Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2017/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 13 tháng 04 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15/11/2010;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18/6/2012;
Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18/6/2012;
Căn cứ Luật Thủ đô ngày 21/11/2012;
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27/11/2014;
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 18/7/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21/8/2009 của Chính phủ Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề;
Căn cứ Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định những người là công chức;
Căn cứ Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27/4/2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức;
Căn cứ Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo;
Căn cứ Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức;
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19/02/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung của Bộ luật Lao động;
Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;
Căn cứ Quyết định 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm, cán bộ, công chức lãnh đạo;
Căn cứ Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ trường đại học;
Căn cứ các Thông tư, Quyết định của Bộ, ban, ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện các Nghị định của Chính phủ về quản lý tổ chức bộ máy, số lượng người làm việc (biên chế) công chức, viên chức quản lý, viên chức, lao động hợp đồng trong các đơn vị sự nghiệp công lập;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, công chức, viên chức và lao động hợp đồng trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, gồm 05 Chương và 20 Điều.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/4/2017. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ; thay thế Quyết định số 103/2009/QĐ-UBND ngày 24/9/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương, tiền công, cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng trong các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội và Quyết định số 11/2012/QĐ-UBND ngày 22/5/2012 sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh một số điều của Quyết định số 103/2009/QĐ-UBND.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ TỔ CHỨC BỘ MÁY, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG HỢP ĐỒNG TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2017/QĐ-UBND ngày 13/4/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
1. Phạm vi
Quy định này quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
2. Đối tượng
a) Tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân đầy đủ;
b) Công chức, viên chức quản lý, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương, tiền công, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, công khai, minh bạch, rõ thẩm quyền và hiệu quả.
3. Thường xuyên có sự kiểm tra, giám sát, hướng dẫn.
Trong Quy định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Cơ quan tuyển dụng, quản lý và sử dụng viên chức, gồm:
a) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố (sở), cơ quan ngang sở, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội (gọi chung là sở);
b) Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện);
c) Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố);
2. Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp cấp huyện).
3. Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở (sau đây gọi tắt là đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở).
4. Chi cục và cơ quan tương đương chi cục trực thuộc sở (sau đây gọi chung là chi cục).
5. Công chức được nêu trong văn bản này là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cấp Thành phố, đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, đơn vị sự nghiệp cấp huyện được quy định tại Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010.
6. “Lao động hợp đồng” được nêu trong quy định này bao gồm: lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và lao động hợp đồng được pháp luật quy định.
7. Số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật Viên chức (gọi tắt là biên chế viên chức).
QUẢN LÝ TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ, TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG
Điều 4. Quản lý tổ chức bộ máy
1. Ủy ban nhân dân Thành phố
a) Trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố theo quy định của pháp luật;
b) Đề nghị các Bộ, ngành có liên quan quyết định thành lập, sáp nhập, hợp nhập, giải thể trường cao đẳng công lập, trường cao đẳng sư phạm;
c) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố và phê duyệt Điều lệ trường cao đẳng công lập;
d) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, đơn vị sự nghiệp của huyện, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố (trừ các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở);
đ) Cho phép sở thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp trực thuộc chi cục (nếu có).
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố
Quyết định xếp hạng, phân loại và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý Ủy ban nhân dân Thành phố.
3. Giám đốc Sở Nội vụ
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng đề án thành lập, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố trình cấp có thẩm quyền quyết định;
b) Hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy (riêng trường cao đẳng công lập xây dựng điều lệ) trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét quyết định hoặc phê duyệt;
c) Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân Thành phố quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố và phê duyệt Điều lệ trường cao đẳng công lập;
d) Thẩm định đề án thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp thuộc sở, đơn vị sự nghiệp của huyện, đơn vị sự nghiệp thuộc đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố, đơn vị sự nghiệp thuộc chi cục (nếu có), trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định (trừ trường trung học cơ sở, trường tiểu học, trường mầm non);
đ) Phối hợp với sở có liên quan kiểm tra, thẩm định hồ sơ xếp hạng, phân loại và giao quyền tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế viên chức và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định.
4. Thủ trưởng sở
a) Phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố;
b) Xây dựng đề án thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp trực thuộc và cho phép thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp thuộc chi cục (nếu có), trình Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định;
c) Phê duyệt quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở; đơn vị sự nghiệp thuộc chi cục;
d) Có ý kiến bằng văn bản về các điều kiện, tiêu chuẩn để thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, tổ chức lại, bổ sung nhiệm vụ đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
đ) Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính, thẩm định hồ sơ xếp hạng, phân loại và giao quyền tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, hợp nhất, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp cấp huyện theo quy định tại Điểm d Khoản 1 của Điều này, trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định;
b) Phê duyệt quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp cấp huyện;
c) Quyết định thành lập, sáp nhập, hợp nhất, tổ chức lại, giải thể trường trung học cơ sở, trường tiểu học, trường mầm non theo quy định của pháp luật.
6. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố
a) Phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ và thủ trưởng sở có liên quan xây dựng đề án sáp nhập, hợp nhất, giải thể đơn vị, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định;
b) Xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy (riêng trường cao đẳng công lập xây dựng Điều lệ trường), xin ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan (nếu có), trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định;
c) Xây dựng và ban hành quy chế làm việc hoặc quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị theo quy định của pháp luật;
d) Xây dựng đề án thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp trực thuộc (nếu có) trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định;
đ) Phê duyệt quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp trực thuộc;
e) Tổ chức triển khai, thực hiện các quyết định về quản lý tổ chức bộ máy của đơn vị theo quy định của pháp luật và của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Điều 5. Quản lý vị trí việc làm, biên chế viên chức, lao động hợp đồng, tiền lương, tiền công
1. Ủy ban nhân dân Thành phố
a) Chỉ đạo, tổ chức triển khai xây dựng đề án vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định;
b) Trên cơ sở đề án vị trí việc làm, chỉ đạo sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố lập kế hoạch biên chế viên chức hàng năm, báo cáo cấp có thẩm quyền giao biên chế viên chức;
c) Căn cứ quyết định giao biên chế viên chức của cấp có thẩm quyền, trình Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định giao biên chế viên chức và phân bổ biên chế viên chức, số lượng lao động hợp đồng cho sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố;
d) Quản lý, thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế viên chức, số lượng lao động hợp đồng của sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố.
2. Sở Nội vụ
a) Thẩm định, tổng hợp, xây dựng đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định;
b) Hướng dẫn, thẩm định, tổng hợp biên chế viên chức, số lượng lao động hợp đồng của các đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố;
c) Thông báo chỉ tiêu biên chế viên chức và số lượng lao động hợp đồng cho sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố;
d) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế viên chức, số lượng lao động hợp đồng của sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố.
3. Sở Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng quỹ tiền lương, tiền công, cơ chế tự chủ về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tiền lương, tiền công các đơn vị sự nghiệp theo đúng quy định của Nhà nước và Thành phố.
4. Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố
a) Trước ngày 01 tháng 6 hàng năm, lập kế hoạch sử dụng biên chế viên chức, số lượng lao động hợp đồng của đơn vị sự nghiệp công lập gửi Sở Nội vụ thẩm định, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố;
b) Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng biên chế viên chức, số lượng lao động hợp đồng, tiền lương, tiền công của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc, theo đúng quy định của Nhà nước và Thành phố;
c) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc quản lý, sử dụng biên chế viên chức, số lượng lao động hợp đồng, quỹ tiền lương, tiền công của đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, đơn vị sự nghiệp của huyện, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố, đơn vị sự nghiệp trực thuộc chi cục
a) Trên cơ sở đề án vị trí việc làm, xây dựng kế hoạch sử dụng biên chế viên chức, số lượng lao động hợp đồng, quỹ tiền lương, tiền công của đơn vị, trình cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp thẩm định, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định;
b) Hàng tháng lập danh sách viên chức, lao động hợp đồng hưởng tiền lương, tiền công (nếu có) của đơn vị gửi Kho bạc nhà nước chuyển Ngân hàng chi trả cho người lao động.
QUẢN LÝ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ LAO ĐỘNG HỢP ĐỒNG
1. Ủy ban nhân dân Thành phố
Quyết định phê duyệt kế hoạch thi tuyển hoặc xét tuyển viên chức vào làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố
Quyết định công nhận kết quả xét tuyển đặc cách viên chức vào làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố.
3. Giám đốc Sở Nội vụ
a) Thẩm định kế hoạch tuyển dụng viên chức của các cơ quan, đơn vị trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt;
b) Giám sát quá trình tuyển dụng viên chức của sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố;
c) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố công nhận kết quả xét tuyển đặc cách viên chức vào làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Quyết định tuyển dụng vào viên chức đối với trường hợp xét tuyển đặc cách.
4. Thủ trưởng sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức theo quy định gửi Sở Nội vụ thẩm định, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt;
b) Tổ chức, thực hiện kế hoạch tuyển dụng viên chức đã được phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật;
c) Quyết định công nhận kết quả tuyển dụng viên chức;
d) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố (qua Sở Nội vụ thẩm định) công nhận kết quả xét tuyển đặc cách vào viên chức;
đ) Quyết định tuyển dụng viên chức đối với người trúng tuyển kỳ thi tuyển hoặc xét tuyển vào viên chức (đối tượng phải thực hiện chế độ tập sự theo quy định của pháp luật).
5. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố
a) Thực hiện thẩm quyền và nội dung có liên quan như quy định tại Khoản 4 của Điều này;
b) Phân công viên chức hướng dẫn tập sự cho người được tuyển dụng vào viên chức (đối tượng phải thực hiện chế độ tập sự) theo quy định (trừ đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 6 của Điều này).
6. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, đơn vị sự nghiệp cấp huyện, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố, chi cục trưởng
a) Xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức theo quy định, trình cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp xem xét thực hiện theo quy định;
b) Phân công viên chức hướng dẫn tập sự cho người trúng tuyển vào viên chức (đối tượng phải thực hiện chế độ tập sự) theo quy định (trừ đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 5 của Điều này).
1. Ủy ban nhân dân Thành phố
Quyết định tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố
a) Cho phép công chức, viên chức quản lý, viên chức đủ điều kiện tham gia dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I theo quy định;
b) Đề nghị Bộ Nội vụ bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp hạng I đối với viên chức đạt kết quả thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hoặc thay đổi chức danh nghề nghiệp khi chuyển đổi vị trí công tác;
c) Đề nghị Bộ Nội vụ có văn bản thống nhất ý kiến về việc nâng bậc lương trước thời hạn đối với viên chức đang hưởng lương chức danh nghề nghiệp hạng I;
d) Quyết định nâng bậc lương trước thời hạn, nâng bậc lương thường xuyên và phụ cấp thâm niên vượt khung đối với viên chức đang hưởng lương của chức danh nghề nghiệp hạng I theo quy định;
đ) Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, thay đổi chức danh nghề nghiệp, xếp lương, nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, nâng phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố;
e) Quyết định bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp hạng II (đối tượng hưởng lương loại A2) đối với công chức, viên chức quản lý, viên chức đạt kết quả thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hoặc thay đổi chức danh nghề nghiệp khi chuyển đổi vị trí công tác;
g) Quyết định công nhận kết quả thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức theo quy định.
3. Sở Nội vụ
a) Xây dựng đề án tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của pháp luật trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét quyết định;
b) Triển khai tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của pháp luật;
c) Hướng dẫn, thẩm định hồ sơ, tài liệu có liên quan của các đối tượng được quy định tại Khoản 1, Khoản 2 của Điều này trình Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định.
4. Giám đốc Sở Nội vụ
a) Quyết định bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp hạng II (đối tượng hưởng lương viên chức loại A1) và hạng III trở xuống đối với công chức, viên chức quản lý, viên chức đạt kết quả thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hoặc thay đổi chức danh nghề nghiệp khi chuyển đổi vị trí công tác;
b) Quyết định bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp hạng II (đối tượng hưởng lương viên chức loại A1) và hạng III trở xuống đối với những đối tượng đạt kết quả xét tuyển đặc cách hoặc tuyển dụng vào viên chức (trường hợp đã hoàn thành chế độ tập sự hoặc được miễn thực hiện chế độ tập sự).
5. Thủ trưởng sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Phối hợp với Sở Nội vụ triển khai thực hiện công việc được quy định tại Khoản 1 của Điều này;
b) Cho phép viên chức tham gia dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định;
c) Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu có liên quan của những đối tượng được quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 của Điều này trình cấp có thẩm quyền quyết định;
d) Quyết định nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc (trừ các đối tượng quy định tại Điểm d, đ, e, Khoản 2; Điểm a Khoản 7 của Điều này).
6. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố
a) Thực hiện thẩm quyền và nội dung có liên quan như quy định tại Khoản 5 của Điều này;
b) Quyết định nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, phụ cấp thâm niên vượt khung và nâng phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) đối với viên chức và lao động hợp đồng trong đơn vị (trừ các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 7 của Điều này).
7. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, đơn vị sự nghiệp cấp huyện, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố, chi cục trưởng
a) Quyết định nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, phụ cấp thâm niên vượt khung và nâng phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) đối với viên chức quản lý, viên chức và lao động hợp đồng trong đơn vị (trừ các đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 5, Điểm b Khoản 6 của Điều này);
b) Hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục công nhận hết thời gian tập sự cho người trúng tuyển vào viên chức (đối tượng phải thực hiện chế độ tập sự) và có văn bản báo cáo cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp gửi cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định
a) Tiếp nhận để bổ nhiệm, điều động, thuyên chuyển, luân chuyển, biệt phái người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố;
b) Cho phép công chức, viên chức quản lý, viên chức và lao động hợp đồng đi nước ngoài theo chế độ phu quân (phu nhân) ngoại giao, làm chuyên gia, đi công tác, học tập, đào tạo, nghiên cứu ở nước ngoài theo quy định.
2. Giám đốc Sở Nội vụ
a) Thẩm định hồ sơ các đối tượng theo quy định tại Khoản 1 của Điều này, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét quyết định;
b) Quyết định tiếp nhận viên chức hiện đang công tác, làm việc tại các cơ quan, đơn vị không thuộc thẩm quyền quản lý của thành phố Hà Nội về làm việc trong các đơn vị sự nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố (trừ những đối tượng được nêu tại Điểm a Khoản 1 của Điều này);
c) Quyết định điều động công chức (kể cả cán bộ, công chức xã) có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định đến làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố;
d) Quyết định tiếp nhận công chức, viên chức quản lý (trừ đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 của Điều này) viên chức và lao động hợp đồng, đi nước ngoài theo chế độ phu quân, phu nhân ngoại giao, làm chuyên gia; đi công tác, học tập, đào tạo, nghiên cứu ở nước ngoài về nước tiếp tục công tác.
3. Thủ trưởng sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Chuẩn bị hồ sơ, thủ tục, tài liệu có liên quan của những đối tượng nêu tại Khoản 1, Khoản 2 của Điều này trình cấp có thẩm quyền quyết định;
b) Quyết định tiếp nhận viên chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý của Thành phố đến làm việc trong các đơn vị sự nghiệp trực thuộc theo đúng quy định (trừ các đối tượng quy định tại Khoản 1 và Điểm b, c, d Khoản 2 của Điều này);
c) Quyết định điều động, chuyển đổi vị trí công tác, biệt phái người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc chi cục, viên chức quản lý, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp trực thuộc theo đúng quy định;
d) Thuyên chuyển người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc chi cục; viên chức quản lý, viên chức trong đơn vị sự nghiệp trực thuộc đến làm việc ở các cơ quan, đơn vị khác không thuộc thẩm quyền quản lý (kể cả các cơ quan Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
4. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố
a) Thực hiện thẩm quyền và nội dung có liên quan như quy định tại Khoản 3 của Điều này;
b) Ký, chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức quản lý, viên chức; tuyển dụng, ký, chấm dứt hợp đồng lao động với lao động hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật (trừ các đối tượng quy định tại Khoản 5 của Điều này).
5. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, đơn vị sự nghiệp cấp huyện, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố, chi cục trưởng
a) Ký, chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức quản lý, viên chức trong đơn vị theo quy định của pháp luật;
b) Tuyển dụng, ký và chấm dứt hợp đồng lao động với lao động hợp đồng trong đơn vị;
c) Quyết định điều động viên chức quản lý, viên chức, lao động hợp đồng trong nội bộ đơn vị theo quy định.
Điều 9. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức đối với công chức, viên chức quản lý
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố
Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố; người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở.
2. Giám đốc Sở Nội vụ
a) Phối hợp với sở, đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố, chuẩn bị hồ sơ, nhân sự thực hiện quy trình đối với những đối tượng được quy định tại Khoản 1 của Điều này, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định;
b) Giám sát việc thực hiện quy hoạch, quy trình, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố.
3. Thủ trưởng sở
a) Hàng năm trên cơ sở thống nhất với cấp ủy cơ quan, đơn vị cùng cấp, xây dựng và phê duyệt quy hoạch đội ngũ lãnh đạo, quản lý là người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố (qua Sở Nội vụ để tổng hợp) và tổ chức thực hiện;
b) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức đối với cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc chi cục.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Thực hiện quy định tại Điểm a Khoản 3 của Điều này;
b) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
5. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố
a) Hàng năm trên cơ sở thống nhất với cấp ủy cơ quan, đơn vị cùng cấp, xây dựng và phê duyệt quy hoạch đội ngũ lãnh đạo, quản lý là người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc, viên chức quản lý trong đơn vị báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố (qua Sở Nội vụ để tổng hợp) và tổ chức thực hiện;
b) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc và các viên chức quản lý khác trong đơn vị theo đúng quy định (trừ các đối tượng quy định tại Khoản 1 của Điều này).
6. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, đơn vị sự nghiệp cấp huyện, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố, chi cục trưởng (nơi có đơn vị sự nghiệp trực thuộc)
b) Hàng năm trên cơ sở thống nhất với cấp ủy cơ quan, đơn vị cùng cấp, xây dựng và phê duyệt quy hoạch đội ngũ viên chức quản lý của đơn vị báo cáo thủ trưởng sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố và tổ chức thực hiện;
b) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức đối với viên chức quản lý của đơn vị.
Điều 10. Chế độ thôi việc và nghỉ hưu
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định chế độ thôi việc, nghỉ hưu đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố.
2. Thủ trưởng sở quyết định chế độ thôi việc, nghỉ hưu đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc chi cục.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định chế độ thôi việc, nghỉ hưu đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cấp huyện.
4. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố quyết định chế độ thôi việc, nghỉ hưu đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc, viên chức quản lý, viên chức và lao động hợp đồng trong đơn vị (trừ đối tượng quy định tại Khoản 1, Khoản 5 của Điều này).
5. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, đơn vị sự nghiệp cấp huyện, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố quyết định chế độ thôi việc, nghỉ hưu đối với viên chức và lao động hợp đồng trong đơn vị.
6. Chi cục trưởng quyết định chế độ thôi việc, nghỉ hưu đối với cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc chi cục, viên chức quản lý, viên chức và lao động hợp đồng của đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định cho phép người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố nghỉ việc riêng theo quy định.
2. Thủ trưởng sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố quyết định
a) Cho phép công chức, viên chức quản lý, viên chức, lao động hợp đồng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc (kể cả đơn vị sự nghiệp trực thuộc chi cục) nghỉ việc riêng đi nước ngoài (thăm thân nhân, tham quan, du lịch hoặc các việc khác) theo đúng quy định của pháp luật;
b) Cho phép người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc chi cục nghỉ việc riêng ở trong nước theo đúng quy định của pháp luật.
3. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, đơn vị sự nghiệp cấp huyện, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố quyết định cho phép viên chức quản lý, viên chức, lao động hợp đồng của đơn vị nghỉ việc riêng ở trong nước theo đúng quy định của pháp luật (trừ đối tượng quy định tại Khoản 2 của Điều này).
4. Chi cục trưởng quyết định cho phép viên chức quản lý, viên chức, lao động hợp đồng của đơn vị sự nghiệp trực thuộc nghỉ việc riêng ở trong nước theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 12. Quản lý hồ sơ công chức, viên chức và lao động hợp đồng
1. Hồ sơ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố được quản lý theo quy định.
2. Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý hồ sơ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc.
3. Đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố quản lý hồ sơ người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc, viên chức quản lý, viên chức, lao động hợp đồng trong đơn vị (trừ đối tượng quy định tại Khoản 4 của Điều này).
4. Đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, đơn vị sự nghiệp cấp huyện, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố, chi cục quản lý hồ sơ viên chức quản lý, viên chức và lao động hợp đồng trong đơn vị.
5. Việc chỉnh sửa các dữ liệu thông tin trong hồ sơ của công chức, viên chức được và lao động hợp đồng thực hiện theo quy định của pháp luật.
6. Hàng năm, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm bổ sung hồ sơ, viên chức quản lý, viên chức và lao động hợp đồng của đơn vị.
Điều 13. Chế độ báo cáo, thống kê
1. Vào tháng 5 và tháng 10 hàng năm các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thống kê số lượng và chất lượng cán bộ, công chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, đơn vị theo các biểu mẫu, báo cáo cấp có thẩm quyền để quản lý.
2. Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm
a) Xây dựng các biểu mẫu, hướng dẫn sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện, lập báo cáo thống kê số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, lao động hợp đồng, định kỳ, đột xuất báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền;
b) Kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo, thống kê của các cơ quan, đơn vị theo quy định.
ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI, KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT
Điều 14. Đánh giá phân loại cán bộ, công chức
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố đánh giá, phân loại đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố.
2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố đánh giá, phân loại đối với cấp phó của người đứng đầu đơn vị cấp Thành phố, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc, viên chức quản lý, viên chức và lao động hợp đồng của đơn vị (trừ đối tượng quy định tại Khoản 5 của Điều này).
3. Thủ trưởng sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đánh giá, phân loại đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
4. Chi cục trưởng đánh giá, phân loại đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
5. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc đánh giá, phân loại đối với cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc, viên chức quản lý, viên chức và lao động hợp đồng trong đơn vị.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định khen thưởng
a) Tặng Cờ thi đua của Thành phố; danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc", "Đơn vị quyết thắng" đối với các tổ chức, đơn vị;
b) Tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua Thành phố", "Bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố đối với công chức, viên chức quản lý, viên chức và lao động hợp đồng.
2. Thủ trưởng sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố quyết định khen thưởng
Tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” và Giấy khen cho tổ chức, đơn vị, công chức, viên chức quản lý, viên chức và lao động hợp đồng thuộc quyền quản lý của mình.
1. Việc kỷ luật viên chức quản lý, viên chức thực hiện theo Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ và các văn bản pháp luật hiện hành.
2. Việc kỷ luật người đứng đầu đơn vị sự nghiệp (đối tượng được quy định là công chức theo Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010) thực hiện theo quy định tại Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức và các văn bản pháp luật hiện hành.
3. Việc kỷ luật lao động hợp đồng xử lý theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản pháp luật có liên quan.
Điều 17. Thẩm quyền kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố; người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở theo quy định.
2. Thủ trưởng sở tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật đối với cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc chi cục.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cấp huyện.
4. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc, viên chức quản lý, viên chức và lao động hợp đồng trong đơn vị (trừ đối tượng được quy định tại Khoản 5 của Điều này).
5. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, đơn vị sự nghiệp cấp huyện, đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật đối với viên chức quản lý, viên chức và lao động hợp đồng trong đơn vị.
6. Chi cục trưởng tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật đối với cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc chi cục, viên chức quản lý, viên chức và lao động hợp đồng trong đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
Điều 18. Thành phần Hội đồng kỷ luật
1. Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm pháp luật, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố (đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố); thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng sở (đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc), Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phố (đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cấp huyện);
b) Một Ủy viên Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan sử dụng công chức;
c) Một Ủy viên Hội đồng là đại diện cấp ủy Đảng của cơ quan cùng cấp;
d) Một ủy viên Hội đồng là đại diện Ban Chấp hành công đoàn đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố (đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố) Ban chấp hành công đoàn sở, cơ quan huyện (đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc);
đ) Một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là Giám đốc Sở Nội vụ (đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố); chánh văn phòng hoặc trưởng phòng tổ chức cán bộ sở (đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở), trưởng phòng nội vụ (đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cấp huyện).
2. Đối với viên chức quản lý có hành vi vi phạm pháp luật, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố (đối với cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố); thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng sở (đối với cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc chi cục), Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cấp huyện), người đứng đầu hoặc phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố (đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc và viên chức quản lý trong đơn vị); chi cục trưởng (đối với cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc chi cục); người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở (đối với viên chức quản lý trong đơn vị), người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cấp huyện (đối với viên chức quản lý trong đơn vị), người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố (đối với viên chức quản lý trong đơn vị), chi cục trưởng (đối với viên chức quản lý trong các đơn vị sự nghiệp trực thuộc);
b) Một Ủy viên Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan sử dụng viên chức;
c) Một Ủy viên Hội đồng là đại diện cấp ủy Đảng của cơ quan cùng cấp;
d) Một Ủy viên Hội đồng là đại diện Ban Chấp hành công đoàn đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố (đối với cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố), công đoàn cơ quan sở (đối với cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc chi cục), công đoàn cơ quan huyện (đối với cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cấp huyện), công đoàn đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố (đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố), công đoàn chi cục (đối với cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc chi cục và viên chức quản lý trong đơn vị sự nghiệp trực thuộc chi cục); công đoàn đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, đơn vị sự nghiệp cấp huyện (đối với viên chức quản lý trong đơn vị sự nghiệp trực thuộc);
đ) Một Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Nội vụ (đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố); người đại diện bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật viên chức.
2. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý có hành vi vi phạm pháp luật
a) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức không có đơn vị cấu thành, Hội đồng kỷ luật có 03 thành viên, bao gồm:
Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức;
Một ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức;
Một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức.
b) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức có đơn vị cấu thành, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức;
Một ủy viên Hội đồng là đại diện cấp ủy của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức;
Một ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức;
Một ủy viên Hội đồng là đại diện của đơn vị có viên chức bị xem xét xử lý kỷ luật, ủy viên Hội đồng này do người đứng đầu của đơn vị cấu thành đó lựa chọn và cử ra;
Một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức.
3. Không được cử người có quan hệ gia đình như cha, mẹ, con được pháp luật thừa nhận và vợ, chồng, anh, chị, em ruột, dâu (rể) hoặc người có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của viên chức bị xem xét xử lý kỷ luật tham gia thành viên Hội đồng kỷ luật.
Điều 19. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Thủ trưởng sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cấp Thành phố chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan
a) Căn cứ các quy định của pháp luật và Quyết định này xây dựng quy chế quản lý đơn vị sự nghiệp công lập, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc đối với việc quản lý tổ chức bộ máy, viên chức quản lý, viên chức và lao động hợp đồng trong đơn vị;
b) Phổ biến, công bố, công khai cho công chức, viên chức quản lý, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, đơn vị được biết và nghiêm chỉnh thực hiện Quyết định này;
c) Kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở công chức, viên chức quản lý, viên chức, lao động hợp đồng thực hiện các quy định của pháp luật và của Ủy ban nhân dân Thành phố.
2. Giám đốc Sở Nội vụ hướng dẫn, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, cần bổ sung, chỉnh sửa, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, điều chỉnh, bổ sung theo quy định./.
- 1Quyết định 103/2009/QĐ-UBND về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương, tiền công, cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng trong các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 11/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 103/2009/QĐ-UBND quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương, tiền công, cán bộ, công, viên chức và lao động hợp đồng trong cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội
- 3Quyết định 08/2017/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý, sử dụng và khai thác tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Quảng Nam
- 4Quyết định 19/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quy định phân cấp quản lý công tác tổ chức, biên chế, cán bộ, công, viên chức Nhà nước: cán bộ, công chức cấp xã và công tác tổ chức cán bộ ở doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước tỉnh Kon Tum kèm theo Quyết định 06/2015/QĐ-UBND
- 5Quyết định 271/QĐ-UBND năm 2017 Quy định về phân cấp quản lý, điều hành thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020
- 6Quyết định 15/2017/QĐ-UBND Quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức và lao động hợp đồng trong cơ quan hành chính thuộc thành phố Hà Nội
- 7Kế hoạch 141/KH-UBND năm 2017 thực hiện sắp xếp, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 8Quyết định 08/2017/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công, viên chức nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn
- 9Quyết định 802/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quy định quản lý tổ chức bộ máy, viên chức và lao động hợp đồng tại đơn vị sự nghiệp công lập thành phố Hải Phòng kèm theo Quyết định 2819/2015/QĐ-UBND
- 10Quyết định 38/2016/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 11Quyết định 70/2017/QĐ-UBND về quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tỉnh Quảng Ngãi
- 12Quyết định 23/2018/QĐ-UBND về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 13Quyết định 25/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
- 14Quyết định 247/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2021
- 15Quyết định 1138/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 103/2009/QĐ-UBND về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương, tiền công, cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng trong các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 11/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 103/2009/QĐ-UBND quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương, tiền công, cán bộ, công, viên chức và lao động hợp đồng trong cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội
- 3Quyết định 25/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
- 4Quyết định 247/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2021
- 5Quyết định 1138/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội kỳ 2019-2023
- 1Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp
- 2Quyết định 27/2003/QĐ-TTg quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 4Nghị định 136/2007/NĐ-CP Về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam
- 5Nghị định 158/2007/NĐ-CP quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức
- 6Luật cán bộ, công chức 2008
- 7Nghị định 70/2009/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề
- 8Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định những người là công chức
- 9Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức
- 10Luật viên chức 2010
- 11Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức
- 12Nghị định 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo
- 13Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức
- 14Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 15Nghị định 41/2012/NĐ-CP quy định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập
- 16Bộ Luật lao động 2012
- 17Nghị định 55/2012/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
- 18Luật giáo dục đại học 2012
- 19Luật Thủ đô 2012
- 20Nghị định 17/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công, viên chức và lực lượng vũ trang
- 21Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- 22Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014
- 23Quyết định 70/2014/QĐ-TTg về Điều lệ trường đại học do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 24Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động
- 25Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
- 26Nghị định 48/2015/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp
- 27Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 28Nghị định 143/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
- 29Quyết định 08/2017/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý, sử dụng và khai thác tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Quảng Nam
- 30Quyết định 19/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quy định phân cấp quản lý công tác tổ chức, biên chế, cán bộ, công, viên chức Nhà nước: cán bộ, công chức cấp xã và công tác tổ chức cán bộ ở doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước tỉnh Kon Tum kèm theo Quyết định 06/2015/QĐ-UBND
- 31Quyết định 271/QĐ-UBND năm 2017 Quy định về phân cấp quản lý, điều hành thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020
- 32Quyết định 15/2017/QĐ-UBND Quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức và lao động hợp đồng trong cơ quan hành chính thuộc thành phố Hà Nội
- 33Kế hoạch 141/KH-UBND năm 2017 thực hiện sắp xếp, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 34Quyết định 08/2017/QĐ-UBND Quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công, viên chức nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn
- 35Quyết định 802/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quy định quản lý tổ chức bộ máy, viên chức và lao động hợp đồng tại đơn vị sự nghiệp công lập thành phố Hải Phòng kèm theo Quyết định 2819/2015/QĐ-UBND
- 36Quyết định 38/2016/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 37Quyết định 70/2017/QĐ-UBND về quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tỉnh Quảng Ngãi
- 38Quyết định 23/2018/QĐ-UBND về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Sơn La
Quyết định 14/2017/QĐ-UBND Quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, công, viên chức và lao động hợp đồng trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 14/2017/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/04/2017
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Đức Chung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra