ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/CT-UBND | Hải Dương, ngày 30 tháng 9 năm 2022 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, VẬN HÀNH AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
Trên địa bàn tỉnh hiện có 68 đập, hồ chứa nước thủy lợi (03 hồ quy mô vừa và 65 hồ quy mô nhỏ) với nhiệm vụ chính là cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp kết hợp cắt, giảm lũ, đảm bảo an toàn vùng hạ du. Thời gian qua công tác quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả nhất định, góp phần phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân, điều tiết, cắt giảm lũ có hiệu quả vùng hạ du công trình. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước chưa đầy đủ, nghiêm túc; vẫn còn những tồn tại, bất cập trong việc cải tạo, nạo vét các hồ chứa nước; chưa thực hiện cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước,... Để tăng cường công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017, Nghị định số 114/2018/NĐ- CP ngày 04/09/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn hồ đập, hồ chứa nước và các quy định khác có liên quan để nâng cao ý thức chấp hành của các tổ chức, cá nhân về quản lý, vận hành an toàn đập, hồ chứa nước.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến và theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh;
b) Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị khai thác đập, hồ chứa nước thủy lợi và các đơn vị có liên quan thực hiện quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thuộc phạm vi quản lý, gồm: Thực hiện kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi; tổ chức lập và điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa thủy lợi; cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước; kiểm tra hiện trạng, kiểm định, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi; bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa đập; bảo vệ, bảo đảm an toàn công trình, vùng hạ du đập, hồ chứa nước thủy lợi; lưu trữ hồ sơ; đề xuất việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, khắc phục hậu quả sự cố đập, hồ chứa nước thủy lợi;
c) Tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm hành chính về an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi;
d) Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả đánh giá hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước của tổ chức được giao quản lý khai thác trên địa bàn tỉnh.
3. Các sở, ngành thuộc tỉnh:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tăng cường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân thành phố Chí Linh và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện tốt các quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh.
4. Ủy ban nhân dân thành phố Chí Linh:
a) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn;
b) Chịu trách nhiệm về an toàn của đập, hồ chứa nước trên địa bàn; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm hành chính về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn;
c) Phân công, phân cấp trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa nước do địa phương quản lý; củng cố đơn vị chuyên trách về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người tham gia hoạt động về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn;
d) Thực hiện trách nhiệm chủ sở hữu công trình thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017 và các trách nhiệm quản lý nước khác có liên quan về an toàn đập, hồ chứa nước thuộc thẩm quyền;
đ) Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về hoạt động quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước thuộc thẩm quyền.
5. Các cơ quan, đơn vị được giao quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh:
a) Thực hiện trách nhiệm quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước được giao trực tiếp quản lý khai thác theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017 và Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;
b) Nâng cao năng lực thực hiện công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm hành chính trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy lợi; đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác, vận hành đập, hồ chứa nước; khai thác, sử dụng đúng mục tiêu, nhiệm vụ của công trình;
c) Thường xuyên kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước, nắm bắt kịp thời hiện trạng, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống, xử lý kịp thời các hư hỏng để bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước; thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân thành phố Chí Linh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi có các tình huống mất an toàn đập, hồ chứa nước;
d) Lập, trình duyệt (hoặc phê duyệt theo thẩm quyền) và tổ chức thực hiện: Phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp trong giai đoạn khai thác đối với đập, hồ chứa nước; phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước; phương án tích nước và giải pháp bảo đảm an toàn đối với đập, hồ chứa nước; quy trình vận hành hồ chứa nước và công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa nước theo quy định;
đ) Thực hiện kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi; kiểm định, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi; bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa đập; bảo vệ, bảo đảm an toàn công trình, vùng hạ du đập, hồ chứa nước thủy lợi; lưu trữ hồ sơ; đề xuất việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, khắc phục hậu quả sự cố đập, hồ chứa nước thủy lợi; xây dựng cơ sở dữ liệu về thông số kỹ thuật, thông tin quản lý đập, hồ chứa nước; tổng hợp báo cáo theo quy định;
e) Kinh phí thực hiện quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; Thông tư số 05/2019/TT-BNNPTNT ngày 02/5/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi và các quy định của pháp luật có liên quan.
6. Chủ đầu tư thực hiện cải tạo, nâng cấp đập, hồ chứa nước thủy lợi:
a) Thực hiện các nội dung yêu cầu về thiết kế, thi công, lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng đập, hồ chứa nước theo quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/09/2018 về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước và các quy định của pháp luật có liên quan;
b) Thực hiện cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước; lập trình duyệt và bàn giao quy trình vận hành hồ chứa nước trước khi tích nước; lập và gửi bản kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước theo quy định.
7. Các cơ quan thông tin truyền thông:
Báo Hải Dương, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, Đài Phát thanh thành phố Chí Linh, các Đài Truyền thanh cơ sở tăng cường thời lượng phát các tin, bài tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thủy lợi, quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Nêu gương những tổ chức, cá nhân chấp hành, thực hiện tốt, đồng thời phản ánh những hành vi vi phạm pháp luật về thủy lợi, quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Chí Linh, các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn điện; an toàn đập, hồ chứa thủy điện trong mùa mưa lũ do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 2Chỉ thị 06/CT-UBND về tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, an toàn đập, hồ chứa nước trong mùa mưa, lũ năm 2020 do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 3Quyết định 14/2021/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý về an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 4Quyết định 2384/QĐ-UBND năm 2021 về Phương án điều tiết, vận hành hồ Dầu Tiếng đảm bảo an toàn hồ chứa và hạ du do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Kế hoạch 4568/KH-UBND năm 2022 thực hiện Kế hoạch 162-KH/TU thực hiện Kết luận 36-KL/TW về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 1Luật Thủy lợi 2017
- 2Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
- 3Thông tư 05/2019/TT-BNNPTNT quy định về chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn điện; an toàn đập, hồ chứa thủy điện trong mùa mưa lũ do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 5Chỉ thị 06/CT-UBND về tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, an toàn đập, hồ chứa nước trong mùa mưa, lũ năm 2020 do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 6Quyết định 14/2021/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý về an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 7Quyết định 2384/QĐ-UBND năm 2021 về Phương án điều tiết, vận hành hồ Dầu Tiếng đảm bảo an toàn hồ chứa và hạ du do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Kế hoạch 4568/KH-UBND năm 2022 thực hiện Kế hoạch 162-KH/TU thực hiện Kết luận 36-KL/TW về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác quản lý, vận hành an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- Số hiệu: 14/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 30/09/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
- Người ký: Trần Văn Quân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/09/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực