- 1Nghị định 43/2015/NĐ-CP Quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Quyết định 08/2019/QĐ-UBND quy định về hành lang bảo vệ đối với các tuyến đê cấp IV, cấp V trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 4Quyết định 92/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ và cải tạo, phục hồi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 1Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 4Luật Thủy lợi 2017
- 5Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
- 6Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020
- 8Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
- 9Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 10Thông tư 05/2019/TT-BNNPTNT quy định về chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2021/QĐ-UBND | Hòa Bình, ngày 24 tháng 5 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 06 năm 2020;
Căn cứ Luật Phòng chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;
Căn cứ Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn Luật Thủy lợi;
Căn cứ Thông tư số 05/2019/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 218/TTr-SNN ngày 08 tháng 4 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý về an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 6 năm 2021.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ VỀ AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 14/2021/QĐ-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy định này phân công, phân cấp một số nội dung về trách nhiệm quản lý về an toàn đập của các hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
2. Đối tượng áp dụng:
Các Sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (Ủy ban nhân dân cấp huyện); Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (Ủy ban nhân dân cấp xã) và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình, các Hợp tác xã có dịch vụ thủy lợi, tổ hợp tác dùng nước, doanh nghiệp, hộ gia đình...)
Điều 2. Mục tiêu, nguyên tắc quản lý
1. Mục tiêu:
a) Phân định rõ trách nhiệm, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm trong quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa thủy lợi của các Sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã;
b) Tăng cường sự phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các Sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện để thống nhất quản lý, kịp thời xử lý các sự cố xảy ra để đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy lợi.
c) Xác định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân được giao quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh
2. Nguyên tắc:
Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng, quản lý khai thác và bảo vệ đập, hồ chứa nước thủy lợi phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý an toàn đập sau đây:
a) Bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước là ưu tiên cao nhất trong đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
b) Công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa nước phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ đập, hồ chứa nước.
c) Chủ sở hữu, chủ quản lý đập, hồ chứa nước chịu trách nhiệm về an toàn đập, hồ chứa nước do mình sở hữu, quản lý.
d) Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước có trách nhiệm quản lý, khai thác, bảo đảm an toàn, phát huy hiệu quả của công trình.
Điều 3. Danh mục đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh
1. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định danh mục đập, hồ chứa nước thủy lợi lớn, vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh theo phân loại quy định tại Điều 3, Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
2. Hàng năm Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị được giao khai thác công trình đập, hồ chứa nước rà soát, kiểm tra số lượng đập, hồ chứa nước thủy lợi, thông số, tình hình hoạt động của các công trình, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 4. Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình
1. Phê duyệt quy trình vận hành và quy trình bảo trì cho các hồ chứa nước thủy lợi lớn; Phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước đối với các đập, hồ chứa nước lớn trên địa bàn tỉnh.
2. Phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn 2 tỉnh trở lên sau khi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh có liên quan;
3. Phê duyệt phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đối với đập, hồ chứa nước lớn trên địa bàn tỉnh, trừ quy định tại điểm a, điểm b, khoản 5, Điều 26, Nghị định số 114/2018/NĐ-CP.
4. Phê duyệt kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước vừa và lớn trên địa bàn tỉnh.
5. Phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước có dung tích từ 500.000 m3 trở lên hoặc đập có chiều cao từ 10 m trở lên
6. Cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ, khôi phục, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động phải có phép trong phạm vi bảo vệ đập và vùng phụ cận trên địa bàn tỉnh.
7. Quyết định phương án tích nước và giải pháp bảo đảm an toàn đối với đập, hồ chứa thủy lợi lớn trên địa bàn tỉnh được quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP.
8. Quyết định kiểm định đột xuất đập, hồ chứa nước; Quyết định thành lập hội đồng tư vấn đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh; Quyết định biện pháp xử lý các sự cố khẩn cấp đối với đập, hồ chứa nước thuộc phạm vi quản lý; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tình huống khẩn cấp vượt quá khả năng ứng phó của địa phương;
9. Thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 32, Nghị định số 114/2018/NĐ-CP quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
Điều 5. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các Sở, Ban, ngành liên quan
1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quy n hạn của mình thực hiện trách nhiệm về bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước theo quy định của Luật Phòng chống thiên tai số 33/2013/QH 13 ngày 19 tháng 6 năm 2013.
2. Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, quyết định phương án điều tiết, ban hành lệnh vận hành hồ chứa và quyết định vận hành xả lũ khẩn cấp đối với đập, hồ chứa nước trên địa bàn quản lý theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao; báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai trong tình huống khẩn cấp vượt quá khả năng ứng phó của địa phương.
Điều 6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ, khôi phục, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động phải có phép trong phạm vi bảo vệ đập và trong phạm vi vùng phụ cận bảo vệ đối với khu vực lòng hồ thuộc địa bàn tỉnh.
2. Thẩm định, phê duyệt đ cương, và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi lớn, vừa trên địa bàn.
3. Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy trình vận hành, quy trình bảo trì, phương án bảo vệ đập, hồ chứa đối với các hồ chứa nước lớn trên địa bàn.
4. Thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn 2 tỉnh trở lên;
5. Thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đối với đập, hồ chứa nước lớn trên địa bàn tỉnh, trừ quy định tại điểm a, điểm b, khoản 5, Điều 26, Nghị định số 114/2018/NĐ-CP.
5. Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án cắm mốc hành lang bảo vệ công trình đập, hồ chứa nước đối với đập, hồ chứa nước có dung tích từ 500.000 m3 trở lên hoặc đập có chiều cao từ 10 m trở lên (trừ các đập, hồ chứa nước giao Sở Tài nguyên và Môi trường tại Khoản 1, Điều 11).
6. Tổ chức thẩm định, phê duyệt một số nội dung đối với đập, hồ chứa nước giao Công ty TNHH Một thành viên khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình quản lý, khai thác gồm:
a) Thẩm định và phê duyệt quy trình vận hành, quy trình bảo trì, phương án bảo vệ đập đối với đập, hồ chứa nước thủy lợi vừa;
b) Thẩm định và phê duyệt phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp của đập, hồ chứa nước thủy lợi vừa;
7. Hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình kiểm tra đập, báo cáo về hiện trạng an toàn đập.
8. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thông số kỹ thuật quản lý đập, hồ chứa thủy lợi; lưu trữ hồ sơ theo quy định. Lưu trữ Tờ khai an toàn đập đối với đập, hồ chứa nước do cấp tỉnh quản lý.
9. Thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng đối với các đập, hồ chứa nước thủy lợi trên toàn tỉnh.
10. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu và trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phương án tích nước và giải pháp bảo đảm an toàn đối với đập, hồ chứa nước lớn trên địa bàn tỉnh được quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP.
11. Hàng năm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi rà soát các đập, hồ chứa nước cần sửa chữa nâng cấp đưa vào kế hoạch đầu tư hàng năm, trung hạn và dài hạn, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
12. Thực hiện các trách nhiệm quản lý Nhà nước khác theo quy định của pháp luật về an toàn đập theo quy định.
Điều 7. Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước trong phạm vi địa giới hành chính quản lý. Quyết định biện pháp xử lý khẩn cấp trường hợp xảy ra sự cố đập, hồ chứa nước thủy lợi, kịp thời báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã, các đơn vị khai thác đập, hồ chứa nước thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý an toàn đập; hàng năm kiểm tra, đôn đốc đảm bảo an toàn các đập, hồ chứa nước trên địa bàn. Lưu trữ Tờ khai an toàn đập đối với đập, hồ chứa nước do cấp huyện quản lý.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt đối với các nội dung sau:
a) Quy trình vận hành và quy trình bảo trì đối với đập, hồ chứa nước thuộc loại vừa được phân cấp cho cấp huyện quản lý.
b) Phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước do cấp huyện quản lý hoặc tùy từng loại đập, hồ chứa nước phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt.
c) Phương án ứng phó thiên tai cho công trình đập, hồ chứa nước loại vừa do cấp huyện quản lý;
d) Phương án ứng phó thiên tai cho công trình đập, hồ chứa nước nhỏ có dung tích từ 200.000 m3 đến dưới 500.000 m3 hoặc chiều cao đập từ 7 m đến dưới 10 m trên địa bàn.
đ) Phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn 02 xã trở lên trong cùng một huyện (trừ phương án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)
e) Hàng năm báo cáo tình hình thực hiện qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Phê duyệt đ cương, kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi nhỏ trên địa bàn huyện, trừ các đập, hồ chứa thủy lợi mà phạm vi công trình và vùng hạ du liên quan đến địa bàn hai huyện trở lên.
5. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện phương án cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đập, hồ chứa nước trên địa bàn. Xử phạt các hành vi vi phạm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi theo Quyết định số 08/2019/QĐ-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.
6. Quyết định theo thẩm quyền biện pháp xử lý khẩn cấp trường hợp xảy ra sự cố đập; tổ chức cứu hộ đập trên địa bàn địa phương và tham gia cứu hộ đập cho địa phương khác theo quy định của pháp luật;
7. Chỉ đạo các tổ chức thủy lợi cơ sở trên địa bàn đảm bảo năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước theo quy định tại Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
8. Hằng năm trước mùa mưa lũ rà soát, kiểm tra và báo cáo về hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn, tổng hợp gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 8. Ủy ban nhân dân cấp có hồ, đập
1. Xử lý ngay từ giờ đầu đối với các sự cố mất an toàn về đập, hồ chứa nước trên địa bàn và báo cáo cấp có thẩm quyền.
2. Thường xuyên kiểm tra, rà soát các đập, hồ chứa nước trên địa bàn xã, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, thành phố khi có hư hỏng, mất an toàn đối với các công trình.
3. Đôn đốc các tổ chức, cá nhân được giao quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước xây dựng phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước, phương án ứng phó thiên tai cho công trình, phương án ứng phó tình huống khẩn cấp đối với đập, hồ chứa nước trong địa giới xã, phường, thị trấn và tổ chức kiểm tra việc thực hiện.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện thẩm định và phê duyệt phương án ứng phó thiên tai đối với các đập, hồ chứa nước nhỏ có dung tích dưới 200.000 m3 hoặc đập có chiều cao dưới 7 m trên địa bàn.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã thẩm định và phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn 01 xã, trừ quy định thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện
6. Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý an toàn đập hồ chứa nước theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
1. Đảm bảo an toàn công trình, khai thác vận hành và bảo vệ đập, hồ chứa nước được giao khai thác, sử dụng đúng mục tiêu xây dựng công trình.
Đối với công trình hồ, đập phục vụ nhiều mục đích các đơn vị sử dụng cần xây dựng quy chế phối hợp trong quản lý, khai thác đảm bảo an toàn công trình, phục vụ đúng mục tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp đồng thời đảm bảo được hoạt động khai thác tổng hợp khác
2. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá an toàn đập để nắm bắt kịp thời hiện trạng đập, hồ chứa nước; thực hiện các biện pháp chủ động phòng chống, xử lý kịp thời các hư hỏng để bảo vệ an toàn đập, hồ chứa; báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi có các tình huống mất an toàn đập.
3. Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt quy trình vận hành, bảo trì hồ chứa nước; phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước; phương án ứng phó thiên tai cho công trình; phương án ứng phó tình huống khẩn cấp đối với đập, hồ chứa nước được giao quản lý, khai thác, sử dụng. Riêng đối với đập, hồ chứa nhỏ được tự phê duyệt quy trình vận hành, bảo trì; quyết định phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước.
4. Thực hiện bảo trì, sửa chữa những hư hỏng nhỏ đối với công trình, những hư hỏng lớn vượt quá khả năng cần báo cáo cơ quan có thẩm quyền để có hướng xử lý.
5. Tổ chức cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước thủy lợi đối với hồ chứa nước có dung tích từ 500.000 m3 trở lên hoặc đập có chiều cao từ 10 m trở lên theo quy định tại Chương IV, Thông tư số 05/2018/TT- BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.
Đối với các hồ chứa thủy lợi có dung tích từ 1 triệu m3 trở lên khi thực hiện cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình cần xét đến việc đồng thời cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định của Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước và Quyết định số 92/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ và cải tạo phục hồi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Điều 10. Các chủ đầu tư các công trình đập, hồ chứa nước thủy lợi
1. Trong giai đoạn thiết kế phải đảm bảo các yêu cầu theo Điều 5, Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; bố trí kinh phí để triển khai xây dựng quy trình vận hành, bảo trì hồ chứa nước, cắm mốc phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước đối với các hồ chứa nước có dung tích từ 500.000 m3 trở lên hoặc có chiều cao đập từ 10m trở lên.
2. Chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước lập và gửi bản kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nghiệm thu đưa vào khai thác.
3. Trong quá trình thi công phải lập và phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập theo quy định tại Điều 6, 7 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ.
4. Trước khi tích nước, bàn giao cho tổ chức cá nhân khai thác đập phải lập và trình phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp theo quy định tại Điều 25, 26 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP
Điều 11. Trách nhiệm của các đơn vị có liên quan
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Tham mưu tăng cường quản lý tài nguyên nước tại các hồ chứa thủy lợi;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định phương án cắm mốc hành lang bảo vệ công trình đập, hồ chứa nước và hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các hồ chứa có dung tích từ 1 triệu m3 trở lên trình UBND tỉnh phê duyệt;
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi rà soát các đập, hồ chứa nước cần sửa chữa nâng cấp đưa vào kế hoạch đầu tư hàng năm, trung hạn và dài hạn, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh;
3. Sở Tài chính: Cân đối, bố trí nguồn sự nghiệp hàng năm thực hiện quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thuộc nhiệm vụ chi của tỉnh; kinh phí cứu hộ và xử lý khắc phục sự cố đập, hồ chứa thủy lợi và kinh phí thực hiện các quy định khác của pháp luật về quản lý an toàn đập theo quy định tại luật Ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.
1. Các Sở, Ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm Quy định này
2. Các nội dung không quy định trong Quy định này được thực hiện theo Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước và các quy định của pháp luật liên quan khác trong quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi.
3. Khi các quy định được viện dẫn tại Quy định này có thay đổi, đề nghị thực hiện theo quy định thay thế.
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện
Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn đập và tình hình hiện trạng an toàn đối với các đập, hồ chứa nước trên địa bàn. Báo cáo gửi trước ngày 10 tháng 4 và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định này; tham mưu xử lý các vi phạm theo quy định. Hàng năm tổng hợp, lập báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 15 tháng 4.
Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, các Sở, Ban, ngành, đơn vị, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh bằng văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi cho phù hợp./.
- 1Quyết định 65/QĐ-UBND năm 2019 về Đề án Nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 2Quyết định 725/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2025
- 3Quyết định 1603/QĐ-UBND năm 2019 về Đề án "Nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu"
- 4Quyết định 2832/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí Rà soát, đánh giá hiện trạng đập, hồ chứa nước; xây dựng đề án Nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 5Quyết định 2811/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung danh mục phân loại đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 6Kế hoạch 1620/KH-UBND năm 2022 thực hiện giải pháp đảm bảo an toàn hồ, đập thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025
- 7Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác quản lý, vận hành an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 8Quyết định 09/2023/QĐ-UBND Quy định phân công, phân cấp quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 1Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 2Nghị định 43/2015/NĐ-CP Quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 6Luật Thủy lợi 2017
- 7Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
- 8Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020
- 10Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
- 11Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 12Quyết định 65/QĐ-UBND năm 2019 về Đề án Nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 13Quyết định 08/2019/QĐ-UBND quy định về hành lang bảo vệ đối với các tuyến đê cấp IV, cấp V trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 14Quyết định 725/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2025
- 15Thông tư 05/2019/TT-BNNPTNT quy định về chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 16Quyết định 1603/QĐ-UBND năm 2019 về Đề án "Nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu"
- 17Quyết định 92/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ và cải tạo, phục hồi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 18Quyết định 2832/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí Rà soát, đánh giá hiện trạng đập, hồ chứa nước; xây dựng đề án Nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 19Quyết định 2811/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung danh mục phân loại đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 20Kế hoạch 1620/KH-UBND năm 2022 thực hiện giải pháp đảm bảo an toàn hồ, đập thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025
- 21Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác quản lý, vận hành an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 22Quyết định 09/2023/QĐ-UBND Quy định phân công, phân cấp quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Quyết định 14/2021/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý về an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- Số hiệu: 14/2021/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/05/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
- Người ký: Bùi Văn Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/06/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực