- 1Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
- 2Kế hoạch 122/KH-UBND năm 2018 thực hiện công tác quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 3Chỉ thị 1786/CT-BNN-TCTL về tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thuỷ lợi trong mùa mưa, lũ năm 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/CT-UBND | Hòa Bình, ngày 16 tháng 4 năm 2020 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN TOÀN CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC TRONG MÙA MƯA, LŨ NĂM 2020
Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết thường diễn biến bất thường, cực đoan; mưa, lũ xảy ra với cường độ lớn, không theo quy luật; đặc biệt trong tháng 01 năm 2020, đã xảy ra mưa đá, mưa lớn trái mùa trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, có nhiều hồ chứa nhỏ, hồ chứa xung yếu ở hầu hết các địa phương chưa đảm bảo an toàn, có nguy cơ xảy ra sự cố trong mùa mưa, lũ;
Thực hiện Chỉ thị số 1786/CT-BNN-TCTL ngày 10/3/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2020; Công văn số 413/TCTL-ATĐ ngày 18/3/2020 của Tổng cục Thủy lợi về việc thực hiện công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa lũ năm 2020. Để chủ động ứng phó với các diễn biến bất thường của thời tiết, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; Kế hoạch số 122/KH-UBND ngày 11/9/2018 của UBND tỉnh về việc triển khai tăng cường thực hiện công tác quản lý đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước.
- Củng cố, kiện toàn tổ chức thủy lợi cơ sở để đảm bảo công trình phải có chủ quản lý rõ ràng, cụ thể. Xác định rõ vai trò trách nhiệm của chủ đập trong công tác quản lý công trình thủy lợi và phòng chống thiên tai, đảm bảo đủ năng lực điều hành, ứng phó khi có tình huống xảy ra.
- Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn rà soát, kiểm tra việc thực hiện quy trình vận hành công trình thủy lợi; đánh giá các nội dung không còn phù hợp để điều chỉnh, bổ sung nhằm bảo đảm vận hành an toàn công trình và vùng hạ du đập.
- Rà soát phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho công trình và vùng hạ du đập; trong đó rà soát đánh giá khả năng thoát lũ sau tràn các hồ chứa. Tổ chức kiểm tra, bố trí nhân lực, vật tư và thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, đảm bảo an toàn đập; hướng dẫn, tuyên truyền và tổ chức diễn tập phương án ứng phó với các tình huống khẩn cấp, đặc biệt là vùng hạ du các đập, hồ chứa nước xung yếu, vùng hạ du là các khu đông dân cư.
- Kiểm tra, đánh giá thực trạng an toàn công trình thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn. Trên cơ sở đó, lập danh mục các công trình hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ mất an toàn và bố trí kinh phí sửa chữa, khắc phục. Trường hợp nguồn kinh phí vượt quá khả năng của địa phương, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Đôn đốc, kiểm tra các công trình thi công sửa chữa, nâng cấp đập, hệ thống tiêu thoát lũ, kè bảo vệ bờ bảo đảm an toàn trong mùa mưa 2020. Việc sửa chữa, nâng cấp các công trình phải bảo đảm hoàn thành tiến độ thi công vượt lũ, chống lũ; tuyệt đối không thi công sửa chữa công trình trong mùa mưa lũ.
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, bảo đảm an toàn công trình, nâng cao nhận thức, năng lực ứng phó của người dân ở vùng hạ du đập; tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ công trình thủy lợi.
2. Các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi (Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi, các tổ chức thủy lợi cơ sở)
- Bố trí lực lượng đảm bảo đủ năng lực chuyên môn để quản lý, vận hành công trình thủy lợi; thường xuyên theo dõi, kiểm tra công trình trước, trong và sau mùa mưa, lũ nhằm phát hiện sớm những nguy cơ gây mất an toàn công trình để xử lý ngay từ giờ đầu;
- Nghiên cứu áp dụng các công nghệ tiên tiến hỗ trợ điều tiết hồ chứa để phục vụ chỉ đạo, vận hành hồ chứa, nhất là hồ chứa lớn, hồ chứa có cửa van điều tiết;
- Cập nhật thông tin vận hành hồ chứa tối thiểu 2 lần/ngày trong điều kiện thời tiết bình thường và 4 lần/ngày khi có mưa, lũ (trong trường hợp mực nước hồ cao hơn mực nước thiết kế phải quan trắc tối thiểu 1 lần/giờ) lên trang điện tử thu thập thông tin điều hành hệ thống thủy lợi của Tổng cục thủy lợi (địa chỉ: www.thuyloivietnam.vn);
- Tổ chức vận hành thử các trạm bơm tiêu, cống tiêu, cửa van, thiết bị phục vụ xả lũ và bố trí đủ vật tư, thiết bị dự phòng, bảo đảm kịp thời sửa chữa, thay thế trong trường hợp có sự cố vận hành; bố trí hệ thống thông tin, cảnh báo cho người dân ở hạ du khi xả lũ các hồ chứa. Nạo vét, khơi thông kênh hạ lưu các tràn xả lũ, hệ thống kênh tiêu để chủ động tiêu úng, thoát lũ khi có mưa lớn xảy ra.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phân công cụ thể trách nhiệm của các cơ quan quản lý chuyên ngành và chính quyền các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn; tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá an toàn công trình thủy lợi trước và sau mùa mưa, lũ, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
- Thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết và tình hình quản lý, khai thác đảm bảo an toàn công trình, phối hợp với Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và TKCN các địa phương tổng hợp, báo cáo kịp thời khi có sự cố xảy ra.
- Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các hoạt động đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi trên địa bàn.
4. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính: Cân đối, bố trí hỗ trợ từ nguồn ngân sách và các nguồn vốn khác để sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi, đặc biệt là bố trí kinh phí để hoàn thành các hồ chứa đang thi công trên địa bàn tỉnh.
5. Các cơ quan, đơn vị liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp, giúp UBND tỉnh chỉ đạo và giải quyết các khó khăn để các địa phương thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai, bảo đảm bảo an toàn công trình.
Yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ các đập, hồ chứa trên địa bàn tỉnh và các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 07/CT-UBND về tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2019 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 2Chỉ thị 01/CT-UBND về tăng cường công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống mưa lũ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2020
- 3Chỉ thị 08/CT-UBND về tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình đê điều, thủy lợi; chủ động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ năm 2020 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 4Quyết định 43/2020/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp thực hiện quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 5Chỉ thị 04/CT-UBND về tăng cường công tác đảm bảm an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2021 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 6Chỉ thị 4/CT-UBND về tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2022 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 7Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác quản lý, vận hành an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 1Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
- 2Kế hoạch 122/KH-UBND năm 2018 thực hiện công tác quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 3Chỉ thị 07/CT-UBND về tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2019 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 4Chỉ thị 01/CT-UBND về tăng cường công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống mưa lũ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2020
- 5Chỉ thị 1786/CT-BNN-TCTL về tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thuỷ lợi trong mùa mưa, lũ năm 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Chỉ thị 08/CT-UBND về tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình đê điều, thủy lợi; chủ động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ năm 2020 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 7Quyết định 43/2020/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp thực hiện quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 8Chỉ thị 04/CT-UBND về tăng cường công tác đảm bảm an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2021 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 9Chỉ thị 4/CT-UBND về tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2022 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 10Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác quản lý, vận hành an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Chỉ thị 06/CT-UBND về tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, an toàn đập, hồ chứa nước trong mùa mưa, lũ năm 2020 do tỉnh Hòa Bình ban hành
- Số hiệu: 06/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 16/04/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
- Người ký: Nguyễn Văn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/04/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực