Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/QĐ-UBND | An Giang, ngày 04 tháng 01 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG CỦA VIỄN THÔNG AN GIANG (VNPT) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;
Căn cứ Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT ngày 21 tháng 6 năm 2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương;
Căn cứ Quyết định số 1844/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2010 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt đề cương và dự toán Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh An Giang đến 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2188/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2013 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 99/TTr-STTTT ngày 19 tháng 12 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của Viễn thông An Giang (VNPT) trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020, với các nội dung chủ yếu như sau:
I. Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông của Viễn thông tỉnh An Giang
1. Quy hoạch hệ thống trạm thu, phát sóng thông tin di động
Căn cứ kế hoạch phát triển mạng vô tuyến di động Vinaphone giai đoạn 2016-2020, áp dụng cho việc quy hoạch phát triển và điều chỉnh tối ưu mạng vô tuyến di động của Vinaphone. Hạ tầng mạng di động Vinaphone của Viễn thông An Giang đến năm 2020 phát triển mới 441 cột anten như sau:
STT | Đơn vị | Số lượng cột anten xây dựng mới | Ghi chú | |||
2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |||
1 | An Phú | 25 | 7 | 7 | 6 |
|
2 | Châu Đốc | 11 | 8 | 7 | 11 |
|
3 | Châu Phú | 26 | 6 | 7 | 8 |
|
4 | Châu Thành | 18 | 4 | 4 | 3 |
|
5 | Chợ Mới | 44 | 5 | 6 | 6 |
|
6 | Long Xuyên | 24 | 7 | 8 | 9 |
|
7 | Phú Tân | 24 | 5 | 8 | 6 |
|
8 | Tân Châu | 15 | 8 | 7 | 10 |
|
9 | Thoại Sơn | 20 | 8 | 4 | 5 |
|
10 | Tịnh Biên | 9 | 7 | 4 | 8 |
|
11 | Tri Tôn | 8 | 4 | 7 | 7 |
|
| Tổng: | 224 | 69 | 69 | 79 |
|
2. Quy hoạch hạ tầng mạng ngoại vi
Hiện xu hướng chuyển từ cáp đồng sang cáp quang, theo định hướng của Tập đoàn sẽ từng bước tiến tới quang hóa toàn mạng. Cùng với đó là sự phát triển mạng truy nhập quang điểm - đa điểm thụ động (Passive Optical Network PON) sử dụng các thiết bị chia ghép thụ động (splitter) tại các điểm chia ghép tín hiệu quang gần với thuê bao, mạng PON cho phép giảm dung lượng sợi quang triển khai trên mạng. Đây là xu hướng phát triển mạng trên thế giới, phù hợp cho triển khai FTTx trên quy mô lớn, các địa bàn có mật độ thuê bao FTTx tập trung cao sẽ được đáp ứng đa dạng và linh hoạt yêu cầu của khách hàng.
Do đó, trong tương lai việc quy hoạch mạng ngoại vi, đầu tư hạ tầng mạng tập trung vào hệ thống cột treo cáp và dùng chung cơ sở hạ tầng; triển khai ngầm hóa mạng ngoại vi tại những khu vực tập trung dân cư, khu vực đô thị, khu dân cư đô thị mới, khu công nghiệp để tạo vẽ mỹ quan.
Đến năm 2020, Viễn thông An Giang phát triển mới 100 km cáp quang theo từng giai đoạn như sau:
STT | Đơn vị | Tuyến cột xây dựng mới (km) | Ghi chú | |||
2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |||
1 | An Phú | 0 | 0 | 0 | 10 |
|
2 | Châu Đốc | 5 | 0 | 0 | 0 |
|
3 | Châu Phú | 0 | 10 | 0 | 0 |
|
4 | Châu Thành | 0 | 0 | 0 | 0 |
|
5 | Chợ Mới | 15 | 0 | 0 | 0 |
|
6 | Long Xuyên | 0 | 5 | 0 | 0 |
|
7 | Phú Tân | 0 | 0 | 15 | 0 |
|
8 | Tân Châu | 15 | 0 | 0 | 0 |
|
9 | Thoại Sơn | 0 | 0 | 5 | 0 |
|
10 | Tịnh Biên | 10 | 0 | 0 | 0 |
|
11 | Tri Tôn | 0 | 0 | 0 | 10 |
|
| Tổng: | 45 | 15 | 20 | 20 |
|
II. Giải pháp thực hiện
1. Các giải pháp thực hiện chủ yếu
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, các quy định, chính sách phát triển về viễn thông nói chung và phát triển hạ tầng viễn thông thụ động nói riêng đến mọi người dân nhằm thực hiện hiệu quả các chính sách, pháp luật về viễn thông thụ động. đối với các tuyến đường cần giải phóng mặt bằng, sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới hạ tầng viễn thông sẽ phối hợp để tuyên truyền đến mọi người dân đầy đủ thông tin, giải đáp thắc mắc, tránh khiếu kiện gây khó khăn và kéo dài thời gian thi công.
- Xây dựng các chương trình phối hợp với các ban ngành các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về an toàn bức xạ vô tuyến từ hệ thống trạm thu phát sóng di động đối với môi trường và cộng đồng, để người dân an tâm, đồng thuận, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai xây dựng các cột anten thu phát sóng.
b) Giải pháp đầu tư, phát triển hạ tầng
- Phối hợp cùng các doanh nghiệp viễn thông, xây dựng hạ tầng hệ thống cống bể, cột treo cáp; sau đó phân chia theo tỷ lệ nguồn chi phí đóng góp hoặc theo thỏa thuận trước lúc xây dựng.
- Chấp nhận mức giá cho thuê hạ tầng viễn thông theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Trong trường hợp cải tạo, nâng cấp, sửa chữa sẽ thực hiện phù hợp với từng vị trí, từng tuyến đường, từng khu vực đảm bảo việc phát triển hạ tầng phù hợp và có tính đến yếu tố duy tu, sửa chữa và nâng cấp một cách dễ dàng, thời gian thi công nhanh, ít ảnh hưởng đến cộng đồng.
- Tại một số khu vực trung tâm trọng điểm như khu dân cư, khu công nghiệp sẻ thực hiện huy động nguồn vốn xã hội hóa để ngầm hóa mạng ngoại vi.
- Áp dụng giải pháp Maxcel để tăng cường dung lượng cáp của hệ thống cống, bể hiện hữu hoặc triển khai cải tạo nâng cấp dung lượng, hệ thống cống, bể.
- Thường xuyên theo dõi, bám sát quy hoạch của tỉnh và của các địa phương, để kịp thời cải tạo cột ăng ten công kềnh; hạ ngầm cáp viễn thông nhằm đảm bảo kiến trúc cảnh quan đô thị.
- Đối với các khu vực trung tâm thành phố, thị xã, di tích, du lịch, khuyến khích doanh nghiệp viễn thông có giải pháp dùng chung nhằm chia sẻ hạ tầng đảm bảo vẻ mỹ quan đô thị, cảnh quan môi trường.
c) Giải pháp thực hiện đồng bộ quy hoạch
- Theo dõi cập nhật thông tin từ các ban ngành, địa phương về tiến độ xây dựng hạ tầng tỉnh, để triển khai thực hiện đồng bộ với quá trình xây dựng các công trình liên quan (giao thông, đô thị, công trình ngầm, cột treo cáp, …).
- Phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, đảm bảo phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông được đồng bộ trên địa bàn.
d) Giải pháp về khoa học công nghệ
- Phát triển công nghệ viễn thông đi đôi với sử dụng hiệu quả hạ tầng; công nghệ vô tuyến băng rộng, công nghệ truyền dẫn cáp quang (thay thế cáp đồng), … Ứng dụng công nghệ xanh, thân thiện môi trường, trạm ngụy trang, trạm dùng chung cơ sở hạ tầng, đảm bảo mỹ quan đô thị.
- Ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ trong triển khai ngầm hóa hạ tầng mạng ngoại vi: kỹ thuật khoan ngầm, khoan định hướng, …
- Sử dụng các trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại, các công nghệ mới (như RFID…) để tăng cường đo kiểm, giám sát, quản lý từ xa đối với hệ thống thiết bị và hạ tầng mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý phát triển hạ tầng mạng viễn thông: quản lý dựa trên bản đồ số, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử, phần mềm quản lý hạ tầng mạng viễn thông.
2. Khái toán nguồn vốn
a) Xây dựng hạ tầng nhà trạm cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động
- Nguồn đầu tư: Vốn đầu tư Tập đoàn và xã hội hóa
- Thời gian thực hiện: 2017 đến 2020
- Hạng mục đầu tư: Xây dựng trụ ăng ten dây co (loại cột A2b)
- Mức đầu tư: 200.000.000 đồng/vị trí cột
- Quy mô: dự kiến 441 vị trí cột ăng ten
- Tổng nguồn vốn: 88,2 tỷ đồng
b) Hạ tầng lắp đặt cáp
- Nguồn đầu tư: Vốn đầu tư Tập đoàn và xã hội hóa
- Thời gian thực hiện: 2017 đến 2020
- Hạng mục đầu tư: Xây dựng các tuyến cột treo cáp (loại cột 7 mét – 8 mét bê tông dự ứng lực)
- Mức đầu tư: 20.000.000 đồng/km
- Quy mô: 100 km
- Tổng nguồn vốn đầu tư: 05 tỷ đồng
c) Nguồn lực thực hiện quy hoạch
- Đơn vị chủ trì: Viễn thông An Giang
- Thời gian thực hiện: năm 2017 đến 2020
- Nguồn đầu tư: Vốn đầu tư Tập đoàn và xã hội hóa
- Tổng nguồn vốn: 4,8 tỷ đồng
- Hạng mục đầu tư: Đào tạo, bồi dưỡng, tham quan học tập nâng cao trình độ phục vụ công tác triển khai, vận hành khai thác và ứng cứu thông tin; Khảo sát, triển khai, giám sát, nghiệm thu các dự án; Trang thiết bị, công cụ dụng cụ, máy đo phục vụ công tác triển khai quy hoạch, ứng cứu thông tin./.
Điều 2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, báo cáo việc xây dựng, phát triển hạ tầng viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đúng quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Xây dựng, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Viễn thông An Giang và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 2805/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động giai đoạn 2015-2020, định hướng đến 2025 của Trung tâm mạng lưới Mobifone miền bắc do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 2Quyết định 809/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 3Quyết định 597/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2020
- 4Quyết định 15/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của MobiFone An Giang trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020
- 5Quyết định 26/2017/QĐ-UBND về Quy định quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 6Quyết định 03/2018/QĐ-UBND về Quy định xây dựng và sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 7Quyết định 3628/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch hạ tầng viễn thông tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 8Quyết định 49/2017/QĐ-UBND quy định về quản lý, đầu tư, khai thác và sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 9Quyết định 546/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của Viễn thông Bình Dương trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 10Quyết định 6760/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của VNPT Nghệ An đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 11Kế hoạch 6456/KH-UBND về phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2023
- 1Luật viễn thông năm 2009
- 2Nghị định 25/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Viễn thông
- 3Thông tư 14/2013/TT-BTTTT hướng dẫn việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Quyết định 2188/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh An Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quyết định 2805/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động giai đoạn 2015-2020, định hướng đến 2025 của Trung tâm mạng lưới Mobifone miền bắc do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 7Quyết định 809/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 8Quyết định 597/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2020
- 9Quyết định 15/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của MobiFone An Giang trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020
- 10Quyết định 26/2017/QĐ-UBND về Quy định quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 11Quyết định 03/2018/QĐ-UBND về Quy định xây dựng và sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 12Quyết định 3628/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch hạ tầng viễn thông tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 13Quyết định 49/2017/QĐ-UBND quy định về quản lý, đầu tư, khai thác và sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 14Quyết định 546/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của Viễn thông Bình Dương trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 15Quyết định 6760/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của VNPT Nghệ An đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 16Kế hoạch 6456/KH-UBND về phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2023
Quyết định 14/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của Viễn thông An Giang (VNPT) trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020
- Số hiệu: 14/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/01/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Nguyễn Thanh Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra