đăng ký của doanh nghiệp, cho mượn danh nghĩa hoặc dùng danh nghĩa người khác trong hoạt động dịch vụ, không chấp hành nghiêm chỉnh việc xây dựng hệ thống sổ sách, theo dõi dịch vụ, các quy định về lưu giữ hổ sơ.

2. Doanh nghiệp bị hủy bỏ quyền hoạt động dịch vụ khai thuê hải quan trong trường hợp sau:

a. Bị thu hồi Giấy phép thành lập doanh nghiệp;

b. Vi phạm liên tục pháp luật hải quan và quy định khác có liên quan;

c. Giấy phép hoạt động hết thời hạn, không đăng ký lại hoặc không đủ điều kiện để đăng ký hoạt động tiếp.

CHƯƠNG III

NHÂN VIÊN LÀM DỊCH VỤ KHAI THUÊ HẢI QUAN

Điều 10. Tiêu chuẩn và điều kiện được công nhận là nhân viên làm dịch vụ khai thuê hải quan:

1. Người có đủ tư cách, quyền công dân và có năng lực thực hiện pháp luật;

2. Đã qua khóa đào tạo chuyên ngành dịch vụ khai thuê hải quan, đã được cấp "Chứng chỉ khai thuê hải quan" và đã được cấp thẻ chuyên dùng để xuất trình với cơ quan Hải quan khi đi làm thủ tục hải quan;

3. Tổng cục Hải quan tổ chức cấp thẻ chuyên dùng cho nhân viên của các doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động dịch vụ khai thuê hải quan, căn cứ đề nghị của doanh nghiệp và "Chứng chỉ khai thuê hải quan" đã được cấp.

Điều 11.

Trong hoạt động của mình, nhân viên làm dịch vụ khai thuê hải quan phải tuân thủ các nghĩa vụ sau đây:

1. Khi đi làm thủ tục hải quan phải xuất trình thẻ chuyên dùng do Hải quan cấp; trường hợp không xuất trình, Hải quan có thể không cho làm thủ tục hải quan;

2. Khai báo hải quan đầy đủ, rõ ràng, hỗ trợ nhân viên hải quan trong công tác kiểm tra bộ hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa. Hỗ trợ Hải quan liên hệ với đơn vị ủy thác theo yêu cầu của Hải quan;

3. Không được cho người khác mượn "Chứng chỉ khai thuê hải quan" và thẻ chuyên dùng của mình, không được phép đồng thời làm nhân viên dịch vụ khai thuê hải quan của hai doanh nghiệp trở lên. Trường hợp muốn thay đổi đơn vị làm việc thì phải được cơ quan Hải quan công nhận.

Điều 12.

Nhân viên làm dịch vụ khai thuê hải quan, nếu phạm phải một trong các quy định dưới đây, có thể bị thu hồi thẻ chuyên dùng làm dịch vụ khai thuê hải quan:

1. Cố ý vi phạm các quy định liên quan đến việc làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất, nhập khẩu;

2. Cho phép người khác sử dụng thẻ chuyên dùng của mình hoặc sử dụng thẻ của người khác;

3. Tự ý thay đổi đơn vị công tác mà chưa được cơ quan Hải quan công nhận;

4. Có hành vi hối lộ nhân viên hải quan.

Điều 13.

Đào tạo và cấp chứng chỉ

1. Trường Cao đẳng Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức các khóa đào tạo về nghiệp vụ làm thủ tục hải quan và cấp "Chứng chỉ khai thuê hải quan" cho những người đủ tiêu chuẩn đăng ký xin làm nhân viên dịch vụ khai thuê hải quan;

2. Những người đủ tiêu chuẩn được hành nghề làm dịch vụ khai thuê hải quan, đã được đào tạo và qua kiểm tra sát hạch, sẽ được cấp "Chứng chỉ khai thuê hải quan".

CHƯƠNG IV

ĐIỂU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14.

1. Mọi hoạt động dịch vụ khai thuê hải quan đều phải thực hiện đúng theo các quy định của Quy chế này.

2. Hải quan các địa phương có trách nhiệm tổ chức tốt việc đăng ký hành nghề cho các doanh nghiệp đã được cấp "Giấy chứng nhận đăng ký làm dịch vụ khai thuê hải quan"; theo dõi và tổng kết hoạt động của các doanh nghiệp này tại địa phương mình và định kỳ ba tháng, sáu tháng, một năm báo cáo Tổng cục Hải quan.

Điều 15.

1. Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan chịu trách nhiệm hướng dẫn chi tiết việc thi hành Quy chế này.

2. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày 23 tháng 01 năm 1999.