- 1Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2020 về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2020 về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 3986/QĐ-BYT năm 2020 về "Sổ tay Hướng dẫn tổ chức thực hiện cách ly y tế vùng có dịch COVID-19" do Bộ Y tế ban hành
- 1Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007
- 2Nghị định 101/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Quyết định 2686/QĐ-BCĐQG năm 2021 ban hành "Quy định đánh giá mức độ nguy cơ và biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch Covid-19" do Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 ban hành
- 7Nghị quyết 86/NQ-CP năm 2021 về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết 30/2021/QH15 do Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1407/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 13 tháng 9 năm 2021 |
ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG DỊCH ĐẶC THÙ TRONG THỜI GIAN CÓ DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày 30/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly về y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch;
Căn cứ Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
Căn cứ Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV;
Căn cứ Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31/5/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 về việc ban hành “Quy định đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch Covid-19”;
Căn cứ diễn biến tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh và xét đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 3759/TTr-CAT-PV01(AN) ngày 13/9/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể:
1. Tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch cao nhất theo Quyết định số 3986/QĐ-BYT ngày 16/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế và thực hiện giãn cách xã hội, cách ly y tế tuyệt đối theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ đối với địa bàn, khu vực phong tỏa (địa bàn xã Nghĩa An thuộc thành phố Quảng Ngãi, xã Trà Phong thuộc huyện Trà Bồng và các khu vực do Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố quyết định khi có ca F0), cụ thể:
a) Đối với người dân:
Tuyệt đối không ra khỏi nhà, “ai ở đâu thì ở đó”, thực hiện “nhà cách ly với nhà”, trừ các trường hợp:
- Cấp cứu, khám, chữa bệnh, xét nghiệm SARS-CoV-2; tiêm ngừa Covid-19; người đi cách ly, điều trị và hoàn thành cách ly, điều trị, xuất viện.
- Các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, hỏa hoạn.
- Lực lượng thực hiện vệ sinh môi trường, đô thị; xử lý sự cố điện, cấp thoát nước, hệ thống thông tin, hạ tầng kỹ thuật, viễn thông, bưu chính; tác nghiệp báo chí; phòng, chống dịch và Ban Chỉ đạo, Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 các cấp.
Các trường hợp nêu trên khi ra khỏi nhà phải đảm bảo giấy tờ chứng minh đủ điều kiện lưu thông, kèm theo giấy tờ tùy thân; thực hiện nguyên tắc 5K (Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tập trung, Khai báo y tế).
b) Đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ:
- Tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu (trong thời gian tạm dừng, người đứng đầu cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải bố trí người trực đảm bảo an ninh, an toàn, phòng, chống cháy, nổ tại cơ sở).
- Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ thiết yếu được phép hoạt động nhưng chỉ phục vụ trực tuyến, giao hàng tận nơi thông qua sự hỗ trợ của lực lượng phòng, chống dịch tại chỗ của địa phương.
c) Đối với các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất, công trình xây dựng:
- Các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất phải có kế hoạch, cam kết phòng, chống dịch, thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K và “3 tại chỗ” (làm việc, ăn uống và nghỉ ngơi tại chỗ), được xem là một điểm cách ly tập trung và do cấp có thẩm quyền quyết định.
- Dừng hoạt động thi công xây dựng, trừ công trình trọng điểm, khẩn cấp do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định. Quá trình hoạt động, chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công phải bảo đảm “3 tại chỗ” cho người lao động và cam kết thực hiện an toàn phòng, chống dịch theo quy định.
d) Dừng hoạt động giao thông vận tải, trừ các trường hợp:
- Phục vụ cung ứng lương thực, thực phẩm, hàng hóa, nguyên vật liệu thiết yếu, các yêu cầu phòng, chống dịch; cấp cứu, khám chữa bệnh; các trường hợp khẩn cấp, như: Thiên tai, hỏa hoạn.
- Các tuyến đường giao thông huyết mạch ngang qua vùng phong tỏa, như: Quốc lộ, tỉnh lộ nhưng chỉ được phép đi qua, không dừng, đỗ đón trả khách, giao nhận hàng hóa (nếu dừng, đỗ giao nhận hàng, đón trả khách phải cam kết rõ địa điểm, thời gian để phục vụ quản lý, kiểm tra, giám sát y tế).
2. Áp dụng biện pháp phòng, chống dịch tương ứng mức Nguy cơ rất cao và thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ đối với thành phố Quảng Ngãi, thời gian 14 ngày kể từ 06 giờ 00 phút ngày 14/9/2021 (trừ địa bàn xã Nghĩa An thuộc thành phố Quảng Ngãi và các khu vực phong tỏa, giãn cách xã hội tuyệt đối), cụ thể:
a) Đối với người dân:
- Người dân chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thật sự cần thiết, như: Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa thiết yếu khác; trường hợp khẩn cấp, như: cấp cứu, khám chữa bệnh, thiên tai, hỏa hoạn...; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình, cơ sở kinh doanh, dịch vụ thiết yếu.
- Từ 20 giờ 00 phút ngày hôm trước đến 04 giờ 00 phút ngày hôm sau người dân không ra khỏi nhà, trừ các trường hợp:
Cấp cứu, thiên tai, hỏa hoạn, thi hành công vụ, tác nghiệp báo chí, bưu chính, viễn thông; công nhân vệ sinh môi trường đô thị; xử lý sự cố về: điện, nước, hệ thống thông tin và hạ tầng kỹ thuật; phương tiện đưa/đón người lao động và người lao động đi/về tại các cơ quan, cơ sở sản xuất; phương tiện vận chuyển, cung cấp hàng hóa thiết yếu, nguyên vật tư phục vụ sản xuất, xây dựng, hàng hóa xuất, nhập khẩu; hoặc theo yêu cầu công tác phòng, chống dịch.
Tất cả các trường hợp được ra khỏi nhà, di chuyển trên đường, người dân phải đảm bảo các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện lưu thông, kèm theo giấy tờ tùy thân; thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K; di chuyển theo nguyên tắc “1 cung đường, 2 điểm đi/đến và ngược lại”.
Trường hợp cần thiết, khẩn cấp khác do Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.
b) Dừng hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu dễ bị lây nhiễm, như: Karaoke (cố định và di động); vũ trường, quán bar, beer club; kinh doanh trò chơi điện tử, internet công cộng; spa, massage, xông hơi, tắm biển; tụ điểm, khu vui chơi, giải trí, du lịch, trung tâm nhà hàng - tiệc cưới; cơ sở làm đẹp (cắt tóc, gội đầu, làm móng tay, móng chân...), hoạt động thể dục, thể thao trong nhà (gym, billiards, yoga...), dịch vụ áo cưới, chụp hình cưới; cơ sở kinh doanh lưu trú (trừ các cơ sở lưu trú phục vụ công tác phòng, chống dịch và phục vụ khách lưu trú thuộc các trường hợp cần thiết).
- Cấm hoạt động các chợ tự phát, mua, bán trên vỉa hè, lòng, lề đường.
- Không tập trung trên 05 người ngoài phạm vi công sở, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế.
- Các cuộc hội họp của các cơ quan, đơn vị không quá 15 người trong một phòng (trừ các cuộc họp quan trọng, cấp bách do cấp có thẩm quyền quyết định).
- Dừng các hoạt động lễ, hội, văn hóa, giải trí, thể thao; tôn giáo, tín ngưỡng. Đám hiếu, đám hỉ tổ chức không quá 15 người tham dự và phải được cơ quan y tế địa phương tổ chức giám sát nghiêm ngặt.
- Tạm dừng hoạt động vận tải hành khách; phương tiện giao thông đường bộ được đi qua nhưng không dừng, đỗ đón, trả khách (Trừ xe công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly, xe phục vụ phòng, chống dịch được hoạt động nhưng chỉ được đưa đón tại nơi chính quyền cho phép).
c) Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thiết yếu được hoạt động, bao gồm: Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu, điện, nước, nhiên liệu,...); cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa; khám bệnh, chữa bệnh, môi trường.
Các phương tiện chuyên chở nông, lâm, thủy sản, nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa được hoạt động.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được hoạt động nhưng không bán tại chỗ, chỉ bán hàng trực tuyến, giao hàng tận nơi.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bố trí 30%-50% số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc (trừ các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch như y tế, công an, quân đội...).
Hoạt động thi công xây dựng: Chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công phải cam kết thực hiện “3 tại chỗ”, đăng ký danh sách người lao động với Công an cấp xã nơi có công trình để kiểm tra, giám sát.
Người dân được lao động, sản xuất tại gia đình và thu hoạch nông, lâm, thủy sản theo nhóm, hộ gia đình tại vườn, vùng sản xuất của địa phương.
Các hoạt động nêu trên phải thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch theo quy định và phải dừng hoạt động khi không đảm bảo an toàn.
3. Áp dụng biện pháp chống dịch đặc thù tương ứng mức Nguy cơ cao và thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, có nâng cao một số biện pháp đối với địa bàn các huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa và Trà Bồng, cụ thể:
a) Không tập trung trên 10 người ngoài phạm vi công sở, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế và phải giữ khoảng cách tối thiểu 02 mét tại nơi công cộng; thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K.
b) Hội, họp của các cơ quan, đơn vị không quá 20 người trong một phòng.
c) Đám hiếu, đám hỉ tổ chức không quá 20 người tham dự, phải cam kết và được cơ quan y tế địa phương giám sát.
d) Hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tập trung không quá 10 người tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung và bảo đảm khoảng cách tối thiểu 02 mét, bắt buộc đeo khẩu trang.
đ) Tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu dễ bị lây nhiễm, như: Karaoke (cố định và di động); vũ trường, quán bar, beer club; các địa điểm kinh doanh trò chơi điện tử, internet công cộng; cơ sở kinh doanh, hoạt động thể dục, thể thao trong nhà (gym, billiards, yoga...); spa, massage, xông hơi; các tụ điểm, khu vui chơi, giải trí, du lịch, trung tâm nhà hàng - tiệc cưới; các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ... (trừ các cơ sở lưu trú phục vụ công tác phòng, chống dịch và phục vụ khách lưu trú thuộc các trường hợp cần thiết).
e) Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ thiết yếu và các phương tiện chuyên chở nông, lâm, thủy sản, nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa được hoạt động nhưng phải bảo đảm biện pháp phòng, chống dịch.
f) Cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn, uống được hoạt động nhưng không phục vụ tại chỗ, chỉ bán mang đi và phải bảo đảm các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 02 mét trong giao dịch. Khuyến khích bán hàng trực tuyến, giao hàng tận nơi.
g) Hoạt động vận tải hành khách nội tỉnh được phép hoạt động nhưng không quá 50% ghế ngồi và không được đón, trả khách tại địa bàn phong tỏa, giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg.
h) Người dân không ra khỏi nhà từ 20 giờ 00 phút ngày hôm trước đến 04 giờ 00 phút ngày hôm sau, trừ các trường hợp:
Cấp cứu, thiên tai, hỏa hoạn, thi hành công vụ, tác nghiệp báo chí, bưu chính, viễn thông; công nhân vệ sinh môi trường đô thị; xử lý sự cố về: điện, nước, hệ thống thông tin và hạ tầng kỹ thuật; phương tiện đưa đón người lao động và người lao động đi làm việc tại các cơ quan, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp; phương tiện chuyên chở nông, lâm, thủy sản, nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa; hoặc theo yêu cầu công tác phòng, chống dịch.
Các trường hợp nêu trên khi ra khỏi nhà người dân phải đảm bảo giấy tờ chứng minh đủ điều kiện lưu thông, kèm theo giấy tờ tùy thân; thực hiện nguyên tắc 5K; di chuyển theo nguyên tắc “1 cung đường, 2 điểm đi/đến và ngược lại”.
Trường hợp cần thiết, khẩn cấp khác do Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.
4. Áp dụng biện pháp phòng, chống dịch trong điều kiện “Bình thường mới” có bổ sung một số quy định phòng, chống dịch đối với các huyện: Mộ Đức, Nghĩa Hành, Ba Tơ, Minh Long, Sơn Tây, Sơn Hà, Lý Sơn và thị xã Đức Phổ, cụ thể:
a) Không tập trung trên 15 người ngoài phạm vi công sở, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế và thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K.
b) Tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu dễ bị lây nhiễm, như: Karaoke (cố định và di động); vũ trường, quán bar, beer club; các địa điểm kinh doanh trò chơi điện tử, internet công cộng; cơ sở kinh doanh, hoạt động thể dục, thể thao trong nhà (gym, billiards, yoga...); spa, massage, xông hơi, tắm biển; các tụ điểm, khu vui chơi, giải trí, du lịch, trung tâm nhà hàng - tiệc cưới.
c) Dừng các hoạt động hội, họp chưa thật sự cần thiết. Trường hợp cần thiết tổ chức cuộc họp thì không tập trung quá 30 người trong một phòng.
d) Các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ) tạm dừng hoạt động (trừ các cơ sở lưu trú phục vụ công tác phòng, chống dịch và phục vụ khách lưu trú thuộc các trường hợp cần thiết).
đ) Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được hoạt động nhưng không phục vụ tại chỗ, chỉ bán mang đi và phải bảo đảm các biện pháp phòng, chống dịch, thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K.
e) Đám hiếu, đám hỉ tổ chức không quá 30 người tham dự, phải cam kết và được cơ quan y tế địa phương giám sát.
Hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tập trung không quá 15 người, phải bảo đảm giữ khoảng cách 02 mét và bắt buộc đeo khẩu trang.
f) Hoạt động vận tải hành khách đường bộ nội tỉnh tại các địa phương nêu trên được phép hoạt động nhưng không quá 50% ghế ngồi; không đón, trả khách tại khu vực phong tỏa, địa bàn thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg.
Tiếp tục tạm dừng hoạt động vận tải hành khách đối với huyện đảo Lý Sơn (trừ các trường hợp cần thiết khác theo quy định tại Điểm 12 Công văn số 4095/UBND-KGVX ngày 18/8/2021 của UBND tỉnh). Tiếp tục tạm thời cấm phương tiện giao thông đường bộ vào khu vực Sa Huỳnh theo Quốc lộ 1A cũ (trừ phương tiện của người dân xã Phổ Châu, phường Phổ Thạnh thuộc thị xã Đức Phổ và các trường hợp phục vụ cho khu vực Sa Huỳnh như: Cấp cứu, khám, chữa bệnh; thi hành công vụ; xe chở hàng hóa thiết yếu, nguyên vật liệu, người lao động phục vụ thi công các công trình trên địa bàn).
g) Người dân không ra khỏi nhà từ 21 giờ 00 phút ngày hôm trước đến 04 giờ 00 phút ngày hôm sau, trừ các trường hợp:
Cấp cứu, thiên tai, hỏa hoạn, thi hành công vụ, tác nghiệp báo chí, bưu chính, viễn thông; công nhân vệ sinh môi trường đô thị; xử lý sự cố về: điện, nước, hệ thống thông tin và hạ tầng kỹ thuật; phương tiện đưa đón người lao động và người lao động đi/về làm việc tại các cơ quan, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp; phương tiện chuyên chở nông, lâm, thủy sản, nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa; hoặc theo yêu cầu công tác phòng, chống dịch.
Các trường hợp nêu trên khi ra khỏi nhà người dân phải đảm bảo giấy tờ chứng minh đủ điều kiện lưu thông, kèm theo giấy tờ tùy thân; thực hiện nguyên tắc 5K; di chuyển theo nguyên tắc “1 cung đường, 2 điểm đi/đến và ngược lại”.
1. Căn cứ tình hình dịch Covid-19 tại địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định phong tỏa, áp dụng biện pháp phòng, chống dịch đối với đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện.
2. Sở Y tế tiếp tục triển khai kế hoạch lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 nhanh chóng, an toàn, hiệu quả tại các địa bàn, khu vực phong tỏa và nhóm đối tượng có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao để kịp thời bóc tách, đưa F0 ra khỏi cộng đồng.
Tăng cường quản lý nhà nước chuyên ngành đối với các cơ sở kinh doanh thuốc tây trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức việc tuyên truyền về nội dung Quyết định này bằng hình thức phù hợp, hiệu quả đến người dân, tổ chức, doanh nghiệp; phổ biến rộng rãi trong cán bộ, công chức, viên chức và người dân thống nhất thực hiện việc khai báo thông tin tại Ứng dụng VNEID của Bộ Công an (ứng dụng dành cho điện thoại thông minh nền tảng Android và IOS) để tạo mã QRCode phục vụ kiểm tra của lực lượng chức năng trong quá trình lưu thông trên đường.
4. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, phối hợp tham mưu UBND tỉnh danh sách các công trình trọng điểm, quan trọng, cấp bách, khẩn cấp được phép hoạt động.
5. Sở Giao thông vận tải tiếp tục hướng dẫn hoạt động vận chuyển giao nhận hàng hóa thiết yếu, hàng hóa phục vụ sản xuất, xuất nhập khẩu và kiểm tra, giám sát việc thực hiện, nhất là trường hợp có Thẻ nhận diện (ưu tiên lưu thông “luồng xanh”).
6. Công an tỉnh bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; tăng cường tuần tra, kiểm soát việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (quá trình kiểm tra, tuyên truyền người dân thực hiện khai báo thông tin tại ứng dụng VNEID của Bộ Công an để tạo mã QRCode). Chỉ đạo Công an cơ sở (Công an cấp xã) hỗ trợ người dân trong khai báo thông tin tại ứng dụng VNEID để tạo mã QRCode và in, phát mã QRCode (bản giấy) phục vụ công tác kiểm tra của lực lượng chức năng khi lưu thông trên đường.
7. UBND các huyện, thị xã, thành phố
a) Căn cứ tình hình dịch Covid-19 tại địa phương, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố quyết định áp dụng biện pháp phòng, chống dịch tương ứng mức độ nguy cơ quy định tại
b) Trong trường hợp tình hình dịch diễn biến phức tạp ở phạm vi rộng, nếu thấy cần thiết áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ cho toàn xã, phường, thị trấn thì Chủ tịch UBND cấp huyện chủ động đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) xem xét, quyết định.
c) Tiếp tục phát huy hoạt động, vai trò của Tổ Covid cộng đồng và các lực lượng tại chỗ trong thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh.
8. Các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường tuyên truyền, thông báo rộng rãi trong cán bộ, công chức, viên chức và người dân thống nhất thực hiện việc khai báo thông tin tại Ứng dụng VNEID (ứng dụng dành cho điện thoại thông minh nền tảng Android và IOS) để tạo mã QRCode phục vụ kiểm tra của lực lượng chức năng trong quá trình lưu thông trên đường. Cho phép người dân tiếp tục sử dụng giấy đi đường đã cấp trước ngày 13/9/2021 để lưu thông đi lại.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ 06 giờ 00 phút ngày 14/9/2021 cho đến khi có thông báo mới (trừ các địa bàn, khu vực quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 1 Quyết định này).
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Công văn 3916/UBND-KGVX năm 2020 về thực hiện biện pháp trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ban hànhtrong tình hình hiện nay
- 2Quyết định 1254/QĐ-UBND năm 2020 về áp dụng biện pháp đặc thù phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 3Quyết định 1265/QĐ-UBND năm 2021 về thay đổi biện pháp chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch Covid-19 đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa đến, về từ vùng dịch vào tỉnh Quảng Ngãi
- 4Quyết định 1510/QĐ-UBND năm 2021 về áp dụng biện pháp chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 1Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007
- 2Nghị định 101/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2020 về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2020 về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 3916/UBND-KGVX năm 2020 về thực hiện biện pháp trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ban hànhtrong tình hình hiện nay
- 9Quyết định 3986/QĐ-BYT năm 2020 về "Sổ tay Hướng dẫn tổ chức thực hiện cách ly y tế vùng có dịch COVID-19" do Bộ Y tế ban hành
- 10Quyết định 1254/QĐ-UBND năm 2020 về áp dụng biện pháp đặc thù phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 11Quyết định 2686/QĐ-BCĐQG năm 2021 ban hành "Quy định đánh giá mức độ nguy cơ và biện pháp hành chính tương ứng trong phòng, chống dịch Covid-19" do Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 ban hành
- 12Nghị quyết 86/NQ-CP năm 2021 về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết 30/2021/QH15 do Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 1265/QĐ-UBND năm 2021 về thay đổi biện pháp chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch Covid-19 đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa đến, về từ vùng dịch vào tỉnh Quảng Ngãi
Quyết định 1407/QĐ-UBND năm 2021 áp dụng biện pháp chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 1407/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/09/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Đặng Văn Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/09/2021
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực